Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.26 KB, 111 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Hồng, với thế đất "rồng cuộn,
hổ ngồi", Thăng Long - Hà Nội được xem là vùng đất địa linh - nhân kiệt và là
trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục của cả nước. Trải qua hơn 1000
năm hình thành và phát triển, Hà Nội đã lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa vô
cùng phong phú. Kho tàng di sản quý báu này, trong đó có các di tích quốc gia
đặc biệt, được nhận định là một trong những nguồn lực để phát triển bền vững
Thủ đô Hà Nội.
Đưa ra khái niệm về di tích quốc gia đặc biệt, điều 29 trong luật số
32/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18/6/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2010, đã nêu: "Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu
biểu của quốc gia, bao gồm:
a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bước chuyển
biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh
nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;
b) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc
đô thị và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển
kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam ;
c) Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển
văn hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới;
d) Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh
quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc
gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh
học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới".
Di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng trên
cơ sở lựa chọn các di tích quan trọng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp
hạng là di tích quốc gia. Hiện nay, qua 5 đợt xếp hạng, cả nước có tổng số 62 di
tích quốc gia đặc biệt. Trong đó, Hà Nội sở hữu 12 di tích quốc gia đặc biệt*:
Theo Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 12/08/2009


*

Thứ tự các di tích được xếp theo thời gian ban hành quyết định công nhận.


1. Di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội
(quận Ba Đình).
2. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (quận Ba Đình).
Theo Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10/05/2012
3. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận
Đống Đa).
Theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg gày 27/9/2012
4. Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa (huyện Đông Anh).
Theo Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013
5. Di tích lịch sử Đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh).
6. Di tích lịch sử Đên Hát Môn (huyện Phúc Thọ).
7. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm).
8. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn
(quận Hoàn Kiếm).
9. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tây Đằng (huyện Ba Vì).
Theo Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014
10. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn,
Hoàng Xá, Phượng Cách (huyện Quốc Oai).
11. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền Sóc (huyện Sóc Sơn).
12. Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất).
Nhằm vinh danh các giá trị to lớn của các di tích quốc gia đặc biệt trên
mảnh đất Thủ đô, Thư viện Hà Nội biên soạn thư mục chuyên đề Di tích quốc
gia đặc biệt của Hà Nội. Thư mục gồm các nội dung:
1. Tài liệu chỉ đạo về bảo tồn di tích.
2. Các di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội.

3. Một số giải pháp và kinh nghiệm bảo tồn di tích.
Thư viện Hà Nội hy vọng thông qua những thông tin trong thư mục, bạn
đọc càng thêm hiểu, thêm yêu các giá trị văn hóa, lịch sử quý báu của các di tích
quốc gia đặc biệt nói riêng và di sản văn hóa nói chung. Chúng tôi rất mong
nhận được sự quan tâm và đóng góp tích cực của bạn đọc để các thư mục ngày
càng hoàn thiện hơn.
THƯ VIỆN HÀ NỘI


MỤC LỤC
I. TÀI LIỆU CHỈ ĐẠO VỀ BẢO TỒN DI TÍCH......................................................... 2
II. CÁC DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CỦA HÀ NỘI........................................ 6
2.1. Di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà
Nội...................................................................................................................... 6
2.2. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
.......................................................................................................................... 14
2.3. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám ........... 21
2.4. Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa...........................29
2.5. Di tích lịch sử Đền Hai Bà Trưng .............................................................36
2.6. Di tích lịch sử Đền Hát Môn ....................................................................41
2.7. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Phù Đổng .............................45
2.8. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn54
2.9. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tây Đằng .............................................60
2.10. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Thầy và khu vực núi đá Sài
Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách .........................................................................64
2.11. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền Sóc ......................................................70
2.12. Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Tây Phương ......................................76
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KINH NGHIỆM BẢO TỒN DI TÍCH................ 82
BẢNG TRA TÊN TÀI LIỆU........................................................................88



KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Thư viện Quốc gia

:

TVQG

Viện Nghiên cứu Hán Nôm

:

VNCHN

Viện Thông tin Khoa học xã hội

:

VTTKHXH

1


I. TÀI LIỆU CHỈ ĐẠO VỀ BẢO TỒN DI TÍCH
1. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 05/2002/CT-TTg ngày 18/2/2002
về tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn
đào bới, trục vớt trái phép di chỉ khảo cổ học // Công báo, 2002. - Số 2, tháng
3, tr.819-821.
2. Công ước về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể / Tổ chức Giáo dục,

Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc // Cổng thông tin điện tử Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO),
họp phiên thứ 32 tại Paris từ ngày 29/9 đến 17/10/2003 đã thông qua Công
ước này vào ngày 17/10/2003.
/>3. Công ước về việc bảo vệ di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới / Tổ
chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) // Cổng
thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Công ước được thông qua tại kỳ họp thứ 17 của Đại hội đồng UNESCO
tại Paris ngày 23/11/1972.
/>4. Công văn 6880/UBND-VX // Cổng giao tiếp điện tử Ủy ban nhân dân
Thành phố Hà Nội, 2014
Công văn 6880/UBND-VX ngày 10/9/2014 của UBND Thành phố Hà
Nội về việc di dời hiện vật không phù hợp ra ngoài khuôn viên di tích, cơ
quan đơn vị. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND
quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc này trước Chủ
tịch UBND thành phố, báo cáo kết quả thực hiện về UBND thành phố trước
ngày 31/12/2014.
ttp://vanban.hanoi.gov.vn/vanbankhac-2009-2014//hn/iuuXCrbdSjj5/4401/161570/cong-van-6880ubnd-vx-ngay-1092014-cuaubnd-thanh-pho-ha-noi.html
5. Luật di sản văn hoá. - H.: Chính trị quốc gia, 2001. - 41tr. ; 19cm
Luật số 28/2001/QH10 được Quốc hội khoá 10 thông qua ngày
29/06/2001.
VV63793 63794
2


6. Luật di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. - H.:
Văn hóa thông tin, 2009. - 95tr. ; 19cm
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Di sản văn hóa năm 2009;
luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi bổ sung năm 2009 là văn bản

hợp nhất giữa luật Di sản văn hóa năm 2001 và 2009.
VV71153 71154
7. Luật di sản văn hóa năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và văn bản
hướng dẫn thi hành. - H.: Chính trị Quốc gia, 2011. - 135tr. ; 19cm
Trình bày toàn văn luật di sản văn hóa, luật sửa đổi, bổ sung năm 2009
gồm 74 điều với các phần quy định về bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa
phi vật thể, văn hóa vật thể, quản lý nhà nước về di sản văn hóa, vấn đề khen
thưởng và xử lý vi phạm... cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.
VN11.04555 11.04556 (TVQG)
8. Luật di sản văn hóa và nghị định hướng dẫn thi hành. - H.: Chính trị
Quốc gia, 2002. - 97tr. ; 19cm
Gồm những lệnh và nghị định của Chính phủ về việc công bố luật di sản
văn hóa và những quy định chi tiết thi hành luật này.
VN03.01349 03.01348 (TVQG)
9. Luật di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành. - H.: Chính trị
Quốc gia, 2003. - 147tr. ; 19cm
Gồm những lệnh, nghị định, quyết định, chỉ thị về việc công bố luật di
sản văn hóa và những quy định chi tiết thi hành luật này.
VN03.09441 03.09442 (TVQG)
10. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hoá / Quốc hội
khoá XII // Cổng thông tin điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XII ngày 18/6/2009 đã thông qua Luật số
32/2009/QH12 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá.
/>ass_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=91024
11. Nghị định của Chính phủ số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hoá // Công báo, 2002. Số 61, tháng 12, tr.4045-4066.

