Tải bản đầy đủ (.docx) (124 trang)

Ảnh hưởng của nữ giới trong vai trò người quản lý cấp cao tới hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn HOSE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.38 KB, 124 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

--------o0o--------

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2015

ẢNH HƯỞNG CỦA NỮ GIỚI TRONG VAI TRÒ
NGƯỜI QUẢN LÝ CẤP CAO TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN HOSE

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý 2 (KD2)

Hà Nội, 2015


MỤC LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
BGĐ

Board Of Management

Ban Giám Đốc

BKS

Board of Supervisors


Ban kiểm soát

CAPM

Capital asset pricing model

Mô hình định giá tài sản vốn

CEO

Chief Executive Officer

Giám đốc điều hành

CTCP

Joint stock company

Công ty cổ phần

DFL

Degree of Financial Leverage

Đòn bẩy tài chính

DN

Company


Doanh nghiệp

DNNY

Listed Company

Doanh nghiệp niêm yết

DY

Dividend Yeild

Lợi suât cổ tức

EBIT
EBITDA
EIGE

Earning Before Interest and
Taxes

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Earning Before Interest, Taxes,

Lợi nhuận trước thuế, lãi vay,

Depreciation and Amortization

khấu hao và hao mòn


European Institute for Gender
Equality

Viện bình đẳng giới châu Âu

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

EVA

Economic Value Added

Giá trị kinh tế tăng thêm

FEM (FE)

Fixed effects model

Mô hình ảnh hưởng cố định


FGLS
FIRC

Feasible generalized least


Phương pháp bình phương tối

squares

thiểu tổng quát khả thi

Intelligence Financial Research

Tổ chức Nghiên cứu và Tư vấn

and Consulting

tài chính thông minh (Pháp)
Chỉ số cổ phiếu của các công ty

FTSE

Financial Times Stock Exchange

có giá trị vốn hóa cao nhất
niêm yết trên sàn chứng khoán
Luân Đôn

HĐQT

Board of Directors

HOSE

Hochiminh City stock exchange


HQHĐ

Firm Performance

Hiệu quả hoạt động

HQTC

Financial Performance

Hiệu quả tài chính

IFC
IFRC
ILO

International Finance
Corporation
Intelligence Financial Research
and Consulting
International Labour
Organization

Hội đồng quản trị
Sàn giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh

Công ty Tài chính quốc tế
Công ty Tư vấn tài chính IFRC

Tổ chức Lao động quốc tế
Phát hành lần đầu ra công

IPO

Initial Public Offering

LHPN

Women’s Union

Hội Liên Hiệp Phụ Nữ

LHQ

United Nations

Liên Hợp Quốc

LSDV

Least square dummy variable

chúng

Mô hình hồi quy biến giả bình
phương tối thiểu


M&A

NCFAW

Mergers and acquisitions
Nation Committee For the
Advancement of Women

Mua bán và sáp nhập
Ủy ban vì sự tiến bộ của phụ nữ
Phương pháp bình phương nhỏ

OLS

Ordinary least squares

PE

Price to Earnings Ratio

Hệ số giá trên thu nhập

REM (RE)

Random Effects Model

Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên

ROA

Return on Assets


ROE

Return on Equity

ROI

Return On Investment

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư

ROIC

return on invested capital

Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư

ROS

Return on Sales

SGDCK

Stock exchange

SMES

Small and medium-sized
enterprises

nhất


Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài
sản
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu thuần
Sàn giao dịch chứng khoán
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa

TGĐ

General director

Tổng giám đốc

TNHH

Limited Company

Trách nhiệm hữu hạn

TSR

Total Shareholder Return

Tổng lợi nhuận đem lại cho Cổ
đông



TTCK
UNDP
VCCI

Stock market

Thị trường chứng khoán

United Nations Development

Chương trình phát triển Liên

Programme

hợp quốc

Vietnam Chamer of Commerce

Phòng Thương mại và Công

and Industry

nghiệp Việt Nam


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ



9

TÓM TẮT
Nghiên cứu này khảo sát tác động của phụ nữ trong v ị trí quản lý cấp
cao tới hiệu quả hoạt động của 284 công ty được niêm yết trên sở giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HOSE trong khoảng th ời gian 7
năm giai đoạn 2007- 2013 thông qua phương pháp phân tích d ữ li ệu m ảng
kết hợp thống kê mô tả. Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng sự xuất hiện
của phụ nữ trong HĐQT có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kế toán của
các doanh nghiệp, được đại diện bởi hệ số ROA; và sự đa dạng gi ới tính
trong HĐQT cũng có tác động tích cực đến hiệu quả th ị tr ường c ủa doanh
nghiệp, được đại diện bởi hệ số Tobin’s Q. Tuy nhiên tỷ lệ ph ụ n ữ trong
HĐQT lại tác động đến hiệu quả doanh nghiệp theo mô hình ch ữ U ng ược,
được chứng minh với biến số đại diện hiệu quả thị trường là Tobin’s Q.
Nhóm đã xác định được điểm gãy của tỉ lệ phụ nữ để doanh nghiệp đ ạt
hiệu quả tối đa là 34.96%, tức là khi tỷ lệ phụ n ữ trong HĐQT tăng dần và
đạt 34.96% thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng sẽ tăng d ần và
đạt tối đa tại mức tỉ lệ này, nhưng khi tỉ lệ phụ nữ trong HĐQT v ượt quá t ỉ
lệ này thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ giảm dần. Ngoài ra,
nghiên cứu cũng chỉ ra nữ CEO có ảnh hưởng tích cực đến cả hiệu quả kế
toán của doanh nghiệp được đại diện bởi hệ số ROA và hiệu quả th ị
trường của doanh nghiệp được đại diện bởi hệ số Tobin’s Q. T ừ kết qu ả
nghiên cứu, nhận thấy vai trò của phụ nữ và cân bằng giới tính trong b ộ
máy quản lý các công ty, nhóm nghiên cứu tìm hiểu thực trạng tại Việt
Nam, đồng thời tìm kiếm kinh nghiệm các nước và đ ưa ra m ột số đ ề xu ất
cho Việt Nam.



10

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Gần đây, đề tài phụ nữ trong kinh doanh và quản lí đã được bàn đến qua

các hội thảo. Sáng 11/12/2014, trong khuôn khổ chuỗi hội thảo sáng thứ năm
hàng tuần của Khoa Kinh tế - Thương mại, bà Marie Thérèse Claes, giáo sư
trường Louvain School of Management, đã trình bày đề tài Phụ nữ trong quản lý
doanh nghiệp (Women in Management). Diễn giả đã nêu kết quả của một số
công trình nghiên cứu chứng minh năng lực quản lý của nữ. Nữ giới càng ở
những vị trí cao càng làm tốt vai trò của mình, có sáng kiến và thực hiện tới
cùng những sáng kiến của mình. Tuy nhiên, theo buổi Tọa đàm và Giao lưu với
chủ đề Phụ nữ lãnh đạo và “Bức trần Vô hình” được phối hợp tổ chức bởi Ngân
hàng Thế Giới tại Việt Nam và Viện Liên kết và Trao đổi Quốc tế Trí Việt (thuộc
Đại học Tôn Đức Thắng) vào ngày 26/03/2013; được điều khiển bởi bà Tôn Nữ
Thị Ninh – Viện trưởng Viện Trí Việt, và có sự tham gia của 6 diễn giả nữ thành
đạt và giàu kinh nghiệm thì đã có những “bức trần vô hình” ngăn cản người phụ
nữ vươn tới vị trí lãnh đạo; bao gồm gánh nặng trách nhiệm đối với gia đình, đặc
biệt là đối với việc nuôi con và chăm sóc con; cũng như định kiến từ nam giới
và xã hội.
Ta có thể nhận thấy rằng, khi xã hội ngày càng phát triển, sự bình đẳng
nam nữ cũng ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Thực tế đã chứng minh rằng,
ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực mà trước đây chỉ có nam
giới đảm nhiệm, về cả chính trị hay kinh tế. Chúng ta không thể không công
nhận sự thành công của những người phụ nữ trong lĩnh vực kinh doanh như: Bà
Thái Hương, tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á, Chủ tịch
HĐQT TH True Milk; Bà Mai Kiều Liên - chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc

Vinamilk (VNM); Bà Mai Thanh - Chủ tịch kiêm CEO công ty cổ phần Cơ điện
lạnh (REE), vừa được Tạp chí Forbes vinh danh trong danh danh sách những nữ
doanh nhân thành công nhất châu Á… Những thành công của những người phụ


