Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO BỘ TIÊU CHUẨN CỦA AUN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH TIẾNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.06 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU

KHOA SƯ PHẠM

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
THEO BỘ TIÊU CHUẨN CỦA AUN

CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH TIẾNG ANH

BỘ MÔN NGOẠI NGỮ
Bạc Liêu, tháng 11 năm 2010

1


Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt trong báo cáo...........................................................2
CTĐT Chương trình đào tạo..............................................................................2
GD-ĐT Giáo dục đào tạo....................................................................................2
NCKH Nghiên cứu khoa học..............................................................................2
đvht đơn vị học trình...........................................................................................2
GV Giáo viên.......................................................................................................2
CBGD Cán bộ giảng dạy....................................................................................2
CB cán bộ.............................................................................................................2
SV Sinh viên.........................................................................................................2
HK học kỳ............................................................................................................2
Giới thiệu.............................................................................................................4
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ.....................................................................................6

1.2. Phân tích và đánh giá..............................................................................7


Phụ lục 1.............................................................................................................32

Danh mục các chữ viết tắt trong báo cáo
CTĐT..............................................................................Chương trình đào tạo
GD-ĐT...................................................................................Giáo dục đào tạo
NCKH.............................................................................Nghiên cứu khoa học
đvht..........................................................................................đơn vị học trình
GV.....................................................................................................Giáo viên
CBGD...................................................................................Cán bộ giảng dạy
CB .........................................................................................................cán bộ
SV......................................................................................................Sinh viên
HK..........................................................................................................học kỳ

PPGD..................................................................Phương pháp giảng dạy

2


Danh mục bảng
Bảng 1. Cán bộ giảng viên (Ngày cấp số liệu: 01/10/2010).
Bảng 2. Tỷ lệ giảng viên/sinh viên và tỷ lệ giảng viên/sinh viên cao học.
Bảng 3. Sinh viên tuyển mới năm thứ nhất.
Bảng 4. Tổng số SV (tính 2 năm gần đây nhất).

3


Giới thiệu
1. Giới thiệu ngắn gọn về khoa, tổ có chương trình tự đánh giá.
Khoa sư phạm Trường đại học Bạc Liêu là một khoa hiện có số lượng

giảng viên và cán bộ quản lí là 54, gồm 07 Tổ bộ môn :
- Tổ Ngữ văn
- Tổ Ngoại ngữ
- Tổ Toán Lí
- Tổ Sinh Hoá
- Tổ Tâm lí-Sử Địa
- Tổ Mầm non
- Tổ Âm nhạc
Khoa sư phạm có nhiệm vụ đào tạo các môn khoa học cơ bản cho các
khoa : Kinh tế-Luật, Nông nghiệp, Công nghệ-Thông tin ; đào tạo chuyên ngành
cho các lớp sư phạm (đại học và cao đẳng) cho ngành Ngữ văn, Tiếng Anh.
Tổ Ngoại ngữ hiện có số lượng là 11 (02 Thạc sĩ, 02 học viên cao học, và
07 Cử nhân). Tổ có nhiệm vụ giảng dạy các học phần tiếng Anh căn bản cho
Khoa Kinh tế-Luật, Khoa Nông Nghiệp, Khoa Công Nghệ Thông Tin, Khoa Sư
4


Phạm. giảng dạy chuyên ngành tiếng Anh cho hai lớp hệ đại học tiếng Anh
thuộc Khoa Sư Phạm, giảng dạy các học phần tiếng Pháp căn bản cho các lớp
chuyên ngành tiếng Anh.
2. Mô tả ngắn gọn về chương trình
Chương trình đào tạo đại học ngành tiếng Anh là chương trình theo niên
chế và được áp dụng mới được hai năm kể từ năm học 2009-2010. Chương trình
bao gồm Khối kiến thức giáo dục đại cương và Khối kiến thức giáo dục chuyên
nghiệp. Chương trình gồm 247 đơn vị học trình. Trong đó, 233 đơn vị học trình
là bắt buộc, 14 đơn vị học trình là tự chọn. Khối kiến thức giáo dục đại cương
gồm 47 đvht bắt buộc. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm 200 đvht
trong đó có 14 đvht tự chọn. CTĐT được chia ra 08 học kỳ với thời gian đào tạo
là 04 năm.
3. Giới thiệu tổ tự đánh giá

Tổ tự đánh giá được thành lập theo Quyết định số 02/QĐ-KSP, ngày 03
tháng 8 năm 2010 của Q. Trưởng khoa sư phạm. Tổ gồm có :
1. Ông Nguyễn Ái Hoàng Châu

Tổ trưởng

2. Bà Tiêu Quỳnh Mai

Thư kí

3. Bà Huỳnh Hồng Hoa

Uỷ viên

4. Ông Liên Trọng Nghĩa

Uỷ viên

5. Ông Nguyễn Thiện Thuật

Uỷ viên

4. Quy trình thực hiện đánh giá (kế hoạch)
TT

Thời gian
Từ
Đến

1


16/8

2

30/8

3

31/8

4

20/9

5
6

21/9
4/10

29/8

19/9

3/10

Nội dung công việc
Phân công trách nhiệm
(tiêu chuẩn)

Họp với Tổ Tư vấn lần I
(yêu cầu Tổ Tư vấn giải
đáp các thắc mắc về các
tiêu chuẩn và cách thu
thập, phân loại minh
chứng)
Thu thập và phân loại
thông tin minh chứng
Báo cáo tiến độ thực
hiện lần I về Ban thư ký
Viết báo cáo tự đánh giá
Họp với Tổ tư vấn lần II
(yêu cầu Tổ Tư vấn đọc
và góp ý báo cáo)
5

Cá nhân/
đơn vị thực
hiện
Tổ TĐG

Cá nhân/đơn
vị phối hợp

Tổ TĐG

Tổ Tư vấn

Văn
phòng

khoa Sư
phạm
(13h30)

Tổ Tư vấn

Văn
phòng
khoa Sư
phạm

Ghi chú

Tổ TĐG

Tổ TĐG
Tổ TĐG


(13h30)
7
8

5/10

15/10 Hoàn thiện báo cáo tự
đánh giá
16/10
Báo cáo tiến độ thực
hiện lần II về Ban thư



Tổ TĐG
Tổ TĐG

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1.Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu đào tạo và những kết quả học tập mong đợi
1.1. Mô tả
- Mục tiêu đào tạo ngành Cử nhân Tiếng Anh dựa trên mục tiêu đào tạo
chung của Nhà trường, phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của Nhà trường.
(A.TC.01.01).
- Mục tiêu CTĐT ngành Cử nhân Tiếng Anh :
Có lòng yêu nước, yêu chủ nhĩa xã hội, có kiến thức cơ bản, hệ thống về
ngôn ngữ Anh; Có khả năng nghiên cứu, ý thức tự giác học tập và năng lực tự học
để nâng cao mở rộng kiến thức, thích ứng thực tiễn đáp ứng nhu cầu của xã hội và
hội nhập quốc tế.(A.TC.01.02)
- Mục tiêu CTĐT và kết quả học tập mong đợi đối với sinh viên cử nhân
Tiếng Anh được triển khai đến cán bộ giảng viên, sinh viên thông qua các nội
dung sinh hoạt đầu năm, qua giảng dạy, qua các hội nghị sơ tổng kết năm học
của khoa (A.TC.01.03)
- Chương trình đào tạo được xác lập khối lượng kiến thức khá hợp lý, sinh
viên có thể chủ động tìm hiểu và học được các phương pháp nghiên cứu từ giáo
trình, tài liệu, các kiến thức về tiếng Anh trên mạng internet, …
- Chương trình đào tạo đưa lại cho sinh viên một khối lượng kiến thức
làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tự học và tự nghiên cứu suốt đời.
- Sinh viên hoàn thành chương trình sẽ đạt được:
6


