Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Kiểm toán chất thải và đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường của công ty cổ phần xi măng cẩm phả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 105 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
===*****===

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KIỂM TOÁN CHẤT THẢI VÀ ĐÁNH GIÁ
SỰ TUÂN THỦ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN
QUAN ĐẾN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XI MĂNG CẨM PHẢ

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

LÃ THANH BÌNH

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
===*****===

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KIỂM TOÁN CHẤT THẢI VÀ ĐÁNH GIÁ
SỰ TUÂN THỦ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN
QUAN ĐẾN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XI MĂNG CẨM PHẢ

CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ

: 8440301



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ MAI THẢO

HÀ NỘI, NĂM 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân em, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo
sát tình hình thực tế và dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Phạm Thị Mai Thảo –
giảng viên khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Các số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, do Công ty Cổ phần xi măng
Cẩm Phả cung cấp trong quá trình thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày …tháng…năm 20..
Học viên thực hiện

Lã Thanh Bình


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các thầy cô
giáo đang công tác và giảng dạy trong trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà
Nội nói chung cũng như trong khoa Môi trường nói riêng đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian vừa qua.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo TS. Phạm Thị Mai Thảo đã tận

tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn tốt
nghiệp. Trong thời gian làm việc với cô, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến
thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học
nghiêm túc, hiệu quả. Đây là những điều rất cần thiết cho em trong quá trình học tập
và công tác sau này.
Đồng thời em xin cảm ơn Ban giám đốc Công ty Cổ phần xi măng Cẩm Phả
đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn, giúp em
có thể hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này.
Sau cùng, con xin cảm ơn gia đình và những người bạn đã luôn theo sát đóng
góp ý kiến và ủng hộ, động viên con trong quá trình làm luận văn.
Do kiến thức thực tế chưa nhiều, còn ít kinh nghiệm nghiên cứu về loại hình
sản xuất xi măng nên không thể tránh khỏi bỡ ngỡ và thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự cảm thông và ý kiến nhận xét của quý thầy cô để luận văn cũng như kiến
thức của bản thân em hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy cô dồi dào sức khỏe để tiếp tục sứ mệnh
cao cả truyền đạt kiến thức của mình cho thế hệ mai sau. Một lần nữa, em xin chân
thành cảm ơn.
Trân trọng!
Hà Nội, ngày …tháng…năm 20..
Học viên thực hiện

Lã Thanh Bình


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu...............................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................3
1.1. Tổng quan về kiểm toán chất thải ........................................................................3
1.2 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về kiểm toán chất thải ................................6
1.3 Lợi ích của doanh nghiệp khi kiểm toán chất thải và tuân thủ các thủ tục liên
quan đến BVMT và HSE ..........................................................................................10
1.4 Các vấn đề môi trường phát sinh trong ngành sản xuất Xi măng .......................12
1.5. Giới thiệu về Công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả ..............................................15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................20
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................20
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................20
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................................20
2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ..........................................................22
2.2.3. Phương pháp đánh giá nhanh ..........................................................................25
2.2.4 Phương pháp tính lượng thải Cacbon...............................................................25
2.2.5. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu .........................................................25
2.2.6. Phương pháp tổng hợp, viết báo cáo ...............................................................26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................28
3.1. Kiểm toán chất thải cho nhà máy xi măng Cẩm Phả .........................................28
3.2. Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường
tại nhà máy xi măng Cẩm Phả...................................................................................44
3.3 Đánh giá công tác tuân thủ các quy định liên quan đến HSE .............................60


4

3.4 Đề xuất các giải pháp phù hợp để Công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả hoàn thiện
các thủ tục về môi trường trong thời gian tới............................................................67

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................71
1. Kết luận .................................................................................................................71
2. Kiến nghị...............................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................73


5

DANH MỤC VIẾT TẮT
ATVSLĐ

: An toàn vệ sinh lao động

BVMT

: Bảo vệ môi trường

BHLĐ

: Bảo hộ lao động

BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trường

CTNH

: Chất thải nguy hại

CTR


: Chất thải rắn

ĐVSP

: Đơn vị sản phẩm

DTM

: Đánh giá tác động môi trường

HTXLNT

: Hệ thống xử lý nước thải

HSE

: Sức khỏe – An toàn – Môi trường

KTCT

: Kiểm toán chất thải

LCA

: Đánh giá vòng đời

NCKH

: Nghiên cứu khoa học


ÔNMT

: Ô nhiễm môi trường

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới


6

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn phát thải đối với ngành công nghiệp xi măng [10] .................13
Bảng 2.1. Bảng lấy phiếu thu thập ............................................................................23
Bảng 2.2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ......................................26
Bảng 3.1 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu của nhà máy ...............................................30
Bảng 3.2 Nhu cầu sử dụng điện của nhà máy ...........................................................31
Bảng 3.3 Nhu cầu sử dụng dầu của nhà máy ............................................................31
Bảng 3.4 Nhu cầu sử dụng than của nhà máy ...........................................................31
Bảng 3.5 Tổng nhu cầu sử dụng nước của nhà máy .................................................32
Bảng 3.6: Tải lượng bụi từ các công đoạn sản xuất chính ........................................34
Bảng 3.7: Tải lượng các khí ô nhiễm chính trong khí thải lò nung clinker ..............35
Bảng 3.8 Hệ số phát thải chất gây ô nhiễm khi tiêu thụ điện ...................................37
Bảng 3.9 Thải lượng khí thải từ máy móc sử dụng nhiên liệu than đá .....................37
Bảng 3.10 Thải lượng khí thải từ động cơ sử dụng nhiên liệu DO...........................38

