Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất trong trường trung học phổ thông tỉnh lào cai đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (987.84 KB, 119 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

MỘC VĂN THÀNH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH
LÀO CAI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

MỘC VĂN THÀNH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH
LÀO CAI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Hồng Quang


THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kì
công trình nghiên cứu nào của tác giả khác.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Mộc Văn Thành

i


LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm thuộc Đại
học Thái Nguyên, được các thầy giáo, cô giáo tận tình chỉ bảo, trang bị kiến
thức, kỹ năng; được sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Phạm Hồng Quang,
đến nay luận văn đã hoàn thành.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô Khoa
Sau đại học, Khoa Tâm lý Giáo dục của Trường Đại học sư phạm thuộc Đại học
Thái Nguyên đã mang đến cho em vốn kiến thức quý báu, làm nền tảng để em
có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tạo mọi điều thuận lợi giúp đỡ em ngay
từ khi em bắt đầu thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong ban lãnh đạo, các phòng
ban chuyên môn của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai; các đồng chí cán bộ quản lý, các
thầy giáo, cô giáo thuộc các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đã tạo
điều kiện, giúp đỡ em trong suốt quá trình khảo sát, tìm hiểu thực tế để có thể
hoàn thành nội dung của luận văn.

Đặc biệt, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giáo sư - Tiến sĩ
Phạm Hồng Quang, người hướng dẫn khoa học cho đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Thầy đã tận tình chỉ dẫn, góp ý giúp em nhận ra từ những lỗi nhỏ nhất trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Với những kết quả nghiên cứu đã đạt được, em hy vọng khi áp dụng vào
thực tiễn công tác sẽ giúp cho các nhà quản lý có được cái nhìn tổng thể về thực
trạng CSVC, từ đó có những hoạch định, chính sách, đầu tư xây dựng và quản
lý CSVC phù hợp, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông
mới của tỉnh Lào Cai.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài không tránh khỏi gặp
những sai sót, kính mong quý thầy, cô và các bạn bè đồng nghiệp góp ý giúp đề
tài được hoàn thiện tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Mộc Văn Thành

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................. 3
4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
5. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ SỞ
VẬT CHẤT TRONG TRƯỜNG THPT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI .................................... 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................... 7
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................................... 7
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước........................................................................ 9
1.2. Các khái niệm cơ bản ................................................................................. 12
1.2.1. Khái niệm về cơ sở vật chất trường THPT.............................................. 12
1.2.2. Đánh giá cơ sở vật chất trường THPT..................................................... 16
1.3. Những vấn đề cơ bản về đánh giá thực trạng cơ sở vật chất trong trường
THPT đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ......................... 19

iii


1.3.1. Chương trình giáo dục phổ thông mới và yêu cầu đặt ra đối với CSVC ....
19
1.3.2. Đánh giá CSVC trường THPT đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục
phổ thông mới .................................................................................................... 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 29
Chương 2: THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG TRƯỜNG
THPT TỈNH LÀO CAI VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI...................................................... 32
2.1. Khái quát về tình hình giáo dục trên địa bàn tỉnh Lào Cai......................... 32

2.2. Thực CSVC trong trường THPT tỉnh Lào Cai ........................................... 33
2.2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất.................................................................... 33
2.2.2. Thực trạng các trang TBDT và trang thiết bị dùng chung khác.............. 38
2.3. Thực trạng quản lý phát triển CSVC trong trường THPT tỉnh Lào Cai .... 40
2.3.1. Thực trạng kế hoạch phát triển CSVC .................................................... 41
2.3.2. Thực trạng tổ chức phát triển CSVC ....................................................... 42
2.3.3. Thực trạng lãnh đạo, chỉ đạo phát triển phương tiện dạy học ................. 44
2.3.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch phát triển CSVC....... 45
2.3.5. Đánh giá tổng thể mức độ thực hiện và hiệu quả các biện pháp quản lý
phát triển CSVC................................................................................................. 47
2.3.6. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý phát triển
CSVC trong trường THPT tỉnh Lào Cai ........................................................... 48
2.4. Thực trạng về mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất trong trường THPT
tỉnh Lào Cai với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới ................ 50
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý phát triển CSVC trong trường
THPT tỉnh Lào Cai ............................................................................................ 53
2.4.1. Những mặt mạnh trong quản lý phát triển CSVC trong trường THPT
tỉnh Lào Cai ....................................................................................................... 53
2.4.2. Những mặt yếu trong quản lý phát triển CSVC trong trường THPT
tỉnh Lào Cai ....................................................................................................... 53

iv


2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng quản lý phát triển CSVC trong trường
THPT tỉnh Lào Cai ............................................................................................ 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 56
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH LÀO CAI ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI..........

