Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BÀI TẬP NHÓM TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.01 KB, 3 trang )

II. Vai trò của yếu tố giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
Giáo dục giữ một vai trò rất quan trọng, mà theo quan điểm của tâm lý học và
giáo dục hiện đại, giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành nhân cách.
2.1 Giáo dục vạch phương hướng và tổ chức dẫn đắt quá trình hình thành
và phát triển nhân cách.
Qua giáo dục, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm xã hội
– lịch sử đó được kết tinh trong các sản phẩm văn hoá vật chất và tinh thần của
nhân loại. Thế hệ trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm đó để biến chúng thành kinh
nghiệm của bản thân, tạo nên nhân cách của mình.
Một đứa trẻ khi sinh ra chưa nhận thức được những mặt tốt đẹp hay xấu xa của
thế giới, chúng chưa hình thành khái niệm về điều thiện điều ác cũng chưa hiểu
đâu là những giá trị nhân văn tốt đẹp mà con người ta cần hướng tới. Và giáo
dục, chính là cách nhanh nhất, chính xác nhất để dẫn dắt sự hình thành và phát
triển nhân cách của trẻ em theo chiều hướng đó. Ví dụ như :Ngay từ nhỏ, chúng
ta đã được cha mẹ, thầy cô giáo dạy rằng phải biết lễ phép với ông bà, cha mẹ,
phải biết kính trên nhường dưới, phải ngoan ngoãn, lễ phép, chào hỏi, phải biết
yêu thương đoàn kết, giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh,... Đó chính là
những tác động đầu tiên của giáo dục trong việc hình thành, phát triển nhân
cách của con người từ rất sớm.
Sự định hướng của giáo dục không chỉ thích ứng với những yêu cầu của xã hội
hiện tại mà còn phải thích hợp với yêu cầu phát triển của tương lai để thúc đẩy
sự tiến bộ của xã hội. Vì vậy, giáo dục phải đi trước, đón đầu sự phát triển.
Muốn đi trước, đón đầu sự phát triển, giáo dục căn cứ trên những dự báo về gia
tốc phát triển của xã hội, thiết kế nên mô hình nhân cách của con người thời đại
với hệ thống định hướng giá trị tương ứng.
2.2. Giáo dục can thiệp, điều chỉnh phát huy tối đa các yếu tố khác chi phối
sự hình thành nhân cách (yếu tố sinh thể, hoàn cảnh sống…)


Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu, do tự phát của môi
trường, xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn


của xã hội. Các yếu tố bẩm sinh - di truyền, môi trường và hoạt động các nhân
đều có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách ở các mức độ khác nhau, tuy
nhiên yếu tố giáo dục lại có thể tác động đến các yếu tố này để tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho sự phát triển nhân cách.
- Đối với di truyền: Giáo dục tạo điều kiện thuận lợi để những mầm mống của
con người có trong chương trình gen được phát triển. Giáo dục rèn luyện, thúc
đẩy sự hoàn thiện của các giác quan và vận động cơ thể, phát hiện những tư chất
của cá nhân và tạo điều kiện để phát huy năng khiếu thành năng lực cụ thể. Giáo
dục tìm cách khắc phục những khiếm khuyết cơ thể để hạn chế những khó khăn
của người khuyết tật trong sự phát triển nhân cách (phục hồi chức năng hoặc
hướng dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ). Ngoài ra giáo dục còn góp phần tăng cường
nhận thức trong xã hội về trách nhiệm của cộng đồng đối với người khuyết tật
và tổ chức cho toàn xã hội chia sẻ, hỗ trợ người khuyết tật vượt qua khó khăn và
sự bất hạnh của mình.
- Đối với môi trường: Giáo dục tác động đến môi trường tự nhiên qua việc
trang bị kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường của con người, khắc phục được
sự mất cân bằng sinh thái, làm cho môi trường tự nhiên trở nên trong lành, đẹp
đẽ hơn. Giáo dục tác động đến môi trường xã hội lớn thông qua các chức năng
kinh tế - xã hội, chức năng chính trị - xã hội, chức năng tư tưởng – văn hóa của
giáo dục. Giáo dục còn làm thay đổi tính chất của môi trường xã hội nhỏ như
gia đình, nhà trường và các nhóm bạn bè, khu phố…, để các môi trường nhỏ tạo
nên những tác động lành mạnh. tích cực đến sự phát triển nhân cách con người.
- Đối với hoạt động cá nhân: Giáo dục tổ chức nhiều loại hình hoạt động giao
tiếp bổ ích, lành mạnh nhằm phát huy những phẩm chất và năng lực cá nhân
(sân chơi ở các nhà văn hóa cho mọi lứa tuổi, các câu lạc bộ xây dựng gia đình
hạnh phúc tại địa phương, …). Giáo dục tạo tiền đề cho tự giáo dục của cá nhân.
Tự giáo dục thể hiện tính chủ thể của cá nhân khi con người đáp ứng hoặc tự


vận động nhằm chuyển hóa các yêu cầu của giáo dục thành phẩm chất và năng

lực của bản thân. Nếu cá nhân thiếu khả năng tự giáo dục thì các phẩm chất và
năng lực của họ sẽ hình thành ở mức độ thấp hoặc thậm chí không thể hình
thành. Trình độ, khả năng tự giáo dục của cá nhân phần lớn bắt nguồn từ sự định
hướng của giáo dục. Giáo dục đúng đắn và đầy đủ sẽ giúp con người hình thành
khả năng tự giáo dục, đề kháng trước những tác động tiêu cực của xã hội để
phát triển nhân cách mạnh mẽ. “Chỉ có những người biết tự giáo dục mới là
những người thực sự có giáo dục.”
2.3. GD có thể đón trước sự phát triển, “hoạch định nhân cách tương lai”
để tác động hình thành và phát triển phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Những tác động tự phát của xã hội chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ
hiện có của nó, như môi trường lớp học giúp con người hòa đồng, đoàn kết với
tập thể, môi trường làm việc giúp con người chuyên nghiệp, trách nhiệm hơn.
Nhưng để đi trước hiện tại, hướng tới những giá trị, phẩm chất mà con
người, xã hội cần có trong tương lai thì chỉ có giáo dục mới có thể định hướng,
đi trước hiện thực, xây dựng con người với những phẩm chất cần có cho tương
lai, cần có cho xã hội mới. Đây chính là tính chất tiên tiến của giáo dục.
Chẳng hạn, mục tiêu giáo dục của chúng ta là xây dựng con người mới xã
hội chủ nghĩa. Bằng những phương pháp giáo dục, định hướng ngay từ khi còn
trên ghế nhà trường, qua các môn học như Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, … . Qua các phương tiện thông tin
đại chúng, các biện pháp tuyên truyền giáo dục như phong trào “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,... Quá trình giáo dục hướng con người
tới việc hoàn thiện bản thân, hoàn thiện, trau dồi những kỹ năng cần có trong
tương lai để trở thành con người có ích, trở thành công dân toàn cầu.



×