Bảng 3.11 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của nhà máy .......39
Bảng 3.12 Khối lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh ............................................41
Bảng 3.13 Thông số 1 bóng đèn huỳnh quang tại khu vực văn phòng của nhà máy42
Bảng 3.14 Khối lượng CTNH phát sinh ...................................................................43
Bảng 3.15 Lượng chất thải phát sinh của nhà máy tính trên 1 ĐVSP ......................43
Bảng 3.16: Đánh giá hiện trạng thực hiện các biện pháp giảm thiểu ÔNMT của nhà
máy ............................................................................................................................45
Bảng 3.17: Đánh giá hiện trạng tuân thủ thủ tục xin Giấy phép xả thải vào nguồn
tiếp nhận ....................................................................................................................52
Bảng 3.18 : Danh sách CTNH đã đăng ký thường xuyên phát sinh[18] ..................54
Bảng 3.19: Đánh giá việc tuân thủ thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH .........55
Bảng 3.20: Đánh giá hiện trạng tuân thủ thủ tục lập Báo cáo giám sát môi trường
định kỳ.......................................................................................................................57
Bảng 3.21: Kết quả phân tích mẫu ............................................................................59
Bảng 3.22. Danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân của người lao động...................61


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ kiểm toán chất thải [2] ......................................................................5
Hình 1.2: Vị trí địa lý của nhà máy xi măng Cẩm Phả .............................................16
Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty ............................................................17
Hình 1.4: Quy trình công nghệ và dòng thải .............................................................18
Hình 3.1: Quy trình sản xuất Xi măng Cẩm Phả [14]...............................................28
Hình 3.2: Sơ đồ xử lý nước thải từ nhà bếp ..............................................................38
Hình 3.3. Công nhân sử dụng mặt nạ phòng bụi.......................................................61
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện số lượng công nhân lao động tại nhà máy sử dụng trang
phục BHLĐ cá nhân ..................................................................................................62
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện loại sức khỏe của người lao động tại Nhà máy..............64

Hình 3.6. Hội nghị phổ biến, tuyên truyền pháp luật về BVMT tổ chức tại Công ty
CP Xi măng Cẩm Phả ...............................................................................................66


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Cẩm Phả là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm ở
vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam. Cẩm Phả là thành phố lớn thứ hai (xét về dân số) của
tỉnh Quảng Ninh. Phía đông của thành phố giáp với huyện Vân Đồn, phía tây giáp
huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long, phía nam giáp thành phố Hạ Long và
huyện Vân Đồn, và phía bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên. Thành phố
Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 486,45 km², địa hình chủ yếu là đồi núi. Cẩm Phả có
vị trí chiến lược về địa chính trị, địa kinh tế, an ninh quốc phòng của khu vực và
quốc gia. Đây là nơi có rất nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế như thương mại
dịch vụ, công nghiệp khai thác chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế
tạo thiết bị điện, máy mỏ, xe tải nặng, công nghiệp đóng tàu,...
Công nghiệp xi măng là một trong những ngành công nghiệp đã có lâu đời tại
Việt Nam. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá của Việt Nam nói chung và thành phố Cẩm Phả nói riêng. Vai trò của xi măng
là rất to lớn và cho đến ngày nay không có vật liệu xây dựng nào thay thế được. Tuy
nhiên, công nghệ sản xuất xi măng là công nghệ có nhiều phát thải chủ yếu là dạng
rắn và khí ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt với các nhà máy công nghệ cũ với
các đặc điểm tiêu thụ nhiều năng lượng, năng suất thấp, tải lượng ô nhiễm cao.
Trong đó, tác động của sự ô nhiễm môi trường không khí do nhà máy xi măng gây
ra đến môi trường xung quanh và sức khỏe con người là cực ký đáng lưu tâm. Do
đó vấn đề đánh giá và đưa ra phương án khả thi cho việc xử lý ô nhiễm là điều cần
được quan tâm đúng mực. Để giải quyết vấn đề này thì việc tuân thủ các quy định
của pháp luật, kiểm toán chất thải, giảm thiểu lượng chất thải phát sinh trong dây

chuyền sản xuất xi măng được xem như là một trong những phương án khả thi và có
hiệu quả cao. Đây cũng là lý do tôi lựa chọn đề tài :“Kiểm toán chất thải và đánh
giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường của
công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả”.


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Kiểm toán chất thải tại Công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả.
- Đánh giá sự tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường, an toàn sức khỏe
tại Công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả.
- Đề xuất giải pháp quản lý phù hợp.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1 Kiểm toán chất thải trong quy trình sản xuất xi măng tại Công ty cổ phần
xi măng Cẩm Phả
+ Tìm hiểu chu trình sản xuất, vẽ được sơ đồ
+ Định lượng được nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào.
+ Lượng hóa lượng nước thải, khí thải, CTR sinh ra trên một đơn vị sản phẩm.
3.2 Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi
trường của công ty
Dự kiến đánh giá các thủ tục :
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường
+ Giấy phép xả thải
+ Sổ chủ nguồn thải CTNH.
+ Báo cáo giám sát môi trường định kỳ
3.3 Đánh giá sự tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn sức khỏe của công
ty
+ Đánh giá công tác an toàn lao động
+ Đánh giá công tác khám sức khỏe định kỳ cho công nhân.
+ Đánh giá công tác tập huấn về an toàn sức khỏe.
+ Đánh giá công tác chuẩn bị về y tế của nhà máy.