11

nữ này có thể xem là một động lực để các người phụ nữ khác phấn đấu, để
khẳng định mình, để có đươc vị trí nhất định trong xã hội.
Việt Nam đă từ lâu sở hữu tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ giới
luôn ở mức cao. Khoảng 73% phụ nữ Việt Nam có mặt trong lực lượng lao động
(một trong những tỷ lệ cao nhất toàn cầu), so với 82% nam giới. Sự chênh lệch
(9%) này tương đối thấp so với mức trung bb́ình của thế giới (khoảng 25%) (theo
ILO, 2015). Tuy nhiên, việc tham gia hoạt động kinh tế của phụ nữ vẫn là một
thách thức trên thực tế. Mặc dù chiếm gần một nửa lực lượng lao động, lao động
nữ tại Việt Nam ít nắm giữ các vị trí quản lý cấp cao. Báo cáo của Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO) năm 2015 có tựa đề “Phụ nữ trong kinh doanh và quản lý:
Trên đà phát triển” cho thấy Việt Nam xếp thứ 76 trên tổng số 108 quốc gia về
tỷ lệ phụ nữ tham gia quản lý. Việc phái nữ bị hạn chế tiếp cận các vị trí ra quyết
định là kết quả của thực tiễn phân biệt đối xử dựa trên giới tính khác nhau tại nơi
làm việc, bắt đầu từ quá tŕnh tuyển dụng, cho tới những khó khăn để cân bằng
công việc và cuộc sống gia đb́ình, đến các cơ hội đào tạo và thăng tiến.
Ở nước ngoài, những nghiên cứu về mối quan hệ giữa phụ nữ nắm quyền
quản lý và hiệu quả hoạt động của công ty đã được triển khai nhiều và cũng có
nhiều kết quả khác nhau. Tuy nhiên, sau thời gian tìm hiểu và nghiên cứu kĩ
lưỡng các nghiên cứu trước đây, nhóm tác giả nhận thấy rằng, các nghiên cứu về
chủ đề này tại Việt Nam hiện nay còn chưa nhiều; đặc biệt là các nghiên cứu
chuyên sâu được thực hiện trên đối tượng mẫu lớn, thời gian nghiên cứu dài lại
càng hiếm hoi. Hơn nữa, việc áp nguyên một mô hình nghiên cứu cụ thể về sự
tác động của nữ giới trong quản lý tới HQHĐ công ty của nước ngoài vào Việt

Nam là không phù hợp do hoàn cảnh cũng như môi trường áp dụng là hoàn toàn
khác nhau. Chính vì những lý do đó, nhóm tác giả quyết định sẽ nghiên cứu thực
hiện đề tài dựa trên mô hình nghiên cứu có đưa ra các yếu tố đánh giá phù hợp
với Việt Nam:
“Ảnh hưởng của nữ giới trong vai trò người quản lý cấp cao tới hoạt
động của các công ty niêm yết trên sàn HOSE”


12
1.2.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Khả năng hoạt động của các công ty

niêm yết trên sàn giao dịch HOSE.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian nghiên cứu: Khoảng thời gian được chọn để làm đề tài là
2007-2013. Nguyên nhận lựa chọn mốc thời gian này là do giai đoạn 2007-2013
là giai đoạn thích hợp để thu thập dữ liệu của các công ty niêm yết trên sở giao
dịch chứng khoán vì năm 2007 là thời điểm bùng nổ của thị trường chứng khoán
với hàng loạt các công ty niêm yết mới và khoảng thời gian từ năm 2007-2008.
Xem xét trong thời gian dài như vậy sẽ làm việc đánh giá vai trò của phụ nữ
trong Hội đồng quản trị và tổng giám đốc sẽ cho kết quả rõ ràng hơn.
- Về không gian nghiên cứu: Đề tài thực hiện nghiên cứu trên các DNNY
trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM. Đề tài cũng đã loại trừ các tổ chức tài
chính như ngân hàng, công ty tài chính… và các công ty không có thông tin để
tính toán trong khoàng thời gian này.
1.3.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu nhằm thực hiện các mục tiêu sau:

-

Làm rõ tác động của phụ nữ trong quản lý (với vai trò là thành viên
HĐQT hay CEO) tới HQHĐ (hiệu quả kế toán và hiệu quả thị trường)
của công ty được niêm yết trên HOSE.
Đối với hầu hết các công ty cổ phần thì hiệu quả ho ạt đ ộng là m ột

vấn đề quan trọng. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động giúp các công ty có
cái nhìn đúng đắn về khả năng, thế mạnh cũng nh ư nh ững hạn ch ế trong
quá trình hoạt động của mình. Mặt khác, việc nghiên cứu tác động của ph ụ
nữ trong quản lý đến hiệu quả hoạt động cũng là một v ấn đề quan tr ọng
và cần thiết trong bối cảnh kinh tế, xã hội Việt Nam hiện nay. Việc nghiên
cứu này sẽ đóng góp vào cơ sở lý luận cho các nhà quản trị trong quá trình
điều hành công ty cũng như giúp các nhà đầu tư trong và ngoài n ước xây


13

dựng cho mình chiến lược đầu tư hợp lý. Ngoài ra, một kết lu ận về s ự ảnh
hưởng tích cực của phụ nữ trong quản lý tới hiệu quả hoạt động của các
công ty có thể hỗ trợ thay đổi nhận thức, chính sách của Nhà n ước đ ể d ẫn
tới sự hiện diện nhiều hơn của phụ nữ, không chỉ trong lĩnh v ực kinh tế.
-

Đưa ra đề xuất về giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng
như cải thiện tỉ lệ phụ nữ tham gia vào quản lý ở các công ty cổ phần

Việt Nam.

