Tải bản đầy đủ (.docx) (341 trang)

Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 341 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HỒ THỊ HÒA

MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP
VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN

Ngành: Kinh tế Phát triển
Mã số: 9.31.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS Vũ Sỹ Cường
2. PGS.TS Bùi Quang Bình

HÀ NỘI - 2019
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những
kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào của người khác.
Tác giả luận án

ii



MỤC LỤC

Trang bìa............................................................................................................i
Lời cam đoan..............................................................................................ii
MỤC LỤC...................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................. vi
DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ........................................................................ viii
MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH
ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.....................................................8
1.1

Các nghiên cứu ngoài nước.............................................................................. 8

1.2 Các nghiên cứu trong nước............................................................................ 23
1.3 Đánh giá chung các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước và khoảng
trống nghiên cứu.................................................................................................. 27
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ BẤT
BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ...........................................30
2.1

Một số vấn đề lý luận cơ bản về bất bình đẳng thu nhập và TTKT.................30

2.2 Đánh giá mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế..........44
2.3 Giới thiệu về các phương pháp ước lượng sử dụng trong nghiên cứu mối
quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế.....................................48
2.4 Kinh nghiệm quốc tế và một số vùng ở Việt Nam về giải quyết mối quan hệ
giữa BBĐ thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Bài học cho Tây Nguyên...................52
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG

TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN......................................................................62
3.1

Giới thiệu về Tây Nguyên................................................................................ 62

3.2 Bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế Tây Nguyên..........................63
3


3.3 Phân tích thực trạng mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng
kinh tế ở Tây Nguyên............................................................................................ 89

4


3.4 Đánh giá chung kết quả nghiên cứu mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập
và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên................................................................. 112
CHƯƠNG 4: HÀM Ý CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU
NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN..............................................126
4.1

Quan điểm kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội......................126

4.2 Cơ hội, thách thức trong việc giải quyết mối quan hệ giữa bất bình đẳng
thu nhập và tăng trưởng kinh tế........................................................................ 128
4.3 Hàm ý chính sách giải quyết mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và
tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên..................................................................... 131
4.4 Kiến nghị đối với Nhà nước.......................................................................... 146
KẾT LUẬN........................................................................................................148
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................151

PHỤ LỤC..........................................................................................................164


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Nghĩa

1

BBĐTN

Bất bình đẳng thu nhập

2

BHXH

Bảo hiểm xã hội

3

BHYT

Bảo hiểm y tế

4


CDCC

Chuyển dịch cơ cấu

5

ĐB

Đồng bằng

6

DH

Duyên hải

7

DTTS

Dân tộc thiểu số

8

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

9


GINI

Hệ số bất bình đẳng thu nhập

10

GNI

Thu nhập quốc dân

11

GNP

Tổng sản phẩm quốc dân

12

ICOR

Hiệu quả vốn đầu tư

13

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

14


IMF

Quỹ tiền tệ thế giới

15

KH&ĐT

Kế hoạch và Đầu tư

16

MOM

Bộ lao động Singapore

17

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

18

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

19


TFP

Năng suất nhân tố tổng hợp

20

TTKT

Tăng trưởng kinh tế

21

WB

Ngân hàng Thế giới

22

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3. 1: Thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng chia theo 5 nhóm thu
nhập, chênh lệch thu nhập nhóm 5 và nhóm 1 ở Tây Nguyên (ĐVT: 1000 VNĐ)
64
Bảng 3. 2: Chi tiêu bình quân nhân khẩu một tháng chia theo khoản chi của Tây
Nguyên.............................................................................................................. 65

