Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non hoa sữa, quận long biên, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN BÍCH NGỌC

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƢỜNG MẦM NON HOA SỮA,
QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN BÍCH NGỌC

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƢỜNG MẦM NON HOA SỮA,
QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 8 14 01 14

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS: NGUYỄN XUÂN THỨC

HÀ NỘI - 2017




LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên và sâu sắc nhất của em xin được gửi tới thầy giáo, PGS.TS.
Nguyễn Xuân Thức, người đã rất quan tâm và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình
làm luận văn. Thầy đã cho em thêm nhiều kiến thức về khoa học quản lý giáo dục cũng
như giúp em rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học.
Em xin trân thành cảm ơn khoa Quản lý giáo dục – Trường Đại học Giáo dục,
ĐHQG Hà Nội cùng các giảng viên đã giảng dạy em trong quá trình em học tập và
nghiên cứu đề tài luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên, Ban
giám hiệu, các đồng chí giáo viên, phụ huynh học sinh và các bạn đồng nghiệp của
trường MN Hoa Sữa, quận Long Biên đã cộng tác, giúp đỡ em trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Em cảm ơn gia đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong học tập, nghiên cứu, hoàn thiện luận văn
nhưng chắc chắn đề tài còn có thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các thầy cô giáo, đồng nghiệp để đề tài được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả

Nguyễn Bích Ngọc


i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BGH

: Ban giám hiệu

CBQL

: Cán bộ quản lý

CLGD

: Chất lượng giáo dục

CNTT

: Công nghệ thông tin

CSVC

: Cơ sở vật chất

ĐDĐC

: Đồ dùng đồ chơi

GD&ĐT


: Giáo dục và đào tạo

GDMN

: Giáo dục mầm non

GDTC

: Giáo dục thể chất

GVMN

: Giáo viên mầm non



: Hoạt động

HĐDH

: Hoạt động dạy học

HS

: Học sinh

MN

: Mầm non


NĐ-CP

: Nghị định - Chính Phủ

NXB

: Nhà xuất bản

PCGDMNTE5T

: Phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi

PPDH

: Phương pháp dạy học

PHHS

: Phụ huynh học sinh

TBDH

: Thiết bị dạy học

TTCM

: Tổ trưởng chuyên môn

UBND


: Ủy ban nhân dân

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ
CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƢỜNG MẦM NON ...................................... 6
1.1. Đặc điểm phát triển thêt chất cho trẻ MN ........................................................... 6
1.1.1 Sự phát triển tâm lý trẻ MN .................................................................................. 6
1.1.2 Sự phát triển sinh lý trẻ MN ................................................................................. 6
1.2. Tổng quan nghiên cứu về quản lý hoạt động GDTC cho trẻ ở trƣờng MN ..... 8
1.2.1. Các nghiên cứu về hoạt động GDTC cho trẻ trong trường MN ........................ 8
1.2.2. Các nghiên cứu về quản lý hoạt động và quản lý GDTC cho trẻ em trong
trường MN ...................................................................................................................... 9
1.3. Một số khái niệm cơ bản của đề tài .................................................................... 11
1.3.1. Quản lý................................................................................................................ 11
1.3.2. GDTC cho trẻ em................................................................................................ 14
1.3.3. Quản lý GDTC cho trẻ em ................................................................................. 14
1.4. Hoạt động GDTC cho trẻ em ở trƣờng MN ...................................................... 15
1.4.1. Mục tiêu GDTC cho trẻ em ở trường MN ......................................................... 15
1.4.2. Ý nghĩa, nhiệm vụ của hoạt động GDTC cho trẻ em ở trường MN ................ 15
1.4.3. Nội dung hoạt động GDTC cho trẻ em ở trường MN ...................................... 17
1.4.4. Hình thức tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ em ở trường MN ....................... 17

1.5. Quản lý hoạt động GDTC cho trẻ em ở trƣờng MN......................................... 19
1.5.1. Chức năng, nhiệm vụ của hiệu trưởng trong công tác quản lý giáo dục cho trẻ
em ở trường MN ........................................................................................................... 19
1.5.2. Nội dung quản lý hoạt động GDTC trong trường MN.................................... 20
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động GDTC trong trƣờng MN ....... 24

iii


1.6.1. Các yếu tố thuộc về các cấp quản lý hoạt động GDTC trong trường MN ...... 24
1.6.2. Các yếu tố thuộc về giáo viên và trẻ MN ........................................................... 25
1.6.3: Các yếu tố thuộc về gia đình và xã hội ............................................................. 26
1.6.4. Các yếu tố thuộc về môi trường GDTC cho trẻ em MN ................................... 27
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................................ 28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC THỂ

CHẤT CHO TRẺ EM Ở TRƢỜNG MẦM NONHOA SỮA, QUẬN LONG BIÊN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................................................... 29
2.1. Vài nét khái quát về trƣờng MN Hoa Sữa, quận Long Biên, TP. HN ............ 29
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng GDTC và quản lý GDTC cho trẻ mẫu giá ở
trƣờng MN Hoa Sữa, quận Long Biên, TP Hà Nội .................................................. 31
2.2.1. Mục đích khảo sát .............................................................................................. 31
2.2.2. Nội dung khảo sát .............................................................................................. 31
2.2.3. Phương pháp khảo sát ....................................................................................... 31
2.2.4. Tiêu chí và cách cho điểm.................................................................................. 31
2.2.5. Mẫu khảo sát ...................................................................................................... 31
2.3. Thực trạng hoạt động GDTCtrong trƣờng MN Hoa Sữa, quận Long Biên,
thành phố Hà Nội ........................................................................................................ 32

