Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Mô tả hoạt động, nhiệm vụ và chức năng của cán bộ bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, giải quyết thủ tục hành chính xã thịnh đức thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.99 KB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CAO THỊ MỸ LINH
Tên đê tai:
MÔ TẢ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ BỘ PHẬN
TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ TRẢ KẾT QUẢ, GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH XÃ THỊNH ĐỨC, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014– 2018

Thái Nguyên – 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CAO THỊ MỸ LINH
Tên đê tai:
MÔ TẢ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ BỘ PHẬN
TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ TRẢ KẾT QUẢ, GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH XÃ THỊNH ĐỨC, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014– 2018

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lành Ngọc Tú


Thái Nguyên – 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
khoa kinh tế và phát triển nông thôn, cùng với giáo viên hướng dẫn Th.s Lành
Ngọc Tú đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện khóa luận “Mô tả hoạt
động, nhiệm vụ và chức năng của cán bộ bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết
quả, giải quyết thủ tục hành chính xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên”
Nhờ có sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các thầy giáo, cô giáo
trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy đã giúp tôi hoàn thành bài khóa luận
này. Và cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn Ths. Lành Ngọc Tú đã
hướng dẫn tôi tận tình và hoàn thành khóa luận.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân đã tiếp nhận, quan tâm và tạo điều kiện cho tôi rất nhiều trong quá trình
tôi thực tập tại cơ quan.
Tôi xin cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân tôi làm
dưới sự hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn và các nguồn số liệu thứ cấp
được lấy từ cơ sở thực tập.
Do đây là lần đầu làm khóa luận có nhiều điều còn hạn chế và sai sót.
Vậy mong thầy cô giáo và các bạn cho tôi xin ý kiến đóng góp để hoàn thiện
mình hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Ngày 25 tháng 01 năm 2018
Sinh viên

Cao Thị Mỹ Linh



ii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của xã qua 3 năm 2014 – 2016................... 14
Bảng 3.2: Tình hình sản xuất của xã qua 3 năm 2014 - 2016......................... 17
Bảng 3.3: Tình hình chăn nuôi của xã Thịnh Đức qua 3 năm 2014 - 2016.... 18
Bảng 3.4. Tình hình khai sinh của xã Thịnh Đức qua 3 năm 2014 - 2016 ..... 24
Bảng 3.5. Tình hình khai tử của xã Thịnh Đức qua 3 năm 2014 - 2016 ........ 26


3

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT..................................................v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU...........................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài: ..............................................................................1
2. Mục tiêu cụ thể:...........................................................................................3
3. Nội dung và phương pháp thực hiện:..........................................................3
3.1. Nội dung thực tập:....................................................................................3
3.2. Phương pháp thực hiện ............................................................................4
4. Thời gian và địa điểm thực tập ...................................................................4
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................................5
2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................5
2.1.1. Một số khái niệm ...............................................................................5
2.1.2. Quy trình tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa ....................6
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả....9

2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ tư pháp........................................10
2.1.5. Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ địa chính .....................................11
2.1.6. Chức năng , nhiệm vụ của cán bộ kế toán tài chính của xã .............12
2.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ...........................13
PHẦN 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP .................................................................14
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập....................................................................14
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội....................................................14
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................17
3.1.2.Những thành tựu đã đạt được của cơ sở ...........................................20
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập.......21
3.1.4. Đội ngũ cán bộ, công chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã Thịnh
Đức.22
3.2. Mô tả công việc thực tế của cán bộ tư pháp xã Thịnh Đức ...................22


4

3.2.1. Thủ tục đăng ký khai sinh................................................................23
3.2.2. Thủ tục đăng ký kết hôn ..................................................................24
3.2.3. Thủ tục đăng ký khai tử ...................................................................25
3.2.4. Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc ..........................................................26
3.2.5. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính ........................................27
3.2.6. Thủ tục chứng thực chữ ký ..............................................................27
3.2.7. Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất. ...............................................28
3.2.8. Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất .....................................29
3.2.9. Bài học kinh nghiệm rút ra từ cán bộ tư pháp .................................30
3.3.1. Cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .................................30
3.3.2 Cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất....................................32
3.3.3. Xác minh thuế phi nông nghiệp .......................................................34
3.4. Những công việc bản thân đã làm trong quá trình thực tập tại UBND

xã Thịnh Đức.................................................................................................35
3.5. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ....................................................37
3.6. Đề xuất giải pháp cho bản thân ..............................................................39
PHẦN 4: KẾT LUẬN ....................................................................................40
4.1. Kết luận ..................................................................................................40
4.2. Kiến nghị ................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................42