Bảng 3. 3: Chênh lệch chi tiêu bình quân đầu người một tháng năm 2016 giữa
nhóm thu nhập cao nhất so với nhóm thu nhập thấp nhất theo Vùng............66
Bảng 3. 4: Chênh lệch thu nhập nhóm 5/ nhóm 1 theo Tỉnh ở Tây Nguyên (ĐVT:
lần).................................................................................................................... 67
Bảng 3. 5: Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo thành thị và
nông thôn ở Tây Nguyên năm 2016 (ĐVT:1000đ)............................................. 68
Bảng 3. 6: Cơ cấu thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng theo nguồn thu
nhập (ĐVT:%).................................................................................................... 69
Bảng 3. 7: Tỷ lệ đi học chung theo cấp học cả nước và chia theo vùng năm 2016
(ĐVT: %)............................................................................................................ 72
Bảng 3. 8: Tỷ trọng chi cho giáo dục theo 5 nhóm ở Tây Nguyên (ĐVT:%)...............73
Bảng 3. 9: Tỷ lệ người khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú có bảo hiểm y tế hoặc
sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí chia theo 5 nhóm thu nhập, theo vùng
năm 2016 (ĐVT: %)........................................................................................... 73
Bảng 3. 10: Chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe bình quân một nhân khẩu chia theo
khoản chi (ĐVT: 1000 đồng).............................................................................. 74
Bảng 3. 11: Tỷ lệ hộ có nhà ở chia theo loại hình nhà cả nước và Tây Nguyên năm
2016 (ĐVT: %).................................................................................................... 75
Bảng 3. 12: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch ở Tây Nguyên (ĐVT:%).................77


Bảng 3. 13: Tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt theo thành thị và nông thôn ở Tây
Nguyên (ĐVT:%)................................................................................................ 78
Bảng 3. 14: Tỷ trọng GDP các tỉnh Tây Nguyên (Giá so sánh 2010) (ĐVT:%).............80
Bảng 3. 15: Số lượng và tỷ trọng lao động của các tỉnh trong vùng Tây Nguyên......82
Bảng 3. 16: Tăng trưởng lao động các tỉnh Tây Nguyên (ĐVT: %)............................. 83
Bảng 3. 17: NSLĐ các tỉnh Tây Nguyên (ĐVT: triệu đồng, giá so sánh 2010)............83
Bảng 3. 18: Vốn đầu tư và tỷ trọng vốn của các tỉnh Tây Nguyên...........................84
Bảng 3. 19: Tăng trưởng vốn các tỉnh và Vùng Tây Nguyên (ĐVT: %).......................85
Bảng 3. 20: Cơ cấu vốn đầu tư chia theo khu vực kinh tế (ĐVT:%)..........................85

Bảng 3. 21: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo Vùng năm 2016...............86
Bảng 3. 22: Số Doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm
31/12 theo tỉnh và Vùng Tây Nguyên................................................................ 87
Bảng 3. 23: Hệ số ICOR Tây Nguyên giai đoạn 2001 – 2016.................................... 87
Bảng 3. 24: Đóng góp của các yếu tố sản xuất vào tăng trưởng kinh tế Tây Nguyên
trong giai đoạn 2001-2016................................................................................ 88
Bảng 3. 25: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) của
Tây Nguyên năm 2016. ĐVT:%........................................................................... 92
Bảng 3. 26: Việc làm ở các tỉnh Tây Nguyên (ĐVT:%)............................................... 96
Bảng 3. 27: TTKT và tỷ lệ nghèo ở Tây Nguyên qua các năm 2002 - 2016................98
Bảng 3. 28: Kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia về mối quan hệ bất bình đẳng thu
nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên..................................................... 100
Bảng 3. 29: Tóm tắt một số thống kê cơ bản về các biến (Phụ lục 2).....................105
Bảng 3. 30: Kết quả ước tính GMM thực hiện bởi pvar ( Phụ lục 1)......................106
Bảng 3. 31: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger (Phụ lục 1)..........107
Bảng 3. 32: Kết quả ước lượng tác động tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng
thu nhập (đo bằng hệ số Gini) tác động ngẫu nhiên (phụ lục 2,3,4)...............108


Bảng 3. 33: Kết quả ước lượng tác động tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng
thu nhập (đo bằng hệ số Gini) tác động cố định (Phụ lục 2,3,4).....................109
Bảng 3. 34: Kết quả ước lượng tác động tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng
thu nhập (đo bằng hệ số Gini) tác động cố định (Phụ lục 2,3,4).....................110