2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về ý nghĩa, vai trò hoạt động GDTC cho
trẻ em ở trường MN ..................................................................................................... 32
2.3.2. Thực trạng hoạt động GDTC cho trẻ em ở trường MN Hoa Sữa, quận Long
Biên, thành phố Hà Nội ............................................................................................... 34
2.3.3. Kết quả hoạt động GDTC cho trẻ em trong trường MN Hoa Sữa, quận Long
Biên, thành phố Hà Nội ............................................................................................... 45
2.3.4. Thực trạng thuận lợi và khó khăn trong công tác GDTC cho trẻ em ở trường
MN Hoa Sữa, quận Long Biên, thành phố Hà Nội ................................................... 46
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động GDTCcho trẻ em trong trƣờng MN Hoa Sữa,
quận Long Biên, thành phố Hà Nội ........................................................................... 48
2.4.1. Đánh giá tầm quan trọng của các biện pháp quản lý hoạt động GDTC cho trẻ
MN. ............................................................................................................................... 48

iv


2.4.2.Thực trạng lập kế hoạch hoạt động GDTC cho trẻ em ở trường MN .............. 50
2.4.3. Thực trạng tổ chức bộ máy nhân sự cho hoạt động GDTC cho trẻ em ở trường
MN ................................................................................................................................ 53
2.4.4.Thực trạng chỉ đạo hoạt động GDTC cho trẻ em ở trường MN ....................... 55
2.4.5. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động GDTC cho trẻ em ở trường MN 57
2.4.6. Tổng hợp đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDTC cho trẻ em trong
trường MN .................................................................................................................... 59
2.5. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDTC cho trẻ em ở trường MN . 61
2.5.1. Các yếu tố thuộc về các cấp quản lý hoạt động GDTC trong trường MN .. 61
2.5.2. Các yếu tố thuộc về giáo viên MN ..................................................................... 63
2.5.3. Các yếu tố thuộc về gia đình trong việc GDTC cho trẻ em MN ....................... 64
2.5.4. Các yếu tố thuộc về môi trường và điều kiện cơ sở vật chất trong việc GDTC
cho trẻ em MN .............................................................................................................. 65
2.5.5. Tổng hợp đánh giá thực trạng mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến quản lý hoạt

động GDTC cho trẻ em trong trường MN .................................................................. 66
2.6. Đánh giá thực trạng quản lý GDTC cho trẻ em trong trƣờng MN Hoa Sữa,
quận Long Biên, thành phố Hà Nội ........................................................................... 67
2.6.1. Mặt mạnh............................................................................................................ 67
2.6.2. Mặt yếu ............................................................................................................... 68
2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế ..................................................................... 69
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................ 70
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
CHO TRẺ EM Ở TRƢỜNG MẦM NON HOA SỮA, QUẬN LONG BIÊN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................................................... 71
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động GDTC cho trẻ em ở trƣờng
MN Hoa Sữa, quận Long biên, thành phố Hà Nội ................................................... 71
3.1.1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục MN ........................................................................ 71
3.1.2. Đảm bảo phát huy tính tích cực tham gia hoạt động của trẻ ........................... 71
3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống ...................................................................... 71
3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn ...................................................................................... 72

v


3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả....................................................................................... 72
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động GDTC cho trẻ em ở trƣờng MN quận Long
Biên, thành phố Hà Nội .............................................................................................. 72
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo
viên về tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ em. ............................................................. 72
3.2.2. Xây dựng kế hoạch GDTC trong trường MN phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo
dục MN và thực tiễn nhà trường. ................................................................................ 75
3.2.3. Chỉ đạo tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ trong trường MN........................... 78
3.2.4. Chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động GDTC cho giáo viên MN ...... 80
3.2.5. Chỉ đạo khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động GDTC

trong trường MN .......................................................................................................... 85
3.2.6. Tổ chức tốt sự phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện phát triển thể chất
cho trẻ MN .................................................................................................................... 86
3.2.7. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động GDTC cho trẻ em ở trường MN .. 89
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ......................................................................... 92
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của biện pháp quản lý hoạt động
GDTC cho trẻ em ........................................................................................................ 93
Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................................... 96
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 97
Danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố ......................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 102
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 104

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số học sinh tại trường MN Hoa Sữa từ năm 2014 – 2017 ........................... 29
Bảng 2.2: Đội ngũ giáo viên trường MN Hoa Sữa từ năm 2014 – 2017 ..................... 30
Bảng 2.3. Cách cho điểm và thang đánh giá về thực hiện hoạt động GDTC và quản lý
GDTC ............................................................................................................................ 31
Bảng 2.4. Mẫu khảo sát ................................................................................................. 32
Bảng 2.5 Mức độ quan trọng của hoạt động GDTC cho trẻ MN .................................. 32
Bảng 2.6: Các biểu hiện quan trọng của hoạt động GDTC cho trẻ. ............................. 33
Bảng 2.7: Mức độ thực hiện các mục tiêu giáo dục của hoạt động GDTC cho trẻ ...... 34
Bảng 2.8 Đánh giá về thực hiện nội dung GDTC cho trẻ trong trường ........................ 37
Bảng 2.9 Thực trạng thực hiện phương pháp GDTC cho trẻ ở trường ......................... 39
Bảng 2.10 Đánh giá về thực hiệnhình thức GDTC cho trẻ trong trường...................... 41
Bảng 2.11 Đánh giá vềThực trạng nguồn nhân lực, điều kiện cho việc GDTC cho trẻ ở
trường ............................................................................................................................ 42

