Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Khảo sát hoạt động hành nghề của các nhà thuốc tại quận 3 thành phố hồ chí minh năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.09 KB, 80 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TÔ VĂN MINH

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ
CỦA CÁC NHÀ THUỐC TẠI QUẬN 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2014

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1

HÀ NỘI

2016


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TÔ VĂN MINH

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ


CỦA CÁC NHÀ THUỐC
NĂM 2014

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1
CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ
: CK 60720412
Nơi thực hiện
: Trường Đại Học Dược Hà Nội
Thời gian
: Từ 01/01/2014 đến 30/12/2014
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thái Hằng

HÀ NỘI

2016


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học Dược
Hà Nội, Trường Trung cấp Quân Y 2 và quý Thầy, Cô, nhất là Bộ môn Quản lý
kinh tế dược, Phòng Sau Đại học Trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình
giảng dạy, cung cấp nhiều thông tin, kiến thức quý báu, giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện thành công đề tài. Xin
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Thái Hằng , Bộ môn Quản lý
kinh tế dược Trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình hướng hướng dẫn, chỉ
bảo để tôi hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp.
Trân trọng cảm ơn đến Ban Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh,
Lãnh đạo Phòng Quản lý dịch vu y tế - Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng

Y tế Quận 3 và các anh chị đồng nghiệp nơi tôi đang công tác và cùng toàn thể
gia đình, người thân đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ cho tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện thành công đề tài đúng thời gian
quy định.
Xin chân thành cảm ơn !
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 02 năm 2016

Học viên: Tô Văn Minh


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................................. 1
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................................... 3
1.1. Tình hình cung ứng với thuốc và mạng lưới bán lẻ thuốc ở Việt Nam ........................... 3
1.1.1.Vài nét về hệ thống hành nghề dược ở Việt Nam ...................................................... 4
1.1.2. Các yêu cầu về hành nghề bán lẻ thuốc ................................................................... 5
1.2. NGUYÊN TẮC, TIÊU CHUẨN “THỰC HÀNH TỐT NHÀ THUỐC"- GPP VÀ LỘ
TRÌNH THỰC HIỆN GPP Ở VIỆT NAM ............................................................................. 7
1.2.1 Thực hành tốt nhà thuốc - GPP.................................................................................. 7
1.2.2. Lộ trình thực hiện GPP tại Việt Nam ........................................................................ 9
1.2.3. Chức năng nhiệm vụ của người hành nghề bán lẻ thuốc (Điều 27, 28 Luật Dược)13

1.2.4. Đạo đức hành nghề của người bán lẻ thuốc ........................................................... 13
1.3.Một số nét về đặc điểm kinh tế, xã hội và mạng lưới kinh doanh thuốc tại Thành phố
Hồ Chí Minh ......................................................................................................................... 13
1.3.1.Một số đặc điểm kinh tế, xã hội của TP. Hồ Chí Minh ........................................... 13
1.3.2.Một số đặc điểm mạng lưới kinh doanh thuốc tại TP. Hồ Chí Minh ....................... 13
1.3.3.Một số nét về đặc điểm kinh tế, xã hội và mạng lưới của các nhà thuốc tại Quận 3
.......................................................................................................................................... 16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 18
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 18
2.2.PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 18
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 19
2.4. CỠ MẪU NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 19
2.4.1. Các biến số nghiên cứu:.......................................................................................... 20
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu: nghiên cứu tài liệu ................................................. 23
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .............................................................................. 24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 25
3.1. Khảo sát sự phát triển và phân bố của các nhà thuốc trên địa bàn Quận 3 năm 2014: . 25
3.1.1. Sự phân bố các nhà thuốc trên địa bàn Quận 3. ..................................................... 25
3.1.2.Tình hình thực hiện tiêu chuẩn GPP của các nhà thuốc trên địa bàn Quận 3. ......... 26
3.2. Khảo sát việc chấp hành các nguyên tắc GPP tại các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP năm
2014 . .................................................................................................................................... 32


3.2.1. Khảo sát việc chấp hành các nguyên tắc GPP tại các nhà thuốc sau khi đạt chuẩn
GPP. .................................................................................................................................. 32
3.2.2. Khảo sát các vi phạm và nguyên nhân trong hoạt động hành nghề của các nhà
thuốc qua việc thanh tra, kiểm tra năm 2014.................................................................... 49
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................................... 53
4.1. Khảo sát sự phát triển và phân bố của các nhà thuốc trên địa bàn Quận 3 năm 2014... 53
4.2. Khảo sát việc chấp hành các nguyên tắc GPP tại các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP năm

2014. ..................................................................................................................................... 54
4.2.1. Khảo sát việc chấp hành các nguyên tắc GPP tại các nhà thuốc sau khi đạt chuẩn
GPP. .................................................................................................................................. 54
4.2.2.Khảo sát các vi phạm và nguyên nhân trong hoạt động hành nghề của các nhà thuốc
qua việc thanh tra, kiểm tra năm 2014.............................................................................. 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 59
KẾT LUẬN: ......................................................................................................................... 59
KIẾN NGHỊ: ........................................................................................................................ 61


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

DANH MỤC HÌNH
HÌNH

TÊN HÌNH

TRANG

1.1

Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc tại Tp. Hồ Chí
Minh năm 2014