57
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .............................................................. 57
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .......................................................... 57
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .......................................................... 57
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với sự phát triển của dạy học hiện đại
trong bối cảnh đổi mới giáo dục ........................................................................ 57
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả trong quản lý phát
triển CSVC ở các nhà trường ............................................................................ 58
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính cơ bản, hiện đại, hướng tới thực hiện chuẩn
hoá, hiện đại hoá phương tiện dạy học .............................................................. 59
3.2. Biện pháp quản lý phát triển CSVC trong trường THPT tỉnh Lào Cai đáp
ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ........................................... 59
3.2.1 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phát CSVC trong bối cảnh đổi mới
giáo dục.............................................................................................................. 59
3.2.2. Xây dựng kế hoạch hoạch phát CSVC đủ số lượng, đồng bộ cơ cấu,
nâng cao chất lượng và tính hiện đại phù hợp với yêu cầu chương trình giáo
dục phổ thông mới ............................................................................................. 61
3.2.3. Tổ chức các lực lượng trong nhà trường tham gia quản lý phát triển CSVC
. 66
3.2.4. Chỉ đạo khai thác, sử dụng CSVC đáp ứng mục tiêu chương trình giáo
dục phổ thông mới ............................................................................................. 68
3.2.5. Kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch phát triển CSVC ........................ 71
3.2.6. Huy động các nguồn lưc hỗ trợ phát triển CSVC ................................... 73
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 75

v


3.4. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp đã đề xuất ............... 75
3.4.1. Mục đích của thăm dò ............................................................................. 75

3.4.2. Phương pháp, phạm vi thăm dò ............................................................... 76
3.4.3. Nội dung thăm dò .................................................................................... 76
3.4.4. Kết quả thăm dò....................................................................................... 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 81
1. Kết luận.......................................................................................................... 81
2. Kiến nghị ....................................................................................................... 81
2.1. Đối với Bộ GD&ĐT ................................................................................... 81
2.2. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai .............................................................. 82
2.3. Đối với các trường THPT tỉnh Lào Cai ...................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 83
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 87

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBQL

:

Cán bộ quản lý

CTGDPT

:

Chương trình giáo dục phổ thông

CSVC


:

Cơ sở vật chất

GD&ĐT

:

Giáo Dục và Đào Tạo

GV

:

Giáo viên

4


QLGD
HS
HĐND
TBDH

:

:

Quản lý giáo dục

Học sinh
Hội đồng nhân dân
Thiết bị dạy học

THPT

:

Trung học phổ thông

UBND

:

Ủy ban nhân dân

5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng cơ sở vật chất của 36 trường THPT tỉnh Lào Cai. .......... 36
Bảng 2.2. Hiện trạng các trang thiết bị dạy học của 36 trường THPT tỉnh
Lào Cai .............................................................................................. 39
Bảng 2.3. Mức độ thực hiện và hiệu quả lập kế hoạch phát triển CSVC
trong trường THPT tỉnh Lào Cai....................................................... 41
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức phát triển CSVC ...................... 42
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng lãnh đạo, chỉ đạo phát triển CSVC ...... 44
Bảng 2.6. Thực trạng mức độ thực hiện và hiệu quả kiểm tra, giám sát,
đánh giá quá trình phát triển CSVC .................................................. 46
Bảng 2.7. Đánh giá tổng thể mức độ thực hiện và hiệu quả của các biện pháp

quản lý phát triển CVSC trong trường THPT tỉnh Lào Cai .................
47
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yêu tố đến quản lý
phát triển CSVC trong trường THPT tỉnh Lào Cai ........................... 49
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát mức độ đáp ứng của CSVC 36 trường THPT
tỉnh Lào Cai với yêu cầu CTGDPT mới ........................................... 51
Bảng 3.1. Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cần thiết của các biện pháp
đề xuất......................................................................................... 76
Bảng 3.2. Kết quả trưng cầu ý kiến về tính khả thi của các biện pháp
đề xuất ..................................................................................... .77
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống cơ sở vật chất ............................................................ 16
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình đánh giá cơ sở vật chất ............................................ 26