3.4 Đề xuất giải pháp quản lý môi trường, an toàn sức khỏe phù hợp


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về kiểm toán chất thải
a. Khái niệm
Kiểm toán môi trường là một khái niệm mới ở nước ta, song thực chất nội
dung của nó đã và đang được thực hiện ở các cơ sở công nghiệp và các công ty dưới
nhiều tên gọi khác nhau như: rà soát môi trường, tổng quan môi trường, kiểm soát
môi trường hay đánh giá tác động môi trường [1].
Kiểm toán chất thải (KTCT) là một loại hình kiểm toán kỹ thuật đang được sử
dụng phổ biến và rộng rãi tại các cơ sở công nghiệp ở các nước đang phát triển. Các
cuộc KTCT là các cuộc kiểm toán nội bộ do các công ty tự tiến hành với mục tiêu
tìm hiểu các nguồn gây thất thoát nguyên vật liệu, nguồn gây ô nhiễm thông qua
việc xây dụng cân bằng vật chất. Dựa vào các kết quả kiểm toán, các biện pháp
khắc phục được đưa ra như thay thế nguyên vật liệu; cải tiến công nghệ trong quá
trình sản xuất nhằm ngăn ngừa sự phát sinh chất thải tại nguồn. Nhờ đó, vừa nâng
cao được hiệu quả sản xuất vừa cải thiện môi trường hướng tới mục tiêu SXSH.
Kiểm toán chất thải (KTCT) là công cụ quản lý môi trường nhằm giảm thiểu
và ngăn ngừa ô nhiễm ngay từ quá trình sản xuất tại cơ sở công nghiệp. Kiểm toán
chất thải bao gồm việc rà soát, kiểm tra các quá trình sản xuất, xác định nguồn thải
và khối lượng chất thải, tính toán cân bằng vật chất, xác định các vấn đề trong vận
hành sản xuất, để từ đó đề ra các giải pháp để giảm thiểu phát sinh chất thải ra môi
trường. Có thể nói kiểm toán chất thải là một lĩnh vực chuyện sâu của KTMT đã
được tiêu chuẩn hóa bằng ISO 14010 và ISO 14011:1996[2].
b. Vai trò của kiểm toán chất thải
- Kiểm toán chất thải là công cụ hữu ích để xác định loại và khối lượng chất
thải phát sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Kiểm toán chất thải còn
tìm ra chính xác khâu sản xuất gây lãng phí nguyên nhiên liệu nhât, khâu tạo ra
nhiều chất thải nhất



- Giúp doanh nghiệp đưa ra giải pháp giảm lượng thải hoặc tái sinh, tái chế, tái
sử dụng chất thải nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và cải thiên, nâng cao
hiệu quả sản xuất, ngăn ngừa, giảm ô nhiễm và bảo vệ môi trường
- Giúp giảm chi phí đầu tư vào hệ thống xử lý chất thải, giảm tiêu hao nguyên
nhiên vật liệu, từ đó tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Kiểm toán chất thải góp phần đảm bảo việc tuân thủ chi phí lợi ích không chỉ
đối với luật pháp mà còn đối với các tiêu chuẩn về quản lý môi trường theo yêu cầu
của thị trường tiêu thụ.
- Kiểm toán chất thải còn có vai trò trong việc giảm thiểu rủi ro, sự cố, đồng
thời nâng cao uy tín cũng như vị thế của doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia tư vấn môi trường, không chỉ có các doanh nghiệp quy
mô lớn mới có điều kiện triển khai KTCT, mà cả các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa
cũng có thể làm được vì chi phí đầu tư cho KTCT không nhiều so với lợi ích mà nó
mang lại. Thông qua kiểm toán, doanh nghiệp sẽ biết có thể tiêt kiệm điện, nước ở
khâu nào, giảm thất thoát ở khâu nào từ đó đưa ra những biện pháp hợp lý nhằm tiết
kiệm tối đa chi phí sản xuất[2].
c. Quy trình kiểm toán chất thải
Kiểm toán chất thải gồm có 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giai đoạn tiền đánh giá (hay các hoạt động trước kiểm toán)
Giai đoạn 2: Xác định, đánh giá các nguồn thải
Giai đoạn 3: Xây dựng và đánh giá các phương án giảm thiểu chất thải


Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện ban
đầu cho KTCT
Bước 2: Xem xét quy trình và đặc
điểm công nghệ sản xuất


GIAI ĐOẠN 1
Giai đoạn tiền đánh giá
(thu thập các dữ liệu cơ
bản để KTCT)

Bước 3: Xác định nguyên nhiên liệu
và các loại hóa chất sử dụng
Bước 4: Xác định các nguồn thải

