Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

TỔNG HỢP VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT, BẢO TỒN CÁC LOÀI ĐỘNG, THỰC VẬT HOANG DÃ NĂM 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 25 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CƠ QUAN QUẢN LÝ CITES VIỆT NAM
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VIET NAM CITES MANAGEMENT AUTHORITY

TỔNG HỢP VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THỰC
HIỆN CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT, BẢO TỒN
CÁC LOÀI ĐỘNG, THỰC VẬT HOANG DÃ
NĂM 2017

Tháng 12 năm 2017


MỤC LỤC
I. BỐI CẢNH ........................................................................................................ 3
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ THỊ 28/CT-TTG ........................................... 3
1. Thực hiện chỉ thị 28/CT-TTg của Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố...... 3
2. Thực hiện chỉ thị 28/CT-TTg của các Cơ quan Trung ương ............................ 4
3. Thực hiện chỉ thị 28/CT-TTg của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ... 7
4. Hoạt động của các cơ quan thông tấn, báo chí ............................................... 10
5. Hợp tác với các tổ chức quốc tế, phi chính phủ ............................................. 11
III. KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC ...................................................................... 11
1. Về quy định pháp luật ..................................................................................... 11
2. Về đối tượng phạm tội..................................................................................... 11
3. Về nguồn lực thực hiện ................................................................................... 11
4. Việc điều tra, bắt giữ, truy tố, xét xử .............................................................. 12
IV. KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................... 12
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 14
Phụ lục 1: Hình ảnh các hoạt động và tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cho
lực lượng thực thi pháp luật và cộng đồng .......................................................... 14
Phụ lục 2: Các hoạt động tuyên truyền giảm nhu cầu sử dụng sản phẩm từ động


thực vật hoang dã buôn bán trái pháp luật .......................................................... 16
Phụ lục 3: Hình ảnh các hoạt động hợp tác quốc tế ............................................ 17
Phụ lục 4: Thống kê các vụ bắt giữ sừng tê giác tại Việt Nam trong năm 2017 18
Phụ lục 5: Thống kê các vụ xét xử buôn bán, vận chuyển ngà voi trái pháp luật
tại Việt Nam trong năm 2017 .............................................................................. 19
Phụ lục 6: Thống kê các vụ xét xử buôn bán, vận chuyển tê tê trái pháp luật tại
Việt Nam trong năm 2017 ................................................................................... 20
Phụ lục 7: Hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế, phi chính phủ ................ 21

2


I. BỐI CẢNH
Trong thập kỷ gần đây, vấn nạn săn bắt, buôn bán trái pháp luật các loài
động vật hoang dã ngày càng leo thang với những thủ đoạn tinh vi, hoạt động
quy mô lớn của các tổ chức tội phạm, buôn bán trái phép xuyên quốc gia. Đây là
một loại hình tội phạm nghiêm trọng, đã và đang làm gia tăng nguy cơ tuyệt
chủng cho các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, làm suy yếu sự phát
triển và quản lý bền vững, góp phần gia tăng lợi nhuận cho các tổ chức tội phạm
quốc tế. Trong bối cảnh đó, là một thành viên tích cực của Công ước về Buôn
bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã (CITES), các cơ quan quản lý
Nhà nước nhận thức được về sự cấp thiết cần có hành động thể thực hiện các
cam kết đã có.
Ngày 20/2/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg về
việc tăng cường chỉ đạo và thực hiện các biện pháp kiểm soát, bảo tồn các loài
động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trong đó quy định rõ trách nhiệm các
Bộ, ngành, các cấp chính quyền trong đấu tranh chống buôn bán trái pháp luật
và tuyên truyền không sử dụng sản phẩm các loài động vật, thực vật hoang dã;
Luật Hình sự sửa đổi đồng thời đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ
tháng 01/2018, với quy định về tội vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ

động vật, thực vật hoang dã; và gần đây nhất là Chỉ thị số 28/CT-TTg, ngày
17/9/2017 của Thủ tướng Chính Phủ về việc một số giải pháp cấp bách phòng
ngừa, đấu tranh với hành vi xâm hại các loài động vật hoang dã trái pháp luật.
Căn cứ vào Chỉ thị số 28/CT-TTg, ngày 17/9/2017 của Thủ tướng Chính
Phủ về việc một số giải pháp cấp bách phòng ngừa, đấu tranh với hành vi xâm
hại các loài động vật hoang dã trái pháp luật, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam
tổng hợp các thông tin có liên quan như sau:
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ THỊ 28/CT-TTG
1. Thực hiện chỉ thị 28/CT-TTg của Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành
phố
a) Kiểm soát hoạt động buôn bán động, thực vật hoang dã tại các cơ sở
kinh doanh, làng nghề
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ
quan chức năng phối hợp với cấp uỷ, chính quyền cơ sở duy trì thường xuyên
việc kiểm tra các khu rừng trọng điểm có nguy cơ bị lấn chiếm, bị phá, khai thác
lâm sản trái pháp luật, xác định đường dây, “đầu nậu”; xử lý nghiêm minh
những vi phạm theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, tập trung thống kê,
điều tra, triệt phá những “đầu nậu”, chủ đường dây buôn bán lâm sản trái pháp
luật.

3


Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố như Thanh Hoá, Đắk Nông, Bình
Thuận, Đà Nẵng, Hậu Giang, Cà Mau…. đã có văn bản chỉ đạo:
(i) các ngành, các cấp nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong địa
bàn quản lý tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt,
vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã, đặc biệt là ngà voi, sừng tê
giác; tập trung kiểm tra các làng nghề, cơ sở chế biến, cửa hàng bán đồ lưu niệm
tại các địa điểm du lịch, bến tàu, cơ sở buôn bán, bào chế thuốc y học cổ

