Tải bản đầy đủ (.doc) (171 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.61 KB, 171 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

_________________

(DỰ THẢO LẦN 4)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG Y TẾ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN
CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020
(Hoàn chỉnh bổ sung sau khi lấy ý kiến Bộ Y tế, các Cơ quan
chuyên môn thuộc tỉnh và UBND các huyện, thị xã thành phố)

VŨNG TÀU THÁNG 03- 2009


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 7
1

NHIỆM VỤ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 9

2

CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ----------------------------------------------------------------------------------------- 9

PHẦN 1.VỊ THẾ CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC
KHOẺ NHÂN DÂN------------------------------------------------------------------------------------------------------ 12
1

VỊ THẾ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU-------------------------------------------------------------------------12


2

MỘT SỐ YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SKND TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU--------------12

2.1

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐỊA HÌNH-------------------------------------------------------------------------------12

2.2

KHÍ HẬU---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 13

2.3

THUỶ VĂN-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 13

2.4

DÂN SỐ - LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM------------------------------------------------------------------------14

2.5

2.4.1

Đặc trưng dân số của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu-------------------------------------------14

2.4.2

Lao động - việc làm------------------------------------------------------------------------- 15


CƠ SỞ HẠ TẦNG------------------------------------------------------------------------------------------------ 16

2.5.1

Giao thông - vận tải------------------------------------------------------------------------- 16

2.5.2

Cấp và thoát nước--------------------------------------------------------------------------- 17

2.5.3

Cấp điện-------------------------------------------------------------------------------------- 19

2.5.4

Thông tin – truyền thông------------------------------------------------------------------- 19

2.6

VỆ SINH - MÔI TRƯỜNG------------------------------------------------------------------------------------- 19

2.7

KINH TẾ - VĂN HOÁ, XÃ HỘI------------------------------------------------------------------------------21

2.7.1

Tăng trưởng kinh tế------------------------------------------------------------------------- 21


2.7.2

Thu, chi ngân sách trên địa bàn------------------------------------------------------------23

2.7.3

Giáo dục-------------------------------------------------------------------------------------- 24

2.7.4

Văn hoá - thể dục thể thao------------------------------------------------------------------ 25

2.7.5

Vị trí kinh tế của tỉnh hiện nay trong Vùng KTTĐPN và cả nước--------------------26

PHẦN 2. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU-----------------------------------27
1. HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI Y TẾ CỦA TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU-----------------------------------27
1.1

1.2

HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ------------------------------------------------------27

1.1.1

Y tế thôn ấp----------------------------------------------------------------------------------- 27

1.1.2


Y tế xã----------------------------------------------------------------------------------------- 27

HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI BỆNH VIỆN VÀ HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH------------27

1.2.1

Hiện trạng mạng lưới và quy mô giường bệnh------------------------------------------27

1.2.2

Hoạt động khám chữa bệnh ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu---------------------------------31

1.2.3

Công suất sử dụng giường bệnh-----------------------------------------------------------33

2


1.2.4
1.3

Nhận xét chung về mạng lưới khám chữa bệnh-----------------------------------------33

HỆ Y TẾ DỰ PHÒNG, DÂN SỐ - KHHGĐ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ, TRẺ EM- - -35

1.3.1

Tuyến tỉnh------------------------------------------------------------------------------------ 35


1.3.2

Tuyến huyện---------------------------------------------------------------------------------- 36

1.3.3

Tuyến xã-------------------------------------------------------------------------------------- 36

1.3.4

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị của hệ Y tế dự phòng----------------------------------36

1.3.5

Những thành tựu và những hạn chế trong công tác Dự phòng-------------------------36

2

NHÂN LỰC Y TẾ------------------------------------------------------------------------------------------------- 38

2.1

VỀ SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU---------------------------------------------------------------------------------38

2.2

VỀ PHÂN BỐ NHÂN LỰC THEO TUYẾN----------------------------------------------------------------38

2.3


MỘT SỐ THÁCH THỨC LỚN TRONG NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ BÀ RỊA - VŨNG TÀU----39

2.3.1

Về số lượng và trình độ--------------------------------------------------------------------- 39

2.3.2

Về quản lý và chính sách------------------------------------------------------------------- 40

3

TRANG THIẾT BỊ Y TẾ---------------------------------------------------------------------------------------- 40

3.1

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TRONG TOÀN NGÀNH--------------------------40

3.1.1. Đối với hệ điều trị:------------------------------------------------------------------------------- 40
3.1.2 Đối với hệ dự phòng:----------------------------------------------------------------------------- 41
3.1.3 Đối với chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình:-----------------------42
3.2

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ------------------------------------------42

3.3

SO SÁNH TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CỦA TỈNH VỚI DANH MỤC CỦA BỘ Y TẾ----------------43

4


NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ------------------------------------------44

4.1

CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y TẾ-----------------------------------------------------------44

4.2

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CHUYÊN SÂU VÀ CÔNG NGHỆ CAO TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ

ĐIỀU TRỊ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 44
5

LĨNH VỰC DƯỢC------------------------------------------------------------------------------------------------ 45

5.1

CÔNG TÁC QUẢN LÝ DƯỢC--------------------------------------------------------------------------------45

5.2

5.1.1

Quản lý nhà nước---------------------------------------------------------------------------- 45

5.1.2

Quản lý chất lượng thuốc và sử dụng thuốc----------------------------------------------46


CUNG ỨNG VÀ SẢN XUẤT THUỐC-----------------------------------------------------------------------46

5.2.1

Cung ứng thuốc------------------------------------------------------------------------------ 46

5.2.2

Hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm----------------------------------------------47

5.2.3

Phát triển nguồn dược liệu----------------------------------------------------------------- 48

6

TÀI CHÍNH CHO Y TẾ----------------------------------------------------------------------------------------- 48

7

TÌNH HÌNH CƠ CẤU BỆNH TẬT----------------------------------------------------------------------------50

7.1

TÌNH HÌNH SỨC KHOẺ BÀ MẸ, TRẺ EM---------------------------------------------------------------50

3


7.2


7.1.1

Tình hình sức khoẻ trẻ em------------------------------------------------------------------ 50

7.1.2

Công tác bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và dân số - kế hoạch hoá gia đình------------------52

7.1.3

Thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng--------------------------------------------52

TÌNH HÌNH MẮC MỘT SỐ BỆNH DỊCH LÂY VÀ CÁC BỆNH QUAN TRỌNG-----------------53

7.2.1

Tình hình mắc và chết do một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và hô hấp-----------53

7.2.2

Tình hình mắc và chết do sốt rét-----------------------------------------------------------54

7.2.3

Tình hình mắc bệnh phong----------------------------------------------------------------- 54

7.2.4

Phòng chống HIV/AIDS-------------------------------------------------------------------- 54


7.2.5

Tình hình tai nạn giao thông---------------------------------------------------------------55

7.2.6

Đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm-----------------------------------------55

7.2.7

Công tác vệ sinh lao động------------------------------------------------------------------ 56

7.2.8

Các bệnh có số mắc và chết cao nhất trong 3 năm gần đây----------------------------56

8

MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ SỨC KHOẺ VÀ BỆNH TẬT----------------------------------------------------57

9

ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA HỆ THỐNG Y TẾ BÀ RỊA -

VŨNG TÀU---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 59
9.1

NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT----------------------------------------------------------------------------59


9.2

NHỮNG MẶT HẠN CHẾ CHỦ YẾU------------------------------------------------------------------------60

PHẦN 3. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
ĐẾN NĂM 2020 CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU---------------------------------------------------------------61
1

DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ VÀ CSSK Ở

TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU------------------------------------------------------------------------------------------- 61
1.1

1.2

CÁC DỰ BÁO VỀ PHÁT TRIỂN KTXH ĐẾN NĂM 2020----------------------------------------------61

1.1.1

Dân số và lao động-------------------------------------------------------------------------- 61

1.1.2

Các mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2010---------------------------------------------63

1.1.3.