Bước 5: Đánh giá nguồn thải sản xuất

GIAI ĐOẠN 2
Xác định, đánh giá các
nguồn thải

Bước 6: Xây dựng nội dung các
phương án giảm thiểu

Bước 7: Đánh giá các phương án giảm
thiểu

GIAI ĐOẠN 3
Xây dựng và đánh giá
các phương án giảm
thiểu

Bước 8: Xây dựng và thực hiện kế
hoạch giảm thiểu chất thải

Hình 1.1: Sơ đồ kiểm toán chất thải [2]



d. Các dạng kiểm toán môi trường
Kiểm toán môi trường đang ngày càng phát triển và bao trùm nhiều lĩnh vực,
khía cạnh môi trường khác nhau dẫn tới có nhiều loại, nhiều dạng kiểm toán môi
trường. Kiểm toán môi trường được phân loại ra theo 3 cách chính:
-

Theo chủ đề: Kiểm toán nội bộ, Kiểm toán độc lập, Kiểm toán nhà nước

-

Theo đối tượng: Kiểm toán hệ thống quản lý môi trường, Kiểm toán chất
thải, Kiểm toán năng lượng

-

Theo mục đích: Kiểm toán pháp lý, Kiểm toán tổ chức, Kiểm toán kỹ thuật
của nhà máy [3].

e. Thuận lợi và khó khăn khi tiến hành KTCT
* Thuận lợi
- Quy trình đơn giản, không tốn nhiều nhân lực phục vụ cho công tác kiểm toán.
- Không tốn nhiều chi phí đầu tư cho một cuộc kiểm toán.
* Khó khăn
- Hiện nay, Việt Nam chưa có văn bản nào bắt buộc, yêu cầu các doanh nghiệp
phải thực hiện kiểm toán chất thải. Do đó chưa có nhiều doanh nghiệp, doanh
nghiệp chấp nhận tiến hành kiểm toán chất thải tại doanh nghiệp, nhà máy mình.
- Các văn bản pháp lý và các tiêu chuẩn về môi trường trong hoạt động của
doanh nghiệp còn thiếu và chưa đồng bộ.

- Chưa có các đề xuất về chính sách khuyến khích áp dụng kiểm toán chất
thải trong quản lí môi trường.
- Các phương pháp tính toán xử lí số liệu không được quy định cụ thể gây khó
khăn trong công tác tìm kiếm thông tin.
- Công tác đào tạo chuyên gia hoặc kiểm toán viên có kiến thức về kiểm toán
môi trường và kiểm toán chất thải còn rất hạn chế.
- Nhận thức và hiểu biết của các doanh nghiệp, nhà máy về kiểm toán chất
thải và lợi ích của nó mang lại vẫn còn hạn chế.
1.2 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về kiểm toán chất thải
* Nghiên cứu về kiểm toán chất thải trên thế giới


Từ năm 1980, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng về KTCT.
Quy trình KTCT đối với từng ngành đã được lập, nhiều tài liệu, sách về KTCT đã
được xuất bản, ví dụ như:
Từ năm 1980, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng về KTCT.
Quy trình KTCT đối với từng ngành đã được lập, nhiều tài liệu, sách về KTCT đã
được xuất bản, ví dụ như: Sourena Sattari và Akram Avami đã có một nghiên cứu
nhằm xác định tình hình sử dụng năng lượng trong ngành xi măng ở Iran và tiềm
năng tiết kiệm năng lượng và chi phí. Để đạt được mục đích này, sẽ có kiểm toán
năng lượng tại chỗ trên hầu hết các nhà máy và quá trình sản xuất được phân tích
bằng cách xem xét tiêu thụ năng lượng. Nghiên cứu này dựa trên việc thực hiện
kiểm toán năng lượng tại chỗ của hơn 30 công ty xi măng ở Iran trong năm 2004 và
2005, nghiên cứu đã tìm ra mức tiêu thụ năng lượng trong ngành xi măng ở Iran
thông qua kiểm toán và xác định thực sự cơ hội công nghệ để giảm tiêu thụ năng
lượng của các nhà máy có liên quan, tăng năng suất, và cải thiện quá trình sản xuất,
đồng thời đã phát hiện ra những tiềm năng tiết kiệm năng lượng sau đây: tiết kiệm
điện là tương đương với 11,3 triệu đô la, tiết kiệm dầu nhiên liệu tương đương với
39,4 triệu đô [4].
Một nghiên cứu khác về phân tích năng lượng điện và nhiệt đã được thực hiện

trong một nhà máy xi măng với công suất 1500 tấn mỗi ngày, được thực hiện bởi
Anantharaman N. Nghiên cứu này tập trung vào chuyển đổi năng lượng và tối ưu
hóa các thông số hoạt động của ngành xi măng, liên quan đến các yếu tố như tăng
cạnh tranh, chi phí, biên lợi nhuận giảm, tác động về môi trường... Nghiên cứu năng
lượng này chỉ ra cơ hội bảo tồn năng lượng lên tới mức tiết kiệm ròng 14kWh mỗi
tấn clinker (11,6%) là xác định. Về việc thực hiện thành công các đề xuất rằng 9,5
kWh mỗi tấn clinker được thực hiện mà không cần đầu tư lớn và 4,6 kWh mỗi tấn
clinker với khoản đầu tư với thời gian hoàn vốn dưới 2 năm. Tiềm năng tiết kiệm
nhiệt năng tới 1000 kJ mỗi kg clinker cũng được xác định trong nghiên cứu này.
Nghiên cứu năng lượng được thực hiện trong ngành xi măng này đã dẫn đến kết
luận sau đây:


