Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp bác sĩ YHDP tại tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 55 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN
KHOA Y TẾ CỘNG CỘNG
---------

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI TỈNH BẮC GIANG
(Thời gian 25/02/2013 đến 19/05/2013)

Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Loan
Lớp

: YHDP_K1B

Bắc Giang, tháng 05/2013


2

LỜI NÓI ĐẦU

Để đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong giai đoạn hiện nay,
người bác sĩ không những phải có kiến thức toàn diện về y học, khả năng nghiên cứu
khoa học mà bên cạnh những điều đó cần phải có những kỹ năng làm việc trong điều kiện
thực tế.
Thực tập tốt nghiệp là một môn học nằm trong chương trình đào tạo của Trường
Đại Học Y Dược Thái Nguyên, môn học này tạo cơ hội cho sinh viên không chỉ vận dụng
những kiến thức, kỹ năng đã học được trên ghế nhà trường vào thực tế bên ngoài, mà còn
giúp sinh viên tiếp cận với thực tế làm việc, cách tổ chức làm việc tại nơi mình thực tập,
điều này đặc biệt quan trọng với sinh viên năm cuối trong đó có sinh viên Y học dự


phòng.
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ liền kề vùng kinh tế trọng
điểm phía bắc, Bắc Giang rất thuận lợi trong phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa. Trong
đợt thực tế tốt nghiệp vừa qua được sự phân công, chỉ đạo của nhà trường và khoa Y tế
công cộng, em đã được về Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bắc Giang thực tập. Trong thời
gian thực tập, được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo, nhân viên trong trung tâm,
cùng với sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô trong khoa đã giúp em hoàn thành tốt
đợt thực tế này.
Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau nên không thể tránh khỏi những sai sót trong
đợt thực tập này, em mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến từ phía thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Loan


3

MỤC LỤC

A. GIỚI THIỆU CHUNG..............................................................................................4
I.

Tỉnh Bắc Giang......................................................................................................4

II. Địa điểm thực tế.....................................................................................................4
B. KẾ HOẠCH THỰC TẾ............................................................................................5
I.


KẾ HOẠCH HỌC TẬP.........................................................................................5

1.

Mục tiêu chung.......................................................................................................5

2.

Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................5

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.......................................................................................5
C. CÁC KẾT QUẢ THỰC HIỆN.................................................................................6
I.

Các hoạt động thực hiện tại trung tâm.................................................................6

II. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu...............................................................................7
1.

Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ....................................................................7

1.1. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Giang............................................................7
1.1.1.

Cơ cấu tổ chức..............................................................................................7

1.1.2.

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh 8


1.2. Các khoa chuyên môn............................................................................................9

2.

1.2.1.

Cơ cấu tổ chức..............................................................................................9

1.2.2.

Chức năng nhiệm vụ..................................................................................10

Kết quả thực hiện chỉ tiêu tại các khoa..............................................................11

2.1. Khoa Sức khỏe cộng đồng...................................................................................11
2.1.1.

Tham gia lấy mẫu nước, đánh giá chất lượng vệ sinh môi trường nước11

2.1.2. Tham gia/kiến tập tối thiểu 03 chỉ tiêu xét nghiệm nước ( vi sinh, hóa, lý)
…….. 15
2.1.3. Tham gia giám sát thực hiện chương trình vệ sinh học đường cho 01
trường tiểu học Nam Hồng.....................................................................................18
2.2. Khoa Sức khỏe nghề nghiệp................................................................................21


4

2.2.1. Nhận xét về các phương pháp xác định yếu tố nguy cơ nghề nghiệp đang
thực hiện tại khoa……………................................................................................21

2.2.2.

01 kỹ thuật đánh giá nguy cơ môi trường lao động.................................26

2.2.3. Nhận xét về các phương pháp xác định bệnh nghề nghiệp đang thực
hiện tại khoa.............................................................................................................27
2.2.4.

Tham gia vào quy trình xác định 01 trường hợp bệnh bất kỳ................30

2.3. Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng..............................................32
2.3.1.

Tham gia giám sát ngộ độc thực phẩm tại bệnh viện đa khoa tỉnh........32

2.3.3. Tham gia/kiến tập tối thiểu 02 chỉ tiêu xét nghiệm về vi sinh vật trong
thực phẩm................................................................................................................35
2.4. Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vacxin sinh phẩm...............................38
2.4.1. Tham gia 01 lần giám sát tại thực địa: giám sát phun hóa chất diệt véc tơ
…………………………………………………………………………………………………………………………..38
2.4.2. Tham gia 01 lần giám sát bệnh dịch tại bệnh viện đa khoa tỉnh: Cúm A
H5N1 ……................................................................................................................ 39
2.4.4. Kiến tập tư vấn tiêm chủng tại phòng tiêm chủng dịch vụ của trung
tâm………................................................................................................................41
D. KẾT LUẬN..............................................................................................................42
1.

Thuận lợi............................................................................................................... 42
1.1. Về phía nhà trường..........................................................................................42
1.2. Về phía TTYTDP..............................................................................................42

1.3. Về bản thân.......................................................................................................42

2.

Khó khăn........................................................................................................ 42

3. Kết quả đạt được............................................................................................... 43
E. BÀI HỌC KINH NGHIỆM....................................................................................43
F. KIẾN NGHỊ............................................................................................................44
1.

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Giang..........................................................44

2.

Nhà trường...........................................................................................................44

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG.......................................................................45


5

A.

GIỚI THIỆU CHUNG

I. Tỉnh Bắc Giang
-

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ, phía đông giáp tỉnh Quảng Ninh,

phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và huyện Sóc Sơn (Hà Nội)
và phía nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương. Tỉnh Bắc Giang có 10 đơn vị hành
chính bao gồm 01 thành phố trực thuộc, 09 huyện/thị trấn.

-

Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.823 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam,
địa hình chủ yếu là trung du và miền núi nhưng không bị chia cắt nhiều.

-

Dân số Bắc Giang có 1.555.720 người (1/4/2009), với mật độ dân số 407 người/km². Trên
địa bàn Bắc Giang có 26 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người Kinh,
chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh.

-

Nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải
Phòng, liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, Bắc Giang rất thuận lợi trong phát triển
kinh tế và giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực. Nên mô hình dịch bệnh ở tỉnh
Bắc Giang về cơ bản tương tự với các tỉnh lân cận và các tỉnh trong khu vực vùng Đông
Bắc.

-

Tuy kinh tế còn khó khăn (khoảng 25% số hộ nghèo) nhưng tỉnh đã tập trung đầu tư cho
công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và từng bước giành được nhiều thành tựu.