+ Kiến thức: Nắm vững kiến thức đại cương; Có kiến thức khoa học cơ

bản để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp; Nắm vững kiến thức tiếng
Anh, tiếng Việt để biên dịch, phiên dịch, soạn thảo các văn bản; Có kiến thức đại
cương về văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế các nước nói tiếng Anh; Nắm vững
kiến thức ngôn ngữ Anh ở trình độ cao cấp.
+ Kỹ năng: Giao tiếp thành thạo tiếng Anh ở 4 kỹ năng; Có thể biên dịch,
phiên dịch các thể loại ngôn bản từ Việt sang Anh và ngược lại; Kỹ năng soạn
thảo văn bản; Kỹ năng làm việc và khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp.
+ Thái độ: Có ý thức trách nhiệm công dân, thái độ và đạo đức nghề
nghiệp; Có thái độ trong trau dồi và bồi dưỡng chuyên môn bản thân.
+ Khả năng công tác: Làm việc tại các bộ phận đối ngoại của các cơ quan
quản lý; Làm việc tại các viện, cơ quan nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa trong và
ngoài nước; Giảng dạy tại các trường phổ thông, chuyên nghiệp…
+ Khả năng học tập và nâng cao trình độ: Học thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên
ngành về tiếng Anh. (A.TC.01.04)
- Kết quả học tập mong đợi phản ánh yêu cầu các bên liên quan: Do trường
mới tiến hành đào tạo, chưa có SV tốt nghiệp, nên chưa có phản hồi từ các nhà
tuyển dụng. Tuy nhiên khoa cũng đã tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về
chương trình đào tạo này.
- Trong thời gian qua khoa chưa điều chỉnh mục tiêu, kết quả học tập mong
đợi của chương trình đào tạo.
1.2. Phân tích và đánh giá
1.2.1 Điểm mạnh:
- Mục tiêu đào tạo và kết quả học tập mong đợi của CTĐT khá rõ ràng.
- Chương trình đào tạo cử nhân tiếng Anh đáp ứng nguồn nhân lực phục
vụ nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và của khu vực bán đảo Cà
Mau
- CTĐT rèn luyện được cho sinh viên khả năng thực hiện nghiên cứu khoa
học, phát triển nhân cách và năng lực trong học thuật, có thể tham gia học tiếp
lên bậc cao hơn .
1.2.2. Những tồn tại

- Mục tiêu và kết quả học tập mong đợi của CTĐT chưa được công bố
rộng rãi đến tận sinh viên cũng như ngoài trường.
- Một số sinh viên chưa xây dựng tốt kế hoạch học tập và chưa có ý thức
tự tổ chức việc học, chưa đầu tư đúng mức quỹ thời gian tự học, chưa khai thác
tối đa các dịch vụ như thư viện, mạng…
- Khoa chưa có tổng kết, điều chỉnh, bổ sung mục tiêu CTĐT.
- Quá trình xây dựng chương trình Cử nhân Tiếng Anh chưa có sự tham
gia ý kiến của các nhà tuyển dụng. Chương trình đang trong thời gian thực hiện
chưa có sinh viên tốt nghiệp nên chưa có thông tin phản ánh mức độ đáp ứng
nhu cầu của xã hội.
1.2.3. Kế hoạch hành động:
- Công bố mục tiêu và kết quả học tập mong đợi trên trên trang Web của
trường và các phương tiện thông tin khác.

7


- Tăng cường công tác giáo dục ý thức học tập, đẩy mạnh công tác tư vấn
để sinh viên hiểu rõ tầm quan trọng của từng học phần, chương trình đào tạo
cũng như bố trí hợp lý thời gian học tập.
- Tổ chức lấy ý kiến về chương trình đào tạo đối với người học và các
nhà tuyển dụng.
- Định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo
- Bổ sung giảng viên có trình độ chuẩn theo quy định.
2.Tiêu chuẩn 2: Chương trình chi tiết (Mô tả chương trình)
2.1. Mô tả
- Khoa sử dụng chương trình chi tiết, cụ thể:
Ngành học: Cử nhân tiếng Anh; Mã ngành:
Hệ đào tạo: Chính quy; Thời gian: 4 năm ; Hình thức đào tạo: Theo niên
chế

Cấp bằng: Cử nhân Tiếng Anh
Từng học phần: Mã số, tên học phần và có mô tả tóm tắt học phần, điều
kiện tiên quyết, mục tiêu, kết quả học tập mong đợi, tài liệu tham khảo
CTĐT bao gồm 248 đvht trong đó 234 đvht bắt buộc và 14 đvht tự chọn.
Cấu trúc chương trình gồm 3 phần rõ ràng: phần đại cương, cơ sở ngành, chuyên
ngành. Khối kiến thức giáo dục đại cương gồm 59 đvht. Khối kiến thức cơ sở
ngành gồm 102 đvht và khối kiến thức chuyên ngành gồm 87 đvht. Đồng thời
CTĐT cũng bao gồm được đa phần những môn học cần thiết cho mục đích đào
tạo.(A.TC.02.01)
- Với khối lượng kiến thức này, CTĐT có thể đạt được mục tiêu là trang
bị cho sinh viên kỹ năng sử dụng thông thạo tiếng Anh và có kiến thức chuyên
sâu trong các lĩnh vực ngữ học, văn học và văn hóa Anh- Mỹ, dịch thuật, nhằm
ứng dụng trong các lĩnh vực, ngành nghề có sử dụng tiếng Anh . Sau khi tốt
nghiệp, sinh viên có thể làm việc tai các cơ quan, công ty, tổ chức trong nước
cũng như nước ngoài có sử dụng tiếng Anh; có thể giảng dạy tiếng Anh tại các
trường trung học phổ thông, cao đẳng, đại học, hoặc có thể làm công tác nghiên
cứu tại các viện, các trung tâm, và làm việc tại các cơ quan văn hoá xã hội, du
lịch, thư ký văn phòng, báo chí, phát thanh truyền hình, xuất bản. Sinh viên tốt
nghiệp tiếng Anh theo CTĐT có thể dự tuyển vào các chương trình đào tạo sau
đại học trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ ở các chuyên ngành Ngôn ngữ, ngành Lý luận
và giảng dạy tiếng Anh, Văn học Anh, Mỹ tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài
nước. CTĐT có tác động tích cực đối với việc phát triển nhân cách, đạo đức của
SV. CTĐT nhằm mục tiêu rèn luyện cho sinh viên lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa
xã hội, và yêu nghề. Ngoài ra CTĐT cũng nhằm mục tiêu rèn luyện cho sinh
viên ý chí lập thân, lập nghiệp, đạo đức nghề nghiệp với tư duy năng động, sáng
tạo. CTĐT còn rèn luyện tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, tác
phong văn minh tốt, và ý thức rèn luyện sức khỏe để phục vụ ngành nghề.
(A.TC.02.02)
- Chương trình chi tiết cung cấp cho các bên có liên quan.
+ Đối với sinh viên: Khoa chưa giới thiệu đầy đủ các thông tin cơ bản