5

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


6

Viết tắt

Nguyên nghĩa

CB

: Cán bộ

CBĐC

: Cán bộ địa chính

CBTP


: Cán bộ tư pháp

CC

: Công chức

CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa Hiện đại hóa

GCNQSDĐ
HĐND

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
: Hội đồng nhân dân

UBND

: Uỷ ban nhân dân


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự về
thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy
nhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan Nhà nước trong
mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân.

Thủ tục hành chính ở nước ta còn những nhược điểm: Hình thức đòi hỏi
quá nhiều giấy tờ rườm rà, gây phiền hà cho nhân dân; nặng nề, nhiều của,
nhiều cấp trung gian, rườm rà, không rõ ràng về trách nhiệm; không phù hợp
với yêu cầu của thời kì kinh tế mở cửa và hội nhập như hiện nay. Thủ tục
hành chính thiếu thống nhất, thường bị thay đổi một cách tùy tiện, thiếu công
khai, minh bạch.
Chính vì nhược điểm trên đã gây hậu quả là gây phiền hà cho việc thực
hiện quyền tự do, lợi ích và công việc chung của cơ quan, gây trở ngại cho
việc giao lưu hợp tác giữa nước ta với nước ngoài, gây ra tệ của quyền, bệnh
giấy tờ trong hệ thống cơ quan hành chính, là nơi thuận lợi cho tệ nạn tham
nhũng hoành hành.
Chính vì vậy, cải cách hành chính là yêu cầu búc xúc của nhân dân,
doanh nghiệp, của các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài, là khâu đột phá của
tiến trình cải cách hành chính Nhà nước. Trong tiến trình phát triển và hội
nhập, cải cách thủ tục hành chính có một vai trò rất là quan trọng. Nếu thủ tục
hành chính không được hoặc cải cách chậm thì sẽ là một rào cản kìm hãm sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta. Nghị quyết Chính phủ số: 36/CP
ngày 01/05/1994“Về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải
quyết công việc của công dân và tổ chức” là khâu đột phá trong cải cách hành
chính Nhà nước đã phát huy tác dụng và đạt được những kết quả nhất định


2

trong thời gian qua. Tuy nhiên, trước yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng,
thủ tục hành chính cần phải thay đổi tích cực và mạnh mẽ hơn nữa.
Cải cách hành chính là một quá trình thay đổi nhằm nâng cao hiệu lực và
hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương pháp hành chính cũ,
xây dựng chế độ phương thức hành chính mới trong lĩnh vực quản lí của bộ
máy hành chính Nhà nước. Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết

để tăng cường củng cố mối quan hệ của nhà nước và nhân dân, tăng cường sự
tham gia quản lý Nhà nước của nhân dân. Cải cách thủ tục hành chính tại bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả được coi là khâu đột phá trong cải cách nền
hành chính Nhà Nước, nghĩa là để tạo sự chuyển động của toàn bộ hệ thống
nền hành chính quốc gia; thủ tục hành chính là khâu được chọn đầu tiên, cải
cách thủ tục hành chính sẽ gây ra sự chuyển động của toàn bộ hệ thống khi bị
tác động.
Chính phủ chọn cải cách thủ tục hành chính là khâu được chọn đầu tiên
trong cải cách hành chính là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà
nước và công dân, đồng thời là nội dung có nhiều búc xúc nhất của người dân,
doanh nghiệp, cũng như có yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế.
Thông qua cải cách thủ tục hành chính, chúng ta có thể các định căn bản các
công việc của cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp; qua đó chúng
ta có thể xây dựng bộ máy phù hợp và từ đó có thể lựa chọn đội ngũ cán bộ,
công chức hợp lí, đáp ứng nhu cầu công việc.
Cùng hòa chung với cả nước phong trào cải cách hành chính nói chung.
Trong tỉnh Thái nguyên nói riêng và đặc biệt là xã Thịnh Đức cũng đã tiến
hành triển khai cơ chế “một cửa” đồng thời trong các cấp ở xã. So với cùng
các cấp xã khác thì xã Thịnh Đức triển khai khá muộn. Tuy nhiên, với lựa
chọn cán bộ chuyên môn, cách thức làm việc thay đổi đã mang lại một số hiệu
quả nhất định: Người dân đồng thuận,các hồ sơ cần được giải quyết đã được
giải quyết nhanh gọn, đúng thủ tục và mang lại hiệu quả cao. Mang lại niềm


