Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Khảo sát quy trình sơ chế gà sạch tại nhà máy chế biến sản phẩm thịt hà nội – công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ VÂN ANH
Tên đề tài:
KHẢO SÁT QUY TRÌNH SƠ CHẾ GÀ SẠCH TẠI NHÀ MÁY
CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỊT HÀ NỘI – CÔNG TY CỔ PHẦN
CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Đại học chính quy

Chuyên ngành : Công nghệ thực phẩm
Khoa

: CNSH - CNTP

Khóa học

: 2014-2018

THÁI NGUYÊN, 2018


ĐẠI HỌC THÁINGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ VÂN ANH


Tên đề tài:
KHẢO SÁT QUY TRÌNH SƠ CHẾ GÀ SẠCH TẠI NHÀ MÁY
CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỊT HÀ NỘI – CÔNG TY CỔ PHẦN
CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp

: Đại học chính quy
: Công nghệ thực phẩm
: K46-CNTP

Khoa
: Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm
Khóa học
: 2014-2018
GVHD 1
: KS. Nguyễn Tiến Trung
Nhà máy CB SP thịt Hà Nội - Công ty CP chăn nuôi C.P. Việt Nam
GVHD 2
: ThS. Phạm Thị Tuyết Mai
Giảng viên khoa CNSH-CNTP - Trường ĐHNL Thái Nguyên

THÁI NGUYÊN, 2018


i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này trước tiên em xin được gửi lời cảm
ơn chân thành nhất đến các thầy, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
đặc biệt là các thầy, cô giáo của khoa Công Nghệ Sinh Học và Công Nghệ Thực
Phẩm đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức bổ ích trong thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ cùng toàn toàn thể công nhân viên Nhà
máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thị Tuyết Mai-giảng viên khoa
Công Nghệ Sinh Học và Công Nghệ Thực Phẩm đã tận tình hướng dẫn em trong
suốt thời gian tiến hành thực tập và hoàn thiện khóa luận.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người luôn bên
cạnh
và động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Vì kiến thức của bản thân còn hạn chế, trong quá trình học tập, hoàn thiện đề
tài em không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng
góp từ thầy, cô và các anh (chị) tại nhà máy.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Hoàng Thị Vân Anh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Sản lượng thịt gia cầm so với các loại thịt khác .......................................15
Bảng 2.2: Yêu cầu cảm quan của thịt tươi ................................................................33
Bảng 3.1: Bảng thời gian chảy tiết ............................................................................38

Bảng 3.2: Bảng thời gian chần gà .............................................................................39
Bảng 3.3: Bảng kiểm tra hiệu suất máy đánh lông ...................................................40
Bảng 3.4: So sánh hệ thống làm lạnh bằng không khí và làm lạnh bằng nước muối đá
... 43
Bảng 3.5: Một số sự cố xảy ra trong sản xuất và biện pháp khắc phục ...................48
Bảng 3.6: Đánh giá các chỉ tiêu cảm quan của thịt gà trước làm lạnh, sau làm lạnh
và sau 4 ngày, sau 6 ngày bảo quản lạnh .................................................61


3

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Logo tập đoàn C.P.......................................................................................5
Hình 2.2: Logo nhãn hiệu của tập đoàn ......................................................................5
Hình 2.3: Sơ đồ bộ máy quản lý..................................................................................8
Hình 2.4: Sơ đồ quy trình các công đoạn giết mổ, sơ chế gà....................................18
Hình 3.1: Vi khuẩn Salmonella ................................................................................20
Hình 3.2: Vi khuẩn Escherichia Coli ( E.coli) ..........................................................22
Hình 3.3: Vi khuẩn E.coli và Coliforms ...................................................................23
Hình 3.4: Vi khuẩn Stahylococcus aureus ................................................................25
Hình 3.5: Sơ đồ quy trình sơ chế gà sạch.................................................................34
Hình 3.6: Sơ đồ quy trình xử lý sản phẩm phụ .........................................................46
Hình 4.1. Máy đánh lông...........................................................................................48
Hình 4.2: Máy đục hậu môn......................................................................................49
Hình 4.3: Máy rạch bụng ..........................................................................................50
Hình 4.4: Máy moi lòng ............................................................................................51
Hình 4.5: Máy làm lạnh ............................................................................................52
Hình 4.6: Máy hút chân không..................................................................................53
Hình 4.7: Máy dò kim loại ........................................................................................54
Hình 5.1: Đùi gà góc tư .............................................................................................56

Hình 5.2: Đùi tỏi .......................................................................................................56
Hình 5.3: Cánh gà .....................................................................................................57
Hình 5.4: Ức phi lê gà ...............................................................................................57
Hình 5.5: Xương gà nguyên con ...............................................................................58
Hình 5.6: Gà bọng .....................................................................................................58
Hình 5.7: Gà 9 miếng ................................................................................................59


4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
C.P:

Charoen Pokphand

CCP:

Critical Control Point (Điểm kiểm soát tới hạn)

CPV

Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam

CPV-FHN

Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt NamNhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội

E.coli:

Escherichia Coli


FAO:

Food and Agriculture Organization of the United Nations
(Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm thế giới)

GMP:
tốt) HSD:

Good Manufacturing Practices (Hướng dẫn thực hành sản xuất
Hạn sử dụng

HACCP:

Hazard Analysis and Critical Control Point

NSX:

Ngày sản xuất

ISO:

International Organization for Standardization
(Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa)

OECD:

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

OHSAS:


Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý An toàn sức khỏe nghề nghiệp

PLC:

Programmable Logic Controller (Thiết bị điều khiển lập trình)

QA:

Quality Assurance (Đảm bảo chất lượng)

QC:

Quality Control (Kiểm soát chất lượng)

R & D:

Research and Development (Nghiên cứu và phát triển)

S.aureus:

Staphylococcus aureus

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

VSV:

Vi sinh vật



5

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài........................................................................2
1.2.1. Mục đích của đề tài ....................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài.......................................................................3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ................................................................3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................4
2.1. Sơ lược tìm về Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam và nhà máy chế
biến sản phẩm thịt Hà Nội ......................................................................................4
2.1.1. Lịch sử phát triển của công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam ............4
2.1.2. Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội ..................................................6
2.1.3. Hệ thống an toàn lao động và vệ sinh .....................................................11
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ........................................................................14
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt gà trên thế giới ..................................14
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt gà tại Việt Nam.................................15
2.3. Tổng quan về nguyên liệu gà .........................................................................16
2.3.1. Nguyên liệu gà .........................................................................................16
2.3.2. Các công đoạn của giết mổ, sơ chế gà .....................................................18

2.4. Một số vi sinh vật trong thịt gà ......................................................................19
2.4.1. Salmonella ...............................................................................................19


6

2.4.2. Escherichia Coli (E. coli) ........................................................................20
2.4.3. Coliforms .................................................................................................22
2.4.4. Tổng vi sinh vật hiếu khí ..........................................................................23
2.4.5. Staphylococcus aureus (S.aureus) ...........................................................24
2.5. Các nguyên nhân, hiện tượng và giải pháp hạn chế thối hỏng của sản
phẩm....... 25
2.5.1. Các nguyên nhân gây thối hỏng thịt gà ..................................................25
2.5.2. Hiện tượng thối hỏng của thịt gà ............................................................27
2.5.3. Các biện pháp hạn chế thối hỏng thịt gà..................................................28
2.6. Lợi ích của việc phân loại các sản phẩm gà ..................................................29
2.7. Khái niệm quản lý chất lượng thực phẩm và xác định các điểm kiểm soát tới
hạn ........................................................................................................................30
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......32
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................32
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................32
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................32
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu......................................................................32
3.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................32
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................32
3.4.1. Thu thập thông tin, mô tả.........................................................................32
3.4.2. Quan sát và tham gia trực tiếp vào quy trình chế biến gà sạch tại nhà máy
... 32
3.4.3. Đánh giá cảm quan chất lượng thịt gà .....................................................32
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................34

4.1. Kết quả khảo sát dây chuyền sản xuất, sơ chế gà sạch khép kín và trực tiếp
tham gia vào quá trình sản xuất tại nhà máy. .......................................................34
4.1.1. Sơ đồ dây chuyền sản xuất, sơ chế gà sạch .............................................34
4.1.2. Thuyết minh quy trình và phân chia các phòng theo dây chuyền sản xuất .
35
4.1.3. Một số sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất và biện pháp khắc phục....48
4.2. Kết quả tìm hiểu các thiết bị sử dụng trong quá trình sơ chế gà ...................48
4.2.1. Máy đánh lông ........................................................................................48


vii

4.2.2. Máy đục hậu môn ...................................................................................49
4.2.3. Máy rạch bụng ........................................................................................50
4.2.4. Máy moi lòng ..........................................................................................50
4.2.5. Máy làm lạnh ...........................................................................................51
4.2.6. Máy hút chân không ................................................................................52
4.2.7. Máy dò kim loại .......................................................................................54
4.3. Các sản phẩm gà sơ chế .................................................................................55
4.4. Kết quả đánh giá chất lượng sản phẩm ..........................................................60
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................63
5.1. Kết luận ..........................................................................................................63
5.2. Kiến nghị........................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................64
PHỤ LỤC


1

Phần 1


MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Xã hội phát triển đời sống của con người ngày càng được nâng cao, cùng với
sự phát triển của khoa học kỹ thuật con người đã sáng tạo ra nhiều thứ để đáp ứng
nhu cầu cấn thiết. Cuộc sống càng hiện đại thì những nhu cầu ấy càng đa dạng,
phong phú và đòi hỏi chất lượng cao hơn. Một trong những số đó là nhu cầu về ăn
uống cũng ngày càng được cải thiện và chú trọng hơn rất nhiều. Do vậy việc đòi hỏi
thực phẩm cung cấp hàng ngày cần phải đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng và đảm
bảo chất lượng an toàn cho sức khỏe của người sử dụng là một vấn đề quan trọng.
Thực phầm là những loại thức ăn mà con người có thể ăn và uống để nuôi
dưỡng cơ thể, cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào. Vì vậy chất lượng
của một số thực phẩm phải đảm bảo: Chất dinh dưỡng, chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm, chất lượng cảm quan, chất lượng công nghệ, chất lượng sử dụng [13].
Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2017) cho biết, đến nay trên
cả nước có 29.557 điểm giết mổ gia súc, gia cầm và chủ yếu là các điểm giết mổ có
quy mô nhỏ lẻ nên gây khó khăn cho việc kiểm soát chất lượng và đảm bảo vệ sinh
cho sản phẩm. Vì vậy tình trạng vi phạm các quy định về vệ sinh thú ý, an toàn thực
phẩm diễn ra phổ biến.
Để có được thịt sạch đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm phải đảm bảo
quy trình nuôi dưỡng chăm sóc tốt, thức ăn, nước uống hợp vệ sinh, phòng trị bệnh
kịp thời đúng quy trình, quy trình giết mổ đảm ảo vệ sinh thú y trước , trong và sau
khi mổ. Quá trình vân chuyển, chế biến, bảo quản sản phẩm phải tuân thủ nghiêm
ngặt các tiêu chuẩn vệ sinh thú ý. Trong đó quy trình giết mổ có vai trò rất quan
trọng để kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm.
Công tác giết mổ không đảm bảo quy trình và vệ sinh thú y sẽ có tác động rất
lớn đến sự biến đổi chất lượng sản phẩm, gây ngộ độc và làm ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe con người.