khóa học như mục tiêu đào tạo, kỹ năng nghề nghiệp, cơ hội nghề nghiệp, cơ hội
8


học tiếp ở bậc cao hơn. CTĐT chưa được thẩm định và đánh giá tính hiệu quả
trong thời gian qua.
+ Đối với giảng viên: Giảng viên nắm vững mục đích, yêu cầu về kiến
thức kỹ năng của từng học phần, từng chương, quy định đánh giá học tập qua đó
sử dụng phương pháp hợp lý trong giảng dạy.(A.TC.02.03)
2.2. Phân tích và đánh giá.
2.2.1 Điểm mạnh:
- CTĐT được xây dựng chi tiết, dựa trên cơ sở chương trình khung của Bộ
GD-ĐT và mô tả khá đầy đủ kết quả học tập mong đợi của sinh viên.
- CTĐT đồng thời cũng cung cấp được những kiến thức thiết yếu, có tính
đến phương án sinh viên tham gia NCKH, làm bài tập lớn để miễn môn học nên
phát huy được khả năng sáng tạo trong tự học của sinh viên.
2.2.2. Những tồn tại
- Số lượng các đvht tự chọn của CTĐT còn quá ít.
- Chưa tiến hành công bố thông tin chương trình chi tiết trên trang Web
và các phương tiện thông tin khác.
- Chưa có bản mô tả chính xác độc lập về những kết quả học tập mong đợi
(chỉ dựa vào mô tả mục tiêu và kết quả của từng học phần)
- Chưa có thông tin phản hồi từ người học cũng như các nhà tuyển dụng,
thị trường lao động.
2.2.3. Kế hoạch hành động.
- Trong thời gian tới khoa sẽ tiến hành xây dựng chương trình chi tiết đầy
đủ, mô tả chính xác độc lập về những kết quả học tập mong đợi và công bố rộng
rãi trên trang Web của trường.
- Tổ chức khảo sát thu thập ý kiến người học, thị trường lao động về
chương trình chi tiết.

- Cần bổ sung các đvht tự chọn nhằm giúp sinh viên có thể dễ dàng định
hướng nghề nghiệp .
3.Tiêu chuẩn 3. Nội dung của chương trình đào tạo
3.1. Mô tả :
- CTĐT được xây dựng khá cân đối giữa kiến thức và kỹ năng; đại cương
và chuyên ngành. CTĐT bao gồm các môn đại cương, cơ sở, và chuyên ngành.
- Các môn cơ sở gồm 6 môn: Nghe-Nói (28 đvht), Đọc hiểu (23 đvht),
Viết (29 đvht), Ngữ pháp (11 đvht), Ngữ âm thực hành (9 đvht) và phương pháp
NCKH (2). Đây là những môn học cơ bản nhằm phát triển kỹ năng ngôn ngữ
cho sinh viên. Chúng là những môn học tạo tiền đề để cho sinh viên tiếp thu các
môn học chuyên ngành về sau.
- Các môn chuyên ngành của CTĐT gồm có 13 môn bao gồm ba lĩnh vực
ngôn ngữ Anh, văn chương và văn hóa. Các môn về lĩnh vực ngôn ngữ có 05
môn là Âm vị học (3 đvht), Cú pháp học (6 đvht), Ngữ nghĩa học (6), Phân tích
diễn ngôn (3), Ngữ dụng học (3) và Từ pháp học (3). Các môn học này nhằm
cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ Anh. Lĩnh vực văn
chương gồm có 03 môn là Dẫn luận văn chương (4 đvht), Văn học Anh (3) và
9


Văn học Mỹ (3). Các môn này nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức về văn
chương Anh-Mỹ. CTĐT có 2 môn về lĩnh vực văn hóa là Văn hóa xã hội Anh (4
đvht) và Văn hóa xã hôi Mỹ (3). Các môn này nhằm cung cấp kiến thức về văn
hóa xã hội của Anh-Mỹ. Kiến thức văn chương và kiến thức về văn hóa xã hội là
cần thiết và có mối liên hệ chặt chẽ với kiến thức ngôn ngữ do vậy những môn
học này là tối cần thiết. ngoài ra còn có môn Lý thuyết dịch (8) và thực hành
dịch (24). Hai môn này nhằm giúp thực hành chuyển ngữ từ tiếng Việt sang
tiếng Anh và ngược lại.
- Các môn đại cương gồm các lỉnh vực lý luận chính trị, khoa học xã hội,
ngoại ngữ phụ, khoa học tự nhiên & tin học, giáo dục thể chất và giáo dục quốc

phòng. Lĩnh vực khoa học xã hội bao gồm có 05 môn là Tiếng Việt thực hành (3
đvht), Ngôn ngữ học đối chiếu (2), Dẫn luận ngôn ngữ học (3), Cơ sở văn hóa
Việt Nam (3) và Pháp luật đại cương (2). Các môn này nhằm mục đích bổ trợ
kiến thức cho sinh viên nhằm giúp sinh viên có kiến thức nền để định hướng học
tập, nghề nghiệp sau này.(A.TC.03.01)
- Nội dung chương trình được Hội đồng khoa học giáo dục trường thông
qua và được Hiệu trưởng phê duyệt

- Bảng mô tả chương trình cử nhân Anh văn theo thứ tự
TT
A
I
1
2
3
II
1
2
3
4
5
III
1
IV
1
2
V
VI
B
1

2
3

Mã số

Bắt
buộc

Tên học phần
KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI
CƯƠNG
Lý luận chính trị
Những NLCB của CNMLN
Tư tưởng HCM
Đường lối CM của ĐCSVN
Khoa học xã hội
Tiếng Việt thực hành
Dẫn luận ngôn ngữ học
Cơ sở văn hóa VN
Pháp luật đại cương
Ngôn ngữ học đối chiếu
Ngoại ngữ
Pháp văn căn bản
Khoa học tự nhiên và TH
Tin học căn bản
Thực hành THCB
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng
KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ
Nghe nói

Đọc hiểu
Viết

Tự
chọn

Số
tiết
LT

Sốtiết
TH
(BT)

Học
phần
tiên
quyết

HK thực
hiện

59
10
5
3
2
13
3
3

3
2
2
20
4
2
2

10

1
8
7

45
45
45
30
30

4
2
1
1
5

300

1-5


30
30
5

7
102
28
23
29

75
45
30

3
3
2,3
2
1-7
1-7
1-8


4
5
6
C
I
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
II
1
2
III
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Ngữ pháp
Ngữ âm thực hành
Phương pháp NCKH
KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
Kiến thức chung

