Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Tính toán cân bằng nước cho lưu vực sông cả trong điều kiện biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 97 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƢỚC CHO LƢU VỰC SÔNG CẢ
TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

CHUYÊN NGÀNH: THỦY VĂN HỌC

ĐÀM ĐĂNG NINH

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƢỚC CHO LƢU VỰC SÔNG CẢ
TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

CHUYÊN NGÀNH: THỦY VĂN HỌC
MÃ SỐ: 8440244

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN KIÊN DŨNG

HÀ NỘI, NĂM 2018


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

Cán bộ hƣớng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Kiên Dũng

Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Hoàng Minh Tuyển

Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Trƣơng Vân Anh

Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
Ngày 20 tháng 01 năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và
chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng

năm 20

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đàm Đăng Ninh


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đƣợc hoàn thành tại Khoa Khí tƣợng Thủy văn, Trƣờng Đại
học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn, học viên đã nhận đƣợc sự giúp đỡ rất nhiều từ thầy cô, đồngnghiệp

và gia đình bạn bè.
Trƣớc hết học viên xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy
hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Kiên Dũng, ngƣời thầy đã luôn hƣớng dẫn và giúp đỡ
học viên trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận vănnày.
Học viên xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô trong khoa Khoa Khí tƣợng
Thủy văn và các đồng nghiệp tại Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề Nƣớc đã giúp
đỡ, tạo điều kiện trong quá trình học tập, nghiên cứu. Học viên xin gửi lời cám ơn
đến TS. Trƣơng Vân Anh, Th.SNguyễn Tiến Quang ở bộ môn Khí tƣợng Thủy
văncùng Th.SNguyễn Đức Rỡi ở Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề Nƣớcđã quan
tâm, chỉ bảo học viên trong suốt quá trình làm luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn do nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan nên những vấn đề đƣợc trình bày trong bài không thể tránh
khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận đƣợc sự cảm thông và góp
ý của các thầy cô giáo cùng đồng nghiệp để cho luận văn đƣợc hoàn thiện tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Đàm Đăng Ninh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết....................................................................................................... 1
2. Mục tiêu .............................................................................................................. 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................ 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2
5. Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................... 3
1.1 Tổng quan nghiên cứu cân bằng nƣớc ................................................................ 3
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu cân bằng nƣớc trên thế giới ......................................... 3
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu cân bằng nƣớc ở Viêt Nam .......................................... 4
1.1.3 Các nghiên cứu cân bằng nƣớc ở lƣu vực sông Cả .......................................... 7
1.2 Tổng quan các mô hình tính toán cân bằng nƣớc ............................................... 8
1.2.1 Hệ thống mô hình GIBSI ................................................................................ 8
1.2.2 Chƣơng trình sử dụng nƣớc (Water Utilization Project) .................................. 9
1.2.3 Mô hình BASINS ........................................................................................... 9
1.2.4 Mô hình hệ thống đánh giá và phát triển nguồn nƣớc WEAP ........................ 11
1.2.5 Bộ mô hình MIKE(DHI) .............................................................................. 11
1.3 Tổng quan về điều kiện tự nhiên lƣu vực sông Cả ............................................ 12
1.3.1 Vị trí địa lý ................................................................................................... 12


1.3.2 Đặc điểm địa hình ......................................................................................... 13
1.3.3 Đặc điểm thổ nhƣỡng.................................................................................... 14
1.3.4 Thảm phủ thực vật ........................................................................................ 15
1.3.5 Đặc điểm khí tƣợng thủy văn ........................................................................ 15
1.3.6 Đặc điểm nƣớc dƣới đất ................................................................................ 23
1.4 Tổng quan về kinh tế - xã hôi lƣu vực sông Cả ................................................ 24
1.4.1 Dân cƣ .......................................................................................................... 24
1.4.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội .............................................................. 24

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÂN BẰNG NƢỚC HỆ THỐNG VÀ MÔ
HÌNH MIKE BASIN ............................................................................................. 27
2.1 Cơ sở lý thuyết về cân bằng nƣớc hệ thống ...................................................... 27
2.1.1 Cân bằng nƣớc hệ thống ............................................................................... 27
2.1.2 Cơ sở lý thuyết về hệ thống nguồn nƣớc ....................................................... 27
2.1.3 Phƣơng pháp tính cân bằng nƣớc hệ thống .................................................... 28
2.2 Tổng quan về mô hình MIKE BASIN. ............................................................. 34
2.2.1 Giới thiệu chung ........................................................................................... 34
2.2.2 Giới thiệu về MIKE BASIN.......................................................................... 35
2.2.3 Cơ sở lý thuyết của mô hình MIKEBASIN ................................................... 36
2.2.4 Mô hình thủy văn mƣa - dòng chảy MIKE NAM .......................................... 39
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE BASIN ĐỂ TÍNH TOÁN
CÂN BẰNG NƢỚC CHO LƢU VỰC SÔNG CẢ ................................................ 42
3.1 Thiết lập mô hình Mike Basin .......................................................................... 42
3.1.1 Xác định các tiểu lƣu vực.............................................................................. 42
3.1.2 Xác định dòng chảy đến lƣu vực ................................................................... 45
3.1.3 Nhu cầu sử dụng nƣớc hiện trạng .................................................................. 48
3.2 Tính toán cân bằng nƣớc hiện trạng cho lƣu vực sông Cả ................................ 61
3.3 Tính toán cân bằng nƣớc theo kịch bản biến đổi khí hậu .................................. 66
3.3.1 Mô phỏng kịch bản biến đổi khí hậu ............................................................. 66
3.3.2 Nhu cầu nƣớc cho kịch bản biến đổi khí hậu ................................................. 68
3.3.3 Lƣợng nƣớc đến theo kịch bản BĐKH .......................................................... 69


