Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Luận văn ván khuôn leo theo chuẩn JGJ 195 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 115 trang )

1


B

Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
---------- o0o

---------

Nguyễn Tài Phú

NGHIÊN C Ứ U S Ử D Ụ
KÊT C Ấ
U BÊ TÔNG C Ố

NG VÁN KHUÔN LEO
T THÉP THEO HƯ Ớ
A TRUNG QU Ố C

CỦ

TRONG THI CÔNG
NG D Ẫ

N JGJ 195- 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên nghành:


D Dvà CN
Kỹ thuật Xây dựng công trình
Mã số: 8580201

CB

HƯỚNG DẪN :

PGS. T S .

Hà Nội – 2019

HỒ NGỌC KHOA


3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... iv
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................. vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài:........................................................................................ 1
2. Mục đích của đề tài: .................................................................................... 2
3. Mục tiêu: ..................................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .............................................................. 2
5. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................ 2
6.Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 2

7. Kết quả đạt được và các vấn đề còn tồn tại .................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÁN KHUÔN
LEO TRONG XÂY DỰNG ............................................................................ 4
1.1 Tình hình sử dụng ván khuôn leo trên thế giới .......................................... 4
1.2 Tình hình sử dụng ván khuôn leo ở Việt Nam ........................................... 5
1.2.1 Tình hình sử dụng ván khuôn leo tại Việt Nam ...................................... 5
1.2.2 Một số công ty cung cấp giải pháp Hệ thống leo (Climbing System) ở
nước ta hiện nay ............................................................................................ 22
1.3 Giới thiệu các tiêu chuẩn hướng dẫn và tình hình áp dụng. ..................... 25
1.3.1 Giới thiệu tiêu chuẩn Ván khuôn leoDoka MF 240 .............................. 25
1.3.2 Giới thiệu tiêu chuẩn Ván khuôn leoDoka Xclimb 60 .......................... 26
1.3.3 Tiêu chuẩn, hướng dẫn về ván khuôn leo ở Việt Nam .......................... 26
1.4 Sự cần thiết nghiên cứu áp dụng Hướng dẫn JGJ 195 – 2010. ................. 28
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI VỀ THIẾT KẾ, LẮP
DỰNG, THÁO DỠ VÁN KHUÔN............................................................... 31
2.1. Cấu tạo ván khuôn leo. ........................................................................... 31
2.1.1 Cấu tạo tổng thế ................................................................................... 31


2.1.2 Cấu tạo thành phần ............................................................................... 34
2.1.3 Tính toán .............................................................................................. 37
2.2. Thi công lắp dựng. ................................................................................. 39
2.2.1 Chuẩn bị thi công lắp dựng. .................................................................. 39
2.2.2 Quy trình thi công lắp dựng. ................................................................. 40
2.2.3 Yêu cầu thi công lắp dựng. ................................................................... 44
2.3. Thi công tháo dỡ. ................................................................................... 46
2.3.1 Chuẩn bị thi công tháo dỡ. .................................................................... 46
2.3.2 Yêu cầu thi công tháo dỡ. ..................................................................... 46
2.4. Quản lý chất lượng. ................................................................................ 47
2.4.1 Cơ sở pháp lý ....................................................................................... 47

2.4.2 Quản lý chất lượng vật liệu, thiết bị. ..................................................... 47
2.4.2 Quản lý chất lượng công tác thi công. .................................................. 54
2.4.3 Quản chất lượng công trình .................................................................. 63
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH SỬ DỤNG VÁN KHUÔN LEO
THEO TIÊU CHUẨN HƯỚNG DẪN JGJ 195 - 2010 ................................. 66
3.1. Quy trình công nghệ. .............................................................................. 66
3.1.1 Quy trình thi công lắp dựng. ................................................................. 66
3.1.2 Quy trình thi công tháo dỡ. ................................................................... 68
3.2. Chỉ dẫn quy trình. ................................................................................... 69
3.2.1 Chỉ dẫn quy trình thi công lắp dựng. .................................................... 69
3.2.2 Chỉ dẫn quy trình thi công tháo dỡ ....................................................... 77
3.3. Quản lý chất lượng thi công. .................................................................. 78
3.3.1 Quản lý chất lượng lắp dựng và tháo dỡ hệ ván khuôn. ........................ 78
3.3.2. Quản lý chất lượng bê tông.................................................................. 84
3.3.3 Tiêu chí và quy trình nghiệm thu trong thi công. .................................. 88
3.4. Quản lý an toàn lao động. ....................................................................... 99
3.4.1 Các sự cố và nguyên nhân mất an toàn lao động................................... 99
3.4.2 Biện pháp khắc phục sự cố gây mất an toàn lao động. ........................ 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 103