- Động cơ quá khổ có thể được thay thế bằng động cơ tiết kiệm năng lượng
mới.
- Giảm nhu cầu năng lượng bằng cách kiểm soát không khí xâm nhập.
- Sẽ có tiềm năng tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng nhiệt gần 1000kJ /
kg clinker.
- Thực hiện kiểm toán năng lượng định kỳ trong các ngành như vậy sẽ giúp
bảo tồn năng lượng tốt hơn và chứng minh cắt giảm chi phí [5].
Ngoài ra, M.Badiolaa cùng cộng sự cũng đã thực hiện một nghiên cứu để cải
thiện đánh giá hiệu quả môi trường của các hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn
vào năm 2017. Trong Hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS), nước liên tục
được xử lý và tuần hoàn trái ngược với việc không được xử lý mà thải vào môi
trường như trong các hệ thống sản xuất cá khác; các thông số thiết kế và sản xuất sẽ
quyết định mức tiêu thụ năng lượng tổng thể. Bản chất tốn nhiều năng lượng này
cản trở tính bền vững và hiệu quả chi phí của chúng. Nghiên cứu này đề xuất kết
hợp phương pháp Đánh giá Vòng đời (LCA) với kiểm toán năng lượng để: cải thiện
hiệu suất môi trường của RAS, xác định mức tiêu thụ năng lượng và từ đó, xác định
mức độ tác động đến môi trường và chi phí của nó để tìm cách giảm chi phí.

Phương pháp đề xuất đã được chứng minh với một trường hợp nghiên cứu tập trung
vào một đơn vị RAS quy mô thí điểm được sử dụng trong sản xuất cá tuyết (Gadus
morhua), nằm ở khu vực ven biển Basque (phía bắc Tây Ban Nha). Sản xuất / vận
chuyển thức ăn, vận chuyển oxy và năng lượng tiêu thụ trong toàn bộ thí nghiệm
được coi là đầu vào để đánh giá. Mức tiêu thụ năng lượng được đo liên tục bằng
máy đo năng lượng được nhúng trong bộ RAS cũng như với máy phân tích năng
lượng di động để đo độc lập từng thiết bị tiêu thụ năng lượng. Mặc dù hệ thống cần
trung bình 29,40 kwh/kg cá để vận hành hệ thống thành công, mức tiêu thụ năng
lượng thay đổi theo mùa thể hiện các khoảng thời gian tối đa và tối thiểu tương ứng
là 40,57 và 18,43 kwh/kg cá. Kết quả kiểm toán năng lượng cho thấy sự thành công
trong việc xác định các thiết bị tiêu thụ lượng năng lượng nhiều nhất và dữ liệu


được ghi lại được cung cấp cho Kho lưu trữ vòng đời để thực hiện LCA chính xác
và đầy đủ hơn [6].
* Nghiên cứu về kiểm toán chất thải ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, KTMT và KTCT đã được đưa vào giảng dạy ở một số
trường đại học và cao đẳng trong cả nước, song chưa nhiều và mới chỉ dừng ở các
vấn đề tổng quát mà chưa đi sâu vào các lĩnh vực cụ thể.
Lê Xuân Thái và Phạm Thùy Linh đã có một nghiên cứu về Kiểm toán chất
thải trong quá trình sản xuất sữa ở Việt Nam. Kết quả tính toán cho thấy, mỗi ngày
lượng nước thải từ quá trình sản xuất sữa chiếm 98,51%, nước thải từ sinh hoạt
chiếm 1,49% tổng lượng nước thải. Thông số các chất ô nhiễm như BOD5, COD,
TSS, tổng nitơ, dầu mỡ trong nước thải đều vượt quy chuẩn cho phép QCVN
40:2001/BTNMT nhiều lần. Nghiên cứu chỉ ra rằng quá trình sản xuất của các nhà
máy sữa có phát sinh lượng nước thải tương đối lớn. Ngoài nước thải, lượng CTR
cũng phát sinh do các hoạt động sinh hoạt của cán bộ, nhân viên trong nhà máy
(lượng rác này có thể tái chế như: Vỏ lon, chai lọ nhựa, giấy, bìa các tông); CTR thu
được tại song chắn rác của hệ thống xử lý nước thải (cặn sữa, bao bì ni lông và cặn
lắng ở các bể xử lý nước thải); CTR nguy hại bao gồm bóng đèn huỳnh quang hỏng

(được sử dụng thắp sáng ở nhiều khu vực như nhà ăn, hội trường, nhà hành chính,
nhà bảo vệ...), hộp mực in thải bỏ (có tính độc và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con
người). Cùng với đó, lượng khí thải chủ yếu phát sinh do 2 nguồn là: phát thải (Ceq)
do điện năng tiêu thụ của hệ thống đèn chiếu sáng và phát thải khí nhà kính do
nhiên liệu dầu (DO) sử dụng cho hệ thống nhà máy. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã đề
xuất ra một số biện pháp nhằm giảm thiểu lượng chất thải phát sinh và đảm bảo an
toàn lao động cho nhà máy [7].
Một nghiên cứu khác có quy mô nhỏ hơn, đó là Kiểm toán năng lượng cho
khoa Công Nghệ - trường Đại học Cần Thơ do Đinh Mạnh Tiến thực hiện. Bài
nghiên cứu đã kiểm toán chi tiết hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều hòa không khí
và các thiết bị điện văn phòng hiện có trong khoa Công Nghệ - trường Đại học Cần
Thơ, để nhận dạng những cơ hội tiết kiệm điện, sau đó đo đạc, tính toán các phương