II. Địa điểm thực tế
-


Tên đơn vị: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Giang.

-

Địa chỉ: Đường Nghĩa Long, phường Trần Phú, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

-

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Giang thành lập từ năm 1963 lấy tên là Trạm phòng
dịch Hà Bắc. Sau khi tái lập tỉnh Bắc Giang, ngày 24/1/1997 UBND lâm thời tỉnh Bắc
Giang có quyết định số 73/UB” về việc thành lập trung tâm y tế dự phòng trực thuộc sở y
tế”. Trong những năm qua, sự phát triển của Trung tâm gắn liền với bối cảnh nền kinh tế
- chính trị thế giới có những biến động mạnh trực tiếp ảnh hưởng tới nền kinh tế, Y tế
toàn cầu nói chung và Y tế của nước ta nói riêng. Từ khi được thành lập đến nay Trung
tâm Y tế dự phòng đã phát triển mạnh về cả số lượng và chất lượng chuyên môn cũng
như cơ sở vật chất, xứng tầm một trung tâm lớn của tỉnh Bắc Giang.


6

B.
I.

KẾ HOẠCH THỰC TẾ

KẾ HOẠCH HỌC TẬP
1. Mục tiêu chung
Tiếp cận và tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động, làm việc của Trung tâm Y tế dự
phòng tỉnh, của các khoa, phòng tại Trung tâm. Qua đó, bản thân có thể vận dụng được

những kiến thức đã học vào công việc thực tế, tham gia/kiến tập/giải quyết các công việc
chuyên môn tại Trung tâm. Hơn nữa, đây là cơ hội cho bản thân có dịp học hỏi và trau
dồi thêm các kĩ năng mềm cần thiết cho mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai sau khi tốt
nghiệp ra trường.
2. Mục tiêu cụ thể
-

Phân tích cơ cấu, tổ chức và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Trung
tâm nói chung và 05/06 khoa chuyên môn nói riêng trực thuộc Trung tâmY tế dự phòng
tỉnh Bắc Giang.

-

Thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu tại các khoa: Sức khỏe môi trường, Sức khỏe nghề nghiệp,
An toàn vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng, Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vacxin sinh
phẩm.

-

Tham gia thực hiện/kiến tập quy trình xét nghiệm về lý học, hóa học, sinh học của khoa
Sức khỏe cộng đồng, Sức khỏe nghề nghiệp, An toàn vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng.

-

Tham gia vào các công việc chuyên môn bám sát theo các chỉ tiêu thực tập đã được giao
theo từng khoa.

-

Nhận thức được tầm quan trọng của đợt thực hành tốt nghiệp trong việc rèn luyện các kĩ

năng làm việc của người bác sĩ y học dự phòng trong tương lai.

II.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
-

10 sinh viên chia thành 04 nhóm đi thực tập tại 05/06 khoa chuyên môn của Trung tâm Y
tế dự phòng tỉnh Bắc Giang.

Nhóm 1
-Nguyễn Việt Quang

Nhóm 2
-Dương Văn Hải

Nhóm 3
-Phạm Thị Phương Mai

Nhóm 4
-Nguyễn Trọng Tấn

-Nguyễn Thị Thanh Loan

-Nguyễn Thị Huế

-Đỗ Gia Toàn

-Nguyễn Văn Hưởng


-Đỗ Văn Phú
-Nguyễn Văn Thái
- Thời gian thực tế 12 tuần (từ 25/2 – 19/3/2013), mỗi nhóm sẽ đi luân chuyển các khoa
Trong đó:


7

 Khoa Kiểm soát dịch bệnh và vacxin sinh phẩm: 03 tuần;
 Khoa Sức khỏe cộng đồng: 03 tuần;
 Khoa Sức khỏe nghề nghiệp: 03 tuần;
 Khoa ATVSTP & DD và khoa Xét nghiệm: 03 tuần (02 tuần ở khoa ATVSTP &
DD; 01 tuần ở khoa Xét nghiệm)
-

Lịch phân công và luân chuyển khoa của 04 nhóm
Thời gian

-

SKCĐ

SKNN

ATVSTP & DD

KSBTN & VX SP

N1
N4

N3
N2

N2
N1
N4
N3

N3
N2
N1
N4

N4
N3
N2
N1

25/2 đến 17/3
18/3 đến 07/04
08/4 đến 28/04
29/4 đến 19/05
Lịch học lý thuyết:

 Thời gian: từ ngày 04 đến 11 /03/2013
 Địa điểm: Hội trường
 Nội dung học tập:
+ Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ.
+ Các hoạt động của khoa.
+ Kết quả đạt được năm 2012.

+ Kế hoạch hoạt động năm 2013.
+ Những công việc mà sinh viên có thể tham gia cùng khoa.
-

Lịch phân công giảng dạy của các khoa
04/03/2013

05/03/2013

06/03/2013

07/03/2013

11/03/2013

DD &ATVSTP

SKNN

XN

KSBTN &
VX SP

SKCĐ

C.

CÁC KẾT QUẢ THỰC HIỆN


I. Các hoạt động thực hiện tại trung tâm
Khoa
Công việc
Khoa SKCĐ

Tham gia lấy mẫu nước xét nghiệp tại 18 điểm tại các

Số lần, thời
gian
1 lần


8


Tham gia nhập số liệu chương trình vệ sinh môi trường
Tham gia giám sát chương tình vệ sinh trường học tại
thành phô Bắc Giang
Tham gia giám sát công trình vệ sinh của một số xã
thuộc thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng
Khoa SKNN
Khám sức khỏe định kỳ cho công nhân
Đo môi trường lao động
Tham gia nhập và xử lý phân loại sức khỏe cho công
nhân
Khoa ATVSTP Tham gia giám sát ngộ độc thực phẩm tại bệnh viện đa
& DD
khoa tỉnh
Tham gia phân tích số liệu, hoạt động các chương trình
dinh dưỡng

Khoa XN
Tham gia xét nghiệm chỉ tiêu vi sinh trong nước
Tham gia xét nghiệm chỉ tiêu hóa học trong nước
Tham gia xét nghiệm chỉ tiêu vi sinh và hóa học trong
thực phẩm
Khoa KSBTN Tham gia tư vấn tiêm phòng tại cơ quan
Tham gia giám sát cúm A H5N1
&VX SP
Tham gia giám sát bệnh viện
Tham gia giám sát hỗ trợ phun hóa chất diệt muỗi
Các hoạt động Văn nghệ chào mừng ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2
Tham gia hoạt động chào mừng kỉ niệm ngày quốc tế
khác
phụ nữ
Tham gia các buổi sinh hoạt khoa học tại trung tâm
Tham gia vào các hoạt động chào mừng “ Tuần lễ quốc
gia về an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy
nổ ”
Tham gia chào mừng ngày thành lập đoàn 26/03
II.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu

1.

Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ

2 tuần
1 lần
1 lần

1 tuần
1 lần
1 tuần
1 lần
2 tuần
1 lần
1 lần
1 lần
1 lần
1 lần
1 lần
1 lân

1.1. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Giang
1.1.1. Cơ cấu tổ chức
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, có chức
năng tham mưu cho Giám đốc sở Y tế tổ chức, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên
môn kỹ thuật về lĩnh vực Y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, Trung tâm Y tế dự
phòng tỉnh có 75 cán bộ trong đó có 26 bác sĩ.


9

Bộ máy tổ chức bao gồm:
 Bộ máy lãnh đạo gồm có 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.
 Trung tâm có 02 phòng chức năng:
- Phòng Kế hoạch- Tài chính.
- Phòng Tổ chức – Hành chính.
 Trung tâm có 06 khoa chuyên môn:
- Khoa Sức khỏe cộng đồng.

- Khoa Sức khỏe nghề nghiệp.
- Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng.
- Khoa Xét nghiệm
- Khoa Kiểm soát các bệnh truyền nhiễm và vacxin sinh phẩm.
- Khoa Da liễu.
 Có 04 tổ chức chính trị xã hội là: Chi bộ trực thuộc Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh, Công
Đoàn trực thuộc công đoàn ngành Y tế, Chi đoàn thanh niên thuộc tỉnh đoàn Bắc Giang
và Hội CCB trực thuộc Hội CCB thành phố Bắc Giang.
1.1.2.

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh

Dựa theo quy định 05/2006/QĐ – BYT ngày 17/01/2006 về việc Ban hành "Quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế dự phòng
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương"
 Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế và tổ
chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng trên địa
bàn tỉnh.
 Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn:
 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế
dự phòng trên cơ sở định hướng chiến lược của Bộ Y tế và tình hình thực tế của tỉnh trình
Giám đốc Sở Y tế phê duyệt.
 Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động sau:
 Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về: Phòng chống dịch
bệnh, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch y tế, sức khoẻ môi
trường, sức khoẻ trường học, sức khoẻ nghề nghiệp, phòng chống tai nạn thương tích và
xây dựng cộng đồng an toàn.


10


 Chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt động thuộc lĩnh
vực phụ trách đối với các Trung tâm Y tế dự phòng huyện, các cơ sở y tế và các trạm y tế
trên địa bàn.
 Phối hợp với Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ và các cơ quan thông tin
đại chúng trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai thực hiện công tác thông tin, truyền thông,
giáo dục sức khoẻ về lĩnh vực y tế dự phòng.
 Tham gia đào tạo và đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật về lĩnh vực y tế dự phòng
theo kế hoạch của tỉnh và Trung ương cho cán bộ chuyên khoa và các cán bộ khác.
 Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ
thuật về lĩnh vực y tế dự phòng.
 Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế
quốc gia và các dự án khác được Giám đốc Sở Y tế phân công.
 Triển khai tổ chức thực hiện các dịch vụ về y tế dự phòng theo sự phân công, uỷ
quyền của Giám đốc Sở Y tế và theo quy định của pháp luật.
 Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá
các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách.
 Thực hiện quản lý cán bộ, chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với công
chức, viên chức và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật.
 Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao.
1.2. Các khoa chuyên môn
1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Khoa
SKCĐ

Thành phần cán bộ
 04 Bác sĩ

Chức vụ


 01 Cử nhân

 01 Trưởng khoa – Bác sĩ chuyên
khoa I.

 01 Y sĩ

 01 Phó khoa.

Đánh
giá
Đạt

 04 Cán bộ
SKNN

 05 Bác sỹ
 01 Y sỹ.
 01 KTV chẩn đoán
hình ảnh.
 01 KTV thiết bị y tế.

 01 Trưởng khoa – Bác sĩ chuyên
khoa I
 01 Phó khoa
 06 Cán bộ

Đạt



11

ATVSTP
& DD

 02 Bác sĩ
 02 Kỹ sư

 01 Trưởng khoa – Bác sĩ chuyên
khoa I

 01 Cử nhân

 01 Phó khoa

Đạt

 03 Cán bộ.
XN

 03 Bác sĩ
 03 Kỹ sư

 01 Trưởng khoa – Bác sĩ chuyên Thiếu 1
phó khoa
khoa I

 03 Cử nhân


 13 Cán bộ

 01 Dược sĩ
 03 Kỹ thuật viên
 01 Y sĩ
KSBTN &
VX SP

 05 Bác sĩ
 01 Điều dưỡng

 01 Trưởng khoa – bác sĩ chuyên
khoa I

 02 Cử nhân YTCC

 01 Phó khoa

 01 Y sĩ

 08 Cán bộ

Đạt

 01 Kỹ sư côn trùng
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ
Khoa

Thực hiện nhiệm vụ, chức năng
(Quyết định số 05/ QĐ- BYT)


SKCĐ
SKNN

ATVSTP &
DD
XN

Đạt
Khoa SKNN đã và đang thực hiện tương đối đầy đủ chức năng, nhiệm
vụ. Tuy nhiên, căn cứ theo tình hình thực tế tại tỉnh Bắc Giang, tại
TTYTDP tỉnh và cơ cấu tổ chức tại khoa thì nhiệm vụ tổ chức phòng
khám bệnh nghề nghiệp và xây dựng cộng đồng an toàn mới chỉ bước
đầu xây dựng kế hoạch và triển khai, hiện chưa có kết quả.
Đạt
Khoa ATVSTP &DD thực hiện đủ chức năng, nhiệm vụ. Tuy nhiên
từ năm 2009, sau khi tách ra Chi cục VSATTP thì khoa chỉ hoạt động
chủ yếu ở mảng dinh dưỡng, chức năng, nhiệm vụ về ATVSTP đã
chuyển cho bên chi cục ATVSTP, khoa chỉ thực hiện kiểm tra, giám sát,
báo cáo các vụ ngộ độc thực phẩm tại bệnh viện đa khoa tỉnh và điều


12

KSBTN &
VX SP

2.

tra, khống chế vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Đạt

Kết quả thực hiện chỉ tiêu tại các khoa

II.1. Khoa Sức khỏe cộng đồng
II.1.1. Tham gia lấy mẫu nước, đánh giá chất lượng vệ sinh môi trường nước
-

Thời gian: 26/02/2013.