truyền… Kịp thời khen thưởng các tổ chức, cá nhân tham gia tích cực và có
thành tích trong việc phát hiện, ngăn chặn hàng vi săn, bắt, buôn bán, tàng trữ,
vận chuyển, tiêu thụ bất hợp pháp động vật hoang dã.
(ii) Cán bộ, đảng viên, công chức và hội viên các đoàn thể chính trị, xã hội,
nghề nghiệp gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện không săn, bắt, buôn bán,
tiêu thụ, sử dụng, tặng, cho quà biếu là động vật hoang dã và các sản phẩm có
nguồn gốc từ động vật hoang dã; tuyên truyền cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
cùng thực hiện và tham gia trực tiếp vào các hoạt động tuyên truyền, lên án các
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã.
Trong các quý II, III và IV năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, Chi cục
Kiểm lâm các tỉnh thành phố phối hợp với lực lượng Cảnh sát Môi trường, Quản
lý thị trường tăng cường kiểm tra việc vận chuyển, tiêu thụ tại các cơ sở nuôi,
các nhà hàng, nơi thực hiện việc chế biến, kinh doanh động vật hoang dã, các cơ
sở bào chế thuốc cổ truyền. Thực hiện công tác quản lý, lập hồ sơ theo dõi, quản
lý chặt chẽ trại nuôi; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đối với
động vật hoang dã.
b) Công khai kết quả xử lý trên phương tiện thông tin đại chúng
Thông tin về các vụ bắt giữ, khởi tố và xét xử các vụ buôn bán trái phép
động, thực vật hoang dã đều được các cơ quan thực thi pháp luật công khai trên
các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài…).
2. Thực hiện chỉ thị 28/CT-TTg của các Cơ quan Trung ương
a) Xử lý các hoạt động buôn bán quốc tế trái pháp luật động, thực vật
hoang dã
(i) Hợp tác liên ngành: Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, Hải quan, Kiểm
lâm, Cảnh sát biển, Cảnh sát Môi trường, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị
trường… thông qua hoạt động của Ban chỉ đạo liên ngành các cơ quan thực thi
pháp luật về kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã để kịp thời trao đổi
thông tin về các đối tượng, các đường dây, tổ chức có biểu hiện hoạt động mua
bán, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, quảng


4


cáo, tiêu thụ trái pháp luật mẫu vật động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; tổ
chức phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý đúng quy định pháp luật.
(ii) Các biện pháp xác định hoạt động của các nhóm tội phạm có tổ chức
liên quan đến hoạt động buôn bán và du lịch đối với mẫu vật động vật hoang dã
bất hợp pháp, đặc biệt là ngà voi, sừng tê giác giữa Việt Nam và quốc tế:
- Tổ chức kiểm tra, xác minh các hoạt động chế tác, buôn bán ngà voi, sừng
tê giác tại làng Nhị Khê và làng Thuỵ Ứng, huyện Thường Tín, Hà Nội.
- Bộ Công an đã chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Bắc Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng tiến hành xác minh, điều tra các đối tượng
có biểu hiện buôn bán trái pháp luật sản phẩm động vật hoang dã.
- Bộ công an đã tiến hành lập danh sách và tiến hành điều tra các tổ chức,
cá nhân có hoạt động quảng cáo, rao bán công khai ngà voi, sừng tê giác trên các
mạng xã hội.
- Tăng cường phối hợp kiểm soát an ninh mạng, tập trung kiểm soát chặt
chẽ các mạng xã hội, các ứng dụng giao dịch trực tuyến, đặc biệt là Facebook,
WeChat, Zalo, phát hiện và ngăn chặn các giao dịch về buôn bán, trao đổi động
vật hoang dã giữa các đối tượng là công dân Việt Nam và công dân Trung Quốc.
- Tổng cục Du lịch Việt Nam đã có Công văn số 20/TCDL-LH, ngày
11/1/2016 gửi Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các Doanh nghiệp lữ hành quốc tế
yêu cầu không đưa khách du lịch tới mua bán các sản phẩm được làm từ động
vật hoang dã.
- Bộ Công an và Tổng cục Hải quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt
động xuất cảnh, nhập cảnh của các công dân Việt Nam và công dân nước ngoài
tại các cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, giám sát các hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu hàng hoá tại cửa khẩu biên giới Việt
Nam - Trung Quốc. Trong 9 tháng đầu năm 2017, các cơ quan thực thi pháp luật
Việt Nam đã phát hiện và bắt giữ hơn 230kg sừng tê giác và hơn 5,5 tấn ngà voi

trong nhiều chuyến hàng đến Việt Nam. (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo)
b) Xử lý các hoạt động buôn bán trái pháp luật động, thực vật hoang dã
trong nội địa
(i) Thực hiện Bộ luật Hình sự được thông qua năm 2015
Tháng 6/2017, Quốc hội đã chính thức thông qua Bộ luật Hình sự 2017 và
sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2018; theo đó, hành vi buôn bán ngà voi từ
2 kg trở lên bị coi là vi phạm nghiêm trọng: cá nhân vi phạm có thể bị xử phạt
lên mức 50 nghìn USD hoặc bị 15 năm tù; pháp nhân vi phạm có thể bị xử phạt

5


75 nghìn USD, bị cấm kinh doanh hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
(ii) Phối hợp, xác định tuyến, địa bàn, đối tượng trọng điểm buôn bán vận
chuyển động vật hoang dã
- Theo chỉ đạo của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Công
Thương và các tỉnh thành phố trong cả nước, các cơ quan Công an, Biên phòng,
Hải quan, Quản lý thị trường tập trung các tuyến cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu
hàng không và cảng biển, đường bộ, đường mòn lối mở qua biên giới, các tụ
điểm buôn bán trái phép mẫu vật động vật hoang dã ở khu vực biên giới và trong
thị trường nội địa; tăng cường tuần tra, kiểm soát trên biên giới, cửa khẩu, đặc
biệt là các khu vực trọng điểm nằm trong vùng lõi, vùng đệm và vùng tiếp giáp
với các khu rừng đặc dụng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên… để kịp thời
phát hiện, ngăn chặn các hoạt động buôn bán, vận chuyển, khai thác, săn bắn trái
pháp luật động vật hoang dã. Bên cạnh đó, xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm
tra, điều tra các đối tượng người nước ngoài, người Việt Nam định cư, công tác,
du lịch tại các nước châu Phi.
- Các lực lượng Công an, Kiểm lâm, Quản lý thị trường, Hải quan, Bộ đội
Biên phòng thường xuyên phối hợp điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng săn,

bắt, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, chế biến động vật hoang dã không có nguồn
gốc hợp pháp; thường xuyên kiểm tra các trường hợp có dấu hiệu vận chuyển
trái pháp luật động vật hoang dã trên các tuyến đường. Lực lượng Công an cơ sở
(quận, huyện, thị xã, phường, thị trấn…) tăng cường công tác nắm tình hình các
đối tượng có dấu hiệu xâm phạm đến các loài động vật hoang dã trên địa bàn
quản lý; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan tổ chức, giám sát, điều
tra, kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của
pháp luật về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã.
- Kiên quyết xử lý, tịch thu động vật hoang dã không có hồ sơ chứng minh
nguồn gốc hợp pháp, kiểm soát hoạt động nuôi nhốt, buôn bán động vật nguy
cấp, quý, hiếm, tăng cường công tác nắm thông tin điều tra, bắt giữ, xử lý các
hành vi xâm hại, quảng cáo, tiêu thụ trái pháp luật mẫu vật động vật hoang dã
nguy cấp, quý, hiếm, đặc biệt là ngà voi, sừng tê giác.
c) Hoạt động truy tố và xét xử
i) Số lượng các vụ bắt giữ năm 2017
Trong năm 2017, các cơ quan chức năng Việt Nam đã phát hiện và bắt giữ
các vụ như sau:
- 08 vụ buôn bán, vận chuyển trái pháp luật ngà voi, tịch thu 5,5 tấn.