Tổ chức không gian lãnh thổ và đô thị hoá-----------------------------------------------65

1.1.4


Dự báo nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu-----67

NHỮNG TIỀM NĂNG, CƠ HỘI, THUẬN LỢI, THÁCH THỨC VÀ HẠN CHẾ TRONG VIỆC

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU-----------------------------------------69

1.2.1. Tiềm năng, cơ hội và thuận lợi----------------------------------------------------------------- 69
1.2.2. Thách thức và hạn chế--------------------------------------------------------------------------- 70
2

QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH BÀ RỊA -

VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020------------------------------------------------------------------------------------------ 71
3

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN

CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020---------------------------------------------------------------72
3.1

CÁC QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO---------------------------------------------------------------------------------72

3.2

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN-------------------------------------------------------------------------------------- 72

4



4

3.2.1

Mục tiêu chung------------------------------------------------------------------------------ 72

3.2.2

Mục tiêu cụ thể------------------------------------------------------------------------------ 72

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE

NHÂN DÂN ĐẾN NĂM 2020------------------------------------------------------------------------------------------ 74
4.1

4.2

4.3

4.4

4.5

4.6

4.7

4.8

4.9


QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI Y TẾ XÃ, ẤP-----------------------------------------------------------------74

4.1.1

Nhiệm vụ------------------------------------------------------------------------------------- 74

4.1.2

Quy hoạch phát triển mạng lưới y tế cấp xã giai đoạn đến 2020---------------------75

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ DỰ PHÒNG--------------------------------------78
4.2.1

Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ-------------------------------------------------------------78

4.2.2

Nội dung quy hoạch mạng lưới y tế dự phòng---------------------------------------------81

4.2.3

Các giải pháp thực hiện quy hoạch y tế dự phòng----------------------------------------82

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KCB - VẬN CHUYỂN CẤP CỨU--------------------84

4.3.1

Mục tiêu, nhiệm vụ-------------------------------------------------------------------------- 84


4.3.2

Nội dung quy hoạch mạng lưới bệnh viện------------------------------------------------87

4.3.3

Tổng hợp quy hoạch phát triển giường bệnh toàn mạng lưới khám, chữa bệnh-----97

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC DƯỢC---------------------------------------------------------99

4.4.1

Mục tiêu-------------------------------------------------------------------------------------- 99

4.4.2.

Nội dung quy hoạch------------------------------------------------------------------------- 99

4.4.3

Các giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển dược------------------------------------103

ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ-----------------------------------------------------104

4.5.1

Mục tiêu------------------------------------------------------------------------------------- 104

4.5.2


Nội dung quy hoạch----------------------------------------------------------------------- 104

PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Y TẾ--------------------------------------------------------105

4.6.1

Mục tiêu------------------------------------------------------------------------------------- 105

4.6.2

Các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể phát triển khoa học và công nghệ ngành y tế- - -105

4.6.3

Các giải pháp cho phát triển khoa học và công nghệ y tế-----------------------------108

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DÂN SỐ-------------------------------------------------------------------110

4.7.1

Mục tiêu------------------------------------------------------------------------------------- 110

4.7.2

Nội dung chiến lược dân số - kế hoạch hóa gia đình----------------------------------111

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ----------------------------------------------------------------112

4.8.1


Mục tiêu------------------------------------------------------------------------------------- 112

4.8.2

Nội dung quy hoạch----------------------------------------------------------------------- 113

4.8.3

Các giải pháp phát triển nhân lực y tế---------------------------------------------------125

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHO PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ ĐẾN NĂM 2020------128

5


PHẦN 4.CÁC GIẢI PHÁP CHUNG ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN Y TẾ TỈNH BÀ
RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020---------------------------------------------------------------------------------136
1

GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ----------------------------------------------------------------136

2

NHÓM GIẢI PHÁP VỀ TÀI CHÍNH-----------------------------------------------------------------------137

2.1

Dự báo nhu cầu vốn đầu tư:--------------------------------------------------------------137

2.2


Các nguồn vốn có thể huy động:---------------------------------------------------------137

2.3

Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả:---------------------------------------------------------137

3

SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ-----------------------------------------------------138

4

ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC Y TẾ-----------------------------------------------------------138

PHẦN 5.LỘ TRÌNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH--------------------------------------------140
1

LỘ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH------------------------------------------------------------------140

2

TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH-------------------------------------------------------------------141

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ----------------------------------------------------------------------------------------- 143

6


PHẦN MỞ ĐẦU

Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Vùng Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, có diện tích tự nhiên là 1.988,64 km 2, dân số năm 2007
khoảng 974 ngàn người, mật độ 490 người/km 2. Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh
không lớn, so với cả nước chỉ chiếm 0,6% diện tích và 0,95% dân số. Tỉnh có
đường địa giới chung với thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây dài 16,33 km,
với Đồng Nai ở phía Bắc dài 116,51 km, với Bình Thuận ở phía Đông dài
29,26 km. Tỉnh có bờ biển dài 305,4 km và trên 100.000 km2 thềm lục địa.
Về hành chính, Bà Rịa - Vũng Tàu gồm 8 đơn vị hành chính cấp huyện:
Thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa, huyện Châu Đức, huyện Đất Đỏ, huyện
Long Điền, huyện Tân thành, huyện Xuyên Mộc và huyện Côn Đảo. Trong đó
có Côn Đảo là một huyện đảo gồm 16 hòn đảo nằm cách Vũng Tàu 185 km,
cách thành phố Hồ Chí Minh 230 km và cách cửa sông Hậu 83 km; có tọa độ
803-8049 vĩ độ Bắc và 106031-106046 kinh độ Đông. Côn Đảo có vị trí chiến
lược nằm sát với đường hàng hải quốc tế từ Âu sang Á, ngay giữa ngư trường
lớn của vùng biển Đông Nam bộ và gần khu vực khai thác dầu khí của thềm
lục địa phía Nam nước ta.
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng
biển, sân bay. Các đường quốc lộ 51, 55, 56 cùng với hệ thống đường tỉnh lộ,
huyện lộ là những tuyến chính gắn kết quan hệ toàn diện của Bà Rịa – Vũng
Tàu với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế.
Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những địa phương có nền kinh tế phát
triển mạnh trong thời gian vừa qua. Tính theo giá so sánh 1994, tổng sản
phẩm trong nước (GDP) của Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2005 GDP đạt 39.321 tỷ
đồng, bình quân đầu người đạt khoảng 42,2 triệu đồng (nếu không kể dầu khí
GDP đạt 20.328 tỷ đồng, bình quân đầu người 21,8 triệu đồng); năm 2007
GDP đạt 45.865 tỷ đồng, bình quân đầu người đạt 47 triệu đồng. Nếu so với
GDP bình quân đầu người cả nước thì Bà Rịa -Vũng Tàu cao hơn khoảng 6 lần
(tính cả dầu khí) và gấp 3 lần (nếu trừ dầu khí). Trong 64 tỉnh thành trong cả
nước Bà Rịa - Vũng Tàu xếp thứ 3 về quy mô GDP (sau thành phố Hồ Chí
Minh, và Hà Nội), và thứ 1 về GDP/người. Như vậy xét về quy mô GDP,