3

phấn khởi cho nhân dân ở trong địa bàn xã và các xã lân cận. Đồng thời giảm
tình trạng nhiễu sách dân...Tuy nhiên bên cạnh đó còn những vấn đề gây búc
xúc trong dư luận như thủ tục còn rườm rà, thủ tục chồng chéo, trùng lặp gây
ra khó khăn cho công dân trong quá trình giải quyết công việc. Những hạn

chế này cần được giải quyết kịp thời để phù hợp với thời kì hội nhập hiện nay
cũng như tình hình kinh tế, hội nhập hiện nay của địa phương. Chính vì vậy
tôi chọn đề tài: “Mô tả chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của cán bộ bộ phận
tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, giải quyêt thủ tục hành chính xã Thịnh Dức,
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên” để làm đề tài tốt nghiệp khóa
học của mình.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ bộ phận tiếp nhận hồ sơ và
trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại xã Thịnh Đức.
- Nghiên cứu và phân tích những thuận lợi và khó khăn của cán bộ bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả giả quyết thủ tục hành chính.
- Đưa ra cách giải quyết những hạn chế về năng lực của cán bộ chuyên
môn ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, giải quyết thủ tục hành chính ở xã
Thịnh Đức.
3. Nội dung và phương pháp thực hiện
3.1. Nội dung thực tập
- Đánh giá tình hình kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên của xã Thịnh
Đức.
- Tìm hiểu những công việc cụ thể, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ tại
bộ phận tiếp nhận và trả thủ tục hành chính xã Thịnh Đức.
- Phân tích thuận lợi và khó khăn, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực
của cán bộ làm việc tại bộ phận làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả thủ tục
hành chính tại xã Thịnh Đức.


4

3.2. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp thu thập số liệu, xử lí số liệu thông tin thứ cấp: các thông
tin thứ cấp lấy từ nhiều nguồn khác nhau trên báo cáo, báo chí, internet... về

quyết định của chính phủ về cải cách hành chính, về cơ chế một cửa...
- Phương pháp quan sát: quan sát cách làm việc của cán bộ làm việc nơi
đây, cách xử lí và phong cách làm việc của họ.
- Tổng hợp và phân tích số liệu thông tin: tổng hợp những thông tin cần
thiết cho đề tài.
4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: từ 14/08/2017 - 21/12/2017
- Địa điểm: phòng tiếp nhận và trả thủ tục kết quả, giải quyết thủ tục
hành chính.
- Xóm Xuân Thịnh, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
nguyên.
- Số điện thoại liên hệ: 02083749434 - 0988395689 ( chủ tịch xã )


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm


Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã: là công dân Việt Nam trong

biên chế được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp
luật, làm việc tại HĐND và UBND được bầu để giữ chức vụ, hoặc được tuyển
dụng giao giữ chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã.


Thủ tục là cách thức tiến hành một công việc với nội dung, trình tự


nhất định theo quy định của Nhà nước.
 Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự
về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ
máy nhà nước là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính
nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân.


Cán bộ tư pháp: là những công dân Việt Nam được tuyển dụng bổ

nhiệm để giao giữ một nhiệm vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan tư pháp, có
nhiệm vụ quyền hạn trong việc thực hiện quyền tư pháp và trực tiếp tham gia
giải quyết những vấn đề vướng mắc cho công dân như khai sinh, đăng ký kết
hôn, khai tử,…
 Cán bộ địa chính xã: là công dân Việt Nam được tuyển dụng bổ
nhiệm để giúp UBND xã trong việc quản lý đất đai tại địa phương.
 Cơ chế “một cửa”: là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công
dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu
cầu,hồ sơ đến trả lại kết quả chỉ thông qua một đầu mối là “Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả” tại cơ quan hành chính nhà nước.


Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là đầu mối tập trung hướng dẫn thủ

tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức để chuyển đến các cơ


6

quan chuyên môn hoặc cấp có thẩm quyền giải quyết và nhận, trả kết quả cho

tổ chức, cá nhân.
 Những yêu cầu cơ bản đối với cán bộ bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả
kết quả:
- Có tinh thần thực sự yêu mến quê hương, biết thương yêu quý trọng
mọi người đặc biệt là người nông dân.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp
cao.
- Có tác phong, thái độ chuẩn mực, có khả năng giao tiếp tốt với cá nhân,
tổ chức.
- Biết làm giàu cho bản thân, gia đình và có tinh thần thương yêu, giúp
đỡ mọi người xung quanh mình cùng làm giàu.
2.1.2. Quy trình tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa
Theo quyết định Thủ tướng chính phủ số: 09/2015/QĐ-TTg, ngày 25
tháng 03 năm 2015. Quyết định về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế
một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương
 Tiếp nhận hồ sơ
- Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính, nộp trực tuyến ở những nơi có quy định
nhận hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, nhận hồ sơ trực tuyến;
- Công chức tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra
tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ:
Trường hợp hồ sơ không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để cá
nhân, tổ chức đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ nhập vào sổ theo dõi hồ sơ theo mẫu và
phần mềm điện tử (nếu có); lập giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả
theo mẫu



7

- Trường hợp công chức tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả được phân công giải quyết hồ sơ thì nhập vào sổ theo dõi hồ sơ và phần
mềm điện tử (nếu có):
Đối với hồ sơ quy định giải quyết và trả kết quả ngay, không phải lập
giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả: Công chức thẩm định, trình cấp có
thẩm quyền quyết định và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức;
Đối với hồ sơ quy định có thời hạn giải quyết: Công chức lập giấy tiếp
nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định
và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức.
 Chuyển hồ sơ
a) Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, công chức lập phiếu kiểm soát
quá trình giải quyết hồ sơ theo mẫu.
b) Chuyển hồ sơ và phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho cơ
quan, tổ chức liên quan giải quyết. Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ
được chuyển theo hồ sơ và lưu tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Giải quyết hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, tổ chức phân công cán bộ, công chức
giải quyết như sau:
- Trường hợp không quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ: Công chức
thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định và chuyển kết quả giải quyết
hồ sơ cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;
- Trường hợp có quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ: Công chức
báo cáo người có thẩm quyền phương án thẩm tra, xác minh và tổ chức
thựchiện. Quá trình thẩm tra, xác minh phải được lập thành hồ sơ và lưu tại
cơ quan giải quyết;
Đối với hồ sơ qua thẩm tra, xác minh đủ điều kiện giải quyết: Công chức
thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định và chuyển kết quả giải quyết
hồ sơ cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;



8

Đối với hồ sơ qua thẩm tra, xác minh chưa đủ điều kiện giải quyết: Công
chức báo cáo cấp có thẩm quyền trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn
bản và nêu rõ lý do, nội dung cần bổ sung. Thời gian mà cơ quan, tổ chức đã
giải quyết lần đầu được tính trong thời gian giải quyết hồ sơ;
- Các hồ sơ sau khi thẩm định không đủ điều kiện giải quyết, công chức
báo cáo cấp có thẩm quyền trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý
do không giải quyết hồ sơ. Thông báo được nhập vào mục trả kết quả trong sổ
theo dõi hồ sơ. Thời hạn thông báo phải trong thời hạn giải quyết hồ sơ theo
quy định;
- Các hồ sơ quá hạn giải quyết: Cơ quan, tổ chức giải quyết hồ sơ phải
thông báo bằng văn bản cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và văn bản xin
lỗi cá nhân, tổ chức, trong đó ghi rõ lý do quá hạn, thời hạn trả kết quả.
Trả kết quả giải quyết hồ sơ
Công chức tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhập vào sổ theo dõi hồ
sơ và phần mềm điện tử (nếu có) và thực hiện như sau:
- Các hồ sơ đã giải quyết xong: Trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân,
tổ chức và thu phí, lệ phí (nếu có); trường hợp cá nhân, tổ chức đã đăng ký
nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thì việc trả kết quả, thu phí, lệ phí (nếu
có) và cước phí được thực hiện qua dịch vụ bưu chính; nếu thực hiện dịch vụ
công trực tuyến mức độ 4 thì việc trả kết quả và thu phí, lệ phí (nếu có) theo
quy định;
- Đối với hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết: Liên hệ với cá nhân, tổ
chức để yêu cầu bổ sung hồ sơ theo thông báo của cơ quan, tổ chức giải quyết
hồ sơ và văn bản xin lỗi của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (nếu là lỗi của
công chức khi tiếp nhận hồ sơ);
- Đối với hồ sơ không giải quyết: Liên hệ với cá nhân, tổ chức để trả lại