6


- 06 vụ buôn bán, vận chuyển trái pháp luật sừng tê giác, tịch thu 161,7 kg.
- 08 vụ buôn bán, vận chuyển trái pháp luật tê tê, tịch thu 992,6kg vảy tê tê
và 1297,7 kg tê tê sống.
(Thông tin chi tiết tại Phụ lục đính kèm).
ii) Tình hình xét xử
Trong năm 2017, đã xử 07 vụ án liên quan đến buôn bán trái pháp luật
sừng tê giác, 03 vụ án liên quan đến buôn bán trái pháp luật tê tê và nhiều vụ án
liên quan đến buôn bán trái pháp luật hổ, linh trưởng và các loài hoang dã khác.

Hiện nay có một số vụ án về buôn bán trái pháp luật động, thực vật hoang
dã chưa xử lý được do vướng mắc quy định của pháp luật và các nguyên nhân
khác.
3. Thực hiện chỉ thị 28/CT-TTg của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn
a) Xây dựng cơ chế, chính sách, văn bản Pháp luật
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tham mưu cho Quốc hội, Chính
phủ xây xây dựng một hệ thống chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang
dã bao gồm:
- Một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 và có hiệu
lực từ ngày 1/1/2018;
- Luật Lâm nghiệp năm 2017;
- Luật Thuỷ sản năm 2017;
- Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi
sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang
dã nguy cấp, quý, hiếm;
- Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
- Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24/2/2017 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã
thuộc quản lý của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật
hoang dã nguy cấp;
Tiếp tục tham mưu cấp thẩm quyền trong thời gian tới: Sửa đổi, bổ sung
Nghị định số 82/2006/NĐ-CP theo hướng bổ sung các điều khoản về xử lý mẫu
vật tịch thu, giám định tang vật, truy xuất nguồn gốc. Cơ quan quản lý CITES

7



Việt Nam sẽ phối hợp với Cơ quan khoa học CITES và các cơ quan thực thi để
xác định các phương pháp xử lý phù hợp với các quy định của CITES.
b) Tập huấn, tăng cường năng lực
Hàng năm, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam đã phối hợp với Cục Phòng
chống ma tuý và tội phạm (Bộ Tư lệnh Biên phòng), Tổng cục Hải quan, Cục
Kiểm lâm tổ chức các lớp tập huấn về thực thi CITES và nhận dạng các loài
động vật, thực vật hoang dã.
Cơ quan quản lý CITES Việt Nam đã hợp tác với WCS tổ chức 01 khoá
tập huấn cho 50 thẩm phán. Với sự cam kết hỗ trợ của tổ chức Humane society
international, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam sẽ phối hợp với Vụ Pháp luật
hành chính, hình sự, Cục Phòng chống ma tuý và tội phạm tổ chức 03 khoá tập
huấn về áp dụng các điều về tội phạm động vật hoang dã cho khoảng 120 cán bộ
Hải quan, Công an, Biên phòng, thẩm phán, kiểm sát viên; kết thúc trong tháng
11/2017. Trong thời gian tới, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam sẽ triển khai các
khóa tập huấn về các nội dung mới của Bộ luật Hình sự đối với vi phạm quy
định buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh động vật hoang dã nguy cấp
quý hiếm đến các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Trong thời gian tới, Cơ quan quản lý CITES dự kiến:
- Tiếp tục thực hiện các khóa tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng
thực thi pháp luật về các quy định pháp luật cập nhật, nhận dạng loài trong
khuôn khổ Dự án bảo tồn các loài động vật, thực vật hoang dã trong giai đoạn
2017-2021 do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam hợp tác với Cơ quan hỗ trợ
hợp tác Hoa Kỳ (USAID) xây dựng và thực hiện.
- Phối hợp với Cục Phòng chống ma tuý và tội phạm (Bộ Tư lệnh Bộ đội
Biên phòng) tổ chức 03 khoá tập huấn “Thực thi CITES và nhận các loài thuộc
CITES thường gặp trong buôn bán” cho Bộ đội Biên phòng các tỉnh biên giới là
Quảng Ninh, Lạng Sơn và Lào Cai. Thời gian tổ chức trong tháng 12/2017 và
tháng 1/2018.
c) Điều phối hoạt động hợp tác liên ngành
Cơ quan quản lý CITES Việt Nam là đầu mối tổ chức 02 cuộc họp của Ban

chỉ đạo liên ngành các cơ quan thực thi pháp luật về kiểm soát buôn bán động
vật, thực vật hoang dã vào tháng 03 và tháng 11/2017. Thông qua các cuộc họp
này, các cơ quan có liên quan kịp thời trao đổi thông tin về các đối tượng, các
đường dây, tổ chức có biểu hiện hoạt động mua bán, vận chuyển, xuất khẩu,
nhập khẩu, tái xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, quảng cáo, tiêu thụ trái pháp luật
mẫu vật động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; tổ chức phát hiện, ngăn chặn,
điều tra, xử lý đúng quy định pháp luật.
8


d) Hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức và giảm nhu cầu sử dụng
động, thực vật hoang dã trong năm 2017
Tính đến tháng 11/2017, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn đã tiến hành các hoạt đông nhằm nâng cao nhận
thức, tuyền truyền giảm nhu cầu sử dụng động vật hoang dã trong cả nước, cụ
thể như sau:
- Tháng 7/2017, tổ chức 01 cuộc Hội thảo nâng cao nhận thức cho giới
doanh nhân và các công ty vận tải logistic về vai trò của động vật hoang dã và
tác hại của việc tiêu thụ, vận chuyển mẫu vật động vật hoang dã đối với tài
nguyên quốc gia, cộng đồng xã hội, bản thân mỗi doanh nghiệp .
- Từ tháng 4 đến tháng 9/2017, phối hợp với Sở Giám dục các tỉnh/thành
phố tổ chức 07 Cuộc thi tìm hiểu về đặc tính sinh học, tầm quan trọng của động
vật hoang dã trong cân bằng đa dạng sinh học và tuyên truyền giảm nhu cầu sử
dụng động vật hoang dã bị buôn bán trái phép, với sự tham dự của khoảng 6.000
học sinh các trường trung học phổ thông cùng giáo viên tại Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Khánh Hoà, và Cần Thơ.
- Tháng 10/2017, phối hợp với Chương trình Môi trưởng Liên Hợp Quốc tổ
chức Khóa tập huấn về xây dựng Chiến lược Truyền thông nhằm giảm nhu cầu
sử dụng mẫu vật động, thực vật hoang dã buôn bán trái pháp luật tại Việt Nam.
e) Hợp tác quốc tế về động, thực vật hoang dã trong năm 2017

