Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Cảnh huống ngôn ngữ của người Sán Dìu ở Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ THỊ HƯỜNG

CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ
CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ THỊ HƯỜNG

CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ
CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN
Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 8.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Trường

THÁI NGUYÊN - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ
một công trình nào.
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Hường

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn
nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia
đình… Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến TS.
Lê Văn Trường, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho
tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, tổ Ngôn ngữ học,
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và tạo
mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Sau Đại học đã tạo điều
kiện cho tôi trong việc hoàn thành thủ tục để bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 06 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Hường

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
5. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 4
6. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 5
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT ..... 6
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................ 6

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số ...................................... 6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ Sán Dìu .................................................. 7
1.1.3. Đánh giá chung đối với những nghiên cứu về cảnh huống ngôn ngữ ...... 9
1.2.

Cơ sở lý thuyết......................................................................................... 10

1.2.1. Khái niệm về cảnh huống ngôn ngữ, phân loại cảnh huống ngôn ngữ ... 10
1.2.2. Khái niệm song (đa) ngữ và vấn đề song ngữ bất bình đẳng .................. 13
1.2.3. Khái niệm “Chính sách ngôn ngữ” và các loại hình chính sách ngôn ngữ... 15

1.2.4. Khái niệm thái độ ngôn ngữ .................................................................... 18
1.2.5. Khái niệm năng lực ngôn ngữ và phương pháp xác định năng lực
ngôn ngữ .................................................................................................. 19
1.2.6. Khái niệm giáo dục ngôn ngữ ở cộng đồng đa ngữ ................................ 21
1.2.7. Những đặc điểm về cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam .......................... 22
1.3.

Người Sán Dìu và tiếng Sán Dìu ở Thái Nguyên .................................... 25
iii


1.3.1. Khái quát về người Sán Dìu .................................................................... 25
1.3.2. Một số đặc điểm chung về tiếng Sán Dìu................................................ 27
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 33
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CẢNH HUỐNG TIẾNG SÁN DÌU Ở THÁI
NGUYÊN ................................................................................................ 34
2.1.

Dẫn nhập .................................................................................................. 34

2.2.

Các yếu tố tác động đến cảnh huống người Sán Dìu ở Thái Nguyên ..... 34

2.2.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội của Thái Nguyên ......................................... 34
2.2.2. Đặc điểm của người Sán Dìu ở Thái Nguyên ......................................... 37
2.2.3. Chính sách ngôn ngữ đối với vùng dân tộc thiểu số của Trung ương
và địa phương .......................................................................................... 40
2.3.


Đặc điểm của cảnh huống ngôn ngữ người Sán Dìu xét theo tiêu chí
định lượng ................................................................................................ 43

2.3.1. Số lượng các ngôn ngữ của tỉnh Thái Nguyên ........................................ 43
2.3.2. Số lượng các phạm vi giao tiếp của ngôn ngữ Sán Dìu ở Thái Nguyên
trong quan hệ với số lượng chung các phạm vi giao tiếp ........................ 44
2.4.

Đặc điểm cảnh huống ngôn ngữ của người Sán Dìu xét theo tiêu chí
định chất .................................................................................................. 48

2.4.1. Năng lực ngôn ngữ của người Sán Dìu ở Thái Nguyên .......................... 48
2.4.2. Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Sán Dìu ở Thái Nguyên ........... 50
2.5.

Đặc điểm của cảnh huống ngôn ngữ của người Sán Dìu xét theo tiêu
chí định giá .............................................................................................. 56

2.5.1. Thái độ đối với tiếng Việt của người Sán Dìu ở Thái Nguyên ............... 56
2.5.2. Thái độ ngôn ngữ đối với tiếng Sán Dìu ................................................. 60
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 70
Chương 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ BẢO TỒN,
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN ..................... 71

3.1.

Sự đánh giá về tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Sán Dìu ở
Thái Nguyên ............................................................................................ 71

iv



3.2.

Các phương hướng và giải pháp đối với cảnh huống ngôn ngữ Sán
Dìu ở Thái Nguyên .................................................................................. 73

3.2.1. Nguyên nhân dẫn đến tình hình sử dụng ngôn ngữ Sán Dìu ở Thái Nguyên
hiện nay..................................................................................................... 73
3.2.3. Một số đề xuất và giải pháp cho vấn đề bảo tồn, phát triển ngôn ngữ
Sán Dìu ở Thái Nguyên ........................................................................... 75
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 87
KẾT LUẬN....................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 91
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DTTS

: Dân tộc thiểu số

PT - TH

: Phát thanh truyền hình

iv



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:

Tỉ lệ dân số người Sán Dìu chia theo xã năm 1960 và 1999 ........ 27
Thành phần dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên ....................................... 36
Tỉ lệ dân số người Sán Dìu chia theo xã năm 1960 và 1999 ........ 39
Tỷ lệ dân số người Sán Dìu phân bố ở Thành phố Thái Nguyên
và các huyện thị ............................................................................. 44
Bảng 2.4: Hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ của người Sán Dìu ở Thái Nguyên..... 45
Bảng 2.5: Năng lực sử dụng tiếng Việt của người Sán Dìu ở Thái Nguyên
(theo độ tuổi)............................................................................................ 46
Bảng 2.6: Tình hình sử dụng tiếng Việt của người Sán Dìu ở Thái Nguyên ..... 47
Bảng 2.7: Năng lực sử dụng tiếng Việt của người Sán Dìu .......................... 49
Bảng 2.8: Tình hình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình của người
Sán Dìu (theo đối tượng giao tiếp) ................................................ 51
Bảng 2.9: Tình hình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình của người
Sán Dìu (theo ngữ cảnh giao tiếp)................................................. 52
Bảng 2.10: Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Sán Dìu khi thực hiện
các hoạt động cộng đồng ............................................................... 53
Bảng 2.11: Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Sán Dìu khi đến nhà
người khác và khi có khách đến nhà ............................................. 55
Bảng 2.12: Thái độ của người Sán Dìu với mục đích học tiếng Việt .............. 57
Bảng 2.13: Thái độ của người Sán Dìu với lý do học tiếng Việt .................... 59
Bảng 2.14: Thái độ đối với việc học chữ viết Sán Dìu .................................... 61
Bảng 2.15: Thái độ đối với việc học chữ viết Sán Dìu .................................... 62

Bảng 2.16: Thái độ đối với lý do sử dụng tiếng Sán Dìu ................................ 64
Bảng 2.17: Thái độ đối với cách thức học chữ Sán Dìu và chữ quốc ngữ ...... 66
Bảng 2.18: Thái độ đối với phạm vi sử dụng tiếng người Sán Dìu ................. 67
Bảng 2.19: Thái độ ngôn ngữ đối với việc lựa chọn bạn đời .......................... 68
Bảng 2.20: Thái độ ngôn ngữ trong việc kết hôn của con cái ......................... 68
Bảng 2.21: Thái độ đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong trường học .............. 69

v


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp, phương tiện tư duy mà còn
là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành nên văn hóa và mang bản sắc của
văn hóa dân tộc, là một trong những phương tiện quan trọng nhất tạo nên tính
thống nhất của từng dân tộc. Nhưng trong thực tế, không ít dân tộc thiểu số đã
và đang bị mất dần tiếng nói mẹ đẻ - tiếng nói của dân tộc mình. (Hiện tại, trên
thế giới có khoảng 7.000 ngôn ngữ và theo các nhà khoa học đến cuối thế kỷ 21
con số này chỉ còn là 700 - theo tài liệu 1). Nguyên nhân của sự mai một này có
thể từ hai phía, hoặc do sự tác động từ bên ngoài của một ngôn ngữ có đông
người nói hơn dẫn đến đồng hóa; hoặc do những nhu cầu cần phát triển mà một
số dân tộc thiểu số đã tự bỏ mất tiếng nói của dân tộc mình. Như vậy, từ phía
nào thì hiện tượng mai một tiếng nói một dân tộc chỉ có thể xảy ra khi có sự
tiếp xúc (lâu dài hoặc không) với ngôn ngữ của ít nhất một dân tộc khác đông
người nói hơn - hiện tượng song ngữ (hoặc đa ngữ).
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ do vậy hiện tượng đa
ngữ tại các vùng dân tộc ít người là hiển nhiên, và đa ngữ ở Việt Nam như một
tiền đề đầu tiên dẫn đến mai một ngôn ngữ của một dân tộc thiểu số nào đó.
Mặt khác trong bối cảnh phát triển, hội nhập của đất nước dưới tác động của
phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt những quá trình di dân, quá trình đô thị hóa

đã tác động trực tiếp đến các vùng đa ngữ. Những tác động này diễn ra thế nào?
Hệ quả của nó đối với ngôn ngữ dân tộc ít người ra sao? Liệu các ngôn ngữ đó
có giữ được bản sắc và được duy trì? Nếu có khả năng một ngôn ngữ bị mai
một thì điều đó xảy ra trong một bối cảnh như thế nào? Những câu hỏi này cần
sự nghiên cứu cụ thể ở một trường hợp ngôn ngữ cụ thể. Có thể những nghiên
cứu đối với một ngôn ngữ dân tộc cụ thể chưa thể đáp ứng được cho tất cả các
trường hợp, tuy nhiên ít nhất cũng cho chúng ta biết (dù chưa đầy đủ) những
nguyên nhân chính nào dẫn đến sự mai một một ngôn ngữ.

