ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ NGỌC LAN
MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ HỖ TRỢ XÃ HỘI VÀ MỨC ĐỘ STRESS
CỦA MẸ CÓ CON CHẬM PHÁT TRIỂN TÂM THẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI – 2017
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ NGỌC LAN
MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ HỖ TRỢ XÃ HỘI VÀ MỨC ĐỘ STRESS
CỦA MẸ CÓ CON CHẬM PHÁT TRIỂN TÂM THẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN
Mã số: Thí Điểm
Người hướng dẫn khoa học: TS. Amie Alley Pollack
HÀ NỘI – 2017
2
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được cảm ơn đến các thầy cô trong chương trình thạc sỹ
tâm lý học lâm sàng của trường Đại học Giáo Dục – Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã
dìu dắt, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Các thầy cô đã hỗ
trợ rất tận tình, trang bị cho tôi một hành trang kiến thức vô cùng quý báu và bổ ích
để tôi có được thành quả như ngày hôm nay.
Tôi xin cảm ơn các bác sỹ, các đồng nghiệp và giáo viên ở Bệnh viện Nhi
Đồng 1, bệnh viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi Chức Năng, trường chuyên biệt Khai
Trí đã rất nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình
nghiên cứu tại cơ sở. Xin cảm ơn BS. CKII. Lâm Hiếu Minh đã giới thiệu tôi đến
các cơ sở nghiên cứu. Cảm ơn cử nhân Trần Thị Thanh Tâm, cử nhân Nguyễn Đức
Tài đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập số liệu tại các cơ sở và trong quá trình
phân tích số liệu.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn TS. Amie Alley Pollack đã trực tiếp hướng dẫn đề
tài, giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Cảm ơn NCS. Hồ Thu Hà đã cùng cô Amie
hỗ trợ tôi rất nhiều trong thời gian làm luận văn.
Với lòng mong muốn được hỗ trợ nhiều hơn cho trẻ CPTTT, giúp các em có
điều kiện để tiến bộ và phát triển một cách tốt nhất, tôi quyết định chọn đề tài này
để tìm ra các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc mà trẻ CPTTT nhận
được. Từ đó, tìm các giải pháp để hỗ trợ trẻ CPTTT tốt hơn. Trong quá trình thực
hiện đề tài, mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng cũng khó tránh khỏi những thiếu sót.
Tôi hy vọng rằng, những thiếu sót này sẽ tiếp tục được xem xét và giải quyết, với
mục đích cuối cùng là sẽ giúp được nhiều hơn cho các trẻ CPTTT trong xã hội.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Lan
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAMR:
American Association of Mental Retardation – Hiệp hội chậm phát
triển tâm thần Hoa Kỳ
CPTTT:
Chậm phát triển tâm thần
DC:
Difficult Child – Trẻ ngang bướng
DSM 5:
Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders V - APA - Sổ
tay Thống kê và Chẩn đoán các Rối loạn Tâm thần, phiên bản 5, Hiệp
hội Tâm Thần Học Hoa Kỳ
HTXH:
Hỗ trợ xã hội
ICD 10:
The International Classification of Diseases 10 – World Health
Organization - Bảng Phân loại bệnh Quốc tế, phiên bản 10, Tổ Chức
Y Tế Thế Giới
ISS:
Inventory of social support scale, thang đo Sự Hỗ Trợ Xã Hội
PCDI:
Parent – Child Dysfunctional Interaction – Rối loạn chức năng trong
Quan hệ Cha mẹ - Con cái
PD:
Perental Distress – Lo lắng của cha mẹ
PSI – SF:
Parenting Stress Index – short form, Thang đo Stress của việc làm cha
mẹ - phiên bản rút gọn
SKTT:
Sức khỏe tâm thần
THPT:
Trung học phổ thông
4
MỤC LỤC
Tran
g
Lời cảm ơn .............................................................................................................. i
Danh mục các chữ viết tắt.......................................................................................... ii
Danh mục các bảng .................................................................................................. vi
Danh mục các biểu đồ ............................................................................................... viii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ........................................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................................... 3
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4
8. Đóng góp mới của luận văn ................................................................................... 4
9. Cấu trúc luận văn ................................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 21
1.1.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của gia đình và môi trường sống tới trẻ
chậm phát triển tâm thần............................................................................................ 5
1.1.2. Các nghiên cứu về các vấn đề tâm lý xã hội ở gia đình có trẻ chậm phát
triển tâm thần ............................................................................................................ 6
1.1.3. Các nghiên cứu về tác động của các nguồn hỗ trợ xã hội tới trẻ chậm phát
triển tâm thần và gia đình ......................................................................................... 11
a) Hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ chậm phát triển tâm thần thông qua gia đình ........ 11
b) Tác động của hỗ trợ xã hội tới gia đình ................................................................. 11
1.2. Các khái niệm liên quan đến đề tài...................................................................... 16
1.2.1. Chậm phát triển tâm thần ................................................................................. 16
1.2.1.1. Định nghĩa .................................................................................................... 16
1.2.1.2. Nguyên nhân ................................................................................................. 17
5
1.2.1.3. Chẩn đoán ..................................................................................................... 17
1.2.1.4. Trẻ chậm phát triển tâm thần và cách hỗ trợ .................................................. 20
1.2.2. Stress của mẹ có con chậm phát triển tâm thần ................................................ 21
1.2.2.1. Khái niệm về stress ....................................................................................... 21
1.2.2.2. Khái niệm về stress do làm cha mẹ ............................................................... 22
1.2.2.3. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến stress do làm cha mẹ ................................. 23
1.2.2.4. Tác động của stress do làm cha mẹ .............................................................. 25
1.2.2.5. Biện pháp hỗ trợ cho vấn đề stress của cha mẹ có con chậm phát triển
tâm thần..................................................................................................................... 26
1.2.3. Hỗ trợ xã hội .................................................................................................... 27
1.2.3.1. Khái niệm ..................................................................................................... 27
1.2.3.2. Vai trò của hỗ trợ xã hội ............................................................................... 28
1.2.3.3. Phân loại hỗ trợ xã hội .................................................................................. 29
Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 32
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ...................................................................... 32
2.1.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ................................................................ 32
2.1.3. Phương pháp thống kê toán học ....................................................................... 34
2.2. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................ 34
2.2.1. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................... 34
2.2.1.1. Tiêu chuẩn chọn ............................................................................................ 34
2.2.1.2. Đặc điểm nhân khẩu của mẫu........................................................................ 34
2.2.1.3. Tỷ lệ người mẹ có con chậm phát triển tâm thần phân theo giới tính của trẻ . 36
2.2.1.4. Chẩn đoán của trẻ ......................................................................................... 36
