Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bình luận các quy định của Luật doanh nghiệp (2005) về công ty hợp danh mà em cho rằng chưa phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.46 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt
Nam phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự ra đời của hàng loạt cơ sở kinh tế -
doanh nghiệp với đa dạng nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, trong đó
có công ty hợp danh – loại hình công ty đối nhân khá mới mẻ ở Việt
Nam.
Công ty hợp danh được thừa nhận là một chủ thể kinh doanh trong
Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 1999, đánh dấu lần đầu tiên loại hình
công ty đối nhân chính thức được pháp luật Việt Nam ghi nhận và điều
chỉnh, tạo nên một môi trường kinh doanh đa dạng các loại hình để các
nhà kinh doạnh lựa chọn, từ đó bắt kịp với xu thế chung của thế giới cũng
như bắt kịp những tinh hoa lập pháp tiên tiến nhất. Nhưng những quy
định về công ty hợp danh tại Luật doanh nghiệp 1999 còn quá sơ sài và
mang tính chất chung chung.
Đến Luật Doanh nghiệp 2005 thì công ty hợp danh đã được quy
định cụ thể và rõ ràng, tạo điều kiện cho loại hình kinh doanh này phát
triển cũng như tạo thuận tiện cho các nhà đầu tư, nhà kinh doanh trong
việc áp dụng pháp luật khi lựa chọn hình thức công ty hợp danh để hoạt
động kinh doanh. Tuy nhiên, các qui định về công ty hợp danh của Luật
Doanh Nghiệp 2005 vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định.
Do vậy, trong phạm vi bài tập lớn của mình, em chọn đề bài :
“Bình luận các quy định của Luật doanh nghiệp (2005) về công ty hợp
danh mà em cho rằng chưa phù hợp.” để có được cái nhìn sâu sắc hơn về
vấn đề này.
1
NỘI DUNG
I. Lí luận chung về công ty hợp danh:
Điều 130. công ty hợp danh – Luật Doanh nghiệp 2005 qui định :
1. công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng


nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh);
ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Bên cạnh đó, theo qui định tại Điều 134 của Luật doanh nghiệp
2005, thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt
động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về
các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi
nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia
quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành
viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý
công ty.
 Có thể thấy, ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy
tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn
của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin
cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty
không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có
uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.
2
II. Những qui định chưa phù hợp của Luật Doanh nghiệp 2005 về
công ty hợp danh:
Trên thực tế, số lượng các cơ sở kinh tế ra đời với tốc độ phát triển
chóng mặt dưới các tên gọi quen thuộc như “công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân” thì cái tên “công ty hợp
danh” còn khá là mới mẻ dù đã trải qua hơn 10 năm từ khi pháp luật thừa

nhận .
Không chỉ vậy, còn nhiều người dân chưa hề biết đến một khái
niệm mang tên công ty hợp danh hoặc nhận thức của họ còn quá mơ hồ
và chưa hiểu hết được ý nghĩa khi mà Luật Doanh nghiệp bổ sung thêm
một loại hình doanh nghiệp mới là công ty hợp danh.
Theo số liệu của cuộc Tổng điều tra cơ sở kinh tế - hành chính - sự
nghiệp (được thực hiện ở Việt Nam 5 năm 1 lần) kể từ năm 1995 thì tính
đến 1/7/2002 tại Việt Nam có tổng số 56.737 doanh nghiệp, trong đó có
24.903 doanh nghiệp tư nhân; 18.333 công ty trách nhiệm hữu hạn; 1,898
công ty cổ phần và chỉ có 14 công ty hợp danh. Con số này cũng không
có sự thay đổi nhiều ở loại hình công ty hợp danh cho đến thời điểm hiện
nay.
Do đó, việc loại hình công ty hợp danh khá “mờ nhạt” trong nhận
thức của xã hội, trong sự lựa chọn của các nhà kinh doanh cũng như trong
tương quan với các loại hình doanh nghiệp khác có lẽ là do sự bất cập của
pháp luật. Tuy rằng Luật Doanh Nghiệp 2005 đã quy định khá chi tiết về
loại hình công ty này, nhưng cũng không tránh khỏi nhiều thiếu sót, bất
cập và vô hình chung đã kìm hãm sự phát triển của loại hình công ty hợp
danh. Cụ thể, những bất cập và tồn tại đó là :
3
1. Khái niệm công ty hợp danh:
Điều 130 LDN 2005 đã định nghĩa công ty hợp danh dưới dạng liệt
kê các đặc điểm cơ bản của nó, theo đó đã gộp chung 2 loại hình công ty
hợp danh như trên thế giới phân loại là : công ty hợp danh thông thường
và công ty hợp danh hữu hạn, thành một tên gọi duy nhất là “công ty hợp
danh”.
Điều này liệu có thực sự là khoa học khi đều ghi nhận cả hai hình
thức công ty hợp danh nhưng lại điều chỉnh dưới một quy chế chung?
Pháp luật của đa số các nước trên thế giới đều phân tách riêng biệt hai
loại công ty hợp danh với hai quy chế điều chỉnh riêng biệt, hoặc là chỉ