-

Địa điểm: 18 điểm cấp phát nước tại 12 xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc
Giang.

-

Yêu cầu: Đánh giá chất lượng nước thông qua xét nghiệm các chỉ tiêu vi sinh vật và lý,
hóa học dựa trên QCVN 01: 2009/BYT về chất lượng nước ăn uống (Theo hợp đồng với
Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Giang).

-

Người thực hiện:
+ Y sĩ Phan Hữu Thục – cán bộ khoa SKCĐ
+ Cử nhân Nguyễn Văn Nguyên – cán bộ khoa Xét nghiệm

-

Phương pháp thực hiện:

+ Giám sát nguồn nước tại địa điểm
+ Lấy mẫu nước để làm xét nghiệm vi sinh vật, lý, hóa học.

 Quy trình lấy mẫu nước xét nghiệm

 Dụng cụ lấy mẫu
-

Chai thủy tinh nút mài thể tích 250 – 500 ml (vi sinh), loại 1 lít (hóa lý). Chai đã
được rửa sạch và hấp sấy khô, phía ngoài dán nhãn.

-

Cồn 90° để khử khuẩn, tăm bông.

-

Quang chai bằng nhôm và có đế nặng.

-

Hòm lạnh để bảo quản mẫu.

 Vị trí lấy mẫu
-

Nước vòi

-


Nước bể

 Kỹ thuật lấy mẫu
Lấy mẫu xét nghiệm hóa

Lấy mẫu xét nghiệm vi sinh


13


- Trước khi lấy mẫu, tráng
chai nhiều lần bằng chính
nước đó.
- Cho nước vào đầy chai.
Đậy kín nắp.
- Ghi nhãn và bảo quản

- Nước vòi: mở vòi cho nước chảy 2-3 phút, trước khi lấy
mẫu phải tráng chai lấy mẫu 3 lần rồi mới lấy chính thức.
Khử trùng bên trong và ngoài vòi lấy mẫu và tay của người
lấy mẫu bằng cồn. Cho nước vào gần đầy chai (chừa một
khoảng không khí). Đậy kín nắp.
- Nước bể: dùng quang chai vô khuẩn, cho chai vào quang
thả xuống độ sâu 30-40 cm, đợi nước vào đầy chai, kéo lên
đậy nút chai, đóng gói và bảo quản.
- Bảo quản ở nhiệt độ 0 – 5°C trong khi đưa đến phòng xét
nghiệm




Dung tích mẫu:

-

Xét nghiệm hóa, lý 11 chỉ tiêu: 1 lít nước mẫu.

-

Xét nghiệm vi sinh: 0,5 lít mẫu giữ lạnh (không quá 24 giờ).

 Bảo quản mẫu: Mẫu phải được chuyển ngay đến phòng thí nghiệm để tránh các phản ứng
sinh hóa xảy ra làm sai lệch kết quả.
 Quy trình phân tích, xử lý mẫu
1) Quy trình phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật
-

Quy trình định lượng vi khuẩn coliforms và fecal coliforms trong nước bằng
phương pháp MPN
Nguyên tắc:
+ Cấy các phần mẫu thử, đã được pha loãng hoặc không pha loãng vào một dãy ống
nghiệm chứa một môi trường nuôi cấy tăng sinh dạng lỏng Lactoza.
+ Ủ ấm các ống môi trường nồng độ đơn và kép ở 37°C trong 24-48h. Tìm các ống có
biểu hiện đục kém sinh hơi.
+ Từ các ống môi trường nồng độ đơn và kép đã sinh hơi, nuôi cấy vào môi trường lỏng
khẳng định chọn lọc canh thang BGBL.
+ Ủ ở 37°C với định lượng coliforms và ở 44°C với định lượng fecal coliforms từ 24-48h
quan sát sự sinh hơi và kèm biểu hiện đục.
+ Xác định số xác suất lớn nhất của coliform, fecal coliform theo bảng MPN ứng với số
lượng ống đựng môi trường nồng độ đơn và kép và sau khi cấy chuyển có sinh hơi trong

môi trường BGBL.

2) Quy trình phân tích các chỉ tiêu hóa lý trong nước (chỉ tiêu loại A).

 Xác định pH bằng phương pháp điện thế


14

Nguyên tắc: Phương pháp điện thế sử dụng điện cực thủy tinh xác định pH của
nước bằng cách đo hiệu điện thế xuất hiện trên bề mặt phân cách màng thủy tinh và dung
dịch. Độ chính xác của phương pháp phụ thuộc vào chất lượng của điện cực thủy tinh và
độ chính xác của máy đo pH. Các kết quả xác định còn phụ thuộc vào nhiệt độ của dung
dịch. Các máy đo pH hiện nay phần lớn có bộ phận hiệu chỉnh nhiệt độ tự động, nếu máy
không có thì phải đưa nhiệt độ của nước về 20°C khi tiến hành đo

 Xác định độ đục bằng phương pháp Nephelometric
Nguyên tắc: Dựa trên sự so sánh của cường độ phân tán ánh sáng bởi 1 chất lơ
lửng trong những điều kiện xác định và cường độ phân tán của mẫu ở cùng điều kiện.
Cường độ phân tán ánh sáng càng cao thì độ đục càng cao. Chất chuẩn thường dùng là
polimefocmazin.

 Xác định hàm lượng nitrit (NO2ˉ) trong nước bằng phương pháp trắc phổ nguyên tử
Nguyên tắc: Phản ứng của nitrit trong mẫu thử với thuốc thử 4-aminobenzen
sunfonamid với sự có mặt của axit octhophosphoric ở pH = 1,9 để tạo muối diazo, mà
muối này sẽ tạo thuốc nhuộm màu hồng với N- (1naphtyl)-1,2 diamonietan dihidroclorua
(được thêm vào bằng thuốc thử 4- aminobenzen sunfonamind). Đo độ hấp thu ở 540 nm.