Tính đến tháng 11/2017, Cơ quan quản lý CITES đã thực hiện các hoạt
động về hợp tác quốc tế cụ thể như sau:
(i) Tổ chức trao đổi đoàn, họp song phương, đa phương:
- Tháng 1/2017, cuộc họp đa phương Việt Nam – Lào – Trung Quốc về xây
dựng kế hoạch hành động tăng cường thực thi CITES trong chống buôn bán trái
pháp luật các loài động vật, thực vật hoang dã, nhằm hiện thực hiện hoá các cam
kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam, Lào và các Nghị quyết CITES có
liên quan.
- Ngày 5-10/3/2017, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao thăm và làm việc tại
Cộng hòa Mozambique, và ký với Văn phòng Tổng chưởng lý Mozambique đã
Thỏa thuận hợp tác giữa hai cơ quan và tiến tới ký Hiệp định tương trợ tư pháp
hình sự trong thời gian sớm nhất nhằm tăng cường các nỗ lực chung về thực thi
pháp luật, trong đó bao gồm hợp tác chống lại nạn buôn bán ĐVHD xuyên quốc
gia.
- Ngày 31/5-02/6/2017, cuộc họp song phương Việt Nam và Trung Quốc
tại Bắc Kinh, Trung Quốc về tăng cường thực thi CITES, củng cố, hoàn thiện cơ

9


chế hợp tác nhằm phòng ngừa, ngăn chặn buôn lậu các loài hoang dã, thúc đẩy
hoạt động giao thương hợp pháp giữa hai nước, tăng cường phối hợp, chia sẻ
thông tin tình báo về tội phạm các loài hoang dã, đặc biệt là giữa các cơ quan
thực thi pháp luật có liên quan tại các tỉnh có đường biên giới chung.
- Ngày 11/7/2017, cuộc họp song phương Việt Nam – Nam Phi tại Hà Nội,
Việt Nam về tăng cường thực hiện Biên bản ghi nhớ và Kế hoạch hành động về
hợp tác bảo tồn đa dạng sinh học. Việt Nam đã trao cho Nam Phi 50 mẫu sừng
tê giác là tang vật của các vụ bắt giữ để Nam Phi giám định ADN, xác định
nguồn gốc, phục vụ công tác hợp tác điều tra.
- Ngày 1/8/2017, cuộc họp song phương Việt Nam – Indonesia họp song

phương tại Hà Nội, Việt Nam về tăng cường hợp tác đấu tranh chống buôn bán
trái phép các loài động vật, thực vật hoang dã, đẩy mạnh hợp tác và tăng cường
cam kết cấp cao giữa hai quốc gia trong thực thi pháp luật chống tội phạm động
vật hoang dã, thống nhất các hoạt động ưu tiên,
- Ngày 1/8/2017, tại Hà Nội, Việt Nam, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ
Mozambique đã ký Bản ghi nhớ về Hợp tác bảo vệ, bảo tồn các loài động vật,
thực vật hoang dã, tạo tiền đề cho các hoạt động cho các hoạt động hợp tác bảo
tồn và kiểm soát buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã.
(ii) Ngày 18-22/9/2017, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam đã chủ trì đón
tiếp Ban thư ký CITES đến Việt Nam và được đánh giá cao. Trong chuyến công
tác này, Ban thư ký đã có cuộc gặp chính thức với 08 Cơ quan Trung ương và
các tổ chức quốc tế, phi Chính phủ.
4. Hoạt động của các cơ quan thông tấn, báo chí
a) Phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam
Trong năm 2016, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam đã phối hợp với Đài
truyền hình Việt Nam thực hiện:
- Chuỗi chương trình bảo vệ động vật hoang dã dưới hình thức phim hoạt
hình trên kênh VTV2, VTV4 và VTV6 từ tháng 8 đến tháng 12/2016.
- Thực hiện 02 cuộc tọa đàm với chủ đề về Động vật hoang dã trên kênh
VTV3 và VTV6.
- Dự kiến trong năm tới sẽ tiếp tục hợp tác với Đài truyền hình Việt Nam
tiếp tục phát song các sản phẩm tuyên truyền về động, thực vật hoang dã trong
khuôn khổ Dự án Bảo tồn các loài động vật, thực vật hoang dã trong giai đoạn
2017 – 2021.
b) Hoạt động của các Cơ quan thông tấn, báo chí

10


Để chuẩn bị triển khai Bộ luật Hình sự 2017, Cơ quan quản lý CITES Việt

Nam đã phối hợp với Các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền các nội dung
mới của Bộ luật Hình sự đối với vi phạm quy định buôn bán, vận chuyển, tàng
trữ, kinh doanh động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm.
5. Hợp tác với các tổ chức quốc tế, phi chính phủ
Bên cạnh những nỗ lực của các Cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác
chống buôn bán các loài động vật hoang dã trái pháp luật, không thể không kể
đến sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và tổ chức chính phủ quốc tế trong
và ngoài nước.
Trong năm 2017, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ đã hỗ trợ các
cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam tổ chức tổ chức nhiều lớp tập huấn, cập
nhật các quy định của CITES và pháp luật Việt Nam về bảo vệ động vật hoang
dã, tập huấn nghiệp vụ điều tra xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, đặc biệt
là các vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã cho các cán bộ Kiểm lâm,
Hải quan, Cảnh sát Môi trường, Bộ đội Biên phòng, chia sẻ thông tin về các thủ
đoạn buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã trái pháp luật và phương pháp
nhận dạng các loài động vật thường xuyên bị buôn bán.
(Nội dung chi tiết tại Phụ lục 7 đính kèm)
III. KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC
Hiện nay, việc truy tố, xét xử các vụ buôn bán trái phép động, thực vật
hoang dã gặp nhiều khó khăn do những nguyên nhân sau:
1. Về quy định pháp luật
- Hiệu lực của Bộ luật hình sự có thời hạn 01/01/2018.
- Quy định về lấy mẫu ngà voi, sừng tê giác để giám định quốc tế chưa cụ
thể, chưa phù hợp với quy định của pháp luật về các vụ án trong quá trính điều
tra.
2. Về đối tượng phạm tội
Đối tượng tham gia phạm tội gồm nhiều thành phần, có yếu tố quốc tế, sử
dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, hiện đại, tận dụng nhiều tuyến đường: hàng không,
đường bộ, đường biển, sử dụng các giao dịch trên Internet, tận dụng vị trí địa lý
của Việt Nam là đầu mối giao thương của khu vực ASEAN và châu Á, sử dụng

chung đường biên giới trên biển và đất liền với Trung Quốc, Lào, Campuchia.
3. Về nguồn lực thực hiện
- Phương tiện và công cụ hỗ trợ cho công tác thực thi còn thiếu và chưa
được trang bị kịp thời để đáp ứng các yêu cầu của tình hình mới trong khi các