2.2.2. Quy trình tiến hành .......................................................................................... 37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng stress của mẹ có con chậm phát triển tâm thần .................................. 39
3.1.1. Mức độ stress của mẹ có con chậm phát triển tâm thần .................................... 39
3.1.2. Những yếu tố nhân khẩu học liên quan đến stress của mẹ có con chậm
phát
triển tâm thần............................................................................................................ 47
6
3.2. Thực trạng hỗ trợ xã hội cho mẹ có con chậm phát triển tâm thần....................... 50
3.2.1. Thực trạng hỗ trợ xã hội cho mẹ có con chậm phát triển tâm thần .................... 50
3.2.1.1. Tần suất liên lạc của người mẹ với các nguồn hỗ trợ ..................................... 50
3.2.1.2. Mức độ hỗ trợ của hỗ trợ xã hội với những tình huống gặp khó khăn
của người mẹ có con chậm phát triển tâm thần .......................................................... 52
3.2.2. Những yếu tố nhân khẩu học liên quan đến hỗ trợ xã hội cho người mẹ
có con chậm phát triển tâm thần ................................................................................ 54
3.3. Mối quan hệ giữa hỗ trợ xã hội và stress của mẹ có con chậm phát triển
tâm thần..................................................................................................................... 57
3.3.1. Tương quan giữa stress của mẹ có con chậm phát triển tâm thần và tổng
các nguồn hỗ trợ xã hội ............................................................................................ 57
3.3.2. Tương quan giữa stress có con chậm phát triển tâm thần và tần suất liên
lạc với các nguồn lực gia đình ................................................................................... 59
3.3.3. Tương quan giữa stress có con chậm phát triển tâm thần và tần suất liên
lạc với các nguồn lực cộng đồng ................................................................................ 62
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận ................................................................................................................. 64
2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 66
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN VĂN..................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 68
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 72
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn chẩn đoán chậm phát triển tâm thần theo ICD 10 .................... 18
Bảng 2.1: Độ tin cậy của thang đo stress ................................................................... 34
Bảng 2.2: Tỷ lệ người mẹ có con CPTTT phân theo giới tính trẻ .............................. 36
Bảng 2.3: Chẩn đoán của trẻ ..................................................................................... 36
Bảng 3.1: Điểm trung bình thang đo stress của việc làm cha mẹ (PSI – SF) .............. 39
Bảng 3.2: Tỷ lệ người mẹ có lo lắng ở mức lâm sàng ................................................ 40
Bảng 3.3: Lo lắng của mẹ có con CPTTT.................................................................. 41
Bảng 3.4: Phân bố nhóm Rối loạn chức năng trong mối Quan hệ Cha mẹ - Con
cái ............................................................................................................................. 42
Bảng 3.5: Nhận thức của người mẹ về những rối loạn chức năng trong mối
quan hệ với con ......................................................................................................... 43
Bảng 3.6: Phân bố nhóm lâm sàng/không lâm sàng theo thang DC ........................... 44
Bảng 3.7: Nhận thức của người mẹ về khó khăn để đáp ứng nhu cầu của trẻ
(DC) .......................................................................................................................... 45
Bảng 3.8: Sự khác biệt giữa mức độ stress của mẹ có đặc điểm nhân khẩu học khác
nhau .................................................................................................................................... 47
Bảng 3.9: Sự khác biệt giữa mức độ lo lắng của mẹ với tình trạng hôn nhân khác nhau....... 49
Bảng 3.10: Tần suất liên lạc của khách thể với từng nguồn hỗ trợ ............................. 50
Bảng 3.11: Mức độ hỗ trợ của hỗ trợ xã hội trong 11 tình huống khó khăn .............. 52
Bảng 3.12: Sự khác biệt mức độ hỗ trợ của HTXH dành cho người mẹ có đặc
điểm nhân khẩu học khác nhau .................................................................................. 54
Bảng 3.12: Mối liên hệ giữa yếu tố nhân khẩu học và mức độ hỗ trợ của
HTXH ....................................................................................................................... 53
Bảng 3.13: Mối liên hệ giữa yếu tố nhân khẩu học và tần suất liên lạc với
HTXH của người mẹ có con CPTTT ......................................................................... 56
Bảng 3.14: Tương quan giữa stress của mẹ với mức độ hỗ trợ và tần suất liên
lạc của người mẹ có con CPTTT với các nguồn hỗ trợ .............................................. 57
Bảng 3.15: Tương quan giữa stress và tần suất liên lạc với nguồn lực gia đình ......... 59
Bảng 3.16: Tương quan giữa stress và tần suất liên lạc với các nguồn lực cộng
đồng .......................................................................................................................... 62
8
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1: Đặc điểm nhân khẩu học của khách thể................................................. 35
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ người mẹ có stress ở mức lâm sàng .............................................. 39
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ các vấn đề về stress của mẹ có con CPTTT .................................. 46
Biểu đồ 3.3: Trung bình lượt liên lạc của khách thể với từng nguồn hỗ trợ ............... 51
9
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ chậm phát triển tâm thần (CPTTT) là một trong những đối tượng rất cần
sự quan tâm đặc biệt. Thống kê cho thấy tỉ lệ không nhỏ trẻ CPTTT trong dân số.
Tỷ lệ CPTTT chiếm khoảng 0.37% dân số. Ngày 7/4/2001, Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) cho biết, tỷ lệ CPTTT nặng chiếm 4.6% dân số ở các nước đang phát triển
và khoảng 0.5 – 2.5% dân số ở các nước phát triển [7]. Theo kết quả số liệu điều tra
của một đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ cho biết, tỷ lệ CPTTT ở Việt Nam chiếm
0.67% dân số [2]. Do đặc điểm nhận thức, trẻ CPTTT thường là nạn nhân của kỳ thị
và có nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý cao gấp 3 - 4 lần so với dân số. Trẻ CPTTT
cũng là đối tượng thường bị lạm dụng về thể chất và tình dục [2].
Trẻ CPTTT luôn cần sự hỗ trợ từ gia đình, mức độ hỗ trợ ít hay nhiều phụ
thuộc vào mức độ phát triển nhận thức của từng trẻ. Nhận thức của trẻ càng ở mức
thấp thì sự hỗ trợ từ gia đình càng trở nên cấp thiết. Vì thế, gia đình là một trong
những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình hỗ trợ trẻ CPTTT. Bên cạnh đó, ở
nước ta hiện nay, những cơ sở dành cho trẻ CPTTT còn quá ít, không đáp ứng đủ
nhu cầu cho thực trạng. Các cấp trường học chưa đủ lớp đặc biệt dành cho trẻ
CPTTT [8]. Vì thế, sau nhiều năm lưu ban vì không đủ khả năng học tập, các em bị
trả về gia đình. Có thể nói, ở Việt Nam, gia đình gần như giữ vai trò chủ đạo trong
việc hỗ trợ trẻ CPTTT.
Ngoài ra, một đứa trẻ vừa mới sinh ra sẽ được người mẹ ẵm bế, cho bú, vỗ
về và chăm sóc hàng ngày. Vì thế, rất nhanh chóng, giữa người mẹ và đứa con sẽ
hình thành tình cảm mẫu tử vô cùng thiêng liêng và gắn kết. Đó cũng chính là lí do
khiến người mẹ trở thành đối tượng yêu thương và gắn bó mạnh mẽ nhất của đứa
trẻ. Mẹ là người nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy bảo chính cho con. Tương tự với trẻ
CPTTT, người mẹ cũng là người hỗ trợ chính và tác động mạnh mẽ nhất tới sức
khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.