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1


Cơ sở vật chất là thành tố quan trọng của quá trình dạy học. Trong bối
cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, những tiến bộ của khoa học, công nghệ trong
các lĩnh vực như: Trí tuệ nhân tạo, mạng Internet, công nghệ nano, khoa học về
vật liệu, cuộc “Cách mạng công nghệ 4.0”, ... có sự tác động mạnh mẽ đến các
thành tố của quá trình dạy học, đòi hỏi nhà quản lý giáo dục các cấp phải không
ngừng đầu tư xây dựng CSVC nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo
viên, chất lượng học tập của người học đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho
phát triển kinh tế, xã hội. Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 xác
định, cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, cần “Từng bước chuẩn

hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính và
CSVC tối thiểu của tất cả các cơ sở giáo dục” [29, tr.20].
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII xác định chủ trương: “Đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy
mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ; phát huy vai trò
quốc sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ đối với sự
nghiệp đổi mới và phát triển đất nước” [8, tr.116]. Theo đó, phải đổi mới đồng
bộ tất cả các mặt, các thành tố của quá trình giáo dục; trong đó, tăng nguồn lực
để đầu tư xây dựng CSVC theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đồng bộ, đạt
tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế là một trong những giải pháp quan trọng để thực
hiện chủ trương trên.
Trong những năm qua, cùng với việc chỉ đạo đổi mới nội dung, PPDH,
nâng cao chất lượng, ngành giáo dục tỉnh Lào Cai cũng quan tâm đầu tư CSVC.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy CSVC được đầu tư, song còn thiếu về số lượng,
chưa đồng bộ về chủng loại, chất lượng chưa thật sự đáp ứng với yêu cầu đổi
mới. Bên canh đó, trong quản lý phát triển CSVC, nhận thức trách nhiệm của
một số cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên chưa cao, có biểu hiện tâm lý e
ngại, sợ hư

2


hỏng, liên đới trách nhiệm nên hiệu quả sử dụng các CSVC không cao. Công
tác kế hoạch hoá việc huy động, sử dụng, quản lý chưa thật sự phù hợp giữa kế
hoạch dài hạn và ngắn hạn. Tổ chức lực lượng, phân công, phân định trách
nhiệm trong quản lý phát triển CSVC còn có biểu hiện chồng chéo, khó khăn
cho việc quản lý, khai thác, sử dụng.
Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông của Bộ
GD&ĐT cũng đã đánh giá: “CSVC và TBDH của nhiều trường học chưa đáp
ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện. Các trường có phòng thí nghiệm, thư

viện, nhà tập thể dục thể thao chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Thiết bị giáo dục vừa thiếu
vừa lạc hậu, hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục rất thấp. Công tác quản lý thiết
bị trường học còn yếu, số lượng cán bộ chuyên trách về thiết bị ít và thường là
giáo viên kiêm nhiệm nên không phát huy được hiệu quả sử dụng thiết bị ở các
cơ sở trường học” [10, tr.25].
Thực tế cho thấy, để nâng cao chất lượng giáo dục trong bối cảnh đổi mới
giáo dục hiện nay, một trong những giải pháp có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết
là phát triển và quản lý phát triển CSVC, đảm bảo CSVC đủ về số lượng, chất
lượng, đồng bộ về cơ cấu; phát huy tối đa hiệu quả khả năng khai thác, sử dụng,
từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục
phổ thông hiện mới.
Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý CSVC ở các
phạm vi và đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học độc
lập nào nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về thực trạng CSVC ở các trường THPT
tỉnh Lào Cai một cách đầy đủ và có hệ thống. Xuất phát từ những lý do trên, tôi
lựa chọn đề tài “Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất trong trường trung học
phổ thông tỉnh Lào Cai đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông
mới" làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng CSVC trường
THPT tỉnh Lào Cai theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới, đề