Bảng 2.12. Tổng hợp mức độ thực hiện GDTC cho trẻ em trong trường MN ............. 44
Bảng 2.13. Đánh giá về tình trạng sức khỏe của trẻ em trong trường MN ................... 45
Bảng 2.14 Đánh giá về mức độ tầm quan trọng của các biện pháp quản lý hoạt động
GDTC cho trẻ ở trường ................................................................................................. 48
Bảng 2.15. Đánh giá thực trạng lập kế hoạch cho hoạt động giáo dục GDTC cho trẻ em
trong trường MN. .......................................................................................................... 50
Bảng 2.16. Đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy nhân sự cho hoạt động GDTC cho trẻ
em ở trường MN ............................................................................................................ 53
Bảng 2.17. Đánh giá thực trạng chỉ đạo hoạt động GDTC cho trẻ em ở trường MN... 55
Bảng 2.18 Đánh giá thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động GDTC cho trẻ em ở trường
MN ................................................................................................................................ 57
Bảng 2.19: Tổng hợp đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDTC cho ttrẻ mẫu giáo
trong trường MN ........................................................................................................... 59
Bảng 2.20 Đánh giá thực trạng các yếu tố thuộc về các cấp quản lý hoạt động GDTC
trong trường MN ........................................................................................................... 61

vii


Bảng 2.21. Đánh giá thực trạng các yếu tố thuộc về giáo viên MN ............................ 63
Bảng 2.22. Đánh giá thực trạng các yếu tố thuộc về môi trường GDTC cho
trẻ em MN ..................................................................................................................... 64
Bảng 2.23 Đánh giá thực trạng các yếu tố thuộc về môi trường và điều kiện cơ sở vật
chất ................................................................................................................................ 65
Bảng 2.24: Tổng hợp đánh giá thực trạng mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến quản lý
hoạt động GDTC cho trẻ em trong trường MN ............................................................ 66
Bảng 3.1. Mẫu khảo nghiệm ......................................................................................... 93
Bảng 3.2.Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và khả thi của biện pháp
quản lý hoạt động GDTC cho trẻ em trong trường MN ............................................... 94


viii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mức độ quan trọng của hoạt động GDTC cho trẻ trong trường MN ....... 33
Biểu đồ 2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ em trong trường MN ....... 45
Biểu đồ 2.3. Đánh giá về mức độ tầm quan trọng của các biện pháp quản lý hoạt động
GDTC cho trẻ ở trường ................................................................................................. 50
Biểu đồ 2.4. Mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động GDTC của hiệu trưởng
trường MN ..................................................................................................................... 61
Biểu đồ 2.5. Mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến quản lý hoạt động GDTC cho trẻ em
trong trường MN ........................................................................................................... 67
Biểu đồ 3.1. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và khả thi của biện pháp quản lý
hoạt động GDTC cho trẻ em trong trường MN ............................................................ 96

ix


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Con người được tạo ra bởi các yếu tố thể chất, tinh thần và xã hội. Vì vậy thể
chất là một trong các chỉ số đánh giá chất lượng của cơ thể con người. Một cơ thể phát
triển bình thường khi đảm bảo các yếu tố: khỏe mạnh về tinh thần, phát triển hài hòa về
hình thái cơ thể. Điều này đảm bảo cho con người có đủ điều kiện để có thể tham gia
các hoạt động xã hội và học tập một cách tích cực và đạt hiệu quả.
Do vậy mà GDTC trong các nhà trường là một trong những mục tiêu giáo dục
nhằm pháp triển toàn diện cho học sinh ngay từ nhỏ. Trong quá trình học, thể chất giúp
chúng ta không chỉ hình thành thói quen, tính kiên nhẫn và sự năng động trong luyện
tập, mà từ đó còn dần hình thành nhân cách. GDTC là một quá trình giáo dục đồng thời
cũng là một hoạt động văn hoá xã hội, lấy sự phát triển cơ thể, tăng cường thể chất,

nâng cao sức khoẻ làm đặc trưng cơ bản.
Đối với trẻ em những năm đầu của cuộc sống còn rất non nớt, rất cần sự chăm sóc
của người lớn, đó là sự chăm sóc không chỉ là vật chất mà còn cả về tinh thần. Ngay từ
khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã có những vận động nhưng đó chỉ là những vận động
nhỏ từ các cơ non nớt của trẻ. Cùng với thời gian các cơ trong cơ thể lớn dần vận động
của trẻ ngày một thay đổi rõ rệt và sự tham gia tích cực của hệ xương, hệ cơ và sự điều
khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, các gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và
phát triển. Nó giúp cho thể lực của trẻ phát triển hài hòa. Do đó các hoạt động rèn
luyện vận động phát triển thể chất cho trẻ đóng một vai trò cần thiết trong sự phát triển
toàn diện của trẻ.
GDTC trong trường MN không đơn thuần là sự chuẩn bị về lượng (phát triển
chiều cao và trọng lượng cơ thể) cho trẻ mà còn là sự chuẩn bị về chất (năng lực làm
việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, độ khéo
léo của bàn tay, tính nhanh nhạy của các giác quan…).
Phát triển thể chất với mục đích giúp trẻ được rèn luyện các tố chất nhanh, mạnh,
khéo, bền, phát triển khả năng định hướng trong không gian. Góp phần rèn luyện và
phát triển cảm giác nhịp điệu, khả năng cảm nhận cái đẹp, nhanh nhẹn, nhịp nhàng,
đúng tư thế. Đồng thời rèn luyện tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể,
1


lòng dũng cảm, tự tin và khả năng tự quản, tự lập cho trẻ. Hình thành cho trẻ những
thói quen vận động cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, đồng thời nhằm đào tạo thế
hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và
trong sáng về đạo đức.
1.2. Mặc dù mang những ý nghĩa tích cực đó song việc tổ chức thực hiện cũng
như quản lý hoạt động này tại Trường MN Hoa Sữa vẫn còn những tồn tại làm ảnh
hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động GDTC. Là một hoạt động được tổ chức
thường xuyên ở tất cả các lứa tuổi trẻ nhưng lại nhưng chưa thực sự hiệu quả. Việc lựa
chọn nội dung, xác định mục tiêu và phối hợp các phương pháp, hình thức của đa số