3.3.4 Cân bằng nƣớc theo kịch bản RCP 4.5 .......................................................... 70
3.4 Giải pháp ......................................................................................................... 73
3.4.1 Giải pháp công trình ..................................................................................... 73
3.4.2 Giải pháp phi công trình ............................................................................... 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 77



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng1.1 Kết quả thực nghiệm về nhu cầu nƣớc của lúa……………………………7
Bảng1.2 Số giờ nắng năm 2015 tại một số trạm quan trắc………………………..16
Bảng1.3 Độ ẩm trung bình các tháng năm 2015 tại một số trạm………………….17
Bảng1.4 Phân bố diện tích một số nhánh lớn của hệ thống sông Cả……………...21
Bảng1.5 Tình hình dân số lƣu vực sông Cả năm 2015……………………………24
Bảng2.1 Các thông số chính của mô hình…………………………………………41
Bảng3.1 Các vùng tính toán cân bằng nƣớc cho lƣu vực sông Cả………………...44
Bảng3.2 Bộ thông số mô hình MIKE NAM………………………………………46
Bảng3.3 Đánh giá kết quả hiệu chỉnh và kiểm định………………………………46
Bảng3.4 Kết quả tính toán lƣu lƣợng dòng chảy đến các tiểu vùng năm 2015 bằng
mô hình MIKE NAM………………………………………………………………48
Bảng3.5 Tiêu chuẩn cấp nƣớc cho sinh hoạt……………………………………...49
Bảng3.6 Định mức dùng cho chăn nuôi…………………………………………...50
Bảng3.7 Các hộ, ngành sử dụng nƣớc chính trên lƣu vực………………………...51
Bảng3.8 Nhu cầu dùng nƣớc cho sinh hoạt của các tiểu vùng sông Cả…………...52
Bảng3.9 Nhu cầu dùng nƣớc cho công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của các tiểu
vùng sông Cả……………………………………………………………………….53
Bảng3.10 Hệ số cây trồng Kc đối với cây lúa……………………………………..55
Bảng3.11 Hệ số cây Kc đối với cây trồng khác…………………………………...55
Bảng3.12 Nhu cầu dùng nƣớc cho tƣới cây của các tiểu vùng thuộc lƣu vực sông
Cả…………………………………………………………………………………..55
Bảng3.13 Số lƣợng các loại gia súc, gia cầm của các tiểu vùng thuộc lƣu vực sông
Cả…………………………………………………………………………………..56
Bảng3.14 Nhu cầu dùng nƣớc cho chăn nuôi tại các tiểu vùng thuộc lƣu vực sông
Cả…………………………………………………………………………………..57
Bảng3.15 Nhu cầu dùng nƣớc cho thủy sản tại các tiểu vùng thuộc lƣu vực sông
Cả…………………………………………………………………………………..58



Bảng3.16 Nhu cầu nƣớc cho thƣơng mại, dịch vụ và đô thị trên các tiểu vùng thuộc
sông Cả……………………………………………………………………………..59
Bảng3.17 Nhu cầu nƣớc cho bảo vệ môi trƣờng của các tiểu vùng thuộc lƣu vực
sông Cả……………………………………………………………………………..60
Bảng3.18 Tổng hợp nhu cầu nƣớc của lƣu vực sông Cả………………………….61
Bảng3.19 Các hồ chứa thiết lập trong mô hình MIKE HYDRO BASIN…………63
Bảng 3.20 Kết quả kiểm nghiệm mô hình MIKE BASIN tại trạm Dừa…………...63
Bảng3.21 Lƣợng nƣớc thiếu hụt hiện trạng tai các tiểu vùng năm 2015………….64
Bảng3.22Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ cơ sở……….66
Bảng3.23Biến đổi lƣợng mƣa vào mùa đông so với thời kỳ cơ sở……………….67
Bảng3.24Biến đổi lƣợng mƣa vào mùa xuân so với thời kỳ cơ sở……………….67
Bảng3.25Biến đổi lƣợng mƣa vào mùa hè so với thời kỳ cơ sở………………….67
Bảng3.26Biến đổi lƣợng mƣa vào mùa thu so với thời kỳ cơ sở…………………68
Bảng3.27 Nhu cầu nƣớc đối với cây trồng trong điều kiện BĐKH……………….68
Bảng3.28 Kết quả tính toán lƣu lƣợng dòng chảy đến các tiểu vùng giai đoạn 20162035 bằng mô hình NAM………………………………………………………….69
Bảng3.29 Lƣợng nƣớc thiếu hụt theo kịch bản BĐKH tai các tiểu vùng giai đoạn
2016-2035………………………………………………………………………….71


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình1.1 Bản đồ lƣu vực sông Cả………………………………………………….12
Hình1.2 Bản đồ thổ nhƣỡng của lƣu vực sông Cả………………………………...14
Hình1.3 Bản đồ lƣợng mƣa trung bình nhiều năm lƣu vực sông Cả……………...18
Hình1.4 Mạng lƣới trạm khí tƣợng thủy văn trên lƣu vực sông Cả.........................19
Hình 1.5 Bản đồ mô đun dòng chảy năm và phân phối dòng chảy trong năm tại một
số trạm trên lƣu vực sông Cả………………………………………………………22
Hình1.6 Bản đồ tiềm năng trữ lƣợng nƣớc dƣới đất lƣu vực sông Cả…………….23
Hình2.1 Sơ đồ tính của mô hình CROPWAT..........................................................20