3


xuất các biện pháp quản lý phát triển cơ sở vật chất trong trường THPT tỉnh
Lào Cai đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới , góp phần
nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục các trường THPT tỉnh Lào Cai trong
giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu
Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất các trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất trong trường Trung học phổ thông tỉnh
Lào Cai đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.
4. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện về thời gian nghiên cứu và trong khuôn khổ luận văn, tác
giả tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý phát
triển CSVC trong trường THPT tỉnh Lào Cai đáp ứng yêu cầu chương trình phổ
thông
mới.
Việc khảo sát, đánh giá thực trạng được thực hiện ở 36 trường THPT,
thông quá việc nghiên cứu hồ sơ quản lý, trao đổi, xin ý kiến của 360 người
(cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên) của các trường này.
5. Giả thuyết khoa học
Cở sở vật chất là một trong những nhân tố quan trọng đối với nâng cao
chất lượng giáo dục trong đổi mới giáo dục hiện nay. Việc kiểm tra, đánh giá cơ
sở vật chất đối với các trường THPT tỉnh Lào Cai đã được các chủ thể quản lý
quan tâm. Tuy nhiên việc đánh giá mới chỉ dừng lại ở kết quả đánh giá, chưa
tập trung đề xuất các biện pháp để quản lý, phát triển cơ sở vật chất. Trên cơ sở
kết quả đánh giá, nếu các chủ thể quản lý đề xuất được các biện pháp quản lý,
phát triển cơ sở vật chất một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của
từng địa phương, từng nhà trường, phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục thì sẽ
quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển CSVC, góp phần nâng
cao chất
4


lượng dạy học, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về CSVC, chương trình giáo dục phổ thông
mới, đánh giá CSVC trong trường trung học phổ thông theo yêu cầu của chương
trình giáo dục phổ thông mới.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng CSVC trong trường THPT trên
địa bàn tỉnh Lào Cai và mức độ đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ
thông
mới.
- Đề xuất các biện pháp quản lý phát triển cơ sở vật chất trong trường
THPT tỉnh Lào Cai đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới và
khảo nghiệm tính cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ
thống hóa, khái quát các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến cơ
sở vật chất, đánh giá cơ sở vật chất, chương trình giáo dục phổ thông mới,
nhằm xây dựng hoặc chuẩn hóa các khái niệm, các thuật ngữ; xác định cơ sở lý
luận trong đánh giá CSVC trong trường THPT đáp ứng yêu cầu chương trình
giáo dục phổ thông mới, bao gồm các tài liệu:
- Các tài liệu, văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển
GD&ĐT; các khái niệm, quy định, quy chuẩn về cơ sở vật chất, chương trình
giáo dục phổ thông mới; các nội dung về đánh giá cơ sở vật chất trường THPT
đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngoài nước về cơ sở vật
chất, đánh giá cơ sở vật chất, chương trình giáo dục phổ thông, các tài liệu
khoa học có liên quan đến dánh giá cơ sở vật chất trong trường trung học phổ
thông.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5



- Phương pháp quan sát: Tiếp cận và xem xét trực tiếp CSVC và hoạt
động quản lý của đội ngũ CBQL trường THPT trên địa bàn. Mục đích chính của
việc sử dụng phương pháp này là tìm hiểu về thực trạng chất lượng các mặt
hoạt động quản lý theo chức năng và nhiệm vụ của CBQL trường THPT; đồng
thời nhờ phương pháp này, người nghiên cứu có thể khẳng định, đánh giá được
thực trạng CSVC trong trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Kết hợp với phương
pháp quan sát và trực tiếp nghiên cứu các loại hồ sơ có liên quan của nhà trường
để tìm hiểu về thực trạng CSVC, các mặt hoạt động của CBQL, các tổ chức
đoàn thể và cá nhân... để đánh giá được thực trạng CSVC (số lượng, chất lượng,
tính đồng bộ, làm mới, hiệu quả sử dụng...) trong trường THPT tỉnh Lào Cai.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng phiếu hỏi để trưng cầu ý
kiến của 72 cán bộ quản lý, 288 giáo viên và nhân viên ở 36 trường THPT
thuộc tỉnh Lào Cai. Nội dung khảo sát là những vấn đề liên quan đến CSVC và
quản lý phát triển CSVC, nhằm thông tin khách quan, đảm bảo độ tin cậy, mang
tính đại diện cho các trường THPT thuộc tỉnh Lào Cai.
- Phương pháp phỏng vấn: Tác giả sử dụng hệ thống câu hỏi liên quan
đến những vấn đề trong quản lý phát triển CSVC để trao đổi, phỏng vấn các đối
tượng là CBQL, giáo viên, nhân viên các trường THPT thuộc tỉnh Lào Cai.
- Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng nhằm thu thập các ý kiến của
các nhà khoa học, các nhà QLGD về vấn đề quản lý phát triển CSVC ở trường
THPT thuộc tỉnh Lào Cai.
7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
Bằng việc sử dụng một số thuật toán thống kê toán học áp dụng trong
nghiên cứu giáo dục; phương pháp này được sử dụng với mục đích xử lý các kết
quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, làm cơ sở cho việc đưa ra các nhận
định về thực trạng hay đề xuất việc quản lý CSVC thuộc phạm vi nghiên cứu.
9. Cấu trúc luận văn