GDP/người Bà Rịa - Vũng Tàu khá cao so với các tỉnh trong cả nước.
Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm trong thời kỳ 1996-2000 là
15,7% (trừ dầu khí là 15%), trong giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng GDP đạt
11,9% (không kể dầu khí là 24,3%); Năm 2007 tăng 9,74% (không kể dầu khí
đạt 25,72%). Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh luôn đạt mức cao trong các tỉnh
Đông Nam bộ, cao hơn nhiều so với tốc độ trung bình của cả nước.
7


Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung về y tế của cả nước,
cũng như sự phát triển về kinh tế – xã hội của Bà Rịa - Vũng Tàu, hệ thống y
tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tương đối phát triển. Đến 31/12/2007, toàn
tỉnh có 01 bệnh viện tỉnh, 01 bệnh viện đa khoa khu vực, 01 bệnh viện chuyên
khoa tâm thần, 01 trung tâm mắt, 01 Trung tâm y tế dự phòng, 01 Trung tâm
phòng chống các bệnh xã hội, 01 Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, 01
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, 01 Trung tâm truyền thông và giáo dục
sức khỏe, 01 Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm và Mỹ phẩm, 01 trường
Trung học y tế, 06 Phòng khám đa khoa khu vực, 01 bệnh viện huyện, 07
Trung tâm y tế cấp huyện và 82 trạm y tế phường xã. Hệ thống dược có 04
khoa dược bệnh viện, 08 khoa dược trung tâm. Cơ sở y tế và y học cổ truyền
tư nhân có 682 cơ sở.
Công tác y tế và kế hoạch hóa gia đình của tỉnh đã phát triển khá tốt,
đảm bảo tốt việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân, góp phần quan trọng cho phát
triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Mạng lưới y tế đã được quan tâm đầu tư
và phát triển khá tốt trong mọi lĩnh vực: phòng bệnh, khám và chữa bệnh, đào
tạo và sản xuất kinh doanh; chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ y tế và công
tác khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được tăng cường. Tính đến
31/12/2007, toàn tỉnh có 2.167 cán bộ y tế, trong đó có: 13 thạc sĩ, 2 bác sĩ
chuyên khoa cấp II, 137 chuyên khoa cấp I, 476 bác sỹ, 14 dược đại học, 81
dược sĩ, 56 đại học ngành khác.

Tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân tăng từ 4,12 năm 2000 lên 4,7 năm 2005 và đạt
4,8 năm 2007. Đến năm 2007 số giường bệnh/1 vạn dân đạt 13,78 giường, có
64/82 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế; 100% trạm y tế có bác sĩ làm
việc, có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi.
Tuy vậy, y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn tồn tại nhiều khó khăn, thách
thức như: Mặc dù tỉnh có 01 bệnh viện đa khoa cấp tỉnh và 01 bệnh viện đa
khoa khu vực, nhưng thực tế đây chỉ là các cơ sở y tế nguyên là các bệnh viện
cấp huyện (khi còn thuộc tỉnh Đồng Nai), được chuyển đổi và nâng cấp, mở
rộng, nên việc bố trí các khoa, phòng khám và điều trị còn thiếu hợp lý, thiếu
nhiều loại thiết bị y tế quan trọng nên khả năng chẩn đoán, chữa trị cho người
bệnh bị hạn chế; trình độ nhân lực y tế ở tuyến huyện chưa đồng đều, thiếu cán
bộ chuyên môn tay nghề cao; y tế tư nhân mới chỉ páht triển ở quy mô nhỏ.
Tình trạng quá tải ở một số bệnh viện tuyến tỉnh vẫn thường xuyên xảy ra
trong khi ở tuyến huyện các bệnh viện và phòng khám đa khoa khu vực chưa
sử dụng hết công suất giường bệnh,... Chính vì vậy đã ảnh hưởng không ít tới
chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh.

8


Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về
lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và
Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006; Quyết
định số 15/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
thời kỳ 2006-2015, định hướng đến năm 2020, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
đã chỉ đạo Sở Y tế tiến hành lập Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế và
chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu đã phối hợp với một số cơ quan hữu quan tiến hành xây dựng bản Quy
hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh đến năm 2020. Các nhiệm vụ chủ
yếu quy hoạch cần đạt được bao gồm:
1 NHIỆM VỤ
Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế và chăm sóc sức
khỏe nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu
chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh và góp phần hoàn
thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng kinh tế trọng
điểm Phía Nam và cả nước.
Nhiệm vụ cụ thể:
1) Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra cho giai
đoạn 2000-2005 và 2 năm 2006, 2007 và thực trạng công tác chăm sóc bảo vệ
sức khỏe nhân dân của tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu.
2) Đánh giá các yếu tố chủ yếu tác động đến sức khoẻ nhân dân tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu trong những năm tới.
3) Xác định hệ thống chỉ tiêu, mục tiêu cơ bản về sức khoẻ nhân dân
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho các giai đoạn đến năm 2010, 2015, 2020 cũng như
các mục tiêu khống chế và thanh toán các bệnh dịch nguy hiểm trong giai đoạn
này, đề xuất các mô hình, hệ thống y tế phù hợp với tiến trình phát triển ngành
và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
4) Đề ra các chương trình ưu tiên và các giải pháp khả thi để thực hiện
có hiệu quả các chỉ tiêu đề ra.
5) Xây dựng các bước đi cụ thể cho các giai đoạn quy hoạch 5 năm và
kế hoạch triển khai đưa quy hoạch vào thực tiễn phát triển ngành.
6) Xác định nhu cầu đầu tư cho y tế trong từng giai đoạn (2008 - 2010,
2011- 2015 và 2016 - 2020).
7) Xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch hệ thống y tế đến năm 2020.
2 CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
9



— Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
— Nghị quyết 47-NQ/TW ngày 22/03/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục
đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
— Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị về phát
triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
— Pháp lệnh Dân số của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 09/01/2003
— Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng cộng sản Việt Nam về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở;
— Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập,
phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
— Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;
— Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 và các quyết định
khác của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các quy hoạch có liên quan đến Tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu;
— Quyết định số 123/2006/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ ngày
29/5/2006 về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai
thực hiện Nghị quyết số 53 - NQ/TW ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020;
— Quyết định số 243/QĐ-TTg ngày 5/10/2005 của thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết
số 46/NQ-TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ chăm sóc
và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới;
— Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày

30/6/2006 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt
Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
— Quyết định số 225/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
9/11/2006 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về y tế dự phòng Việt Nam
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
— Quyết định số 170/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
8/11/2007 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế
hoạch hoá gia đình giai đoạn 2006 - 2010;

