Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Pháp luật cộng đồng ASEAN (9đ) Đề bài “Bình luận các đặc điểm của pháp luật cộng đồng ASEAN, so sánh pháp luật cộng đồng ASEAN với pháp luật Việt Nam dưới các góc độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.02 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
Trang:

MỞ ĐẦU......................................................................................................2
NỘI DUNG..................................................................................................3
I. Khái quát về Cộng đồng ASEAN và pháp luật Cộng đồng ASEAN...3
1. Cộng đồng ASEAN (ASEAN Community - AC)....................................3
2. Pháp luật Cộng đồng ASEAN.................................................................3
II. Bình luận về các đặc đỉểm của pháp luật Cộng đồng ASEAN..........4
1. Quan hệ pháp luật do pháp luật Cộng đồng ASEAN điều chỉnh..........4
2. Cơ chế xây dựng và ban hành pháp luật Cộng đồng ASEAN...............5
3. Cơ chế thực thi pháp luật Cộng đằng ASEAN.......................................6
4. Cơ chế giám sát thực thi pháp luật và giải quyết tranh chấp................7
III. So sánh pháp luật Cộng đồng ASEAN với pháp luật Việt Nam dưới
các góc độ.....................................................................................................8
1. Bản chất pháp luật...................................................................................8
2. Quan hệ pháp luật...................................................................................9
3. Cơ chế xây dựng pháp luật....................................................................11
4. Cơ chế thực thi và tuân thủ pháp luật..................................................12
KẾT LUẬN................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................14


MỞ ĐẦU
Pháp luật cộng đồng ASEAN là tổng thể những nguyên tắc
và quy phạm pháp luật do ASEAN xây dựng và ban hành nhằm
điều chỉnh quan quan hệ của cộng đồng ASEAN, phát sinh trên
mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị - An ninh và văn hóa – xã hội.
Còn Pháp luật quốc gia là hệ thống các quy phạm pháp lý,
thành văn hoặc không thành văn do nhà nước đặt ra hoặc công
nhận nhằm điều chỉnh quan hệ pháp lý giữa các chủ thể của


pháp luật và về nguyên tắc những quan hệ đó phát sinh trong
lãnh thổ hoặc quyền tài phán của quốc gia đó. Pháp luật trong
nước có hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổ của quốc gia ban hành
ra nó. Pháp luật của Việt Nam là hệ thống những qui tắc xử sự
mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội pháp triển phù hợp
với lợi ích của giai cấp mình. Mặc dù là pháp luật quốc gia, xong
lại do hai chủ thể khác nhau ban hành nên có nhiều sự khác
biệt. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm chúng em xin
chọn đi sâu vào tìm hiểu đề bài tập số 1: “Bình luận các đặc
điểm của pháp luật cộng đồng ASEAN, so sánh pháp luật cộng
đồng ASEAN với pháp luật Việt Nam dưới các góc độ: Quan hệ
pháp luật; Bản chất pháp luật; Cơ chế xây dựng pháp luật; Cơ
chế thực thi và tuân thủ pháp luật” Làm đề tài nghiên cứu cho
bài tập nhóm của nhóm mình.

1


NỘI DUNG
I. Khái quát về Cộng đồng ASEAN và pháp luật Cộng
đồng ASEAN
1. Cộng đồng ASEAN (ASEAN Community - AC)
Cộng đồng ASEAN là liên kết của các quốc gia ASEAN trên
cơ sở hệ thống thiết chế và thể chế pháp lý, bao gồm ba trụ
cột: Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng
đồng văn hóa- xã hội nhằm xây dựng ASEAN trở thành tổ chức
quốc tế năng động, thịnh vượng, vững mạnh và bản sắc chung.
Tiến trình ra đời, hình thành và xây dựng cộng đồng ASEAN

