Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

đề thi thử THPTQG 2019 ngữ văn THPT chuyên vĩnh phúc lần 3 có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.47 KB, 4 trang )

SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC
THPT CHUYÊN
_____________

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA – LẦN 3
NĂM HỌC 208 – 2019
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.
- Kiến thức đời sống.
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
KHI CÔ ĐƠN TRỞ THÀNH VẤN NẠN QUỐC GIA:
NƯỚC ANH LẦN ĐẦU TIÊN CÓ BỘ TRƯỞNG BỘ CÔ ĐƠN
Khoa học chứng minh, sự cô đơn có thể giết chết một con người. Nhằm giải quyết các vấn đề liên
quan tới tình trạng sống cô độc của hơn 1/10 cư dân, nước Anh đã bổ nhiệm một Bộ trưởng chuyên trách.
…Các số liệu thống kê của chính phủ Anh cho thấy, phần lớn những người trên 75 tuổi ở Anh hiện sống
một mình, và khoảng 200.000 người trong số họ không thể trò chuyện với bạn bè hay người thân nào
trong hơn một tháng.
Theo tổ chức Campaign to End Loneliness (Chiến dịch chấm dứt cô đơn), hầu hết các bác sĩ tại Anh
nhận thấy rằng, mỗi ngày có khoảng 1-5 người bệnh tới khám bệnh chủ yếu vì họ cô đơn và muốn trò
chuyện với ai đó.
Thực tế, tình trạng cô đơn diễn ra ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Hiện nay, nhiều quốc gia trên khắp
thế giới đang phải đối mặt với “bệnh dịch cô đơn”. Trong cuộc sống hiện đại, ngày càng có nhiều người


lựa chọn sống một mình, trì hoãn không kết hôn và thu mình lại trong chiếc điện thoại thông minh.
Không chỉ ở Anh, tỷ lệ những người sống cô đởn Mỹ và nhiều đất nước khác đang tăng lên với tốc độ
“tên lửa”.
…Ở Nhật Bản, trái với hình ảnh của thế hệ trẻ đầy sức sống và vui tươi, người ta có thể bắt gặp hình
ảnh những người trẻ ngủ gục ở bất cứ nơi đâu từ văn phòng làm việc tới những nơi công cộng như ga tàu
điện ngầm. Áp lực của cuộc sống hiện đại khiến người ta trở nên lạc lõng, cô đơn và không thể tìm được
sự kết nối, chia sẻ với người khác.
(Nguồn: o/2018/09/10khi-co-don-tro-thanh-mot-van-nan-quoc-gia-nuoc-anh-lan-dautien-co-bo-truong-bo-co-don/)
Câu 1: Nhận biết
Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.
Câu 2: Nhận biết
Nêu những biểu hiện của sự cô đơn được chỉ ra trong đoạn trích.


II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Vận dụng cao
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói lên suy nghĩ của anh/chị về “bệnh dịch cô đơn” đang diễn ra
trong cuộc sống hiện đại.
Câu 2: (5,0 điểm) Vận dụng cao
Bàn về kết thúc đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài (Ngữ Văn 12 Tập hai, NXB Giáo
dục 2008), có ý kiến cho rằng: Hành động cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ rồi chạy theo A Phủ của
nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước; lại có người khẳng định: Đó là một kết thúc
tự nhiên, tất yếu.
Bằng hiểu biết về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

( – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)

Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1.
Phương pháp: Căn cứ các phong cách ngôn ngữ đã học
Cách giải:
- Phong cách ngôn ngữ: Báo chí
Câu 2.
Phương pháp: Căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:


Biểu hiện:
- Nhiều người lựa chọn sống một mình.
- Trì hoãn không kết hôn
- Thu mình lại trong chiếc điện thoại thông minh
Câu 3.
Phương pháp: Phân tích, lí giải
Cách giải:
- Do làm việc quá nhiều giờ, không có thời gian cho mình và mọi người xung quanh
Câu 4.
Phương pháp: Phân tích, lí giải
Cách giải:
Học sinh lựa chọn chi tiết gây ấn tượng với bản thân, đưa ra lời lí giải hợp lí.
Gợi ý:
- Con số 200.000 người 1-5 người khiến bản thân ấn tượng. Bởi con số này đã cho thấy sự cô đơn ở con
người đã thực sự trở thành đại dịch. Bản thân mỗi chúng ta cần có những biện pháp để đẩy lùi nó.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Vận dụng cao
Phương pháp: Phân tích,tổng hợp
Cách giải:

* Giới thiệu chung
* Giải thích
- Cô đơn là trạng thái chỉ có một mình, không sống chung với ngưởi khác, không thể chia sẻ cảm xúc, nỗi
niềm với những người xung quanh
=> Cô đơn ngày một lan rộng trên toàn thế giới
* Bàn luận vấn đề
- Biểu hiện sự cô đơn
+ Thích sống một mình.
+ Không thích giao lưu, nói chuyện với người khác.
+ ….
- Tác hại của sự cô đơn:
+ Cô đơn lâu ngày không có người sẻ chia cảm xúc sẽ khiến con người trầm cảm
+ Cô đơn dẫn đến các mối quan hệ nhạt nhòa