Hình 2.2 Sơ đồ phân tích hệ thống............................................................................34
Hình2.3 Sơ đồ tính toán của mô hình MIKE BASIN……………………………..37
Hình2.4 Sơ đồ tính toán của mô hình NAM………………………………………39
Hình2.5 Cấu trúc mô hình MIKE NAM…………………………………………..40
Hình3.1 Sơ đồ phân vùng tính cân bằng nƣớc cho lƣu vực sông Cả……………...43
Hình3.2 Đƣờng quá trình lƣu lƣợng ngày thực đo và tính toán tại Trạm Quỳ Châu
giai đoạn 2010-2012………………………………………………………………..47
Hình3.3 Đƣờng quá trình lƣu lƣợng thực đo và tính toán tại Trạm Quỳ Châu giai
đoạn 2013-2015…………………………………………………………………….47
Hình3.4 Đƣờng quá trình lƣu lƣợng ngày thực đo và tính toán tại Trạm Hòa Duyệt
giai đoạn 2010-2012………………………………………………………………..47
Hình3.5 Đƣờng quá trình lƣu lƣợng thực đo và tính toán tại Trạm Hòa Duyệt giai
đoạn 2013-2015…………………………………………………………………….47
Hình3.6 Đƣờng quá trình lƣu lƣợng ngày thực đo và tính toán tại Trạm Sơn Diệm
giai đoạn 2010-2012………………………………………………………………..47
Hình3.7 Đƣờng quá trình lƣu lƣợng thực đo và tính toán tại Trạm Sơn Diệm giai
đoạn 2013-2015…………………………………………………………………….47
Hình3.8 Sơ đồ thiết lập tính toán trong MIKE HYDRO BASIN cho hiện trạng lƣu
vực sông Cả………………………………………………………………………...62
Hình 3.9 Đƣờng quá trình lƣu lƣợng thực đo và tính toán tại trạm Dừa…………..63


Hình3.10 Lƣợng nƣớc thiếu hụt năm 2015 theo tháng……………………………65
Hình3.11 Lƣợng nƣớc thiếu năm 2015 theo các tiểu vùng………………………..65
Hình3.12 Lƣợng nƣớc thiếu hụt theo tháng giai đoạn 2016-2035………………...72
Hình3.13 Lƣợng nƣớc thiếu theo các tiểu vùng giai đoạn 2016-2035…………….72


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
MIKE


Bộ mô hình thủy lực và thủy văn lƣu vực Viện Thủy lực Đan Mạch

NAM

Mô hình dòng chảy của Đan Mạch (Nedbor-AfstromningsModel)

TANK

Mô hình bể chữa của Nhật Bản

SSARR

GIBSI

WUP

SWAT
IQQM
ISIS

Mô hình hệ thống diễn toán dòng chảy của Mỹ (Streamflow
Synthesis And Reservoir Regulation)
Bộ mô hình tổng hợp của Canada (GestionIntégrée des Bassins
versants à I’aide d’un SystèmeInformatisé)
Chƣơng trình sử dụng nƣớc của Ủy hội sông Mê Kông (Water
Utilization Project)
Mô hình mô phỏng dòng chảy mặt qua độ ẩm đất (Soil and Water
Assessment Tool)
Mô hình mô phỏng nguồn nƣớc lƣu vực

Mô hình thủy động lực học (Interactive Spectral Interpretation
System)

BASINS

Mô hình đƣợc xây dựng bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trƣờng (Hoa Kỳ)

QUAL2E

Mô hình chất lƣợng nƣớc (Water Quality version 2E)

WEAP
CROPWAT
MIKE
BASIN

Mô hình hệ thống đánh giá và phát triển nguồn nƣớc (Water
Evaluation and Planning System)
Mô hình tính nhu cầu tƣới của cây trồng theo chỉ tiêu sinh thái
Mô hình tính cân bằng nƣớc hệ thống cho lƣu vực.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên các lƣu vực sông ngày càng
phát triển đã khiến nhu cầu sử dụng nƣớc ngày càng tăng. Trong khi nguồn tài
nguyên nƣớc nói chung, nƣớc mặt nói riêng ngày càng trở lên khan hiếm do tác
động của biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng và nguy cơ ô nhiễm, suy thoái nguồn
nƣớc. Việc nghiên cứu tính toán cân bằng nƣớc các lƣu vực sông và các đơn vị hành
chính theo các kịch bản khác nhau giúp các nhà kỹ thuật, các nhà quản lý nắm đƣợc

bức tranh toàn cảnh về tiềm năng, nhu cầu và mức độ đáp ứng tài nguyên nƣớc, từ
đó xây dựng các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý tài nguyên hợp lý
và hiệu quả.
Sông Cả là một trong những lƣu vực lớn nhất nƣớc ta, bắt nguồn từ tỉnh
Xiêng Khoảng, Lào, có tổng diện tích lƣu vực là 27.200 km2 , trong đó phần thuộc
lãnh thổ Việt Nam có diện tích 17.730 km2, chiếm 65,2%, phần lớn thuộc 2 tỉnh
Nghệ An và Hà Tĩnh. Sông Cả là một con sông liên quốc gia lớn ở vùng Bắc Trung
Bộ, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an
ninh của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.Đây là con sông có lƣợng dòng chảy khá dồi
dào nhƣng phân bố không đều trong năm. Lƣợng nƣớc tập trung chủ yếu vào mùa
lũ, thời kỳ kiệt nguồn nƣớc khan hiếm, mực nƣớc xuống rất thấp ảnh hƣởng lớn đến
các hộ dùng nƣớc trên lƣu vực.
Đề tài: “Tính toán cân bằng nước cho lưu vực sông Cả trong điều kiện
biến đổi khí hậu” đƣợc thực hiện nhằm giải quyết bài toán cân bằng nƣớc cho lƣu
vực sông Cả có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả phân bổ nguồn nƣớc
trên lƣu vực, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội cho các ngành dùng nƣớc, khai thác
hiệu quả tài nguyên nƣớc dƣới tác động của biến đổi khí hậu và giúp cho việc quản
lý tài nguyên nƣớc một cách tổng hợp và bền vững.
2. Mục tiêu
Nghiên cứu, ứng dụng đƣợc mô hình MIKE BASIN để tính toán cân bằng
nƣớc hệ thống lƣu vực sông Cả trong điều kiện biến đổi khí hậu.