Bảng 3. 35: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các tỉnh Tây Nguyên .116

vii



DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ
Đồ thị 2. 2: Hệ số Gini của Singapore....................................................................... 53
Đồ thị 2. 3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Brazil giai đoạn 2001 – 2016 (ĐVT:%)........56
Đồ thị 2. 4: Hệ số Gini của Brazil 2001 -2015........................................................... 57
Đồ thị 2. 5: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và Gini vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ
giai đoạn 2001 – 2016....................................................................................... 58

Đồ thị 3. 1: Thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng Tây Nguyên theo giá hiện
hành (ĐVT:1000 VNĐ)....................................................................................... 63
Đồ thị 3. 2: So sánh đường cong Lorenz năm 2001, 2005, 2010, 2016....................64
Đồ thị 3. 3: Hệ số Gini Tây Nguyên........................................................................... 65
Đồ thị 3. 4: GDP và tốc độ TTKT Tây Nguyên giai đoạn 2001 – 2016.......................80
Đồ thị 3.5: Tăng trưởng GDP (%) các khu vực chính (Nông lâm thủy sản, công
nghiệp – xây dựng, dịch vụ) trong nền kinh tế Tây Nguyên 2001 – 2016..........81
Đồ thị 3. 6: Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng năm 2016 của Tây Nguyên.......90
Đồ thị 3. 7: Xu hướng tác động tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
theo hệ số Gini ở Tây Nguyên......................................................................... 105
Hình vẽ 2. 1: Đường cong Lorenz............................................................................. 32

viii


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là chủ đề thu hút

sự quan tâm, tranh luận của nhiều nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách trên thế
giới trong thời gian qua, xem xét mối quan hệ này khá phức tạp. Tăng trưởng

kinh tế thường đề cập mục tiêu gia tăng thu nhập cho nền kinh tế bằng việc huy
động và phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế hiệu quả; Còn công bằng xã hội
(đặc biệt là công bằng trong phân phối thu nhập) không chỉ phụ thuộc vào tổng
thu nhập của nền kinh tế, mà còn liên quan trực tiếp đến cách thức phân phối thu
nhập đó và khả năng tiếp cận các cơ hội phát triển (như vốn, đất đai, y tế, giáo
dục,…) giữa các nhóm dân cư trong xã hội. Chính sách phát triển chỉ nhằm mục
tiêu thúc đẩy tăng trưởng nhanh có thể trả giá đắt nếu bất bình đẳng thu nhập,
cơ hội học tập, tiếp cận dịch vụ xã hội và đói nghèo gia tăng, thậm chí dẫn đến
xung đột trong xã hội. Ngược lại, chính sách phát triển chỉ thiên về đạt được mục
tiêu công bằng xã hội có thể làm triệt tiêu các động lực kích thích tăng trưởng
[58,tr18]. Một số nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
phân phối thu nhập dưới góc độ tăng trưởng kinh tế tạo ra sự gia tăng thu nhập
và do đó dẫn tới bất bình đẳng thu nhập; đến lượt mình bất bình đẳng thu nhập
sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của chu kỳ sau đó. Cần hiểu rõ tăng trưởng
kinh tế là cần thiết, song chỉ chú trọng tăng trưởng thôi chưa đủ mà cần phải
biết hướng tăng trưởng vào thực hiện mục tiêu tiến bộ, công bằng xã hội. Bên
cạnh đó, cần xem xét tác động trở lại của BBĐTN đến TTKT để đưa ra các
chính sách gia tăng những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của
mối quan hệ này. Nghiên cứu mối quan hệ hai chiều (nhân quả) giữa TTKT và
BBĐTN qua các thời kỳ có vai trò quan trọng nhằm đề xuất các chính sách phát
triển kinh tế - xã hội phù hợp.

1


Ở Việt Nam, Đảng ta khẳng định mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN là “thực hiện dân giàu, nước mạnh, công bằng,
dân chủ và văn minh” [22]. Do vậy, bên cạnh mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng một
cách bền vững, Nhà nước còn phải đóng góp vai trò quan trọng trong việc thực
hiện