hồ sơ kèm theo thông báo không giải quyết hồ sơ;
- Đối với hồ sơ quá hạn giải quyết: Thông báo thời hạn trả kết quả lần
sau và chuyển văn bản xin lỗi của cơ quan, tổ chức làm quá hạn giải quyết
cho cá nhân, tổ chức;


9

- Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá
nhân, tổ chức nhận kết quả;
- Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa đến nhận hồ sơ theo giấy tiếp nhận
hồ sơ và hẹn trả kết quả thì kết quả giải quyết hồ sơ được lưu giữ tại bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
a. Chức năng
1. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có chức năng giúp UBND xã tiếp
nhận, hướng dẫn tổ chức, cá nhân đến liên hệ những công việc được quy định
giải quyết theo cơ chế một cửa, nhận hồ sơ đủ thành phần, đúng số lượng theo
quy định, phối hợp với các cơ quan, công chức có liên quan để xem xét giải
quyết và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chịu sự quản lý toàn diện của Chủ tịch
UBND xã, có quan hệ phối hợp với các công chức và đơn vị có liên quan
trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.
3. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả do Chủ tịch UBND xã kiêm Trưởng
bộ phận. Cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả do
Chủ tịch UBND xã phân công đảm bảo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù
hợp với nhiệm vụ được giao.
b. Nhiệm vụ
1. Hướng dẫn, tiếp nhận, giao trả kết quả giải quyết thủ tục hành
chính của tổ chức, cá nhân tại phòng làm việc củ a bộ phận tiếp nhận và

trả kết quả đối với các thủ tục hành chính đã được quy định thực hiện theo
cơ chế một cửa.
2. Tiến hành kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận; trực tiếp thụ lý và giải
quyết; sau đó trả cho tổ chức, cá nhân; thu phí, lệ phí đối với những loại công
việc được thu phí, lệ phí theo quy định của UBND tỉnh.
3. Theo dõi, đôn đốc tiến độ giải quyết thủ tục hành chính của các công
chức và đơn vị có liên quan để giao trả kết quả cho tổ chức, cá nhân đúng thời
gian quy định.


10

4. Thực hiện chế độ lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
5. Cập nhật tình hình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa,
định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và năm để báo cáo lãnh đạo UBND xã theo
quy định.
6. Đề xuất các biện pháp, nội dung cải cách phương thức, quy trình để
bảo đảm sự phối hợp với các công chức trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục
hành chính đơn giản, rõ ràng, nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân.
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ tư pháp
a. Chức năng
- Công chức tư pháp - hộ tịch là chức danh chuyên môn thuộc UBND
cấp xã, thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND cấp xã về công tác xây
dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra xử lý văn bản
quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp
luật, hòa giải ở cơ sở, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng thực,…
b. Nhiệm vụ
- Ban hành và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, quyết định, chỉ
thị về công tác tư pháp ở cấp xã; theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện sau khi
được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.

