Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bình luận các quy định của Luật doanh nghiệp (2005) về công ty hợp danh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.71 KB, 19 trang )

I. MỞ ĐẦU
Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời đánh dấu một sự thay đổi lớn trong
pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam, đồng thời phản ánh được tư tưởng và
mục tiêu nổi bật của luật Doanh nghiệp năm 2005 là hình thành một khung
pháp lý chung, bình đẳng áp dụng thống nhất cho mọi loại hình doanh
nghiệp. Bên cạnh các loại hình doanh nghiệp quen thuộc như Công ty
TNHH một thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ
phần, Doanh nghiệp tư nhân, Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng đề cập đến
Công ty hợp danh. Hiện tại, tuy loại hình này không phổ biến tại Việt Nam
nhưng Luật Doanh nghiệp 2005 đã có những đổi mới so với Luật Doanh
nghiệp 1999 để tạo điều kiện thông thoáng cho công ty hợp danh phát triển
hơn nữa trongtương lai. Để hiểu rõ hơn về loại hình doanh nghiệp này.Em
đã chọn đề tài; Bình luận các quy định của Luật doanh nghiệp (2005) về
công ty hợp danh .
II. Nội Dung
1. Khái quát chung về công ty hợp danh.
1.1 Khái niệm về công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất là hai thành
viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên
chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh ); ngoài các thành viên hợp danh
có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
1
trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. ( khoản 1 điều 130 luật DN 2005)
1.2 Nguồn gốc của công ty hợp danh
Công ty hợp danh là một trong số những loại hình công ty điển hình
được quy định trong Bộ luật Thương mại Pháp từ năm 1807. Yếu tố nhân
thân của thành viên hợp danh được coi trọng hàng đầu khi thành lập công ty,
trong đó người ta thường chú tâm tới tổng tài sản dân sự hơn là số vốn góp
vào công ty. Đối với bên thứ ba, việc định danh các thành viên là rất quan


trọng khi thực hiện các giao dịch với công ty. Bởi vậy, cho đến năm 1985
vẫn còn tồn tại quy định về tên của công ty phải bao gồm tên của tất cả các
thành viên hợp danh. Điều đó lý giải tại sao người ta gọi là công ty hợp
danh.Việc điều hành công ty do Người quản lý thực hiện. Về nguyên tắc,
tất cả các thành viên đều có tư cách quản lý. Họ có thể chỉ định Người quản
lý trong số các thành viên của công ty hoặc người ngoài công ty. Người quản
lý cũng đồng thời là người đại diện của công ty.
Nét đặc trưng trong luật của Pháp là xu hướng phân biệt giữa dân luật
và thương luật, do đó người ta thường chú ý xem xét tư cách thương nhân
của các chủ thể kinh doanh. Theo quy định, tất cả các thành viên đều có tư
cách thương nhân, nhưng công ty không có tư cách này. Tuy nhiên, trong
trường hợp Người quản lý là người ngoài công ty thì chính công ty mang tư
cách thương nhân, bởi vì khi đó, Người quản lý khi thực hiện các hành vi
nhân danh công ty và phải chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh trước các
thành viên.
Thành viên hợp danh theo pháp luật thương mại Pháp không hạn chế là
cá nhân, mà còn bao gồm cả pháp nhân. Từ đó có thể hình thành mô hình
kinh doanh kết hợp, cho phép tránh được trách nhiệm vô hạn của cá nhân
thành viên mà vẫn có thể khai thác được những điểm mạnh của công ty hợp
danh. Ví dụ: một công ty hợp danh có tất cả các thành viên hợp danh là pháp
2
nhân song thực ra, việc điều hành công ty do các cá nhân là người đứng đầu
pháp nhân thành viên thực hiện. Vì thế mà mặc dù quy trình, thủ tục công ty
hợp danh ở Pháp rất nghiêm ngặt, song công ty hợp danh vẫn hiện diện với
một số lượng đáng kể trong nền kinh tế Pháp.
1.3 Đặc điểm của công ty hợp danh
1.3.1 Đặc điểm về thành viên
Công ty hợp danh có thể có thể có hai loại thành viên với địa vị pháp lý
khác nhau là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn Thành viên hợp
danh là thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các

nghĩa vụ của công ty. Thành viên hợp danh chỉ có thể là cá nhân. Thành viên
hợp danh không được đồng thời là chủ một doanh nghiệp tư nhân hoặc tham
gia một công ty hợp danh khác với tư cách là thành viên hợp danh. Tất cả
các thành viên hợp danh đều có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt
động kinh doanh nhân danh công ty và như vậy cùng liên đới chịu trách
nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình.
Thành viên góp vốn là cá nhân hoặc tổ chức. Thành viên góp vốn có
quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệđược quy định tại điều lệ công ty.
Thành viên góp vốn không tham gia quản lý công ty và không hoạt động
kinh doanh nhân danh công ty. Họ chỉđược tham gia thảo luận và biểu quyết
về việc bổ sung, sửa đổi các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn được
quy định trong điều lệ công ty, về việc tổ chức lại và giải thể công ty. Khi
công ty giải thể họđược chia giá trị tài sản còn lại khi công ty giải thể theo
quy định trong điều lệ công ty. Với những quyền hạn hạn chế như vậy, thành
viên góp vốn có nghĩa vụ góp đủ số vốn đã cam kết. Thành viên góp vốn chỉ
chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi giá trị số vốn
đã cam kết góp vào công ty.
3
1.3.2 Đặc điểm về hoạt động đại diện cho công ty trong các giao dịch
pháp lý
Theo khoản 1 điều 137 luật DN 2005 mọi thành viên hợp danh đều đại
diện cho công ty, đều tham gia vào quan hệ pháp luật nhân danh công ty.
1.3.3 Đặc điểm về trách nhiệm của công ty
Công ty hợp danh chịu trách nhiệm về hoạt động của mình không giới
hạn trong phạm vi vốn điều lệđược đăng kí tại cơ quan đăng kí kinh doanh.
Các thành viên hợp danh cùng nhau chịu trách nhiệm về hoạt động của công
ty bằng toàn bộ tài sản riêng của mình. Vì vậy công ty hợp danh là loại
doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn.
2. Cơ cấu tổ chức .
Cơ cấu tổ chức thống nhất theo mô hình một hiệp hội các thành viên.