1


tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo cho mọi người chứ không phải chỉ một vài
nhóm người được hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đặc
biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều thách thức và cơ hội đặt ra.
Thực tế cho thấy rằng, nền kinh tế Việt Nam ngày càng khởi sắc, có tốc độ
tăng trưởng GDP khá cao, tuy nhiên quá trình này làm gia tăng khoảng cách chênh
lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư và giữa các vùng.
Tây Nguyên là một trong sáu vùng kinh tế lớn của Việt Nam, vùng gồm 5
tỉnh xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ Bắc xuống Nam là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk,
Đắk Nông, Lâm Đồng. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tình hình kinh tế
- xã hội trên địa bàn Tây Nguyên đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Riêng
năm 2016, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế
giới, nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân của các tỉnh Tây Nguyên vẫn đạt 7,5%.
Tuy nhiên, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vẫn còn nhiều khó
khăn, sự phân cực giàu nghèo giữa cộng đồng dân cư và trong chính vùng dân
tộc thiểu số đang ngày càng rõ nét. Tây Nguyên là vùng gồm nhiều dân tộc thiểu
số chung sống với dân tộc Kinh như: Bana, Giarai, Êđê, Cơho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ
Nông…Sự đa dạng các thành phần dân tộc là thách thức lớn đối với xã hội khi mà
khác biệt theo vùng bị ảnh hưởng bởi yếu tố dân tộc. Trong nhiều nghiên cứu
mức sống hộ gia đình trước đây cho thấy người Kinh có xu hướng sống ở khu vực
thành thị và mức sống cao hơn các nhóm dân tộc thiểu số khác [32].
Tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập là những chủ đề được quan
tâm nghiên cứu ở Việt Nam, tuy nhiên hầu hết các công trình mới bàn riêng
hoặc về tăng trưởng kinh tế hoặc về bất bình đẳng thu nhập. Gần đây đã có
một số công trình nghiên cứu tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng để phân tích
mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế ở nước ta là việc còn

mới mẻ. Đặc biệt là các nghiên cứu về lĩnh vực này ở Tây Nguyên – một trong sáu
2


vùng kinh tế lớn ở nước ta còn khá ít. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống mối
quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế giúp đưa ra những
luận cứ khoa học làm cơ sở đề

3


xuất quan điểm và hàm ý chính sách đảm bảo tăng trưởng kinh tế và thực hiện
công bằng thu nhập ở Tây Nguyên trong thời gian tới có ý nghĩa cấp thiết về cả lý
luận và thực tiễn.
Xuất phát từ ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn đề tài : “ Mối quan hệ bất bình đẳng
thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên” làm đề tài luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án: tìm ra chính sách giải quyết mối quan hệ bất bình
đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Nhiệm vụ nghiên cứu:
-

Hệ thống hóa tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước về mối

quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế.
-

Hệ thống hóa lý luận chung và kinh nghiệm thực tiễn về bất bình

đẳng thu nhập, tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập

và tăng trưởng kinh tế.
-

Phân tích tình hình bất bình đẳng thu nhập, tăng trưởng kinh tế và

mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên (trong đó có phân tích định tính
và định lượng mối quan hệ BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên).
-

Đề xuất hàm ý chính sách nhằm giải quyết tốt mối quan hệ bất

bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh ở Tây Nguyên.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT
Phạm vi nội dung: bất bình đẳng thu nhập, tăng trưởng kinh tế, mối quan
hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Phạm vi không gian: vùng
Tây Nguyên (gồm 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng). Phạm vi
thời gian: trong giai đoạn 2001 – 2016.
Nguồn số liệu: dựa trên số liệu niên giám thống kê từ Cục thống kê các tỉnh
Tây Nguyên, niên giám thống kê Việt Nam được thu thập từ Tổng cục Thống kê,
3


số liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) các năm 2002, 2004,
2006, 2008, 2010, 2012, 2014, 2016. Sử dụng nguồn tư liệu từ chương trình Tây

4


Nguyên 3 để bổ sung nguồn tư liệu nghiên cứu. Một số chỉ tiêu bài học kinh

nghiệm có sử dụng nguồn số liệu của Ngân hàng Thế giới.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1

Câu hỏi nghiên cứu: Thực tiễn đã và đang đặt ra tại Tây Nguyên một số

vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết:
Tăng trưởng kinh tế tác động tới bất bình đẳng thu nhập như thế nào ở
Tây Nguyên ?
Bất bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế
ở Tây Nguyên?
4.2 Khung phân tích
Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên
Vùng địa lý
Dân tộc