1.4.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nhằm thực hiện được các mục tiêu đã nêu trên, đề tài cần trả lời được các
câu hỏi nghiên cứu tương ứng sau:
-

Hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần được niêm yết trên sàn chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng như thế nào từ sự có mặt
của nữ giới trong vai trò người quản lý cấp cao? Sự tham gia của phụ nữ
trong Hội đồng quản trị hay Ban giám đốc sẽ tác động thế nào đến hiệu
quả doanh nghiệp, liệu có sự khác biệt khi phụ nữ chứ không phải nam

-

giới là người nắm quyền quản lí?
Thực trạng sự tham gia của phụ nữ trong quản lý hiện nay tại các công ty

-

được niêm yết trên HOSE là như thế nào?
Làm thế nào để cải thiện tỉ lệ phụ nữ tham gia vào quản lý ở các công ty

cổ phần Việt Nam và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty này.
1.5.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, nhóm nghiên cứu tiến hành so
sánh và chọn phương pháp định lượng các biến phù hợp trong khả năng thu thập
số liệu từ thực tế. Từ công thức định lượng đã chọn, tiến hành thu thập số liệu từ
các báo cáo tài chính đã kiểm toán của mẫu 284 công ty niềm yết trên HOSE
trong 7 năm từ năm 2007-2013. Sau khi đã có các biến, nghiên cứu sử dụng

phương pháp thống kê để phân tích thực trạng cơ cấu giới tính trong hội đồng
quản trị cũng như sự xuất hiện của nữ giới với cương vị CEO của các công ty, từ
đó rút ra cái nhìn tổng quan cũng như xem xét mối tương quan giữa các biến với
hiệu quả doanh nghiệp nói chung và mối tương quan giữa các biến nói riêng.


14

Cuối cùng, dùng phân tích hồi quy mô hình dữ liệu xử lý và phân tích dữ liệu để
trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.
Trong bài nghiên cứu này, dữ liệu được sử dụng để nghiên cứu là dữ liệu
mảng, chứa các quan sát của chuỗi thời gian và của nhiều đối tượng. Thông qua
kết hợp các chuỗi thời gian của các quan sát theo không gian, dữ liệu mảng cung
cấp những dữ liệu có nhiều thông tin hơn, đa dạng hơn, ít cộng tuyến hơn giữa
các biến số, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả hơn. Dữ liệu mảng có thể phát hiện
và đo lường tốt hơn những ảnh hưởng mà không thể quan sát trong dữ liệu chuỗi
thời gian thuần túy hay dữ liệu chéo theo không gian thuần túy. Để xử lý dữ liệu
mảng, nhóm nghiên cứu nhận thấy có thể sử dụng các phương pháp ước lượng
như mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình hồi quy biến giả bình phương
tối thiểu (Least Square Dummy Variable - LSDV), mô hình các ảnh hưởng cố
định (FEM), mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM). Trong đó, ước lượng
hồi quy OLS thông thường được sử dụng nếu bỏ qua bình diện không gian và
thời gian của dữ liệu kết hợp. Tuy nhiên, phương pháp ước lượng này sẽ làm
lệch mối quan hệ thực tế giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, làm giá trị ước
lượng sai lệch nhiều với giá trị thực tế của biến phụ thuộc, sai số chuẩn thường
có của phương pháp này thì không đúng và các kiểm định (t-, F-, z-, Wald-) dựa
trên đó không có ý nghĩa. Mô hình LSDV đưa vào quá nhiều biến giả, làm tăng
số biến số trong mô hình, từ đó dẫn đến hiện tượng đa cộng tuyến, làm cho việc
ước lượng chính xác một hay nhiều thông số trở nên khó khăn.
Vì vậy, trong các mô hình của bài, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn

2 mô hình FEM, REM để phân tích dữ liệu. Để xem xét mô hình nào phù hợp
hơn, bài nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman. Đây là kiểm định nhằm giúp
ta lựa chọn nên sử dụng mô hình tác động cố định hay là mô hình tác động ngẫu
nhiên. Thực chất kiểm định Hausman để xem xét có tồn tại tự tương quan giữa
Ui và εit hay không? Nếu không tồn tại hiện tượng tự tương quan thì khi đó các
ước lượng OLS sẽ là ước lượng vững và hiệu quả. Nếu có tồn tại tương quan,
ước lượng OLS sẽ chệch và không vững. Do vậy, để có thể phân tích chính xác,