1


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Tài nguyên nƣớc mặt lƣu vực sông Cả.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Lƣu vực sông Cả (phần lãnh thổ Việt Nam) nằm trên địa phận các tỉnh Nghệ

An và Hà Tĩnh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thừa kế: Tiếp thu kế thừa những nghiên cứu có liên quan,
luận văn tham khảo xác định hƣớng cần nghiên cứu vừa đảm bảo tính mới vừa cập
nhật thông tin, phù hợp với tình hình thực tiễn của vùng nghiên cứu.
- Phƣơng pháp thống kê: Tổng hợp số liệu, tài liệu thu thập đƣợc để tính toán
nhu cầu sử dụng nƣớc của lƣu vực.
- Phƣơng pháp mô hình toán: Bộ mô hình thủy văn thủy lực MIKE NAM,
CROP WAT, MIKE BASIN tƣơng ứng đƣợc dùng để tính toán lƣợng nƣớc đến,
nhu cầu dùng nƣớc của các ngành và tính cân bằng nƣớc cho lƣu vực sông Cả.
- Phƣơng pháp chuyên gia: Trao đổi, học tập, lấy ý kiến từ các chuyên gia về
phƣơng pháp đánh giá, tính toán cân bằng nƣớc lƣu vực sông Cả.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoàiphần mở đầu và kết luận - kiến nghị, luận văn đƣợc trình bày trong 3
chƣơng baogồm:
Chƣơng 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết về cân bằng nƣớc hệ thống và mô hình MIKE
BASIN
Chƣơng 3: Kết quả ứng dụng mô hình MIKE BASIN để tính cân bằng nƣớc
cho lƣu vực sông Cả.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan nghiên cứu cân bằng nƣớc
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu cân bằng nước trên thế giới
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2009 thì tác động của Biến đổi khí
hậu đến sự cân bằng nƣớc chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Hầu hết các nghiên cứu
về Biến đổi khí hậu tập trung vào các vấn đề về ngập lụt do nƣớc biển dâng mà

chƣa xét đến các vấn đề tính toán cân bằng nƣớc. Chính vì vậy, trƣớc tình hình biến
đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ rất nhanh và phức tạp trên thế giới, đã đặt ra bài
toán tính toán cân bằng nƣớc và dự đoán tác động của Biến đổi khí hậu tới sự cân
bằng nƣớc.
Cân bằng nƣớc là cơ sở quản lý và hoạch định chính sách trong một số
vấn đề quan trọng liên quan đến quản lý tài nguyên nƣớc nhƣ thiết kế hệ
thống cấp nƣớc, dự báo lũ, cấp nƣớc và sử dụng, quản lý nƣớc mƣa và nƣớc
thải ở khu vực đô thị. Trong tất cả các lĩnh vực này, các nhà quản lý lƣu vực
và các nhà hoạch định chính sách cần trích xuất thông tin về khối lƣợng tài
nguyên, nhu cầu và thay đổi lƣu trữ trong lƣu vực. Biến đổi khí hậu có thể
gây ra những tác động đáng kể đến tài nguyên nƣớc thông qua những thay đổi
trong chu trình thủy văn. Sự thay đổi các thành phần nhiệt độ và lƣợng mƣa
của chu trình có thể có hậu quả trực tiếp về số lƣợng các thành phần bốc hơi
và thoát hơi. Ở một số quốc gia nhƣ Hoa Kỳ, biến đổi khí hậu đã đƣợc xác
định là chìa khóa quan trọng cho tính bền vững của nƣớc.
Các phƣơng pháp, đề tài, dự án nghiên cứu và tính toán cân bằng nƣớc đã
đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở các nƣớc nhƣ: Anh, Mỹ, Hà Lan, Canada,
Đức, Nhật, Ấn Độ, Trung Quốc,…ứng dụng vào thực tế nhƣ:
Cân bằng nƣớc dài hạn (1972- 2004) của lƣu vực với thảm phủ chủ yếu là
rừng và đồng cỏ vùng cao tại Plynlimon, xứ Wales của Vincent Marc, Mark
Robinson.[23]
Ở Báo cáo Unessco - Paris năm 1974 của A. A. Sokolov và T. G. Chapman
đƣa ra các “ Phƣơng pháp tính toán cân bằng nƣớc”.[23]

3


Boughton, W. và PI Hill, 1997 đã đề xuất Quy trình ƣớc lƣợng lũ thiết
kế sử dụng tạo dữ liệu và mô hình cân bằng nƣớc hàng ngày. Trung tâm
nghiên cứu hợp tác về thủy văn lƣu vực, Úc;Boughton, W., 2004 đã xây dƣng