Văn hóa xã hội Anh
Văn hóa xã hội Mỹ
Văn học Anh
Văn học Mỹ
Âm vị học
Cú pháp học ĐC
Ngữ nghĩa học ĐC
Phân tích diễn ngôn
Ngữ dụng học
Từ pháp học
Dẫn luận văn chương
Kiến thức chuyên sâu
Lý thuyết dịch
Dịch thực hành
Thi và Luận văn TN
Ứng dụng drama trong nghe nói
Tiếng Anh thương mại
Đa truyền thong trong GDNNgữ
Nói trước công chúng
Luận văn tốt nghiệp
Văn bản và lưu trữ học B
Môi trường và con người
Logic đại cương B
TN khoa học Mac-Lenin và TTHCM 1 A
TN khoa học Mac-Lenin và TTHCM 2 A
TN khoa học Mac-Lenin và TTHCM 3 A

11
9
2

87
41
4
3
3
3
3
6
6
3
3
3
4
32
8
24

30

1-4
1-3
5

60
45
45
45
45
90
90

45
45
45
60

4
4
5
6
6
6,7
6,7
8
8
5
4
6-8
5-8

14
3
4
3
3
10
2
3
2
4
4

4

45
60
45
45

8
8
8
8
8
8
8
8
8
8
8

30
45
30
60
60
60

Chương trình được phân thành 8 học kỳ:
Học kỳ 1:
STT MSMH MÔN HỌC
1

ML 151 Những NLCB của CNMLN
2
NN 651 Nghe – Nói 1
3
NN 652 Đọc hiểu 1
4
NN 653 Viết 1
5
NN 654 Ngữ âm thực hành 1
6
NN 655 Ngữ pháp 1
7
TD 101 TD 1 Điền kinh cơ bản
8
LK 003 Pháp luật đại cương
9
NV 615 Cơ sở Văn hóa Việt Nam
10 NN 685 Pháp văn căn bản 1
Tổng số đơn vị học trình tự chọn tối thiểu
Số đơn vị học trình bắt buộc
Số đơn vị học trình tối thiểu phải tích lũy
Học kỳ 2:
11

ĐVHT TS LT
5
75 75
3
45 45
2

30 30
4
60 60
3
45 45
2
30 30
1
30 10
2
30 30
3
45 45
4
60 60
0
29
29

BT

20

TN

ĐA


STT MSMH MÔN HỌC
1

NN 101 Viết 2
2
NN 605 Ngữ pháp 2
3
NN 606 Nghe – Nói 2
4
NN 607 Đọc hiểu 2
5
NN 608 Ngư âm thực hành 2
6
NV 309 Dẫn luận ngôn ngữ học
7
NN681 Pháp văn căn bản 2
8
QS 103 Giáo dục quốc phòng
9
TD 118 TD 2 Điền kinh nâng cao 1
10 TD 118 TD 2 Bóng chuyền 1
11
TD 118 TD 2 Taek Wondo nâng cao 1
12 TD 118 TD 2 Bóng đá 1
13 TD 118 TD 2 Bóng bàn 1
14 TD 118 TD 2 Cầu lông 1
Tổng số đơn vị học trình tự chọn tối thiểu
Số đơn vị học trình bắt buộc
Số đơn vị học trình tối thiểu phải tích lũy

ĐVHT
4
3

3
3
3
3
4
7
1*
1*
1*
1*
1*
1*
02
30
32

TS LT BT
60 60
45 45
45 45
45 45
45 45
45 45
60 60
210 135 75
45 15 30
45 15 30
45 15 30
45 15 30
45 15 30

45 15 30

TN ĐA

Học kỳ 3:
STT MSMH MÔN HỌC
1
NN 610 Đọc hiểu 3
2
NN 611 Viết 3
3
NN 612 Ngữ âm thực hành 3
4
NN 659 Nghe – Nói 3
5
NN 660 Ngữ pháp 3
6
NN 687 Pháp văn căn bản 3
7
TH 016 Tin học căn bản
8
TH 017 TH Tin học căn bản
9
TD 119 TD 3 Điền kinh nâng cao 3
10 TD 120 TD 2 Bóng chuyền 2
11
TD 123 TD 2 Taek Wondo nâng cao 2
12 TD 125 TD 2 Bóng đá 2
13 TD 127 TD 2 Bóng bàn 2
14 TD 129 TD 2 Cầu lông 2

Tổng số đơn vị học trình tự chọn tối thiểu
Số đơn vị học trình bắt buộc
Số đơn vị học trình tối thiểu phải tích lũy

12

ĐVHT TS LT
4
60 60
4
60 60
3
45 45
3
45 45
3
45 45
4
60 60
2
30 30
2
60
*
2
45 15
*
1
45 15
*

1
45 15
1*
45 15
*
1
45 15
*
1
45 15
02
25
27

BT

60
30
30
30
30
30
30

TN

ĐA


Học kỳ 4:

STT MSMH MÔN HỌC
1
NN 331 Văn hóa xã hội Anh
2
NN 335 Đọc hiểu 4
3
NN 336 Viết 4
4
NN 618 Dẫn luận văn chương
5
NN 661 Nghe – Nói 4
6
NN 662 Ngữ pháp 4
7
NN 714 Văn hóa xã hội Mỹ
8
NN 684 Pháp văn căn bản 4
9
NV 102 Tiếng việt thực hành
Tổng số đơn vị học trình tự chọn tối thiểu
Số đơn vị học trình bắt buộc
Số đơn vị học trình tối thiểu phải tích lũy

ĐVHT TS LT
4
60 60
4
60 60
4
60 60

4
60 60
4
60 60
3
45 45
3
30 30
4
60 60
3
45 45

BT

TN

ĐA

BT

TN

ĐA

37
37

Học kỳ 5:
STT MSMH MÔN HỌC

1
NN 333 Phương pháp NCKH
2
NV 103 Ngôn ngữ đối chiếu
3
NN 337 Đọc hiểu 5
4
NN 338 Viết 5
5
NN 360 Từ pháp học
6
NN 636 Pháp văn căn bản 5
7
NN 663 Nghe – Nói 5
8
NN 716 Văn học Anh
9
NN 717 Dịch 1
Tổng số đơn vị học trình tự chọn tối thiểu
Số đơn vị học trình bắt buộc
Số đơn vị học trình tối thiểu phải tích lũy

ĐVHT TS
2
30
2
30
4
60
4

60
3
45
4
60
5
75
3
45
6
90
0
33
33

LT
30
30
60
60
45
60
75
45
90

Học kỳ 6:
STT
1
2

3
4
5

MSMH
NN 343
NN 674
NN 664
NN 665
NN 666

MÔN HỌC
Dịch 2
Lý thuyết dịch 1
Nghe – Nói 6
Đọc hiểu 6
Viết 6

ĐVHT TS
6
90
2
30
5
75
3
45
3
45
13


LT
90
30
75
45
45

BT

TN

ĐA


6
NN 343 Âm vj học
7
NN 668 Cú pháp học 1
8
NN 667 Ngữ nghĩa học 1
9
NN 669 Văn học Mỹ
Tổng số đơn vị học trình tự chọn tối thiểu
Số đơn vị học trình bắt buộc
Số đơn vị học trình tối thiểu phải tích lũy

3
3
3

3
0
31
31

45
45
45
45

45
45
45
45

Học kỳ 7:
STT MSMH MÔN HỌC
1
ML 115 Đường lối CM của ĐCSVN
2
NN 667 Ngữ nghĩa học 2
3
NN 347 Cú pháp học 2
4
NN 515 Nghe – Nói 7
5
NN 664 Đọc hiểu 7
6
NN 665 Viết 7
7