10


— Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
22/02/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa
bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
— Quyết định số 130/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
04/10/2002 về việc phê duyệt Chính sách quốc gia về Trang thiết bị y tế giai
đoạn 2002 - 2010
— Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu thời kỳ 2006-2015, định hướng đến năm 2020;
— Thông tư số số 01/2007/TT-BKH ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
— Thông tư số số 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 07 năm 2008 của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
— Thông tư liên tịch của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ số 03/2008/TTLT- BYTBNV ngày 25 tháng 04 năm 2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp
huyện;
— Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ kế hoạch
và đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản
phẩm chủ yếu;

11


PHẦN 1
VỊ THẾ CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN SỨC KHOẺ NHÂN DÂN
1 VỊ THẾ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Từ Bà Rịa - Vũng Tàu có thể đi thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh trong
vùng và cả nước theo các tuyến đường bộ như Quốc lộ 51, Quốc lộ 55, Quốc
lộ 56; theo đường ven biển Vũng Tàu - Bình Châu - Bình Thuận.
Về đường thủy, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 2 luồng hàng hải
quan trọng, nhiều vị trí có thể xây dựng cảng nước sâu cho tàu đến 80.000 tấn
cập bến, gồm: Sông Thị Vải - Cái Mép dài 42 km, trong đó có 23 km có thể
xây dựng cảng; Sông Dinh dài 18 km, trong đó có 5 km có thể xây dựng cảng.
Theo quy hoạch, trên 2 tuyến hàng hải này có 43 dự án cảng, trong đó
có 17 cảng tổng hợp, năng lực thông qua năm 2010 đạt 104 triệu tấn/năm; năm
2020 đạt khoảng 144 triệu tấn/năm. Hiện nay đã có 13 cảng đang hoạt động.
Trong đó 2 cảng tổng hợp năng lực thông qua 4 triệu tấn/năm. Đang chuẩn bị
đầu tư 30 dự án cảng, một số cảng đã khởi công. Ngoài ra khu vực Côn Đảo
quy hoạch phát triển 4 cảng, trong đó 2 cảng tổng hợp công suất 1 triệu
tấn/năm.
Theo đường không, trên địa bàn tỉnh hiện nay có sân bay Vũng Tàu và
sân bay Côn Đảo. Theo quy hoạch, đến năm 2020 sẽ phát triển sân bay Gò

Găng; đồng thời với việc đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành và các tuyến
đường sắt, đường cao tốc, đường xuyên Á,... giao thông từ Bà Rịa - Vũng Tàu
đi các địa phương trong nước và quốc tế sẽ ngày càng thuận lợi.
Với các lợi thế về cảng biển, giao thông đường bộ, đường thủy, đường
không, Bà Rịa - Vũng Tàu được coi là cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam,... và giữ vị trí ngày càng quan trọng trong sự phát triển của Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước.
2 MỘT SỐ YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE NHÂN
DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
2.1

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐỊA HÌNH

12


Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Vùng Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam và được coi là cửa ngõ của Vùng với hệ thống cảng biển,
sân bay, và mạng lưới đường sông thuận lợi. Các đường quốc lộ 51, 55, 56
cùng với hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch máu chính gắn kết
quan hệ toàn diện của Bà Rịa – Vũng Tàu với các tỉnh khác trong cả nước và
quốc tế.
Địa hình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tương đối bằng phẳng, gồm những
vùng đồng bằng nhỏ và hẹp, cao trung bình 1-15m ven các dòng sông, suối của
sông Dinh, sông Thị Vải, sông Ray. Dọc các quốc lộ 55, 56, các tỉnh lộ 328 có
các đồi núi thấp 50m - 500m. Ngoại trừ huyện Côn Đảo, giao thông đia lại trên
địa bàn tỉnh khá thuận lợi so với các tỉnh khác trong cả nước. Đến nay, toàn bộ
các xã đều đã có đường giao thông trải nhựa về đến trung tâm xã. Từ xã vùng
xa nhất đi về bệnh viện tỉnh cũng chỉ hết khoảng 1 giờ 30 phút đi bằng ô tô.
Đây là một trong những yếu tố thuận lợi cho công tác y tế, chăm sóc sức khỏe

nhân dân trên địa bàn.
2.2

KHÍ HẬU

Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh
hưởng của Đại Dương, nhiệt độ trung bình khoảng 27oC. Bà Rịa – Vũng Tàu
có số giờ nắng cao. Lượng mưa trung bình hàng năm thấp (khoảng 1.600 mm)
và phân bố rất không đều theo thời gian, tạo thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và
mùa khô. Bà Rịa – Vũng Tàu chịu ảnh hưởng của 3 loại gió: Gió Đông Bắc và
gió Bắc thường xuất hiện vào đầu mùa khô có tốc độ khoảng 1-5m/s; Gió
Chướng xuất hiện vào mùa khô có tốc độ 4-5m/s; Gió Tây và gió Tây - Nam
có tốc độ 3-4m/s thường xuất hiện vào khoảng từ Tháng Năm đến Tháng Mười
Một.
Điều kiện khí hậu ven biển của tỉnh thuận lợi cho việc phát triển các cơ
sở nghỉ dưỡng, điều trị bệnh. Môi trường không khí trong lành có tác động tốt
đến sức khỏe, giảm đáng kể các bệnh có nguyên nhân từ ô nhiễm môi trường,
đặc biệt là nhóm bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, bệnh ngoài da…
2.3

THUỶ VĂN

a) Nguồn nước mặt
Nước mặt ở Bà Rịa – Vũng Tàu chủ yếu do 3 con sông chính cung cấp,
đó là: Sông Thị Vải - Cái Mép dài 42 km, đoạn chảy qua tỉnh thuộc huyện Tân
Thành và thị xã Bà Rịa dài 25 km, rộng 600-800 m, sâu 10-20 m; Sông Dinh
có lưu vực rộng 300 km2, đoạn chảy qua tỉnh thuộc huyện Châu Đức và thị xã
Bà Rịa dài 30 km; Sông Ray dài 120 km, lưu vực 770 km 2, đoạn chảy qua tỉnh
thuộc các huyện Xuyên Mộc, Châu Đức và Đất Đỏ dài 40km. Trong đó Sông
Dinh và Sông Ray là nguồn nước chủ yếu cho sản xuất công nghiệp, nông

nghiệp và sinh hoạt.
13


b) Nguồn nước ngầm
Nước ngầm của tỉnh khá phong phú, tổng trữ lượng có thể khai thác là
70.000 m3/ngày-đêm, tập trung vào 3 khu vực chính là: Bà Rịa 20.000
m3/ngày-đêm; Phú Mỹ - Mỹ Xuân 25.000 m3/ngày-đêm; Long Điền 15.000
m3/ngày-đêm. Ngoài 3 vùng trên khả năng khai thác nước ngầm rải rác khoảng
10.000 m3/ngày-đêm.
Nước ngầm trong tỉnh nằm ở độ sâu 60-90m, có dung lượng trung bình
từ 10-20m3/s nên khai thác tương đối dễ dàng.
c) Đánh giá chung
Với tài nguồn tài nguyên nước của Bà Rịa – Vũng Tàu như trên, nếu khai
thác tốt và có phương án bảo tồn, đủ đảm bảo cung cấp lâu dài cho sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt. Việc cung cấp đủ nước sạch cho sinh
hoạt của nhân dân sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác y tế, chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
2.4