5

1Kết luận.................................................................................................... 103
2Kiến nghị ................................................................................................. 103
Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 104


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn của PGS.TS Hồ Ngọc Khoa. Các số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trước đó.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả

Nguyễn Tài Phú


7

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn thầy cô giáo Trường Đại học Xây dựng,
các cán bộ giảng viên Khoa Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Bộ môn
Công nghệ và quản lý xây dựng, Khoa Đào tạo Sau Đại học, Thư viện trường
Đại học Xây dựng đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bài luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Hồ Ngọc
Khoa đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và đưa ra nhiều ý kiến quý báu, cũng như
tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp tài liệu và động viên tác giả trong quá trình
hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Nhóm Nghiên cứu Đề tài:“Xây dựng hướng
dẫn kỹ thuật thi công và nghiệm thu hệ ván khuôn leo tự động trong xây dựng”,
thuộc Chương trình Khoa học & Công nghệ trọng điểm nghành xây dựng giai
đoạn 2017 -2021, theo quyết định 1402/QĐ-BXD ngày 30/12/2016 của Bộ
trưởng Xây dựng; đã đóng góp những góp ý, và lời khuyên quý giá cho bản luận
văn này.

Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ khó
khăn và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành
luận văn này.
Do hạn chế về kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu, luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong nhận được sự góp ý của các thầy
cô và đồng nghiệp để tác giả có thể hiểu biết sâu hơn về vấn đề nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả
Nguyễn Tài Phú

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tổ hợp phương án sử dụng ván khuôn tại công trình Lote Center . 11


Bảng 2.1: Bảng lựa chọn xi lanh và kích ....................................................... 34
Bảng 2.2: Trị tiêu chuẩn tải và hệ số chia mục tải. ........................................ 38
Bảng 2.3: Tổ hợp hiệu ứng tải của thiết bị khuôn leo dẫn .............................. 38
Bảng 2.4: Quy cách nguyên vật liệu chính của ván khuôn ............................. 48
Bảng 2.5: Sai số cho phép chế tạo ván khuôn và phương pháp kiểm nghiệm 50
Bảng 2.6: Sai số cho phép của các thành phần chế tạo chính và phương pháp
kiểm nghiệm ................................................................................................. 51
Bảng 2.7: Yêu cầu chất lượng của các thành phần chính và phương pháp kiểm
nghiệm .......................................................................................................... 52

Bảng 2.8: Yêu cấu chất lượng của các thành phần chính và phương pháp kiểm
nghiệm .......................................................................................................... 52
Bảng 2.9: Sai số cho phép chế tạo thanh chống và phương pháp kiểm nghiệm
...................................................................................................................... 53
Bảng 2.10: Sai số cho phép lắp đặt thiết bị khuôn leo dẫn và phương pháp
kiểm tra ......................................................................................................... 55
Bảng 2.11: Nhật ký đo đạc sai số vuông góc công trình khuôn leo dẫn ......... 57
Bảng 2.12:Kiểm tra an toàn thi công khuôn leo dẫn động thủy lực................ 59
Bảng 2.13: Sai số cho phép và phương pháp kiểm tra kết cấu bê tông công
trình thi công khuôn leo dẫn .......................................................................... 63


9

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa phát triển mạnh mẽ về mọi
mặt, trong xu thế hội nhập, toàn cấu hóa dẫn đến sự hình thành các tập đoàn
kinh tế đa nghành trong nước và sự đầu tư ngày càng tăng, toàn diện của các
tập đoàn đa quốc gia nước ngoài đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại,
đầu tư của đất nước. Sự phát triển trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản cũng
không nằm ngoài dòng chảy đó và tất yếu là nhu cầu về diện tích xây dựng
cho mục đích ở, cho thuê, văn phòng, thương mại, và dịch vụ ngày càng tăng
cả về số lượng lẫn chất lượng. Kinh nghiệm xây dựng của các quốc gia trên
thế giới đã chứng tỏ rằng với việc gia tăng nhanh chóng của giá trị đất xây
dựng thì phương án hiệu quả nhất dưới góc độ kinh tế của đầu tư xây dựng là
chiều cao công trình phải lớn hơn 30-50 tầng. Ví dụ như Burj – Dubai Tower
(Dubai - Ả Rập, 828m, 164 tầng); Petronas Twin Tower (Malaysia, 432m, 88
tầng); Bank of China Tower (Hồng Kông, 369m, 70 tầng); Jin Mao Building
(Thượng Hải, 421m, 88 tầng); Texas Commerce Tower (Mỹ, 305m, 75 tầng);