- Giúp UBND xã soạn thảo ban hành các văn bản pháp lý theo quy định
của pháp luật, giúp UBND cấp xã phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân
xã.
- Tổ chức thực hiện việc kiểm tra các quyết định, chỉ thị do UBND cấp
xã ban hành; rà soát văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND cấp xã
ban hành; chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng quy ước, hương ước thôn, tổ dân
phố phù hợp với quy phạm pháp luật hiện hành.
- Theo dõi, báo cáo tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật, phát
hiện, đề xuất biện pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc trong thi hành
văn bản quy phạm pháp luật ở cấp xã với phòng tư pháp cấp huyện.
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động
hòa giải ở cơ sở, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu nghiệp vụ cho tổ viên tổ hòa
giải trên địa bàn theo sự hướng dẫn của cơ quan tư pháp cấp trên.


11

- Thực hiện việc đăng ký, đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi
con nuôi; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ
tịch cho mọi trường hợp không phân biệt độ tuổi; đăng ký khai sinh, khai tử
quá hạn theo quy định của pháp luật; quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu
mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ tư pháp; lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;
cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch.
- Thực hiện một số việc về quốc tịch thuộc thẩm quyền theo quy định
của pháp luật.
- Thực hiện cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính các
giấy tờ, văn bản bằng tiếng việt; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản
bằng tiếng việt; chứng thực các việc khác theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong thi hành án dân sự trên
địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý
công tác tư pháp được giao với UBND cấp huyện và phòng tư pháp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND cấp huyện, thành phố giao.
2.1.5. Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ địa chính
a. Chức năng
- Công chức địa chính là công chức chuyên môn về tài nguyên và môi
trường cấp xã, tham mưu giúp UBND cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về
tài nguyên và môi trường trên địa bàn; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên
môn nghiệp vụ của Phòng Tài nguyên và Môi trường
b. Nhiệm vụ
Theo quy chế nội bộ của UBND xã Thịnh Đức quy định nhiệm vụ của
cán bộ địa chính như sau:
- Trực tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính theo lịch
phân công.
- Giải quyết, kiểm tra, xác minh, xác nhận các hồ sơ xin cấp mới, cấp
đổi, thừa kế quyền sử dụng đất, cấp đổi mục đích sử dụng đất , đăng ký biến
động quyền sử dụng đất.


12

- Thu thập tài liệu, số liệu về đất đai; tham gia công tác quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê đất đai theo thời gian và mẫu
quy định.
- Bảo quản hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địa giới hành chính, bản đồ
chuyên ngành, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy, chứng nhận quyền sử
dụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai, số liệu thống kê, quy hoạch - kế
hoạch sử dụng đất của UBND, các mốc địa giới hành chính xã.
- Phối hợp với cán bộ trật tự xây dựng phát hiện và xử lý các trường hợp

sử dụng đất sai mục đích; xây nhà trên đất nông nghiệp; tự ý chuyển đổi mục
đích sử dụng đất.
- Tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai, giải quyết đơn thư.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn giải quyết các công việc liên
quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên môi trường.
- Tham gia tuyền truyền, phổ biến các chính sách trong lĩnh vực tài
nguyên môi trường.
- Soạn thảo các văn bản liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên
môi trường.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND xã phân công.
2.1.6. Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ kế toán tài chính của xã
a. Chức năng:
- Công chức kế toán là công chức có chuyên môn về kế toán tài chính
cấp xã, tham mưu giúp UBND xã thực hiện quản lý nhà nước về tài chính
trong địa bàn, giữ con giấu quan trọng của UBND xã.
b. Nhiệm vụ:
- Thu thập, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi ngân sách, các quỹ
công chuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân, các hoạt động sự
nghiệp, tình hình quản lý và sử dụng tài sản do xã quản lý và các hoạt động
tài chính của xã.