Mô hình cân bằng nƣớc lƣu vực tại Úc thời kỳ 1960-2004.[23]
Mingan, S., M. Huang, L. Zhang và Y. Li, 2002 đã mô phỏng cân bằng
nƣớc trên quy mô trƣờng trên Cao nguyên Hoàng Thổ bằng mô hình
WAVES.[23]
Kendy, E., P. Gerard-Marchant, MT Walter, Y. Zhang, C. Liu và TS
Steenhuis, 2003 đã giới thiệu một phƣơng pháp cân bằng đất-nƣớc để xác
định lƣợng nƣớc ngầm nạp từ đất canh tác đƣợc tƣới tiêu ở Đồng bằng Bắc
Trung Quốc.[23]
Hamilton, S., 2004. Dòng chảy mùa đông là một nguồn không chắc
chắn trong tính toán cân bằng nƣớc. Bài nghiên cứu cơ bản cân bằng nƣớc
đƣợc tiến hành một hội thảo đƣợc tổ chức tại Victoria, (WHV`2004), nhà xuất
bản IAHS của Canada.[23]
Anderson, R., J. Hansen, K. Kukuk và B. Powell, 2006 đã phát triển
một công cụ cân bằng nƣớc dựa trên nguồn nƣớc phục vụcho việc đánh giá
các phƣơng án cấp nƣớc.[23]
McCabe, GJ và SL Markstrom, 2007 đã xây dựng một mô hình cân
bằng nƣớc hàng tháng đƣợc điều khiển bởi một giao diện đồ họa.[23]
A. Gahandhari và SMR AlaviMoghaddam, 2011 trong cuốn:” Nguyên
tắc cân bằng nƣớc” đã đánh giá các nghiên cứu về năm lƣu vực sông ở
Iran.[23]
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu cân bằng nước ở Viêt Nam
Các nghiên cứu về cân bằng nƣớc và phát triển bền vững nguồn nƣớc hệ
thống trong nƣớc thực sự phát triển từ những năm 1950 trở lại đây với việc áp dụng
các thành tựu của khoa học thế giới và nghiên cứu cải tiến phù hợp với điều kiện
Việt Nam. Trong khoảng thời gian ngắn, chúng ta đã có những bƣớc tiến dài trong
nghiên cứu và sử dụng bền vững nguồn nƣớc.

4



Dựa vào các kết quả nghiên cứu có thể phân quá trình phát triển thành 2 thời
kỳ: (a) thời kỳ nghiên cứu cân bằng nƣớc tự nhiên và (b) cân bằng nƣớc kinh tế.[15]
a. Cân bằng nước tựnhiên
Các nghiên cứu cân bằng nƣớc tự nhiên đƣợc tiến hành từ những năm 1950
đến đầu những năm 1975. Trong thời kỳ này, kế thừa các tiến bộ trong nghiên cứu
qui luật khí tƣợng khí hậu của thế giới và hệ thống thiết bị quan trắc, ở nƣớc ta
mạng lƣới quan trắc các đặc trƣng khí tƣợng, thủy văn, hải dƣơng, các hiện tƣợng
thời tiết nguy hiểm nhƣ bão, dông, lũ ống, lũ quét, các hệ thống Cảnh báo đƣợc
thành lập nhằm nghiên cứu cân bằng nƣớc với quy mô toàn lãnh thổ, miền, các khu
vực. Chẳng hạn công trình nghiên cứu của GS. Ngô Đình Tuấn về chế độ dòng chảy
của các sông suối Việt Nam. Tác giả đã đƣa ra các khái niệm làm cơ sở cho việc lựa
chọn các phƣơng pháp nghiên cứu thích hợp. Sự hình thành dòng chảy trƣớc hết đó
là mối quan hệ giữa mƣa và lớp dòng chảy tƣơng ứng tại cửa ra của lƣu vực, mối
quanhệgiữakhíhậuvàdòngchảyvới2mùakhíhậutrongnămdẫntớiviệchình thành dòng
chảy. Qua nghiên cứu và tổng kết các tác giả xếp thứ tự các nhân tố nhƣ sau: Hồ ao,
đầm lầy, thổ nhƣỡng, thảm rừng. Một trong các đóng góp có giá trị là đƣa ra chỉ tiêu
phân vùng thủy văn làm cơ sở cho việc xác lập cán cân nƣớc theo vùng, địa phƣơng
và ô thủy văn.[15]
Nghiên cứu căn nguyên quá trình hình thành dòng chảy trên các sông suối
nƣớc ta, PGS Nguyễn Lại đã xuất phát từ các khái niệm về các quá trình thủy văn
chịu sự chi phối của các quá trình synop vĩ mô trên toàn miền Đông Á đồng thời với
sự chi phối của điều kiện mặt đệm với mức độ khác nhau. Trên cơ sở đó xây dựng
lý thuyết về kỳ dòng chảy sông ngòi gió mùa nhiệt đới Việt Nam. Tác giả đã đƣa ra
chỉ tiêu phân định kỳ dòng chảy “Đƣờng tần suất dòng chảy của các kỳ kế cận nhau
không đƣợc cắt nhau khi vẽ chúng trên cùng hệ tọađộ”.[15]
Hai công trình trên thực sự là các công trình nghiên cứu cơ bản làm cơ sở
cho việc nghiên cứu cân bằng nƣớc ở ViệtNam.
Trong giai đoạn này công cụ chủ yếu nghiên cứu cân bằng nƣớc tự nhiên là
phƣơng pháp tổng hợp địa lý kết hợp với một khối lƣợng khổng lồ các số liệu quan