NN 678 Lý thuyết dịch 2
8
NN 667 Dịch 3
Tổng số đơn vị học trình tự chọn tối thiểu
Số đơn vị học trình bắt buộc
Số đơn vị học trình tối thiểu phải tích lũy

ĐVHT TS LT
3
45 45
3
45 45
3
45 45
5
75 75
3
45 45
3
45 45
3
60 60
6
90 90
0
28
28

BT


TN

ĐA

Học kỳ 8:

STT MSMH MÔN HỌC
1
2
3
4
5
6
7

ML 114
NN 385
NN 682
NN 414
NN 679
NN 634
ML 191

8

ML 192

9

ML 193


10
11
12
13
14
15
16

NN 391
NN 392
NN 393
NN 632
NN 680
NV 111
SH 003

Tư tưởng HCM
Viết 8
Lý thuyết dịch 3
Phân tích diễn ngôn
Dịch 4
Ngữ dụng học

T. Nghiệp KH
TTHCM 1A
T. Nghiệp KH
TTHCM 2A
T. Nghiệp KH
TTHCM 3A


ĐVH
T

T
S

LT B
T

30
45
60
45
90
45

30
45
60
45
90
45

45
30
45
45
30
30

30

45
30
45
45
30
30
30

Mác-Lênin

&

2
3
3
3
6
3
4*

Mác-Lênin

&

4*

Mác-Lênin


&

4*

Ứng dụng Drama trong nghe nói
Tiếng Anh thương mại
Đa truyền thông trong GDN Ngữ
Nói trước công chúng
Luận văn tốt nghiệp
Văn bản và Lưu trữ học B
Môi trường và Con người
14

3*
4*
3*
3*
10*
2*
3*

T
N

Đ
A


17 ML 112 Logic học đại cương B
Tổng số đơn vị học trình tự chọn tối thiểu

Số đơn vị học trình bắt buộc
Số đơn vị học trình tối thiểu phải tích lũy

2*
14
20
34

30

30

3.2. Phân tích đánh giá:
3.2.1Điểm mạnh
- CTĐT cử nhân tiếng Anh đang áp dụng phù hợp với chương trình
khung do Bộ GD-ĐT ban hành. CTĐT được thiết kế theo niên chế, có đầy đủ
các loại học phần: bắt buộc, tự chọn, tiên quyết và đảm bảo cân bằng về khối
lượng.
- Với nội dung như vậy CTĐT có khả năng giúp sinh viên đạt được
những kết quả học tập mong đợi.
3.2.2.Những tồn tại:
- CTĐT chưa cập nhật
3.2.3. Kế hoạch hành động:
- Cần cập nhật CTĐT đặc biệt là những môn tự chọn khác nhằm giúp sinh
viện có thề định hướng tương lai.
- Bổ sung môn Dẫn luận ngôn ngữ-tiếng Anh vào phần kiến thức ngành chính.

Sinh viên nên được tiếp cận mảng kiến thức này bằng tiếng Anh
- Bổ sung môn Thống kê xã hội học vào các môn học bổ trợ.
4.Tiêu chuẩn 4: . Cấu trúc của chương trình đào tạo

4.1. Mô tả
- CTĐT có cấu trúc niên chế. Một năm có hai học kỳ, học theo môdun.
Cách tổ chức này được đánh giá là chưa có lợi cho người học. Sinh viên không
thể rút ngắn thời gian đào tạo hay theo học thêm ngành học khác đồng thời vì
phải tuân theo cấu trúc của chương trình.
- Cấu trúc CTĐT hiện rõ mối quan hệ (liên kết và hỗ trợ) giữa các môn cơ
bản, bổ trợ, chuyên ngành và tốt nghiệp trong CTĐT. Các môn học này phản ánh
được độ khó và sự phức tạp của CTĐT tăng dần qua thời gian học tập.
- Cấu trúc CTĐT được xây dựng tương đối chặt chẽ và có tổ chức, chú
trọng cả bề rộng lẫn chiều sâu.(A.TC.04.01)
4.2. Phân tích đánh giá:
4.2.1. Điểm mạnh
- CTĐT được thiết kế theo trình tự từ cơ bản đến nâng cao, từ đại cương
đến chuyên ngành, có các môn học tiên quyết.
- CTĐT được thiết kế theo quan điểm xây dựng kiến thức cơ bản vững
chắc cho sinh viên, đồng thời chú trọng đi sâu vào chiều sâu của chuyên ngành.
- Việc thiết kế CTĐT căn cứ trên các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức cần
đạt được của sinh viên, từ đó xây dựng các môn học phù hợp.
15


4.2.2 Những tồn tại:
- Một vài đvht trong CTĐT được phân bố chưa thật hợp lý.
- CTĐT chưa được đóng góp các bên có liên quan và chưa được cập nhật.
4.2.3. Kế hoạch hành động:
- Thường xuyên rà soát lại CTĐT, lấy ý kiến của giảng viên, sinh viên để
có cơ sở điều chỉnh cập nhật chương trình.
- Thực hiện một số điều chỉnh các môn giữa các học kỳ cho hợp lý theo
hướng bổ trợ. Cụ thể như sau:
1) Chuyển môn Ngôn ngữ học đối chiếu (30 tiết) ở học kì (HK) 2 sang HK 5.

2) Chuyển môn Tiếng Việt thực hành (45 tiết) ở HK 3 sang HK 2.
3) Chuyển môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (30 tiết) ở HK 6 sang HK 3.
4) Chuyển môn Đường lối CM của ĐCSVN (45 tiết) ở HK 7 sang HK 4.
5) Chuyển môn Phương pháp nghiên cứu khoa học (30 tiết) ở HK 4 học bằng
tiếng Anh sang HK 6 học bằng tiếng Việt.

5.Tiêu chuẩn 5: Quan điểm sư phạm và chiến lược giảng dạy
5.1. Mô tả:
Quan điểm sư phạm của khoa: Học tập có chất lượng là sự chủ động tìm
hiểu thế giới do chính SV thực hiện, chứ không đơn thuần là sự tiếp thu những
kiến thức do giảng viên cung cấp. Đây là một quan điểm học tập có chiều sâu
qua đó SV tự tạo ra ý nghĩa và sự hiểu biết về thế giới. Theo quan điểm này thì
việc giảng dạy chỉ có vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện cho học tập.
Trên cơ sở quan điểm sư phạm của khoa hiện nay, chiến lược giảng dạy
của đội ngũ giảng viên được thể hiện:
- Tất cả giảng viên đều xây dựng kế hoạch giảng dạy, hoạt động chuyên
môn hàng năm.(A.TC.05.01).
- Giảng viên được khuyến khích sử dụng các phương pháp sư phạm đa
dạng nhằm giúp sinh viên trong quá trình tự lĩnh hội kiến thức.
- Đa số giảng viên đều chú trọng sử dụng các phương tiện nghe nhìn, sử
dụng công nghệ trong giảng dạy. .(A.TC.05.02).
- Khoa, tổ luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho CBGV tham gia các
hoạt động NCKH, trong đó các đề tài đổi mới phương pháp dạy học được quan
tâm hàng đầu. .(A.TC.05.03).
- Giảng viên thường xuyên được tham gia hội thảo đổi mới phương pháp
giảng dạy.
5.2. Phân tích đánh giá:
5.2.1. Điểm mạnh:
- Quan điểm sư phạm luôn được các giảng viên quán triệt và thực hiện.
- Việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình đào tạo