6



Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá thực trạng cơ sở vật chất trong
trường
THPT đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.
Chương 2: Thực trạng CSVC trong trường THPT tỉnh Lào Cai và mức độ
đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.
Chương 3: Biện pháp quản lý phát triển CSVC trong trường THPT tỉnh
Lào Cai đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT
TRONG TRƯỜNG THPT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1. Cơ sở vật chất
Quá trình phát triển của khoa học giáo dục, hoạt động giáo dục và dạy
học đã được nghiên cứu có hệ thống từ thời Komenxky cho đến ngày nay.
Nhưng hầu như các công trình nghiên cứu chỉ tập trung nhiều vào mục tiêu, nội
dung và phương pháp của việc giáo dục và dạy học, còn phương tiện và điều
kiện để thực hiện các thành tố trên dường như chưa được quan tâm một cách
triệt để, đó là CSVC của trường học (đất đai, môi trường tự nhiên, trường sở,
các cấp khối công trình, phòng học, phòng thí nghiệm thực hành, bàn ghế giáo
viên và học sinh, bảng, thiết bị dạy học và các trang thiết bị khác…).

Mãi đến thời V.A Xukhomlinski, nhà sư phạm nổi tiếng của nước Nga
trong tác phẩm “Trường trung học Pavlush” mới đề cập đến vị trí vai trò CSVC
trường học [34, tr.168].
Trong cuốn sách “Tổ chức lao động của hiệu trưởng” tác giả Zakharốp đã
trình bày về yêu cầu, điều kiện và tác dụng của CSVC của trường học [35,
tr.268].
Trong cuốn sách “Những vấn đề quản lý trường học” của các tác giả P.V.
Zimin - M.I. Kônđkốp - N.I. Saxerđôtôp đã đề cập các phương tiện cơ sở vật
chất của trường học (thiết bị của các phòng học, hệ thống các phòng học trong
trường phổ thông…), đồng thời cũng nêu ra yêu cầu và cách thức quản lý các
phương tiện nhưng mang tính chất khái quát [26, tr.231, 246, 247, 257, 271].
Trong những năm gần đây có một số nghiên cứu có đề cập đến CSVC:
- Evaluation Rating criteria for the VTE Institution. ADB/ILO - Bangkok
8


1997, đưa ra 9 tiêu chuẩn và điểm đánh giá cơ sở giáo dục - đào tạo, trong đó:
Các điều kiện cơ sở hạ tầng của nhà trường: khuôn viên, CSVC và TBDH và
thư viện chiếm 125/500 tổng điểm chung [38, tr.312].
+ Country Report on Quality Assurance in Higher Education, Bangkok Thailand, 1998, đưa ra tỉ lệ đánh giá các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục
của Malaysia với 6 chỉ số, trong đó: Các điều kiện đảm bảo về CSVC và TBDH
cho công tác đào tạo chiếm 20% tổng điểm đánh giá chung [37, tr.313].
1.1.1.2. Chương trình giáo dục
Thuật ngữ Curriculum trong tiếng Anh đã được nhiều tác giả, nhà khoa
học giáo dục chuyển dịch sang tiếng Việt là chương trình đào tạo, chương trình
giáo dục, chương trình học, chương trình dạy học… hoặc đôi khi chỉ gọi là
chương trình. Thuật ngữ này trong các tài liệu tiếng Anh về giáo dục, chương
trình giáo dục trong nhà trường cũng được định nghĩa và giải thích theo nhiều
cách khác nhau. Từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, trường học trong nền văn
minh Tây Âu với sự ảnh hưởng tư tưởng triết học của Plato và A Ristotle, từ