3



12. Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn
hoá và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá // Báo
mạng, 2010. - 21 tháng 9
Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010.
/>13. Nghị quyết 16/2013/NQ-HĐND // Cổng giao tiếp điện tử Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội. - 2013
Nghị quyết số 16/2013/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố
Hà Nội về chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyên của
tổ chức cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa,
khu vui chơi giải trí và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa trên
địa bàn Thủ đô (theo điểm a khoản 3 Điều 11 Luật Thủ đô).
/>k.undefined
14. Những quy định pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá / Thanh Bình:
sưu tầm, tuyển chọn. - H. : Lao động, 2002. - 371tr. ; 21cm
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của
nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; Căn
cứ vào hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1992, luật
này quy định về di sản văn hoá.
VL19798 19799
15. Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam
thắng cảnh. - H. : Sở VHTT Hà Nội, 1986. - 47tr. ; 19cm
HVV997
16. Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND // Cổng giao tiếp điện tử Ủy ban
nhân dân Thành phố Hà Nội. - H: , 2015
Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội về việc
ban hành quy định về quy trình tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng các
khoản huy động đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân vào việc xây
4



dựng công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí, công trình văn hóa không có
khả năng kinh doanh và bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Quyết định được ban hành ngày 14/09/2015 và có hiệu lực
kể từ ngày 24/09/2015.
/>X.undefined
17. Quyết định số 5546/QĐ-UBND // Cổng giao tiếp điện tử Ủy ban
nhân dân Thành phố Hà Nội, 2014
Quyết định số 5546/QĐ-UBND ngày 28/10/2014 của UBND Thành phố
Hà Nội, phê duyệt đề cương nhiệm vụ quy hoạch chi tiết khu bảo tồn loài và
sinh vật cảnh hồ Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội đến năm 2020.
ttp://vanban.hanoi.gov.vn/vanbankhac-2009-2014//hn/iuuXCrbdSjj5/4401/164046/quyet-inh-so-5546q-ubnd-ngay-28102014cua-ubnd-thanh-pho-ha-noi.html
18. Thông tư Quy định việc kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể và lập hồ
sơ khoa học di sản văn hoá phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hoá
phi vật thể quốc gia / Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch // Cổng thông tin điện
tử Bộ Tư pháp.
Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ra ngày 30/06/2010.
/>ID=25591

5


II. CÁC DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CỦA HÀ NỘI
2.1. Di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng
Long - Hà Nội
19. ANH QUÝ. Bảo tồn khu Hoàng thành Thăng Long: Phải vì lợi ích
chung / Anh Quý // Hà Nội mới, 2013. - Số 160, 13 tháng 7, tr.9
Hoàng thành Thăng Long được Uỷ ban Di sản Thế giới (KOMOS) đưa
vào danh sách di sản thế giới. Tuy nhiên nếu việc quản lý, khai thác không
tốt, di sản sẽ bị rút danh hiệu. Hiện khu C và D của Hoàng thành Thăng Long
đang xuống cấp nghiêm trọng mà vẫn chưa được Viện Hàn lâm Khoa học Xã

hội bàn giao cho Thành phố. Bộ, ngành vẫn thờ ơ trước hiện trạng này. Một
số ý kiến của các nhà chức năng xung quanh vấn đề trên.
20. CHÂU HÀ. Hoàng thành Thăng Long trở thành di sản văn hoá thế
giới: món quà vô giá nhân 1000 năm Thăng Long / Châu Hà // Người Hà Nội,
2010. - Số 32, 6 tháng 8, tr.3
Ngày 1-8 tại Brazil, kỳ họp thứ 34 của Ủy ban di sản thế giới đã biểu
quyết công nhận khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long của Việt Nam là Di
sản văn hoá thế giới. Khu di tích này được phát hiện vào tháng 12-2002, với
diện tích khảo cổ hơn 18.000m2. Quần thể di tích gồm nhiều loại hình kiến
trúc dưới lòng đất và cổ vật đã chứng minh sự hiện hữu lâu dài của kinh đô
Thăng Long gần 1300 năm.
21. DIỆP ĐÌNH HOA. Hoàng thành Thăng Long - những nền "văn hoá
đá" kế tiếp nhau / Diệp Đình Hoa, Phan Trường Thị, Tạ Hoa Phượng // Khảo
cổ học, 2006. - Số 1, tr.35-37
Qua khảo sát vật liệu xây dựng của Hoàng thành Thăng Long tại 18
Hoàng Diệu đã sử dụng các vật liệu xây dựng thời Hồ, Lê, Nguyễn. Tác giả
đưa ra nhận định về những nền văn hoá đá trong kiến trúc Việt Nam: thời Lý
- Trần đặc trưng vật liệu sa thạch kiểu Chăm pa; thời Lê kỹ thuật gọt đẽo vật
liệu kiến trúc từ đá vôi; thời Nguyễn xuất hiện vật liệu granit.
22. ĐỖ NGUYỄN. Di vật bị "phơi" có ngày biến mất / Đỗ Nguyễn // An
ninh Thủ đô, 2012. - Số 3678, 27 tháng 11, tr.10
Với diện tích khai quật hơn 19.000m2, duy mô khai quật lớn nhất Đông
Nam Á, Hoàng thành Thăng Long Hà Nội đang lưu giữ một phức hợp di tích
6


phong phú, phản ánh lịch sử hơn 10 thế kỷ của Thăng Long. Tuy nhiên, công
tác bảo vệ còn nhiều bất cập, các phương án bảo quản không hạn chế được
tác động của môi trường đối với hiện vật di vật lịch sử tại đây.
23. ĐỖ NGUYỄN. Phát hiện dấu tích kiến trúc lạ tại Hoàng Thành / Đỗ