có thể được khái quát thông qua các văn bản pháp lý sau:
- Tuyên bố về tầm nhìn ASEAN 2020: văn kiện này đưa ra ý
tưởng về Cộng đồng ASEAN và được trình bày tại Hội nghị cấp
cao không chính thức của ASEAN năm 1997.
- Tuyên bố hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali II): tuyên bố này
là văn bản pháp lý đầu tiên ghi nhận chính thức khái niệm Cộng
đồng ASEAN và những định dạng cụ thể của nó.
- Chương trình hành động Viên Chăn (VAP): VAP là bản kế
hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN, cụ thể hóa những nội dung
đã ghi nhận trong tuyên bố Bali II, trong đó quy định mục tiêu
và các chương trình xây dựng cho từng cộng đồng.
- Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC 2007, kế hoạch tổng thể
xây dụng APSC và Kế hoạch tồng thể xây dựng ASCC cùng được
ký kết trong năm 2009 xác định rõ định dạng cũng như cơ chế,
các biện pháp và hoạt động cụ thể xây dựng APSC AEC và ASCC
đến năm 2015. Đây là cơ sở pháp lý để ASEAN triển khai xây

2


dựng mỗi cộng đồng, qua đó hiện thực hóa mục tiêu về Cộng
đồng ASEAN
2. Pháp luật Cộng đồng ASEAN
Pháp luật Cộng đồng ASEAN là tổng thế các nguyên tắc và
quy phạm pháp luật do ASEAN xây dựng và ban hành nhằm
điều chỉnh các quan hệ của Cộng đồng ASEAN, phát sinh trên
mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị - an ninh và văn hóa - xã hội. 1
Bản chất của pháp luật Cộng đồng ASEAN là một bộ phận
của pháp luật quốc tế. Nội hàm của hệ thống pháp luật Cộng
đồng ASEAN là các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật được

hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận của các quốc gia (thành
viên) - chủ thể của luật quốc tế nhằm điều chỉnh các quan hệ
phát sinh trong các lĩnh vực hợp tác giữa các chủ thể này.
Pháp luật Cộng đồng ASEAN bao gồm ba lĩnh vực chính:
Luật Cộng đồng chính trị - an ninh, Luật Cộng đồng kinh tế và
Luật Cộng động văn hóa - xã hội.
Mang tính chất là công cụ pháp lí điều chỉnh các hoạt động
của ASEAN, pháp luật Cộng đồng ASEAN co vai trò quan trọng
góp phần đảm bảo hòa bình, ổn định và phát triền của mỗi
thành viên nói riêng và của toàn khu vực nói chung. Với tư cách
là hệ thống pháp luật của ASEAN - tồ chức quốc tế liên Chính
phủ mang tính khu vực, pháp luật Cộng đồng ASEAN phản ánh
những đặc thù về kinh tế, chính trị, văn hóa của các quốc gia
thành viên và phù hợp với quan hệ hợp tác khu vực, được xây
dựng và phát triển cùng với những bước tiến cùa ASEAN. Nhằm
đáp ứng nhu cầu hợp tác phát triển, các quốc gia ASEAN cũng
1 Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật cộng đồng ASEAN 2016, Nhà xuất bản Công an nhân dân,
Trang 50

3


thỏa thuận xây dựng hệ thống pháp luật ASEAN ngày càng
hoàn thiện và chặt chẽ hơn.
II. Bình luận về các đặc đỉểm của pháp luật Cộng
đồng ASEAN
Pháp luật Cộng đồng ASEAN có những đặc điêm cơ bản
sau:
1. Quan hệ pháp luật do pháp luật Cộng đồng ASEAN
điều chỉnh

Quan hệ do pháp luật Cộng đồng ASEAN điều chỉnh chủ yếu
là quan hệ phát sinh giữa các quốc gia trong Cộng đồng ASEAN.
Ngoài ra, pháp luật Cộng đồng ASEAN còn điều chinh quan hệ
hợp tác trong một số lĩnh vực giữa ASEAN với các đối tác ngoài
ASEAN, điển hình là quan hệ với các quốc gia như Hoa Kỳ, Nga,
Hàn Quốc,... tham gia diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), các quốc
gia là thành viên của Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam
Á (TAC).
Quan hệ pháp luật Cộng đồng ASEAN phát sinh trong tất cả
các lĩnh vực hợp tác kinh tế, chính trị - an ninh và văn hóa - xã
hội. Cộng đồng ASEAN bao gồm ba trụ cột Cộng đồng chính trị an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa - xã hội. Do
vậy, pháp luật Cộng đồng ASEAN cũng được phân chia thành ba
lĩnh vực chính: Luật Cộng đồng chính trị - an ninh, Luật Cộng
đồng kinh tế và Luật Cộng đồng ván hóa - xã hội.