Federasia Tower – Moscow City (LB Nga, 506m, 94 tầng). Ở Việt Nam cũng
có Bitexco Financial Tower (262m, 68 tầng); Landmark 81 (397m, 81 tầng) tại
TP Hồ Chí Minh và Keangnam HaNoi Landmark Tower (336m, 48 và 70
tầng); Công trình Lotte Center HaNoi (68 tầng).
Khối lượng thi công lõi bê tông cốt thép cho công trình cao tầng và siêu
cao tầng là vấn đề có độ yêu cầu nghiên ngặt về kỹ thuật và công nghệ. Công
nghệ thi công ván khuôn leo là công nghệ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng
bê tông, tiến độ thi công. Đặc biệt khi nước ngoài có nhiều tiêu chuẩn và
hướng dẫn của nhà sản xuất nhưng không có tiêu chuẩn và hướng dẫn chung.
Bên cạnh đó, Trung Quốc có tiêu chuẩn và hướng dẫn chung khá đơn giản.


10

Vì vậy tôi nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu sử dụng ván
khuôn leo trong thi công kết cấu bê tông cốt thép theo hướng dẫn JGJ 195
– 2010 của Trung Quốc” để góp phần hoàn thiện quy trình thi công ván
khuôn leo tại Việt Nam.
2. Mục đích của đề tài:
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ quy trình thi công lắp đặt và tháo dỡ
sử dụng ván khuôn leo theo tiêu chuẩn JGJ 195 – 2010 của Trung Quốc.
3. Mục tiêu:
- Nghiên cứu thực trạng lý thuyết về thiết kế, thi công lắp đặt tháo dỡ ván khuôn leo.
- Làm rõ quy trình thi công lắp đặt và tháo dỡ sử dụng ván khuôn leo theo tiêu chuẩn
JGJ 195 – 2010 của Trung Quốc.
- Đề suất quy trình thi công lắp đặt và tháo dỡ sử dụng ván khuôn leo tại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng:
- Các kết cấu, công trình sử dụng ván khuôn leo trong thi công.
- Hệ thống ván khuôn leo.

- Tiêu chuẩn hưỡng dẫn JGJ 195 – 2010 của Trung Quốc.
* Phạm vi nghiên cứu: Các kết cấu, công trình trong nước.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu lý thuyết, phân tích, tổng hợp, đánh giá tài liệu liên quan đến
ván khuôn nhà cao tầng và các công trình đã và đang thi công. 6.Cơ sở khoa
học và thực tiễn của đề tài - Tiêu chuẩn hướng dẫn JGJ 195 – 2010.
- Tiêu chuẩn hướng dẫn của các nhà sản xuất.
- Các kết cấu, công trình sử dụng ván khuôn leo trong thi công.
7. Kết quả đạt được và các vấn đề còn tồn tại
Luận văn giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, kết quả cơ bản của luận
văn được thể hiện ở các nội dung sau:
- Xây dựng quy trình thi công lắp dựng.


11

- Xây dựng quy trình thi công tháo dỡ.
- Nghiệm thu chất lượng thi công.
Luận văn chỉ là kết quả sơ bộ ban đầu. Đề nghị các cơ quan ban
nghành, viện nghiên cứu, cơ sở nghiên cứu về khoa học công nghệ xây dựng
phát triển nghiên cứu với quy mô lớn hơn, sâu rộng hơn để có thể ban hành
tiêu chuẩn hướng dẫn thiết kế, thi công và nghiệm thu ván khuôn leo chính
thức chất lượng hơn trong thi công các công trình ở Việt Nam.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÁN KHUÔN
LEO TRONG XÂY DỰNG
1.1 Tình hình sử dụng ván khuôn leo trên thế giới
Trong thi công kết cấu bê tông toàn khối nhà cao tầng và siêu cao tầng, chi
phí cho công tác ván khuôn chiếm khoảng 28% tổng chi phí thi công kết cấu
bê tông cốt thép công trình [1], do đó các nhà thầu thi công xây dựng luôn phải

tính toán đến các giải pháp ván khuôn nhằm giảm thời gian và chi phí thi công.
Đồng thời, công nghệ ván khuôn được lựa chọn phải giảm sự phụ thuộc vào
cần trực tháp. Vậy nên các thế hệ ván khuôn tấm lớn lắp dựng nhanh và hệ ván
khuôn trượt, ván khuôn leo dẫn động thủy lực trong thi công kết cấu lõi vách
và tường bao che bê tông toàn khối nhà cao tầng được lựa chon với các ưu