DÂN SỐ - LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM

2.4.1 Đặc trưng dân số của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Dân số trung bình năm 2007 là 974 ngàn người. Tỷ lệ dân số sống ở
thành thị khoảng 45%; còn lại 55% sống ở khu vực nông thôn. Mật độ dân số
trung bình là 490 người/km2.
Công tác kế hoạch hóa gia đình đã thực hiện tốt trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ
sinh thô đã giảm liên tục từ mức 24,8%o năm 1996 còn 18,86%o năm 2000 và
16,36%o năm 2005. Kết quả là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh đã giảm từ
20,65%o năm 1996 còn 15,16%o năm 2000 và xuống 12,9%o năm 2005,

12,3%o năm 2006 (Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2006).
Trong đó nhịp tăng tổng dân số giai đoạn 2001-2005 là 2,59%.
Chất lượng dân số của tỉnh khá cao, theo các kết quả nghiên cứu điều tra
dân số gần đây, ước tính vào năm 2005: nhóm 10-14 tuổi chiếm 12%; nhóm
15-39 tuổi chiếm 49,8%; 40-59 tuổi chiếm 21%. Điều này cho thấy dân số của
tỉnh tương đối trẻ, lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm một tỷ lệ khá cao
trên 61,9%. Dự báo đến năm 2020 các nhóm tuổi có các tỷ lệ như sau: nhóm
10-14 tuổi chiếm 9%; nhóm 15-39 tuổi chiếm 52,6%; 40-59 tuổi chiếm 34,4%.
Riêng trẻ em dưới 6 tuổi – đối tượng được khám, chữa bệnh miễn phí - năm
2005 toàn tỉnh có 103.902 cháu, năm 2006 có 124.681 cháu và năm 2007 có
149.617 cháu.

14


Về trí lực, tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập tiểu học và xóa mù chữ năm 1997,
đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi năm 2003 và đã đạt chuẩn phổ cập
trung học cơ sở vào cuối năm 2004 (toàn quốc dự kiến vào năm 2010). Tỷ lệ
huy động học sinh phổ thông các cấp cao: tiểu học 100%, trung học đạt 98%.
Có thể nói chất lượng dân số ngày càng được cải thiện, đó vừa là mục
tiêu, vừa là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quy hoạch phát triển hệ
thống y tế của tỉnh đến năm 2020.
Một đặc điểm khá nổi bật về dân số ở Bà Rịa – Vũng tàu đó là tỷ lệ tăng
dân số cơ học khá cao, với mức tăng bình quân hàng năm so với quy mô dân
số khoảng 1 -1,5%. Nghĩa là mỗi năm có khoảng 9.000 đến 13.000 người từ
các địa phương khác chuyển đến sinh sống tại Bà Rịa – Vũng tàu. Ngoài ra
hàng năm còn hàng chục ngàn lượt người đến tỉnh làm các công việc mang
tính thời vụ như: Công nhân xây dựng, phục vụ trong các quán ăn, nhà hàng,
buôn bán nhỏ... Bên cạnh đó hàng năm tỉnh còn đón khoảng 6 -7 triệu lượt
khách du lịch. Dân số tăng cơ học, lao động nhập cư và du khách đã có những

đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhưng cũng đặt ra
những thách thức rất lớn đối với hệ thống y tế và công tác chăm sóc sức khỏe
của nhân dân, nhất là công tác quản lý chăm sóc các bệnh truyền nhiễm như:
lao, HIV...
2.4.2 Lao động - việc làm
Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2007 có 601.358 người
(chiếm 63,13% tổng dân số). Số người lao động thực tế trong các ngành kinh
tế trên địa bàn năm 2007 gồm 437.405 người (năm 2000 là 352.460 người),
phân bố như sau:
— Lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản: 209.812 người, chiếm tỷ lệ
47,97%.
— Lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng: 103.788 người.
chiếm tỷ lệ 23,73%.
— Ngoài ra nhân lực làm việc trong các loại hình dịch vụ khác như
thương nghiệp; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân; khách sạn và
nhà hàng; vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; tài chính, tín dụng; hoạt động
khoa học và công nghệ,...; các ngành như giáo dục, y tế, văn hoá thể thao,...:
123.805 người, chiếm 28,3%.
Bảng 1: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
qua một số năm

15


TT

Chỉ tiêu

2005


1 Tổng số lao động (người)

2006

2007

433.519

421.696

437.405

232.609

202.525

209.812

87.414

100.117

103.788

113.496

119.054

123.805


Toàn bộ

100%

100%

100%

LĐ Nông-Lâm-Thuỷ sản

53,66

48,03

47,97

LĐ công nghiệp-Xây dựng

20,16

23,74

23,73

LĐ dịch vụ và khác

26,18

28,23


28,30

LĐ Nông-Lâm-Thuỷ sản
LĐ Công nghiệp-Xây dựng
LĐ Dịch vụ và LĐ khác
2 Cơ cấu lao động(%)

16


Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2005, 2006 và 2007.

Nguồn lao động chiếm khoảng 60% tổng dân số, trong đó chủ yếu là lao
động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và
công nghệ tiên tiến. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm qua, đặc
biệt là công nghiệp, đã trở thành môi trường nâng cao tay nghề cho lao động
của tỉnh.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh hiện nay, lao động
đang có sự chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và
dịch vụ, có năng suất lao động cao hơn và thu nhập cao hơn, tạo điều kiện cho
người dân có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn, nhưng cũng phát sinh thêm
những vấn đề liên quan đến sự gia tăng các bệnh về nghề nghiệp hoặc do tác
động của vệ sinh môi trường. Số lao động trong khu vực nông lâm nghiệp,
thuỷ sản vẫn còn chiếm tới gần 48%. Đây là khu vực lao động và dân cư có
thu nhập thấp, đòi hỏi chính sách y tế của Nhà nước cần có sự quan tâm thích
đáng để bảo đảm yêu cầu thực hiện công bằng xã hội về y tế.
2.5

CƠ SỞ HẠ TẦNG


2.5.1 Giao thông - vận tải
a) Giao thông đường bộ
Bà Rịa - Vũng Tàu có hệ thống giao thông đường bộ đã tương đối đồng
bộ về mạng với các quốc lộ 51, 55, 56, nhiều tỉnh lộ và đường huyện có chất
lượng rất tốt. Tất cả các đường ô tô đi đến các trung tâm xã đều đã được nhựa
hoá, hầu hết các tuyến đường liên huyện và các đường trục trong các đô thị
đều đã được bê tông hoá.
b) Giao thông đường thủy
Toàn tỉnh có hơn 20 con sông và rạch chính và đã hình thành các tuyến
vận tải đường sông là: Vũng Tàu đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, và
Vũng Tàu đi Cần Giờ. Từ tỉnh có thể đi bằng đường biển đến khắp mọi nơi
trong nước và quốc tế, đã hình thành 2 tuyến chở khách bằng đường biển là
Vũng Tàu - thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu - Côn Đảo.
c) Giao thông đường không
Tỉnh hiện có 2 sân bay: Sân bay Vũng Tàu có đường băng dài 1.800 m,
dùng cho máy bay trực thăng, chủ yếu phục vụ cho công tác thăm dò, khai thác
dầu khí và vận chuyển hành khách; Sân bay Cỏ Ống - Côn Đảo có đường
băng dài 1.830 m, máy bay ATR-72 lên xuống được.