- Chúng ta cần tăng cường các mối quan hệ xã hôi, tăng cường kết nối với mọi người. Giao lưu và chia sẻ
cảm xúc để gắn kết bản thân với cộng đồng, xã hội
- Liên hệ bản thân
Câu 2: (5,0 điểm) Vận dụng cao
Phương pháp: Phân tích,tổng hợp
Cách giải:
• Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam, là nhà văn có
biệt tài nắm bắt rất nhanh nhạy những nét riêng trong phong tục, tập quán của những miền đất mà ông đã
đi qua. Ông có giọng văn kể chuyện hóm hỉnh, rất có duyên và đầy sức hấp dẫn; có vốn ngôn ngữ bình
dân phong phú và sử dụng nó rất linh hoạt, đắc địa.
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc – tập truyện được
tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Tập Truyện Tây Bắc gồm ba truyện:
Mường Giơn, viết về dân tộc Thái; Cứu đất cứu mường, viết về dân tộc Mường; Vợ chồng A Phủ, viết về
dân tộc Mèo (Mông) – mỗi truyện có một dáng vẻ, sức hấp dẫn riêng, nhưng đọng lại lâu bền trong kí ức
của nhiều người đọc là truyện Vợ chồng A Phủ.

- Bàn về kết thúc đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài (Ngữ Văn 12 Tập hai, NXB Giáo
dục 2008), có ý kiến cho rằng: Hành động cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ rồi chạy theo A Phủ của
nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước; lại có người khẳng định: Đó là một kết thúc
tự nhiên, tất yếu.


• Giải thích ý kiến
-Ý kiến thứ nhất: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật
bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: Đánh giá kết thúc của truyện Vợ chồng A Phủ là bất ngờ với
mạch truyện, tâm trạng nhân vật Mị và cả người đọc.
– Ý kiến thứ hai: Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu: ý kiến này nhìn nhận, đánh giá kết thúc của tác
phẩm trong mối quan hệ với lô gíc diễn biến tâm trạng nhân vật Mị và mạch vận động tất yếu của đời
sống con người: khi bị dồn đẩy đến bước đường cùng, con người sẽ vùng lên tìm ánh sáng cho mình.
• Phân tích, chứng minh
– Hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột
ngột, không thể dự đoán trước:
+ Trong tác phẩm, Mị và A Phủ cùng là nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra, song họ không có quan hệ tình
cảm gì cụ thể.
+ Mị trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí, gần như tê liệt hoàn toàn về ý thức, chỉ còn như con trâu, con
ngựa.
+ Trong hoàn cảnh A Phủ bị trói đứng đến gần chết, Mị vẫn thờ ơ đến mức như vô cảm trước nỗi khổ của
A Phủ.
* Không ai có thể ngờ rằng, người con dâu bất hạnh và câm lặng ấy lại đột ngột cắt nút dây mây cởi trói
cho A Phủ rồi chạy trốn theo anh. Đây là hành động hoàn toàn không hề có sự chuẩn bị, tính toán từ
trước.
– Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu: Đặt trong sự phát triển tính cách của hình tượng Mị thì đây lại là
một hành động tự nhiên, tất yếu. Bởi lẽ:
+ Mị là cô gái ham sống, yêu đời, yêu tự do, khát khao hạnh phúc.
+ Sức sống tiềm tàng mãnh liệt ở Mị dù có bị vùi dập đến kiệt cùng vẫn không lụi tắt. Đêm tình mùa xuân
là minh chứng rõ nét cho sức sống ấy.

+ Mặt khác, Mị vốn là cô gái giàu tình thương, vị tha, biết nghĩ, biết hi sinh cho người khác. Nhìn thấy
hoàn cảnh của A Phủ, Mị ừ cõi quên trở về cõi nhớ, nhớ về kí ức đau khổ -> thương mình -> thương
người. Mị từ cõi vô thức dần sống lại ý thức, nhận ra dấu hiệu về cái chết -> càng thương hơn -> thương
người lấn át cả thương thân. Mị hốt hoảng, sợ hãi -> thúc đẩy bản năng tự vệ tích cực của Mị -> Mị vùng
chạy theo A Phủ.
* Hành động của Mị là kết quả tất yếu của sự bóc lột, đàn áp tàn nhẫn của cha con thống lí nói riêng, tầng
lớp phong kiến miền núi cao Tây Bắc nói chung đối với những người lao động nghèo. Hành động ấy
chứng tỏ sức phản kháng mãnh liệt, khả năng hướng về cách mạng một cách tự nhiên của người dân Tây
Bắc.
* Bình luận, đánh giá chung
Cả hai ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tài năng kể
chuyện, miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài. Đồng thời, thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của
và lòng thương cảm sâu sắc của tác giả dành cho những con người nơi đây.



×