 Xác định hàm lượng sắt (Fe) bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10phenantolin
Nguyên tắc: Thêm dung dịch 1,10- phenantolin vào lượng mẫu và đo độ hấp thu

của phức chất màu da cam đỏ ở bước sóng 510nm. Nếu xác định lượng sắt tổng hoặc
tổng sắt hòa tan, thêm hidroxyl amoniclorua để khử Fe (II) thành Fe (III). Nếu có sắt
không tan, oxyt sắt hoặc phức chất sắt cần phải xử lý sơ bộ để hòa tan các chất đó. Phức
chất Fe (II)- 1,10- phenantolin bên trong khoảng pH 2,5-9 và màu sắc tỷ lệ với hàm
lượng Fe(II). Quan hệ giữa nồng độ sắt và độ hấp thu tuyến tính với nồng độ sắt nhỏ hơn
5mg/l. Độ hấp thu cao nhất khi đo ở λ=510nm.
 Xác định chỉ số Pecmanganat (Độ Oxy hóa)
Nguyên tắc: Đun nóng mẫu thử trong nồi cách thủy với 1 lượng Kali
Pecmanganat và axit sunfuric đã biết trong khoảng thời gian nhất định (10 phút). Khử
phần pecmanganat bằng chất có khả năng oxy hóa trong mẫu và xác định lượng
pecmanganat đã dùng bằng việc thêm dung dịch oxalat dư, sau đó chuẩn độ với
pecmanganat.

 Xác định độ cứng trong nước bằng phương pháp chuẩn độ EDTA
Nguyên tắc:


15

Chuẩn độ tạo phức Canxi và Magie với dung dịch nước của muối Di Natri của
EDTA ở pH 10. Dùng Modan đen 11 làm chỉ thị. Chỉ thị này tạo phức màu đỏ hoặc tím
với ion Canxi và Magie.
Trong quá trình chuẩn độ, EDTA trước hết phản ứng với các ion canxi và Magie tự
do, sau đó ở điểm tương đương phản ứng với các ion Canxi và Magie đã liên kết với chất
chỉ thị và làm dung dịch đổi từ đỏ hoặc tím sang xanh.
Kết quả được thể hiện dưới dạng nồng độ. Nếu hàm lượng Canxi được xác định
riêng thì có thể tính nồng độ Magie.

 Xác định hàm lượng clorua trong nước bằng phương pháp Mohr
Nguyên tắc: Phản ứng của ion clorua và ion bạc thêm vào tạo thành kết tủa AgCl

màu trắng không hòa tan. Việc thêm dù 1 lượng nhỏ ion bạc tạo thành cromat màu nâu đỏ
với ion cromat được thêm làm chất chỉ thị. Phản ứng này được dùng để nhận biết điểm
kết thúc. Độ pH được duy trì trong khoảng 5- 9,5 trong suốt quá trình lọc để chuẩn độ.

 Xác định hàm lượng Mangan bằng phương pháp cực phổ xung vi phân
Nguyên tắc: Trong dung dịch điện ly Borat pha trong Na0H, ở điều kiện pH từ
6,5-8,15 trên điện cực giọt thủy ngân treo, Mangan có thế bán sóng ở -1,48 V và được
xác định theo kỹ thuật von-ampe hòa tan. Độ nhạy của phương pháp là 2µg/l và giới hạn
xác định là 1,5mg/l.

 Xác định hàm lượng sunphat (SO4²ˉ) bằng phương pháp trọng lượng sử dụng bari clorua
Nguyên tắc: Axit hóa mẫu bằng axit clohidric bằng cách đun sôi với dung dịch
bari clorua ít nhất 20 phút để tăng sự kết tủa bari sunphat, lọc kết tủa qua phễu lọc thủy
tinh xốp, rửa hết clorua khỏi kết tủa, sấy ở 105°C và cân lại khi đã nguội. Sự tăng khối
lượng của phễu do kết tủa bari sunphat được tạo thành do phản ứng của ion bari và ion
sunphat có trong mẫu.

 Xác định hàm lượng clo dư và clo tổng số bằng phương pháp chuẩn độ Iod
Nguyên tắc: Cho clo tổng số phản ứng với Kali Iodua trong dung dịch axit để giải
phóng Iod tự do. Iod vừa sinh ra bị khử ngay bằng lượng dư chính xác dung dịch chuẩn
Thiosunphat đã thêm vào trước vào dung dịch. Chuẩn độ lương dư thiosunphat bằng
dung dịch chuẩn Kali Iodat.
 Kết quả phân tích
1) Kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu vi sinh vật
Chỉ tiêu vi sinh vật
Coliforms

Số mẫu đạt
18/18


Số mẫu không đạt
0/18


16

Fecal coliforms

18/18

0/18

2) Kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu lý, hóa
TT

Chỉ tiêu phân tích

Đạt

Không đạt

QCVN
01:2009/BYT
1
Ph
18/18
0/18
6,5-8,5
2
Độ đục

18/18
0/18
2,0 NTU
3
NO2
18/18
0/18
3,0 mg/l
4
Fe
18/18
0/18
0,3 mg/l
5
Độ OXH
18/18
0/18
2,0 mg/l
6
Độ cứng
18/18
0/18
300 mg/l
7
Clˉ
18/18
0/18
250 mg/l
8
Mn

18/18
0/18
0,3 mg/l
9
SO4²ˉ
18/18
0/18
250 mg/l
10
NO3
18/18
0/18
50 mg/l
11
Clo dư
18/18
0/18
0,3-0,5 mg/l
Đánh giá chất lượng nước: Theo QCVN 01: 2009/BYT về chất lượng nước ăn uống
Qua bảng kết quả xét nghiệm nước về các chỉ tiêu vi sinh vật và các chỉ tiêu lý hóa
học ta thấy:
-

Về chỉ tiêu vi sinh vật thì mẫu nước tại thời điểm lấy mẫu và thử nghiệm đạt tiêu chuẩn
vệ sinh.

-

Về các chỉ tiêu lý, hóa học, ta thấy dù các chỉ số có sự thay đổi giữa các địa điểm lấy
mẫu nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Vậy mẫu nước tại thời điểm lấy mẫu và

thử nghiệm đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
→ Vậy nguồn nước do Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Giang cung
cấp đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và phục vụ tốt cho nhu cầu của nhân dân trên địa bàn
thành phố Bắc Giang.

II.1.2. Tham gia/kiến tập tối thiểu 03 chỉ tiêu xét nghiệm nước ( vi sinh, hóa, lý)
-

Thời gian: ngày 22, 23/04/2013

-

Địa điểm:
+ Phòng kiểm nghiệm vi sinh – môi trường
+ Phòng kiểm nghiệm hóa lý phân tích

-

Yêu cầu: Xét nghiệm 03 chỉ tiêu vi sinh học, hóa, lý học trong nước.