giáo viên trong khi tổ chức cho trẻ tham gia vận động còn đơn điệu, đôi khi mang tính
áp đặt, chưa chú trọng đến đặc điểm tâm lý lứa tuổi, đặc biệt chưa quan tâm đến khả
năng, năng lực của trẻ. Tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ chưa thực
hiện chặt chẽ, đảm bảo theo đúng yêu cầu của mục tiêu lĩnh vực đề ra. Bên cạnh đó
công tác tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động thể chất của Ban giám hiệu cũng
chưa được thực hiện thường xuyên, ít có thời gian dự giờ, chưa thực sự đi sâu, đi sát và
tháo gỡ kịp thời những băn khoăn, vướng mắc của giáo viên trong việc triển khai yêu
cầu này. Do vậy cần thiết có các nghiên cứu thực tiễn để tháo gỡ những khó khăn và
tồn tại nêu trên.
1.3. Trong lĩnh vực quản lý giáo dục MN đã có nhiều công trình nghiên cứu về
quản lý nhà trường MN, quản lý hoạt động trong nhà trường MN như quản lý hoạt
động chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ MN, quản lý hoạt động giáo dục lễ giáo truyền thống
cho trẻ MN, quản lý giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em, vv... Nhưng hướng nghiên cứu
về Quản lý hoạt động GDTC cho trẻ em ở trường MN còn ít được nghiên cứu do vậy
rất cấp thiết phải có những nghiên cứu cụ thể ở các góc độ khác nhau đặc biệt là góc độ
quản lý của người hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho trẻ MN.
Xuất phát từ các lý do trên, đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ
mẫu giáo ở trường Mầm non Hoa Sữa, quận Long Biên, thành phố Hà Nội” được
lựa chọn tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao chất lượng GDTC cho trẻ em,
đảm bảo sức khỏe về cơ thể và tâm lý cho các em trong các trường MN.

2


2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng quản lý GDTC cho trẻ em trường MN
đề xuất biện pháp quản lý hoạt động GDTC cho trẻ em ở trường MN Hoa Sữa, quận
Long Biên, thành phố Hà Nội nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà
trường.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động GDTC cho trẻ mẫu giáo ở trường MN
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động GDTC cho trẻ mẫu giáo ở trường MN Hoa Sữa quận Long
Biên, thành phố Hà Nội.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở khoa học của quản lý hoạt động GDTC cho trẻ mẫu giáo trường MN là gì?
- Cần biện pháp quản lý như thế nào để nâng cao hiệu quả của những hoạt động
GDTC trường MN Hoa Sữa quận Long Biên, thành phố Hà Nội hiện nay?
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Quản lý hoạt động GDTC trường MN Hoa Sữa quận Long Biên, thành phố Hà
Nội đã và đang được thực hiện nhưng còn gặp nhiều khó khăn, bấp cập trong lập kế
hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện và đặc biệt là khâu kiểm tra đánh giá kết quả thực
hiện của giáo viên và kết quả biểu hiện trên trẻ. Do vậy, việc đề xuất và áp dụng biện
pháp quản lý hoạt động GDTC phù hợp với điều kiện của nhà trường và yêu cầu đổi
mới giáo dục từ việc nâng cao nhận thức cho CBQLGD, GV, nhân viên đến công tác
lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá và tăng cường các điều kiện thực hiện
ở trường MN Hoa Sữa quận Long Biên, thành phố Hà Nội sẽ góp phần nâng cao chất
lượng hoạt động GDTC cho trẻ em ở trường MN.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDTC ở các trường MN;
6.2. Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dụcthể chất và công tác quản lý hoạt động
giáo dục phát triển thể chất ở trường MN Hoa Sữa quận Long Biên, thành phố Hà Nội;
6.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dụcthể chất trong trường MN Hoa
Sữa quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
3


6.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của biện pháp quản lý hoạt động
GDTC cho trẻ mẫu giáo ở trường MN Hoa Sữa, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

7. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dụct hể chất của hiệu
trưởng trường MN.
- GDTC đối với trẻ em lứa tuổi mẫu giáo 3-6 tuổi.
- Luận văn tiếp cận quản lý GDTC theo tiếp cận chức năng quản lý
- Khách thể và địa bàn điều tra: cán bộ quản lý và giáo viên trường MN Hoa Sữa
quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
- Thời gian lấy số liệu: 2014 - 2017
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Thu thập các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt về quản lí các
hoạt động chuyên môn nhà trường; phân tích, phân loại, xác định các khái niệm cơ
bản; đọc sách, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan để hình thành cơ sở lý
luận cho đề tài.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng bảng hỏi: Phiếu trưng cầu gồm các câu hỏi về vấn đề hoạt động
GDTC, quản lý hoạt động học nói chung và hoạt động GDTC nói riêng. Khách thể
điều tra là phụ huynh học sinh, GV và CBQL
- Phỏng vấn: Kỹ thuật nghiên cứu này nhằm thu thập những thông tin sâu về một
số vấn đề cốt lõi của đề tài. Nhóm đối tượng phỏng vấn là phụ huynh học sinh, GV và
CBQL
- Quan sát: Người nghiên cứu tiếp cận và xem xét môi trường lớp học, phương
pháp, nội dung, hình thức tổ chức hoạt động GDTC của giáo viên cho trẻ và mức độ
hứng thú tham gia hoạt động, kỹ năng vận động của trẻ ở một số lớp học của các độ
tuổi khác nhau
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá chất lượng: Dựa trên các số
liệu thống kê được về chất lượng hoạt động GDTC của trẻ MN, thực trạng quản lý hoạt
động GDTC của cán bộ quản lý qua các nguồn số liệu, nhằm đưa ra những nhận định,