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức bao gồm:
2.1 Hội đồng thành viên (theo Điều 135, Luật doanh nghiệp n ăm 2005)
Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên. Hội đồng thành
viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng
thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không
có quy định khác; lựa chọn và bổ nhiệm các Phó Giám đốc (Phó tổng giám
đốc) trợ giúp Giám đốc (Tổng giám đốc) trong công tác tổ chức, điều hành
Công ty. Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng
thành viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công ty.
Thành viên.yêu cầu triệu tập họp phải chuẩn bị nội dung, chương trình và tài
liệu họp. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh
doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các
vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh
chấp thuận:
4
a) Phương hướng phát triển công ty;
b) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
c) Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới;
d) Chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định
khai trừ thành viên.
đ) Quyết định dự án đầu tư;
e) Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay
với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp
Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;
g) Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ
của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;
h) Quyết định thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận
được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;
i) Quyết định giải thể công ty.
2.2 Ban giám đốc công ty

Ban Giám đốc Công ty được Hội đồng thành viên Hợp danh giao nhiệm
vụ trực tiếp tổ chức, điều hành các hoạt động kinh doanh của Công ty.
Theo khoản 4, điều 137, luật doanh nghiệp Việt Nam 2005, Chủ tịch Hội
đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các nhiệm vụ sau đây;
a) Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty
với tư cách là thành viên hợp danh;
b) Triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên; ký các
quyết định hoặc nghị quyết của của Hội đồng thành viên;
c) Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp
danh; ký các quyết định về quy chế, nội quy và các công việc tổ chức nội bộ
khác của công ty;
5
d) Tổ chức sắp xếp, lưu giữđầy đủ và trung thực sổ kế toán, hoá đơn,
chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật;
đ) Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện
cho công ty với tư cách là bịđơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh
chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác;
e) Các nhiệm vụ khác do Điều lệ công ty quy định.
2.3 Ban Kiểm soát:
Ban kiểm soát do Hội đồng thành viên Hợp danh bầu để giúp Hội đồng
thành viên Hợp danh kiểm soát các vấn đề liên quan đến tổ chức, điều hành
Công ty, kiểm soát việc tuân thủ các đường lối, chủ trương của Công ty và
các vấn đề liên quan đến tài chính của Công ty.
Một số phòng ban khác:
2.4 Ban Kiểm soát chất lượng dịch vụ công ty (như trong lĩnh
vực kiểm toán, tư vấn luật.
Do các thành viên Hợp danh, Ban Giám đốc bầu để giúp Ban Giám đốc,
Hội đồng thành viên Hợp danh kiểm soát được chất lượng dịch vụ kiểm toán
và các dịch vụ khác; hướng dẫn các phòng, ban chức năng trong Công ty
tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, chuẩn mực liên quan đến nghề

nghiệp; hỗ trợ các phòng, ban, các chức danh lãnh đạo và các nhân viên
trong Công ty nâng cao hình ảnh, chất lượng của Công ty; Soát xét các Báo
cáo kiểm toán và các Báo cáo dịch vụ khác…
2.5 Các phòng nghiệp vụ, tư vấn, hành chính Quản trị
Các phòng nghiệp v ụ: trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh, kí
kết hợp đồng...
Phòng tư vấn: xúc tiến và duy trì các mối quan hệ của công ty...
Phòng hành chính Quản trị: đảm nhiệm các công việc hành chính, kế
toán và quản trị.
6
3.Một số điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2005 về công ty hợp danh
Loại hình công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm
2005 đã có những thay đổi đáng kể về bản chất cũng như hình
thức. Khắc phục những thiếu sót của Luật doanh nghiệp năm 1999 về loại
hình công ty hợp danh còn qua sơ sài, chưa đủ tầm điểu chỉnh những vấn đề
phát sinh và hoạt động của loại hình doanh nghiệp này, Luật doanh nghiệp
năm 2005 đã sửa đổi, bổ sung và quy định mới ở một số nội dung cho phù
hợp hơn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn như sau:
Thứ nhất, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham
gia các giao dịch, khoản 2 Điều 130 Luật doanh nghiệp năm 2005 công nhận
loại hình công ty hợp danh có tư cách pháp nhân. Theo đó, công ty hợp danh
có bản chất pháp lý như sau:
- Là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của
công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung; ngoài các thành viên
hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào.
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được

cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doan
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Khoản 2 Điều 130 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định “ công ty hợp
Danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh” đã tạo thuận lợi hơn rất nhiều cho các doanh nghiệp trong quá
7

×