Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bài tập môn luật hiến pháp nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.72 KB, 3 trang )

Họ và tên: Hồ Hàn Phong

Môn học: Luật Hiến pháp nước ngoài

Mã số sinh viên: 155380101…
Lớp: …
BÀI TẬP
Câu 1: Trong điều kiện của VN ta hiện nay thì mô hình bảo hiến nào là thích hợp và vì
sao?
Chủ nghĩa lập hiến được coi là yếu tố đầu tiên trong thang giá trị của Nhà nước pháp
quyền. Hiến pháp và trật tự hiến định thực tiễn là 2 mặt của chủ nghĩa lập hiến, khẳng định
ở mức cao nhất về mặt pháp lý và bảo đảm thực hiện trong thực tiễn cuộc sống các lợi ích
cao nhất, trường tồn và bền vững nhất của đất nước, của dân tộc. Bảo hiến là bảo vệ lợi ích
cao nhất, trường tồn nhất, bền vững nhất của đất nước và dân tộc, lợi ích của mỗi cá nhân và
của mọi cá nhân, của mỗi giai cấp, tầng lớp. Nói khác đi, đó là bảo vệ chủ quyền của nhân
dân.
Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, nhu cầu bảo hiến là rất cấp thiết và theo em,
mô hình bảo hiến thích hợp là mô hình bảo hiến của nước Đức.
Bởi vì, ở Việt Nam việc thực hiện nền dân chủ XHCN và vai trò một đảng cầm quyền
nên sẽ không có nhu cầu nhiều trong việc giữ “cân bằng”, “đối trọng” hay “kiềm chế” giữa
các quyền lập pháp, quyền hành pháp, cũng như không có nhu cầu về một vai trò nào đó
trong việc “dàn xếp” chính trị giữa các đảng phái chính trị. Do đó, thành lập Toà án Hiến
pháp do Quốc hội thành lập nhưng không thuộc Quốc hội mà độc lập với Quốc hội, độc lập
với các cơ quan hành pháp, tư pháp phù hợp với yêu cầu này. Tuy nhiên, phương án này cần
đề nghị giao Toà án nhân dân tối cao theo dõi, đánh giá và ra phán quyết về những trường
hợp vi phạm Hiến pháp trong các đạo luật của Quốc hội, các cơ quan nhà nước ở Trung
ương và địa phương thông qua hoạt động xét xử.
Hơn nữa, mô hình này có cả thẩm quyền giám sát sau khi các đạo luật đã có hiệu lực
pháp luật và đang còn hiệu lực pháp luật, bao gồm giám sát trừu tượng (Chủ tịch nước,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
một số lượng đại biểu Quốc hội nhất định…) và giám sát cụ thể (gắn với vụ việc cụ thể xét


xử tại Toà án). Việc xâm phạm quyền công dân bằng các hành vi vi hiến thụ động như việc
Nghị viện không ban hành một đạo luật áp dụng chế tài cần thiết là trái với hiến pháp,
nhưng lại không xác định được người bị hại cụ thể nên không thể trở thành đối tượng của tài
phán cụ thể. Thậm chí đối với quyền gắn liền chủ thể, khi có hành vi xâm phạm quyền này
đã diễn ra trên thực tế, nhưng người bị hại không khởi kiện thì cũng không thể trở thành đối
tượng xét xử của tài phán cụ thể. Do đó, mô hình này tạo ra được sự chặt chẽ cũng như bảo
vệ quyền công dân tối ưu.
Cuối cùng, mô hình này chỉ giám sát sau, không có chức năng phòng hiến. Điều này
là phù hợp với tình hình Việt Nam vì nếu giám sát trước sẽ biến Tòa án Hiến pháp thành
một cơ quan lập pháp bên cạnh Quốc hội, cản trở việc thông qua một dự luật và vô tình gây
ra sự lạm quyền, giảm vai trò của Quốc hội.


Câu 2: Qua nghiên cứu chế định nguyên thủ quốc gia ở các nước trong thế giới đương
đại, các anh/chị hãy cho biết chế định chủ tịch nước ở Việt Nam hiện nay nên được
thay đổi theo hướng nào?
Qua nghiên cứu chế định nguyên thủ quốc gia ở các nước trong thế giới đương đại,
theo em, chế định chủ tịch nước ở Việt Nam hiện nay nên thay đổi theo hướng của chế định
Chủ tịch nước tại các quốc gia Cộng hòa Tổng thống.
Thứ nhất, nếu Việt Nam thay đổi chế định CTN theo hướng Cộng hòa hỗn hợp thì
với bối cảnh nước ta chỉ có 1 Đảng lãnh đạo, có thể dẫn đến tình trạng việc Chủ tịch nước
có được quá nhiều quyền hạn trong tay, tiến tới vị trí một “nhà độc tài”. Vì trong Cộng hòa
hỗn hợp, Chủ tịch nước (Tổng thống) được thành lập độc lập nhưng Thủ tướng lại thành lập
trên cơ sở Quốc hội nên Quốc hội có thể sử dụng biện pháp kìm hãm, bất tín nhiệm để cân
bằng quyền lực Thủ tướng và Chủ tịch nước. Tuy nhiên nếu tất cả đều cùng Đảng, cùng phe
thì việc Chủ tịch nước có thể chọn Thủ tướng và chính ekip làm việc của mình sẽ dễ dàng
thống nhất được ý chí và được Quốc hội phê chuẩn, ngoài ra CTN lại còn có quyền giải tán
Quốc hội trước thời hạn, như vậy việc quá nhiều quyền lực rơi vào tay Chủ tịch nước như
vậy thì không phải là con đường khôn ngoan và phủ hợp.
Thứ hai, chế định CTN theo hướng các quốc gia thuộc chính thể đại nghị lại trở nên