4



phân tích, đánh giá thực trạng và giải pháp quản lí hoạt động GDTC cho trẻ em ở
trường MN Hoa Sữa.
8.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu:
Sử dụng các công thức toán thống kê như: số trung bình cộng, tần suất, hệ số
tương quan,.. để xử lý các số liệu điều tra, khảo sát thu về rút ra các kết luận khoa học
về quản lý GDTC cho trẻ em trường MN.
9. Những đóng góp của đề tài hay ý nghĩa khoa học
9.1 Ý nghĩa lý luận
Góp phần hệ thống và làm phong phú lý luận về quản lý GDTC cho trẻ em trường
MN.
9.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho công tác quản lý hoạt động giáo dục
phát triển thể chất trong trường MN.
10. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn dự kiến được trình bày theo 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dụcthể chất cho trẻ em ở
trường MN.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động GDTC cho trẻ em ở trường MN Hoa
Sữa, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động GDTC cho trẻ em ở trường MN Hoa
Sữa quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT

CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƢỜNG MẦM NON
1.1. Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ mầm non
1.1.1. Sự phát triển tâm lý trẻ mầm non
Sự phát triển tâm lý của trẻ chịu nhiều tác động của nhiều yếu tố: bẩm sinh, di
truyền, môi trường và hoạt động, dạy học-giáo dục và hoạt động các nhân. Trong đó
yếu tốt bẩm sinh, di truyền đống vai trò là tiền đền của sự phát triển tâm lí, môi trường
xã hội và hoạt động là điều kiện, dạy học-giáo dục đóng vai trò chủ đạo, còn hoạt động
tích cực của cá nhân đóng vai trò quyết định sự phát triển tâm lí.
Yếu tố đóng vai trò quyết định sự phát triển tâm lí trẻ được thể hiện như sau:
- Sự phát triển tâm lý của trẻ em là một quá trình trẻ em lĩnh hội văn hóa xã hội
loài người dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của người lớn thông qua hoạt động của bản thân
làm cho tâm lý của trẻ được hình thành và phát triển. Hay có thể nói, sự phát triển tâm
lý của trẻ là một quá trình kế thừa. Yếu tố tâm lý lúc đầu ở vị trí thứ yếu, chuẩn bị cho
tâm lý tiếp theo giữ vị trí chủ yếu. Trẻ được lớn lên giữa môi trường nên sự lĩnh hội
những kinh nghiệm xã hội của trẻ chỉ có được khi có vai trò của người lớn. Do vậy,
người lớn sẽ chỉ bảo, hướng dẫn cho trẻ những thay đổi của sự vật xung quanh và cách
hành động....
- Sự phát triển tâm lý của trẻ thể hiện ở các hình thái:
+ Sự phát triển về sinh lí thể hiện ở sự phát triển về cơ thể, ở sức chịu đựng,
chống đỡ với những ảnh hưởng bên ngoài cơ thể, ở sự hình thành và phát triển hệ
thống cơ, xương, thần kinh và sự hoàn thiện các chức năng của hệ thống đó.
+ Sự phát triển về tâm lý, xã hội được thể hiện ở sự hình thành nên con người với
tư cách là một thành viên của xã hội, tích cực tham gia cải tạo xã hội được thể hiện ở
sự nhận thức thế giới: từ nhận thức cảm tính dần phát triển lên nhận thức lý tính....
1.1.2 Sự phát triển sinh lý trẻ mầm non
- Sự phát triển cơ thể trẻ:

6



Sự phát triển cơ thể trẻ tuân theo những quy luật cơ bản của sinh học, trình tự và
tốc độ phát triển phụ thuộc và các yếu tố: Di truyền, môi trường, phương pháp nuôi
dưỡng, vệ sinh, sự rèn luyện của bản thân.
Những năm đầu, tốc độ phát triển của trẻ diễn ra mạnh mẽ đặc biệt là sự phát
triển chiều cao, trọng lượng cơ thể. Các chức năng tâm lý, sinh lý đang định hình và
dần hoàn thiện. Đặc biệt vận động của trẻ từ thụ động phụ thuộc vào người lớn dần
chuyển sang chủ động và dần được hoàn thiện.
Sự phát triển thể chất của trẻ ở mỗi lứa tuổi khác nhau, tuy nhiên trong cùng một
độ tuổi, sự phát triển thể chất diễn ra theo những quy luật nhất định. Trong giai đoạn
đầu đời, sự phát triển ở tất cả cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể diễn ra mạnh mẽ.
Trong đó, vận động là cơ quan phát triển, thay đổi lớn nhất của con người. Hệ vận
động bao gồm hệ xương và hệ cơ quan. Hệ xương và cơ của trẻ nhỏ có nhiều sự khác
biệt với người lớn cả về cấu tạo cũng như chức năng hoạt động. Tuy nhiên, khả năng
vận động của trẻ vẫn còn hạn chế.
- Sự phát triển sinh lý vận động:
Sự phát triển sinh lý vận động diễn ra mạnh mẽ trong những năm đầu sự phát
triển của trẻ. Các cơ quan vận động như bộ xương, cơ, gân, dây chằng, khớp có ý nghĩa
to lớn đối với sự phát triển cơ thể.
Trẻ mới sinh đã hình thành phản xạ có điều kiện và diễn ra nhanh chóng.
Mức độ phát triển, sự phân hóa hệ thần kinh TW làm xuất hiện chức năng vận
động.
Tháng thứ 2 thiết lập mối quan hệ giữa cơ quan điều khiển và tiền đình, sau đó
hình thành mối liên hệ giữa cơ quan điều khiển tay và thị giác.
Tháng 4, 5 xuất hiện mối liên kết thị giác và điều khiển.
Tháng 6 trẻ bắt đầu bò, 9 tháng trẻ có khả năng đứng và đi.
Sang năm thứ 2 trẻ lĩnh hội những vận động phức tạp hơn như chuyển sang chạy,
năm thứ 3 trẻ được dần hoàn thiện các vận động leo, trèo, chạy, nhảy, bật...dưới giáo
dục và sự hướng dẫn của người lớn.
Từ 4-6 tuổi diễn ra quá trình củng cố những môi liên hệ tạm thời giữa kỹ năng và
kỹ xảo vận động, Các cận động cơ bản và các tổ chất thể lực của trẻ cơ bản được hoàn