11


đối tượng vi phạm thường sử dụng các phương tiện, kỹ thuật hiện đại và các thủ
đoạn tinh vi.
- Kỹ năng trong điều tra các giao dịch online và hợp tác quốc tế trong an
ninh mạng trong lĩnh vực tội phạm động vật hoang dã còn hạn chế.
- Kỹ năng nhận dạng mẫu vật bị buôn bán và áp dụng các quy định pháp
luật của các cơ quan thực thi và cơ quan tố tụng chưa được cập nhật thường
xuyên.
- Nguồn lực phân bố cho công tác thực thi pháp luật trong lĩnh vực này còn
hạn chế.
4. Việc điều tra, bắt giữ, truy tố, xét xử
Công tác điều tra, bắt giữ, truy tố, xét xử cần có sự hợp tác của nhiều quốc
gia: quốc gia nguồn gốc, quốc gia trung chuyển và quốc gia tiêu thụ. Hiện nay,
việc hợp tác giữa các quốc gia về đấu tranh chống buôn bán trái pháp luật động
vật hoang dã mới chỉ dừng ở việc trao đổi thông tin bắt giữ. Việt Nam và nhiều
nước trên thế giới chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp, nhiều yêu cầu tương trợ
tư pháp không được phản hồi kịp thời. Các hoạt động hợp tác mở rộng và kết
thúc điều tra sau khi bắt giữ, đặc biệt là việc thu mẫu và gửi mẫu đi giám định
ADN, xử lý thông tin sau giám định AND chưa được chuyên sâu.
IV. KHUYẾN NGHỊ
- Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng hỗ trợ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi
chính phủ hợp tác nâng cao năng lực, tham gia xây dựng chính sách pháp luật và
chia sẻ thông tin về thực thi CITES, hỗ trợ các cơ quan Việt Nam thực thi

CITES có hiệu quả
- Về thực thi pháp luật: Cơ quan quản lý CITES Việt Nam kêu gọi sự hỗ
trợ và tài chính và kỹ thuật để thực hiện phổ biến Luật hình sự sửa đổi đến các
cán bộ thực thi pháp luật đặc biệt là các cán bộ cấp cơ sở. Đồng thời, khuyến
nghị Ban thư ký được ra hướng dẫn cụ thể hơn về Quy định về lấy mẫu ngà voi,
sừng tê giác để giám định quốc tế chưa cụ thể, để trên cơ sở đó đề xuất đưa vào
các hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam.
- Về việc tăng cường năm bắt thông tin về các đối tượng phạm tội: Cơ quan
quản lý CITES Việt Nam đề nghị các tổ chức trong nước, quốc tế, tổ chức phi
Chính phủ, các Đại sứ quán hỗ trợ trao đổi thông tin về tội phạm xuyên biên
giới, đặc biệt là tội phạm mạng trên internet.
- Về nguồn lực: các lực lượng thực thi pháp luật về ĐTVHD mong muốn
nhận hỗ trợ về phương tiện và công cụ hỗ trợ cho công tác thực thi như xe cộ,

12


thiết bị; đồng thời cần tiếp nhận đào tạo nâng cao kỹ năng, kiến thức về nhận
dạng loài và đối phó với tội phạm mang tính đặc thù này.
- Về hợp tác quốc tế: Đề nghị các nước nguồn gốc và các nước trung
chuyển tăng cường kiểm tra, giám sát việc vận chuyển, buôn bán các lô hàng
động vật hoang dã hoặc các lô hàng có dấu hiệu nghi vấn để tăng hiệu quả thực
thi CITES trên toàn cầu; chia sẻ thông tin về mẫu vật các loài thường xuyên bị
buôn bán, khai thác, cung cấp kịp thời cho Việt Nam và các nước có liên quan.
Hoạt động giảm cầu sử dụng động vật hoang dã cần thực hiện đồng bộ ở nhiều
quốc gia./.
CƠ QUAN QUẢN LÝ CITES VIỆT NAM

13



PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hình ảnh các hoạt động và tài liệu tập huấn nâng cao năng lực
cho lực lượng thực thi pháp luật và cộng đồng

Hình ảnh Tập huấn cho cán bộ thẩm phán tại Phú Quốc, Kiên Giang

Tập huấn nâng cao năng lực cho các cán bộ Kiểm lâm, Hải quan, Biên phòng, Cảnh sát Môi
trường

Tập huấn giết mổ nhân đạo cho các chủ cơ sở nuôi trăn

14


Tài liệu tập huấn của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam

15


Phụ lục 2: Các hoạt động tuyên truyền giảm nhu cầu sử dụng sản phẩm từ
động thực vật hoang dã buôn bán trái pháp luật

Chương trình tuyên truyền giảm nhu cầu sử dụng
sừng tê giác tại trường Trung học cơ sở Chuyên
ngoại ngữ, Đại học Quốc gia, Hà Nội, tháng 4 năm
2017

Tài liệu tuyên truyền nhằm giảm nhu cầu sử
dụng sừng tê giác


Tài liệu tuyên truyền nhằm giảm nhu
cầu sử dụng sừng tê giác

Tranh tuyên truyền do học sinh trung học cơ
sở vẽ trong khuôn khổ Chương trình tuyên
truyền giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác
tại trường Trung học cơ sở

16


Phụ lục 3: Hình ảnh các hoạt động hợp tác quốc tế

Ký kết Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt
Nam và Chính phủ Mozambique về kiểm
soát buôn bán động vật hoang dã

Việt Nam – Lào – Trung Quốc họp về hợp
tác thực thi CITES

Đánh giá tình hình thực hiện Bản ghi nhớ
về bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam –
Nam Phi

Việt Nam – Indonesia họp song phương lần
thứ 6 về tăng cường hợp tác đấu tranh chống
buôn bán trái phép ĐTVHD

17



Phụ lục 4: Thống kê các vụ bắt giữ sừng tê giác tại Việt Nam trong năm 2017
TT
Thời gian

Trọng
lượng
(kg)

Đối tượng vi phạm

1
14/3/2017

102.0

27/4/2017

36.0

Chưa xác định
Nguyễn Mậu Chiến (Văn Quán,
quận Hà Đông, Hà Nội)