án tiết kiệm điện, rồi từ đó đề xuất những giải pháp tiết kiệm điện khi đầu tư mua
mới, lắp đặt, vận hành các thiết bị trong hệ thống nói trên như sau: Điện năng tiết
kiệm được là: 57,66 kWh/ngày, với đơn giá 1.200đồng/kWh, tiền điện tiết kiệm
được là: 1.798.800VNĐ/tháng, vốn đầu tư cho 512 Ballast và 512 bóng đèn T8 là:
19.968.000VNĐ, thời gian hoàn vốn là: 11 tháng. Nghiên cứu còn thiết kế một thiết
bị điều khiển đóng cắt hệ thống đèn trong phòng học nhằm tiết kiệm điện và nghiên
cứu một khẩu hiệu tiết kiệm điện hợp lý gắn tại phòng học nhằm nâng cao ý thức
tiết kiệm điện của sinh viên [8].
Hiện Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên & Môi trường được Nhà nước
giao thực hiện dự án Áp dụng thử nghiệm KTCT trong quản lý môi trường ngành
công nghiệp Việt Nam. Từ năm 2009 đến 2012, dự án được thực hiện tại 10 cơ sở
đại diện cho 10 ngành công nghiệp (dệt may, giấy, thuộc da, xi măng, phân lân,
ăcquy, thép, xi măng, chế biến thủy sản và cao su thương phẩm) nhằm xây dựng
quy trình KTCT để áp dụng trong quản lý môi trường ngành công nghiệp nói chung
và cho 10 ngành sản xuất công nghiệp này nói riêng.
Nói chung, các nghiên cứu kiểm toán chât thải ở Việt Nam vẫn còn chưa có sự

quan tâm đúng mức do việc kiểm toán chất thải không phải là bắt buộc mà nó xuất
phát từ nhận thức của cơ sở sản xuất mà đứng đầu là ban lãnh đạo về trách nhiệm và
nghĩa vụ BVMT của bản thân cơ quan họ. Đó cũng là động lực để tôi thực hiện đề
tài này với mong muốn đóng góp công sức cho các nghiên cứu tương tự ở hiện tại
và trong tương lai, mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, nhà máy ở Việt Nam qua
việc kiểm toán chất thải.
1.3 Lợi ích của doanh nghiệp khi kiểm toán chất thải và tuân thủ các thủ tục
liên quan đến BVMT và HSE
1.3.1 Lợi ích của doanh nghiệp khi tiến hành kiểm toán chất thải
- KTCT giúp doanh nghiệp đưa ra giải pháp giảm lượng thải phát sinh, tái chế,
tái sử dụng chất thải nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và cải thiện, nâng cao
hiệu quả sản xuất, ngăn ngừa, giảm ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Có thể nói
KTCT là một lĩnh vực chuyên sâu của kiểm toán môi trường, được tiêu chuẩn hóa
bằng ISO 14010 và ISO 14011:1996.


- KTCT giúp giảm chi phí đầu tư vào hệ thống xử lý chất thải, giảm tiêu hao
nguyên vật liệu, từ đó tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, thực hiện
KTCT góp phần đảm bảo việc tuân thủ chi phí lợi ích không chỉ đối với pháp luật
mà còn đối với các tiêu chuẩn về quản lý môi trường theo yêu cầu của thị trường
tiêu thụ.
- Ngoài ra, KTCT còn có các ý nghĩa giảm thiểu rủi ro, sự cố, đồng thời giúp
nâng cao uy tín cũng như vị thế của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những ngành
công nghiệp liên quan đến xuất khẩu. Khi các đối tác nước ngoài đến làm việc với
các doanh nghiệp Việt Nam, điểm quan tâm đầu tiên của họ là hoạt động bảo vệ
môi trường, điều đó giống như sự bảo lãnh để họ tiếp tục đàm phán và hợp tác.
Không chỉ có các doanh nghiệp quy mô lớn mới có điều kiện triển khai KTCT,
mà cả các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa cũng có thể làm được vì chi phí đầu tư cho
KTCT không nhiều so với lợi ích nó mang lại. Thông qua kiểm toán, doanh nghiệp
biết có thể tiết kiệm nước, điện ở khâu nào, giảm thất thoát nguyên liệu ở khâu nào...