14

1.2

Số lượng nhà thuốc tại Tp. HCM giai đoạn 1999 2007

15

3.3

Sự phân bố các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP

26

3.4

Số lượng và tỉ lệ nhà thuốc biến động trong năm 2014

27

3.5

Số lượng hồ sơ đăng ký thẩm định

28

3.6

Số lượng và tỉ lệ điểm đạt được sau quá trình thẩm
định


30

3.7

Số lượng nhà thuốc thẩm định cấp mới và tái thẩm
định GPP năm 2014

31


DANH MỤC BẢNG
BẢNG
TÊN BẢNG
TRANG
1.1
Các chỉ tiêu về tiêu chuẩn cung ứng thuốc cho cộng đồng
6
1.2

Các chỉ tiêu tham gia phục vụ của mạng lưới cung ứng
thuốc

7

1.3

Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc tại TP. Hồ Chí Minh
năm 2014


14

3.4
3.5
3.6
3.7
3.8

Sự phân bố các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP
Số lượng và tỉ lệ nhà thuốc biến động trong năm 2014
Số lượng hồ sơ đăng ký thẩm định
Số lượng và tỉ lệ điểm đạt được sau quá trình thẩm định
Số lượng nhà thuốc thẩm định cấp mới và tái thẩm định
GPP năm 2014
Hoạt động người quản lý chuyên môn tại cơ sở bán lẻ

25
27
28
29
31

3.9

32

thuốc
3.10
3.11
3.12


Điều kiện và trách nhiệm của người bán lẻ thuốc
Diện tích và cơ sở vật chất của cơ sở bán lẻ
Điều kiện và tiêu chuẩn trang thiết bị bảo quản thuốc

34
36
38

3.13
3.14
3.15

Hồ sơ, sổ sách và các văn bản quy phạm pháp luật
Tính pháp lý của nhà cung ứng thuốc cho cơ sở
Thực hiện các quy chế chuyên môn và thực hành nghề
nghiệp

40
43
44

3.16

Thực hiện kiểm tra, kiểm soát đảm bảo chất lượng thuốc

47

3.17


Kết quả khảo sát cho ta biết việc thanh tra,kiểm tra của

50

các nhà thuốc


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

ĐẶT VẤN ĐỀ
Với trách nhiệm của ngành Dược là tạo nguồn thuốc, tổ chức cung ứng
hướng dẫn sử dụng hợp lý an toàn hiệu quả là một trong 2 nhiệm vụ cơ bản của
Chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam.
Thuốc là chất hoặc Hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phòng
bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý của cơ thể
bao gồm: thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc- xin, sinh phẩm y tế.
Hay nói cách khác thuốc là loại hàng hóa đặc biệt nếu sử dụng không đúng mục
đích, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và nguy hại đến tính mạng con
người. Do đó trong quá trình sử dụng đòi hỏi phải đảm bảo hợp lý, an toàn và
hiệu quả. Hoạt động kinh doanh bán lẻ thuốc là một khâu quan trọng trong bốn
nhiệm vụ cơ bản của chu trình cung ứng thuốc quốc gia.
Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm: Nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý bán thuốc của doanh
nghiệp, tủ thuốc trạm y tế và cơ sở chuyên bán thuốc đông y thuốc từ dược liệu.
Do đó, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đô thị lớn của cả nước,

thành phố phát triển mạnh trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế, văn hoá, xã hội, có
mật độ dân số đông và có số lượng nhà thuốc đứng đầu cả nước khoảng 5.306
nhà thuốc tính đến năm 2014 nên việc quản lý hoạt động hành nghề Dược và
việc chăm sóc sức khỏe là một trong những chiến lược hàng đầu của Thành phố
Hồ Chí Minh và các cơ sở điều trị cũng là tuyến điều trị cuối cùng của các tỉnh
phía nam.
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan quản lý nhà nước về Y tế, chịu sự
chỉ đạo của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh , đồng thời chịu sự chỉ
đạo chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ của Bộ Y tế. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí
Minh có chức năng chỉ đạo thực hiện có hiệu quả những mục tiêu, nhiệm vụ
trong chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn thành
phố. Có kế hoạch quản lý, hướng dẫn kiểm tra, giúp đỡ các hoạt động của các tổ
chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực hành nghề Y dược, tạo điều kiện cho mọi
hoạt động có hiệu quả và đúng quy định của Pháp luật hiện hành. Nhận thức
1


được tầm quan trọng đó, về lĩnh vực Dược để thực hiện đúng lộ trình “Thực
hành nhà thuốc tốt”-GPP của Bộ Y tế nên Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã
xác định, để thực hiện tốt của các nhà thuốc trên địa bàn thành phố ngoài các
văn bản được ban hành làm tiêu chuẩn, thước đo đánh giá cho mọi hoạt động
hành nghề của các nhà thuốc thì nhận thức của con người, chủ nhà thuốc đóng
vai trò hết sức quan trọng, có hiểu đúng, hiểu rõ về mục đích, lợi ích việc thực
hiện đúng theo quy định.
Trước thực trạng trên, tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát hoạt động hành nghề của
các nhà thuốc tại Quận 3-Thành phố Hồ Chí Minh-Năm 2014” với các mục tiêu
sau:
Mục tiêu tổng quát:
Khảo sát hoạt động hành nghề của các nhà thuốc tại Quận 3 năm 2014.
Mục tiêu cụ thể:

1. Khảo sát sự phát triển và phân bố của các nhà thuốc trên địa bàn Quận 3 năm
2014.
2. Khảo sát việc chấp hành các nguyên tắc GPP tại các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn
GPP. Để từ đó có những đề xuất và biện pháp tăng cường quản lý nhà nước
trong việc thực hiện GPP tại các nhà thuốc trên địa bàn Quận 3.