thiện khi trẻ lên 6 tuổi.
7


1.2. Tổng quan nghiên cứu về quản lý hoạt động GDTC cho trẻ ở trƣờng MN
1.2.1. Các nghiên cứu về hoạt động GDTC cho trẻ trong trường MN
Trẻ em ngay từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, để có thể sinh sống, lao động
sản xuất, tồn tại trong sự phát triển của xã hội cần phải có sự chuẩn bị tốt về mặt thể
lực. Chính nhu cầu thực tiễn đó đã làm nảy sinh các nghiên cứu của các nhà khoa học
về lĩnh vực phát triển thể chất. Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa
học trong và ngoài nước về vấn đề này được thể hiện trong các nghiên cứu lý luận và
thực tiễn GDTC cho trẻ em trong các trường MN. Có thể kể ra một số công trình sau:
A.I. Bưcốpva nghiên cứu vấn đề phát triển vận động của trẻ MN. Bà đã chứng
minh và đưa ra quá trình dạy trẻ các vận động, ý nghĩa, nội dung, cách thức tổ chức và
phương pháp tiến hành. [20]
Những công trình nghiên cứu khoa học về phương pháp của N.A. Métlốp, M.M
Koontorôvích, L.L Mikhalốpva, A.I. Bưcốpva có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển
lí luận và thực tiễn của GDTC MN. Họ đã nghiên cứu chương trình GDTC cho trẻ,
giáo trình giảng dạy cho trường Trung học sư phạm và những trò chơi vận động cho
các trường MN.
Lĩnh vực giáo dục MN trong những năm gần đây đã có số lượng rất nhiều các
công trình nghiên cứu khoa học về chế độ sinh hoạt, hình thành kĩ năng vận động cho
trẻ MN, ý nghĩa giáo dục của trò chơi vận động cho trẻ MN, hình thành khả năng định
hướng không gian, tố chất thể lực trong vận động của trẻ, vai trò giáo dục của thi đua,
dạy trẻ bài tập vận động cơ bản và bài tập thể thao.
Năm 1972, A.V. Kenhemam và D.V. Khucskhlaieva đã viết cuốn sách “Lí luận
và và phương pháp GDTC cho trẻ MN”. Đây là sự đúc kết của hàng trăm công trình
nghiên cứu trong lĩnh vực GDTC cho trẻ MN.[20]
P.Ph.Lexgap là nhà sáng lập lí luận GDTC người Nga. Ông là nhà bác học, giáo
dục vĩ đại, giáo sư y học và phẫu thuật, là một trong số những người tiến bộ ở thời đại

của mình vào những năm 60 thế kỉ XIX. Ông là nhà sáng lập khoa học GDTC ở nước
Nga, đặt cơ sở khoa học GDTC cho thế hệ trẻ. Ông đã xâ dựng cơ sở lí luận giáo dục,
trong đó GDTC đóng vai trò chủ yếu. Ông nghiên cứu hệ thống các bài tập thể chất cho
trẻ, ý nghĩa vệ sinh và sức khỏe và bài tập thể chất [20]

8


V.V. Gorinhépxkhi giáo sư, bác sĩ nhi khoa, ông đã nghiên cứu vấn đề vệ sinh
của các bài tập thể chất, thể dục chữa bệnh. Ông là người sáng lập công tác kiểm tra y
tế và giáo dục trong các tiết học thể dục và rèn luyện thể thao. Ông xác định những đặc
điểm đặc trưng của GDTC các giai đọan khác nhau của cuộc sống con người. Sơ đồ
của ông về “Bài tập thể chất phù hợp với lứa tuổi” có ý nghĩa tuyên truyền rộng rãi và
tác phẩm “Văn hóa thể dục cho trẻ trước tuổi đến trường” đã bổ sung về mặt lí luận
GDTC cho trẻ. [21]
N.K.Krúpxkaia (1869-1939) là người có công lao lớn nhất trong quá trình phát
triển lí luận về giáo dục toàn diện cho trẻ MN. Bà đã chỉ ra sự cần thiết phải nghiên
cứu lí luận giáo dục mới, xây dựng trên cơ sở học thuyết Mác- Lênin, kết hợp với
nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Bà cho rằng GDTC cho trẻ có ý nghĩa lớn,
coi luyện tập thể dục thể thao là nhiệm vụ quan trọng để làm vững mạnh thế hệ mai
sau. Bà đã ghi nhận sự tác động bài tập thể chất lên cơ thể trẻ, đề cao vai trò của trò
chơi. Trò chơi không chỉ củng cố sức khỏe của cơ thể, mà nó còn được sử dụng với
mục đích giáo dục, góp phần hình thành, củng cố kĩ năng bài tập thể chất, giáo dục biết
cách điều khiển bản thân có tổ chức, có tính cách [22]
Các tác giả trong nước cũng đã quan tâm nghiên cứu nhiều về các hoạt động
GDTC cho trẻ trong nhà trường dưới hình thức các bài báo khoa học, các luận văn thạc
sỹ, tài liệu lý luận.... Có thể kể ra:
Cao Thị Thu Huyền (2012), “Tìm hiểu thực trạng GDTC cho trẻ em bé tại một số
trường MN khu thành phố Vĩnh yên, Vĩnh phúc”, Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Nguyễn Thị Yến Linh (2013), “Biện pháp nâng cao tính tích cực vận động trong