4


2. Cơ chế xây dựng và ban hành pháp luật Cộng đồng
ASEAN
Pháp luật Cộng đồng ASEAN do ASEAN xây dựng và ban
hành theo cơ chế tham vấn và đồng thuận (Điều 20 Hiến
chương ASEAN).
Thứ nhất, cơ chế tham vấn
Tham vấn được hiểu là quá trình tham khảo, trao đổi ý kiến
giữa các thành viên đê đạt được sự đồng thuận.
Quy trình xây dựng pháp luật Cộng đồng ASEAN phải trải
qua giai đoạn tham vấn lẫn nhau giữa các thành viên. Tham
vấn là giai đoạn quan trọng trước khi thông qua các quyết định
của ASEAN bằng nguyên tắc đồng thuận. Nếu tham vấn thành

công thì việc thông qua quyết định của ASEAN sẽ nhanh chóng
và thuận lợi.
Tuy nhiên, do tồn tại sự chênh lệch về trình độ phát triển
kinh tế và tốc độ hội nhập, sự đa dạng về thể chế chính trị giữa
các nước thành viên ASEAN nên quá trình tham vấn thường kéo
dài, tốn kém công sức và tài chính mới có thể đạt được sự thống
nhất về quan điểm trước khi quyết định. Điều này làm cản trở
sự đồng thuận trong các quyết đinh của ASEAN và làm chậm
tiến trình hợp tác của ASEAN.
Thứ hai, cơ chế đồng thuận
Cơ chế đồng thuận trong việc xây dựng pháp luật Cộng
đồng ASEAN được hiểu là các quyet định và văn bản pháp lý
của ASEAN chỉ được ban hành trên cơ sở đồng thuận của tất cả
các quốc gia thành viên. Cơ chế này đảm bảo cho tất cả các
quốc gia thành viên có quyền bình đẳng với nhau trong việc

5


quyết định các vấn đề của Cộng đồng, đảm bảo cho ASEAN có
thể tồn tại và phát triển theo định hướng “thống nhất trong đa
dạng” kể từ khi thành lập đến nay.
Tuy nhiên, đồng thuận đòi hỏi sự nhất trí tuyệt đối của các
nước thành viên khi thông qua các quyêt định của ASEAN và
quá trình tham vấn để đạt được sự đồng thuận thường kéo dài
rất lâu. Do đó, quyết định đưa ra có thể bị trì hoãn, thậm chí
làm chậm tiên trình hợp tác và phát triển của ASEAN.
Để khắc phục nhược điểm này, khoản 2 Điều 20 Hiến
chương ASEAN quy định: “trường hợp không đạt được sự đồng
thuận thì cấp cao ASEAN có thể xem xét việc đưa ra quyêt định

cụ thê”. Hội nghị cấp cao cũng ra quyết định dựa trên nguyên
tắsc đồng thuận. Nếu tại Hội nghị cấp cao mà các thành viên
vẫn không đạt được sự đồng thuận thì Hội nghị cấp cao sẽ
quyết định cách thức ra quyết định cuối cùng với điều kiện tât
cả các nước thành viên đều chấp thuận cách thức ra quyết định
đó. Trường hợp các văn kiện pháp lý chuyên ngành của ASEAN
có điều khoản quy định phương thức ra quyết định riêng thì áp
dụng phương thức đó.
Trong quan hệ đối ngoại của ASEAN với các đối tác bên
ngoài, các nguyên tắc, quy phạm pháp luật sẽ được xây dựng
trên cơ sở luật pháp quốc tế, đó là sự tự nguyện, bình đẳng,
thỏa thuận, cùng có lợi của các bên tham gia.
3. Cơ chế thực thi pháp luật Cộng đằng ASEAN
Pháp luật Cộng đồng ASEAN được thực thi ờ hai cấp độ là
cấp độ quốc gia và cấp độ cộng đồng.