5


trắc về mƣa, dòng chảy, bốc hơi. Một loạt các bản đồ hoàn lƣu khí quyển, vùng khí
hậu, bản đồ mƣa, dòng chảy ra đời là các luận cứ khoa học giúp các nhà hoạch định
chiến lƣợc đƣa ra các quyết định chính xác trên phạm vi toàn quốc.
Tuy vậy do việc nghiên cứu còn gắn với địa giới hành chính cũng gây không
ít khó khăn trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên nƣớc.
b. Giai đoạn nghiên cứu cân bằng nước có gắn với bài toán kinh tếnước
Khi nền kinh tế xã hội phát triển thì nhu cầu về nƣớc ngày càng nhiều và yêu
cầu chất lƣợng ngày càng cao. Do vậy việc nghiên cứu nguồn nƣớc đƣợc tiến hành
tỉ mỉ hơn. Đó là chƣơng trình nghiên cứu tổng thể về cân bằng nƣớc hệ thống sông
suối Việt Nam nhƣ KC12, quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng, sông Cửu
Long, Tây Nguyên, Đồng Nai, vùng núi phíaBắc.
Ngoài việc đánh giá tổng lƣợng, nhiều mô hình toán đã đƣợc quan tâm
nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng để dự tính sự thay đổi của nguồn nƣớc ngắn hạn
và dài kỳ. Một loạt các vấn đề nhƣ thủy văn – thủy lực hệ thống sông Hồng – Thái
Bình, hệ thống sông Mê Kông, quy hoạch thủy lợi, hoàn chỉnh các hệ thống thủy
nông đã đƣợc tiếnhành.
Về nghiên cứu sử dụng nguồn nƣớc các hệ thống tƣới, từ những năm 1960
đã thành lập một mạng lƣới các trạm, trại thí nghiệm ở các tỉnh Hà Nội, Hà Tây,
Hải Hƣng, Thanh Hóa, Nghệ An, và sau năm 1975 là các trạm ở miền Trung và
đồng bằng sông Cửu Long nhằm nghiên cứu về nhu cầu nƣớc của cây trồng. Các
nghiên cứu không dừng lại ở cây lúa nƣớc mà còn nghiên cứu với nhiều loại cây
trồng cạn và hoa màu. Các viện nghiên cứu khoa học nông nghiệp, Viện nghiên cứu
khoa học và kinh tế thủy lợi và các trƣờng Đại học Nông nghiệp, Đại học Thủy lợi
là những cơ quan hàng đầu nghiên cứu về lĩnh vực này. Các kết quả nghiên cứu đã
chỉ ra rằng nƣớc cần cho lúa từ 5500 m3/ha đến 6700 m3/ha, thay đổi tùy theo địa
phƣơng và theo mùa, trong khi nƣớc cần cho cây trồng cạn phổ biến dƣới 4000
m3/ha/vụ. Khi dịch chuyển mùa vụ với thời gian nhỏ hơn 10 ngày thì yêu cầu dùng

nƣớc của cây trồng cũng thay đổi từ 10 – 25%. Yêu cầu dùng nƣớc của cây trồng có
xu thế tăng lên khi áp dụng những loại cây trồng mới có năng suất cao. Một số kết

6


quả nghiên cứu nhu cầu nƣớc của cây trồng cạn nhƣ sau: Cà chua (250 – 340), bắp
cải (230 - 240), đậu tƣơng (230 – 290), thuốc lá (280 – 300), khoai tây (260 –
270).[15]
Bảng 1.1 Kết quả thực nghiệm về nhu cầu nƣớc của lúa (mm)
Địa điểm

Thời gian

Lúa chiêm

Lúa màu

Đồng bằng sông Hồng

73 - 80

280 - 384

353 – 437

Vĩnh Phúc

59 - 80


304 - 389

494 - 571

Hải Dƣơng

60 - 65

300 - 385

475 - 589

Thƣờng Tín

75 - 80

325 - 455

433 - 645

Thanh Hóa

58 - 62

311 - 382

437 - 588

Nghệ An


60 - 62

395 - 537

465 - 604

Trên cơ sở các số liệu thực nghiệm một số tác giả nhƣ Hà Học Ngô, Đào Thế
Tuấn, Nguyễn Duy Tính, tập thể các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu khoa học
và kinh tế thủy lợi quốc gia đã kiểm định lại một số công thức phổ biến, xác định hệ
số cây trồng Kc cho các vùng khí hậu khác nhau, đồng thời các tác giả cũng đề nghị
một số công thức mới. Đối với cây trồng cạn, các kết quả nghiên cứu của FAO áp
dụng vào điều kiện Việt Nam từ những năm 1970 – 1980 vẫn tỏ ra có hiệu quả cao.
1.1.3 Các nghiên cứu cân bằng nước ở lưu vực sông Cả
Các nghiên cứu về cân bằng nƣớc và phát triển bền vững nguồn nƣớc trên
lƣu vực sông Cả có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ:
Tiểu hợp phần 3.2 “Quản lý tổng hợp tài nguyên nƣớc lƣu vực sông
Cả” thuộc Dự án Hỗ trợ Chƣơng trình ngành nƣớc (WSPS) do Chính phủ Đan
Mạch viện trợ. [7]
TS. Hoàng Minh Tuyển[18] đã xây dựng thành công DSF cho lƣu vực sông
Cả trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng khung hỗ trợ
ra quyết định trong quản lý tài nguyên nƣớc lƣu vực sông Cả” thực hiện năm 2004 2006, trong đó áp dụng mô hình IQQM tính toán cân bằng nƣớc lƣu vực sông Cả và
tổ hợp 15 kịch bản quy hoạch tài nguyên nƣớc sông Cả đƣợc tính toán lƣutrữ. [21]

7


Đề tài “Nghiên cứu giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng
và phòng tránh thiên tai lƣu vực Sông Cả” do Nguyễn Đăng Túc [17] chủ trì đã điều
tra, đánh giá hiện trạng và diễn biến tài nguyên, môi trƣờng lƣu vực Sông Cả; xác
định nguyên nhân, dự báo mức độ, quy mô ảnh hƣởng của quá trình suy thoái tài