giờ thể dục cho trẻ 5-6 tuổi”, Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh
Các công trình nghiên cứu về GDTC cho trẻ em ở trong nước và trên thế giới
thường tập trung vào các hướng như: hoạt động chăm sóc sức khỏe, giáo dục cho trẻ,
giáo dục kỹ năng sống... nội dung rèn luyện thể lực, trò chơi vận động, phát huy tính
tích cực của trẻ trong vận động….
1.2.2. Các nghiên cứu về quản lý hoạt động và quản lý GDTC cho trẻ em trong
trường MN
Xuất phát từ vai trò của bậc học MN và các hoạt động trong trường MN đối với
sự phát triển nhân cách trẻ em, mục tiêu của giáo dục MN. Vì vậy đã có rất nhiều công
9


trình nghiên cứu trong và ngoài nước của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác
nhau như: sinh học, tâm lý học, giáo dục học, quản lý giáo dục... về vấn đề này. Các
công trình nghiên cứu được thể hiện trong các bài báo khoa học, luận văn, luận án về
quản lý hoạt động và quản lý GDTC cho trẻ em. Có thể kể ra một số công trình sau:
Trần Thụy Thanh Nhã (2013), “Quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng các
trường MN tư thục quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh”, Đại học Sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh.
Nguyễn Thu Hà (2015), “Quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ MN quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội theo chuẩn phát triển trẻ”, Đại học sư phạm Hà Nội.
Luyện Thị Minh Huệ (2013), “Quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mẫu
giáo lớn theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi của Hiệu trưởng trường MN tỉnh Hải
Dương”, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Cao Thanh Tuyền (2015), “Quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ các trường
MN ngoài công lập quận Bình Tân, thành phố HCM”, Đại học Vinh
Nguyễn Hồng Thủy (2015), “Quản lý hoạt động chăm sóc sức khoẻ và phòng
bệnh trẻ em tại trường MN Hoàng Anh, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh”, Đại
học Giáo dục
Đỗ Quỳnh Anh (2013), “Quản lý chất lượng giáo dục MN tại trường Mẫu giáo

Việt - Triều Hữu nghị thành phố Hà Nội”, Đại học Giáo dục
Nguyễn Thị Mùi (2015), “ Quản lý hoạt động tạo hình tại trường MN Ánh Sao,
Long Biên, Hà Nội”, Đại học Giáo Dục
Đỗ Thị Kim Thu (2015), “Quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường MN Ánh
Dương, quận Hà Đông, Hà Nội”, Đại học Giáo dục
Vũ Thị Đoan Trang (2014), “ Quản lý GDTC thông qua trò chơi vận động cho trẻ
MN 3-4 tuổi ở trường MN Nhật Tân- Tây Hồ- Hà Nội”, Đại học Giáo dục.
Ngô Thị Nguyệt Anh (2016), “Quản lý chương trình giáo dục vận động cho trẻ ở
các trường MN quận Hai Bà Trưng, Hà Nội”, Đại học Giáo dục.
Các bài báo, luận văn, luận án bằng các phương pháp nghiên cứu lý luận và thực
tiễn phát hiện thực trạng quản lý hoạt động giáo dục như tạo hình, chăm sóc trẻ... và
quản lý các hoạt động GDTC. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp quản lý nâng cao

10


chất lượng các hoạt động giáo dục cũng như hoạt động GDTC cho trẻ em ở các địa bàn
khác nhau trên cả nước.
Nhận xét:
- Trong lĩnh vực giáo dục MN đã tập trung nghiên cứu nhiều về GDTC cho trẻ
em trong trường MN kể cả trên bình diện lý luận và thực tiễn.
- Trong lĩnh vực quản lý giáo dục MN tập trung nhiều công trình nghiên cứu về
quản lý các hoạt động như quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ em, quản lý giáo
dục kỹ năng sống, quản lý giáo dục lễ giáo cho trẻ em MN... nhưng các công trình
nghiên cứu về quản lý hoạt động GDTC cho trẻ em MN còn ít được nghiên cứu.
- Trên địa bàn trường MN Hoa Sữa, quận Long Biên, thành phố Hà Nội chưa có
công trình nghiên cứu nào về quản lý GDTC cho trẻ em mẫu giáo. Thực tiễn GDTC
cho trẻ em mẫu giáo trong nhà trường cần thiết có các nghiên cứu về quản lý GDTC
cho trẻ em để từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chăm
sóc giáo dục trẻ trong nhà trường

Vì vậy đề tài “Quản lý hoat động GDTC cho trẻ mẫu giáo ở trường MN Hoa
Sữa, quận Long Biên, thành phố Hà Nội” được lựa chọn nghiên cứu đã xác định được
điểm mới trong lĩnh vực quản lý giáo dục MN và đồng thời có ý nghĩa thực tiễn nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong nhà trường MN.
Nhằm nghiên cứu và đề xuất những điểm mới trong quá trình quản lý hoạt động
GDTC tại nhà trường có ý nghĩa thực tiễn.
1.3. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.3.1. Quản lý
Quản lý (Management) là một hoạt động thực tiễn ra đời rất sớm trong lịch sử.
Quản lý là một dạng hoạt động rất đặc biệt quan trọng của con người. Nó luôn tồn tại
trong mọi thời đại, dưới các chế độ xã hội và trong mỗi quốc gia. Bản thân khái niệm
quản lý có tính đa nghĩa, có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hơn nữa, do sự
khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều giải thích,
lý giải khác nhau. Cùng với sự phát triển của phương thức sản xuất và sự mở rộng
trong nhận thức của con người thì sự khác biệt về nhận thức và lý giải khái niệm quản
lý càng trở nên rõ rệt.