Nguyễn // An ninh Thủ đô, 2012. - Số 3704, 27 tháng 12, tr.10
Một dấu tích kiến trúc thời Lý, có thiết kế giống một đường dẫn nước,
nhưng rất quy mô được phát hiện tại phía Bắc Đoan Môn, Hoàng thành
Thăng Long. Hình thái kiến trúc này lần đầu tiên thấy tại Việt Nam. Đây là
phát hiện quan trọng góp phần cung cấp những nhận thức về không gian của
các chính điện trong Hoàng thành Thăng Long. Tuy nhiên, các nhà khoa học
đang lúng túng tìm phương án bảo tồn lâu dài.
24. ĐỖ NGUYỄN ĐỆ. Căn hầm bí mật dưới lòng Hoàng thành Thăng
Long / Đỗ Nguyễn Đệ // An ninh Thủ đô, 2012. - Số 3550, 29 tháng 6, tr.10
Hoàng thành Thăng Long chính thức mở cửa đón khách tham quan, lần
đầu tiên, hầm ngầm D67 - phòng họp của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung
ương được đông đảo du khách biết đến, ngoài ra còn một căn hầm bí mật
khác nữa - hầm chỉ huy tác chiến Bộ Tổng tham mưu. Hầm có kết cấu nửa
chìm nửa nổi bằng bê tông nguyên khối với 3 lớp nóc (2 lớp bê tông, giữa là
lớp cát) chịu được tên lửa, bom tấn, được xây dựng từ cuối năm 1965 đến
giữa năm 1966 thì đưa vào hoạt động với vai trò là đầu não tác chiến, nơi
đầu tiên tiếp nhận những thông tin quân sự và đưa ra phương án tác chiến.
Hầm được sử dụng đến năm 1975, hiện được Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng
Long lên kế hoạch phục dựng để mở cửa đón khách tham quan vào dịp tháng
12/2012 đúng kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên phủ trên không.
25. C.R.W. L'Indochine jugée parun diplomate anglais : Lettres du times
/ C.R.W : Jmpr. de la presee, 1893. - 40p.
Tác giả đã đi tham quan khắp Đông Dương. Ông có nhiều nhận xét về Hà
Nội, có nói đến các di tích của Hà Nội như điện Kính Thiên, Cột Cờ, Văn Miếu.
80 3359(5) (VTTKHXH)
26. HÀ ĐÔNG. Quy hoạch Hoàng thành Thăng Long thành Công viên
Văn hoá lịch sử: Kỳ vọng một, thận trọng hai / Hà Đông // Hà Nội mới cuối
tuần, 2012. - Số 34, 25 tháng 8, tr.1+7

7



Hai năm sau khi Khu Di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà
Nội) trở thành Di sản văn hóa Thế giới, thành phố Hà Nội và Bộ Xây dựng đã
công bố đồ án quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 đối với khu di tích đặc
biệt này. Tương lai không xa, khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long sẽ trở
thành Công viên Văn hoá Lịch sử với không gian trưng bày mở. Tuy nhiên,
việc triển khai cần tiến hành thận trọng và có kế hoạch cụ thể, chi tiết hơn.
27. LÂM SƠN. Khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng
Diệu: Du khách được "vô tư" vào thăm quan / Lâm Sơn // Văn hóa, 2012. Số 2100, 2 tháng 1, tr.7
Du khách được tham quan miễn phí hai khu khảo cổ A-B tại 18 Hoàng
Diệu vào thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. Khu A-B nằm ở phía Tây điện Kính Thiên,
có phạm vi xuất lộ 14.291m2 với 45 hố khai quật phát hiện nhiều các loại hình
di tích Kiến trúc, hệ thống cống nước, giếng nước tường bao và hàng ngàn di
vật, hiện vật thuộc các thời kỳ: thời Đại La, thời Đinh Tiền Lê, thời Lý - Trần
- Lê nằm chồng xếp lên nhau. Hiện Khu di tích này đã được viện KHXH Việt
Nam bàn giao cho UBND thành phố.
28. LÂM SƠN. Phát hiện dấu tích kiến trúc quan trọng ở điện Kính
Thiên / Lâm Sơn // Văn hóa, 2011. - Số 2089, 7 tháng 12, tr.7
Báo cáo sơ bộ kết quả thám sát, khai quật khảo cổ học ở khung trung
tâm Hoàng thành Thăng Long cho biết điện Kính Thiên thời Lê Sơ không còn
nguyên vẹn, đã sửa chữa nhiều lần qua nhiều giai đoạn. Phía dưới nền điện
Kính Thiên có dấu tích kiến trúc lớn thời Lê Sơ với 3 móng dầm dài 4,2m;
rộng 2,3 m, khu vực thành bậc chạm rồng thời Lê Sơ đã được sửa chữa (thời
Lê Trung Hưng các thành bậc đã được nâng cao, thời Nguyễn khu vực thềm
bậc được gia cố...). Kiến nghị tu sửa cần có kế hoạch khai quật đến năm 2015
theo cam kết với UNESCO.
29. LÊ NGUYÊN VĨNH. Hoàng thành Thăng Long hiện mình / Lê
Nguyên Vĩnh // Bà Rịa -Vũng Tàu, 2004. - Số Xuân Giáp Thân, tr.25
Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ phát hiện ra một con sông cổ chảy qua

kinh thành, hai bên là những lâu đài hình lục giác và tìm thấy hệ thống giếng
nước được xây bằng gạch đá, có niên đại khoảng thế kỷ 7, 9 và 19.
8


30. LÊ VĂN LAN. Kỳ đài Thành cổ Hà Nội / Lê Văn Lan // An ninh
Thủ đô, 2003. - Số 1205, 12 tháng 4, tr.10
Kỳ đài Thành cổ Hà Nội với hình thể và kiến trúc độc đáo cao 33,4m,
thanh cán cờ cắm trên nóc lầu 8m, tính cả chiều cao cán cờ cộng với chiều
cao kiến trúc là 41,4m. Thân trụ kỳ đài hình 8 cạnh, tạo nên 8 mặt thân. Phần
thân trụ có tiết diện bát giác xây rỗng, đặt trong lòng 54 bậc thang, xoáy trôn
ốc, được soi sáng bên trong và trang trí bên ngoài bằng cách trổ 39 hình hoa
thị và 6 hình giẻ quạt. Kỳ đài được xây dựng cùng lúc với Thành cổ Hà Nội
vào đầu thời Nguyễn (đầu thế kỷ 19) và được xây ngay trên địa điểm có toà
Tam Môn của Hoàng thành Thăng Long thời Lê.
31. LƯU QUANG PHỐ. Chuyện ít ai biết ở cột cờ Hà Nội / Lưu Quang
Phố // Tuần san Thanh niên, 2010. - Số 226, 10 tháng 9, tr.18
Cột cờ Hà Nội được xây dựng dưới triều Nguyễn từ năm 1805 đến 1812.
Đây là công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích
Hoàng thành Thăng Long. Trong thời kì chống Pháp, chống Mỹ cột cờ được
dùng để làm đài quan sát. Năm 1945 sau khi cách mạng tháng 8 thành công,
lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên được treo lên cột cờ Hà Nội, đến năm 1954,
một lần nữa lá quốc kỳ lại tung bay trên đỉnh kì đài lịch sử. Hầu hết khách
tham quan đều có nhu cầu lên thăm cột cờ vào những ngày lễ như 1/5, 2/9,
22/12...
32. MINH NGỌC. Hầm chỉ huy tác chiến và những sự kiện đặc biệt /
Minh Ngọc // Hà Nội mới, 2012. - 12 tháng 12, tr.8
Hầm chỉ huy tác chiến ở Hoàng thành Thăng Long làm bằng bê tông
nguyên khối, nửa nổi nửa chìm, có ba lớp (hai lớp bê tông và 1 lớp cát) chịu
được bom nguyên tử và tên lửa. Hầm được xây dựng từ năm 1965 đến 1966.