Các loại thịt nói chung và thịt gà nói riêng đóng vai trò quan trọng trong bữa
ăn hàng ngày của con người cũng cấp chất dinh dưỡng cần thiếu cho hoạt động sống
của cơ thể.
Thịt gà là loại thịt trắng, giàu chất dinh dưỡng và năng lượng. Trong thành
phần của chúng có chưa một lượng lớn các protein hoàn thiện, dễ hấp thu và tiêu
hóa. Ngoài ra thịt gà còn có chất béo, khoáng và một số vitamin cần thiết cho hoạt
động sống của cơ thể như vitamin A, B1, B2, C, E, Ca, P,…[8]
Trong đông Y thịt gà là một loại thực phẩm có tính ôn ngọt, không độc, bổ
dưỡng, lành mạnh nên được coi là một loại nguyên liệu tốt trong việc khôi phục sức
khỏe cho người ốm. Ngoài ra, còn chữa băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, là
thực phẩm bổ âm tỳ vị, bổ khí, huyết và thận. Chính vì vậy thịt gà là một nguồn
thức ăn cung cấp protein động vật quan trọng nhất trong khẩu phần ăn của con
người và khuynh hướng sử dụng thịt gà hiện nay càng gia tăng.
Chính vì những giá trị mà thịt gà đem lại cho sứ khỏe con người đó mà việc
đảm bảo chất lượng thịt gà là rất quan trọng. Để vừa đáp ứng như cầu sức khỏe, như
cầu về chất lượng thì việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO
là cần thiết và được chú trọng.
Được sự đồng ý Bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm, Khoa CNSH – CNTP,
trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và sự giúp đỡ của các anh, chị nhà máy
chế biến sản phẩm thịt Hà Nội – Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam, em tiến
hành thực hiện đề tài: “Khảo sát quy trình sơ chế gà sạch tại Nhà máy chế biến
sản phẩm thịt Hà Nội – Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
 Tìm hiểu chung về tổng công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam và
nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội.
 Tìm hiểu quy trình sơ chế gà sạch tại nhà máy.
 Trực tiếp tham gia vào dây chuyền sơ chế gà sạch tại nhà máy chế biến sản
phẩm thịt Hà Nội.



1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Thu thập, mô tả, tổng hợp thông tin về tổng công ty cố phần chăn nuôi C.P.
Việt Nam và nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội.
- Tìm hiểu, quan sát và trực tiếp tham gia vào dây chuyền sơ chế gà sạch tại
nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội.
- Tìm hiểu các điểm kiểm soát tới hạn và đánh giá cảm quan chất lượng thịt
gà.
- Tìm hiểu các thiết bị máy móc và tiêu chuẩn các sản phẩm gà sơ chế.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Hiểu biết hơn về hệ thống quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm
tại nhà máy sản xuất.
- Tổng hợp lại được kiến thức đã học và liên hệ áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
- Nắm bắt được quy trình sản xuất sản phẩm thịt gà sạch.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Đưa ra các đánh giá để hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm
trong sản xuất.


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Sơ lược tìm về Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam và nhà máy chế
biến sản phẩm thịt Hà Nội
2.1.1. Lịch sử phát triển của công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam [6]
Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi C.P. Việt Nam là thành viên của tập đoàn
C.P. Thái Lan, được cấp giấy phép đầu tư số 545A/GP vào năm 1993 với hình thức
100% vốn đầu tư nước ngoài. Các lĩnh vực đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam
hiện nay bao gồm: hạt giống, thức ăn chăn nuôi và thủy sản, giống lợn, gà và thủy

sản, thiết bị chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, nuôi gia công lợn, gà và chế biến thực
phẩm.
- Năm 1986: Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới kinh tế và mở cửa đầu tư
nước ngoài.
- Năm 1988: Có sự tiếp xúc giữa nhóm Charoen Pokphand và Đại sứ quán
Việt Nam.
- Năm 1989: Tập đoàn Charoen Pokphand đi đến Việt Nam nhằm khảo sát thị
trường và luật pháp để thiết lập chiến lược đầu tư.
- Năm 1990: Tập đoàn Charoen Pokphand được cấp giấy phép làm văn phòng
đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 1991: Người lãnh đạo cao nhất của tập đoàn Charoen Pokphand đã có
những cuộc gặp mặt để bàn bạc với chính phủ Việt Nam cho những thỏa thuận đầu
tư.
- Năm 1992: C.P. Group đầu tư 100% vốn trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Năm 1993: Xây dựng nhà máy thức ăn gia súc, nhà máy ấp trứng ở tỉnh
Đồng Nai và thiết lập dự án hợp nhất trại gà giống ở Vĩnh Cửu.
- Năm 1996: Tăng thêm vốn đầu tư để mở rộng doanh nghiệp. Phía Bắc thành
lập nhà máy thức ăn gia súc.
- Năm 1998: Tăng thêm vốn đầu tư để thành lập công ty hạt giống và nhà máy
chế biến thủy sản đông lạnh và nhà máy chế biến thức ăn cho tôm ở Đồng Nai.