Hơn nữa, trong quá trình chăm sóc trẻ CPTTT, gia đình gặp rất nhiều khó
khăn với những trở ngại trong phát triển của trẻ, với những định kiến và xa lánh của
cộng đồng. Gia đình đối mặt với những khó khăn về kinh tế và thiếu hụt nguồn lực.
Theo thời gian, những khó khăn này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến gia đình mà đặt biệt
10
là người mẹ. Người mẹ dễ mắc phải các vấn đề về SKTT, mà cụ thể là những căng
thẳng, lo âu, trầm cảm khi nuôi con CPTTT [14] [24] [29].
Một loạt nghiên cứu của các tác giả Zimmerman (1981), Kirkham & cs
(1986), Shapiro (1986), Dunst & cs (1986), Failla và Jones (1991),… đều cho biết,
trong quá trình chăm sóc trẻ CPTTT, khi gia đình mà đặc biệt là người mẹ nhận
được càng nhiều sự HTXH thì những vấn đề khó khăn về SKTT của họ càng giảm
[17] [29]. Như vậy, HTXH có vai trò rất quan trọng trong việc giúp đỡ gia đình
vượt qua những khó khăn và giảm những căng thẳng, lo lắng trong quá trình chăm
sóc trẻ CPTTT.
Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Mối quan hệ giữa sự
hỗ trợ xã hội và mức độ stress của mẹ có con chậm phát triển tâm thần” nhằm
mục đích tìm hiểu thực trạng về stress và hỗ trợ xã hội (HTXH) của người mẹ, tìm
hiểu mối quan hệ giữa HTXH và stress của mẹ có con CPTTT. Từ đó, tạo tiền đề để
xây dựng mô hình hỗ trợ, giúp trẻ CPTTT nhận được sự chăm sóc tốt nhất từ gia
đình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng stress; thực trạng HTXH; tìm
hiểu mối quan hệ giữa HTXH và stress của mẹ có con CPTTT; từ đó đưa ra các
khuyến nghị để xây dựng các chương trình hỗ trợ cho người mẹ và nâng cao chất
lượng chăm sóc cho trẻ CPTTT.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa sự HTXH và mức độ stress của mẹ có con CPTTT.
3.2. Khách thể nghiên cứu
117 người mẹ có con CPTTT đang được điều trị tại 03 địa điểm ở Thành phố
Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi Chức
Năng, Trường chuyên biệt Khai Trí.
4. Giả thuyết khoa học
- Có tương quan nghịch giữa HTXH và stress của mẹ có con CPTTT.
- Có tương quan nghịch giữa hỗ trợ của người chồng và stress của mẹ có con
CPTTT.
11
- Có sự khác biệt giữa stress ở những người mẹ có con với mức độ CPTTT khác
nhau.
- Có sự khác biệt giữa stress ở những người mẹ có trình độ học vấn và mức thu
nhập khác nhau.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lý luận
Hệ thống hóa những vấn đề khái niệm và tóm lược lịch sử nghiên cứu về: trẻ
CPTTT; stress của mẹ có con CPTTT; HTXH người mẹ nhận được trong quá trình
chăm sóc con CPTTT.
5.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Tìm hiểu thực trạng stress của mẹ có con CPTTT.
- Tìm hiểu thực trạng HTXH dành cho người mẹ có con CPTTT.
- Phân tích mối quan hệ giữa HTXH và stress của mẹ có con CPTTT.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Khái quát hóa một số lý luận cơ bản, tham khảo các công trình nghiên cứu có
liên quan ở trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2. Phương pháp điều tra bằng thang đo
Phương pháp điều tra bằng thang đo được sử dụng nhằm thu thập thông tin từ
người mẹ có con CPTTT. Trong đề tài, chúng tôi sử dụng thang đo Parenting Stress
Index – Short Form (PSI – SF) và Inventory of Social Support Scale (ISS). Thang
đo được biên dịch và điều chỉnh phù hợp với văn hóa Việt Nam.
6.3. Phương pháp xử lý số liệu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phần mềm thống kê SPSS phiên
bản 22.0 để xử lý kết quả nghiên cứu, nhằm thống kê mô tả các biến stress, HTXH,
kiểm định sự khác biệt theo các biến nhân khẩu, xác định độ tin cậy của thang đo và
tương quan giữa HTXH và stress của mẹ có con CPTTT.
12
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
7.1. Về khách thể nghiên cứu
Mẹ có con CPTTT (trẻ CPTTT dưới 16 tuổi) khám và điều trị tại Thành phố
Hồ Chí Minh, Việt Nam.
7.2. Về giới hạn nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu chỉ tập trung vào các nguồn HTXH phổ biến đối vối gia đình của
trẻ mắc các vấn đề về phát triển. Stress của mẹ được đánh giá trong nghiên cứu này
được giới hạn là stress liên quan đến việc làm cha mẹ, là cấu trúc được sử dụng
trong thang đo Parenting Stress Index – Short Form (PSI – SF).
7.3. Về địa bàn nghiên cứu
Số liệu được thu thập tại 03 cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện
Nhi Đồng 1, Bệnh viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi Chức Năng, Trường chuyên biệt
Khai Trí..
8. Đóng góp mới của luận văn
Tại Việt Nam, ít có nghiên cứu về các nguồn hỗ trợ cho trẻ CPTTT và gia
đình của trẻ, về mối quan hệ giữa SKTT của người mẹ và thực trạng HTXH mà
người mẹ nhận được trong quá trình chăm sóc trẻ CPTTT. Đề tài này đã làm rõ
những vấn đề này, trên cơ sở đó, đưa ra những đề xuất cho việc xây dựng mô hình
hỗ trợ, giúp trẻ CPTTT nhận được sự chăm sóc tốt nhất từ gia đình.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn được trình bày trong 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổ chức nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
13
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của gia đình và môi trường sống tới trẻ
chậm phát triển tâm thần
Theo The Lancet (2015), có mối liên hệ giữa yếu tố nhân khẩu học và chất
lượng cuộc sống của trẻ CPTTT. Trong 50 người khuyết tật học tập ở tuổi trưởng
thành tại Anh, phần lớn đều biểu hiện chận phát triển trí tuệ từ thời thơ ấu. Trẻ
khuyết tật học tập có nhiều khả năng sống trong môi trường nghèo nàn, tiếp xúc
nhiều với khói thuốc lá và các chất độc hại hơn những trẻ bình thường khác. Trẻ
khuyết tật học tập phần lớn đều trong tình trạng thiếu chất dinh dưỡng hoặc ít được
bú sữa mẹ khi còn bé. Trẻ khuyết tật học tập ít có mối quan hệ tốt với cha mẹ của
chúng. Cha mẹ thường có cách cư xử không phù hợp và quá nghiêm khắc với trẻ
[32].
Nghiên cứu của Masulani – Mwale năm 2016 cho biết, trẻ CPTTT nhận rất
nhiều sự phân biệt đối xử, kỳ thị, cô lập của xã hội và từ những người xung quanh.
Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tinh thần của trẻ CPTTT [25].
Nghiên cứu của John (2012) cho thấy, khi người mẹ chăm sóc con CPTTT,
những phản ứng tích cực hoặc tiêu cực của người mẹ trong quá trình chăm sóc đều
ảnh hưởng rất lớn đến đứa trẻ. Trẻ CPTTT trở thành nạn nhân của những cảm xúc
và hành vi tiêu cực của người mẹ [12].