Công việc hàng ngày của kíp trực ban tác chiến (Sở chỉ huy Bộ Tổng tham
mưu) trong "12 ngày đêm" năm 1972.
33. MINH NGỌC. Tiếp tục mở rộng khai quật khảo cổ tại Hoàng thành
Thăng Long - Hà Nội / Minh Ngọc // Hà Nội mới, 2014. - 27 tháng 1, tr.2
Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với viện khảo
cổ tiến hành khai quật khu phía nam khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long
- Hà Nội với diện tích 940m2 để làm rõ hơn những giá trị lịch sử, văn hoá của
khu di tích này). Thời gian khai quật từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2014.

9


34. Một Hoàng thành Thăng Long cổ xưa đã được tìm thấy // Người Hà
Nội, 2003. - Số 46, 14 tháng 11, tr.1+3
Qua công tác khảo cổ cho thấy các lớp đất văn hoá có chứa dấu tích lịch
sử văn hoá của Thăng Long-Hà Nội trong khoảng 1300 năm lịch sử. Theo
PGS-TS Tống Trung Tín-Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học thì đây là lần
đầu tiên một hệ di tích, di vật của một bộ phận trung tâm Hoàng thành Thăng
Long và thành Hà Nội xưa đã được phát lộ với một diễn biến văn hoá vật chất
liên tục. Bộ Văn hoá thông tin đưa ra 3 phương án bảo tồn, phát huy giá trị
của di tích.
35. NGUYỄN QUANG NGỌC. Thăng Long thời Lý - Trần - Lê dưới
ánh sáng của nguồn tư liệu mới / Nguyễn Quang Ngọc // Khảo cổ học, 2006. Số 1, tr.28-35
Kết quả cuộc khai quật tại Hoàng Diệu đã là cơ sở để kiểm chứng lại
nguồn tư liệu đã có và mở ra khả năng nhìn nhận về Thăng Long thời Lý Trần - Lê. Trọng tâm bài viết tập trung vào các vấn đề: nhận diện thành
Thăng Long qua bản đồ; Thành Thăng Long khu vực trung tâm và những
vùng mở rộng.
36. NGUYỄN THỪA HỶ. Hoàng thành Thăng Long có hay không? /
Nguyễn Thừa Hỷ // Xưa & Nay, 2004. - Số 215, tháng 7, tr.21-23
Trên các tấm bản đồ cổ ngoài luỹ đất Đại La cũng chỉ thấy 2 vòng thành

cơ bản: thành Thăng Long (vòng ngoài) và hoàng cung Thăng Long (vòng
trong). Sử sách văn bia nói khá nhiều về Thăng Long thành và Cấm thành
nhưng hầu như không đả động đến Hoàng thành. Tác giả đưa ra giả thiết
Hoàng thành Thăng Long có hay không và chúng ta đang khai quật Hoàng
thành Thăng Long hay hoàng cung Thăng Long.
37. NHẬT ANH. Phục dựng không gian điện Kính Thiên: Cấp thiết
nhưng phải thận trọng / Nhật Anh // Kinh tế & Đô thị, 2012. - Số 186, 25
tháng 8, tr.8
Chương trình nghiên cứu phục dựng không gian điện Kính Thiên mà
Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đầu tư thực hiện. Công tác
phục dựng đòi hỏi tính thận trọng: Chính điện ở đâu? Vị trí chính tâm của
thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê? Không gian này có biến đổi qua các
thời kỳ lịch sử không? Phục dựng như thế nào?

10


38. PHAN HUY LÊ. Vị trí khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu trong
cấu trúc Thành Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử / Phan Huy Lê //
Khảo cổ học, 2006. - Số 1, tr.5-28
Nghiên cứu về cấu trúc thành Thăng Long qua các thời kỳ lịch sử, để
góp phần xác định vị trí của khu di tích Hoàng thành Thăng Long mới được
giới khảo cổ phát hiện ở 18 Hoàng Diệu; Thành Thăng Long thời Lý - Trần Minh; Thành Thăng Long - Đông Kinh thời Lê sơ - Mạc - Lê Trung Hưng.
39. Phục dựng các công trình kiến trúc tại khu khảo cổ Hoàng thành: đâu
là thời điểm hợp lý / T.D ghi // Hà Nội mới, 2004. - 23 tháng 8, tr.4
Tại Hội thảo "Đánh giá giá trị và đề xuất phương án bảo tồn, phát huy
giá trị khu di tích Hoàng thành Thăng Long", Viện trưởng Viện nghiên cứu
kiến trúc - GS. Nguyễn Việt Chân đã có những nhìn nhận vấn đề này dưới
góc độ người làm kiến trúc.
40. QUẾ TRANG. "Hoàng thành Thăng Long" - tên gọi chính thức đã

được xác định / Quế Trang // An ninh Thủ đô, 2006. - Số 1717, 24 tháng 4,
tr.1+13
Ý kiến thống nhất về tên gọi của di sản khảo cổ học ở 18 Hoàng Diệu và
di tích Thành cổ với tên gọi Hoàng thành Thăng Long của các nhà khoa học.
41. QUỲNH VÂN. Công bố quy hoạch trung tâm Hoàng thành Thăng
Long: Rộng mở không gian công viên văn hoá lịch sử / Quỳnh Vân, Đỗ
Nguyễn // An ninh Thủ đô, 2012. - Số 3579, 2 tháng 8, tr.10
Theo công bố của Bộ Xây dựng, tổng diện tích khu đất quy hoạch là
45.380m2. Trong đó, diện tích nhà trưng bày khảo cổ 13.674m2; khu trưng
bày mô phỏng, hầm kính 3.438m2; diện tích cây xanh dự trữ khảo cổ học
21.195m2; diện tích khảo cố tiếp tục nghiên cứu 6.803m 2; diện tích khu vực kỹ
thuật, phụ trợ 859,3m2; diện tích sân, đường giao thông 6.214m2, hạn chế xây
mới các công trình nổi hoặc cao quá 5m. Bốn lối vào khu di tích từ đường
Hoàng Diệu, Độc Lập, Hoàng Văn Thụ và Bắc Sơn. Việc quy hoạch là cơ sở
pháp lý trong bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị khu di tích Trung tâm Hoành
thành Thăng Long nhằm xây dựng Công viên Văn hoá - Lịch sử.