2


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình cung ứng với thuốc và mạng lưới bán lẻ thuốc ở Việt Nam
* Thị trường thuốc Việt Nam hiện nay
Nền kinh tế phát triển của nước ta tuy trên đà phục hồi do ảnh hưởng biến
động của kinh tế thế giới và tình hình chính trị trên thế giới diễn biến hết sức
phức tạp đã làm sức mua giảm, hàng tồn kho lớn, áp lực về nguồn vốn, số lượng
doanh nghiệp bị giải thể tăng … nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của
ngành dược vẫn duy trì tương đối ổn định và đảm bảo cung ứng kịp thời, đủ
thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh thiên
tai.
* Chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam
Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn từ nay đến
2020 và tầm nhìn 2030 tại Quyết định số 68/QĐ- TTg ngày 10/01/2014 của Thỉ

tướng Chính phủ. Để tăng cường việc tiếp, sử dụng thuốc sản xuất trong nước
bên cạnh triển khai đồng bộ các giải pháp tại Đề án“ Người Việt Nam ưu tiên
dùng thuốc Việt Nam”, Bộ Y tế đã có kế hoạch để triển khai chương trình truyền
thông“ Con đường thuốc Việt”,“ Ngôi sao thuốc Việt ”
* Chất lượng thuốc: Chất lượng thuốc đã được quản lý chặt chẽ toàn diện
ở tất cả các khâu từ sản xuất, bảo quản, lưu thông, phân phối, bán buôn bán lẻ
với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện trong việc triển khai các
tiêu chuẩn thực hành tốt[12].
* Vấn đề giá thuốc: Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công
thương, UBND các tỉnh, thành phố triển khai nhiều giải pháp quyết liệt về quản
lý giá thuốc, đấu thầu thuốc theo quy định tại Thông tư 50/2011/ TTLT- BYTBTC- BCT, Thông tư 01/2012/ TTLT- BYT- BCT, Thông tư 11/ 2012/ TT-BYT.
Các quy định mới về đấu thầu đã được đảm bảo công bằng và minh bạch, cải
cách thủ tục hành chinh nên đã giảm được 20-30% so với giá kế hoạch,góp phần
bình ổn thị trường dược phẩm trong bố cảnh chung của nền kinh tế, không để

3


xãy ra trường hợp tăng giá đột biết và bất hợp lý. Theo số liệu thống kê của
Tổng cục thống kê, mức độ tăng giá của nhóm hàng dược phẩm năm 2013 là
3,45% và thấp hơn mức độ tăng giá của hàng hoá tiêu dùng chung (CPI là
6,04%)[21].
* Tổng giá trị tiền thuốc: Tổng giá trị tiền thuốc ước sử dụng ước sử dụng
năm 2013 là 2.775 triệu USD, tăng 6,7% so với năm 2012. Giá trị thuốc sản xuất
trong nước năm 2013 ước tính đạt khoảng 1.300 triệu USD, tăng 8,3% so với
năm 2012[4].
1.1.1.Vài nét về hệ thống hành nghề dược ở Việt Nam
* Hệ thống cung ứng thuốc: Đến năm 2014 hệ thống cung ứng thuốc ở
Việt Nam phát triển rộng khắp, đảm bảo đưa thuốc đến tận tay người dân,
bao gồm các loại hình, gồm:

- Công ty cổ phần dược phẩm;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm;
- Doanh nghiệp tư nhân dược;
- Nhà thuốc tư nhân;
- Đại lý thuốc của doanh nghiệp;
- Quầy thuốc;
- Tủ thuốc trạm y tế;
- Cơ sở chuyên bán thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.
*Số lượng: Các loại hình hành nghề dược trên ngày càng tăng cả về số
lượng lẫn chất lượng và phát triển cả lên vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa.
*Phân bố: Các loại hình hành nghề tư nhân phân bố tập trung chủ yếu ở các
tỉnh thành phố lớn, có nền kinh tế phát triển như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẳng…Khác nhau giữa các vùng kinh tế như:
Công ty cổ phần bao gồm cả Công ty tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước đã
dược cổ phần hoá, Công ty TNHH, Nhà thuốc tư nhân, mật độ phân bố tập trung
chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng Sông Hồng, Nhà thuốc, quầy
thuốc, Đại lý bán lẻ thuốc tập trung chủ yếu ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
4


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

- Sự phân bố cơ sở bán lẻ thuốc cũng không đồng đều tập trung chủ yếu ở
thành thị, khu đông dân cư; còn thiếu hoặc yếu ở vùng sâu, vùng xa .