- Năm 1999: Tăng vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ở
tỉnh Đồng Nai và nhà máy sản xuất thức ăn gia súc ở tỉnh Tiền Giang.
- Năm 2001: Xây dựng nhà máy đóng gói, chế biến thực phẩm thủy sản đông
lạnh và xây dựng nhà máy chế biến gia công thức ăn ở Đồng Nai.
- Năm 2002: Mở rộng doanh nghiệp đầu tư như sau:
+ Về chăn nuôi: Thiết lập 3 nhà máy ấp trứng và nhà máy nuôi súc vật ở Đồng
Nai.
+ Về nuôi trồng thủy sản: Thành lập công ty sản xuất tôm giống ở tỉnh Bình

Thuận.
- Năm 2005: Mở rộng và đầu tư thêm vào nuôi trồng thủy hải sản. Xây dựng
kho hàng phân phối thức ăn cho cá ở tỉnh Phú Thọ.
- Năm 2006: Phát triển hệ thống Fresh Mart.
- Năm 2007: Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn cho cá ở tỉnh Cần Thơ và
xây dựng nhà máy thức ăn gia súc ở tỉnh Bình Dương.
- Năm 2011: Công ty TNHH Chăn nuôi C.P. Việt Nam đã chính thức đổi tên
thành Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam (CPV).
+ Đứng trước nhu cầu thiết yếu của xã hội về an toàn thực phẩm, năm 2010
xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội
(CPV – FHN).
- Tháng 4/2012: Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội bắt đầu đi vào hoạt
động.

Hình 2.1: Logo tập đoàn C.P.

Hình 2.2: Logo nhãn hiệu của tập đoàn

- Với mục tiêu kinh doanh ngành nông nghiệp khép kín theo chuổi mô hình
“Feed – Farm – Food” (thức ăn chăn nuôi – trang trại chăn nuôi – sản xuất, chế biến
và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng). Sự đầu tư của tập đoàn C.P. đã


góp phần vào sự phát triển kinh tế, giúp tạo công việc cho người dân, xây dựng sự
bền vũng cho ngành thực phẩm.
- Các ngành sản xuất chính của công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam bao
gồm:
+ Thức ăn chăn nuôi.
+ Thức ăn thủy sản.
+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm.

+ Nuôi trồng thủy sản.
+ Chế biến thực phẩm (chế biến thịt và thủy sản).
+ Phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
2.1.2. Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội
 Thông tin
- Tên doanh nghiệp: Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội - Công ty cổ
phần chăn nuôi C.P. Việt Nam (CPV-FHN).
- Địa chỉ: Lô CN, B3 Khu CN Phú Nghĩa, Xã Phú Nghĩa, Huyện Chương Mỹ,
Hà Nội.
- Mã số thuế: 3600224423- 053 ()
- Giấy phép kinh doanh: 01212000260 ()
- Giám đốc chi nhánh: Ông Nguyễn Hồng Văn
- Giám đốc nhà máy: Sakchai Chatchaisopon
- Điện thoại công ty: (+84) 0613 836 251 -9
- Email:
- Website: />- Với định hướng trở thành “Nhà máy sản xuất tầm cỡ quốc tế tại Việt Nam”
CPV-FHN được trang bị các thiết bị máy móc công nghệ tiên tiến thế hệ mới của
Hà Lan, Thụy Sỹ và Đức.
- Sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền liên tục một chiều. Các công đoạn
quan trọng được tự động hóa theo công nghệ hiện đại.
- Quy trình giết mổ, chế biến các sản phẩm được thực hiện theo tiêu chuẩn
GMP, HACCP. Việc quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn


nhà máy được tuân thủ theo ISO 9001 và ISO 22000. Đảm bảo có thể kiểm tra,
giám sát được các tiêu chuẩn khắt khe nhất của toàn bộ các công đoạn sản xuất, bắt
đầu từ nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm cuối cùng.
- Tập đoàn C.P còn tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý Môi
trường (ISO 14001) và hệ thống quản lý An toàn sức khỏe nghề nghiệp (OHSAS
18001). Đặc biệt , hệ thống xử lí nước thải của nhà máy được chú trọng đầu tư với

công nghệ hiện đại, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn nước thải loại A, nước thải đạt
điều kiện và được thải trực tiếp vào môi trường [6].
 Một số thành tựu nhà máy đạt được
- Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội vinh danh được bình chọn là TOP
10 công ty thực phẩm, ăn uống uy tín năm 2017 do báo Vietnamnet cùng VNR và
người tiêu dùng đánh giá bình chọn.
- Top 100 doanh nghiệp bền vững năm 2017 do hội đồng Doanh nghiệp vì sự
phát triển bền vững Việt Nam phối hợp tổ chức.
- Đạt thành tích trong thực hiện chương trình về sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội 2016 do chủ tịch Ủy ban nhân dân thành
phố trao tặng.
- Đạt giải thưởng bền vững của tập đoàn C.P 2016 do Hội đồng bền vững tổ
chức cùng nhiều giải thưởng khác.
 Các sản phẩm của công ty
Sản phẩm chính của công ty cổ phần chăn nuôi C.P được chia thành 2 nhóm chính:
- Nhóm sản phẩm thịt gà bao gồm: Thịt gà tươi, thịt gà đông lạnh, thịt gà tươi tẩm
ướp, thịt gà tẩm ướp đông lạnh và phụ phẩm.
- Nhóm sản phẩm chế biến bao gồm: Xúc xích xông khói, xúc xích không xông khói
và sản phẩm khác (nem giòn, chả giò ki, tàu hũ trứng, nước sốt) [6].