11


42. QUỲNH VÂN. Phát hiện dấu tích góc Tây Bắc của Hoàng thành
Thăng Long / Quỳnh Vân // An ninh Thủ đô, 2011. - Số 3397, 19 tháng 12,
tr.11
Khai quật nút giao thông Văn Cao - Hồ Tây, các nhà khảo cổ khẳng
định đây là một đoạn tường thành phía Tây Bắc của Hoàng thành Thăng
Long thời cổ. Di tích địa dày 7,4m, chia thành 17 lớp địa tầng, lớp văn hoá
thứ 15 là lớp di chỉ cư trú. Nhiều gạch ngói, đất nung gốm sứ, bao nung, bát
đựng men thuộc giai đoạn Lý - Trần. Các di vật có ý nghĩa lớn trong việc
nghiên cứu di sản văn hoá Thăng Long.
43. QUỲNH VÂN. Phát hiện sân Đan Trì tại Hoàng thành Thăng Long /

Quỳnh Vân // An ninh Thủ đô, 2011. - Số 3387, 7 tháng 12, tr.11
Ngày 6/12, Viện Khảo cổ học và Trung tâm bảo tồn di tích Cổ Loa Thành cổ báo cáo sơ bộ đã phát hiện dấu tích của nền móng gạch móng
tường thời Nguyễn và lê sơ cùng nhiều loại hình vật liệu kiến trúc đồ sành,
gốm men có niên đại từ thời Lý, Trần, đáng chú ý là sân nền lát gạch vồ thời
Lê sơ rộng từ Đoan Môn đến điện Kính Thiên được cho là dấu tích Đan Trì từ
thời Lê tới Lê Trung Hưng. Dự kiến tiếp tục mở rộng diện tích khai quật phần
nền móng của điện Kính Thiên để hiểu sâu hơn các tầng văn hoá khác ngoài
thời Lê.
44. THÀNH NAM. Chuẩn bị mặt bằng chỉnh trang khu di tích Thành
Cổ / Thành Nam // An ninh Thủ đô, 2010. - Số 2939, 7 tháng 6, tr.2
Về dự án chỉnh trang phía Nam cổng Đoan Môn thuộc Khu di tích
Thành cổ.
45. THẾ DŨNG. Hoàng thành Thăng Long: hết cảnh dãi nắng dầm mưa
/ Thế Dũng // Hà Nội mới, 2006. - 18 tháng 1, tr.1+2
Công trình xây dựng mái che tạm và hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước
mạch ngay để bảo vệ khu di tích Hoàng thành đã hoàn thành. Phát hiện chiếc
thuyền thời Hậu Lê.
46. THÔNG THANH KHÁNH. Về viên gạch Chăm tìm được tại
Hoàng thành Thăng Long / Thông Thanh Khánh // Xưa & Nay, 2004. - Số
222, tháng 10, tr.19+20
12


Viên gạch Chăm cổ có ghi chữ mẫu tự Sanskrit Brahmi pha tạp mẫu tự
Chăm cổ giúp làm sáng tỏ mối quan hệ tín ngưỡng truyền thống tôn giáo của
hai dân tộc Việt - Chăm triều đại Lý Trần.
47. THU TRANG. Sẽ là di sản Văn hoá thế giới? / Thu Trang // Hà Nội
mới, 2004. - 17 tháng 8, tr.7
Những quan điểm của các chuyên gia nước ngoài về khu di tích Hoàng thành.
48. THỤC TRINH. Phục dựng hội đèn Quảng Chiếu: đề cao giá trị di

sản của Thành cổ / Thục Trinh // Kinh tế & Đô thị, 2011. - Số 249, 23 tháng
12, tr.8
Hội đèn Quảng Chiếu là một lễ hội cung đình có từ thời Lý có ý nghĩa
trong việc cầu trường thọ, cầu quốc thái dân an. Lễ hội thường được mở tại
Hoàng Thành Thăng Long suốt thời Lý cho tới thời Trần mỗi dịp xuân về. Lễ
hội bị mai một theo thời gian nhưng sau khi khu trung tâm Hoàng thành Thăng
Long được công nhận là di sản văn hoá thế giới thì hội đèn Quảng Chiếu được
phục dựng lại. Tuy còn rất nhiều khó khăn trong việc phục dựng lễ hội trong
việc đảm bảo tính chân thực của lịch sử, nhưng Trung tâm bảo tồn khu vực di
tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội đã thể hiện rõ sự quyết tâm cũng như tâm huyết
đối vớt một công trình nhằm tôn vinh giá trị di sản làm sống lại những giá trị
văn hoá phi vật thể của di sản Hoàng thành Thăng Long.
49. THƯ KỲ. Thành cổ Thăng Long không thua kém những di tích nổi
tiếng thế giới / Thư Kỳ // An ninh Thủ đô, 2004. - Số 1230, tr.10
TS.W.Logan, Giáo sư trường ĐH Deakin tại Melburne(Australia), thành
viên Ban Bảo tồn Di sản thuộc UNESCO, khẳng định Thành cổ Thăng Long
có giá trị không thua kém di tích Mohenijodaro (Pakistan) hoặc một di tích
khác ở Bangladesh.
50. TRẦN VĂN GIÀU. Ý nghĩa của việc phát lộ khu di tích Hoàng
thành Thăng Long / Trần Văn Giàu // Khảo cổ học, 2006. - Số 1, tr.65-67
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu với diện tích
19.000m2 các nhà khoa học bước đầu xác định niên đại từ thế kỷ 7 đến thế kỷ
20 giữa các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Nguyễn. Tác giả đưa ra một số
ý nghĩa của việc khai quật di tích khảo cổ Thành Thăng Long và phương
hướng bảo tồn, gìn giữ và sử dụng di tích quan trọng này.

13


51. VÂN QUẾ. Tìm thấy dấu vết cung Trường Lạc / Vân Quế // An ninh

Thủ đô, 2005. - Số 1049, 24 tháng 1, tr.10
Những hiện vật được phát hiện nhằm khẳng định khu di chí thuộc Cấm
thành (thời Lê).
52. YÊN VÂN. Công bố những nghiên cứu mới về Hoàng thành Thăng
Long / Yên Vân // An ninh Thủ đô, 2012. - Số 3414, 7 tháng 1, tr.11
Ngày 6/1/2012, kết quả nghiên cứu mới về kinh thành Thăng Long qua
tư liệu khảo cổ học và lịch sử được công bố, trong đó hệ thống kiến trúc cột
dương (cột dựng trên các tảng đá), cột âm xung quanh các hàng hiên là phát
hiện mới cho thấy thời Đại La, kiến trúc cột âm đã phổ biến, đến thời Lý thì
phát triển lên tầm mức mới. Kiến trúc Việt nam thời vương triều Lý và tính
liên tục, riêng biệt của kinh thành Thăng Long trong các giai đoạn Lý, Trần,
Lê cần được tiếp tục nghiên cứu.
2.2. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
53. BÙI KIM HỒNG. Khu di tích Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch - Những đặc
điểm chủ yếu và hướng bảo tồn phát huy giá trị / Bùi Kim Hồng // Văn hóa
nghệ thuật, 1999. - Số 8, tr.13-16
54. CHÍ TÍN. 217 di tích Bác Hồ trên đất Hà nội / Chí Tín // Hà Nội
mới cuối tuần, 2004. - Số 479, tr.3
Thống kê trên đất Hà Nội có 217 địa điểm đã từng ghi dấu những hoạt
động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 173 địa điểm di tích ở nội thành
và 44 địa điểm di tích ở ngoại thành.
55. CHU ĐỨC TÍNH. Những di tích của Bác Hồ ở Thủ đô Hà Nội /
Chu Đức Tính // Thăng Long - Hà Nội ngàn năm, 2005. - Số 28, tr.16- 18
Thống kê những di tích của Bác Hồ ở Thủ đô theo hình thức quản lý:
nhà nước, tập thể, tư nhân (có nói đến thực trạng và số liệu các di tích này
trên địa bàn theo quận huyện).
56. Cụm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh / Lưu Minh Trị (chủ biên), Đào
Đình Bắc, Nguyễn Thị Dơn... // Hà Nội danh thắng và di tích. - H. ; 24cm