1.3.2 Lợi ích của việc tuân thủ các thủ tục liên quan đến BVMT
- Việc tuân thủ các thủ tục về BVMT của Nhà nước giúp cho doanh nghiệp
giảm thiểu tác động tiêu cực cũng như các ảnh hưởng xấu đến môi trường xung
quanh, giúp cho các nhà quản lý môi trường có thể nắm bắt các hoạt động có tác
động đến môi trường của công ty. Từ đó, các cơ quan quản lý môi trường có thể có
các biện pháp giúp cho doanh nghiệp phát triển kinh tế mà không làm ảnh hưởng
đến môi trường.
- Việc tuân thủ các thủ tục về BVMT của Nhà nước giúp cho doanh nghiệp
tránh được các xung đột với các cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc sử dụng tài
nguyên cũng như các vấn đề môi trường khác.
- Bên

cạnh đó, việc tuân thủ các quy định về HSE còn giúp cho doanh nghiệp

phòng ngừa sự cố hoặc tai nạn lao động và giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi có
thể xảy ra trong điều kiện hoạt động bình thường cũng như loại trừ các yếu tố nguy
hiểm gây tai nạn lao động, sự cố trong sản xuất và các yếu tố độc hại gây bệnh nghề
nghiệp.
1.3.3 Lợi ích của việc tuân thủ các quy định về an toàn – sức khỏe – môi trường
của Nhà nước


- Việc tuân thủ các quy định về HSE của Nhà nước giúp cho doanh nghiệp bảo
vệ sức khỏe và môi trường làm việc cho người lao động, giảm tỷ lệ tử vong hay
thương tật do tai nạn lao động, giảm tác động đối với môi trường xung quanh. Các
bệnh nghề nghiệp sẽ được kiểm soát, môi trường sẽ trong lành hơn, người lao động
và cộng đồng sẽ có được một môi trường sống và làm việc an toàn và thân thiện.
- Ngoài ra, khi một tai nạn hay sự cố xảy ra, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra rất
nhiều chi phí để khắc phục. Bên cạnh những chi phí hữu hình như chi phí trả cho
người lao động bị tai nạn, cho người bị hại hay chi phí sửa chữa thiết bị, phục hồi

sản xuất, khôi phục môi trường còn có những chi phí không thể tính toán bằng tiền
như mất uy tín trên thương trường. Giảm tai nạn sự cố nghĩa là doanh nghiệp đã
tăng được lợi nhuận cho mình; mặt khác, việc đáp ứng tầm quan trọng ngày càng
tăng của an toàn, sức khoẻ nghề nghiệp và bảo vệ môi trường sẽ tạo uy tín của
doanh nghiệp với cộng đồng.
1.4 Các vấn đề môi trường phát sinh trong ngành sản xuất Xi măng
Một số tác động môi trường chính của ngành sản xuất xi măng có thể kể đến
như: Hàm lượng bụi phát sinh từ các quá trình nghiền, sản xuất clinker, đóng bao...
lớn; sử dụng nhiều nhiên liệu như than, dầu diesel, điện, đặc biệt với loại công nghệ
ướt; gây tiếng ồn lớn từ các quá trình nghiền liệu, nghiền xi, các quá trình cơ khí; xả
thải lượng lớn chất thải rắn và nước thải từ quá trình sản xuất; ô nhiễm không khí,
đặc biệt với công nghệ lò đứng với các yếu tố bụi, CO2, NO2…
Sản xuất xi măng ở Việt Nam tạo ra các khí thải nhà kính trực tiếp lẫn gián tiếp:
Khí thải trực tiếp của ngành phát sinh thông qua một quá trình hóa học gọi là
canxi hóa. Canxi hóa xảy ra khi đá vôi, được tạo thành từ canxi carbonat, được
nung nóng, phân hủy thành canxi oxit và CO2. Quá trình này chiếm khoảng một nửa
toàn bộ khí thải từ hoạt động sản xuất xi măng. Bên cạnh đó quá trình nghiền liệu
còn tạo ra bụi silic, bụi than, bụi clinker và các phụ gia gây tác động tiêu cực tới
người lao động và môi trường.
Khí thải gián tiếp tạo ra từ việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch để làm nóng
lò nung. Các lò nung thường được đốt nóng bằng than đá, khí tự nhiên, hoặc dầu
mỏ, và sự cháy của các nhiên liệu này tạo ra Bụi, NOx, SO2, CO, CO2, Halogen,
VOC, HC, hơi kim loại. Việc này đại diện cho khoảng 40% khí thải từ xi măng.


Cuối cùng, điện được sử dụng để cung cấp năng lượng cho máy móc khác của nhà
máy, và việc vận chuyển cuối cùng, tạo thành một nguồn khí thải gián tiếp khác và
chiếm khoảng 5% - 10% khí thải của ngành.
Ngoài ra, công đoạn lưu kho đóng bao còn tạo ra bụi xi măng gây bệnh đường
hô hấp cho người lao động và dân cư lân cận, ảnh hưởng môi trường sinh thái [9].

1.4.1. Nước thải
Lượng nước thải phụ thuộc vào lượng nước sử dụng trong sinh hoạt và sản
xuất. Đối với các nhà máy xi măng sử dụng công nghệ lò quay phương pháp khô,
nước sử dụng trong quá trình sản xuất xi măng thường chỉ dùng cho mục đích làm
mát. Trong quá trình sản xuất xi măng, một phần nước bị bay hơi và phần còn lại thì
tuần hoàn sử dụng lại. Nước thải không phải là vấn đề môi trường đáng quan tâm
của một nhà máy sản xuất xi măng sử dụng công nghệ này.
1.4.2. Khí thải
Khí thải của nhà máy bao gồm khí thải phát sinh trong quá trình nghiền liệu,
nung và nghiền clinker, đóng bao lưu kho. Nồng độ các chất ô nhiễm phụ thuộc vào
chất lượng nhiên liệu và độ cao của ống khói, hiệu suất vận hành các loại thiết bị
trong dây chuyền.
Tại các vị trí chuyển đổ nguyên liệu cuối băng tải, gầu nâng, silo…v.v.cần có
thiết bị lọc bụi hiệu suất cao phù hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Khí thải
máy nghiền, lò nung cần được khử bụi bằng thiết bị lọc bụi tĩnh điện có hiệu suất
3

cao (<30mg/Nm ) trước khi thải ra môi trường qua ống khói. Các thiết bị đập,
nghiền, phân ly tạo nhiều bụi hoặc các thiết bị vận chuyển, đường ống bơm vật liệu,
bột than…v.v..cần được làm kín để tránh phát thải bụi ra xung quanh.
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn phát thải đối với ngành công nghiệp xi măng [10]