Trên nghiên cứu của Palusci và cộng sự (2014), đối tượng CPTTT người lớn
và trẻ em đều gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, khó khăn trong việc tự chăm sóc
và bảo vệ bản thân nên họ trở thành đối tượng dễ bị lạm dụng và bị bỏ mặc, ít được
quan tâm và chăm sóc, ít nhận được sự tôn trọng và yêu thương như những trẻ bình
thường khác [28, tr. 19 – 20].
Năm 2015, tại Australia, Wade và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 120
cha mẹ CPTTT, kết quả cho thấy: hành vi ứng xử của cha mẹ CPTTT có ảnh hưởng
rất lớn đến đứa con và HTXH là yếu tố trung gian ảnh hưởng đến hành vi ứng xử
của cha mẹ CPTTT lên con cái [34].
14
Năm 2017, hội thảo khoa học Ứng Dụng Tâm Lý Học, Giáo Dục Học Vào
Can thiệp Rối Loạn Phát Triển đã công bố công trình nghiên cứu của Mai Thị
Thanh Thủy và nguyễn Thị Ngọc Bé, sau quá trình quan sát, đánh giá một trẻ
khuyết tật đang tham gia học hòa thập tại Trường Mầm Non, kết quả cho thấy, trẻ
thường có những biểu hiện về hành vi bất thường theo kiểu hướng nội như nhút
nhát, kém năng động, dễ khóc, thích chơi một mình và hay ở một góc riêng…Trẻ
hay khóc, buồn nôn, mệt mỏi khi tham gia các hoạt động học tập. Ngoài ra, nghiên
cứu này còn nhấn mạnh vai trò của gia đình và nhà trường trong việc tìm ra hướng
quản lý hành vi bất thường của trẻ. [8]
Như vậy, với một vài nghiên cứu trên cho chúng thấy, trẻ CPTTT gặp rất
nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Trẻ CPTTT nhận nhiều định kiến và cô
lập từ xã hội. Đặc biệt, dù trẻ CPTTT nhận được sự chăm sóc từ cha mẹ và nhiều
nghiên cứu cho thấy đây là nguồn hỗ trợ chính cho trẻ, nhưng đồng thời trẻ CPTTT
cũng là nạn nhân củacác cảm xúc và hành vi tiêu cực từ cha mẹ, trong chính quá
trình chăm sóc đó. Nói cách khác, các vấn đề tâm lý xã hội ở cha mẹ sẽ có ảnh
hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới sự phát triển lành mạnh của trẻ CPTTT.
1.1.2. Các nghiên cứu về vấn đề tâm lý xã hội ở gia đình có trẻ chậm phát
triển tâm thần
Một loạt nghiên cứu của các tác giả: Friedrich (1979); Kirkham & cs (1986)
và Shapiro (1986) đồng thuận cho rằng, trẻ CPTTT là một tác nhân gây căng thẳng,
gây trở ngại cho quá trình tồn tại và phát triển của gia đình [30, tr. 28 – 34]. Những
khó khăn và khiếm khuyết của trẻ CPTTT trở thành gánh nặng cho các thành viên
trong gia đình. Nhu cầu cần chăm sóc, nuôi dưỡng và cần hỗ trợ đặc biệt của trẻ
CPTTT khiến người chăm sóc cảm thấy mệt mỏi và bế tắc.
Năm 1986, Sapiro cho biết, việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ khuyết tật là vô
cùng khó khăn đối với người mẹ [18].
Theo Umberson (1989), trẻ CPTTT chào đời - đồng nghĩa với việc cha mẹ
phải gánh vác một chuỗi trách nhiệm rất lớn. Chuỗi trách nhiệm này gắn liền với sự
phát triển và các nhu cầu của trẻ CPTTT trong một thời gian dài. Điều đó khiến cha
mẹ phải dành nhiều sự hỗ trợ cho trẻ. Nhưng hỗ trợ trẻ CPTTT lại là một việc khó
khăn hơn nhiều so với trẻ bình thường. Điều đó khiến cha mẹ dễ rơi vào trạng thái
15
mệt mỏi, căng thẳng. Khi đó, cha mẹ lại càng khó khăn hơn khi đối diện với những
vấn đề của trẻ. Như một vòng tròn xoay vòng khép chặt làm cho cha mẹ kiệt sức và
khó khăn sẽ càng tăng dần theo thời gian [12].
Nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm tới khó khăn của cha mẹ khi nuôi con
CPTTT và những ảnh hưởng của nó lên SKTT của cha mẹ. Heaman đã đặt những
bước phát triển đầu tiên trong lĩnh vực nghiên cứu này. Năm 1995, Heaman đã
nghiên cứu về stress và chiến lược ứng phó với stress ở phụ huynh có con CPTTT.
Nghiên cứu được tiến hành trên 203 bố mẹ của 133 trẻ CPTTT, tuổi từ 2-5. Kết quả
cho thấy, phần lớn cha mẹ đều lo ngại về tương lai của đứa con và có sự khác biệt
nhỏ giữa mức độ stress của người cha và người mẹ. Trẻ CPTTT thường phải dựa
vào người chăm sóc, mà đặc biệt là cha mẹ để có thể thực hiện những hoạt đơn giản
như, tự chăm sóc hay bảo vệ bản thân. Vậy với những hoạt động phức tạp khác, trẻ
sẽ thực hiện như thế nào khi trẻ lớn lên? Đứa trẻ sẽ tự chăm sóc mình như thế nào?
Nghề nghiệp tương lai? Khả năng tự bảo vệ bản thân? Việc hòa nhập với xã hội?,...
Đây là những lo lắng chung cho tất cả cha mẹ, nhưng với cha mẹ có con CPTTT thì
lo lắng càng nhiều hơn [30].
Năm 1998, Deater-Deckard tiến hành một nghiên cứu trên các cặp cha mẹ có
con CPTTT, để tìm mối quan hệ giữa SKTT của cha mẹ và chất lượng chăm sóc
của cha mẹ dành cho con. Kết quả khẳng định rằng, trong quá trình nuôi dưỡng và
chăm sóc trẻ CPTTT, khi cha mẹ có mức độ căng thẳng càng cao, thì trẻ càng ít
nhận được sự quan tâm của cha mẹ. Bên cạnh đó, những hành vi có vấn đề của trẻ
CPTTT ít được cha mẹ can thiệp và điều chỉnh so với những trẻ CPTTT khác [18].
Có nghĩa là, tình trạng SKTT của cha mẹ là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm
sóc và hỗ trợ của cha mẹ dành cho trẻ CPTTT. Khi cha mẹ càng căng thẳng, thì sự
quan tâm và chăm sóc của cha mẹ dành cho trẻ CPTTT càng ít.
Theo Boyd (2002) và Dunst & Trivette (1994), khi một đứa trẻ nhận được
chẩn đoán CPTTT, cha mẹ có thể rơi vào trạng thái choáng ngợp với cảm giác mất
mát, phủ nhận, giận dữ, sợ hãi, tội lỗi và tuyệt vọng. Cha mẹ phải đối mặt với một
tương lai mà họ chưa từng mong muốn. Stress và trầm cảm là hai bệnh lý dễ gặp
phải ở cha mẹ có con CPTTT [18] [33].