- Cho đến nay, mạng lưới hành nghề bán lẻ thuốc phát triển mạnh về số
lượng, phong phú về chủng loại thuốc, hoạt động hành nghề dược nói chung,
hoạt động của mạng lưới bán lẻ thuốc nói riêng là một khâu quan trọng trong
quá trình cung ứng thuốc, nó đã có nhiều đóng góp đưa thuốc đến tận tay người
dân, tích cực phục vụ tốt cho nhu cầu phòng và chữa bệnh cho nhân dân.
- Hoạt động hành nghề bán lẻ thuốc đã khẳng định vai trò và vị trí của mình
trong nền kinh tế thị trường, đã mang lại lợi ích cho xã hội, cho người tham gia
hành nghề và cho cả ngành Y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn một số vấn đề bất
cập xãy ra trong quá trình hoạt động hành nghề dược như: đường đi của thuốc
phức tạp, qua nhiều giai đoạn trung gian đã ảnh hưởng đến giá cả và chất lượng
thuốc, vẫn còn một số cơ sở bán lẻ thuốc vi phạm những quy định của Ngành
còn nhiều thiếu sót, đã ảnh hưởng đến uy tín và kết quả hoạt động chung của
Ngành. Một số cơ sở chưa nhận thức rõ hoạt động kinh doanh thuốc là kinh
doanh loại hàng hoá đặc biệt, đã có xu hướng chạy theo lợi nhuận, bán thuốc vi
phạm các qui chế của chuyên môn: bán tự do một số thuốc mà theo quy định bán
phải theo đơn, hoặc gợi ý cho bệnh nhân mua những thuốc mà mình muốn bán,
bán thuốc quá hạn dùng, thuốc kém phẩm chất hoặc coi nhẹ công tác tư vấn sử
dụng thuốc…trong việc sử dụng thuốc hợp lý an toàn và hiệu quả.
1.1.2. Các yêu cầu về hành nghề bán lẻ thuốc
* Chỉ tiêu về tiêu chuẩn cung ứng thuốc cho cộng đồng
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra các tiêu chuẩn cung ứng thuốc cho
tuyến y tế cơ sở, tạo điều kiện cho người dân lựa chọn thuốc dễ dàng, phù hợp
với sinh hoạt, phong tục tập quán của địa phương theo bảng 1 như sau:

5


Bảng 1. Các chỉ tiêu về tiêu chuẩn cung ứng thuốc cho cộng đồng.


Thuận
tiện

- Điểm bán thuốc gần dân: Người dân có thời gian đi mua thuốc
trong thời gian 30 đến 60 phút bằng phương tiện thông thường.
- Dưa vào: Dân số, diện tích, bán kính bình quân một điểm bán
thuốc phục vụ cho 2000 dân.

Kịp thời

Có sẵn, đủ các loại thuốc đáp ứng nhu cầu thuốc cùng loại để thay
thế, các thuốc thiết yếu, đủ lượng thuốc đáp ứng người mua.

Chất
lượng

Đảm bảo chất lượng: Không bán thuốc chưa co số đăng ký, chưa
được phép nhập khẩu, sản xuất thuốc giả, thuốc kém chất lượng,
thuốc hết hạn dùng.

Giá cả
hợp lý

Có niêm yết giá công khai, đúng quy định, giá cả hợp lý, không
tăng giá khi nhu cầu tăng, ổn định tương đối, có đủ các loại thuốc
cùng chủng loại tuy nguồn gốc khác nhau, thuốc nội, thuốc ngoại,
thuốc mang tên gốc, biệt dược phù hợp với khả năng tài chính của
người mua.
- Người bán thuốc có trình độ chuyên môn đúng quy định.
- Đạo đức: Tôn trọng quyền lợi của người bệnh, không vì lợi

nhuận.

Sử dụng
an toàn
hợp lý

- Hướng dẫn tận tình cho khách hàng về kiến thức sử dụng thuốc.
- Không bán thuốc phải bán theo đơn cho người mua không có đơn.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế quản lý thuốc gây nghiện,
thuốc hướng tâm thần và cac quy chế chuyên môn khác, chế độ kế
toán và nộp thuế cho Nhà nước đầy đủ.

Kinh tế

Đảm bảo đủ lợi ích điều trị, chi phí hợp lý, tiết kiệm chi phí cho
cộng đồng và cá thể, thực hiện đúng, đủ các chính sách kinh tế,
thuế cho Nhà nước, đảm bảo thu nhập và lãi suất hợp lý cho người
bán thuốc.

* Các chỉ tiêu tham gia phục vụ của mạng lưới cung ứng thuốc
Mạng lưới cung ứng thuốc được đánh giá theo chỉ tiêu số dân, diện tích
phục vụ, bán kính bình quân một điểm bán thuốc phục vụ được thể hiện qua
bảng 2 như sau:

6


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai

tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Bảng 2. Các chi tiêu tham gia phụ vụ của mạng lưới cung ứng thuốc.
STT

Bình quân một điểm
bán thuốc phục vụ

1

Dân số ( người )

2

Diện tích( km2)

3

Bán kính ( Km)

Công
thức

Chú thích

P: Số dân bình quân cho một điểm
bán thuốc.

N: Tổng số dân trong khu vực.
P= N/M M: Tổng số điểm bán thuốc trong
khu vực.
s: Diện tích phục vụ cho một điểm
bán thuốc.
S: Diện tích khu vực.
s= S / M M: Tổng số điểm bán thuốc trong
khu vực.
R: Bán kinh phục vụ cho một điểm
bán thuốc.
S: Diện tích khu vực.
R= S/ µ: 3,14
µ.M
M: Tổng số điểm bán thuốc trong
khu vực.

1.2. NGUYÊN TẮC, TIÊU CHUẨN “THỰC HÀNH TỐT NHÀ THUỐC"GPP VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN GPP Ở VIỆT NAM
1.2.1 Thực hành tốt nhà thuốc - GPP
* Khái niệm
"Thực hành tốt nhà thuốc" (Good Pharmacy Practice), viết tắt: GPP) là văn bản
đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề nghiệp tại nhà
thuốc của dược sỹ và nhân sự dược trên cơ sở tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn
đạo đức và chuyên môn ở mức cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu.
* Mục đích
Nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” ban hành kèm theo Thông tư
46/2011 của Bộ Y tế là điều kiện kinh doanh thuốc đối với cơ sở bán lẻ thuốc theo
Lộ trình quy định tại Thông tư số 43/2010/TT-BYT ngày 15 tháng 12 năm 2010
của Bộ Y tế quy định Lộ trình thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn “ Thực hành tốt
nhà thuốc ”- GPP, địa bàn và phạm vi hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc.