nguyên, môi trƣờng, và các loại thiên tai: lũ, lũ quét – lũ bùn đá, trƣợt lở, xói lở bờ
sông, bờ biển, động đất trên lƣu vực Sông Cả và xuất các giải pháp sử dụng hợp lý
tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng và phòng tránh thiên tai lƣu vực Sông Cả. [15]
Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nƣớc quốc gia đã triển khai
thực hiện dự án “Điều tra đánh giá tài nguyên nƣớc lƣu vực các sông biên giới Việt
Nam - Lào thuộc lƣu vực sông Mã, sông Cả” với các kết quả đạt đƣợc nhƣ: phân
tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nƣớc mặt trong vùng dự án theo
không gian và thời gian bao gồm cả chất lƣợng và số lƣợng, tính toán chi tiết theo
từng lƣu vực (để đảm bảo tính hệ thống), tính đến từng đơn vị hành chính (để phục
vụ cho công tác quản lý) cho thấy toàn cảnh bức tranh về tài nguyên nƣớc vùng biên
giới Việt Nam – Lào; đo đạc, xác định lƣợng nƣớc trên dòng chính sông Mã, Cả
ra/vào lãnh thổ Việt Nam, có ý nghĩa to lớn trong việc khai thác, sử dụng dòng sông
và nguồn nƣớc của các sông quốc tế tại Việt Nam; xác định các vấn đề nổi cộm về
tài nguyên nƣớc tại lƣu vực các sông biên giới Việt Nam - Lào, hỗ trợ hiệu quả cho
các cấp quản lý, các ngành trong việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
nƣớc. Đồng thời là căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ và khai
thác tài nguyên nƣớc mặt khu vực biên giới Việt Nam - Lào hiệnnay. [15]
1.2 Tổng quan các mô hình tính toán cân bằng nƣớc
Do yêu cầu phát triển tài nguyên nƣớc lƣu vực sông để đáp ứng đƣợc các yêu
cầu về phát triển kinh tế - xã hội, hiện nay, trên thế giới đã tiến hành xây dựng các
mô hình, hệ thống các mô hình để đánh giá tác động của con ngƣời, các điều kiện
mặt đệm tới tài nguyên nƣớc. Có thể điểm qua một số mô hình đang đƣợc sử dụng
rộng rãi trên thế giới nhƣ sau: [14]
1.2.1 Hệ thống mô hình GIBSI

8


Hệ thống mô hình GIBSI (GestionIntégrée des Bassins versants à I’aide d’un
SystèmeInformatisé) là một hệ thống mô hình tổng hợp chạy trên máy PC cho các

kết quả kiểm tra tác động của nông nghiệp, công nghiệp, quản lý nƣớc về lƣợng và
chất đến tài nguyên nƣớc. GIBSI có một ngân hàng dữ liệu (bao gồm các số liệu
vàcácđặctrƣng)vềthủyvăn,xóimònđất,lantruyềnhóachấttrongnôngnghiệp và mô hình
chất lƣợng nƣớc. Mô hình GIBSI cũng có hệ thống thông tin địa lý GIS và phần
mềm quản lý các dữ liệu có liên quan.[14]
1.2.2 Chương trình sử dụng nước WUP(Water Utilization Project)
Mô hình lƣu vực và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu là một hợp phần của
Chƣơng trình sử dụng nƣớc của Ủy hội sông Mê Kông. Kết quả chủ yếu của dự án
này là “Hệ thống Hỗ trợ ra Quyết định (DSF)”, trong đó bao gồm hệ thống cơ sở dữ
liệu, bộ mô hình lƣu vực và các công cụ đánh giá tác động. Khi hoàn thiện WUP
DSF sẽ đƣợc sử dụng để hỗ trợ trong việc xây dựng các nguyên tắc phân bổ nguồn
nƣớc giữa các nƣớc trong lƣu vực sông Mê Kông và hỗ trợ ra quyết định cho công
tác quản lý lƣu vực sông thông qua các đánh giá về ảnh hƣởng của các kịch bản
phát triển đến tài nguyên môitrƣờng.
Ba mô hình con trong bộ mô hình lƣu vực bao gồm:
- Mô hình thủy văn (mƣa – dòng chảy) (SWAT) cung cấp chuỗi dòng chảy
đầu ra tại các nút trong hệ thống. Các số liệu này sẽ đƣợc sử dụng để đánh giá ảnh
hƣởng đến chế độ dòng chảy của lƣu vực và các công tác quản lý môi trƣờng, các
kịch bản phát triển nguồn nƣớc và các tiêu chuẩn vậnhành.
- Mô hình mô phỏng nguồn nƣớc lƣu vực (IQQM), mô phỏng các công trình
thủy điện, tƣới, chuyển nƣớc và thu nƣớc. Sử dụng các chuỗi số liệu mô phỏng và
thực đo trong một hệ thống tổng thể với các kịch bản khác nhau để đƣa ra một biện
pháp tối ƣu và dễ vậnhành.
- Mô hình thủy động lực học (ISIS) mô phỏng chế độ thủy văn, thủy lực
vùng hồ Tonle Sap và hạ lƣu Kratie, sông MêKông.[14]
1.2.3 Mô hình BASINS
Mô hình BASINS đƣợc xây dựng bởi Văn phòng Bảo vệ Môi trƣờng (Hoa