16
Năm 2003, Nomaguchi và Milkie đã nghiên cứu trên 1933 cha mẹ và đã tìm
ra một vấn đề khá thú vị rằng, nhu cầu hội nhập xã hội của những cặp vợ chồng có
con cao hơn so với những cặp vợ chồng không có con. Khi có con, các cặp vợ
chồng ngoài niềm vui sướng và hạnh phúc, còn là trách nhiệm và nghĩa vụ đối với
đứa trẻ. Ngoài những nhu cầu thiết yếu thì cha mẹ cần chuẩn bị cho đứa trẻ những
tiền đề, để có thể phát triển tốt nhất trong tương lai. Vì thế, khi có con, các cặp vợ
chồng cố gắng nhiều hơn để hội nhập xã hội, để phát triển cho bản thân và cho cả
đứa trẻ [15].
Năm 2005, tác giả Hassall và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên 46 bà mẹ có
con CPTTT tại Anh, về mối quan hệ giữa 04 yếu tố: nhận thức của cha mẹ, đặc
điểm của trẻ CPTTT, sự hỗ trợ từ gia đình và mức độ stress của mẹ. Kết quả cho
thấy, stress của người mẹ đều có sự tương quan ý nghĩa với các biến: sự kiểm soát
hành vi của mẹ, mức độ hài lòng của mẹ và khó khăn của trẻ. Trong đó, giữa hai
biến stress của mẹ và hỗ trợ từ gia đình có sự tương quan mạnh mẽ nhất [20]. Như
vậy, khả năng kiểm soát hành vi của người mẹ, mức độ hài lòng của người mẹ về
bản thân mình và những khó khăn của trẻ có mối liên hệ mạnh mẽ đến stress của mẹ
trong quá trình chăm sóc trẻ CPTTT.
Năm 2009, tác giả Gerstein nghiên cứu trên cha mẹ có con CPTTT từ 36 –
60 tháng tại United States. Kết quả cho thấy, khi nuôi con CPTTT, mức độ stress
của người mẹ sẽ tăng dần theo thời gian, trong khi người cha vẫn ở mức bình
thường [19].
Năm 2012, John và cộng sự đã nghiên cứu về stress của mẹ có con CPTTT ở
Urban India. Kết quả như sau: khi nuôi con CPTTT, có đến 3/4 người mẹ rơi vào
tình trạng căng thẳng nghiêm trọng về mặt lâm sàng, với những biểu hiện rõ rệt.
Nghiên cứu còn cho thấy, những phản ứng tích cực hoặc tiêu cực của người mẹ có
ảnh hưởng rất lớn đến bản thân và gia đình của họ [12]. Khi nuôi con CPTTT,
người mẹ đối mặt với rất nhiều khó khăn, thời gian lâu dần sẽ dễ rơi vào sự bế tắc
và kiệt sức. Nguy cơ stress của người mẹ có con CPTTT khá cao. Khi người mẹ
stress càng cao, người mẹ càng có xu hướng có hành vi tiêu cực với mọi người xung
quanh, kể cả với bản thân họ và đứa trẻ. Điều đó khiến không khí gia đình càng
căng thẳng, việc chăm sóc trẻ CPTTT đã khó lại càng khó hơn.
17
Năm 2013, Azeem và cộng sự đã có một công trình nghiên cứu cắt ngang tại
một bệnh viện ở Pakistan, trên 198 cha mẹ có con CPTTT. Kết quả cho thấy: khi
nuôi dạy con CPTTT, khả năng cha mẹ gặp các vấn đề về SKTT rất cao. Có đến
89% các người mẹ có lo âu hoặc trầm cảm, trong đó 35% người mẹ có lo âu, 40%
người mẹ có trầm cảm và 13% người mẹ có cả lo âu và trầm cảm. Đối với người
cha: 77% người cha có lo âu hoặc trầm cảm, trong đó 42% người cha có lo âu, 31%
có trầm cảm và 3% có cả lo âu và trầm cảm [15]. Qua nghiên cứu này, một lần nữa
khẳng định mức độ nguy cơ về vấn đề SKTT của cha mẹ có con CPTTT khá cao.
Đặc biệt là nguy cơ người mẹ gặp phải các vấn đề về SKTT cao hơn người cha khi
nuôi con CPTTT.
Tạp chí The Lancet năm 2015 cho biết, cha mẹ của trẻ em khuyết tật học tập
có khả năng tăng nguy cơ về các vấn đề SKTT hơn các cha mẹ khác [32].
Năm 2016, tác giả Masulani‐Mwale và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu
những yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của cha mẹ khi nuôi con CPTTT, trên các cặp
vợ chồng có con CPTTT ở 2 phòng khám khuyết tật, tại 2 thành phố Mzuzu và
Lilongwe của Malawi. Kết quả cho thấy, khi nuôi con CPTTT trong thời gian dài,
sẽ dẫn đến một số hệ lụy nghiêm trọng cho cha mẹ như: kinh tế gia đình cạn kiệt,
căng thẳng ở cha mẹ tăng cao, cha mẹ thường rơi vào trạng thái mệt mỏi và xuất
hiện nhiều vấn đề tâm lý khác. Trong nghiên cứu này, các tác giả cũng cho biết, cha
mẹ có con CPTTT rất bức xúc và khổ sở về sự phân biệt đối xử, sự kỳ thị và cô lập
của xã hội, của những người xung quanh đối với gia đình họ. Điều này ảnh hưởng
rất nhiều đến đời sống tinh thần của chính cha mẹ, làm họ càng trở nên căng thẳng,
mệt mỏi và kiệt sức hơn [25]. Như vậy, ngoài những căng thẳng từ việc nuôi trẻ
CPTTT, thì cha mẹ gặp rất nhiều khó khăn, áp lực từ xã hội và những người xung
quanh. Thái độ và sự chấp nhận của xã hội cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
căng thẳng của cha mẹ.
Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm thấy nghiên cứu nói về những xâm phạm về
quyền lợi của cha mẹ có con CPTTT. Điển hình là nghiên cứu của các tác giả
Dudak & Taylor (1990); Santelli, Turnbull, Marquis, & Lemer (1997) cho thấy, cha
mẹ có con CPTTT thường rơi vào trường hợp bị cắt giảm các dịch vụ HTXH do
nhiều lý do. Họ dần bị cô lập từ gia đình, bạn bè và những người xung quanh [37].