 Cơ chế giao nhận sản phẩm được thực hiện như sau:
- Nhận đơn hàng: Các yêu cầu, đơn hàng được bộ phận kinh doanh tiếp nhận
từ khách hàng và nhận vào hệ thống SMARTSOFT để quản lý và theo dõi.


- Sản xuất & lưu trữ sản phẩm: Bộ phận nghiên cứu và phát triển của nhà máy
sẽ thực hiện nghiên cứu sản phẩm mới hoặc cải tiến công thức sản phẩm dực theo
các yêu cầu của khách hàng. Công thức sản phẩm mới được đưa vào sản xuất thử
nghiệm, xin ý kiến khách hàng trước khi đưa vào sản xuất thực tế. Quá trình sản
xuất sản phẩm được tuân thủ chặt chẽ quy định của nhà máy theo các tiêu chuẩn

HACCP, GMP, ISO 9001, ISO 22000, ISO 14001 và OHSAS 18001; có sự giám
sát quá trình sản xuất, kiểm tra chất lượng từnguyên liệu đầu vào đến thành phẩm
bởi bộ phận kiểm soát chất lượng(QC). Dữ liệu trong toàn bộ quá trình sản xuất sẽ
được lưu trữ và quản lý trên hệ thống SAP (hệ thống phần mềm hoạch định, quản lý
doanh nghiệp do tập đoàn C.P mua bản quyền).
- Giao hàng: Sau quá trình sản xuất và lưu trữ tại nhà máy, sản phẩm được
phân phối cho khách hàng bằng các xe vận chuyển chuyên dụng có trang thiết bị
theo dõi nhiệt độ (data logger) và thiết bị định vị toàn cầu (GPS) [6].
2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý
Giám đốc điều hành

Bộ phận sản xuất

Phòng
nhân sự

Sản
xuất


Phòng
sản
xuất

Bộ phận kinh doanh

Phòng
kỹ
thuật


Phòng
kế
hoạch

Sản
xuất
xúc
xích

QC

Phòng
QA

Bộ
phận
kho

Bộ
phận
R&D

Hình 2.3: Sơ đồ bộ máy quản lý

Phòng
marketing
thị trường

Phòng
kinh

doanh
TP.HCM

Phòng
kinh
doanh
Đồng Nai


2.1.2.2. Nhiệm vụ và vai trò các phòng ban
 Nhiệm vụ và quyền hạn của ban giám đốc
Giám đốc chi nhánh: Là người đại diện cho toàn công ty quyết định mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của Nhà nước
và theo nghị quyết đại hội công nhân viên chức của công ty.
Giám đốc sản xuất: Là người giúp việc cho giám đốc điều hành trên lĩnh vực
sản xuất. Và có thể thay mặt giám đốc điều hành khi được ủy quyền, đồng thời giám
đốc sản xuất cũng như giám đốc điều hành phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước
nhà nước và tập thể lao động về kết quả sản xuất kinh doanh.
Giám đốc kinh doanh: Là người phụ trách trên lĩnh vực kinh doanh, cũng có
thể thay mặt giám đốc điều hành nếu được ủy quyền [6].
 Vai trò các phòng ban
Phòng nhân sự
Quản lý điều phối lao động và định mức lao động. Ngoài ra còn bố trí nhân sự
các phòng ban của công ty và đơn vị trực thuộc công ty.
Theo dõi, xử lý hợp đồng lao động đào tạo tay nghề cho cán bộ công nhân
viên của công ty.
Thực hiện các nhu cầu của công nhân trong nhà máy, chấm công, đề xuất khen
thưởng, kỷ luật, tính lương cũng như theo dõi hoạt động của các nhân viên trong
nhà máy.
Phòng sản xuất

Căn cứ vào mục tiêu và mục đích sử dụng, hoạt động của nhà máy có nhiệm
vụ cho giám đốc bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.
Nắm bắt kế hoạch điều phối hoạt động đồng thời lên kế hoạch về nguyên liệu.
Chịu trách nhiệm chuyên sản xuất, chế biến các mặt hàng của nhà máy phục
vụ cho yêu cầu đề ra.
Phòng kế hoạch đầu tư
Vạch ra kế hoạch cho nhà máy trong năm theo từng tháng, từng quý…


Điều độ sản xuất, nghiên cứu mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng,
thực hiện đa dạng hóa sản phẩm. Đầu tư trang thiết bị máy móc cho công ty.
Phòng kỹ thuật
Sửa chữa, vận hành, bảo trì và lên kế hoạch về các thiết bị máy móc cho nhà
máy. Sửa chữa các công trình phục vụ sản xuất.
Hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị cho các đơn vị trong nhà máy.
Theo dõi, kiểm tra tính hiệu lực của thiết bị đo lường.
Phòng KCS
Kiểm soát, xây dựng các quy chế vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra chất
lượng sản phẩm cho nhà máy.
Kiểm tra chất lượng nguyên liệu, sản phẩm trong quá trình thu mua và tồn trữ
sản phẩm.
Tham gia thực hiện nghiên cứu sản phẩm mới, đánh giá chất lượng sản phẩm
và nhãn hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cấp phiếu xác nhận chất lượng nguyên liệu và thành phẩm trước khi nhập kho.
Theo dõi phân tích và đánh giá, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về chất lượng sản
phẩm của nhà máy cho giám đốc và cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm cấp trên.
- Bộ phận QA:
+ Bộ phận QC: Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khâu
nguyên liệu đến khi xuất kho.
+ Đảm bảo dây chuyền sản xuất tuân thủ theo HACCP và ISO 9001:2008.