-

Người thực hiện:


17

+ Xét nghiệm chỉ tiêu vi sinh: cử nhân Nguyễn Văn Nguyên
+ Xét nghiệm chỉ tiêu hóa, lý học: KS Luyện Thị Hà, Nguyễn Thị Dung
-


Tiến hành:

1) Chỉ tiêu xét nghiệm vi sinh vật trong nước: Định lượng vi khuẩn Coliform có mặt
trong nước bằng phương pháp MPN
a) Dụng cụ - môi trường nuôi cấy:
Thiết bị - dụng cụ thủy tinh

Môi trường nuôi cấy

+ Tủ sấy sấy khô Memmenrt

+ Nước muối pepton

+ Nồi hấp TOMY SS 325

+ Canh thang Lactoza đặc

+ Cân kỹ thuật 03 số (AND)

+ Canh thang Lactoza loãng

+ Tủ ấm Memmenrt 37 °C

+ Canh thang Brilliant Green Bile Lactose
(BGBL)

+ Tủ nuôi cấy vô trùng
+ Que cấy, đèn cồn
+ Các ống nghiệm có đường kính 18mm

+ Pipet có dung tích danh định 10ml
+ Ống Durham
+ Giấy đo phản ứng
b) Quy trình xét nghiệm: phương pháp 09 ống
-

Chuẩn bị mẫu

-

Chuẩn bị dung dịch mẫu thử và pha loãng mẫu

-

Tiến hành
Bước 1: Nuôi cấy mẫu
+ Dùng pipet vô trùng hút 10ml mẫu thử vào 03 ống nghiệm môi trường tăng sinh kép (canh
thang Lactoza đặc)
+ Dùng pipet vô trùng hút 10ml mẫu thử vào 03 ống nghiệm môi trường tăng sinh đơn
(canh thang Lactoza loãng)
+ Dùng pipet vô trùng hút 1ml mẫu thử ở đậm độ pha loãng 10ˉ¹vào 03 ống nghiệm môi
trường tăng sinh đơn (canh thang Lactoza loãng)
+ Ủ các môi trường nồng độ kép và nồng độ đơn đã cấy mẫu trên ở tủ ấm 37°C/24- 48 giờ
Bước 2: Kiểm tra các ống thử


18

+ Kiểm tra các ống mẫu cấy sau 18 – 24 giờ nuôi ấm và coi là có phản ứng dươg tính đối
với các ống có biểu hiện đục do vi khuẩn sinh trưởng và sinh khí bên trong ống Durham:

có 0 ống.
+ Nuôi tiếp trong tủ ấm những ống nghiệm trên rồi kiểm tra lại chúng sau 48 giờ để tìm
lại phản ứng dương tính.
+ Kết quả số ống dương tính ở từng đậm độ là 0.
Bước 3: Cấy chuyển, nuôi ấm và kiểm tra
+ Nếu có ống dương tính ở bước 1, dùng que cấy vô trùng cấy chuyển tương ứng canh
trùng sang những ống canh thang BGBL đã được ủ ấm đến 37°C, mỗi ống 1 ăng ( tương
ứng đậm độ mẫu thử). Ủ ấm 37°C/24h ± 2h. Nếu ở giai đoạn này không sinh hơi thì ủ
đến 48h. Nhưng do bước 1 không có ống dương tính nên không tiến hành cấy chuyển.
Bước 4: Báo cáo kết quả
Định lượng Coliform trong nước bằng phương pháp MPN và cho kết quả âm tính tức là
trong mẫu nước kiểm tra không phát hiện Coliform.
Bước 5: Đánh giá: Tại thời điểm lấy mẫu và làm xét nghiệm thì mẫu nước đạt tiêu
chuẩn vệ sinh theo tiêu chuẩn dùng cho nước ăn uống : QCVN 01:2009 BYT ngày
17/06/2009).
2) Chỉ tiêu xét nghiệm hóa học trong nước: Xác định độ cứng trong nước bằng phương
pháp chuẩn độ EDTA
Độ cứng của nước gây ra bởi sự có mặt của ion Ca 2+ và Mg2+ là chủ yếu, ngoài ra
còn có các ion đa hoá trị khác. Độ cứng có 2 loại, cứng cacbonat và cứng không
cacbonat, và có liên quan chặt chẽ tới độ kiềm của nước. Độ cứng được biểu thị bằng
lượng CaCO3 hoặc bằng độ Đức.
-

Dụng cụ- hóa chất:
Dụng cụ
+ Bình nón dung tích 250 ml

Hóa chất
+ Dung dịch đệm


+ Buret loại 25 ml, vạch chia đến 0,05 ml

+ Dung dịch chuẩn EDTA
+ Chỉ thị Modan đen 11

-

Quy trình xét nghiệm:
+ Lấy 50ml mẫu nước vào bình nón dung tích 250ml
+ Thêm 2ml dung dịch đệm
+ Nhỏ 3-4 giọt dung dịch chỉ thị Modan đen 11, lắc đều
+ Chuẩn độ bằng dung dịch EDTA từ buret đồng thời khuấy trong khi lắc đều. Chuẩn độ


19

-

nhanh lúc bắt đầu và chậm dần khi gần điểm cuối. Tiếp tục thêm dung dịch EDTA khi
màu của dung dịch bắt đầu chuyển từ màu đỏ hoặc tím sang màu xanh. Điểm cuối chuẩn
độ là lúc ánh đỏ cuối cùng cũng biến mất. Sắc thái màu dung dịch không thay đổi nếu
thêm 1 giọt EDTA.
Kết quả: Độ cứng tính theo CaCO3 = (V × 1000)/ V0 = (5,5×1000)/50 = 110 (mg/l)
Trong đó:
+ V là thể tích dung dịch chuẩn EDTA phản ứng (5,5 ml)
+ V0 là thể tích mẫu thử (50 ml)

-

Đánh giá: Tiêu chuẩn dùng cho nước ăn uống : QCVN 01:2009 BYT ngày

17/06/2009), giới hạn độ cứng tính theo CaCO3 là 300 mg/l. Mẫu nước thử có độ cứng
tính theo CaCO3 là 110 mg/l → độ cứng trong nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

3) Chỉ tiêu xét nghiệm lý học: xác định cặn hòa tan tổng số (TDS)
Cặn hòa tan là chất tan trong nước (nước đã được lọc kỹ hết cặn không tan và các chất lơ
lửng), cặn hòa tan cao ảnh hưởng đến chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt và
công nghiệp.
-

Dụng cụ và hóa chất:
Dụng cụ
+ Nồi cách thủy, tủ sấy 100 -105°C

Hóa chất
+ Nước cất hai lần để tráng dụng cụ

+ Bình hút ẩm

+ Axit HCl và NaOH 30% để rửa dụng cụ

+ Cân chính xác đến 0,1 – 0,2mg
+ Bát sứ hay chén sứ chịu nhiệt, dung tích
200 – 250 ml
- Quy trình tiến hành:
+ Bát sứ đã được tráng rửa sạch, đem sấy khô ở nhiệt độ 100-105°C đến khối lượng
không đổi.
+ Để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng
+ Đem cân được khối lượng F0 = 78,8640 (g)
+ Lấy chính xác 100 -200 ml mẫu đã lọc kỹ cho vào bát sứ.
+ Đem cô trên bếp cách thủy đến khô kiệt