13

- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi
ngân sách xã, các quy định về tiêu chuẩn, định mức; tình hình quản lý, sử
dụng các quỹ công chuyên dùng,tình hình sử dụng kinh phí của các bộ phận
trực thuộc và các hoạt động tài chính khác.
- Kiểm tra, thực hiện công tác quản lý các con dấu quan trọng của
UBND xã

2.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
- Bộ Tài chính - Bộ Tư Pháp, Thông tư liên tịch số 158/2015/TTLTBTC-BTP ngày 12/10/2015 của Bộ tài chính, Bộ tư pháp quy định mức thu,
chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực
chữ ký, chứng thực hợp đồng giao dịch.
- Bộ tài chính, Thông tư số 226/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ
tài chính về mức thu lệ phí chứng thực. - Bộ Tư pháp,Thông tư 15/2015/TTBTP - Quy định thi hành một số điềucủa Luật hộ tịch số 60/2014/QH13
-Bộ nội vụ, Thông tư 06/2012/TT - BNV ngày 30/10/2012. Thông tư
hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công
chức xã, phường, thị trấn.
- Bộ tài nguyên, Thông tư 24/2014/TT - BTNMT ngày 19/05/2014 của
Bộ tài nguyên và môi trường quy định về hồ sơ địa chính.
- Chính phủ, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015. Nghị quyết
về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
và chứng thực hợp đồng giao dịch.
- Chính Phủ, Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ
ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 20112020.
- Ủy ban nhân dân, Quyết định số 44/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016
của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về mức thu lệ phí hộ tịch.


14

PHẦN 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
3.1.1.1.Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Xã Thịnh Đức nằm phía Tây Nam của thành phố Thái Nguyên, với
tổng diện tích tự nhiên là 1.612,69 ha. Ranh giới hành chính xã được xác định

như sau:
- Phía Bắc giáp phường Thịnh Đán: phường Tân Lập và xã Quyết Thắng.
- Phía Nam giáp thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên.
- Phía Đông Bắc giáp phường Tân Lập.
- Phía Đông giáp xã Tích Lương.
- Phía Tây giáp xã Phúc Trìu và xã Tân Cương
b) Điều kiện tự nhiên
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của xã qua 3 năm 2014 – 2016
Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Chỉ tiêu

Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

Diện tích
(ha)


Cơ cấu
(%)

Tổng diện tích đất tự nhiên

1612,69

100

1612,69

100

1612,69

100

1.

1189,31

73,75

1188,73

73,71

1189,13


73,74

806,69

67,83

802,57

67,51

806,64

67,83

579,03

71,78

580,44

72,32

586,62

72,72

227,66

28,22


222,13

27,68

220,02

27,28

1.2. Đất lâm nghiệp

375,26

31,55

373,80

31,45

370,13

31,12

1.3. Đất nuôi trồng thủy sản

12,36

1,04

12,36


1,04

12,36

1,04

2.

Đất phi nông nghiệp

387,07

24,00

388,85

24,11

389,49

24,15

3.

Đất chưa sử dụng

36,31

2,25


35,11

2,17

34,07

2,11

Đất nông nghiệp

1.1. Đất sản xuất
nông nghiệp
- Đất trồng cây hằng năm
- Đất trồng cây lâu năm

(Nguồn: UBND xã Thịnh Đức)


15

- Đất sản xuất nông nghiệp: trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì
đất trồng cây hàng năm chiếm diện tích lớn hơn đất trồng cây lâu năm. Qua
các năm diện tích đất trồng cây hàng năm có xu hướng tăng lên. Năm 2016
diện tích là
586,62ha tăng 1,1% so với năm 2015. Nguyên nhân là do UBND xã triển khai
mở rộng mô hình cánh đồng một giồng lúa BTE-1và mô hình trình diễn giống
lúa mới và áp dụng kỹ thuật thâm canh lúa bằng phương pháp cấy hàng rộng
hàng hẹp, bón phân viên nén NK dúi sâu cho chất lượng và hiệu quả năng suất
cao nên người dân mở rộng diện tích trồng các giống lúa này.
- Đất lâm nghiệp: giảm nhẹ qua các năm, năm 2014 là 375,26 ha đến