- Bộ phận R&D: Nghiên cứu và phát triển sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị
trường.
Phòng kinh doanh
Thực hiện tất cả các hợp đồng kinh tế đã ký kết, đảm bảo việc lập chứng từ,
trực tiếp phân phối vật tư hàng hóa và trao đổi sản phẩm kinh doanh.
Thực hiện ký kết hợp đồng kinh tế, hợp tác kinh tế với các tỉnh và các thành
phần kinh tế khác.
Tổ chức giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.
Xây dựng và đề xuất phương án về giá cả cho từng loại sản phẩm.


Trực tiếp thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu thực phẩm, thực hiện các thủ
tục xuất nhập khẩu, giao dịch đàm phán với thương nhân nước ngoài.
Thường xuyên nghiên cứu thị trường, xác định được phạm vi thị trường cho
các sản phẩm hiện có, dự đoán nhu cầu sản phẩm và đề ra kế hoạch phát triển sản
phẩm trong tương lai.
Tổ chức mạng lưới kinh doanh, mở cửa các cửa hàng, siêu thị.
Đánh giá các phương tiện và hiệu quả bán hàng, đề ra những biện pháp thích
hợp và hiệu quả hơn.
Bộ phận kho và thu mua
Có trách nhiệm quản lý kho, có trách nhiệm nhập hoặc xuất nguyên liệu, đồng
thời phải luôn kiểm kê coi nguyên liệu tồn kho giữa trong hệ thống và ngoài kho.
Phòng Marketing thị trường
Quảng bá, PR sản phẩm đến người tiêu dùng.
Tổ chức các sự kiện.
Trưng bày, thiết kế, sắp xếp gian hàng sản phẩm tại các kì hội chợ [6].
2.1.3. Hệ thống an toàn lao động và vệ sinh]
2.1.3.1. Hệ thống an toàn lao động
- Mỗi phòng sản xuất đều có cửa thoát hiểm và hệ thống bình chữa cháy khẩn
cấp được lắp đặt và kiểm tra đầy đủ.

- Khi vận hành máy và các thiết bị phòng cháy chữa cháy trong nhà máy phải
đảm bảo đúng nguyên tắc.
- Có rào chắn đối với các trang thiết bị có vận tốc truyền động cao, các trang
thiết bị phải có role bảo vệ.
- Thực hiện kiểm tra và ký nhận một cách nghiêm túc khi giao ca.
- Sử dụng đầy đủ các thiết bị về bảo hộ lao động.
- Công nhân có trách nhiệm quản lý và bảo quản các thiết bị ở khâu sản xuất
nơi mình làm việc, không vận hành máy móc thiết bị ở khâu khác.
- Luôn chấp hành tốt việc bảo dưỡng máy móc định kỳ, khi có sự cố phải báo
cáo cho phòng kĩ thuật để có biện pháp khắc phục kịp thời.


[6].

- Nghiêm túc trong công việc, không xô đẩy, cười đùa gây mất trật tự và an
toàn

2.1.3.2. Hệ thống vệ sinh công nghiệp
 Vệ sinh đối với cán bộ, công nhân viên
- Tất cả cán bộ, công nhân viên khi vào xưởng phải có mũ bao tóc, khẩu trang,
găng tay, ủng cao su, đồ bảo hộ lao động.
- Khi vào xưởng công nhân không được đeo đồ trang sức như đồng hồ, nhẫn,
vòng tay, dây chuyền.
- Vệ sinh sức khỏe công nhân: Công nhân phải được khám sức khỏe định kì 6
tháng/lần để kiểm tra tình trạng sức khỏe.
- Nếu công nhân mắc các bệnh truyền nhiễm cần điều trị đến khỏi hẳn mới
được vào khu vực sản xuất.
- Thực hiện vệ sinh trước khi vào khu sản xuất:
+ Nhận trang phục bảo hộ lao động trước khi vào phân xưởng sản xuất.
+ Trước khi vào xưởng chế biến, tất cả các cán bộ công nhân viên đều phải

thực hiện đầy đủ các bước: Mang ủng cao su -> rửa tay theo quy trình 6 bước (rửa
kỹ bàn tay, cổ tay, ngón tay, các kẽ tay,..) -> sấy khô tay bằng hệ thống tự động ->
đội mũ nhỏ bao tóc -> đeo khẩu trang -> rửa tay theo quy trình 6 bước -> sấy khô
tay bằng hệ thống tự động -> đội mũ to -> mặc áo bảo hộ -> loại bỏ tóc, bụi bẩn
trên quần áo bằng tay lăn chuyên dụng -> đeo gang tay cao su -> đeo ống tay nilon > đeo yếm bảo hộ -> xịt cồn khử trùng tay bằng máy tự động -> chân đi ủng lội qua
bể nước chứa dung dịch Chlorine 200ppm.
- Thực hiện vệ sinh trong quá trình sản xuất:
+ Không mặc đồ bảo hộ lao động ra khỏi khu vực sản xuất hay từ khu vực sản
xuất này sang khu vực sản xuất khác.
+ Mang bao tay khi làm việc với nguyên liệu, sản phẩm.
+ Khi bao tay rách hoặc bẩn phải quay lại phòng thay đồ để đổi bao tay mới.
+ Tuyệt đối không hút thuốc, mang đồ ăn, uống vào trong khu vực sản xuất.
- Thực hiện vệ sinh sau khi ra khỏi khu vực sản xuất:


+ Vệ sinh tay và dụng cụ cá nhân khi ra khỏi khu vực sản xuất.
+ Đồ bảo hộ phải để đúng nơi quy định, không mang đồ bảo hộ khi vào nhà vệ
sinh.
+ Khi trở lại phòng sản xuất phải thực hiện từ đầu các thao tác vệ sinh [6].
2.1.3.3. Vệ sinh trong chế biến
 Vệ sinh dụng cụ, máy móc, thiết bị: Đầu ca, giữa ca và cuối ca
- Vệ sinh nhà xưởng chế biến, dụng cụ, máy móc thiết bị.
+ Có khu vực vệ sinh dụng cụ riêng biệt.
+ Không thực hiện thao tác nào dưới nền. Tất cả nguyên liệu, sản phẩm phải
được đựng trong các rổ, thùng, bin chuyên biệt cho từng loại và đặt trên các Pallet
nhựa hoặc innox.
+ Sàn nhà, tường vách phải luôn giữ sạch sẽ, khô ráo.
+ Tại mỗi phòng đều có 2 thùng rác riêng cho rác thải hữu cơ và rác thải sản
xuất.
+ Khử trùng không khí bằng hệ thống phun sương tự động 1 tuần 2 lần.

+ Kiểm soát côn trùng: xịt đuổi côn trùng 2 tuần 1 lần trong và ngoài nhà
xưởng.
+ Tiến hành vệ sinh nhà xưởng, dụng cụ, máy móc hằng ngày vào đầu ca, giữa
ca và cuối ca sản xuất:
Vệ sinh đầu ca: Công nhân tiến hành cào khô nền nhà xưởng, lau khô máy
móc thiết bị bằng khăn lau chuyên dụng, xịt cồn tại các vị trí tiếp xúc trực tiếp với
sản phẩm.
Vệ sinh giữa ca: Tiến hành thu gom nguyên liệu vụn, các vụn sản phẩm trong
quá trình sản xuất -> xịt sạch bằng nước -> xịt hóa chất tẩy rửa chuyên dụng Topax
19, DS 489 ngâm trong 15 phút -> chà, cọ sạch -> xịt sạch bằng nước.
Vệ sinh cuối ca: Tiến hành thu gom nguyên liệu vụn, các vụn sản phẩm trong
quá trình sản xuất -> xịt sạch bằng nước -> xịt hóa chất tẩy rửa chuyên dụng Topax
19, DS 418 ngâm trong 15 phút -> chà, cọ sạch -> xịt sạch bằng nước -> xịt hóa chất
khử trùng chuyên dụng Topax 91, DS 418 ngâm trong 15 phút -> xịt sạch bằng nước
-> cào khô.


+ Đối với các rổ, thùng đựng: Dùng vòi xịt áp lực cao để rửa trôi các sản phẩm
còn sót lại, sau đó dùng hóa chất tẩy rửa và bàn chải để cọ rửa sau đó rửa lại bằng
nước cho đến khi sạch, cuối cùng tráng lại bằng nước nóng 900C.
+ Đối với dao: Vệ sinh cẩn thận bằng hóa chất cho sạch rồi để đúng nơi quy
định.
- Vệ sinh kho tồn trữ
+ Nhà kho phải luôn sạch sẽ, khô ráo.
+ Các xe trolley phải được sắp xếp gọn gàng, đúng nơi quy định.
- Vệ sinh kho vận chuyển
+ Sản phẩm được vận chuyển trong các rổ chứa, thừng chứa, xe đẩy … phải
đảm bảo vệ sinh sạch sẽ [6].
2.1.3.4. Vệ sinh môi trường cảnh quan
- Hành lang, lối đi, khu xung quanh nhà xưởng được quét dọn hàng ngày.

- Tường, trần nhà, cửa sổ được quét bụi, mạng nhện thường xuyên.
- Công tác vệ sinh trong nhà máy được thực hiện rất nghiêm ngặt.
- Xịt côn trùng trong và xung quanh nhà xưởng 2 tuần/lần.
2.1.3.5. Xử lý nước thải và chất rắn
- Xử lý nước thải
+ Nhà máy có hệ thống xử lý nước thải hiện đại nhất Việt Nam, nước thải khi
được xử lý đạt tiêu chuẩn được xả trực tiếp ra môi trường.
- Xử lý chất thải rắn
+ Chất thải rắn trong quá trình chế biến được thu gom liên tục trong quá trình
sản xuất và được chuyển nhanh ra khỏi khu vực sản xuất.
+ Nhà máy không thực hiện xử lý chất thải rắn trong khu vực nhà máy [6].
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt gà trên thế giới
Thịt các loại gia cầm cung cấp một lượng một số lượng lớn tỷ lệ đạm cho mỗi
bữa ăn của hàng tỷ người trên thế giới và là một loại thực phẩm thiết yếu. Thịt gia
cầm chiếm 30% lượng thịt trên thế giới và đặc biệt là thịt gà.
Do đặc điểm địa lý, khí hậu, truyền thống dân tộc, khả năng đầu tư và trình độ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong chăn nuôi gia cầm cùng với thói quen tiêu
dùng... mà đàn gia cầm phân bố không đồng đều. Trên 50% đàn gà được nuôi ở