đã giúp phát huy được khả năng tự học và tự giải quyết các vấn đề của người
học.
- Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học thường xuyên được đẩy mạnh.
5.2.2. Những tồn tại:
16


- Một số giảng viên còn chậm trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy
cho phù hợp với quan điểm sư phạm.
- Lực lượng giảng viên có kinh nghiệm chưa nhiều.
- Sinh viên chưa thích nghi với môi trường học tập ở bậc đại học, còn thụ
động trong lĩnh hội kiến thức.
5.2.3. Kế hoạch hành động:
- Khoa khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên áp dụng
các phương pháp dạy học hiện đại.
- Tổ chức hội thảo, hội nghị về đổi mới phương pháp giảng dạy học trong
đội ngũ giảng viên.
- Tiến hành khảo sát lấy ý kiến về hiệu quả đổi mới phương pháp giảng
dạy của người dạy và người học.
6.Tiêu chuẩn 6: Đánh giá sinh viên
6.1. Mô tả:
Nội dung công tác đánh giá của khoa hiện như sau:
- Các tiêu chí đánh giá: Áp dụng theo quy định của Bộ GD-ĐT và các quy
định của trường (A.TC.06.01)
+ Các nội dung đánh giá bao gồm: Đánh giá môn học lý thuyết; Đánh giá
môn học thực hành; Đánh giá thực tập tốt nghiệp.
+ Các hình thức đánh giá đang áp dụng: kiểm tra giữa học kỳ, đánh giá
khả năng nhận thức của người học trong thảo luận, kết quả thực hành hoặc bài
tập ở nhà, đánh giá mức độ chuyên cần của người học trong quá trình học tập,
đánh giá khả năng viết bài thu hoạch sau khi kết thúc học phần, báo cáo theo

nhóm người học (seminar), thực tập thực tế và thực tập tốt nghiệp (A.TC.06.02).
- Kế hoạch kiểm tra đánh giá đều rõ ràng và được phổ biến sớm đến sinh
viên (A.TC.06.03).
Việc đánh giá kết quả học tập toàn khóa được thực hiện qua hình thức thi
tốt nghiệp và làm luận văn tốt nghiệp.
6.2. Phân tích đánh giá:
6.2.1. Điểm mạnh:
- Với các hình thức và nội dung đánh giá hiện nay kích thích được tính
tích cực học tập của người học.
- Phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá được đa dạng hóa, đảm bảo
tính khách quan, công bằng và phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học
tập đã giúp cho người dạy kiểm tra thái độ và kết quả học tập của người học
thường xuyên.
- Có sự tham gia tích cực của giảng viên trong việc sử dụng các loại hình
đánh giá và lựa chọn thời gian thích hợp để thực hiện việc đánh giá.
- Giúp giảng viên đánh giá, phân loại người học để điều chỉnh phương
pháp dạy nếu cần thiết.
6.2.2.Những tồn tại:
- Chưa tổng kết được từng loại hình đánh giá cho từng môn học mang
đặc thù của ngành học.
17


- Hình thức đánh giá chưa đa dạng chủ yếu hình thức kiểm tra tự luận
đánh giá cá nhân, chưa có các dạng kiểm tra nhóm.
6.2.3. Kế hoạch hành động:
- Cần đa dạng các hình thức kiểm tra ví dụ như các bài tập nhóm, bài tập
cá nhân, kiểm tra vấn đáp.
7.Tiêu chuẩn 7:. Đội ngũ cán bộ giảng dạy
7.1. Mô tả

• Số lượng, trình độ, phẩm chất và năng lực của CBGD
- Số lượng của CBGD : 10
- Tỉ lệ % GV/SV : 10/100
- Học vị và chức danh của CBGD : 02 Thạc sĩ, 07 Cử nhân, 02 học viên
cao học (A.TC.07.01)
- CBGD có đủ phẩm chất và năng lực để thực hiện CTĐT.

Bảng 1 Cán bộ giảng viên (1/10/2010).
Cán bộ

Nam

Nữ

Tổng số

Số lượng thực
CB giảng viên
Giáo sư

0

0

0

Giảng viên cơ hữu (toàn thời gian)

5


6

11

Giảng viên bán thời gian
Giảng viên thỉnh giảng

4

1

5

1

1

8

17

Cán bộ phục vụ
Tổng cộng

9

Tỷ lệ có bằng
tiến sĩ

Số lượng CB giảng viên

quy đổi thành giảng viên
toàn thời gian (FTEs)*

1 FTE là viết tắt của Full Time Equivalent. Đây là một đơn vị tính mức đầu tư thời gian vào
công việc. 1 FTE tuơng đương với 40 giờ làm việc một tuần (tương đương thời gian làm việc
toàn thời gian). Một cán bộ giảng viên làm việc 8 giờ/tuần sẽ tương đương với 0.2 FTE.

Bảng 2 Tỷ lệ giảng viên/sinh viên và tỷ lệ giảng viên/sinh viên cao học
Tổng số FTE tham
gia đào tạo (1)

Tổng số sinh viên
(2)

Tổng số sinh viên
cao học năm …./

18

Tổng số sinh viên
tính trên một giảng

Tổng số sinh viên
cao học tính trên


67

….


viên toàn thời gian

0

6,7

một giảng viên
giảng dạy cao học

• Việc quản lý có hiệu quả các hoạt động của CBGD
Giảng viên ngoài công tác giảng dạy còn phải thực hiện một số công tác khác
(A.TC.07.02). Đa số giảng viên đều có giờ dạy cao, một số giảng viên còn đảm
trách công tác giáo viên chủ nhiệm (A.TC.07.03); một số ít giảng viên có nghiên
cứu khoa học, viết bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành.
• Việc đảm bảo tính dân chủ và phúc lợi cho CBGD
Bộ môn luôn đảm bảo tính dân chủ trong mọi hoạt động chuyên môn và đảm
bảo công bằng về phúc lợi cho CBGD (A.TC.07.03)
7.2. Phân tích đánh giá:
7.2.1 Điểm mạnh
- Lực lượng giảng viên có tâm huyết với nghề, có ý chí học hỏi và trau dồi
nghiệp vụ.
7.2.2 Những tồn tại
- Số lượng giảng viên có trình độ sau đại học còn thấp
7.2.3. Kế hoạch hành động:
- Cần tăng cường đội ngũ giảng viên có trình độ cao, bồi dưỡng các giảng
viên hiện hữu.
8. Tiêu chuẩn 8: Chất lượng Đội ngũ cán bộ phục vụ
8.1. Mô tả
• Số lượng, trình độ, phẩm chất và năng lực của CB phục vụ
- Số lượng của CB phục vụ : Toàn khoa chỉ có 1 CB, Bộ môn không có