15

tránh được những khuyết tật của mô hình, ta sử dụng kiểm định này để lựa chọn
mô hình phù hợp hơn. Kiểm định Hausman là kiểm định giả thiết:
H0: Ui và biến độc lập không tương quan.
H1: Ui và biến độc lập có tương quan.
Giá trị tính toán là:
W= (βFE- βRE)’[ Var(βFE) – Var(βRE)]-1(βFE- βRE)
Trong đó:
βFE : vector các hệ số ước lượng từ Fixed effects model
βRE : vector các hệ số ước lượng từ Random effects model
Var: ma trận tương quan tương ứng của hệ số ước lượng từ 2 mô hình
Khi giá trị (Prob>chi2) <0.05 thì ta bác bỏ giả thiết H 0, khi đó ta có Ui và
biến độc lập có tương quan, ta phải sử dụng mô hình tác động cố định. Và
ngược lại, khi giá trị (Prob>chi2) > 0.05, ta chấp nhận giả thiết H 0, tức là Ui và
biến độc lập không tương quan. Khi đó, để tránh những sai lầm của mô hình, có
thể dẫn đến những ước lượng không chính xác, ta sẽ sử dụng mô hình tác động
ngẫu nhiên.
Ngoài ra, để xác định điểm tỷ lệ phụ nữ tối ưu, nhóm nghiên cứu sử dụng
thêm mô hình phân tích hồi quy phân đoạn (segmented regression analysis). Bài
nghiên cứu sử dụng phần mềm Microsoft excel và STATA để hỗ trợ thống kê và

phân tích dữ liệu.
Trình tự xử lý số liệu bao gồm: thống kê mô tả, khảo sát tương quan cặp
giữa các biến độc lập, đánh giá độ phù hợp của phương trình tương quan và tiến
hành hồi quy. Cụ thể:


Thống kê mô tả được thực hiện bằng phần mềm Microsoft excel để đánh
giá thực trạng cũng như có cái nhìn khách quan về phụ nữ trong quản lý
cấp cao của doanh nghiệp.


16


Khảo sát tương quan cặp giữa các biến được thực hiện bằng cách thiết lập
ma trận hệ số tương quan. Để giảm thiểu hiện tượng đa cộng tuyến, nhóm
nghiên cứu đề xuất loại bỏ một biến ra khỏi phương trình hồi quy đối với
cặp biến có hệ số tương quan cặp > 0,8 (theo đề nghị của Damodar



(2004)).
Để đại diện cho tham số chứng minh sự phù hợp của phương trình hồi quy
trong việc giải thích bản chất, mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, bài
nghiên cứu sử dụng thước đo R 2 within cho mô hình FE. Đối với các hiện
tượng kinh tế-xã hội, R2 thường không cao nên nhóm nghiên cứu đề xuất
tiêu chí lựa chọn phương trình hồi quy phù hợp là R 2 within > 0,3. Để lựa
chọn các biến độc lập từ phương trình hồi quy theo tiêu chí ý nghĩa thống

kê, nhóm nghiên cứu sử dụng mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%

1.6.
CẤU TRÚC NGHIÊN CỨU
Chương 1: Phần mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 4: Phương pháp nghiên cứu
Chương 5: Phân tích kết quả
Chương 6: Thực trạng, nguyên nhân
Chương 7: Kinh nghiệm các nước và một số đề xuất cho Việt Nam
Chương 8: Tổng kết đề tài và hướng phát triển nghiên cứu


17

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.

CÔNG TY CỔ PHẦN
2.1.1. Khái quát chung
Công ty cổ phần là một loại hình pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, một

loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều
cổ đông. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp; và chịu trách nhiệm trong kinh doanh trong phạm
vi tài sản của công ty (vốn điều lệ) (TNHH). Công ty cổ phần có quyền phát
hành cổ phần các loại trên thị trường chứng khoán để huy động vốn.
Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của doanh nghiệp được chia nhỏ
thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ
phần được gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ
phần gọi là cổ phiếu. Cổ phiếu chính là một bằng chứng xác nhận quyền sở hữu

của một cổ đông đối với một Công ty cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá
nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ
đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do
chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ một số trường hợp bị
pháp luật hạn chế.
Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh (HOSE) phải thỏa mãn chuẩn niêm yết chứng khoán trên
HOSE theo quy định tại Mục 1 - Chương V của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP
như:
- Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết
từ 120 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; Có ít nhất
02 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm đăng ký
niêm yết (ngoại trừ doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa gắn với niêm yết); tỷ lệ
lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần nhất tối thiểu là 5% và
hoạt động kinh doanh của hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi;


18

không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm; không có lỗ luỹ kế tính
đến năm đăng ký niêm yết; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo
cáo tài chính;
- Công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản
trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám
đốc), Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan;
- Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất ba
trăm (300) cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp doanh
nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng
Chính phủ.

2.1.2.