châu Mỹ, Hoa Kỳ là nước nuôi nhiều gà công nghiệp nhất (trên 40%), rồi đến một
số nước Tây âu, trong khi đó gà lông màu, gà địa phương nuôi trang trại và chăn thả
lại tập trung nhiều nhất ở Trung Quốc và một số nước ở châu á [4].
Theo các báo cáo đầy triển vọng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(OECD) và Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), sản
lượng thịt gia cầm trong 10 năm tới đến năm 2023 sẽ tăng trưởng khoảng 2,3% mỗi
năm. Như vậy vào năm 2023 sản lượng thịt gia cầm đạt 134,5 triệu tấn và đứng đầu
trong ngành sản xuất thịt.
Lượng tiêu thụ thịt trung bình của một người trên toàn thế giới được tính trên

khối lượng bán lẻ, dự kiến đến năm 2023 sẽ đạt 36,3kg/người/năm. Tiêu thụ thịt
trung bình của năm 2023 tăng 2,4kg so với những năm 2010 -2012. Đối với thịt ga
cầm lượng tiêu thụ dự tính trong năm 2023 sẽ tăng 1,7 kg (72%) và sẽ lên đến
15kg/người dựa trên cơ sở khối lượng bán lẻ (khối lượng bán lẻ được tính bằng
88% khối lượng thân thịt hoặc khối lượng gà đã được loại bỏ nội tạng).
Bảng 2.1: Sản lượng thịt gia cầm so với các loại thịt khác
Đơn vị: Ngàn tấn thịt xẻ
Năm 2015

Năm 2025

So sánh 2015/2025(%)

Tổng các loại thịt

309.384

357.460

15,54

Thịt gà

110.250

131.255

19,02

Thịt lợn


117.005

131.001

11,96

Thịt trâu bò

67.962

77.766

14,43

Thịt dê cừu

14.137

17.438

23,35

Nguồn: OECD-FAO Agriculture Outlook 2016-2025
FAO dự đoán: Thập niên 2015-2025 là thập niên của sản xuất thịt gia cầm, lần
đầu tiên trong tiên trong lịch sử ngành sản xuất thịt thế giới: Sản lượng thịt gia cầm
toàn cầu đang đuổi kịp và vượt sản lượng thịt lợn. Sản xuất thịt gia cầm toàn cầu
tiếp tục tốc độ tăng cao hơn so với thịt lợn và thịt trâu bò.



Nên tăng sản xuất thịt gia cầm là ưu tiên mà các nước phát triển cũng như các
nước đang phát triển lựa chọn dể thay thế dần một phần thịt lợn.
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt gà tại Việt Nam
Ở Việt Nam chăn nuôi gia cầm là nghề chăn nuôi truyền thống, sản phẩm gia
cầm, đặc biệt là thịt gà không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị mà còn in
đậm trong đời sống xã hội bởi một nền văn hóa ẩm thực với nhiều yếu tố tâm linh,
gà được sử dụng trong những ngày giỗ, tết, lễ hội, đám cưới, đám hỏi,…
Với những lí do đó sản phẩm gia cầm luôn có vị trí trên thị trường tiêu thụ,
góp phần làm năng thu nhập cho người chăn nuôi và thúc đẩy ngành chăn nuôi phát
triển, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, sản lượng thịt hơi các loại năm 2012
ước tính đạt 4,3 triệu tấn, tăng 2,5 % so với năm trước, trong đó sản lượng thịt trâu
tăng 0,8 %, sản lượng thịt bò tăng 2,4 %, sản lượng thịt lợn tăng 2 %, sản lượng thịt
gia cầm tăng 4,8 % [14].
Lượng tiêu thụ thịt gia cầm cũng tăng mạnh, năm 2005 lượng tiêu thụ là 322
ngàn tấn, năm 2015 ước tính sẽ tiêu thụ 862 ngàn tấn, sau 10 năm lượng tiêu thụ
tăng đến
267,7%. Tuy nhiên lượng tiêu thụ thịt gia cầm sẽ còn nhiều hơn nữa nếu tính theo
số liệu tiêu thụ bình quân trâm đầu người ở Việt Nam là 11,5 kg/người/năm, thì với
90,5 triệu dân thì tới 2015 lượng tiêu thụ sẽ trên 1triệu tấn.
2.3. Tổng quan về nguyên liệu gà
2.3.1. Nguyên liệu gà
Gà nguyên liệu là giống Cob, Cross và Gà Arbor Acres hay còn gọi là gà AA.
Gà AA và Cob là những giống gà hướng thịt công nghiệp cao sản có nguồn
gốc từ Mỹ [9]. Chúng hình thành do phương pháp lai tạo 4 dòng. Arbor Acres là tên
chi nhánh thuộc công ty Aviagen, được thành lập năm 1933 tại Mỹ. Gà AA có năng
suất rất cao, là một trong những giống gà thịt cao sản của thế giới. Chúng được
công nhận là một giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh, lưu hành trong
lãnh thổ Việt Nam.



×