8/5/2017

1.5

Chưa xác định danh tính


2
3

Phương thức vận
chuyển
Đường hàng
không

Thủ đoạn
Giấu trong
hành lý

Đường sắt
Đường hàng
không

Địa điểm bắt giữ

Sân bay Nội Bài
Ga Hà Nội

Giấu trong hộp
bánh

Sân bay Tân Sơn Nhất

4
26/5/2017


13.0

5
14/6/2017

4.0

Nguyễn Anh Sơn (phường Định
Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội)
Lê Văn Ngọc và Lã Thị Loan
(khu 5, xóm Cầu, huyện Mê Linh,
Hà Nộ)

Quận Hoàng Mai, Hà
Nội

Nhà riêng
Đường hàng
không

Giấu trong hộp
mỹ phẩm, ấm
đun nước

6
22/7/2017
Tổng cộng

5,184
233.88


Cao Xuân Vinh, Hồ Văn Viết,
Nguyễn Đức Nam

Đường bộ
Ô tô

Sân bay Tân Sơn Nhất
Xã An Tịnh, huyện
Trảng Bàng, tỉnh Tây
Ninh

Đơn vị bắt giữ

Cục Hải quan Hà Nội
C74, Công an Hoàn
Kiếm và Hà Đông
Chi cục Hải quan Tân
Sơn Nhất
C49, CA quận Hoàng
Mai và CCQLTT Hà
Nội
Chi cục Hải quan Tân
Sơn Nhất

Công an tỉnh Tây Ninh


Phụ lục 5: Thống kê các vụ xét xử buôn bán, vận chuyển ngà voi trái pháp luật tại Việt Nam trong năm 2017
TT


Thời gian

Trọng
lượng
(kg)

1

03/03/2017

2
3

Đối tượng vi
phạm

Phương thức vận
chuyển

Thủ đoạn

Địa điểm bắt giữ

Lực lượng bắt giữ

20.4

Đường hàng không


Khai sai tên hàng hoá

Sân bay Nội Bài

Cục Hải quan Hà Nội

14/5/2017

4.5

Đường hàng không

Giấu trong hành lý

Sân bay Tân Sơn Nhất

Cục Hải quan tp Hồ
Chí Minh

24/4/2017

10

xã Ia Kla, huyện Đức
Cơ, Gia Lai

C74 và Cục Kiểm
lâm

Nguyễn Bá Tùng


Đường bộ

Chi cục Quản lý thị
trường PC46 Thanh
Hoá

4

07/08/2017

2,758

Đường bộ

5

09/06/2017

1,300

Đường biển

Giấu trong các container
nhựa đường

Cục Hải quan tp Hồ
Chí Minh

6


18/9/2017

1,400

Đường bộ

Giấu trong xe

Công an Bạc Liêu

7

30/10/2017

40

Đường bộ

Giấu trong xe

Cục Hải quan Lạng
Sơn

8

31/8/2017

47


Chuyển phát nhanh

Giấu trong bưu kiện

Tổng

Phan Mạnh Hùng
và Ngô Hoài
Chương

5.559

19

Bưu điện thành phố Hà
Nội

Cục Hải quan Hà Nội


Phụ lục 6: Thống kê các vụ xét xử buôn bán, vận chuyển tê tê trái pháp luật tại Việt Nam trong năm 2017
Số lượng
(cá thể)

Trọng
lượng (kg)
387,5

TT


Thời gian

Sản phẩm

1

03/03/2017

Vảy tê tê

2

04/05/2017

Tê tê sống

3

14/5/2017

4

07/06/2017

Vảy tê tê

600

5


20/10/2017

Tê tê sống

128

Vảy tê tê

5
3,2

6
7

30/6/2017

Tê tê sống

8

27/10/2017

Tê tê java

118

556

31


120

11

20

Cá nhân, tổ chức vi phạm

Lực lượng bắt giữ
Cục Hải quan Hà Nội

Phan Xuân Bảo (SN 1981, trú tại huyện
Hương Sơn, Hà Tĩnh)
Vũ Trọng Hùng (SN 1970, trú tại xã Diên
Đồng, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh
Hòa)

CA Hoà Bình
CA Thanh Hoá
Hải quan Hải Phòng

Trần Văn Minh (SN 1974, trú xã Lạc
Vân, huyện Nho Quan, Ninh Bình)
Trần Hữu Phong (quê quán Hoa Thủy, Lệ
Thủy, Quảng Bình)
Lê Quang Hạnh, ấp 3, xã Lộc Điền,
huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước

Công an Ninh Bình
Cục Hải quan Quảng

Nam
C49


Phụ lục 7: Hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế, phi chính phủ
1. Tham gia xây dựng chính sách pháp luật
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) tập trung vào các hoạt động phát
triển chính sách, thực thi pháp luật, điều tra, truy tố và kết án tội phạm, đặc biệt
là các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu và tư vấn hoàn thiện các quy định liên quan
đến động vật hoang dã trong Bộ luật Hình sự đã được thông qua vào năm 2017;
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi, bổ sung) và các Nghị định liên quan
đến quản lý, bảo vệ rừng và các loài động vật hoang dã.
Tổ chức TRAFFIC duy trì hoạt động cung cấp thông tin cho các cơ quan
chính phủ về các vụ buôn bán trái phép động vật hoang dã để hỗ trợ việc thực
hiện Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung.
Cơ quan Phòng chống Ma tuý và Tội phạm của Liên Hợp Quốc
(UNODC) rà soát các quy định trong Chương Các tội phạm về môi trường trong
Bộ luật Hình sự năm 2015 và đưa ra các khuyến nghị, xây dựng cẩm nang thực
thi pháp luật (dành cho cảnh sát, cán bộ quản lý môi trường, kiểm sát viên...) và
đào tạo về việc thực hiện Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2015.
2. Cứu hộ và nuôi động vật sống
Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã (WCS) phối hợp với các đơn vị như
Trung tâm Cứu hộ Tê tê và Thú ăn thịt, Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng nguy cấp
ở Vườn Quốc gia Cúc Phương, Dự án Bảo tồn vọoc Cát Bà và Vườn Quốc gia
Cát Bà tiến hành khám sức khoẻ, lấy mẫu động vật thu hồi được từ các vụ buôn
bán động vật hoang dã trái phép; WCS, phối hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung ương (NIHE), Bộ Y tế thu thập 148 mẫu dơi quạ ở Bắc Giang để mang về
phân tích tại Phòng Thí nghiệm của NIHE và tổ chức hội thảo khởi động chương
trình giám sát con người.
3. Bắt giữ, điều tra và truy tố

Trung tâm ENV phối hợp các cơ quan thực thi pháp luật có liên quan, bao
gồm các cơ quan cảnh sát môi trường và các cơ quan công an cấp tỉnh để phá
hủy những đường dây và bắt giữ các cá nhân buôn bán động vật hoang dã bất
hợp pháp. Cụ thể, ENV đã phát hiện đường dây buôn bán trái phép 10 tấn rùa
biển ở Khánh Hoà, hỗ trợ bắt giữ ngà voi và sừng tê giác bất hợp pháp ở Nhị
Khê (Hà Nội), 14 kg sừng tê giác ở Hoàng Mai, và nhận dạng các cá nhân bán
động vật hoang dã trên Internet. ENV hướng dẫn thực thi pháp luật và các giải
pháp xử lý các trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và
tổng hợp kết quả xử lý của tất cả các vụ vi phạm liên quan đến các loài động vật
nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.