12

điểm và hiệu quả như: tiến độ nhanh; chất lượng đảm bảo;giảm công lao động
lắp dựng, tháo dỡ; an toàn cao; giảm phụ thuộc tác động của gió.
Công nghệ thi công ván khuôn leo trước đây chỉ được sử dụng trong thi
công các kết cấu như trụ cầu, silo công nghiệp, thì đầu thập niên 70 của thế kỷ
trước, công nghệ thi công ván khuôn leo lợi dụng cần trục tháp đã bắt đầu sử
dụng vào thi công kết cấu bê tông cốt thép đổ tại chỗ ở châu Âu và được phát
triển nhanh ở Trung Quốc với nhiều cải tiến, hoàn thiện [2]. Các hãng sản xuất
hàng đầu thế giới như Doka (Áo), Peri (Đức), MEVA, OUTINORD (Pháp),
PASCHAL (Pháp), … liên tục có những cải tiến và phát triển công nghệ ván
khuôn leo nhắm tăng khả năng sử dụng công nghệ ván khuôn leo vào thi công
nhà cao tầng và siêu cao tầng. Hệ thống ván khuôn leo tự động được sử dụng
nhiều trong thi công công trình nổi tiếng như Burj Dubai (UAE), Hilton Hotel
(Manchester), Al Habtor (UAE), …
1.2 Tình hình sử dụng ván khuôn leo ở Việt Nam
1.2.1 Tình hình sử dụng ván khuôn leo tại Việt Nam
Ở Việt Nam trước những năm 1990, hầu hết các công trình xây dựng là các
công trình thấp tầng, khi thi công hầu hết sử dụng các tấm ván khuôn gỗ
truyền thống và tấm ván khuôn thép định hình. Các tấm ván khuôn gỗ có
nhược điểm là lắp ghép manh mún tốn vật tư và công lao động. Ván khuôn
thép có ưu điểm hơn là rất bền, có khả năng luân chuyển nhiều lần, chỉ đầu tư
một lần có thể sử dụng lâu dài; tháo lắp đơn giản nên tang năng suất lao động

… dần thay thế ván khuôn gỗ truyền thống.
Tuy nhiên trong những năm trở lại đây với định hướng của Đảng và nhà
nước tốc độ xây dựng của Việt Nam phát triển khá cao với mục tiêu cơ bản trở
nước công nghiệp theo hướng hiện đại đến năm 2030. Hàng loạt khu đô thị
mới ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác ra
đời yêu cầu tiến độ thi công và đảm bảo chất lượng ngày càng cao. Các công
trình cao tầng và siêu cao tầng được xây dựng ngày một nhiều hơn thì các


13

công nghệ thi công truyền thống không còn phù hợp. Việc ứng dụng các công
nghệ thi công ván khuôn hiện đại trên thế giới là việc làm hết sức cần thiết
trong thi công nhà cao tầng và siêu cao tầng ở Việt Nam. Công nghệ thi công
ván khuôn leo là một trong những công nghệ thi công hiện đại đó.
Đối với những nhà cao tầng và siêu cao tầng hiện nay chủ yếu sử dụng
công nghệ thi công bê tông toàn khối đổ tại chỗ. Trong công nghệ thi công bê
tông toàn khối đổ tại chỗ thì công nghệ thi công ván khuôn chiếm vai trò quan
trọng, quyết định chất lượng, tiến độ thi công và giá thành của công trình.
Công nghệ thi công ván khuôn leo được biết đến nhiều ở Việt Nam khi thi
công công trình Bitexco Financial Tower (262m, 68 tầng), công trình
Landmark 81 (397m, 81 tầng), công trình Keangnam HaNoi Landmark Tower
(336m, 48 và 70 tầng), công trình Lotte Center HaNoi (267m, 68 tầng).
Một số công trình tiêu biểu sử dụng ván khuôn leo tại Việt Nam a,
Dự án Keangnam Hanoi Landmark Tower
Dự án Keangnam Hanoi Landmark Tower được xây dựng ở Khu đô thị
mới Lô E6, Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội gồm một tòa tháp 70 tầng trên mặt
đất và 2 tầng ngầm, xây dựng trên diện tích đất khoảng 46000 m2, cao 336m
và hai tòa tháp căn hộ cao 47 tầng (Hình 1.1). Các tòa tháp bao gồm vách lõi
được bố trí ở trung tâm, các cột được bố trí ở biên liên kết với nhau bời hệ