11


Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như triết
học, tâm lý học, giáo dục học, kinh tế học, quản lý giáo dục... đã tập trung nhiều công
trình nghiên cứu với các quan điểm khác nhau của các nhà khoa học: C. Mác, F.W
Taylor, Herry Fayol, J.H Donnelly, James Gibson và J.M Ivancevich, Stephan
Robbins, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Minh Đạo... Có thể kể ra
một số quan niệm khoa học về quản lý:
C. Mác đã xem quản lý là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lao động xã hội.
Ông viết “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên
quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hành
những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận

động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập
của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần
phải có một nhạc trưởng”
F.W Taylor (1856-1915) là một trong những người đầu tiên khai sinh ra khoa học
quản lý và là “ông tổ” của trường phái “quản lý theo khoa học”, tiếp cận quản lý dưới
góc độ kinh tế- kỹ thuật đã cho rằng: “Quản lý hoàn thành công việc của mình thông
qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một các
tốt nhất và rẻ nhất”
Herry Fayol (1986-1925): là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình và là
người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ thời kỳ cận- hiện đại
tới nay quan niệm rằng: “Quản lý là một tiến trình bao gốm tất cả các khóa; lập kế
hoạch, tổ chức, phân công điều khiển cách kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức dể đạt được mục tiêu
để ra.”
J.H Donnelly, James Gibson và J.M Ivancevich trong khi nhấn mạnh tới hiệu quả
sự phối hợp hoạt động của nhiều người đã cho rằng: “Quản lý là một quá trình do một
người hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác
để đạt kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được”
Stephan Robbins quan niệm: Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo
và kiểm soát những hành động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các
nguồn lực khác nhau của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
12


Mary Parker Follet cho rằng "Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được
thực hiện thông qua người khác”. Quan niệm này đã nhấn mạnh đến khía cạnh coi quản
lý như một khoa học liên ngành giúp cho nhà quản lý tác động đến đối tượng quản lý
nhằm đạt được những mục tiêu trong công việc [31]
Robert Albanese làm rõ hơn khi cho rằng “Quản lý là một quá trình kỹ thuật và
xã hội nhằm sử dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện

thay đổi để đạt được mục tiêu của tổ chức” [31]
Robert Kreitner: "Quản lý là tiến trình làm việc với và thông qua người
khác để đạt các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường thay đổi. Trọng tâm của
tiến trình này là kết quả và hiệu quả của việc của việc sử dụng các nguồn lực giới hạn”.
Harol Koontz: "Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra
thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những
người khác". [11]
Như vậy có thể thấy, các quan điểm của các của các nhà nhiên cứu đếu đã nhấn
mạnh đến chức năng của quản lý là hoàn thiện mục tiêu của tổ chức, là quá trình mà
nhà quản lý thực hiện thông qua các hoạt động cụ thể như điều khiển, chỉ huy, tập hợp
tận dụng các nguồn lực sẵn có trong tổ chức để thực hiện mục đích đã đề ra.
Nguyễn Ngọc Quang quan niệm: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch
của chủ thể quản lý đến những người lao động (khách thể quản lý) nhằm thực hiện
những mục tiêu dự kiến”.
Nguyễn Thị Mỹ Lộc đưa ra khái niệmvề quản lý “Quản lý là tác động có định
hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người
bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích
của tổ chức”.
Nguyễn Minh Đạo: "Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫncác
quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra”[9]
Các quan điểm của các nhà khoa học về quản lý có sự khác biệt theo góc độ khoa
học xem xét, nhưng đều có những điểm chung:
- Quản lý bao gồm các yếu tố sau: Chủ thể quản lý; Đối tượng quản lý; Khách thể
quản lý; Phương pháp quản lý; Công cụ quản lý; Mục tiêu quản lý.

13


- Chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý thông qua các thành tố khác
nhau của hoạt động quản lý và diễn ra trong một môi trường nhất định.

- Trong quản lý có các nguồn lực, môi trường và các điều kiện đảm bảo các tác
động quản lý của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý.
Từ điểm chung trên, luận văn xác định: Quản lý là sự tác động có hướng đích, có
kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành và
đạt được mục tiêu quản lý xác định.
Quản lý bao gồm các chức năng cơ bản: lập kế hoạch, tổ chức bộ máy nhân sự;
chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Các chức năng quản lý chính là nội dung
và hoạt động quản lý.
1.3.2. GDTC cho trẻ em
GDTC là giáo dục và phát triển về mặt thể chất (cơ thể, sức khoẻ) của con người.
Như vậy xem xét GDTC dưới góc độ giáo dục và thực tiễn:
Xét về góc độ giáo dục, GDTC là một quá trình sư phạm nhằm truyền thụ và lĩnh
hội những kiến thức văn hoá thể chất của thế hệ trước cho thế hệ sau để thực hiện các
nhiệm vụ của GDTC.
Xét về góc độ thực tiễn, GDTC là quá trình giáo dục mà đặc trưng là việc giảng
dạy các động tác, nhằm hoàn thiện về mặt hình thể và chức năng sinh học của cơ thể
bao gồm: hình thành, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận động và phát triển các tố chất thể
lực cho con người.
GDTC cho trẻ em là quá trình tác động nhiều mặt vào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ
vận động và sinh hoạt hợp lý làm cho cơ thể trẻ phát triển đều đặn, sức khoẻ được tăng
cường, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện.
GDTC giúp chuẩn bị tốt cho trẻ về thể chất. Đó là đảm bảo những yêu cầu về các
chỉ số phát triển thể chất: chiều cao, cân nặng, các vòng đo cơ thể và các kĩ năng thực
hiện bài tập thể chất phù hợp với từng lứa tuổi. Tiếp theo là hoàn thiện thể chất, được
biểu hiện bằng khả năng thích nghi của cơ thể trẻ với môi trường, bằng khả năng hoạt
động của những vận động cơ bản như đi, chạy, nhảy…
1.3.3. Quản lý GDTC cho trẻ em
Từ khái niệm quản lý và GDTC cho trẻ em trong nhà trường MN có thể hiểu
quản lý GDTC của hiệu trưởng trường MN là: tác động có mục đích có kế hoạch của
14



×