6


Ở cấp độ quốc gia, thực thi pháp luật CĐ ASEAN được thực
hiện thông qua hoạt động pháp lý của các quốc gia thành viên,
theo cơ chế chung hoặc cơ chế riêng trong từng lĩnh vực cụ thể.
Trên cơ sở của pháp luật cộng đồng ASEAN về từng lĩnh, vực,
các quốc gia thành viên sẽ tự xây dựng cho mình cơ chế quốc
gia đề thực hiện các quy định pháp luật trong từng lĩnh vực cụ
thể đó.
Ở cấp độ cộng đồng, việc thực thi pháp luật Cộng đồng
ASEAN được thực hiện thông qua các hoạt động chức năng theo
nhiệm vụ của các thiết chế trong Cộng đồng. Tất cả các thiết
chế, từ Hội nghị cấp cao đến Ban thư ký ASEAN đều có chức

năng thực thi pháp luật.
4. Cơ chế giám sát thực thi pháp luật và giải quyết
tranh chấp
a. Cơ chế giám sát thực thi pháp luật:
Chức năng giám sát thực thi pháp luật Cộng đồng ASEAN
được giao cho tất cả các thiết chế của Cộng đồng, từ Hội nghi
cấp cao cho đến Ban thư kí ASEAN. Cơ chế giám sát này không
được quy định thống nhất trong một văn bản pháp luật của
ASEAN, mà được quy định ở hầu hết các văn bản pháp lí của
ASEAN, từ Hiến chương ASEAN cho tới ván bản hợp tác chuyên
ngành. Mỗi văn bản pháp luật lại quỵ định các thủ tục giám sát
khác nhau tùy thuộc vào từng lĩnh vực hợp tác cụ thể được quy
định tại văn bản đó.
Việc không giao cho một thiết chế chuyên trách thực hiện
chức năng này làm giảm hiệu quả giám sát thực thi pháp luật
của cộng đồng. Ngòa ra, việc quy định các thiết chế của Cộng

7


đồng vừa có chức năng thực thi, vừa có chức năng giám sát
thực thi pháp luật là không khách quan, khiến cho cơ chế này
không phát huy được hiệu quả trong thực tế.
b. Cơ chế giải quyết tranh chấp
ASEAN đã xây dưng được một hệ thống tương đối hoàn
chỉnh cơ chế giải quyết tranh chấp trong các lĩnh vực chính trị
đỉển hĩnh là Cơ chế giải qụỵết tranh chấp theo Hiệp ước thân
thiện và hợp tác ở Đông Nam Á; lĩnh vực kinh tế- thương mại
điển hình là Cơ chế giải quyết tranh chấp theo Nghị định thư
ASEAN năm 2004 về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp

và Cơ chế giải quyết các tranh chấp chung điển hình là Cơ chế
giải quyết tranh chấp theo Nghị định thư 2010 về giải quyết
tranh chấp theo quy định của Hiến chương ASEAN; giải quỵết
tranh chấp trong một số lĩnh vực chuyên ngành. Tuy nhiên, với
đặc thù của truyền thông văn hóa pháp luật Đông Nam Á và
một số nguyên nhân khác, thực tiễn của ASEAN trong suốt thời
gian qua cho thấy các cơ chế giải quyết tranh chấp được định
sẵn của ASEAN rất ít được áp dụng.
III. So sánh pháp luật Cộng đồng ASEAN với pháp
luật Việt Nam dưới các góc độ
1. Bản chất pháp luật
a. Điểm giống nhau
Pháp luật thực chất chính là hệ thống các nguyên tắc, quy
phạm mang tính bắt buộc chung, được sử dụng để điều chỉnh
các quan hệ xã hội nhất định. Như vậỵ, pháp luật Việt Nam và
pháp luật Cộng đồng ASEAN đều là tổng thể các nguyên tắc và

8


quy phạm xử sự được xây dựng và ban hành nhăm thực hiện
mục tiêu điều chỉnh, quản lí các quan hệ phát sinh trong xã hội
Pháp luật được xây dựng và ban hành bởi các chủ thể có
thẩm quyền, nên pháp luật thể hiện ý chí, quan điểm của chính
những chủ thể đó về những vấn đề, những lĩnh vực mà pháp
luật điêu chỉnh. Theo đó, pháp luật của Cộng đồng ASEÁN và
pháp luật Việt Nam đều phản ảnh ý chí vả bảo vệ cho quyền và
lợi ích của các chủ thể xây dựng và ban hành.
Pháp luật Cộng đồng ASEAN hình thành trên cơ sở sự dung
hòa về ý chí, lợi ích của tât cả các giai tầng. Như vậy, pháp luật