Năng suất lao động

Bất bình đẳng thu nhập
Tăng trưởng kinh tế

Hiệu quả sử dụng vốn
Trình độ lao động
Tài nguyên thiên
Mô hình TT và cơ chế
phân bổ nguồn lực
Khoa học công nghệ
Hệ số Gini, Khoảng cách giàu GDP,
nghèoTốc độ tăng trưởng GDP, GDP bình quân đầu người
Hạ tầng giao thông,

điện lưới, nước sạch
Thể

chế


Điều kiện tự nhiên

Văn hóa – xã hội

Tăng trưởng kinh tế tác động tới bất bình đẳng thu nhập? Bất bình đẳng thu nhập tác động t

Các nhân tố đặc thù Tây Nguyên: tỷ lệ nghèo, dân tộc thiểu số, diện tích cây CN


4.3 Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng trong phân tích mối quan hệ
bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế.
- Nghiên cứu định tính: nhằm nghiên cứu và phát hiện, đề xuất những
luận điểm khoa học. Phân tích dữ liệu định tính bao gồm thu thập, tổ chức sắp
xếp, giải thích ý nghĩa dữ liệu. Trước khi thu thập dữ liệu có một số ý tưởng và giả
thuyết từ các nghiên cứu trước. Những ý tưởng, giả thuyết này dùng như những
điểm xuất phát cho việc sắp xếp, phân loại, giải thích dữ liệu.Tiến hành mã hóa
dữ liệu bao gồm: Tổng hợp các dữ liệu, xác định danh mục các chủ đề được nói
tới trong dữ liệu, nghiên cứu khái niệm, ý tưởng mới từ dữ liệu.
Kỹ thuật khảo sát lấy ý kiến chuyên gia:: Nghiên cứu xây dựng bảng hỏi
phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia – những người có trình độ chuyên môn cao đã
nghiên cứu về mối quan hệ giữa TTKT và BBĐTN, các nhà quản lý địa phương ở
Tây Nguyên. Xem xét các ý kiến, nhận định của chuyên gia về vấn đề nghiên cứu.
- Nghiên cứu định lượng: lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố thông

qua việc sử dụng các công cụ thống kê toán, kinh tế lượng và toán học đơn thuần.
+ Phân tích mô tả: Phương pháp này mô tả những đặc tính cơ bản của dữ
liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau như
sử dụng các con số để lập bảng biểu hoặc vẽ sơ đồ (đây là bước ban đầu – phân
tích mô tả – của nghiên cứu định lượng) phân tích các vấn đề về TTKT, BBĐTN…
+ Phương pháp mô hình hóa: mục đích bao gồm: (i) Kiểm nghiệm lý thuyết
bằng cách xây dựng mô hình kinh tế phù hợp; (ii) Kiểm tra mô hình đó xem chúng
đưa ra kết quả chấp nhận hay phủ quyết lý thuyết kinh tế. Nghiên cứu này xây
dựng mô hình định lượng để kiểm định và ước lượng mối quan hệ giữa bất
bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên qua kênh: GDP, hệ số
Gini, một số biến đặc thù vùng.


Trên cơ sở lý luận được đề xuất bởi các đề tài đi trước, nghiên cứu sẽ
tiến hành xây dựng mô hình phân tích mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập
và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên nhằm cung cấp những cơ sở thực chứng cho
các phân


tích định tính. Kết quả thu được giúp luận án xem xét mối quan hệ giữa BBĐTN và
TTKT ở Tây Nguyên diễn ra theo xu hướng như thế nào.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
(i) Thông qua phân tích thực trạng BBĐTN và TTKT, cũng như xem xét mối
quan hệ giữa BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên, luận án chỉ rõ Tây Nguyên đã có
nhiều chính sách thúc đẩy TTKT đi kèm với thực hiện công bằng xã hội, tuy nhiên
quá trình này còn tồn tại nhiều hạn chế. TTKT chưa ổn định, chủ yếu tăng trưởng
theo chiều rộng (dựa vào vốn, lao động), nông nghiệp vẫn là khu vực chiếm vị trí
quan trọng trong nền kinh tế, xuất hiện sự gia tăng BBĐTN.
(ii) Luận án đồng ý với quan điểm cần có tầm nhìn dài hạn khi xem xét mối
quan hệ giữa BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên, có thể chấp nhận BBĐTN trong giai