Cấu trúc quản trị của công ty cổ phần

Công ty cổ phần có cấu trúc quản trị tương đối đặc thù: cơ quan quyền lực
cao nhất trong công ty là Đại hội đồng cổ đông, Đại hội đồng cổ đông lại bầu ra
cơ quan đại diện thường trực cho mình là Hội đồng quản trị, và Hội đồng quản
trị với tư cách là đại diện chủ sở hữu sẽ chỉ định Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám
đốc) để điều hành hoạt động hàng ngày của công ty cổ phần. Để đảm bảo giám
sát hoạt động của Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông lại
bầu ra Ban Kiểm soát.
Đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc tổ
chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp phải có Ban kiểm soát
(BKS). Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ
chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có
BKS. (Điều 134, Luật Doanh nghiệp 2014)
2.1.2.1.

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là đại diện cho doanh nghiệp do đại hội cổ đông bầu
ra,là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định,
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại
hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên. Điều lệ công ty


19

quy định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản trị. Nhiệm kỳ của thành viên
Hội đồng quản trị, thành viên độc lập Hội đồng quản trị không quá 05 năm và có

thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Thành viên HĐQT phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản
lý kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ
trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.
Hội đồng quản trị bầu một thành viên của Hội đồng quản trị làm Chủ tịch.
Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty
trừ trường hợp Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu
biểu quyết.
Về nguyên tắc HĐQT là cơ quan quản trị cao nhất trong một công ty,
doanh nghiệp, bảo vệ lợi ích và tài sản của công ty, đảm bảo việc đầu tư thu lãi.
Mọi quyết định chiến lược hoạt động của DN phải bắt nguồn hoặc được phê
duyệt bởi HĐQT. Quyền lực và vai trò của HĐQT có ảnh hưởng quan trọng đến
các hoạt động của công ty, khiến cho thiết chế này xứng đáng được quan tâm
liên tục.
Hội đồng quản trị có nhiều chức năng quan trọng, như giám sát và điều
khiển các hoạt động, cung cấp thông tin và lời khuyên, giám sát sự tuân thủ luật
pháp, và chỉ định ra giám đốc điều hành công ty. Cụ thể, Điều 108, Luật Doanh
nghiệp 2010 quy định HĐQT có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
• Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh
doanh hằng năm của công ty.


Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng

loại.
• Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền
chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác.
• Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty.
• Quyết định mua lại cổ phần



20

• Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới
hạn theo quy định của Luật hoặc Điều lệ công ty.
• Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông
qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn
hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công
ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp đồng và
giao dịch theo quy định pháp luật.
• Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối
với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ
công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản
lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc
phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những
người đó.
• Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác
trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty.
• Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định
thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua
cổ phần của doanh nghiệp khác.
• Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông,
triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông
thông qua quyết định.
• Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông.
• Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức
hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
• Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty.
Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy
ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi

thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.


21
2.1.2.2.

Ban giám đốc

BGĐ do HĐQT lập nên, gồm những người có năng lực quản lý, làm
nhiệm vụ điều hành doanh nghiệp.Khi HĐQT là đại diện của chủ sở hữu thì
BGĐ thường là đại diện của những người làm thuê cao cấp nhất của một doanh
nghiệp. BGĐ có thể bị thay bởi HĐQT bất kỳ lúc nào. Hội đồng quản trị bổ
nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc. Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm; có
thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh
hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa
vụ được giao. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh
doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty,
hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị. Trường
hợp điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường
thiệt hại cho công ty.
Ban giám đốc (BGĐ) là một phần quan trọng trong hệ thống quản trị nội
bộ của công ty. Nó thực thi vai trò giám sát và trung gian giữa ban điều hành
công ty và các cổ đông. BGĐ có vai trò quan trọng troong việc xây dựng giá trị
công ty và các chính sách giám sát công ty nhằm đảm bảo rằng, việc kinh doanh
được thực hiện một cách có hiệu quả, xây dựng các mục tiêu chiến lược dài hạn
cho công ty phù hợp với lợi ích cao nhất của cổ đông.

Trong BGĐ, Giám đốc điều hành là người quản lý điều hành cao nhất của
một công ty và thường là người đại diện cho công ty về mặt pháp luật, là vị trí
mang tính “chìa khóa” để tạo nên tính chuyên nghiệp cho mọi công đoạn trong
tổ chức và hoạt động công ty.
2.1.3.

Mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền quản lý


22

Trong công ty cổ phần, cổ đông là chủ sở hữu hợp pháp của công ty
nhưng không trực tiếp điều hành doanh nghiệp mà thông qua việc quản lý và
điều hành của hội đồng quản trị và ban giám đốc gọi chung là ban điều hành.
Như vây, cổ đông là người ủy quyền và ban điều hành là người được ủy quyền
thay thể cổ đông để quản lý và điều hành doanh nghiệp vì lợi ích của cổ đông.
Tuy nhiên, do có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành, nên
về mặt lý thuyết và thực tế đã xuất hiện vấn đề khi một người hoạt động vì lợi
ích của người khác, thì về bản chất người điều hành công ty luôn có xu hướng tư
lợi cho họ hơn là hành động vì người chủ sở hữu và các cổ đông. Nguyên nhân
của hiện tượng trên là sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành đã tạo
ra thông tin không cân xứng, người điều hành có ưu thế hơn chủ sở hữu về
thông tin, nên dễ dàng hành động tư lợi, hơn nữa việc giám sát các hành động
của người đại diện cũng rất tốn kém, khó khăn, phức tạp nên để người điều hành
hành động theo nhiệm vụ được giao là vì lợi ích của những người khác thì họ sẽ
cần đến động lực phù hợp như được hưởng kết hợp một số lợi ích như vật chất,
tinh thần hoặc bị bắt buộc thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ được uỷ thác. Do
vậy doanh nghiệp cần phải xây dựng theo cách mà người đại diện hăng say, cần
cù làm việc theo hướng lợi ích của chủ sở hữu của họ và lợi ích của họ là gắn
liền với nhau trong dài hạn.

2.2.

SỰ THAM GIA CỦA NỮ GIỚI VÀO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
DOANH NGHIỆP
2.2.1. Các sự đa dạng trong công ty
Sự đa dạng của công ty được xác định là phong phú về tuổi tác, chủng tộc,

giới tính, và xã hội, bản sắc văn hóa giữa các nhân viên trong một công ty cụ thể
(Marimuthu, 2008). Van der Walt và Ingley (2003) xác định sự đa dạng trong
các thành phần của Hội đồng quản trị là sự kết hợp đa dạng các thuộc tính, đặc
điểm và các kỹ năng mà các thành viên của HĐQT có. Định nghĩa này cũng
được áp dụng cho các quản lý hàng đầu của một tổ chức.
Thông thường có hai loại đa dạng được xem xét.


23

- Loại đầu tiên là sự đa dạng về nhân khẩu học. Loại này có thể quan sát
được qua bề ngoài chẳng hạn như giới tính, chủng tộc hay trình độ học vấn.
- Loại thứ hai rất khó để đánh giá qua bề ngoài, cần sự cân nhắc kĩ lưỡng
bởi nó đề cập đến các thuộc tính không quan sát được như kiến thức, kỹ năng và
năng lực chuyên môn (Pelled, 1996; Milliken and Martins, 1996)
Phần lớn các nghiên cứu về đa dạng được nêu trong điều kiện nhân khẩu
học. Lý do bởi loại này có cơ sở dữ liệu đáng tin cậy để đo lường các thuộc tính
của nó (Rosenzweig, 1998). Milliken và Martins (1996) thấy rằng các biến nhân
khẩu học cung cấp các thông tin khách quan và có giá trị về các thuộc tính đa
dạng mà không thể quan sát được, như sự lo ngại rủi ro. Do đó, nhiều nghiên
cứu thực nghiệm cho rằng các biến nhận thức có tương quan với các biến nhân
khẩu học (Peterson và Philpot, 2007; Smith, 2007; Rose, 2007). Trong đó, đa
dạng giới tính và sự ảnh hưởng của nó tới hiệu quả hoạt động của công ty là một

chủ đề đã được thực hiện bởi rất nhiều nhà nghiên cứu bởi tính kinh tế cũng như
xã hội của nó.
2.2.2.

Các lý thuyết về ảnh hưởng của đa dạng hóa giới tính tới hiệu
quả hoạt động của công ty

Kiel và Nicholson (2003) cho rằng không có lý thuyết đơn nào tự chính nó là
một khuôn khổ toàn diện để giải thích cho mối liên kết vững chắc giữa đa dạng
và hiệu suất. Đây rõ ràng là do tính chất đa ngành của đề tài, mặc dù một số khía
cạnh của những lý thuyết có thể được sử dụng trong những hoàn cảnh khác
nhau. Các lý thuyết cho rằng đa dạng hóa giới tính tác động tới HQHĐ của công
ty trên cả hai phương diện: tích cực và tiêu cực. Trong đó, các nghiên cứu về đa
dạng và ảnh hưởng của nó tới hiệu suất chủ yếu dựa trên lý thuyết người đại
diện, lý thuyết phụ thuộc nguồn lực và lý thuyết bản sắc xã hội.
2.2.2.1.