9



Kỳ). Mô hình đƣợc xây dựng để đƣa ra một công cụ đánh giá tốt hơn và tổng hợp
hơn các nguồn phát thải tập trung và không tập trung trong công tác quản lý chất
lƣợng nƣớc trên lƣu vực. Đây là một mô hình hệ thống phân tích môi trƣờng đa mục
tiêu, có khả năng ứng dụng cho một quốc gia, một vùng để thực hiện các nghiên
cứu về nƣớc bao gồm Lam lƣợng và chất trên lƣu vực. Mô hình đƣợc xây dựng để
đáp ứng ba mụctiêu:
- Thuận tiện trong công tác kiểm soát thông tin môitrƣờng.
- Hỗ trợ công tác phân tích hệ thống môitrƣờng.
- Cung cấp hệ thống các phƣơng án quản lý lƣuvực.
Mô hình BASINS là một công cụ hữu ích trong công tác nghiên cứu về chất
và lƣợng nƣớc. Với nhiều mô đun thành phần trong hệ thống, thời gian tính toán
đƣợc rút ngắn hơn, nhiều vấn đề đƣợc giải quyết hơn và các thông tin đƣợc quản lý
hiệu quả hơn trong mô hình. Với việc sử dụng GIS, mô hình BASINS thuận tiện
hơn trong việc biểu thị và tổ hợp các thông tin (sử dụng đất, lƣu lƣợng các nguồn
thải, lƣợng nƣớc hồi quy,...) tại bất kỳ một vị trí nào. Các thành phần của mô hình
cho phép ngƣời sử dụng có thể xác định ảnh hƣởng của lƣợng phát thải từ các điểm
tập trung và không tậptrung.
Mô hình BASINS bao gồm các mô hình thành phần sau:
Mô hình trong sông: QUAL2K, phiên bản 3.2 mô hình chất lƣợngnƣớc.
Các mô hình lƣu vực: WinHSPF là một mô hình lƣu vực dùng để xác định
nồng độ các chất thải từ các nguồn thải tập trung và không tập trung trong sông;
SWAT là một mô hình dựa trên cơ sở vật lý đƣợc xây dựng để dự đoán ảnh hƣởng
của các hoạt động sử dụng đất trên lƣu vực đến chế độ dòng chảy, xác định lƣợng
bùn cát và các chất hóa học dùng trong nông nghiệp trên toàn lƣuvực.
Các mô hình lan truyền: PLOAD, là một mô hình lan truyền chất ô nhiễm
PLOAD xác định các nguồn thải không tập trung trung bình trong một khoảng thời
gian nhấtđịnh.
Các chức năng của mô hình BASIN cho phép ngƣời sử dụng có thể trình
diễn, xuất dữ liệu và thực hiện các phân tích theo các mục tiêu khác nhau.


10


Mô hình BASIN đƣợc sử dụng rộng rãi ở Mỹ, nó thuận tiện trong việc lƣu
trữ và phân tích các thông tin môi trƣờng, và có thể sử dụng nhƣ là một công cụ hỗ
trợ ra quyết định trong quá trình xây dựng khung quản lý lƣuvực.[9]
1.2.4 Mô hình hệ thống đánh giá và phát triển nguồn nước WEAP
WEAP (Water Evaluation and Planning System) là một mô hình kết hợp
giữa việc mô phỏng hệ thống và các chính sách cần áp dụng cho lƣu vực. WEAP
dựa trên nguyên tắc tính toán cân bằng giữa các nhu cầu của các dạng sử dụng
nƣớc, giá thành và hiệu quả của các công trình cấp nƣớc và cơ sở phân bổ nguồn
nƣớc, với nguồn nƣớc cung cấp bao gồm nƣớc mặt, nƣớc ngầm, nƣớc hồ chứa và
các vận chuyển nguồn nƣớc. WEAP còn phân tích các thử nghiệm về các phƣơng
án phát triển và quản lý nguồn nƣớc. WEAP là một mô hình toàn diện, đơn giản, dễ
sử dụng và có thể xem là công cụ trợ giúp cho các nhà lập kếhoạch.
WEAP đã đƣợc áp dụng trong nhiều dự án trên thế giới trong công tác quản
lý tổng hợp tài nguyên nƣớc, bao gồm: Trung Quốc: xây dựng các kịch bản hỗ trợ
công tác phân bổ nguồn nƣớc giữa các hộ sử dụng; Châu Phi: các dự án liên quan
đến phát triển nguồn nƣớc và các kịch bản phân bổ nguồn nƣớc ở Isrel và Palestin;
Ấn Độ và Nêpal: các phƣơng án khai thác và bảo vệ nguồn nƣớc trong các điều kiện
khác nhau; California, Mỹ: đánh giá ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến hệ sinh
thái.[14]
1.2.5 Bộ mô hình MIKE(DHI)
Viện thủy lực Đan Mạch (DHI) xây dựng các phần mềm để đánh giá và phân
tích các vấn đề về chất lƣợng và số lƣợng nƣớc, đây là các phần mềm hữu ích trong
công tác lập kế hoạch phát triển và quản lý nguồn nƣớc theo quan điểm bền vững.
Phần mềm MIKE BASIN với giao diện ArcGIS GIS là một mô hình mô phỏng
nguồn nƣớc lƣu vực sông.
MIKE BASIN đòi hỏi một số lƣợng số liệu không nhiều, với các mô đun tính

toán đơn giản để đƣa ra các kịch bản tính toán các biến đổi của các đặc trƣng dòng
chảy theo không gian và thời gian, xác định các nhu cầu dùng nƣớc, vận hành hồ
chứa đa mục tiêu, công trình chuyển nƣớc và đánh giá chất lƣợng nƣớc, MIKE

11


BASIN sử dụng giao diện GIS để tổ hợp cơ sở dữ liệu, xác định lƣu vực, và trình
diễn kết quả một cách thuận lợi cho ngƣời sử dụng.[9]
Tổng hợp các ƣu khuyết điểm của các mô hình nêu trên, mô hình MIKE
BASIN với các tính năng vƣợt trội về xử lý và đa dạng số liệu đầu vào, luận văn đã
nghiên cứu cơ sở lý thuyết và áp dụng mô hình MIKE BASIN để tính cân bằng
nƣớc cho lƣu vực sông Cả.
1.3Tổng quan về điều kiện tự nhiên lƣu vực sông Cả
1.3.1 Vị trí địa lý

Hình 1.1 Bản đồ lƣu vực sông Cả.[6]
Lƣu vực sông Cả nằm trên hai quốc gia Lào và Việt Nam. Phần thƣợng
nguồn nằm trên đất tỉnh Phông Sa Vẳn và Sầm Nƣa của nƣớc Cộng hoà dân chủ

12


×