CB phục vụ riêng (A.TC.08.01).
- Tỉ lệ % CB phục vụ /SV : 1/70sv
- Trình độ, phẩm chất và năng lực của CB phục vụ đủ để thực hiện
CTĐT . CB phục vụ chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban chủ nhiệm khoa. CB phục
vụ đóng vai trò là cầu nối trong việc cung cấp thông tin và hướng dẫn SV, hiện
tại chủ yếu là về các thủ tục hành chính.
- Khoa đặc biệt chú trọng việc hướng dẫn SV năm thứ nhất thể hiện cụ
thể bằng việc kết hợp với Phòng CTCT & QLSV của trường tổ chức buổi tư vấn
đầu năm. Ngoài ra khoa còn có hệ thống giáo viên chủ nhiệm phụ giúp CB phục
vụ quản lý, tư vấn và hổ trợ cho sinh viên trong học tập và rèn luyện đạo đức
(A.TC.07.03)
19


- Hiện tại Bộ môn chưa có sinh viên năm cuối. Số sinh viên hiện hữu
đang là sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai.
• Sự phát triển của CB phục vụ
Khoa đã có kế hoạch xin thêm CB phục vụ.
• Việc đảm bảo tính dân chủ và phúc lợi cho CB phục vụ
Khoa luôn tôn trọng quyền dân chủ của CB phục vụ, và đồng thời
luôn quan tâm đến phúc lợi của CB phục vụ.
8.2. Phân tích đánh giá
8.2.1. Điểm mạnh
- CB phục vụ trẻ trung, nhiệt tình trong công tác.
- Lực lượng giáo viên chủ nhiệm có vai trò hổ trợ đắc lực cho CB phục
vụ. Có thể xem đây là một giải pháp tốt trong tình hình thiếu CB phục vụ hiện
nay.
8.2.2 Những tồn tại
- Số lượng CB phục vụ còn quá thấp so với đầu sinh viên. Việc này là một
trở lực trong việc thực hiện tốt chương trình đào tạo.

8.2.3. Kế hoạch hành động
- Cần bổ sung số lượng CB phục vụ chuyên trách.
9. Tiêu chuẩn 9: Chất lượng sinh viên
9.1. Mô tả
- Sinh được tuyển vào trường thông qua kỳ thi Đại học do Bộ Giáo Dục
Đào Tạo tổ chức (A.TC.09.02)
- Hiện tại việc quản lý chất lượng sinh viên được khoa đảm trách. Việc
quản lý này hiện được thực hiện chủ yếu qua việc quản lý theo lớp và chủ yếu là
kết quả học tập (A.TC.09.03) và kết quả rèn luyện theo năm học. Khoa chưa lập
hồ sơ sinh viên gồm lý lịch trích ngang của từng SV, địa chỉ liên lạc và e-mail,
số điện thoại, kết quả học tập các môn học, kết quả của các hoạt động nghiên
cứu khoa học, các bảng điểm rèn luyện của SV trong toàn khoá học.
- Bộ môn có chủ trương nâng chất lượng của sinh viên thông qua các hoạt
động ngoại khóa như tổ chức các câu lạc bộ nói tiếng Anh.
Bảng 3 Sinh viên tuyển mới năm thứ nhất
Toàn thời gian
Năm học
Nam
Nữ
Tổng cộng
2010-2011
6
34
40

Bán thời gian
Nam
Nữ
Tổng cộng
40


Bảng 4 Tổng số sinh viên (tính 2 năm gần đây nhất)
Toàn thời gian
20

Bán thời gian


Năm học
2009-2010
2010-2011

Nam
2
6

Nữ
25
34

Tổng cộng
27
40

Nam

Nữ

Tổng cộng


9.2. Phân tích đánh giá
9.2.1. Điểm mạnh
- Chất lượng của sinh viên được quan tâm cả về mặt kiến thức và đạo
đức.
9.2.2. Những tồn tại
- Đa phần sinh viên có trình độ đầu vào thấp so với mặt bằng trong khu
vực.
9.2.3. Kế hoạch hành động
- Bộ môn nên tiến hành lập Hồ sơ SV trong thời gian sớm nhất.
- Cần có khuyến khích các hoạt động hỗ trợ học tập như học nhóm, sinh
hoạt chuyên đề.
10. Tiêu chuẩn 10: Dịch vụ hỗ trợ sinh viên
10.1. Mô tả
• Chính sách hỗ trợ và chế độ khen thưởng sinh viên
Chưa có những chính sách hỗ trợ và chế độ khen thưởng SV theo học CTĐT
của riêng Khoa/Bộ môn, nằm ngoài những hỗ trợ SV của cấp Trường.
• Các dịch vụ hỗ trợ người học
- Sinh viên được tư vấn một số vấn đề trong buổi sinh hoạt đầu năm
(A.TC.10.01).
- Dịch vụ tư vấn/cố vấn học tập của đội ngũ cán bộ giảng viên của Khoa/Bộ
môn : chưa thành lập thành tổ chức, chỉ ở mức độ của từng giảng viên khi SV có
nhu cầu (A.TC.10.03)
- Dịch vụ tìm chỗ ở, tìm việc làm thêm cho SV: Nhà trường có kí túc xá SV
nên chưa có dịch vụ tìm chỗ ở cho SV; chủ yếu Sv tự liên hệ tìm việc làm
- Điều kiện phục vụ các hoạt động chính trị-xã hội, văn hoá-văn nghệ, thể
dục-thể thao, kể cả các hoạt động của Đoàn TN-Hội SVcủa Khoa/Bộ môn tương
đối đầy đủ để các hoạt động diễn ra có hiệu quả tốt (A.TC.10.02).
- SV được cung cấp thông tin về triển vọng nghề nghiệp qua buổi toạ đàm
về hướng nghiệp được tổ chức ở từng lớp – chủ yếu cho SV năm I ; SV chưa có
điều kiện làm quen với thị trường lao động thông qua các hoạt động thực tậpthực tế, các môn học ứng dụng, các ngày hội việc làm.

21


10.2. Phân tích đánh giá
10.2.1. Điểm mạnh
- Có lực lượng giảng viên nhiệt tình sẳn sàng tư vấn cho sinh viên trong
học tập.
10.2.2. Những tồn tại
- Chưa có các tổ chức dịch vụ hổ trợ sinh viên.
10.2.3. Kế hoạch hành động
- Cần tổ chức các dịch vụ hổ trợ sinh viên.
11. Tiêu chuẩn 11: Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng
11.1. Mô tả
• Cơ sở vật chất
- Các giảng đường và phòng học không có quá nhiều tiếng ồn, bảo đảm
được ánh sáng. Hệ thống âm thanh phục vụ giảng dạy chỉ mới trang bị ở một
giảng đường. Nhưng âm thanh ở đây cũng chưa đạt tiêu chuẩn (bộ phận lọc âm
của hệ thống chưa tốt). Đèn chiếu phục vụ giảng dạy chưa đầy đủ và chủ yếu là
của trường quản lý.
- Bộ môn không có tủ sách chuyên ngành. Sách chuyên ngành được trang
bị ở thư viện trường và có số đầu sách khá lớn. Ngoài ra thư viện trường hiện đã
kết nối internet do vậy sinh viên cũng có thể tham khảo tài liệu trên mạng
- Bộ môn không có phòng luyện âm cho sinh viên. Máy móc phục vụ cho
việc luyện âm và luyện nghe còn nghèo nàn, lạc hậu (chủ yếu là các máy
cassette đã cũ) (A.TC.11.01)
- Một số giảng viên tự trang bị laptop và loa để phục vụ giảng dạy cho
sinh viên.
- Nhà trường đang có kế hoạch bổ sung, sửa chữa.
- Khoa/Bộ môn chưa có trang thiết bị/điều kiện hỗ trợ học tập đặc biệt để
nâng cao kỹ năng học tập của SV.