năm 2016 là 370,13 ha ( giảm 1,4 ha) nguyên nhân chủ yếu là do người dân
chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Đất nuôi trồng thủy sản: có diện tích 12,36 ha chiếm 1,04% diện tích
đất nông nghiệp. Do có đặc điểm địa hình vùng núi gặp nhiều khó khăn về
điều kiện tự nhiên so với các vùng trung du và đồng bằng. Diện tích này chủ
yếu là nuôi các quy mô hộ gia đình, hiệu quả kinh tế thấp.
- Đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp nhìn chung tăng
nhẹ qua các năm gần đây năm 2014 là 387,07 ha năm 2016 là 389,49 ha.
Nguyên nhân của việc tăng là do xây dựng thêm nhà ở, các công trình phục
vụ nhu cầu xã hội như nhà văn hóa thôn, trường học…
- Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng của các xã có sự thay đổi
đáng kể, năm 2013 là 36,31 chiếm 2,25% trong tổng diện tích đất tự nhiên, do
được khai phá để chuyển qua loại đất khác cho nên năm 2016 diện tích chỉ
còn 34,07 ha.
* Địa hình, địa mạo
Xã Thịnh Đức có địa hình dạng đồi bát úp, xen kẽ các điểm dân cư và
đồng ruộng. Địa hình của xã nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ
cao trung bình là 6 - 8m. Nhìn chung địa hình của xã thuận lợi cho phát triển
đa dạng các loại hình sản xuất nông nghiệp và phát triển hạ tầng.


16

* Khí hậu
Xã Thịnh Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa
nhiều được phân chia làm 04 mùa rơ rệt (xuân - hạ - thu - đông), song chủ yếu
là hai mùa chính: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10,
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với đặc điểm điều kiện khí hậu,
thời tiết như sau:
0


- Chế độ nhiệt: Nhiệt đô trung bình năm khoảng 22 - 23 C. Chênh lệch
0

0

nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 5 C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 37 C,
0

nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3 C.
- Nắng: Số giờ nắng các năm là 1.588 giờ. Tháng 5 - 6 có số giờ nắng
nhiều nhất khoảng 170 - 180 giờ.
- Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 2007 mm/năm, tập trung chủ yêu
vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa các năm, trong đó
tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất.
- Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí nhìn
chung không ổn định và có sựu biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7
(mùa mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự chênh
lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 - 17 %.
- Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa
Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm xa biển nên xã Thịnh
Đức nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực
tiếp của bão.
* Thuỷ văn
Xã Thịnh Đức không có sông lớn chảy qua, nên chế độ thúy văn chịu
ảnh hưởng của các sông, hồ giáp ranh như: Sông Công và Hồ Núi Cốc. Ngoài
ra trên địa bàn còn có hệ thống kênh mương, ao hồ phục vụ cho nhu cầu sản
xuất và đời sống sinh hoạt.



17

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
 Khu vực kinh tế nông nghiệp
- Trồng trọt
Căn cứ thực tế tình hình cụ thể của địa phương, Ban chấp hành Đảng bộ
xác định mục tiêu, phương hướng lãnh đạo, chỉ đạo lấy sản xuất nông nghiệp
làm trọng tâm, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, kinh tế vườn đồi, kinh doanh
dịch vụ chăn nuôi tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
Bảng 3.2: Tình hình sản xuất của xã qua 3 năm 2014 - 2016
Loaị cây
trồng

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Diện tích (

NSTB

Diện tích

NSTB

Diện tích


NSTB

ha )

(tạ/ha )

( ha )

(tạ/ha)

(ha)

(tạ/ha)

Lúa(xuân)

242,7

48,6

252,3

49,7

251,1

51,9

Ngô (xuân)


63,7

45,6

77,75

44,2

66,1

47

Lúa (mùa)

363

45

367

48,2

360,8

48,2

Ngô (mùa)

20


42

50,4

42

28,41

43,9

Ngô (đông)

80

45,8

50

41

78,1

42,1

(Nguồn UBND xã Thịnh Đức)
Qua bảng 3.2 ta thấy: cây trồng chính của xã chủ yếu là cây lúa, ngô.
+ Cây lúa: Chủ yếu là lúa mùa diện tích cây lúa năm 2014 là 242,7 ha;
năm 2015 tăng lên 252,3 ha nhờ tác động của cán bộ phụ trách nông nghiệp
trong việc chuyển giao các giống lúa mới vào sản xuất. Đến năm 2016 diện
tích giảm đi nhưng không đáng kể do quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

+ Cây ngô: năng suất trung bình ngô xuân hàng năm tăng có chiều
hướng tăng. Năm 2014 năng suất trung bình ngô xuân là 45,6 tạ/ha nhưng đến
năm 2016 tăng lên 47 tạ/ha
- Về chăn nuôi:


×