Việt Nam và pháp luật AC đều mang tính xã hội, tính cộng
đồng, thông qua đó, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững,
ổn định, hướng tới một xã hội, một cộng đồng hài hòa và ổn
định. Thêm vào đó hai hệ thống pháp luật này đều được xây
dựng phù hợp với các đặc điểm kinh tế kinh tế, chính trị, văn
hóa
của xã hội, cộng đồng mình, từ đó tạo dựng một môi
trường bình ổn cho sự phát triển ở những mức độ cao hơn của
xã hội, của cộng đồng.f
b. Điểm khác nhau
Cộng đồng ASEAN là liên kết giữa các quốc gia - chủ thể
của Luật Quốc tế trên cơ sở một hệ thống pháp lý và thể chế
pháp lý, do đó mà pháp luật Cộng đồng ASEAN mang đầy đủ
bản chất của pháp luật quốc tế, không xuất phát từ một hay
một nhóm thành viên đơn lẻ, không xuất phát từ một giai cấp
cá biệt nào, cũng không hướng tới một chủ thể nhất định cụ
thể, mà là kết quả dựa trên sự dung hòa về ý chí của tắt cả các

9


nước thành viên và bảo vệ cho lợi ích chung của cả Cộng đồng
mà không phải lả của bât kì một quốc gia hay một giai cấp
riêng lẻ nào. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam là pháp luật quốc
gia, do Nhà nước của giai cấp cầm quyền xây dựng và ban
hành, là công cụ pháp lí để giai cấp cầm quyền quản lí quốc
gia, bảo vệ cho quyền và lợi ích của giai cấp mình (tính giai cấp
rõ rệt của pháp luật quốc gia). Đây chính là sự khác biệt tối
trọng yếu, quyết định những điểm khác biệt khác giữa pháp
luật Việt Nam và pháp luật Cộng đồng ASEAN nói riêng, cũng

như giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế nói chung.
2. Quan hệ pháp luật
a. Điểm giống nhau
Thứ nhất, quan hệ pháp luật Cộng đồng ASEAN và quan hệ
pháp luật Việt Nam đều mang những đặc điểm chung của quan
hệ pháp luật, đều là các quan hệ xã hội được các quy phạm
pháp luật điều chỉnh (về mặt chủ thể quan hệ, quyền và nghĩa
vụ của chủ thể khi tham gia quan hệ, nội dung quan hệ, phạm
vi quan hệ...).
Thứ hai, về lĩnh vực điều chỉnh, pháp luật Cộng đồng ASEAN
và pháp luật Việt Nam đều thực hiện điều chỉnh các quan hệ
phát sinh trên mọi lĩnh vưjc của đời sống xã hội: chính trị - an
ninh, kinh tế - thương mại, văn hóa - xã hội,...
Thứ ba, về phạm vi điều chỉnh, cả pháp luẩ Việt Nam và
pháp luật ASEAN đều điều chỉnh các quan hệ pháp luật mang
tính chất "đối nội" và "đối ngoại". Pháp luật Việt Nam điều chỉnh
các quan hệ giữa các chủ thể trong nước với nhau (đối nội) và
giữa các chủ thể trong nước với bên ngoài (đối ngoại); tương tự,

10


pháp luật của Cộng đồng ASEAN điều chỉnh quan hệ giữa các
quốc gia thành viên ASEAN với nhau (nội khối) và quan hệ giữa
ASEAN với các đối tác quốc tế ngoài ASEAN (ngoại khối).
b. Điểm khác nhau
Điểm khác biệt lớn và rõ ràng nhất giữa quan hệ pháp luật
Cộng đồng ASEAN và quan hệ pháp luật Việt Nam là chủ thể
của quan hệ pháp luật. Do bản chất của luật Cộng đồng ASEAN
là pháp luật quốc tế,|chủ thể của quan hệ pháp luật phải là các