dầm, hai hệ đó liên kết với nhau thông qua sàn bê tông dự ứng lực. Chu kì 4-5
ngày một sàn bê tông (Hình 1.2; Hình 1.3).
Theo [3] phương án tổ hợp ván khuôn tại công trình như sau:
Cốp pha cột tại công trình sử dụng hệ cốp pha thép tấm lớn tổ hợp, cây
chống thép chống trực tiếp từ bản mã neo siết chặt với bu lông chôn sẵn khi đổ
bê tông dầm sàn.
Đối với kết cấu dầm sàn nhà thầu sử dụng hệ cốp pha bàn, mặt bàn được
cấu tạo từ các tấm gỗ ván ép dày 2cm, hệ chân bàn được tổ hợp từ các thanh
nhôm được lắp ghép lại thành các dàn phẳng và liên kết lại với nhau thành


14

giàn không gian thông qua các thanh giằng thép cứng và thanh xà gồ tạo mặt
phẳng.
Đối với kết cấu vách lõi nhà thầu sử dụng biện pha leo mặt trong vách
(lõi thang máy, cầu thang bộ) và mặt ngoài sử dụng cốp pha tấm lớn tổ hợp
cấu tạo giống cốp pha cột.

Hình 1.1: Phối cảnh công trình Keangnam Hanoi Landmark Tower


15

Hình 1.2: Mặt bằng kết cấu phần lõi tầng điển hình tòa nhà ở A

Hình 1.3: Vàn khuôn leo mặt trong vách
b, Dự án Lotter Center Hanoi Tower



16

Dự án Lotter Center Hanoi Tower được xây dựng ở ngã tư Liêu Giai –
Đào Tấn, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội gồm một tòa tháp 65 tầng trên mặt đất và
5 tầng ngầm, cao 267m, xây dựng trên diện tích đất 14.094 m2, diện tích xây
dựng 8.823 m2 (Hình 1.4; Hình 1.5).


17

Hình 1.4: Phối cảnh công trình Lotter Center HaNoi Tower

Hình 1.5: Mặt bằng tổng thể công trình
Cốp pha sử dụng trong các công tác ở phần thân là cốp pha thép định
hình (gang form), aluminum và cốp pha gỗ (Bảng 1.1), cốp pha được phân loại
và tập kết riêng tại các bãi trên công trường. Cốp pha tường lõi được dung là
form thép định hình (gang form), được gia công sẵn một phần, phần còn lại
được hàn ghép tại công trường (tầng trệt), vận chuyển lắp đặt bằng cẩu tháp.
Đối với các tầng dưới thầu sử dụng cần trục tháp để nâng hệ ván khuôn, dọc
theo các ray lên các cao trình thi công tiếp theo. Tuy nhiên từ những tầng cao
trở đi hệ ván khuôn được nâng lên tự động bởi hệ thống tự leo ACS đối với lõi
trong (Auto Climbing System) và leo trên ray RCS đối với lõi ngoài (Rail
Climbing System) sử dụng các thiết bị dẫn động thủy lực (Hình 1.6). Phần lan


18

can an toàn thi công sàn ngoài sử dụng hệ thống nâng RCS-P với nguyên lý
làm việc tương tự hai hệ thống ACS và RCS.