+ Sấy khô ở nhiệt độ 100-105°C đến khối lượng không đổi
+ Để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng
+ Đem cân được khối lượng F1 = 90,864 (g)
Kết quả: Lượng cặn hòa tan tính theo công thức:
X(mg/l)= (F1 – F0)×1000/V


20

Trong đó: + X là lượng cặn hòa tan (mg/l)
+ F0 là khối lượng bát sứ không cặn (mg)
+ F1 là khối lượng bát sứ có cặn (mg)
+ V là thể tích mẫu nước lấy phân tích (ml)
→Lượng cặn hòa tan là: X (mg/l) = 120 (mg/l).
-

Đánh giá: Tiêu chuẩn dùng cho nước ăn uống : QCVN 01:2009 BYT ngày
17/06/2009), giới hạn của cặn hòa tan tổng số là 1000 mg/l. Mẫu nước thử có cặn hòa tan
tổng số là 120 mg/l → lượng cặn hòa tan trong nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

II.1.3. Tham gia giám sát thực hiện chương trình vệ sinh học đường cho 01 trường tiểu học
Nam Hồng
-

Thời gian: ngày 12/03/2013

-

Địa điểm: Trường tiểu học Nam Hồng - Xã Nam Hồng – Thành phố Bắc Giang.


-

Nội dung: Kiểm tra, đánh giá công tác y tế trường học

-

Phương pháp:
+ Phỏng vấn cán bộ làm công tác y tế trường học.
+ Kiểm tra điều kiện vệ sinh trường học (quan sát, đo)

-

Tiến hành:
+ 8h 00 đoàn kiểm tra làm việc với hiệu trưởng trường
+ 8h30 đoàn kiểm tra làm việc với cán bộ làm công tác y tế trường học : kiểm tra thực
hiện quy định các nội dung đánh giá công tác y tế trường học.
+ 9h30 đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, đo điều kiện vệ sinh trường, lớp học.

-

Kết quả:

 Thực hiện quy định các nội dung đánh giá công tác y tế trường học.
TT

Nội dung kiểm tra, đánh giá

Điểm chuẩn

Điểm chấm


1

Quản lý, chăm sóc sức khỏe cho học
sinh

8

8

2

Truyền thông giáo dục sức khỏe cho
học sinh

7

7

3

Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm

3

3

4

Đảm bảo an toàn tai nạn thương tích


3

3

5

Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm,

6

6


21

dinh dưỡng
6

Vệ sinh môi trường học tập

6

6

7

Phòng học

4


1

8

Bàn ghế, bảng học

2

1

9

Bếp ăn tập thể, nhà ăn trong trường

4

4

10

Nhà vệ sinh

2

2

11

Phòng y tế


3

3

12

Trang thiết bị và thuốc

3

3

13

Nguồn kinh phí

4

2

14

Nội dung chi

2

2

15


Nhà trường

4

3

16

Nhân viên làm công tác y tế

5

5

17

Công tác chữ thập đỏ

4

3

70

62 (88,6%)

Cộng

 Kết quả định lượng ánh sáng, khí CO2, tiếng ồn trong phòng học

TT

1

Tên
lớp

2B

Vị trí đo

Ánh sáng ( ≥100
lux)

CO2 (1/1000)

Tiếng ồn (≤ 50
dBA)

Định
lượng

Đánh
giá(Đ/KĐ)

Định
lượng

Đánh
giá(Đ/KĐ)


Định
lượng

Đánh
giá(Đ/KĐ)

Bảng viết

53



1549



60,2



Bàn trên
trái

43



1319




65,93



Bàn trên
phải

54



987

Đ

63,5



Giữa lớp

46



1162




62,3



Bàn dưới
trái

49



1567



60,1



Bàn dưới
phải

48



1087




64,5




22

2

1C

Bảng viết

110

Đ

790

Đ

65,4



Bàn trên
trái

101


Đ

1048



70,6



Bàn trên
phải

98



910

Đ

58,9



Giữa lớp

75




797

Đ

78,6



Bàn dưới
trái

84



977

Đ

66,3



Bàn dưới
phải

96




755

Đ

71,2



 Kết quả đo kích thước bàn ghế:
TT

Tên
lớp

Chiều
cao
TB.HS

Kích thước bàn(cm)

Kích thước
ghế(cm)

Cao

Rộng

Sâu


Cao

Hiệu số bàn
ghế

Rộng Sâu

Đánh
giá

Tiêu
chuẩn

KQ

Đ KĐ

1

2B

127

67,5

122

40


39

122

22

19

28,5



2

1C

120,5

63

120

45

37

120

33


19

26



 Kết quả đo vi khí hậu, sắp xếp bàn ghế trong phòng học:
TT

Tên
lớp

VKH


1

2B

24,9

Độ
ẩm

81

Kích thước kê bàn ghế trong phòng (m)
Tốc
độ
gió


0

Vị trí mắc
bóng
đèn(trên,

Đánh
giá

Bàn
đầu
cách
bảng

K/c
giữa
các
dãy
bàn

K/c
bên
chiếu
sáng
chính

K/c
bên
chiếu

sáng
phụ

Đ



2,46

0,57;

0,5

0,53

Trên



0,37

1

Trên



dưới quạt)

0,52

2

1C

24,1

84,6

0

2,04

0,4;


23

0,36
-

Nhận xét:
+ Trường đã thực hiện các quy định về công tác y tế trường học đạt loại khá (88,6%)
theo Thông tư liên tịch Quy định các nội dung đánh giá công tác Y tế trường học.
+ Điều kiện vệ sinh trong lớp học: Theo quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế số
1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000, mức độ chiếu sáng; nồng độ CO2, cường độ tiếng
ồn; kích thước bàn ghế; vi khí hậu, sắp xếp bàn ghế trong phòng học của trường hầu hết
đều chưa đạt yêu cầu.