7


Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả là một trong hai mục
tiêu cơ bản của Chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam. Mọi nguồn thuốc sản
xuất trong nước hay nhập khẩu đến được tay người sử dụng hầu hết đều trực tiếp
qua hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc.
Góp phần đạt được mục tiêu: “ Nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng
thuốc, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả và thực hiện những
cam kết trong quá trình hội nhập quốc tế.
* Các nguyên tắc “Thực hành tốt nhà thuốc”
“Thực hành tốt nhà thuốc” phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc sau:
1. Đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ của cộng đồng lên trên hết.
2. Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn
thích hợp cho người sử dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của họ.
3. Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn
dùng thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản.
4. Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý, có hiệu quả.
* Theo thông tư 46/2011/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Y tế, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Cơ sở bán lẻ đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP là cơ sở đáp ứng các nguyên
tắc, tiêu chuẩn quy định tại bản Nguyên tắc trên.
- Người bán lẻ là dược sỹ đại học và những người được đào tạo về dược,
hoạt động tại cơ sở bán lẻ thuốc, bao gồm dược sỹ trung học, dược tá, y sỹ giữ
tủ thuốc của trạm y tế và người bán lẻ thuốc thành phẩm đông y, thuốc thành
phẩm từ dược liệu.
- Nhân viên nhà thuốc là dược sỹ chủ nhà thuốc hoặc người phụ trách
chuyên môn và các nhân viên có bằng cấp chuyên môn về dược phù hợp vói
hoạt động tại cơ sở bán thuốc.


8


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

- Bán thuốc là hoạt động chuyên môn của nhà thuốc bao gồm việc cung cấp
thuốc kèm theo việc tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và có hiệu quả
cho người sử dụng.
* Các tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” –GPP:
Thực hiện đúng quy định tại thông tư 46/2011/TT-BYTngày 21/12/2011
của Bộ Y tế ban hành nguyên tắc tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”– GPP
gồm các tiêu chuẩn:
- Nhân sự
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật cơ sở bán lẻ thuốc
- Thiết bị bảo quản thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc
- Ghi nhãn thuốc
- Hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc
- các quy trình thao tác chuẩn gồm các quy trình sau:
 Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng;
 Quy trình bán thuốc theo đơn;
 Quy trình bán thuốc không kê đơn;
 Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng;
 Quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi;

 Quy trình pha chế thuốc theo đơn trong trường hợp có tổ chức pha chế theo
đơn;
 Các quy trình khác có liên quan.
- Các hoạt động chủ yếu của cơ sở bán lẻ thuốc
+ Mua thuốc
+ Bán thuốc
+ Bảo quản thuốc
+ Yêu cầu đối với người bán lẻ trong thực hành nghề nghiệp
1.2.2. Lộ trình thực hiện GPP tại Việt Nam
 Nhà thuốc
+

Quyết định 11/ 2007/ QĐ- BYT ngày 24/01/2007 quy định Nhà thuốc
9


triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn: “Thực hành tốt nhà thuốc ”- GPP theo
lộ trình sau:
Kể từ ngày 01/01/2011, tất cả các nhà thuốc trong cả nước phải đạt nguyên tắc,
tiêu chuẩn: “Thực hành tốt nhà thuốc ”- GPP.
Kể từ ngày 01/07/2007, các nhà thuốc bổ sung chức năng kinh doanh doanh
thuốc hoặc thành lập mới tại quận, phường nội thành Hà Nội, Đà nẳng, thành
phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ phải đạt nguyên tắc,tiêu chuẩn: “Thực hành tốt
nhà thuốc ”- GPP.
Kể từ ngày 01/01/2009, các nhà thuốc bổ sung chức năng kinh doanh doanh
thuốc hoặc thành lập mới tại quận, phường nội thành, nội thị của tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương trừ thành phố Hà Nội, Đà nẳng, thành phố Hồ Chí Minh
và Cần Thơ phải đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn: “Thực hành tốt nhà thuốc ”- GPP.
Kể từ ngày 01/01/2010, các nhà thuốc bổ sung chức năng kinh doanh doanh
thuốc hoặc thành lập mới tại huyện, xã ngoại thành, ngoại thị của tỉnh, thành

phố trực thuộc trung ương phải đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn: “Thực hành tốt nhà
thuốc ”- GPP.
Kể từ ngày 01/01/2010, các nhà thuốc trong cả nước phải đạt nguyên tắc, tiêu
chuẩn: “Thực hành tốt nhà thuốc ”- GPP theo quy định tại quyết định này mới
được gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
+ Thông tư 43/2010/ TT- BYT ngày 15/12/2010 ( Điều 3, chương II) quy định
Nhà thuốc triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn: “Thực hành tốt nhà
thuốc ”- GPP theo lộ trình sau:
Nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh và nhà thuốc bán lẻ
thuốc gây nghiện phải đạt - GPP.
Nhà thuốc tại các phường của bốn( 04) thành phố: Hà Nội, Đà nẳng, thành phố
Hồ Chí Minh và Cần Thơ phải đạt phải đạt - GPP;
Nhà thuốc mới thành lập phải đạt - GPP.
 Quầy thuốc
+ Quyết định 11/2007/ QĐ- BYT ngày 24/01/2007 quy định Quầy thuốc
triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn: “Thực hành tốt nhà thuốc ”- GPP theo
lộ trình sau:
Kể từ ngày 01/01/2013, tất cả các Quầy thuốc phải đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn:
“Thực hành tốt nhà thuốc ”- GPP.
10