Hình 1.6: Mặt bằng hệ thống ván khuôn leo công trình Lotte Center
Bảng 1.1: Tổ hợp phương án sử dụng ván khuôn tại công trình Lote
Center
Vị trí

Phần thi công Vật liệu

Tầng Ngầm Lõi

External Wall: RCS + G/F
Elev. Pit: ACS + G/F
Inner Wall: AL Form
Slab: Al Form + System Support
Stair: Conventional

Kết cấu chính

Column: G/F
Beam: Conventional
Slab: AL Form + Filler + System Support


19

Tháp

Lõi

External Wall: RCS + G/F
Elev. Pit: ACS + G/F

Inner Wall: AL Form
Slab: Al Form + System Support
Stair: AL Form

Kết cấu chính

External Safety: RCS-P
Column: G/F
Beam: Al Form
Slab: AL Form + Filler

Với phương án sử dụng các hệ ván khuôn tấm lớn, lắp dựng nhanh và
hệ ván khuôn leo dẫn động thủy lực để giảm sự phụ thuộc vào cần trục tháp;
giảm sự phụ thuộc của tác động gió, giảm công lao động lắp dựng, tháo dỡ; độ
an cao. Với năng suất 3m2/người khi sử dụng hệ ván khuôn này cho phép tiến
độ thi công đảm bảo chu kì 4 ngày/sàn. c, Dự án Landmark 81
Dự án Landmark 81 được xây dựng ở 720A Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận
Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh cao 81 tầng, xây dựng trên diện tích
141000 m2 cao 461m. Chủ đầu tư Vingroup với tổng mức đầu tư 30000 tỷ đồng
(Hình 1.7).


20

Hình 1.7: Phối cảnh công trình Landmark 81
Phương án cốp pha của Landmark 81
Tham gia vào dự án tầm cỡ này, Coteccons đã quyết định hợp tác với các đơn vị
cung cấp giải pháp ván khuôn đình đám như Kumkang, Peri,..
Phương án copppha mà Coteccons đã sử dụng bao gồm:
Hệ Rail Climbing System RCS-P của Peri

Bắt đầu từ tầng 7, hệ RCS-P của Peri được triển khai cho toàn vùng biên công trình
với chức năng bao che và hệ sàn thao tác(Hình 1.8).


21

Hình 1.8: Các phiên bản hệ bao che và sàn thao tác tự leo RCS-P của Peri
RCS – P (Rail Climbing System Protection Panel) thuộc dạng ACS
(Auto Cimbing System) một hệ thống “sàn thao tác tự leo”. RCS-P phù hợp
cho công trình siêu cao tầng với tính năng che chắn bảo vệ người lao động
trước các cơn gió mạnh. Một tác dụng tích cực nữa là khả năng đính kèm
những bảng hiệu quảng cáo cực lớn. Được neo vào tòa nhà thông qua Slab
Shoes hoặc Slab Stopend Shoes với các climbing Shoes (Hình 1.9). Đảm bảo
khả năng liên kết và an toàn cho cả hệ thống.


22


23

Hình 1.9: Các loại neo vào tòa nhà của RCS – P
Protection panel của Peri hoàn toàn phù hợp với các điều kiện thời tiết
khác nhau. Lưới bao che, sàn thao tác bằng gỗ (hoặc tôn) có khả năng làm ấm
khi nhiệt độ thấp. Tuy nhiên lại có thể ngăn ngừa sự tích tụ nhiệt độ nếu thời tiết
nóng bức. Và đặc biệt cung cấp đủ ánh sáng bên trong công trình (Hình 1.10;
Hình 1.11).


24


Hình 1.10: Hệ bao che và sàn thao tác tự leo RCS-P của Peri

Hình 1.11: Hệ bao che và sàn thao tác tự leo của Peri
Hệ cốp pha nhôm Kumkang
Hệ cột vách dầm sàn và một phần của lõi – kết cấu chịu lực chính của
công trình được sử dụng ván khuôn nhôm để định hình bê tông. Cốp pha nhôm
được bắt đầu sử dụng ở tầng 9. Với chiều cao khủng của tòa nhà, kích thước
vách cũng không thể bình thường được. Hệ thép I và thép chịu lực chằng chịt
bên trong kết cấu là nguyên nhân chính khiến cho hệ cốp pha nhôm cũng
không thể tự liên kết bằng ti la như thường lệ. Những tấm nhôm bây giờ
không khác ván khuôn gỗ là mấy. Công trường phải sử dụng gông và ti giằng
để gia cố (Hình 1.12).


25

Hình 1.12: Hệ cốp pha nhôm Kumkang phần vách
Hệ Gang form và ACS 50, 100 của Kumkang
ACS của Kumkang được sử dụng cho Landmark 81 chính là KGBH
(Kumkang Gang-form Bracket – Hydraulic). Một hệ thống sàn thao tác tự leo
được kết hợp với ván khuôn thép mảng lớn Gang form (Hình 1.13; Hình
1.14; Hình 1.15)


×