quá hình thức, trong khi, tình hình Việt Nam hiện nay, đã có 1 Đảng lãnh đạo thống nhất, có
1 Quốc hội đại diện ý chí cho nhân dân và thực hiện chức năng lập pháp, lập luật, có Tòa án
thực hiện việc xét xử và giải quyết vấn đề tư pháp thì đương nhiên cần 1 cơ quan mạnh để
bao quát và thực hiện đầy đủ công việc thực hành pháp luật. Vì vậy, vốn dĩ sự tồn tại nhạt
nhòa của CTN trong bối cảnh này đã trở nên dư thừa, nên cảng không có ý nghĩa khi thay
đổi theo hướng để vị trí Chủ tịch nước chỉ là hình thức. Nói cách khác, thay vì vậy, suy cho
cùng thì cảng nên bỏ vị trí này đi thì hơn.
Thứ ba, chế định Chủ tịch nước trong Cộng hòa tổng thống lại hết sức rạch ròi, rõ
ràng, các cơ quan thành lập độc lập không trên cơ sở của nhau nên có thể kiểm soát chéo.
Mặc dù việc theo chế độ 1 Đảng lãnh đạo có thể dẫn đến việc CTN bắt tay cùng Quốc hội
dẫn đến sở hữu quyền lực rất mạnh nhưng việc thành lập độc lập với nhau cũng phần nào
giảm thiểu việc tập trung quyền lực này. Ngoài ra vì là theo chế độ 1 Đảng lãnh đạo nên sự
cạnh tranh về mặt đảng phái chính trị là không cao, vì thế các cơ quan tập trung vào việc
kiểm soát chéo lẫn nhau. Hơn nữa, trong chế định này CTN cũng không có những quyền
khác như giải tán Quốc hội trước hạn như trong chế định Cộng hòa hỗn hợp nên quyền lực
Chủ tịch nước càng được kiểm soát, chuyên tâm làm công việc của mình, Quốc hội và Tòa
án cũng vậy.
Vì vậy, em cho rằng việc nên thay đổi chế định CTN theo hướng của chế định CTN
tại quốc gia Cộng hòa tổng thống là phù hợp.


Câu 3: Giải thích một cách hợp lý là Hiến pháp Nga quy định 3 lần giới thiệu là 3 lần 3
người khác nhau hay 3 lần cùng là 1 người.
Theo phán quyết của Tòa án Hiến Pháp Liên Bang Nga:
“The Constitutional Court wrote in its decision, that, according to the literal meaning
of the provision, the word combination “thrice rejects candidates” may mean both:
nomination of the same person three times in a row or nomination of a new candidate
every time. The Court held that the language of the article by itself dis not exclude or
preclude either of these two interpretations…
… the Court concluded that the selection of a candidate for the position of Prime

Minister is the President’s prerogative and that the Constitution allows the President
to choose the specific manner of exercising this right himself, namely, to propose the
same candidate twice or thrice or to nominate a new candidate each time…….In this
context, if the State Duma thrice rejects the person nominated by the President,
whether this is the same person three times in a row or different persons each time,
the President then appoints the Chairman, dissolves the State Duma and calls a new
election.”
Có thể thấy, Tòa án Hiến pháp Liên bang Nga đã ra phán quyết theo hướng trao đặc
quyền cho Tổng thống Liên bang Nga khi cho rằng việc từ chối 03 lần ứng cử viên
Thủ tướng dù là cùng một người hay những người khác nhau thì Tổng thống đều có
quyền giải tán Duma quốc gia trước hạn và tổ chức tổng tuyển cử mới.
Tuy nhiên, theo em, cách hiểu này đã tạo ra sự phụ thuộc của nghị viện vào nguyên
thủ quốc gia và nguyên thủ có thể dễ dàng điều khiển được nghị viện. Hơn nữa, quy
định của Hiến pháp Nga nhằm mục đích quy trách nhiệm cho Duma quốc gia về sự
yếu kém khi không thể chọn ra một Thủ tướng nhưng trong trường hợp này, đó là sự
toan tính chính trị nên cần hiểu theo hướng 03 lần đề cử là 03 lần đề cử với những
ứng cử viên khác nhau. Thêm vào đó, việc sử dụng từ “candidates” (“ кандидатуру” theo nguồn của Đại sứ quán Nga tại Mĩ) cũng thể hiện ngụ ý của những nhà lập hiến
là sử dụng danh từ số nhiều, phải có nhiều ứng cử viên khác nhau.
Vì vậy, theo em nhận định, việc giải thích Hiến pháp theo hướng 03 lần đề cử với
những ứng cử viên khác nhau là hợp lý hơn.



×