1


Thái Nguyên là tỉnh có nhiều dân tộc sống xen kẽ nhau, có những ảnh
hưởng lẫn nhau về mặt ngôn ngữ và chữ viết. Với lối sống tụ cư, ở Thái
Nguyên hiện tượng một dân tộc sử dụng hai hoặc hơn hai ngôn ngữ là tương
đối phổ biến. Trong đó dân tộc Sán Dìu bên cạnh việc sử dụng tiếng Việt là
tiếng phổ thông còn sử dụng song song tiếng Sán Dìu trong giao tiếp hàng
ngày. Tuy nhiên việc sử dụng tiếng Sán Dìu phần lớn tập trung ở tầng lớp trung
cao tuổi trong làng bản. Điều này đã ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của
ngôn ngữ Sán Dìu. Bên cạnh đó, thế hệ trẻ được học tập và tiếp thu văn hóa
bằng tiếng Việt. Một bộ phận thanh thiếu niên người Sán Dìu sau khi đi học, đi
làm thoát li khỏi làng bản đều không muốn nói bằng tiếng mẹ đẻ của mình nữa
vì nói tiếng Việt cho dễ giao tiếp, diễn đạt được ý của mình dễ dàng. Điều này
đã tác động mạnh đến quá trình bảo tồn và phát triển ngôn ngữ Sán Dìu ở Thái
Nguyên. Nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Sán Dìu sẽ góp phần giữ gìn
bản sắc văn hóa của một dân tộc.
Từ lâu, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến phát triển văn
hóa và giáo dục ở các vùng dân tộc ít người, trong đó có giáo dục ngôn ngữ.
Việc nghiên cứu ngôn ngữ của các dân tộc này đã và đang thu hút sự chú ý của
các nhà khoa học, nhiều công trình có giá trị được công bố... Tuy nhiên việc đi

sâu tìm hiểu cảnh huống một ngôn ngữ lại chưa được chú ý đúng mức. Thiết
nghĩ tìm hiểu về cảnh huống một ngôn ngữ là việc làm hữu ích góp phần cụ thể
hóa việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
Với suy nghĩ trên chúng tôi chọn tiếng Sán Dìu ở Thái Nguyên và cảnh
huống ngôn ngữ của nó làm đề tài của luận văn này với tiêu đề “Cảnh huống
ngôn ngữ của người Sán Dìu ở Thái Nguyên”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở một số lý thuyết chung về cảnh huống ngôn ngữ cũng như số
liệu thu thập được qua khảo sát, mục đích nghiên cứu là tìm hiểu và chỉ ra bức
tranh toàn cảnh về tình hình sử dụng ngôn ngữ Sán Dìu ở Thái Nguyên thông qua

2


nghiên cứu cảnh huống tiếng Sán Dìu, qua đó đề xuất những giải pháp khắc phục.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được các mục đích trên, nhiệm vụ cụ thể của luận văn là:
(1) Xác định những cơ sở lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
(2) Trình bày khái quát về người Sán Dìu ở Thái Nguyên và những đặc
điểm chính của ngôn ngữ này (cội nguồn, ngữ âm, chữ viết).
(3) Khảo sát và trình bày về cảnh huống tiếng Sán Dìu dựa trên bảng hỏi
(ankét).
(4) Dựa trên kết quả khảo sát để chỉ ra cảnh huống ngôn ngữ của người
Sán Dìu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Cảnh huống ngôn ngữ của người Sán
Dìu ở Thái Nguyên (cụ thể ở các huyện Đồng Hỷ, Phú Lương và thành phố
Thái Nguyên).

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu một số khía cạnh trong cảnh huống
ngôn ngữ các dân tộc như sau:
- Thực trạng sử dụng ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày của các cộng
đồng được nghiên cứu, bao gồm việc sử dụng tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ phổ thông
trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau (trong gia đình, làng bản, ở trường
học, ở chợ, trong lễ hội…).
- Đánh giá được khả năng sử dụng ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày,
trong giáo dục ở hoàn cảnh thực tế của người Sán Dìu ở Thái Nguyên theo
những tiêu chí khác nhau trong các hoạt động khác nhau của đời sống, ở các
tầng lớp xã hội khác nhau.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, luận văn áp dụng những phương pháp nghiên
cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp ngôn ngữ học điền dã: Tác giả sử dụng phương pháp

3


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full















×