14



T.1. - 2011. - Tr.393-397
Về 3 di tích trong cụm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh: Phủ Chủ tịch, Nhà
sàn, Lăng Bác Hồ.
HVL3155
57. Di tích lịch sử văn hoá và cách mạng kháng chiến quận Ba Đình /
Nguyễn Thị Thắng, Lê Văn Lan, Trần Lâm Bền...; Đặng Văn Tường, Trịnh
Thị Hạnh, Nguyễn Thị Dơn: biên soạn. - H. : Khoa học xã hội, 2009. - 281tr.:
minh hoạ ; 24cm+1 bản đồ
Cung cấp những thông tin về vị trí, kiến trúc, các di vật, cảnh quan và
lịch sử của 50 di tích lịch sử văn hoá, 23 di tích cách mạng kháng chiến của
quận Ba Đình, Hà Nội, trong đó có Lăng Bác Hồ.
VV09 12274-76 (TVQG)
58. Giữ yên giấc ngủ của Người. - In lần thứ 5. - H. : Quân đội nhân dân,
2005. - 235tr. ; 19cm
Giới thiệu những ngày tháng cuối cùng của Bác; Đơn vị đặc biệt; Nhiệm
vụ đặc biệt; Nơi Bác yên nghỉ; Công tác chuẩn bị; Ngày đêm trên quảng
trường và đón Bác về lăng.
VV39852 39853
59. Giữ yên giấc ngủ của Người : Ký sự. - H. : Quân đội nhân dân, 1990.
- 188tr. ; 19cm
Tập ký sự về việc giữ gìn thi hài Bác và xây dựng, bảo vệ Lăng Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
VN90.00786 (TVQG)
60. HẢI NINH. Những người gìn giữ di tích về Bác / Hải Ninh // Lao
động thủ đô cuối tuần, 2010. - 15 tháng 5, Số 58, tr.11
Hơn 40 năm qua kể từ ngày Bác ra đi, khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ
Chủ tịch đến nay vẫn nguyên trạng với những hiện vật liên quan đến Người.
Có được điều đó là nhờ sự tận tình cố gắng của những người làm công tác

giữ gìn khu di tích. Với tình yêu và lòng tôn kính với Bác Hồ vĩ đại, tất cả cán
bộ công nhân viên vẫn hàng ngày âm thầm cống hiến tâm huyết của mình để
giữ gìn di sản cho mai sau.
15


61. Hỏi đáp về danh thắng Hà Nội. - H. : Quân đội nhân dân, 2010. 191tr. ; 21cm. - (Tủ sách văn hóa)
Giới thiệu những sự kiện về kiến trúc, địa điểm, giá trị lịch sử, nghệ
thuật... của một số di tích lịch sử địa danh của Hà Nội (mới): chùa, bảo tàng,
hồ, suối, nhà hát, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh...
HVL2777
62. HỒNG KHANH. Kể chuyện xây lăng Bác Hồ / Hồng Khanh, Thế
Long, Dân Hồng . - H. : Phổ thông, 1976. - 111tr. ; 19cm
VV13489
63. Khu di tích Phủ Chủ tịch / Hà Nguyễn // Công trình kiến trúc Hà
Nội. - H., 2010. - Tr.66-70.
Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, gọi tắt là Khu di
tích Phủ Chủ tịch tại Hà Nội, là nơi sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời
hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh (từ 19/12/1954 đến 02/9/1969). Khu
di tích vốn là phần đất phía Tây Bắc của Hoàng thành thuộc kinh thành
Thăng Long xưa. Tổng thể khu di tích rộng hơn 14 hecta, trong đó 16 công
trình được xếp hạng chiếm diện tích là 22.000m2. Một số công trình có giá trị
lớn trong khu di tích: Phủ Chủ tịch, Nhà sàn Hồ Chí Minh, Nhà 54, Phòng
họp Bộ Chính trị, Nhà 67, Giàn hoa Phủ Chủ tịch, Nhà bếp A và nhà bếp B,
nhà Thủ tướng, Nhà ký sắc lệnh, Đường Xoài, Đường mòn Hồ Chí Minh, Ao
cá Bác Hồ.
HVL3399
64. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh / Lam Khê, Khánh Minh (sưu tầm, biên
soạn) // Danh lam thắng cảnh Hà Nội. - H., 2010. - Tr.55-56
Lăng là nơi lưu giữ thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có mặt chính nhìn

ra Quảng trường Ba Đình. Công trình này là kết quả lao động, sáng tạo của
các nhà khoa học Nga và Việt Nam. Lăng chính thức được khởi công ngày
2/9/1973 tại vị trí của lễ đài cũ giữa quảng trường Ba Đình, nơi Bác Hồ từng
chủ tọa các cuộc mít tinh lớn. Lăng được khánh thành vào ngày 29/8/1975.
Toàn bộ khu di tích lăng rộng 14ha, cao 21,6m, gồm 3 lớp. Nhìn tổng thể lăng
có hình bông hoa sen cách điệu.
HVL3062
16


65. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh / Hà Nguyễn // Công trình kiến trúc Hà
Nội. - H., 2010. - Tr.70-76
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn có tên là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác,
là nơi lưu giữ thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng được chính thức khởi
công ngày 02/9/1973, khánh thành vào ngày 29/8/1975, nằm ngay tại vị trí lễ
đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn độc
lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà và chủ trì các cuộc mít tinh
lớn. Lăng có hình vuông với cạnh dài 30m và gồm 3 lớp với tổng chiều cao
21,6m. Trước mặt lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho
diễu binh, duyệt binh, một thảm cỏ dài 380m chia thành 240 ô vuông cỏ xanh
tươi suốt bốn mùa. Quá trình xây dựng, vật liệu xây dựng lăng và thời gian
đón tiếp khách vào tham quan.
HVL3399
66. LÊ KIM DUNG. Về một di tích trong khu vực nhà sàn Bác Hồ / Lê
Kim Dung // Hà Nội mới cuối tuần, 2006. - Số 20, 20 tháng 5, tr.3
Đó là ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường gặp và làm việc với cán
bộ, xem phim tư liệu và đặc biệt là nơi Bác thường kí các sắc lệnh của Chủ
tịch nước.
67. NGHIÊM THỊ HẰNG. Chuyện xây lăng chủ tịch Hồ Chí Minh /
Nghiêm Thị Hằng // Nông nghiệp Việt Nam, 2010. - Số đặc biệt, 2 tháng 9,

tr.1+6
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và nguyên Bộ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn
Mạnh Kiểm kể chuyện xây lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng được xây dựng từ
1973-1975 mà các vật liệu được nhân dân tuyển chọn khắp đất nước đem về
cho công trình.
68. NGUYỄN ANH MINH. Ba ngôi nhà Bác ở / Nguyễn Anh Minh //
Nguyệt san Nông thôn ngày nay, 2012. - Số xuân, tr.5
"Di tích 54" (trước đây là nơi ở của người thợ điện trong phủ Toàn
quyền) là ngôi nhà mà Bác chọn ở và làm việc hơn ba năm. Để đảm bảo sức
khoẻ cho Bác, mùa hè 1958, Bộ Chính trị quyết định xây dựng cho Bác một
ngôi nhà mới - nhà sàn lịch sử. Ngôi nhà sàn đã được xếp hạng Di tích lịch
sử. Từ năm 1970 - 1997 đã có 1.016.494 lượt khách, trong đó khách quốc tế