Lý thuyết cho thấy sự ảnh hưởng có tính hai mặt (tích cực
và tiêu cực) của đa dạng hóa giới tính tới HQHĐ của công
ty: Lý thuyết người đại diện (Agency theory)


24

Lý thuyết đại diện có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế, được phát triển bởi
Alchian và Demsetz năm 1972, sau đó được Jensen và Meckling phát triển thêm
vào năm 1976. Theo lý thuyết đại diện, các cổ đông là các chủ sở hữu hoặc là
người đứng đầu công ty, họ ủy quyền hoạt động của công ty cho các giám đốc
hoặc những người quản lý - là các đại diện cho các cổ đông. Tuy nhiên, lý thuyết
này cho rằng cổ đông và người đại diện luôn có khuynh hướng cá nhân, tư lợi,

và cơ hội. Vì thế, mặc dù cùng trong một công ty nhưng do bản chất sở hữu vốn
khác nhau nên cổ đông và giám đốc tuy hình thức là cùng hướng đến lợi ích cho
công ty, nhưng bản chất thì lại thường có đối kháng lợi ích. Khái niệm về vấn đề
phát sinh từ việc tách quyền sở hữu và kiểm soát trong lý thuyết đại diện này đã
được xác nhận bởi Davis, Schoorman và Donaldson năm 1997.
Xung đột lợi ích cũng có thể tồn tại ngay trong mỗi bộ phận quản trị,
chẳng hạn giữa các cổ đông (đa số và thiểu số, kiểm soát và không kiểm soát, cá
nhân và tổ chức) và các thành viên HĐQT (điều hành và không điều hành, bên
trong và bên ngoài, độc lập và phụ thuộc) (IFC, 2010). Những xung đột lợi ích
này sẽ tạo ra các chi phí liên quan.
Như vậy, một trong những vấn đề mà lý thuyết đại diện đặt ra đó làm sao
để đảm bảo lợi ích của các cổ đông, những người chủ sở hữu của công ty đồng
thời giảm chi phí đại diện.
Thông thường, hội đồng quản trị sử dụng song song hai phương pháp, đó
là giám sát và động viên. Theo Helland và Sykuta (2005), vai trò của HĐQT là
kiểm soát, giám sát, đánh giá hoạt động của giám đốc từ đó khen thưởng; trừng
phạt hoặc thậm chí sa thải những giám đốc không mang lại giá trị cho cổ đông
khi cần thiết (Weisbach, 1988)
Trong khuôn khổ lý thuyết này, các đặc điểm của HĐQT như kích thước,
tính độc lập và đa dạng có thể ảnh hưởng đến quá trình tạo ra lợi ích cho cổ
đông.
- Một mặt, sự đa dạng làm tăng sự độc lập trong HĐQT vì những người có
giới tính, dân tộc hay nền văn hóa đa dạng có thể sáng tạo hơn, theo nghĩa là họ


25

có thể đặt vấn đề hoặc đề xuất các giải pháp mà giám đốc truyền thống không
thể làm được dù với các nền tảng hoặc kinh nghiệm tương tự (Arfken và cộng
sự, 2004).

Hơn nữa, sự hiện diện của phụ nữ trong hội đồng quản trị có thể có một
ảnh hưởng đáng kể tới HQHĐ của công ty, thông qua chính sách giám sát chặt
chẽ. Trong một nghiên cứu về các công ty Mỹ, Adams và Ferreira (2009) đã
chứng minh ba đặc điểm quan trọng trong một hội đồng quản trị đa dạng về giới
tính:


Các nữ quản lý tham dự đầy đủ các cuộc họp họ cần tham dự hơn so với



các nam quản lý;
Khi hội đồng quản trị là đa dạng về giới, vấn đề về việc không tham dự đủ



75% các cuộc họp của nam quản lý trở nên ít nghiêm trọng hơn, và
Phụ nữ có nhiều khả năng hơn sẽ tham gia vào các Ủy ban giám sát.
Daziel (2003) cho rằng Hội đồng quản trị là chìa khóa để trung hòa các lợi

ích của cổ đông và các nhà quản lý. Điều này là lý do để xem xét đa dạng giới
tính trên như một công cụ để giảm chi phí đại diện, do đó, nâng cao HQHĐ của
công ty.
- Mặt khác, những quan điểm khác nhau trong việc ra quyết định và kiểm
soát có thể khiến việc giám sát kém hiệu quả hơn do không dẫn đến những quyết
định chung thống nhất.
Do đó, có thể có mối quan hệ tích cực hay tiêu cực giữa đa dạng giới tính
trong quản trị và hiệu quả hoạt động của công ty.
2.2.2.2.


Lý thuyết cho thấy sự ảnh hưởng tích cực của đa dạng hóa
giới tính tới HQHĐ của công ty: Lý thuyết phụ thuộc
nguồn lực (Resource dependence theory)

Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực được sử dụng để phân tích chức năng và
hành động của Hội đồng quản trị (Gabrielsson và Huse, 2004). Vì vậy, khác với
Lý thuyết đại diện khi trọng tâm nghiên cứu là các mối quan hệ giữa quyền sở
hữu và quản lý, trọng tâm nghiên cứu của Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực là các


×