18
Bên cạnh đó, cũng có những nghiên cứu phản ánh về những mặt tiêu cực mà
HTXH mang lại cho cha mẹ có con CPTTT như: năm 1996, Cutrona cho rằng:
trong mô hình hỗ trợ nhóm, người mẹ sẽ nhận được sự hỗ trợ từ nhóm cũng như
cung cấp hỗ trợ cho các thành viên khác trong nhóm. Vì thế, trong cùng một thời
điểm, nếu có quá nhiều người cần sự hỗ trợ từ người mẹ có con CPTTT, thì người
mẹ sẽ trở thành tâm điểm để cho đi sự hỗ trợ. Điều đó khiến họ vô cùng áp lực và
mệt mỏi. Chính lúc này, HTXH sẽ trở thành gánh nặng cho người mẹ [31]. Nghiên
cứu của Krause, Ellison và Wulff năm 1998 cho biết, trong một số trường hợp, khi
người mẹ có con CPTTT tìm đến sự hỗ trợ của tổ chức tôn giáo, cũng có thể tạo ra
những tác động tiêu cực cho người mẹ. Khi các suy nghĩ, ý tưởng hay hành động
của người mẹ không phù hợp với các quy định, đức tin của nhóm [18]. Năm 1988,
Trivette và Dunst cũng cho biết, khi chăm sóc trẻ CPTTT, người mẹ đôi lúc cũng
nhận những hậu quả tiêu cực từ HTXH. Ví dụ, nếu một thành viên trong gia đình
đồng ý trông giữ con giúp người mẹ, nhưng kèm theo đó là sự than phiền về các vấn
đề của trẻ, thì sự hỗ trợ đó không còn mang lại giá trị tích cực cho người mẹ, mà
ngược lại sự hỗ trợ đó còn làm người mẹ tăng thêm căng thẳng. Đó được xem là sự
hỗ trợ tiêu cực [11]. Vì khi cha mẹ nuôi con CPTTT, họ không chỉ mệt mỏi do quá
tải về công việc mà còn quá tải về mặt cảm xúc, nên nếu người hỗ trợ không có đủ
sự chân thành và tự nguyện thì sự hỗ trợ rất dễ tạo hiệu quả ngược cho người nhận.
Ở Việt Nam, chúng tôi tìm được rất ít kết quả nghiên cứu về vấn đề này.
Năm 2006, tác giả J. Shin và cộng sự tiến hành một nghiên cứu trên 106 bà mẹ và
93 người cha, về căng thẳng khi nuôi con CPTTT từ 3-6 tuổi tại Việt Nam. Kết quả
cho thấy, khi nuôi con CPTTT, người mẹ mắc phải stress cao hơn người cha. Người
mẹ có con CPTTT và có người chồng có vấn đề về sức khỏe, sẽ có nguy cơ gặp
phải stress cao hơn những người mẹ khác. Người cha có thu nhập thấp hơn và nhận
được HTXH ít hơn, sẽ mắc phải stress cao hơn những người cha khác. Cả cha và
mẹ khi nuôi đứa con CPTTT sẽ mắc phải stress cao hơn khi bị xã hội kỳ thị và cô
lập [23].
Như vậy, sơ lược qua một số nghiên cứu chúng tôi thấy, cha mẹ gặp rất
nhiều khó khăn, cẳng thẳng và rõ ràng nhất là lo âu và trầm cảm trong quá trình
19
chăm sóc trẻ CPTTT. Một trong những yếu tố nguy cơ dẫn tới stress cũng như các
vấn đề SKTT khác ở cha mẹ là thiếu sự hỗ trợ hoặc kỳ thị từ xã hội
1.1.3. Các nghiên cứu về tác động của các nguồn hỗ trợ xã hội tới trẻ chậm
phát triển tâm thần và gia đình
a) Hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ chậm phát triển tâm thần thông qua gia đình
Beckman (1996), Boyd (2002), Davis & Schultz (1998) và Randall & Parker
(1999) cho rằng: sự hỗ trợ từ các chuyên gia hay các trung tâm can thiệp chuyên
biệt là một yếu tố giúp cải thiện những khó khăn cho trẻ CPTTT, giúp trẻ cải thiện
những mặt hạn chế trong quá trình phát triển [18].
Nghiên cứu của Palusci và cộng sự năm 2014 đã đưa ra một số giải pháp
giúp trẻ CPTTT không bị xã hội bỏ rơi, không bị cô lập và có thể nhận được sự
quan tâm, chăm sóc bình đẳng từ mọi người. Một trong những giải pháp đưa ra là,
hỗ trợ cho cha mẹ, giúp cha mẹ có thêm kiến thức về vấn đề phát triển, để cha mẹ
có thể chăm sóc và bảo vệ con CPTTT tốt hơn [28, tr. 19 – 20]. Người CPTTT luôn
cần sự hỗ trợ từ người thân mà đặt biệt là cha mẹ. Vì thế, để người CPTTT được hỗ
trợ tốt nhất, thì giải pháp hỗ trợ cho cha mẹ là cách hiệu quả. Khi cha mẹ được hỗ
trợ tốt, được trang bị kiến thức cũng như nguồn lực phù hợp thì cha mẹ sẽ chăm sóc
con tốt hơn.
Tạp chí The Lancet năm 2015 cho biết, để hỗ trợ cho trẻ khuyết tật học tập,
giải pháp đặt ra là cải thiện đời sống cho trẻ, chăm sóc sức khỏe và tăng khả năng
hạnh phúc của trẻ trong tương lai. Ngoài việc tăng hỗ trợ về kinh tế cho gia đình của
trẻ, còn phải giảm rủi ro xảy ra với trẻ và đảm bảo công bằng xã hội [32].
Như vậy, nghiên cứu của các tác giả trên một lần nữa nhấn mạnh, trẻ CPTTT
cần được hỗ trợ để cải thiện những khó khăn trong quá trình phát triển. Vì trong quá
trình phát triển, trẻ CPTTT gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt các kỹ năng [10, tr. 6].
Kênh hiệu quả nhất để cung cấp sự hỗ trợ này là gia đình, mà đặc biệt là cha mẹ.
b) Tác động của hỗ trợ xã hội tới gia đình
- Hỗ trợ từ nền văn hóa
Năm 2015, tác giả Narayan và cộng sự đã tiến hành phỏng vấn sâu trên 08
cặp cha mẹ sinh ra ở Ấn Độ và di cư đến Hoa Kỳ sau 18 tuổi, đang nuôi con
CPTTT dưới 18 tuổi. Kết quả nghiên cứu như sau: khi di cư sang Hoa Kỳ, những
20
cha mẹ Ấn Độ bớt căng thẳng, giảm lo lắng và giảm mệt mỏi hơn. Họ được trang bị
những chiến lược ứng phó với các kích thích tốt hơn. Kết quả trên được lý giải rằng,
do nền văn hóa và nhận thức của cộng đồng Hoa Kỳ về vấn đề CPTTT thoáng hơn,
tích cực hơn. Các gia đình Ấn Độ dần thay đổi cách nhìn nhận và sự kỳ vọng lên trẻ
CPTTT. Họ nhận được nhiều hơn sự HTXH từ Hoa Kỳ, cùng với sự bình thường
hóa về vấn đề CPTTT ở cộng đồng Hoa Kỳ, làm cha mẹ Ấn Độ giảm những căng
thẳng và áp lực khi nuôi đứa con CPTTT [26]. Có nghĩa là, trong nghiên cứu này,
tác giả tìm thấy yếu tố căng thẳng và lo lắng của cha mẹ có con CPTTT. Hơn nữa,
tác giả còn nhấn mạnh, nền văn hóa và nhận thức của cộng đồng mang tính tích cực
và thoải mái, đã giúp cha mẹ giảm những căng thẳng và lo lắng trong quá trình
chăm sóc con.