17


là 190.793 lượt người, có 55 đoàn nguyên thủ và cao cấp của các nước... Sau
đợt kiểm tra sức khoẻ định kỳ, do không lên xuống nhà sàn được nữa, Bác
chuyển tới ở ngôi nhà H67 và di tích H67 trở thành phòng họp Bộ Chính trị
và là nơi Bộ Chính trị làm việc với Bác. Tại ngôi nhà H67, Bác đã qua đời
hồi 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969.
69. NGUYỄN THÁI ANH. Kể chuyện xây lăng Bác Hồ: Công tác bảo
vệ, giữ gìn thi hài Bác vầ một số địa danh Hồ Chí Minh / Nguyễn Thái Anh. H.: Thời đại, 2012. - 394tr. ; 27cm
Cung cấp nhiều thông tin về những ngày tháng mà toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân ra sức làm nên một công trình ý nghĩa - Lăng Chủ tịch Hồ Chí
Minh và các bài viết về quá trình bảo vệ giữ gìn thi hài Bác, một số địa danh
Hồ Chí Minh, những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, 365
danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
VL45708 45709
70. NGUYỄN XUÂN PHƯỚC. Bác nằm trong Lăng, giấc ngủ bình

yên... / Nguyễn Xuân Phước // Nông nghiệp Việt Nam, 2002. - Số 162, 2
tháng 9, tr.8
Lăng Bác do các kiến trúc sư Liên Xô thiết kế khởi công xây dựng từ
ngày 2/9/1973 đến 29/8/1975 thì hoàn thành.
71. Nhà sàn Bác Hồ / Lam Khê, Khánh Minh (sưu tầm, biên soạn) //
Danh lam thắng cảnh Hà Nội. - H., 2010. - Tr.58-59
Nhà sàn nằm trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, là ngôi nhà Bác Hồ
ở và làm việc từ ngày 17/5/1958 cho tới khi qua đời. Ngôi nhà gồm 2 tầng,
trước nhà có ao cá Bác nuôi, sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý
do các địa phương đưa về trồng. Ngôi nhà sàn này được Cục Thiết kế cơ bản
thuộc Tổng cục Hậu cần thi công theo ý Bác vào mùa hè năm 1958.
HVL3062
72. Nhà sàn Bác Hồ - Di sản kiến trúc, di sản văn hóa // Làng nghề Việt,
2015. - Số 37, 10 tháng 9, tr.8
Ngôi nhà sàn cùng Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
là nơi Bác Hồ đã sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách

18


mạng của mình. Nó không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử mà còn là một di sản
kiến trúc, di sản văn hóa của Việt Nam. Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh - Cục
trưởng Cục Thiết kế dân dụng (Bộ Kiến trúc) là người thiết kế ngôi nhà dựa
trên sự góp ý của Bác. Ngày 1/5/1958, ngôi nhà đã hoàn thành. Vào dịp sinh
nhật năm 1958, Bác Hồ đã chuyển sang ở ngôi nhà này cho tới ngày
17/8/1969.
73. NHƯ TRANH. Thu về se sẽ / Như Tranh // Người Hà Nội, 2012. Số 42, 19 tháng 10, tr.5
Quảng trường Ba Đình có tên gọi bắt nguồn từ địa danh của Thanh
Hoá, địa danh này là căn cứ địa do cụ Tống Duy Tân và cụ Đinh Công Tráng
lãnh đạo hưởng ứng phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi năm 1885.

Trước cách mạng tháng Tám, quảng trường có tên gọi quảng trường Tròn
hay quảng trường Puginier, tên một cha cố người Pháp. Bác sĩ Trần Văn Lai
- thị trưởng đầu tiên của Hà Nội dưới chính quyền Trần Trọng Kim đã đặt lại
tên cho quảng trường. Với 320m chiều dài, 100m chiều rộng đủ cho 20 vạn
người mít tinh, cùng 168 ô cỏ xanh bốn mùa, quảng trường Ba Đình là chốn
linh thiêng với cả dân tộc Việt Nam
74. QUANG HUY. Những người thợ lắp máy trên công trường xây
dựng lăng Bác / Quang Huy // Hà Nội mới, 1975. - 1 tháng 9, tr.2
Những khó khăn, thử thách gặp phải, tinh thần vượt khó và tình cảm đối
với Bác Hồ của hơn 1.300 cán bộ, công nhân Công ty Lắp máy trong 200
ngày lao động trên công trường xây dựng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trung
bình mỗi ngày anh chị em làm việc tới hơn 10 giờ, các bộ phận tự nguyện
chia người làm hai ca, ba ca.
75. Quyết định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về giữ gìn thi hài Hồ
Chủ tịch và xây dựng lăng của Người - Hoàn thành xây dựng Lăng Hồ Chủ
tịch // Hà Nội mới, 1975. - 29 tháng 8, tr.1+4
Sau hai năm xây dựng liên tục và khẩn trương (2/9/1973 - 2/9/1975),
Lăng Hồ Chủ tịch đã hoàn thành với sự giúp đỡ hết lòng của Đảng Cộng sản,
chính phủ và nhân dân Liên Xô. Phương án thiết kế lăng được chọn từ 120
mẫu thiết kế. Toàn bộ lăng có cấu trúc tam cấp theo hình khối liên tục, đỉnh
có mấu vát, tựa như ngôi nhà của làng quê Việt. Diện tích đá quý đánh bóng
19


ốp lăng có tới 10.000m2, trong số đó có 9 loại đá rất quý do nhân dân ta tìm
được. Đài phụ ở hai bên lăng dài 7m mỗi bên đủ chỗ cho 1000 đại biểu.
Trước mặt lăng là đường Hùng Vương rộng 60m, quảng trường lớn với
những cỏ vuông có thể xếp khoảng 30 vạn người dự mít tinh. Những đóng góp
của nhân dân cả nước trong quá trình xây dựng lăng và quyết định (gồm 4
điều) của Bộ Chính trị Trung ương Đảng ngày 29/11/1969 về việc giữ gìn thi