chương trình (curriculum) được sử dụng để miêu tả các môn học được giảng dạy
trong thời kỳ cổ điển của nền văn minh Hy Lạp. Theo thời gian, tuỳ thuộc vào
quan điểm triết học, quan điểm về giáo dục trong nhà trường của mỗi người mà
cách hiểu và giải thích về chương trình của họ sẽ khác nhau, chẳng hạn họ hiểu
và giải thích chương trình (curriculum) là:
1) Những gì được giảng dạy trong nhà trường; 2) Tập hợp các môn học; 3) Tất
cả những gì diễn ra trong nhà trường, bao gồm việc dạy, những hoạt động trong
giờ, ngoài giờ học, và các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau; 4) Những gì
được dạy trong và ngoài trường do nhà trường định hướng; 5) Những hoạt
động, kinh nghiệm mà người học trải qua trong trường, và những gì người học
thu nhận được qua quá trình học của chính mình trong trường; 6) Là những
môn học hữu ích nhất cho cuộc sống xã hội hiện tại; 7) Là toàn bộ các hoạt
động, kinh nghiệm học tập mà nhà tường tổ chức cho người học để họ có thể

9


đạt được những kỹ năng, kiến thức chung ở các môi trường học khác nhau; …
8) Là tất cả những kiến thức mà

10


người học thu nhận được trong trường đời (the course of living). Theo những
cách giải thích và quan niệm trên đây, thì chương trình được hiểu theo nghĩa hẹp
là những môn học, hoặc theo nghĩa rộng hơn là tất cả nh ững hoạt động, kinh
nghiệm của người học ở cả trong và ngoài nhà trường [20, tr.5, 6, 7].
Đến thế kỷ XX, ý nghĩa của thuật ngữ chương trình được mở rộng hơn.
Tuỳ theo quan điểm về cách tiếp cận xây dựng chương trình, quan điểm về
phương thức tổ chức triển khai các hoạt động trong chương trình, căn cứ vào

nhu cầu thực tế của sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, các
chuyên gia giáo dục, các nhà xây dựng chương trình (curriculum developer)
đã đưa ra các định nghĩa về chương trình một các khái quát, đầy đủ và khác
biệt hơn.
Có thể nói rằng chương trình trong lĩnh vực giáo dục là một khái niệm
động, quan niệm về chương trình giáo dục được phát triển, mở rộng theo trình
độ phát triển kinh tế - xã hội, của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin.
Với mục đích góp phần tạo ra nguồn lực đáp ứng yêu cầu thị trường lao động ở
các giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội, chương trình giáo dục cũng phải
phát triển, cập nhật không ngừng để thực hiện được chức năng của mình.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
1.1.2.1. Quản lý cơ sở vật chất
Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý CSVC trường
học như:
- “Các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho việc dạy - học ở trường THPT công
lập TP.HCM” của tác giả Trần Quốc Bảo [12]. Tác giả khảo sát phân tích thực
trạng quản lý CSVC-KT ở một số trường THPT tại TP.HCM, từ đó đề xuất các
biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC-KT
phục vụ cho việc dạy-học ở trường THPT công lập tại TP.HCM.
- "Quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng các trường mầm non thành
phố Lào
Cai, tỉnh Lào Cai" của tác giả Cao Thị Thanh Hân [14]. Tác đã đánh giá đánh
giá thực
11


trạng quản lý, sử dụng và công tác làm mới TBDH ở các trường mầm non thành
phố Lào Cai từ đó đề xuất các biện pháp quản lý và làm mới TBDH của Hiệu
trưởng các trường mồn non thành phố Lào Cai.