17


Nhận xét chung: Có thể nói Bà Rịa – Vũng Tàu có hệ thống giao thông
khá phát triển và thuận lợi so với nhiều địa phương khác trong cả nước. Điều
này có tác động khá tích cực đến sự phát triển của hệ thống y tế và chăm sóc
sức khỏe nhân dân, nhất là công tác vận chuyển bệnh nhân giữa các tuyến
trong tỉnh, cũng như đến các địa phương trong vùng nhanh chóng và thuận lợi.
Nếu biết phát huy thế mạnh này, kết hợp với các yếu tố: Môi trường trong
sạch, khí hậu mát mẻ, không bị lũ lụt, ít mưa bão, thu nhập dân cư khá cao…
Bà Rịa – Vũng tàu có thể phát triển mạnh dịch vụ y tế theo phương thức xã hội

hóa để phục vụ không chỉ cho nhân dân trong tỉnh mà còn cho cả các địa
phương trong vùng, nhất là các dịch vụ về điều dưỡng, chăm sóc, phục hồi sau
điều trị…
2.5.2 Cấp và thoát nước
a) Cấp nước
Đến nay toàn tỉnh có 6 nhà máy nước và các hệ cấp nước nông thôn với
tổng số công suất khoảng 150.000 m3 ngày/đêm, đảm bảo cung cấp đủ nước
sạch cho khu vực các đô thị.
Quy mô và sự phân bố của các nhà máy hiện có như sau:
– Nhà máy nước Sông Dinh: công suất 70.000 m 3/ngày-đêm và nhà
máy nước ngầm Bà Rịa công suất 12.000 m3/ngày-đêm, đủ cung cấp nước cho
hai đô thị lớn nhất của tỉnh.
– Nhà máy nước Mỹ Xuân: công suất 25.000 m3/ngày-đêm cung cấp
nước cho khu vực đô thị mới Phú Mỹ, Mỹ Xuân và các khu vực lân cận.
– Nhà máy cấp nước Tóc Tiên do Công ty TNHH Hải Châu đầu tư và
quản lý, công suất 20.000 m3/ngày – đêm, đã đầu tư giai đoạn 1 công suất
10.000 m3/ngày-đêm chủ yếu để cung cấp nước cho các khu công nghiệp
– Nhà máy nước Phước Bửu: công suất 2000 m3/ngày-đêm cung cấp
nước cho thị trấn Phước Bửu, xã Phước Hưng.
– Nhà máy nước Ngãi Giao: công suất 2.500 m3/ngày-đêm cung cấp
nước cho thị trấn Ngãi Giao và xã Kim Long.
– Nhà máy nước Côn Đảo: công suất 1.500 m 3/ngày-đêm cung cấp
nước cho trung tâm huyện Côn Đảo, cảng cá Bến Đầm và khu vực Cỏ Ống.
– Tại khu vực nông thôn: Có 25 hệ cấp nước với tổng công suất 13.000
m /ngày-đêm đã cung cấp được nước hợp vệ sinh cho 27/38 xã. Hệ thống cấp
nước sạch nông thôn phát triển mạnh trong vài năm gần đây, đến năm 2005 tỷ
lệ được dùng nước đảm bảo vệ sinh môi trường ở nông thôn là 96%. Tỷ lệ này
đã được nâng lên 98% vào năm 2007.
3


18


Sự quan tâm đầu tư bảo đảm cung cấp đủ nước hợp vệ sinh cho nhân
dân ở cả khu vực đô thị và nông thôn là yếu tố rất quan trọng góp phần vào
việc phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao sức khỏe nhân dân.
b) Thoát nước
Hiện tại mới chỉ có các hệ thống thoát nước tập trung tại các khu đô thị.
Tại các khu dân cư nông thôn đều không có hệ thống thoát nước, nước thải và
nước mưa chủ yếu là tự thấm, một phần chảy tràn xuống các khu vực trũng và
sông suối.
* Nước thải sinh hoạt
– Thành phố Vũng Tàu: Hiện tại chỉ có một hệ thống thoát nước
chung cho cả nước mưa và nước thải sinh hoạt. Mật độ cống thoát không đều
chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm. Hướng thoát nước ra các hồ Á Châu,
Bàu Sen, Rạch Bà và ra sông Dinh.
– Thị xã Bà Rịa: Chỉ có hệ thống thoát nước chung cho cả nước mưa
và nước bẩn, tập trung ở khu trung tâm thị xã, hướng thoát nước ra sông Dinh
và sông Thủ Lựu.
– Khu đô thị mới Phú Mỹ: Tại các khu dân cư chỉ có hệ thống thoát
nước mưa, nước thải bẩn chủ yếu là qua bể tự hoại và tự thấm.
– Thị trấn Long Điền: Chỉ có hệ thống thoát nước mưa ở một số đường
phố chính. Nước thải bẩn qua bể tự hoại rồi tự thấm.
– Thị trấn Phước Bửu: Chưa có hệ thống thoát nước, riêng khu phố chợ
có xây dựng cống và mương thoát nước cục bộ.
– Thị trấn Ngãi Giao: Chưa có hệ thống thoát nước.
* Nước thải công nghiệp
Nước thải của các cơ sở sản xuất hầu như chưa được xử lý. Trong số 10
khu công nghiệp đã thành lập trên địa bàn, mới chỉ có 02 khu công nghiệp đầu
tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, một khu đang xây dựng, còn lại các khu

khác chỉ có xử lý cục bộ tại các nhà máy. Một số cơ sở có xử lý nước thải
nhưng chưa đúng quy trình do đó không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, sau đó xả
thẳng ra kênh rạch gây ô nhiễm cho các nguồn nước mặt. Chỉ có các nhà máy
có vốn đầu tư nước ngoài có xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.
Việc thu gom và xử lý nước thải là một trong những vấn đề quan trọng
có liên quan đến bảo vệ môi trường sống, phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao sức
khỏe nhân dân. Trong giai đoạn quy hoạch tới, chính quyền các cấp, đoàn thể
nhân dân, các tổ chức kinh tế cần phải có sự lưu ý đặc biệt hơn nữa đối với
việc xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tại các đô thị, khu dân cư,
khu công nghiệp, khu du lịch và các cơ sở sản xuất, kinh doanh riêng lẻ khác.