đoạn đầu của quá trình tăng trưởng, không thể “cào bằng” hay giảm bất bình
đẳng bằng mọi giá. Cần nhìn nhận BBĐTN ở nhiều khía cạnh (tích cực và tiêu
cực), từ đó đề xuất những chính sách hợp lý đạt được mục tiêu TTKT và công bằng
xã hội ở Tây Nguyên
(iii) Kết quả sử dụng kỹ thuật khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia cho thấy phần
lớn các chuyên gia nghiên cứu Tây Nguyên và các nhà quản lý địa phương đồng ý
TTKT có tác động đến BBĐTN, tuy nhiên BBĐTN chưa thể hiện rõ tác động đối
với TTKT ở Tây Nguyên.
(iv) Kết quả phương pháp định lượng chứng minh không tồn tại mối quan
hệ nhân quả giữa TTKT và BBĐTN ở Tây Nguyên, chỉ tồn tại quan hệ một chiều khi
TTKT tác động làm gia tăng BBĐTN, BBĐTN chưa thể hiện tác động ngược lại đối
với TTKT, một trong những nguyên nhân là do khả năng tích lũy vốn ở Tây
Nguyên chưa đủ lớn, chính sách phân phối lại theo Vùng chủ yếu là chính sách thuế
đánh vào thu nhập cá nhân (mà ở đây chủ yếu là người làm công ăn lương) nên
các sự gia tăng BBĐTN chưa thể hiện tác động đối với TTKT.


(v) Luận án cũng đưa ra những bàn luận về kết quả nghiên cứu, chỉ ra
thành quả đạt được, một số vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân khi giải quyết mối
quan hệ


BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên chủ yếu là chính sách phân bổ nguồn lực chưa
hợp lý (đất đai, vốn,…) và mô hình tăng trưởng kinh tế chưa bền vững.
(vi) Luận án đề xuất quan điểm, cơ hội và thách thức đối với Tây Nguyên
trong việc giải quyết mối quan hệ BBĐTN và TTKT. Đề xuất hàm ý chính sách bao
gồm: chính sách phát triển kinh tế chung của Tây Nguyên theo hướng gắn kết
TTKT và công bằng xã hội, chính sách việc làm và giảm nghèo, chính sách đảm
bảo công bằng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, các chính sách tiếp cận các dịch
vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, an sinh xã hội), chính sách di dân và ứng phó với

biến đổi khí hậu; kiến nghị với nhà nước về chính sách phân phối tài sản, thu nhập
và cơ hội phát triển trong nền kinh tế phù hợp với đặc thù vùng Tây Nguyên.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
(i) Đây là nghiên cứu kết hợp phương pháp định tính và định lượng khi xem
xét mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây
Nguyên. Từ đó đưa ra những nhận định xác thực hơn cho vấn đề nghiên cứu.
(ii) Nghiên cứu trên phạm vi một vùng (Tây Nguyên), luận án chứng minh
chỉ tồn tại quan hệ nhân quả một chiều giữa BBĐTN và TTKT. Chỉ ra thành quả,
tồn tại và nguyên nhân trong việc giải quyết mối quan hệ này. Cung cấp căn cứ cần
thiết cho việc đưa ra các chính sách tác động đến TTKT và BBĐTN ở Tây Nguyên
(iii) Luận án đã chứng minh vai trò quan trọng trong việc thực hiện các
chính sách giải quyết mối quan hệ giữa TTKT và BBĐTN ở Tây Nguyên, làm cơ sở
cho việc đề xuất các chính sách đảm bảo tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở
Tây Nguyên trong thời gian tiếp theo
7. Cơ cấu của luận án: Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận án được kết cấu thành 4 chương cơ bản
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu mối quan hệ BBĐTN và TTKT
Chương 3: Thực trạng mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên


Chương 4: Các hàm ý chính sách giải quyết mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu
nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên.


×