- "Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH ở trường phổ thông
nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo trong tình hình mới" của tác giả
Trần Quốc Đắc [6]]. Tác giả đã đánh giá tình hình trang bị và sử dụng TBDH ở
trường phổ thông và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH
đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH ở một số môn học.
Đề tài luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thế Vinh "Quản lý TBDH ở các
trường THPT của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay" [36]. Tác giả đã đưa
ra một số biện pháp quản lý TBDH ở các trường THPT.
- “Thực trạng quản lý CSVC ở các trường trung học cơ sở huyện Vĩnh
Thạnh thành phố Cần Thơ” của tác giả Vương Ngọc Lê. Tác giả khảo sát thực
trạng quản lý CSVC tại các trường THCS ở huyện Vĩnh Thạnh, phân tích
nguyên nhân và đề xuất giải pháp quản lý tốt hơn cho các trường ở Vĩnh
Thạnh
[23].
Về lĩnh vực quản lý trường học cũng đã có một số công trình nghiên cứu
đề cập đến các phương pháp tổ chức và quản lý nhà trường ở mọi lĩnh vực
giảng dạy, học tập, hướng nghiệp, CSVC trường học…, ví dụ như:
- Tác giả Nguyễn Văn Lê với công trình “Khoa học quản lý nhà trường”,
tác giả tập trung giới thiệu về các phương pháp tổ chức và quản lý nhà trường.
Riêng về nội dung quản lý CSVC trường học, tác giả đã đưa ra 5 nguyên tắc tổ
chức và quản lý CSVC trường học; vấn đề bố trí tối ưu khu trường; việc tổ chức
khoa học trong một lớp học; phòng học bộ môn; thư viện và phòng thí nghiệm;
... [22].
- Hai tác giả Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn với tựa sách “Những bài giảng quản lý
trường học”, phần nội dung Hiệu trưởng quản lý CSVC trường học, tác giả đề
cập đến khái niệm và vai trò của CSVC trường học, sau đó đi sâu vào các
nghiệp vụ Hiệu trưởng quản lý việc xây dựng CSVC trường học. [17].
- Trong “Giáo trình bồi dưỡng Hiệu trưởng trường THCS, tập III”, tác giả

12



Chu Mạnh Nguyên trình bày các nội dung quản lý và nghiệp vụ quản lý trường
THCS của Hiệu trưởng; trong đó tác giả đề cập đến quản lý CSVC của Hiệu
trưởng trường THCS, bao gồm các nội dung: những vấn đề chung về CSVC
trường học; những vấn đề chung về quản lý CSVC trường học; quản lý trường
sở; quản lý TBDH; quản lý thư viện trường học và quản lý đồ dùng học sinh
[25].
- Trong cuốn “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng, sử
dụng CSVC và TBDH ở trường phổ thông Việt Nam”, nhóm tác giả của Viện
Khoa học Giáo dục (do Trần Quốc Đắc chủ biên) đã hệ thống hóa một bước cơ
sở lý luận và thực tiễn của việc sáng tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC ở
trường phổ thông. Trong đó các tác giả cung cấp những nội dung cơ bản, cụ thể
về những yêu cầu chất lượng và nâng cao hiệu quả sử dụng một số loại TBDH;
góp phần đổi mới phương pháp dạy-học các môn học ở trường phổ thông [13].
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đề cập đến những vấn đề về
cơ sở lý luận, thực tiễn quản lý CSVC trường học nhằm phù hợp với sự hiện đại
hóa nội dung, phương pháp và hình thức dạy học
1.1.2.2. Chương trình giáo dục
Thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, trong những
năm qua, vấn đề xây dựng và phát triển CTGD đã thu hút sự quan tâm nghiên
cứu của các nhà QL, các nhà nghiên cứu giáo dục. Nhiều hội thảo khoa học,
nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về xây dựng CTGD đã được tổ
chức và công bố.
Hội thảo khoa học “Một số vấn đề chung về xây dựng chương trình giáo
dục phổ thông sau 2015” do Bộ GD - ĐT tổ chức đã thu hút sự tham gia của các
nhà nghiên cứu giáo dục, cán bộ QL các cấp [5]. Báo cáo của các nhà khoa học
tại Hội thảo như Đỗ Ngọc Thống, Đinh Quang Báo, Đào Thái Lai, Nguyễn Anh
Dũng, Lương Việt Thái, Nguyễn Công Khanh, Đỗ Tiến Đạt... đã đề cập quan
điểm xây dựng CTGD phổ thông của Việt Nam sau 2015.


13


Hội thảo Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng
năng lực do Bộ GD&ĐT tổ chức năm 2014 với 10 báo cáo khoa học lớn tập
trung vào

14


×