19


2.5.3 Cấp điện
Bà Rịa - Vũng Tàu có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện thương phẩm khá
cao. Trung bình trong giai đoạn 2001 - 2005 đạt 18,65%/ năm. Năm 2005,
lượng điện năng tiêu thụ đạt 768 triệu kwh, bình quân 837 kwh/người/năm.
Công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tiêu thụ điện, chiếm
khoảng 44%, dịch vụ thương mại chiếm khoảng 6%, nông nghiệp chiếm rất
nhỏ, chỉ 1%. Điện sinh hoạt cho dân cư chiếm tương đương với điện sử dụng
trong sản xuất công nghiệp, khoảng 44%. Xu hướng cơ cấu sử dụng điện sẽ
tăng tỷ lệ sử dụng điện cho sản xuất và giảm dần sử dụng điện sinh hoạt trong
dân. Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng điện từ 87% năm 2001 lên 94%
năm 2005 và 97% năm 2007.
2.5.4 Thông tin – truyền thông
Tính đến cuối năm 2007, trên địa bàn Tỉnh có 264 điểm bưu điện phục
vụ, gồm: 03 bưu cục cấp 1, 8 bưu cục cấp 2, 38 bưu cục cấp 3, 22 điểm bưu
điện văn hóa xã, 193 đại lý và kiot, phân bố trên 100% số xã trên địa bàn toàn
tỉnh. Chỉ tiêu bán kính phục vụ bình quân đạt 1,55km; dân số phục vụ bình

quân 3.529 người.
Trên địa bàn tỉnh có 3 doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ điện thoại cố
định với 3 tổng đài Host và 63 tổng đài vệ tinh, 3 doanh nghiệp tham gia cung
cấp mạng truyền dẫn và đã thực hiện 132 tuyến tuyền dẫn nội tỉnh, 5 nhà cung
cấp mạng thông tin di động với 253 trạm di động, đã phủ sóng toàn bộ các
trung tâm huyện, các tuyến quốc lộ chính, 2 doanh nghiệp cung cấp mạng
internet và VoIP.
2.6

VỆ SINH - MÔI TRƯỜNG

Trong những năm gần đây vấn đề vệ sinh môi trường và sức khỏe của
tỉnh đã từng bước được cải thiện. Các bệnh dịch được khống chế một cách
hiệu quả, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, thông tin tuyên truyền tới người
dân được thực hiện tích cực. Môi trường rừng và cây xanh đang được phục hồi
sau một thời gian dài bị phá hủy.
Trong những năm gần đây công tác vệ sinh môi trường được ngành y tế
và các ngành chức năng quan tâm. Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh tổ chức các
hoạt động giám sát, kiểm tra các công trình vệ sinh tại nơi công cộng. Các
trạm y tế xã, phường, thị trấn được Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và các Trung
tâm, đội y tế dự phòng tuyến huyện hướng dẫn và phối hợp thực hiện. Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân, nhất là đảm bảo vệ sinh
chuồng trại gia súc ở khu vực nông thôn, chăn nuôi. Do đó công tác vệ sinh
môi trường ngày càng được cải thiện tốt hơn.

20


Công tác vệ sinh và y tế trường học cũng được chú trọng hơn. Y tế cũng
đã phối hợp với ngành Giáo dục kiểm tra, đẩy mạnh công tác y tế trường học.

Phần lớn các trường đều đảm bảo vệ sinh tốt, xanh, sạch, đẹp.
Tuy vậy công tác phối hợp liên ngành trong vấn đề kiểm tra, đảm bảo vệ
sinh môi trường, vệ sinh trường học cũng chưa thường xuyên. Đầu tư ngân
sách cho công tác vệ sinh môi trường cũng còn rất hạn hẹp.
Tình hình thu gom và xử lý rác, nước thải:
— Rác thải đô thị: Việc thu gom rác thải đô thị hàng ngày do công ty
Môi trường đô thị đảm nhận, sau đó chuyển về bãi rác tập trung để xử lý chôn
lấp. Tuy nhiên việc thu gom, xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh vẫn luôn là vấn đề
khó khăn hiện nay, do phong tục, tập quán xả rác của nhân dân, khó tìm được
công nghệ xử lý rác thích hợp và nguồn vốn cũng hạn hẹp.
— Rác nông thôn: ở một số thị trấn và một số xã đã có các tổ, đội vệ
sinh do địa phương tổ chức hàng ngày quét dọn vệ sinh đường đi, khơi thông
cống rãnh và thu gom rác chuyển về các bãi để chôn lấp. Tuy vậy, do ý thức
và thói quen của nhân dân, tình trạng vứt rác thải, chất thải bừa bãi ở ven
đường, ven sông, trên các bãi biển... vẫn còn khá phổ biến gây mất vệ sinh và
mỹ quan của địa phương. Tình trạng nước rửa chuồng nuôi gia súc, gia cầm
chảy tự nhiên ra môi trường gây ô nhiễm vẫn xảy ra ở hầu hết địa bàn nông
thôn hiện nay. Điều này nếu không sớm có giải pháp khắc phục sẽ tạo ra nguy
cơ cao về sự gia tăng và lây lan các bệnh nhiễm trùng, nhất là khi xảy ra dịch
bệnh trên địa bàn.
— Rác thải bệnh viện và các cơ sở y tế: là loại rác thải đặc biệt, yếu tố
lây truyền và ô nhiễm cao. Đến nay mới chỉ có Bệnh viện Bà Rịa xây dựng
được hệ thống thu gom và xử lý nước thải, còn lại Bệnh viện Lê Lợi và toàn
bộ các cơ sở y tế khác vẫn chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu
chuẩn.
Rác thải y tế được Hợp tác xã thu gom và vận chuyển rác y tế tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu thu gom của các cơ sở y tế ngành và các cơ sở y tế tư nhân tại
thành phố Vũng Tàu và thị xã Bà Rịa, vận chuyển đưa về đốt tại Bệnh viện Lê
Lợi và Bệnh viện Bà Rịa.


21


— Các hoạt động sản xuất công nghiệp như sản xuất vật liệu xây dựng
cát, sỏi, xi măng, chế biến khoáng sản và các làng nghề áp dụng công nghệ cũ,
lạc hậu cũng góp phần làm xuống cấp môi trường không khí và môi trường
nước của tỉnh. Đến nay chất thải rắn từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khi,
rác thải của các nhà máy trong các khu công nghiệp vẫn chưa có cơ sở xử lý
tập trung đạt yêu cầu. Ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp và tại
các khu sản xuất cát, đá, vật liệu xây dựng… là nguyên nhân tác động gia tăng
các bệnh nghề nghiệp trên địa bàn.
— Đến nay trên địa bàn tỉnh đã thành lập 11 khu công nghiệp tập trung,
trong đó có 7 khu đã đi vào hoạt động, 4 khu đã cơ bản lấp đầy các nhà máy
sản xuất. Tuy nhiên mới chỉ có 1 khu công nghiệp đã xây dựng xong hệ thỗng
xử lý nước thải, 2 khu đang xây dựng, còn lại hầu hết đều chưa có hệ thống xử
lý nước thải. Các khu công nghiệp này cũng không có cơ sở xử lý chất thải
rắn. Việc chậm quan tâm xử lý, giải quyết các tác động ô nhiễm môi trường
trong các khu công nghiệp cũng là nguyên nhân tác động gia tăng các bệnh
nghề nghiệp trên địa bàn.
Tóm lại: Ô nhiễm môi trường cũng đang là một vấn đề đáng quan tâm cả
ở khu vực nông thôn và thành thị đặc biệt tại các khu công nghiệp, về các chất
thải công nghiệp, xây dựng, chất thải sinh hoạt và chất thải bệnh viện… là
những nguyên nhân tác động lớn đến sức khỏe nhân dân, phát sinh nhiều loại
bệnh, đòi hỏi phải sớm có những giải pháp để khắc phục, giảm thiểu.
2.7

KINH TẾ - VĂN HOÁ, XÃ HỘI

2.7.1 Tăng trưởng kinh tế
Tính theo giá so sánh 1994, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Bà

Rịa – Vũng Tàu 1995 kể cả dầu khí là 10.735 tỷ đồng, bình quân đầu người
15,3 triệu đồng (không kể dầu khí là 3.949 tỷ đồng, bình quân đầu người 5,63
triệu đồng); năm 2005 GDP đã tăng lên đạt 39.321 tỷ đồng, bình quân đầu
người đạt khoảng 44,2 triệu đồng (nếu không kể dầu khí GDP đạt 19.857 tỷ
đồng, bình quân đầu người 21,8 triệu đồng); năm 2007 GDP đạt 45.865 tỷ
đồng, bình quân đầu người đạt 47 triệu đồng. Nếu so với GDP bình quân đầu
người cả nước thì Bà Rịa - Vũng Tàu cao hơn khoảng 6 lần (tính cả dầu khí)
và gấp 3 lần (nếu trừ dầu khí). Trong 64 tỉnh thành trong cả nước, Bà Rịa Vũng Tàu xếp thứ 3 về quy mô GDP (sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội),
và thứ 1 về GDP/người. Như vậy xét về quy mô GDP, GDP/người Bà RịaVũng Tàu có điểm xuất phát khá thuận lợi so với các tỉnh trong cả nước.