II.2. Khoa Sức khỏe nghề nghiệp
II.2.1. Nhận xét về các phương pháp xác định yếu tố nguy cơ nghề nghiệp đang thực hiện

tại khoa
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh
vật. Môi trường lao động là không gian của khu vực lao động trong đó người lao động
làm việc cùng với phương tiện phục vụ lao động.
Trong môi trường lao động, các yếu tố nguy cơ là những yếu tố phát sinh từ máy
móc, thiết bị, quy trình công nghệ, quá trình sản xuất, điều kiện sản xuất ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe và khả năng làm việc của người lao động.
Hiện trạng sức khỏe người lao động là thước đo tổng hợp trạng thái của môi trường
lao động. Sức khỏe người lao động thường chịu tác động bởi nhiều yếu tố nguy cơ trong
môi trường lao động bao gồm:
-

Các yếu tố vật lý: tiếng ồn, vi khí hậu, điện từ trường…

-

Các yếu tố hóa học: hóa chất, bụi, thuốc, chất kích thích da, phụ gia thực phẩm…

-

Các yếu tố sinh học: vi khuẩn, virus, vi sinh vật

-

Các yếu tố tai nạn: tình trạng nguy hiểm

-

Các yếu tố tâm lý: stress, công việc lặp lại, các mối quan hệ…


Hiện nay khoa SKNN đã triển khai, thực hiện được phương pháp xác định các yếu
tố nguy cơ nghề nghiệp là: Đo, kiểm tra, đánh giá môi trường lao động.
Thi hành Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994 và Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung
năm 2002, 2006 và 2007; Nghị định 06/CP ngày 20/01/1995, Nghị định 110/2002/NĐ-CP
ngày 27/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06
tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế.


24

Căn cứ đề nghị của Công ty TNHH UNICO GLOBAL VN, Trung tâm Y tế dự phòng
tỉnh Bắc Giang đã tiến hành đo kiểm tra môi trường lao động tại Công ty TNHH UNICO
GLOBAL VN ngày 10 tháng 3 năm 2013.
Thành phần đoàn:
1. Bác sĩ Đặng Bá Hiểu – Trưởng đoàn
2. Bác sĩ Trần Trung Kiên – Thành viên
3. KTV Thân Văn Khương – Thành viên
Phương pháp:Đo các chỉ số Vi khí hậu, ánh sáng, bụi, tiếng ồn, độ rung, hơi khí độc tại
các vị trí kỹ thuật theo thường quy của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường.
Thiết bị đo:
- Đo nhiệt độ bằng ẩm kế Asman, phong tốc kế.
- Đo ánh sáng bằng Luxmeter.
- Đo tiếng ồn bằng máy đo ồn chung.
- Đo bụi bằng máy Kanomax
- Đo độ rung bằng máy VM- 82
- Đo hơi khí độc bằng bơm hút phát hiện nhanh và các loại test thử.
Vị trí đo
- Xưởng may A
- Xưởng may B

- Xưởng in thêu
- Xưởng D
- Văn phòng
1) Kỹ thuật đo và đánh giá vi khí hậu
-

Dụng cụ: Đo nhiệt độ bằng ẩm kế Asman, phong tốc kế.

-

Kỹ thuật đo:

 Một vị trí vi khí hậu đo 3 yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió. Đo tại 5 khu vực và đo ở
từng vị trí có tính chất công việc khác nhau.
 Đo theo thời gian: 30 phút- 1 giờ đo 1 lần.
 Vị trí đo:
Đo đúng vị trí người lao động khi làm việc: đo ngang ngực người lao động
Đo vi khí hậu ngoài trời tại thời điểm tương ứng để so sánh.


25

-

Đo nhiệt độ , độ ẩm: Đặt thiết bị tại vị trí người lao động. Đo cách sàn làm việc 0,5-1,5m.
Đọc kết quả sau 3-5 phút khi số hiển thị ổn định.

-

Đo vận tốc gió: Đặt máy ở vị trí đo đúng hướng gió. Thời gian đo từ 1-5 phút. Đọc kết

quả sau khi số hiển thị ổn định.

-

Đọc, tính toán và đánh giá kêt quả dựa vào tiêu chuẩn vệ sinh TCVN 5508- 2009.

2) Kỹ thuật đo ánh sáng
-

Dụng cụ: Đo ánh sáng bằng Luxmeter.
Kỹ thuật đo: Đo tại 5 khu vực và đo ở từng vị trí có tính chất công việc khác nhau,
đặt ngửa tế bào quang điện trên mặt phẳng cần đo. Vặn nút đo lên nắc thang cao nhất rồi
chuyển từ từ xuống nấc thấp nhất cho đến khi kim điện kế quay và dừng lại, chỉ số kim
dừng chỉ đúng giá trị cường độ chiếu sáng tại điểm đó . Khi đo tránh bóng che ngẫu
nhiên. Kết quả thu được đem đối chiếu với TCVN 3743-83 hoặc tiêu chuẩn TCN
3733/2002/QĐ-BYT để đánh giá và rút ra kết luận.

3) Kỹ thuật đo tiếng ồn
-

Dụng cụ: Đo tiếng ồn bằng máy đo ồn chung.

-

Kỹ thuật đo: Đo tại 5 khu vực và đo ở từng vị trí có tính chất công việc khác.
Micro của máy đo ồn để cách mặt đất 1,4m (nếu công nhân đứng), ngang tầm tai người
công nhân (nếu công nhân đang ngồi). Máy đo ồn để cách cán bộ kỹ thuật 0,5m.

-


Tiếng ồn đo được trong môi trường lao động có thể đánh giá theo tiêu chuẩn
TCVN- 3985-1999.

4) Kỹ thuật đo bụi hô hấp
-

Mục đích để đánh giá mức độ ô nhiễm bụi hay đánh giá nguy cơ mắc các bệnh bụi phổi.

-

Dụng cụ: Đo bụi bằng máy Kanomax

-

Cách lấy mẫu: lấy tại 5 khu vực và đo ở từng vị trí có tính chất công việc khác nhau

 Lấy mẫu bụi vùng (khu vực): Đầu thu bụi để ở tầm hô hấp của người lao động, vuông
góc với hướng phát bụi.
 Khi lấy mẫu bụi cá nhân, máy lấy mẫu được đeo cho công nhân, đầu thu bụi phải đặt
trong vùng thở của người lao động, cách mũi miệng không quá 30cm.
-

Đánh giá kết quả dựa vào tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (tiêu chuẩn Quốc gia: TCVN
5509-1991)

5) Kỹ thuật đo độ rung chuyển
-

Dụng cụ: Đo độ rung bằng máy VM- 82


-

Kỹ thuật đo: Đo tại 5 khu vực và đo ở từng vị trí có tính chất công việc khác nhau (may,
cắt, may nhám). Đo tại vị trí cơ thể người lao động tiếp xúc với rung chuyển. Với rung


×