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi


Trước ngày 01/01/2013, các nguyên tắc, tiêu chuẩn: “Thực hành tốt nhà thuốc ”GPP quy định tại Quyết định 11/2007/ QĐ- BYT được áp dụng để cấp, bổ sung,
cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trừ các quy định
tại điểm b,d khoản 2, điểm b khoản 3, điểm c khoản 4 mục II chương II và điểm
b, d mục III chương II của Quyết định này.
Đối với các đại lý thuốc, tủ thuốc trạm Y tế, cơ sở bán thuốc thành phẩm: đông
y, thuốc từ dược liệu: các nguyên tắc, tiêu chuẩn: “Thực hành tốt nhà thuốc ”GPP quy định tại Quyết định này được áp dụng để cấp, bổ sung, cấp lại, gia hạn
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trừ các quy định tại điểm b,d
khoản 2, điểm b khoản 3, điểm c khoản 4 mục II chương II và điểm b.d mục III
chương II của Quyết định này.
+ Thông tư 43/2010/ TT- BYT ngày 15/12/2010 ( Điều 4, chương II) quy
định Quầy thuốc triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn: “Thực hành tốt nhà
thuốc ”- GPP theo lộ trình sau:
Quầy thuốc trong bệnh viện phải đạt - GPP.
Quầy thuốc đang hoạt động tại các phường của quận, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh hoặc quầy thuốc đổi, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh thuốc tại phường của quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh phải đạt
GPP.
Tất cả các Quầy thuốc phải đạt GPP kể từ ngày 01/01/2013.
+ Công văn số 524/ BYT-QLD ngày 25/01/2013 của Bộ Y tế về việc thực
hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP đối với Quầy thuốc như sau:
Cho phép các Quầy thuốc chưa đạt GPP được hoạt động đến hết ngày
31/12/2013 (trừ các đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 của thông tư
43 /2010/ TT- BYT ngày 15/12/2010 quy định lộ trình thực hiện GPP, địa bàn và
phạm vi hoạt động của cơ sử bán lẻ.
Các quầy thuốc phải tuân thủ đúng phạm vi hoạt động tại theo hướng dẫn tại
Thông tư 43 /2010/ TT- BYT ngày 15/12/2010 quy định lộ trình thực hiện GPP,
địa bàn và phạm vi hoạt động của cơ sử bán lẻ.
Địa bàn mở Quầy thuốc, Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp, tủ thuốc trạm y tế:
Quầy thuốc, Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp, tủ thuốc trạm y tế mở tại xã, thị
trấn thuộc thị xã, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh. Đối với xã, thị trấn đã có đủ

một cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ 2000 dân thì không tiếp tục mở mới Đại lý bán

11


thuốc của doanh nghiệp.
Đối với các phường thuộc quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
Nếu chưa có đủ một nhà thuốc hoặc một quầy thuốc phục vụ 2000 dân thì cho
phép doanh nghiệp đã có kho- GSP( nếu tại tỉnh chưa có doanh nghiệp đạt GSP
thì cho phép doanh nghiệp đạt GDP) được tiếp tục mở mới quầy thuốc đạt GPP
tại phường thuộc quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp đang hoạt động tại phường của quận, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh. Được tiếp tục hoạt động đến hết ngày 31/12/2011, nếu
tại địa bàn đó chưa có đủ một nhà thuốc hoặc một quầy thuốc phục vụ 2000 dân.
Phạm vi hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc
Nhà thuốc Thông tư 43/2010/ TT- BYT ngày 15/12/2010 ( Điều 6, chương III)
quy định Phạm vi hoạt động của Nhà thuốc như sau:
Nhà thuốc đạt GPP được bán lẻ thuốc thành phẩm, pha chế thuốc theo đơn( Nếu
có bố trí hoạt động pha chế).
Nhà thuốc chưa đạt GPP chỉ được phép bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc
không kê đơn ban hành kèm theo thông tư 08/2009/TT-BYT ngày 01/7/ 2009
của Bộ Y tế.
Tại địa bàn chưa có nhà thuốc đạt GPP mà cần đặt điểm bán lẻ thuốc gây
nghiện, giao cho Sở Y tế chỉ định nhà thuốc bán lẻ thuốc gây nghiện.
Quầy thuốc
+ Thông tư 43/2010/ TT- BYT ngày 15/12/2010 ( Điều 7, chương III) quy
định Phạm vi hoạt động của Quầy thuốc như sau:
Quầy thuốc đạt GPP được bán lẻ thuốc thành phẩm.
Trường hợp Quầy thuốc thuộc doanh nghiệp đang bán thuốc gây nghiện phải đạt
GPP mới tiếp tục uỷ quyền bán lẻ thuốc gây nghiện.

Quầy thuốc chưa đạt GPP chỉ được phép bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc
không kê đơn ban hành kèm theo thông tư 08/2009/TT-BYT ngày 01/7/ 2009
của Bộ Y tế.( có 256 mặt hàng thuốc không kê đơn)
Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp, tủ thuốc trạm y tế và cơ sở bán lẻ chuyên
bán thuốc đông y, thuốc từ dược liệu
Thông tư 43/2010/ TT- BYT ngày 15/12/2010 ( Điều 8, chương III) quy
định Phạm vi hoạt động của các cơ sở này như sau:
- Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp được bán lẻ thuốc thuộc danh mục