quốc gia, các tổ chức quốc tế liên Chính phủ... không chỉ có đầy
đủ điều kiện và năng lực của chủ thể luật quốc tế, mà còn phải
đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật Cộng đồng về chủ thể
Trong khi đó, do bản chất là pháp luật quốc gia, chủ thể của
quan hệ pháp luật Việt Nam là các chủ thể trong nước (cá nhân,
pháp nhân Việt Nam: cá nhân. pháp nhân nước ngoài ở Việt
Nam; các cơ quan Nhà nước) mà không phải là chủ thể mang
tính chất quốc tế.
Mặt khác, cũng do bản chất pháp luật khác nhau mà địa vị
pháp lí giữa các chủ thể của pháp luật Cộng đồng ASEAN đều
hình đẳng với nhau ỵề qụyền và nghĩa vụ.cũng như có tiếng nói
ngang nhau trong việc quyết định các vấn đề chung của cả
Cộng đồng; còn các chủ thể của pháp luật Việt Nam. bên cạnh
các chủ thể có địa vị pháp lí ngang nhau (cá nhân, pháp nhân),
còn có sự những quan hệ thể hiện sự bất bình đẳng_giữa các
chủ thể (quán hệ giữa Nhà nước và các chủ thể còn lại, trong đó
Nhà nước ở địa vị pháp lý cao hơn. Sự khác biệt này chính là
một trong những nguyên nhân dẫn đến những sự khác biệt
khác giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Cộng đồng ASEAN.

11


Sự khác biệt thứ hai là về phạm vi của quan hệ pháp luật:
pháp luật Việt Nam điều chỉnh các quan hệ pháp luật thuộc
phạm vi nội bộ quốc gia, còn pháp Ịụật của Cộng đồng ASEAN
điều chỉnh quan hệ phát sinh trong đời sống đối ngoại, hợp tác
quốc tế của các quốc gia thảnh viên ASEAN.
3. Cơ chế xây dựng pháp luật
Như đã trình bày ở phần trước, pháp luât ASEAN được xây

dựng theo cơ chế tham vấn và đồng thuận piữa các thành viên
trên nguyên tắc binh đăng, tôn trọng và đảm bảo hài hòa lợi ích
của các thành viên, phù hợp với bản chất mà pháp luật quốc tế
của pháp luật Cộng đồng ASEAN. Pháp luật Việt Nam do mang
bản chất là pháp luật quốc gia, pháp luật của Nhà nước, của
giai cấp cầm qụyền, nên nhiệm vụ xây dựng hệ thống pháp luật
này được trao cho các cơ quan Nhà nước co thẩm quyền (các cơ
quan quỵển lực, cơ quan hành chính...). Hoạt động xây dựng
pháp luật ở Việt Nam cần tiến hành dựa trên các nguyên tắc:
đảm bảo sự lãnh đạo cùa Đảng Cộng sản Việt Nam, đảm bảo
tính, khoa học và dân chủ; đảm bảo tính pháp chế; đảm bảo hài
hòa lợi ích giữa các lực lượng xã hội tính toán đến lợi ích toàn
dân.
Có thể thấy về cơ bản, cách thức xây dựng hai hệ thống
pháp luật là khác nhau, tuy nhiên vẫn có điểm chung là đều cố
gắng đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia vào quan
hệ pháp luật (dù khác nhau ở mức độ biểu hiện).
Điểm khác nhau rõ rệt nhất về cơ chế xây dựng pháp luật là
việc pháp luật Cộng đồng ASEAN không do một cơ quan cụ thể
nào xây dựng, mà do tất cả các quốc gia thành viên trực tiếp

12


thỏa thuận, trao đổi và thông qua, khác với hệ thống pháp luật
ở Việt Nam được xây dựng và ban hành bởi cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền - Quốc hội. Mục đích của việc xây dựng pháp
luật Cộng đồng ASEAN là đảm bảo cho ASEAN có thể phát triển
theo định hướng ‘‘thống nhất trong đa dạng”, giữ cho ASEAN
hợp tác lâu dài, ổn định và đoàn kết, trong khi mục đích của