- Hỗ trợ từ các nguồn hỗ trợ xã hội (HTXH)
Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa HTXH và stress của cha mẹ có con
CPTTT, phần lớn các tác giả đều đưa ra kết luận rằng: khi cha mẹ nhận càng nhiều
sự giúp đỡ và hỗ trợ từ những người xung quanh, họ thấy dễ dàng hơn để giải quyết
những khó khăn của mình và tinh thần họ cũng cảm thấy thoải mái hơn. Một số
nghiên cứu có thể kể đến là:
Các nghiên cứu của Zimmerman (1981) và Kirkham & cs (1986) cho kết
quả, HTXH càng tăng thì căng thẳng của người mẹ có con CPTTT càng giảm [30].
Năm 1984, Brandt đã nghiên cứu mối quan hệ giữa HTXH và các vấn đề tiêu
cực trong cuộc sống của 91 bà mẹ có con CPTTT từ 06 tháng đến 03 tuổi. Kết quả
cho thấy, các bà mẹ trãi qua càng nhiều sự kiện tiêu cực, càng cảm thấy ít nhận
được HTXH [18]. Khi người mẹ cảm thấy quá áp lực, quá căng thẳng thì họ càng ít
cảm nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của những người xung quanh dành cho
mình. Đây có lẽ là đặc điểm gây trở ngại cho chính người trợ giúp và có thể làm
giảm sự hỗ trợ họ dành cho người mẹ.
Năm 1986, Shapiro báo cáo rằng, HTXH có vai trò rất quan trọng trong việc
trợ giúp người mẹ chăm sóc con CPTTT. Tuy nhiên, HTXH cho người mẹ có con
khuyết tật còn rất hạn chế. Người mẹ có con khuyết tật có xu hướng tìm kiếm sự hỗ
trợ về tinh thần cao hơn người mẹ có con bình thường. Người mẹ luôn rất cần
HTXH để họ có thể có một cuộc sống tốt nhất có thể [18].
21
Nghiên cứu của các tác giả Dunst & cs (1986); Failla và Jones (1991) cho
thấy, HTXH là một trong những yếu tố có thể làm giảm căng thẳng và để tạo điều
kiện để gia đình phát triển một cách tốt nhất [30].
Năm 1988, Trivette và Dunst đã tiến hành nghiên cứu về HTXH trên 120 cha
mẹ có con CPTTT trong độ tuổi mẫu giáo. Kết quả cho thấy: khi chăm sóc trẻ
CPTTT, HTXH mang lại cho người mẹ rất nhiều lợi ích. Cha mẹ chủ yếu nhận
được năm nguồn hỗ trợ như: chồng/vợ; cha mẹ; bạn bè; Anh/chị em và các chương
trình can thiệp cho trẻ. Năm nguồn hỗ trợ ít được sử dụng nhất là: vật lý trị liệu,
hàng xóm, anh chị em vợ/chồng, bác sĩ và mối quan hệ riêng của trẻ (anh chị em
ruột của trẻ hoặc bạn của trẻ). Đặc biệt, HTXH cha mẹ nhận được càng cao thì mức
độ khó khăn của họ và các vấn đề về gia đình càng thấp [11]. Như vậy, sự hỗ trợ
không chỉ quan trọng về số lượng hỗ trợ mà còn quan trọng về chất lượng hỗ trợ, hỗ
trợ không chỉ quan trọng về mặt vật chất mà còn quan trọng về mặt tinh thần.
Năm 1984, Lazarus và Folkman cho rằng, các nguồn lực tích cực từ xã hội
có ảnh hưởng đến khả năng đối phó và mức độ căng thẳng của một người, thông
qua việc nuôi dưỡng sức mạnh cá nhân, tạo dựng niềm tin tích cực và tăng khả năng
quản lý vấn đề của người đó [30]. HTXH không chỉ nhắm đến những mục đích
trước mắt, không chỉ giúp con người giải quyết những khó khăn hiện tại, mà còn
giúp họ có đủ sức mạnh đểtự giải quyết vấn đề của mình trong tương lai.
Một nghiên cứu của Frey, Greenberg và Fewell vào năm 1989 trên các cặp
cha mẹ có con phát triển bình thường cho thấy, sự căng thẳng và đau khổ của cha
mẹ có mối tương quan nghịch với HTXH [30]. Có nghĩa là, khi cha mẹ nhận càng
nhiều HTXH thì mức căng thăng và đau khổ của cha mẹ có xu hướng thuyên giảm.
Năm 1993, Krauss đã tiến hành kiểm tra mức độ căng thẳng của người mẹ có
con khuyết tật như hội chứng Down và chậm vận động. Krauss thấy rằng, HTXH tỉ
lệ nghịch với mức độ căng thẳng của người mẹ. HTXH càng nhiều, mức độ căng
thẳng của người mẹ càng thấp [18].
Năm 1994, Ducharme, Steven và Rowat cho rằng, HTXH là yếu tố trung
gian ảnh hưởng đến mức độ căng thẳng của cha mẹ [30].
Năm 1996, Deater-Deckard và Scarr đã tiến hành một nghiên cứu về mối
quan hệ giữa sự căng thẳng và HTXH của người mẹ có con từ 12-60 tháng tuổi. Kết
22
quả cho thấy, mức độ HTXH người mẹ nhận được tỷ lệ nghịch với sự căng thẳng
mà họ gặp phải, hỗ trợ càng nhiều thì căng thẳng của mẹ càng ít [18].
Năm 2000, Jackson đã tiến hành một nghiên cứu liên quan đến mức độ căng
thẳng và HTXH ở người mẹ độc thân có con ở tuổi mẫu giáo. Kết quả cho thấy,
HTXH càng thấp, thì sự căng thẳng của người mẹ càng cao [19] .
Theo Boyd (2002) và Dunst & Trivette (1994), khi cha mẹ có biểu hiện
stress và trầm cảm, họ thường tìm kiếm các nguồn HTXH để có những cách giải
quyết vấn đề tốt hơn [18] [33].
Như vậy, HTXH là một nguồn trợ giúp mà cha mẹ đã nghĩ đến và tìm kiếm
khi có vấn đề về SKTT trong quá trình nuôi con CPTTT. HTXH là một nguồn lực
có vị trí quan trọng nhất định đối với cha mẹ gặp khó khăn, mà cụ thể là stress và
trầm cảm. Một số nghiên cứu về các nguồn HTXH cụ thể, cho cha mẹ có con
CPTTT như sau:
Hỗ trợ từ Tôn giáo: năm 1998, Krause, Ellison và Wulff cho rằng, giáo hội
thường mang lại giá trị về sự hỗ trợ rất cao cho người mẹ. Trong tổ chức này, niềm
tin tôn giáo luôn được thống nhất và đề cao giữa các thành viên [18].
Hỗ trợ từ gia đình: nghiên cứu của các tác giả Dunst & cs (1986), Failla và
Jones (1991) cho biết, sức chịu đựng của gia đình là một trong những yếu tố có thể
làm giảm căng thẳng của người mẹ. Như vậy, sự cố gắng của mỗi cá nhân và gia
đình là một yếu tố giúp vấn đề được giải quyết một cách tốt hơn và nhanh hơn. Năm
1979, Friedrich đã nghiên cứu trên 98 người mẹ có con CPTTT. Kết quả cho thấy,
sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè và người thân có ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ
mẹ - con. Với nhu cầu khá cao của một đứa trẻ khuyết tật, HTXH rất quan trọng cho
tất cả các gia đình [30].