Chất phát thải

Nồng độ theo tiêu
chuẩn Châu Âu
3

( mg/Nm )


Nồng độ theo QCVN 23:2009
3
BTNMT (mg/Nm )
A

B1

B2

Bụi

20 – 200

400

200

100

NOx

500 – 2000

1000

1000

1000

SO2


10 – 2500

1.500

500

500


TOC (Tổng cácbon hữu
cơ)

10 – 100

CO

500 – 2000

Florua

<5

Clorua

< 25

PCDD/F (Đồng phần
của đioxin)


< 0,1 [ng/Nm ]

1000

3

1000

500


1.4.3. Chất thải rắn
Các chất thải rắn chính của sản xuất xi măng bao gồm bụi, cặn thu được từ
thiết bị làm sạch khí chứa kiềm cao và có thể chứa lượng nhỏ các tạp chất như kim
loại nằm trong thành phần của nguyên liệu. Ngoài ra còn lượng bụi tách ra từ hệ
thống lò nung có thể chứa kiềm, sunfat và clo cao – như bụi lọc – trong vài trường
hợp không thể tuần hoàn vào quá trình sản xuất. Thông thường, toàn bộ bụi lò được
quay lại quá trình sản xuất, nhưng trong một số trường hợp, một phần bị loại ra và
thải bỏ. Với cả hai loại bụi, cần có sự xử lý và thải bỏ đặc biệt để tránh làm ô nhiễm
đất và nguồn nước. Ngoài ra còn chất thải rắn từ bao bì nguyên liệu, bao xi măng
thành phẩm hỏng với lượng không lớn. Các chất thải này cần được thu gom vận
chuyển và thải bỏ bởi các đơn vị có đủ chức năng.
1.5. Giới thiệu về Công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả
1.5.1. Lịch sử hình thành
Công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả ngày nay tiền thân là Ban Quản lý Dự án
Xi măng Cẩm Phả, theo quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2002
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đầu tư dự án nhà máy xi măng Cẩm
Phả với công suất 2,3 triệu tấn xi măng/năm.
Nhà máy Xi măng Cẩm Phả được khởi công xây dựng ngày 18/6/2005 tại
phường Cẩm Thạch, TX Cẩm Phả. Sau 33 tháng, Nhà máy đã hoàn thành công việc

xây dựng và đi vào đốt lò, sản xuất. Năm 2010, Công ty Cổ phần xi măng Cẩm Phả
xuất khẩu 300.000 tấn clinker và xi măng sang nước ngoài.
Bắt đầu vận hành từ tháng 4/2008, đến nay công suất của nhà máy đã đạt 95%
công suất thiết kế. Sản xuất và tiêu thụ xi măng đạt 2,1 triệu tấn, clinker đạt 1,8
triệu tấn. sản phẩm tại nhà máy sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy với doanh
thu trong năm đầu tiên đi vào hoạt động là 2.300 tỷ đồng. Tháng 8 năm 2008, Công
ty đã được Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo
lường chất lượng cấp Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO
14001:1996.
Tháng 10/2013 Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) đã trở
thành cổ đông chiến lược của Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả đánh dấu mốc
quan trọng trong chiến lược phát triển của Viettel.
1.5.2. Vị trí địa lý
Vị trí Công ty nằm trên Km6, Quốc lộ 18A, Phường Cẩm Thạch, Thành phố
Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh.


Nhà máy Xi măng Cẩm Phả đi vào hoạt động chính thức từ năm 2009 trên
diện tích 70 ha thuộc phường Cẩm Thạch, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Khu vực Nhà máy tiếp giáp:
- Phía Bắc: giáp đường Lê Thanh Nghị (Quốc lộ 18A)
- Phía Nam: giáp vùng biển ven bờ vịnh Bái Tử Long.
- Phía Đông: giáp khu đô thị mới Cẩm Thủy
- Phía Tây: giáp khu dân cư Cẩm Thạch và cụm cảng Km6 .
Vị trí của công ty tiếp giáp với tuyến đường Lê Thanh Nghị, thuận lợi cho
công tác xuất nhập hàng.

Hình 1.2: Vị trí địa lý của nhà máy xi măng Cẩm Phả
1.5.3. Quy mô nhà máy
Nhà máy được xây dựng với quy mô:

Tổng diện tích: 70 ha.
Công suất thiết kế: 6.000 tấn clinker/ngày, tương đương 2,3 triệu tấn xi măng
PCB40/năm.
Số lượng lao động thường xuyên làm việc tại cơ sở hiện tại: 600.


×