Tổ chức TRAFFIC giám sát việc buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam
và cung cấp thông tin cho các cơ quan có liên quan về những vụ buôn bán động
vật hoang dã bất hợp pháp. TRAFFIC đã hỗ trợ các cơ quan chính phủ về mặt
kỹ thuật và tài chính để điều tra, gần đây nhất là để giám định ADN của sừng tê
giác bị tịch thu. TRAFFIC đã tạo điều kiện cho cơ quan chính phủ Việt Nam và
các cơ quan chính phủ khác như Hải quan Nigeria và Cơ quan quản lý CITES
Nam Phi phối hợp với nhau trong tiến trình chống buôn bán động vật hoang dã
bất hợp pháp. TRAFFIC tại Việt Nam làm việc để chống lại tội phạm buôn bán
động vật hoang dã bất hợp pháp thông qua việc giám sát hoạt động buôn bán
động vật hoang dã trên các thị trường truyền thống và thị trường trực tuyến.
Cơ quan UNODC tăng cường khả năng điều tra tội phạm buôn bán trái
pháp luật động vật hoang dã và các sản phẩm gỗ xuyên quốc gia, bảo vệ hiện
trường, lấy mẫu và giám định ADN, điều tra trực tuyến, quản lý cơ sở dữ liệu tội
phạm và các thông tin kỹ thuật, theo dõi các hoạt động trên biên giới, hỗ trợ Văn
phòng liên lạc qua biên giới (BLO), quản lý rủi ro và phòng chống buôn bán trái
phép qua đường biển, hỗ trợ kỹ thuật cho UNREDD để chuẩn hóa công tác
chống buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.
WCS đã có báo cáo về tội phạm động vật hoang dã trên cơ sở số liệu

thống kê các vụ bắt giữ và xử lý vi phạm của Viện kiểm sát nhân dân, đơn vị
Kiểm lâm, Công an và Hải quan cấp tỉnh; và đã hỗ trợ Viện kiểm sát nhân dân
tối cao và Bộ Công an trong tăng cường hợp tác thực thi pháp luật chống lại tội
phạm buôn bán động vật hoang dã xuyên quốc gia với Văn phòng Chưởng lý và
Bộ Tư pháp Mozambique.
4. Đào tạo
Tổ chức Freeland tổ chức các khóa tập huấn cho hơn 1.000 sinh viên của
Học viện Cảnh sát nhân dân về tội phạm liên quan đến động vật hoang dã, các
quy định pháp luật sẵn có để truy tố bị can và cách sử dụng ứng dụng Wildscan
trên điện thoại. Freeland cũng xây dựng Cẩm nang Đào tạo về Tội phạm môi
trường (DETECT) cho đối tượng là sinh viên năm hai. Freeland đã phối hợp tổ
chức hội thảo chia sẻ thông tin của Mạng lưới thực thi pháp luật bảo vệ động
vật, thực vật hoang dã các nước ASEAN (ASEAN WEN) về các vụ bắt giữ và
điều tra, và một khóa tập huấn Đấu tranh chống tội phạm buôn bán xuyên quốc
gia, có tổ chức ở châu Phi - Châu Á, trong đó có hai học viên đến từ Trường Đại
học Kiểm sát Hà Nội.
Tổ chức TRAFFIC đã phối hợp với các cơ quan Hải quan tổ chức cuộc
họp Nâng cao các kỹ năng phát hiện và ngăn chặn các vụ vận chuyển trái phép

22


động vật hoang dã vào tháng 9 năm 2016 cho nhân viên sân bay và hàng không
tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Cơ quan UNODC đã tổ chức hai hội nghị liên ngành địa phương cho các
kiểm sát viên và công chức làm việc trong ngành hải quan. UNODC cũng hỗ trợ
tăng cường phối hợp và hợp tác quốc tế với Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế
(Interpol), Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và Bộ Công an về điều tra xuyên
quốc gia hoạt động buôn bán trái phép ngà voi và sừng tê giác. UNODC cũng
đã tổ chức các khoá tập huấn về xử phạt hành chính và hình phạt khác trong lĩnh

vực tội phạm môi trường bao gồm vi phạm hành chính và buôn bán bất hợp
pháp động vật hoang dã và gỗ, ngăn ngừa rửa tiền và tham nhũng trong ngành
lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả của việc truy tố những tội này, chương trình đào
tạo cho các công tố viên.
Tổ chức WildAct đang hợp tác với Trường Đại học Vinh để tạo ra một
mô-đun mới cho khóa học Thạc sỹ Quản lý Đa dạng sinh học để đào tạo sinh
viên thực hiện các cuộc điều tra và nghiên cứu về các thị trường buôn bán động
vật hoang dã trái phép ở Việt Nam. WildAct đã tiến hành một cuộc khảo sát về
bán hàng động vật hoang dã trực tuyến thông qua Facebook và tiến hành một
chiến dịch trên Facebook nhằm ngăn chặn việc mua các sản phẩm động vật
hoang dã bất hợp pháp.
WCS hỗ trợ Ủy ban tư pháp của Quốc hội tổ chức hội thảo tham vấn để rà
soát một số quy định liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã trong Bộ luật Hình
sự sửa đổi; và phối hợp với UNODC tổ chức khoá tập huấn về tội phạm buôn
bán buôn bán động vật hoang dã trái phép.
5. Hạn chế trong thực thi pháp luật
Trung tâm ENV đã xác định các quy định pháp luật không đầy đủ và
không được áp dụng tương tự giữa các cơ quan tư pháp hoặc các cơ quan cấp
tỉnh, dẫn đến kết quả xử lý nhau khác nhau của các vụ việc có tính chất tương tự
nhau; các cơ quan cấp tỉnh không nhận được sự hỗ trợ từ phía các cơ quan có
thẩm quyền, dẫn đến ra quyết định đình chỉ các vụ án; cơ quan thực thi pháp luật
cấp tỉnh không thực hiện đúng pháp luật; và nhiều vụ án bị ngưng xử lý sau khi
bị bắt giữ và tịch thu, và do đó, không thể tiếp tục điều tra được đối tượng chủ
mưu hoặc mạng lưới buôn bán.
Cơ quan UNODC đã nêu ra thực trạng trì trệ trong việc áp dụng Bộ luật
Hình sự năm 2015 vì các cơ chế hợp tác quốc tế đòi hỏi phải có khuôn khổ pháp
lý để đấu tranh chống lại các tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức, và tình trạng
không kịp thời nắm bắt về nguồn gốc tội phạm liên quan đến buôn bán động vật
hoang dã bất hợp pháp.