Hỗ trợ của bạn đời (người chồng): nghiên cứu của Gerstein năm 2009 cho
biết, trong quá trình chăm sóc trẻ CPTTT, stress của mẹ sẽ giảm dần khi mối quan
hệ vợ chồng hạnh phúc hơn và mối quan hệ cha con tốt hơn [19]. Như vậy, tác giả
Gerstein cho thấy vai trò của người chồng và mối quan hệ vợ chồng trong việc giúp
người mẹ có con CPTTT giảm stress.
Hỗ trợ từ người cùng hoàn cảnh: nghiên cứu của các tác giả Dudak & Taylor
(1990), Santelli, Turnbull, Marquis, & Lemer (1997) cho biết, một số cha mẹ có con
23
CPTTT đã phải tìm đến sự hỗ trợ từ những cha mẹ cùng cảnh ngộ để được chia sẽ
và hỗ trợ [37].
Hỗ trợ từ các trung tâm, chuyên gia: nghiên cứu của các tác giả Beckman
(1996), Boyd (2002), Davis & Schultz (1998) và Randall & Parker (1999) cho thấy,
hỗ trợ từ các chuyên gia và các trung tâm chuyên biệt cung cấp cho cha mẹ của trẻ
CPTTT những kỹ năng, giúp họ có những phương hướng và kế hoạch để họ có
những chiến lược quản lý hành vi và chăm sóc cho con tốt hơn, tăng cường chức
năng và nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, giúp gia đình giảm căng thẳng từ
việc nuôi con [18]. Nghiên cứu của Davis và Schultz vào năm 1998 cho thấy, hỗ trợ
tích cực từ các chuyên gia, có thể giúp cha mẹ tập trung vào những gì họ có thể làm,
thay vì những điều họ không thể, làm giảm một số các cảm giác tội lỗi hay tức giận
về những khó khăn của con [18]. Tuy trẻ CPTTT có nhiều khó khăn cần hỗ trợ,
nhưng không phải khó khăn nào cha mẹ cũng đủ khả năng để giải quyết. Vậy nên,
với hỗ trợ của các chuyên gia về vấn đề CPTTT của đứa trẻ, sẽ giúp cha mẹ xác
định vấn đề cụ thể và định hướng cha mẹ cung cấp cho trẻ những hỗ trợ phù hợp
với khả năng của mình. Điều này giúp cha mẹ tăng sự thành công và giảm sự thất
bại trong quá trình hỗ trợ trẻ.
Tuy nhiên, bên cạnh những nghiên cứu về tác dụng tích cực mà HTXH mang
lại cho cha mẹ có con CPTTT, năm 1993, Rodgers đã kiểm tra vai trò của HTXH
với căng thẳng khi nuôi dạy con trong một chương trình Head Start. Kết quả cho
thấy: HTXH không có mối quan hệ đáng kể với căng thẳng của cha mẹ trong quá
trình nuôi dạy con ở độ tuổi mầm non [18]. Như vậy, Rodgers đã cho thấy, những
khó khăn trong quá trình nuôi một đứa trẻ bình thường trong độ tuổi mầm non
không có mối liên hệ đến stress của cha mẹ.
Như vậy, sau khi điểm qua một số nghiên cứu, chúng tôi tóm lược lại như
sau: Thứ nhất, trẻ CPTTT là đối tượng có nhiều hạn chế trong quá trình phát triển.
Trẻ CPTTT và gia đình thường bị xã hội kỳ thị và chịu nhiều định kiến. Hơn nữa,
trẻ CPTTT chịu tác động từ hành vi tiêu cực của cha mẹ trong quá trình chăm sóc.
Thứ hai, tỷ lệ cha mẹ của trẻ CPTTT mắc phải các vấn đề về SKTT khá cao và
điển hình là lo âu, trầm cảm và stress,… Trong quá trình chăm sóc trẻ CPTTT, tỷ lệ
mắc phải các vấn đề về SKTT của người mẹ cao hơn người cha [15] [23]. Thứ ba,
24
có mối tương quan thuận giữa mức độ nghiêm trọng về SKTT của cha mẹ và chất
lượng chăm sóc của cha mẹ dành cho trẻ CPTTT. Cụ thể là, khi vấn đề SKTT của
cha mẹ càng nghiêm trọng thì chất lượng chăm sóc của cha mẹ dành cho trẻ CPTTT
càng thấp. Thứ tư, có mối tương quan nghịch giữa HTXH và SKTT của cha mẹ có
con CPTTT. Khi cha mẹ nhận được càng nhiều HTXH thì những vấn đề về SKTT
của cha mẹ càng được cải thiện và tiêu biểu là những triệu chứng về lo âu, trầm cảm
và stress… Ngoài ra, với các nghiên cứu tìm được chúng tôi thấy, vấn đề SKTT của
cha mẹ có con CPTTT được thế giới quan tâm và nghiên cứu khá nhiều, nhưng ở
Việt Nam còn ít được chú ý đến. Đây cũng chính là lý do khiến chúng tôi quyết
định thực hiện đề tài nghiên cứu này.
1.2. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1. Chậm phát triển tâm thần
1.2.1.1. Định nghĩa
Việc đưa ra khái niệm CPTTT một cách chính xác luôn là vấn đề khó khăn
trong nhiều thế kỷ qua. Trong những năm 1800, khái niệm CPTTT chủ yếu dựa vào
mức độ thiếu hụt khả năng suy luận, phán đoán. Sau đó, khái niệm CPTTT được bổ
sung là chức năng xã hội không đầy đủ. Hiện nay, khái niệm CPTTT còn dựa vào
khả năng đáp ứng với các hoạt động thích nghi.
Theo Adgardoll (1941), CPTTT phải biểu hiện ở 6 tiêu chí sau: không thích
nghi được với xã hội; trí thông minh thấp hơn mức bình thường; không có khả năng
phát triển trí tuệ cao hơn nữa; chỉ đạt ở mức độ phát triển nhất định; mức độ phát
triển tùy theo sự phát triển của thể chất; không có khả năng chữa trị được [1].
Năm 1954, Benda cho rằng, CPTTT là không có khả năng điều khiển bản thân
và xử lý các vấn đề của riêng mình hoặc phải được dạy mới biết làm. Họ cần được
giám sát, kiểm soát và chăm sóc [5].
Theo A.R. Luria (1966), trẻ CPTTT là những trẻ mắc phải bệnh về não rất nặng
khi còn trong bào thai hoặc trong những năm đầu đời. Bệnh cản trở sự phát triển của
não, do vậy nó gây ra những phát triển không bình thường về tinh thần. Trẻ CPTTT
dễ dàng được nhận ra, do khả năng tiếp thu và tiếp nhận bị hạn chế [10, tr. 6].
Năm 1991, Nguyễn Khắc Viện cho rằng, CPTTT là hiện tượng thấp kém về trí
tuệ của một cá nhân so với các thành viên khác trong xã hội. Biểu hiện qua việc cá
25