22


Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm trong thời kỳ 1996-2000 là
15,7% (trừ dầu khí là 15%), trong giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng GDP đạt
12,82% (không kể dầu khí là 20,96%), năm 2007 tăng 9,74% (không kể dầu
khí đạt 25,72%). Các tốc độ trên luôn đạt mức cao trong các tỉnh Đông Nam
Bộ, cao hơn nhiều so với tốc độ trung bình của cả nước.

Bảng 2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP
Tăng bình quân (%)
TT

Danh mục

1991

1995

2000


2005

19911995

19962000

20012005

I GDP (cả dầu khí)

4827 10758 22337 39321

22,18

15,7

11,97

1 Công nghiệp, xây dựng

3791

8472 18106 33370

22,27

16,4

13,01


1666

3314

4432

24,34

14,7

11,02

3 Nông lâm ngư nghiệp

339,8 620,9

918

1519

16,27

8,1

10,60

II GDP (Không tính d khí)

1661


3949

7930 19857

18,70

15,0

20,9

1 Công nghiệp, xây dựng

625

1663

3699 12765

27,7

17,3

28,1

2 Dịch vụ

697

1666


3314

4432

24,3

14,7

11,02

339,8 620,9

918

1519

16,3

8,1

10,60

2 Dịch vụ

3 Nông lâm ngư nghiệp

697

23



Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2005 & Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng (VA) các
ngành như sau:


Nếu tính cả dầu khí thì:

+ Thời kỳ 1996-2000, Công nghiệp, xây dựng tăng 16,4%, nông – lâm ngư nghiệp là 8,1% và dịch vụ tăng 14,7%.
+ Thời kỳ 2001-2005, Công nghiệp, xây dựng tăng 13,01%, nông-lâmngư nghiệp là 10,60% và dịch vụ tăng 5,99%.


Nếu không tính dầu khí thì:

+ Thời kỳ 1996-2000, Công nghiệp, xây dựng tăng 17,3%, nông-lâm-ngư
nghiệp là 8,1% và dịch vụ tăng 14,7%.
+ Thời kỳ 2001-2005, Công nghiệp, xây dựng tăng 28,1%, nông-lâm-ngư
nghiệp là 10,60% và dịch vụ tăng 5,99%.
Như vậy, giá trị gia tăng hầu hết các ngành đều đạt tốc độ tăng trưởng
cao hơn mức trung bình cả nước.
2.7.2 Thu, chi ngân sách trên địa bàn
a) Thu ngân sách
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1996 - 2000
tổng số thu đạt được là 74.450 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm trong
giai đoạn này là 31,5%; riêng năm 2000 số thu là 31.715 tỷ đồng tăng hơn 4
lần so với năm 1995; giai đoạn 2001-2005 tổng số thu đạt được là 244.058 tỷ
đồng tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 14,3%/năm; riêng năm 2005 thu
ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 61.887 tỷ đồng.

Thu từ dầu khí giai đoạn 1996 - 2000 đạt 60.190 tỷ đồng, tốc độ tăng
bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 33,05%; riêng năm 2000 số thu là
24.358 tỷ đồng tăng 4,2 lần so với năm 1996. Giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng
thu từ dầu khí có giảm, tổng số thu đạt được là 189.752 tỷ đồng, tốc độ tăng
bình quân hàng năm trong giai đoạn này khoảng 15,33%; riêng năm 2005 là
49.710 tỷ đồng.
Thu thuế xuất - nhập khẩu giai đoạn 1996 – 2000 là 7.193 tỷ đồng, tốc
độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 45,9%; riêng năm 2000 số
thu là 2.602 tỷ đồng, gấp 4,5 lần so với năm 1996. Giai đoạn 2001-2005 tổng
số thu thuế xuất – nhập khẩu đạt được là 18.748 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân
hàng năm khoảng 12,92%; riêng năm 2005 là 4.778 tỷ đồng.
24


Thu từ các nguồn khác giai đoạn 1996 - 2000 là 7.167 tỷ đồng, tốc độ
tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 54,6%/năm; riêng năm 2000
số thu là 4.755 tỷ đồng, tăng gần 5,7 lần so với năm 1995. Giai đoạn 20012005 các nguồn thu này đạt được 35.558 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng
năm khoảng 9,25%; riêng năm 2005 là 7.399 tỷ đồng.
a) Chi ngân sách nhà nước
Tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 1996 - 2000 là 3.966 tỷ đồng,
tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 27%; riêng năm 2000
số chi là 1.304 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần so với năm 1995; giai đoạn 2001-2005
số chi là 17.806 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân của giai đoạn này là 31,19%,
riêng năm 2005 là 5.067 tỷ đồng, tăng gấp 3,9 lần so với năm 2000. Cụ thể:
Chi đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 1996 - 2000 là 1.914 tỷ đồng, tốc
độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 10,1%; riêng năm 2000 số
chi là 434 tỷ đồng, tăng gấp gần 1,5 lần so với năm 1995; giai đoạn 2001-2005
số chi là 7.134 tỷ đồng, riêng năm 2005 là 2.514 tỷ đồng, tăng gấp 5,8 lần so
với năm 2000.
Chi thường xuyên giai đoạn 1996 - 2000 là 2.052 tỷ đồng, tốc độ tăng

bình quân hàng năm giai đoạn này là 43,2%/năm; riêng năm 2000 số chi là 870
tỷ đồng, tăng gấp 4,2 lần so với năm 1995; giai đoạn 2001-2005 số chi là 4.701
tỷ đồng, riêng năm 2005 là 1.367 tỷ đồng, tăng gấp 1,57 lần so với năm 2000.

Bảng 3. Thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh qua một số
năm
T
T
1

Danh mục

2000

2005

2006

Tỷ đg

31.715

61.887

80.514

1.1 Thu từ dầu thô

Tỷ đg


24.358

49.710

63.278

1.2 Thu thuế xuất nhập khẩu

Tỷ đg

2.602

4.778

5.761

1.3 Thu từ nguồn khác

Tỷ đg

4.755

7.399

11.475

Tỷ đg

1.304


5.067

5.340

2.1 Chi thường xuyên

Tỷ đg

870

1.367

1.389

2.2 Chi đầu tư XDCB

Tỷ đg

434

2.514

2.684

2

Tổng thu ngân sách

Đơn vị


Tổng chi NSNN

25


×