hài và xây dựng lăng Hồ Chủ tịch.
76. Thủ đô Hà nội : Sách hướng dẫn du lịch. - H. : Tổng cục du lịch,
1984. - 144tr.:bản đồ ; 19cm
Giới thiệu khái quát lịch sử, địa lý, thiên nhiên, sự tích lịch sử của con
người Hà Nội. Giới thiệu những địa chỉ cần biết khi du lịch: Thành Cổ Loa,
các đền đình chùa, lễ hội, đền Quan Thánh... Một số phố cổ của Hà nội và
chợ Đồng xuân, lăng Hồ Chủ Tịch. Một số địa chỉ cần biết: viện bảo tàng,
nhà hát, thư viện...
HVV576 577 578 579
77. TÔ HOÀI. Lăng Bác Hồ : Truyện ký / Tô Hoài. - H. : Nxb.Hà Nội,
1977. - 103tr. ; 19cm
VV13830
78. TRẦN VIẾT HOÀN. Nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại khu Phủ Chủ tịch - Hà Nội / Trần Viết Hoàn. - Tái bản có bổ sung. - H :
Chính trị quốc gia, 2005. - 62tr. ; 19cm
Những giá trị lịch sử, văn hoá, thẩm mỹ to lớn của khu di tích Phủ Chủ
tịch, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc 15 năm cuối cuộc đời mình,
từ 19/12/1954 đến ngày 2/9/1969. Lần tái bản này, tác giả bổ sung bài "Nhân
văn Hồ Chí Minh" (Minh chứng từ nơi ở và làm việc của Người).
HVV4294 4295
79. VŨ QUANG DU. Một số di tích về Cách mạng tháng Tám và Quốc
khánh 2-9 ở Thủ đô Hà Nội / Vũ Quang Du // Thăng Long - Hà nội ngàn năm,
2005. - Số 30, tr.20-23
Giới thiệu một số di tích liên quan đến Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh
2-9 ở Hà Nội như: chùa Hà, số nhà 101 Trần Hưng Đạo, rạp hát Tố Như (rạp

20


Chuông Vàng), quảng trường Nhà hát Lớn, nhà bà Hai Vẽ, Bắc Bộ Phủ, trại

Bảo An Binh, nhà ông Công Ngọc Kha, nhà 48 Hàng Ngang, Quảng trường
Ba Đình gắn với các sự kiện lịch sử cụ thể lúc bấy giờ.
2.3. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám
80. ANH CHI. Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu / Anh Chi // Người Hà Nội cuối
tuần, 2009. - Số 815, tr.32+33
Văn Miếu được xây dựng vào năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh
Tông(1070) để thờ Chu Công và Khổng Tử. Nét đặc biệt ở Văn Miếu không
chỉ ở kiến trúc mà còn ở các bia Tiến sĩ. Vào năm Hồng Đức thứ 15 đời vua
Lê Thánh Tông (1475), nhà vua đã cho dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu. Qua thời
gian và qua nhiều thời đại, hiện nay ở Văn Miếu có 82 bia Tiến sĩ. Những văn
bia ấy gắn liền với tên tuổi lỗi lạc như Lương Thế Vinh, Ngô Thì Sĩ, Lê Quý
Đôn, Ngô Thì Nhậm... Mỗi tấm bia được đặt trên một con rùa đá với những
hoa văn và nét chạm khắc riêng của mỗi thời. Bia Tiến sĩ ở văn Miếu có thể
xem là minh chứng xác thực nhất cho truyền thống hiếu học của dân tộc ta.
81. Bị khảo lục : Sách chữ Hán chép tay, bản phô tô. - 172tr. ; 24x16
Sách chép 170 bài khảo cứu về các khí cụ, sản vật, diện tích... của Trung
Quốc về Việt Nam. Đặc biệt có bài khảo cứu về việc thờ tự trong Văn Miếu;
Sự tích đền Bạch Mã, hồ Hoàn Kiếm...
VHV2226 (VNCHN)
82. BERNARD, HENRI. Pour la compréhension de I'Indochine et de
l'Occident / Henri Bernard. - H. : G.Taupin, 1939. - 198p., planches
Sách gồm 16 bài diễn văn. Bài "Hà Nội thời người Bồ Đào Nha và người
Hà Lan sống ở đó" (tr.131-148), tả Thăng Long với cung điện vua, phủ chúa,
Văn Miếu... và có sơ đồ Văn Miếu (Tr.40-49).
M12863 (TVQG)
83. ĐÀO THỊ THUÝ ANH. Vẻ đẹp tạo hình của Văn Miếu - Quốc Tử
Giám / Đào Thị Thuý Anh // Văn hoá nghệ thuật, 2012. - Số 337, tháng 7,
tr.99-101
Văn Miếu - Quốc Từ Giám (Hà Nội) là trường đại học đầu tiên của Việt
Nam, là nơi thờ Khổng Tử, các bậc tiên thánh, tiên sư của Nho học. Từ sau

21


1070, Văn Miếu còn là nơi thờ Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An. Sau
thời Lê Sơ, Văn Miếu được mở rộng thêm nơi học hành của các thái tử và trở
thành Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám có từ
thời Lý, diện mạo được thay đổi qua các triều đại song luôn dựa trên tinh
thần nền tảng của tư tưởng nhập thế Nho Giáo. Vẻ đẹp tạo hình của công
trình này được tác giả giới thiệu chi tiết trong bài báo.
84. ĐINH VĂN TUẤN. Về thời điểm ra đời của Quốc Tử Giám / Đinh
Văn Tuấn // Xưa & Nay, 2011. - Tháng 6, tr.33-34
Xem kỹ các sử liệu xưa thì Quốc Tử Giám không thành lập lần đầu tiên
năm 1076 vào triều Lý mà bắt đầu xuất hiện vào năm 1070 khi vua Lý Thánh
Tông cho tu sửa đền thờ Khổng Tử và mở rộng thành trường học cung đình,
nhà nước. Nguyên nhân của sự ngộ nhận về thời điểm ra đời của Văn Miếu Quốc Tử Giám xuất phát từ bộ sử triều Nguyễn "Khâm định Việt sử thông
giám cương mục" đã hiểu sai và sửa lại sự kiện lịch sử đã được biên soạn
trong Bộ sử triều Lê "Đại Việt sử ký toàn thư" một cách chủ quan.
85. ĐINH VĂN TUẤN. Đặt lại vấn đề thời điểm ra đời của Văn Miếu /
Đinh Văn Tuấn // Xưa & Nay, 2011. - Tháng 5, tr.11-13,31-32
Tên gọi Văn Miếu xuất hiện từ thời nhà Nguyên, Minh và là tên gọi khác
của Văn Tuyên Vương Miếu (Khổng Miếu) đó là theo từ điển Trung Quốc.
Theo từ điển Việt Nam như "Đại Nam quốc âm tự vị" (1895 - 1896): "Miếu,
Văn Thánh Miếu: Miếu nơi thờ Đức Khổng Tử". Theo các tài liệu sử học, tác
giả chứng minh rằng Văn Miếu nơi thờ Đức Khổng Tử được xác nhận sự kiện
vào thế kỷ XI, nhà Lý đã có công trong việc tu bổ và xây dựng thêm (?) đền
thờ Khổng Tử vào năm 1070, 1156, 1171 chứ không phải Văn Miếu được xây
dựng lần đầu tiên vào năm 1070 thời vua Lý Thánh Tông như bao lâu nay
mọi người truyền bá.
86. ĐỖ HẢO. Phát hiện rùa đá thứ 84 ở Văn Miếu / Đỗ Hảo // Hà Nội
mới, 1991. - 12 tháng 10

Ngày 8/10/1991, khi đào đắp kè lại 4 hồ nước ở Văn Miếu, trung tâm
Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã phát hiện thêm một con rùa đá vùi sâu dưới
lòng đất (đây là con rùa thứ 84).
22


×