việc xây dựng pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo cho lợi ích
của toàn thể nhân dân và sự phát triển của Việt Nam.
4. Cơ chế thực thi và tuân thủ pháp luật
a. Cơ chế thực thi pháp luật:
Việc thực thi pháp luật ở Việt Nam được giao chủ yếu cho
hệ thống các cơ quan quản lí - hành chính cơ quan chấp hành
của hệ thống cơ quan quyền lực, mà cụ thể là Chính phủ, các
bộ và cơ quan ngang bộ trực thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân
các cấp với các cơ quan chuyên môn trực thuộc... Đây chính là
những cơ quan có trách nhiệm tổ chức thi hành các văn bản
quy phạm pháp luật; đề xuất, triển khai các dự án, các chương
trình, các hoạt động thực thi pháp luật trên thực tiễn,
Như vậy, nếu so sánh với cơ chế thực thi thông qua hoạt
động của các quốc gia thành viên và các thiết chế cộng đồng
của pháp luật Cộng đồng ASEAN ta có thể nhận thấy có nét
tương đồng khi cả hai hệ thống pháp luật đêu sử dụng các cơ
quan thiết chế cụ thể để triển khai thực thi pháp luật. Mặc dù
vậy, cũng có thể thấy cơ chế thực thi pháp luật của Việt Nam có
tính tập trung, đồng bộ và chặt chẽ hơn so với hệ thống. các
thiết chế thực thi pháp luật còn có phần lỏng lẻo, thiếu thống

13


nhất của Cộng đồng ASEAN, gây ảnh hưởng đến hiệu quả thực
thi pháp luật.
b. Tuân thủ pháp luật
Các cơ quan hành chính (thực hiện quyền hằnh pháp), các
cơ quan xét xử và giám sát (thực hiện quyền tư pháp) chính là
các thiết chế có nhiệm vụ giám sát thực thi và đảm bảo tuân

thủ pháp luật của Việt Nam với nhiều hoạt động được quy định
cụ thể với các biện pháp cưỡng chế mang tính quyền lực Nhà
nước. Khi có tranh chấp xảy ra, đây cũng sẽ là các thiết chế
thực hiện nhiệm vụ giải quyết tranh chấp theo những quy định
khá chi tiết và đồng bộ trong các văn bản pháp luật của Việt
Nam. Trong khi đó, việc chức năng giám sát thực thị pháp luật
được quy định cho tất cả các thiết chế Cộng đồng ASEAN với
những quy định không tập trung và không thống nhất khiến cho
hiệu quả giám sát thực thi pháp luật không cao. Không chỉ vậy,
cơ chế giải quyết tranh chấp phân theo từng lĩnh vực cụ thể của
Cộng đồng ASEAN tuy giúp cho tranh chấp được giải quyết theo
phương thức hòa bình và phù hợp với đặc thủ từng lĩnh vực,
nhưng lại gây ra sự thiếu nhất quán và ít được áp dụng trên
thực tiễn. Từ đây có thể kết luận, cơ chế thực thi và đảm bảo
tuân thủ pháp luật của Việt Nam có sự chặt chẽ, có hệ thống và
mang lại hiệu quả cao hơn so với pháp luật Cộng đồng ASEAN.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên, ta phần nào hiểu rõ về những
đặc điểm của pháp luật cộng đồng ASEAN, đồng thời thấy được
sự giống và khác nhau giữa pháp luật cộng đồng ASEAN và
pháp luật quốc gia nói chung cũng như pháp luật của Việt Nam

14


nói riêng về các mặt như Quan hệ pháp luật; Bản chất pháp
luật; Cơ chế xây dựng pháp luật và Cơ chế thực thi và tuân thủ
pháp luật, ưu điểm cũng như những mặt hạn chế của chúng. Từ
đó hiểu và nắm rõ được nội dung cũng như tinh thần của các
loại luật này, phục vụ cho công tác nghiên cứu sau này.


15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật cộng đồng
ASEAN 2016, Nhà xuất bản Công an nhân dân;
2. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà
nước và pháp luật 2016, Nhà xuất bản Công an nhân dân;
3. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật hiến pháp Việt
Nam 2016, Nhà xuất bản Công an nhân dân;
4. Hiến chương ASEAN;
5. Luật Hiến pháp Việt Nam;
6. Trang chủ cộng đồng ASEAN, Truy cập ngày 05/02/2018;
/>


×