12


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

thuốc thiết yếu( trừ thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất dùng làm
thuốc và các thuốc kê đơn).
- Tủ thuốc trạm y tế được bán lẻ thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu tuyến
C (trừ thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc và các
thuốc kê đơn).
- Cơ sở bán lẻ chuyên bán thuốc đông y, thuốc từ dược liệu được bán lẻ
thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.
1.2.3. Chức năng nhiệm vụ của người hành nghề bán lẻ thuốc (Điều 27, 28
Luật Dược)
- Chủ nhà thuốc;

- Người quản lý chuyên môn;
- Nhân viên bán thuốc.
1.2.4. Đạo đức hành nghề của người bán lẻ thuốc
- Phải quán triệt sâu sắc nghiêm túc thực hiện đúng 10 điều Dược đức;
- Phải có tấm lòng thương người.
1.3.Một số nét về đặc điểm kinh tế, xã hội và mạng lưới kinh doanh thuốc
tại Thành phố Hồ Chí Minh
1.3.1.Một số đặc điểm kinh tế, xã hội của TP. Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị
và văn hóa lớn của cả nước. Thành phố có dân số trên 10 triệu dân, trải rộng trên
diện tích 2.095 km2, có 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành, với 322
phường, xã. Cơ cấu dân số “vàng” 70% dân số trong độ tuổi lao động đã giúp
Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đô thị có nền kinh tế phát triển nhất Việt
Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng
chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9%
dự án nước ngoài. Tính đến năm 2013, thu nhập bình quân đầu người đạt 4,513
USD/ năm. [29].
1.3.2.Một số đặc điểm mạng lưới kinh doanh thuốc tại TP. Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới kinh doanh thuốc dày đặc. Tính
đến cuối năm 2014 Thành phố có 7.141 cơ sở kinh doanh thuốc, trong đó có
5.629 cơ sở bán lẻ thuốc. Mạng lưới này đã đáp ứng cơ bản nhu cầu chăm sóc
sức khoẻ cho người dân bảng 3 như sau:

13


Bảng 3: Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc tại TP. Hồ Chí Minh năm 2014
Loại

Số


Cơ sở

hình

lượng

Cơ sở bảo quản thuốc

45

Cơ sở bán buôn thuốc

1.043


DƯỢC sở
bán lẻ
thuốc

Tổng số cơ sở bán lẻ thuốc

5.629

Nhà thuốc của tư nhân

4.795

Nhà thuốc của doanh nghiệp


404

Nhà thuốc bệnh viện công lập

72

Nhà thuốc bệnh viện ngoài công lập

35

Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp

323

Cơ sở sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu
Cơ sở bán lẻ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu
DHCT

Cơ sở bán buôn dược liệu

Ghi chú

85
240
96

Doanh nghiệp bán buôn dược liệu, thuốc đông y,
thuốc từ dược liệu
Tổng cộng


3
7.141

Hình 1. Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2014.
14


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Nguồn: báo cáo công tác cấp giấy chứng nhận cho cơ sở Dược năm 2014 trên
địa bàn TP. Hồ Chí Minh của phòng Quản lý dịch vụ y tế - Sở y tế) [29].
Năm 1993, Pháp Lệnh hành nghề Y Dược tư nhân ban hành, đây là văn
bản có tính pháp lý cao nhất, thống nhất đưa việc hành nghề Y Dược tư nhân
vào hoạt động theo pháp luật. Từ đó số lượng nhà thuốc tại TP. Hồ Chí Minh gia
tăng nhanh chóng, theo số liệu thống kê, từ năm 1999 đến năm 2007, số lượng
nhà thuốc đã tăng như sau:

4000
3000
2048

2310

2634


2942

3050

3287

2860

3161

2800

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2000
1000
0
1999


2000

2001

Hình 2: Số lượng nhà thuốc tại TP. HCM giai đoạn 1999 – 2007
Với số lượng nhà thuốc ngày càng tăng đã làm cho việc quản lý hành
nghề dược gặp nhiều khó khăn vì nhiều nhà thuốc vẫn đang tồn tại rất nhiều bất
cập như: Dược sĩ phụ trách nhà thuốc thường xuyên vắng mặt, thuốc được bán
tự do, thuốc kê đơn không được hướng dẫn sử dụng đúng cách, thuốc không rõ
nguồn gốc, thuốc kém chất lượng, thuốc không có bao bì nhãn hiệu, giá cả tùy
tiện, cơ sở vật chất không đáp ứng được yêu cầu bảo quản chất lượng thuốc, còn
sắp xếp lẫn lộn giữa thuốc và các sản phẩm khác…Trước thực trạng đó, ngày
24/01/2007 Bộ Y tế đã chính thức ban hành tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc
– GPP” (Good Pharmacy Practice) để lập lại trật tự, công bằng, kiện toàn hệ
thống bán lẻ thuốc và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
Đây là bộ mặt và uy tín của ngành dược Việt Nam.
GPP là công đoạn cuối cùng trong quy trình đảm bảo chất lượng thuốc. Nếu
chỉ tập trung quản lý các khâu đầu như sản xuất (GMP), kiểm tra chất lượng
15


(GLP), tồn trữ bảo quản trong kho (GSP) mà không chú trọng đến khâu sau cùng
là nhà thuốc, với các yêu cầu về điều kiện bảo quản thuốc, trình độ chuyên môn và
phương thức quản lý của chủ nhà thuốc, quy trình hướng dẫn, theo dõi việc sử
dụng thuốc...thì quy trình đảm bảo chất lượng thuốc chỉ là nửa vời, vô nghĩa và
lãng phí vì không đạt được mục tiêu đảm bảo thuốc chất lượng, hiệu quả, an toàn
đến tay người bệnh. Chính vì vậy, khi triển khai thực hiện quyết định số
11/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc Ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực
hành tốt nhà thuốc – GPP” Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tích cực thực hiện
bằng nhiều việc làm cụ thể.