23


6. Giảm nhu cầu tiêu thụ và các nỗ lực khác
Trung tâm ENV vận hành và duy trì đường dây nóng miễn phí (18001522) như là một đầu mối thông tin liên lạc để công dân thông báo cho các cơ
quan thực thi về các vi phạm liên quan đến động vật hoang dã (từ năm 2005);
duy trì mạng lưới 6.600 tình nguyện viên bảo vệ động vật hoang dã tại 59 trong
tổng số 63 tỉnh thành trong cả nước; sửa đổi, phát sóng 31 bộ phim ngắn về bảo
vệ động vật hoang dã trên 70 kênh truyền hình trung ương và cấp tỉnh; phối hợp
với Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng 5.000 thông điệp về bảo vệ động vật
hoang dã và 120 chương trình phát sóng trên Đài tiếng nói từ năm 2005; và đã
phát triển và duy trì một mạng lưới 200 nhà báo có liên quan, những người sẵn
sàng có bài viết về quản lý và bảo vệ động vật hoang dã.
Freeland đã phối hợp với các đơn vị của Bộ NN & PTNT ở tỉnh Quảng
Nam tổ chức "Chạy vì loài voi Việt Nam", và các chiến dịch Dọn dẹp và Lên
tiếng vì Thiên nhiên ở Hà Nội. Freeland cũng xây dựng website iThink, nền tảng
học tập, chia sẻ thông tin và ý kiến trực tuyến; xây dựng nội dung cho chương
trình truyền hình Việt Nam kết hợp với cơ sở dữ liệu của iThink.
TRAFFIC tiếp tục công tác giảm nhu cầu sử dụng động vật hoang dã ở
Việt Nam thông qua chiến dịch Chi. Ngoài ra, TRAFFIC cũng tham gia vào Dự
án Phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài động, thực vật hoang dã
(Saving species) của Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) cùng với
Cơ quan quản lý CITES Việt Nam bằng việc áp dụng quy trình 5 bước của
TRAFFIC trong việc thay đổi hành vi, nhằm giảm nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm
của các loài như tê giác, tê tê và voi. TRAFFIC đang làm việc với Tổng cục
Lâm nghiệp để tập huấn nâng cao năng lực nhận dạng các loài gỗ thường bị
buôn bán trái phép theo RAFTIII.
Cơ quan UNODC được uỷ quyền để hỗ trợ các quốc gia thành viên Liên
Hợp Quốc trong cuộc đấu tranh chống lại nạn buôn bán ma túy trái phép, tội
phạm và khủng bố.

Tổ chức WildAct thực hiện dự án "Giải mã tin đồn: bảo vệ tê giác và con
người", nhằm nâng cao nhận thức về mối đe dọa đối với loài tê giác của các
nhân viên bệnh viện, bệnh nhân và người thân của họ thông qua hội thảo và phát
tài liệu tuyên truyền đến 59 bệnh viện ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Tổ chức phối hợp với Đài Truyền hình Nhân dân tiến hành 6 cuộc hội
thảo với đại diện các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ, luật sư, nhà báo.
Về thực trạng và giải pháp nhằm tăng hiệu quả trong công tác phòng chống tội
phạm liên quan đến động vật hoang dã ở Việt Nam; WCS đã hợp tác với VTV2
- Đài Truyền hình Việt Nam để tổ chức phỏng vấn tù nhân Việt Nam ở Kenya bị

24


bắt giam do vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở đây;
phỏng vấn đại diện của một số cơ quan thực thi pháp luật về động vật hoang dã
Kenya để làm tư liệu cho phim tài liệu "Trả giá", nhằm nâng cao nhận thức về
rủi ro buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp cho người Việt Nam đang sinh
sống, làm việc và du lịch ở Châu Phi; xuất bản hai ấn phẩm "Hình phạt đối với
tội phạm động vật hoang dã" ở Việt Nam và một số nước châu Phi; hợp tác với
một số cơ quan ngoại giao Việt Nam ở các nước này để phân phối các tài liệu
này cho cộng đồng người Việt Nam
7. Phản hồi các Tổ chức quốc tế và các Tổ chức phi chính phủ
Trung tâm ENV chống lại nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép và
nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự cần thiết của việc bảo vệ thiên nhiên và
động vật hoang dã. ENV tập trung vào 3 mục tiêu chiến lược chính để ngăn chặn
nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã: giảm nhu cầu của người tiêu dùng về
các sản phẩm động vật hoang dã thông qua các chiến dịch dài hạn để thay đổi
thái độ và hành vi của công chúng; tăng cường thực thi pháp luật thông qua hỗ
trợ trực tiếp cho các cơ quan thực thi pháp luật và khuyến khích sự tham gia tích
cực của cộng đồng để ngăn chặn việc buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp;

và phối hợp với các nhà hoạch định chính sách để cải thiện các chính sách hiện
tại, giải quyết các lỗ hổng pháp lý, xây dựng chính sách hiệu quả, và thúc đẩy
bất kỳ quá trình ra quyết định liên quan đến buôn bán động vật hoang dã bất hợp
pháp.
Freeland thực hiện Dự án “A World Free of Wildlife Trafficking and
Human Slavery” với sứ mệnh cải tiến, phát triển và liên tục cải thiện các chương
trình và công cụ giúp loại bỏ tội phạm và tham nhũng có tổ chức ra khỏi xã hội
để khôi phục cộng đồng và hệ sinh thái.
TRAFFIC hoạt động trên phạm vi toàn cầu trong lĩnh vực buôn bán động
vật và thực vật hoang dã trong bối cảnh bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển
bền vững để đảm bảo rằng việc buôn bán động vật, thực vật hoang dã không
phải là mối đe dọa đối với việc bảo tồn thiên nhiên.
WildAct là tổ chức phi chính phủ với sứ mệnh nâng cao nhận thức của
người dân về các vấn đề bảo tồn qua việc giáo dục trẻ em Việt Nam.
WCS tập trung vào việc chống hoạt động buôn bán trái phép động vật
hoang dã. WCS Việt Nam tham gia vào việc tháo gỡ các mạng lưới buôn bán
động vật hoang dã và giảm nạn săn bắn động vật hoang dã. WCS Việt Nam có
mối quan hệ mật thiết với các cơ quan thực thi luật pháp của Chính phủ và làm
việc với Chính phủ Việt Nam để nâng cao khả năng thành công trong việc chấm
dứt hoạt động buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.

25


×