chấp nhận một hình thức công ty hợp danh mang bản chất hợp danh tuyệt
đối ( tức là chỉ có các thành viên hợp danh) hoặc là nhận thức sự tồn tại
của hai loại công ty hợp danh : hợp danh tuyệt đối và hợp danh hữu hạn
(có thêm loại thành viên góp vốn) và có những quy định riêng biệt tương
ứng.
Về cơ bản, hai loại công ty hợp danh này có nhiều điểm giống nhau,
đều là hình thức công ty đối nhân. Tuy nhiên, một công ty hợp danh chỉ
có duy nhất một loại thành viên là thành viên hợp danh và một công ty
hợp danh có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn thì chắc chắn
phải có sự khác biệt.
Việc Luật Doanh Nghiệp 2005 định nghĩa công ty hợp danh là doanh
nghiệp “ phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty,
cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp
danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn” tức
là gộp chung hai hình thức công ty hợp danh dưới một tên gọi chung và
một quy chế pháp luật chung. Khái niệm này đã dẫn đến nhiều sự bất cập,
vướng mắc, mà trước hết là quy định về số lượng thành viên tối thiểu
trong công ty hợp danh khi nó là điều kiện buộc công ty phải giải thể.
4
Theo quy định tại Điều 157 LDN 2005, một trong những trường hợp
mà các doanh nghiệp bắt buộc phải giải thể đó là “công ty không còn đủ
số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn
sáu tháng liên tục”. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác như công ty
cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn thì cứ theo lượng thành viên tối
thiểu mà Luật Doanh Nghiệp 2005 qui định, nếu không đủ trong sáu
tháng liên tục thì giải thể nhưng đối với công ty hợp danh thì là cả một
vấn đề lớn.
Do Luật Doanh Nghiệp 2005 không phân định rõ hai loại công ty
hợp danh nhưng vẫn ghi nhận sự tồn tại của hai hình thức công ty hợp
danh hữu hạn và hợp danh thông thường nên việc tìm hiểu khi nào thì

công ty hợp danh thông thường thiếu số lượng thành viên tối thiểu? Khi
nào thì công ty hợp danh hữu hạn thiếu số lượng thành viên tối thiểu? là
một việc khá phức tạp.
Trên thực tế, đối với công ty hợp danh thông thường chỉ bao gồm
một loại thành viên hợp danh thì rất đơn giản, khi không đủ hai thành
viên hợp danh trong sáu tháng liên tục, công ty đó sẽ buộc phải giải thể
theo đúng quy địnhh của pháp luật. Nhưng với công ty hợp danh hữu hạn,
việc tồn tại của thành viên góp vốn có ý nghĩa quan trọng thay đổi bản
chất công ty, Luật Doanh nghiệp chỉ qui định : “ngoài các thành viên hợp
danh có thể có thành viên góp vốn”. Rõ ràng, LDN 2005 không quy định
trong công ty hợp danh hữu hạn có tối thiểu bao nhiêu thành viên góp
vốn, nếu chỉ áp dụng điều kiện chung là không đủ hai thành viên hợp
danh thì công ty giải thể vậy khi không còn một thành viên góp vốn nào
trong công ty hợp danh hữu hạn thì công ty không phải giải thể? Hay khi
không còn thành viên góp vốn thì công ty đó có còn đúng là công ty hợp
danh hữu hạn nữa hay không?
 Tóm lại, có thể thấy nhiều vấn đề còn tồn tại xoay quanh khái
niệm công ty hợp danh tại LDN 2005. Chính những bất cập đó đã tạo nên
5
tâm lý e ngại khi các nhà kinh doanh lựa chọn loại hình công ty hợp danh
cũng như khi áp dụng pháp luật điều chỉnh loại hình công ty này .
2. Về tư cách pháp lí của công ty hợp danh:
Luật Doanh Nghiệp 2005 đã công nhận công ty hợp danh là loại hình
doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Đây là một điểm mới so với Luật
Doanh Nghiệp 1999, giúp cho công ty hợp danh có địa vị và tư cách pháp
lí nhất định khi tham gia vào môi trường kinh doanh và bình đẳng với các
loại hình doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên, việc quy định cho công ty hợp danh có tư cách pháp nhân
trong khi trong công ty vẫn tồn tại chế độ trách nhiệm vô hạn cho loại
thành viên hợp danh liệu có mâu thuẫn với quy định về pháp nhân trong

bộ luật dân sự 2005?
Thứ nhất, một trong những điều kiện để trở thành pháp nhân đó là
phải “có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản đó”. Song những quy định về tính độc lập về tài sản của
công ty hợp danh là chưa triệt để. Luật Doanh Nghiệp 2005 tại Khoản 1
Điều 132 có quy định về việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn của
thành viên thành tài sản của công ty để khẳng định tính độc lập về tài sản
của công ty hợp danh với các thành viên tạo ra nó.
Thứ hai, Luật Doanh Nghiệp 2005 lại đồng thời quy định chế độ
chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ
của công ty. Chế độ này được hiểu là thành viên hợp danh chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Cụ thể
hơn, đối với những khoản nợ của công ty, thành viên hợp danh có nghĩa
vụ chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản
của công ty ông đủ để trang trải số nợ của công ty. Như vậy, thành viên
hợp danh sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, không
6

×