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với Hội Dược học, các Công ty sản
xuất, kinh doanh dược mở các lớp tập huấn kiến thức về GPP cho các dược sĩ và
nhân viên nhà thuốc, tuyên truyền, hướng dẫn các nhà thuốc về thực hiện các
nguyên tắc, tiêu chuẩn của GPP. Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng tiến hành thành lập
Hội các nhà thuốc GPP để có diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ hoạt động và
đề xuất các chính sách đối với nhà thuốc GPP.
Đến giữa tháng 12/2008, TP. Hồ Chí Minh đã có 104 nhà thuốc đạt chuẩn GPP.
Về cơ bản, thành phố đã gần hoàn thành mục tiêu triển khai GPP cho các nhà thuốc
trong bệnh viện: đã có 52 nhà thuốc tại các bệnh viện, phòng khám được cấp giấy
chứng nhận GPP trong đó tập trung hầu hết các bệnh viện lớn của trung ương và thành
phố. Ngày 15/12/2010 Bộ Y tế tiếp tục ban hành Thông tư số 43/2010/TT-BYT quy
định lộ trình thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”.
Ngày 20/12/2011 Bộ Y tế ban hành Thông tư số 46/2011/TT-BYT hướng dẫn
thực hiện các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”, từ đó giúp các
nhân sự của nhà thuốc hiểu rõ hơn và biết cách thực hiện những tiêu chuẩn về
“GPP” nên số lượng nhà thuốc thẩm định đạt được cấp giấy chứng nhận “Thực
hành tốt nhà thuốc – GPP” cũng tăng nhanh qua các năm
1.3.3.Một số nét về đặc điểm kinh tế, xã hội và mạng lưới của các nhà thuốc
tại Quận 3
Với vị trí nằm ở trung tâm thành phố, diện tích 4,9km2 có địa giới hành chính :
16


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi


phía Bắc giáp quận Phú Nhuận và quận Tân Bình, phía Đông và phía Nam giáp
quận 1, phía Tây giáp quận 10. Quận 3 có 14 phường với dân số quận 3 hiện nay
khoảng 200 ngàn người, mật độ dân số 40.000 người/km2. Dân số trong độ tuổi
lao động chiếm tỷ lệ cao, khoảng 75% dân. Diện tích của Quận 3 là 4,92 km2,
chỉ lớn hơn 3 quận: 4, 5 và Phú Nhuận. Quận 3 nằm trong khu vực trung tâm
của Thành phố, có địa giới hành chánh như sau:
Bắc giáp Quận Phú Nhuận (dài 2.276m),
Đông giáp Quận 1 (dài 4.285m),
Nam giáp Quận 5 (dài 50m),
Tây giáp Quận 10 (dài 4.427m),
Tây Bắc giáp Quận Tân Bình (dài 654m)
Trên lĩnh vực kinh tế, khi tiếp quản vào năm 1975, quận 3 chỉ có 30 cơ sở công
nghiệp nhỏ, 10 cơ sở tiểu thủ công nghiệp và khoảng 3000 hộ kinh doanh cá thể,
đến nay (2005) có 1.119 cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sản xuất nhiều
ngành hàng với giá trị sản lượng (theo giá cố định 1994) là 1.146 tỷ đồng và
18.098 cơ sở kinh doanh thương mại & dịch vụ với doanh thu đến 22.860 tỷ
đồng. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế hợp tác, quận luôn quan tâm tạo
điều kiện hỗ trợ cho các hợp tác xã hoạt động. Nhiều hợp tác xã hình thành từ
năm 1975 đến nay vẫn duy trì được hoạt động và có bước phát triển vững mạnh
như hợp tác xã Thương mại quận, các hợp tác xã thương mại liên phường, hợp
tác xã vận tải, hợp tác xã xe du lịch.
Trên lĩnh vực y tế Quận 3 tập trung nhiều Bệnh viện chuyên khoa lớn của Thành
phố, số lượng nhà thuốc hợp pháp tính đến năm 2014 là 150 nhà thuốc phân bố
đều cho 14 Phường[25].

17


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
+ Các nhà thuốc hợp pháp tại Quận 3 thông qua:
- Các báo cáo số liệu, kết quả thanh tra, kiểm tra, điều tra, khảo sát của
Thanh tra sở, Phòng Quản lý Dịch vụ y tế, Phòng Quản lý Dược và các Phòng
chuyên môn có liên quan thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ chí Minh, Trung Tâm
Kiểm nghiệm Thuốc- Mỹ Phẩm-Thực Phẩm Thành phố Hồ Chí Minh và Phòng
Y tế Quận 3 năm 2014.
2.2.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Địa điểm nghiên cứu
+ Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược Trường ĐH Dược Hà Nội.
+ Phòng Quản lý Dịch vụ y tế, Phòng Quản lý Dược, Thanh tra Sở Y tế và
các Phòng chuyên môn có liên quan thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ chí Minh,
Trung Tâm Kiểm nghiệm Thuốc- Mỹ Phẩm-Thực Phẩm Thành phố Hồ Chí
Minh và Phòng Y tế Quận 3.
+ Các nhà thuốc hợp pháp của Phòng Y tế Quận 3.
* Thời gian nghiên cứu từ ngày 12/10/201 đến 12/01/2016.
* Phương pháp phân tích chính sách: áp dụng để phân tích các chính
sách hoạt động hành nghề bán lẻ thuốc
* Một số phương pháp quản trị học: S.W.O.T.

18


×