• Các tiện ích phục vụ việc học
- Sinh viên theo học CTĐT này hiện đang được tham gia sinh hoạt tại Câu
lạc bộ nói tiếng Anh do Bộ môn thành lập để trau dồi kỹ năng ngôn ngữ của
mình.
- Đặc biệt trong năm học 2010-1011 sinh viên còn được học tập và rèn
luyện kỹ năng ngôn ngữ với trợ giàng là người bàn ngữ (người Mỹ)
11.2. Phân tích đánh giá
11.2.1. Điểm mạnh
- Bộ môn được sự hỗ trợ của khoa và nhà trường trong việc khắc phục
khó khăn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và các tiện ích phục vụ học tập.
11.2.2. Những tồn tại
22


- Do trường mới thành lập nên cơ sở vật chất chưa hoàn thiện.
11.2.3. Kế hoạch hành động
- Nhà trường cần ưu tiên đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ học tập như
trang bị đèn chiếu ở tất cả các phòng học.
12. Tiêu chuẩn 12: Đảm bảo chất lượng quá trình dạy/học
12.1. Mô tả
• Chính sách đảm bảo chất lượng
- Khoa/Bộ môn chưa hoạch định và chính thức tuyên bố chính sách bảo
đảm chất lượng khi triển khai CTĐT.
- Khoa/Bộ môn chưa dành một phần kinh phí trong tổng kinh phí hoạt
động hàng năm của - Khoa/Bộ môn cho việc thực hiện chính sách này vì không
tự chủ được về mặt tài chánh..
- Chưa đánh giá được kết quả của việc thực hiện chính sách bảo đảm
chất lượng khi triển khai CTĐT.
• Quy trình đảm bảo chất lượng
- Hiện tại Bộ môn có thực hiện một số biện pháp đảm bảo chất lượng

dưới sự chỉ đạo của khoa như sau: Vào đầu mỗi học kỳ giảng viên phải nộp đề
cương bài giảng của các môn mà mình phụ trách cho tổ trưởng kiểm tra dưới sự
giám sát của khoa hai tuần trước khi lên lớp. Bộ môn phải thống nhất được hình
thức và các nội dung đề thi của các môn có nhiều giảng viên cùng dạy. Các biện
pháp này nhằm bảo đảm chất lượng bài dạy và tính thống nhất trong đánh giá
kết quả học tập của sinh viên.
- Bộ môn cũng có đề nghị sửa đổi chương trình nhằm đảm bảo chất
lượng giảng dạy (A.TC.12.01)
• Hệ thống giám sát
Khoa hiện chưa thành lập được hệ thống giám sát chất lượng
• Đảm bảo chất lượng dạy và học
- Trong thời gian qua, việc bảo đảm chất lượng dạy và học được giảng
viên và SV của CTĐT thực hiện một cách tự giác
- Một số giảng viên đã có giáo án điện tử với mục đích nhằm nâng cao
chất lượng giảng dạy (A.TC.12.03)
12.2. Phân tích đánh giá
12.2.1. Điểm mạnh
- Lực lượng giảng viên có ý thức tốt về việc đảm bảo chất lượng đào tạo.
12.2.2. Những tồn tại
- Khoa chưa có chính sách cụ thể và dài hạn
23


12.2.3. Kế hoạch hành động
- Khoa nên thành lập quy trình cụ thể và dài hạn để đảm bảo chất lượng
của quá trình dạy học.
13. Tiêu chuẩn 13: Đánh giá bởi sinh viên
13.1. Mô tả
• Đánh giá của SV
- Khoa/Bộ môn chưa có kế hoạch tổ chức lấy ý kiến của sinh viên về việc

dạy và học trong từng môn học và toàn bộ CTĐT.
- Việc này hiện chỉ được thưc hiện ở cấp độ trường và chủ yếu là lấy ý
kiến về hoạt động dạy của giảng viên.
13.2. Phân tích đánh giá
13.2.1. Điểm mạnh
- Chưa có cơ sở đánh giá
13.2.2. Những tồn tại
- Chưa có cơ sở đánh giá
13.2.3 Kế hoạch hành động
- Nên tổ chức lấy ý kiến đánh giá của sinh viên.
14. Tiêu chuẩn 14: Thiết kế chương trình
14.1. Mô tả
• Việc thiết kế các môn học
Việc thiết kế các môn học tuân theo những yêu cầu về khoa học và thực tiễn
của trường để đạt được tính hợp lý và sự chặt chẽ trong cấu trúc của CTĐT
• Sơ đồ các môn học trong CTĐT
- Sơ đồ các môn học của CTĐT thể hiện được tính hệ thống trong việc thiết
kế các môn học và sự liên kết và bổ trợ cho nhau của các môn học này trong
suốt quá trình triển khai CTĐT.
- Cấu trúc của CTĐT được lựa chọn trên cơ sở mục tiêu đào tạo
- Cấu trúc của CTĐT có được Bộ môn đề nghị thay đổi trong thời gian gần
đây cho phù hợp hơn với quá trình đào tạo. (A.TC.12.01)
- Cấu trúc của CTĐT được thiết kế trên nguyên lý kiến thức trước làm nền
tảng để tiếp thu kiến thức sau. Chương trình học của năm đầu được thiết kế
nhằm giúp SV hiểu được phần còn lại của CTĐT.
- Giữa nội dung đào tạo cơ bản và nội dung chuyên ngành có sự liên hệ chặt
chẽ.
- Mối liên hệ giữa phần cứng (bắt buộc) và phần mềm (tự chọn) của CTĐT
hoàn toàn hợp lý. (A.TC.02.01)
24



• Việc áp dụng CTĐT trong các loại hình đào tạo khác nhau
Hiện tại chương trình đào tạo chỉ áp dung cho một loại hình duy nhất:
Chính quy.
14.2. Phân tích đánh giá
14.2.1. Điểm mạnh
- CTĐT được thiết kế khoa học đảm bảo được mục tiêu đào tạo đặt ra.
14.2.2. Những tồn tại
- Cần bổ sung các môn thuộc phần mềm.
- Thiết kế theo niên chế nên có tính bắt buộc cao. Điều này ảnh hưởng đến
kế hoạch học tập của sinh viên
14.2.3. Kế hoạch hành động
- Nên điều chỉnh thiết kế CTĐT theo tín chỉ để tạo tính tự chủ hơn cho
sinh viên và phù hợp với định hướng của Bộ GDĐT.
15. Tiêu chuẩn 15: Hoạt động phát triển đội ngũ
15.1. Mô tả
- Hằng năm Khoa/Bộ môn có lập kế hoạch xin thêm giảng viên cho tổ bộ
môn.(A.TC.15.01)
- Việc khuyến khích CBGD học tập nhằm phát triển về chuyên môn, nâng
cao học vị và cải thiện chức danh tại Trường được Khoa thực hiện tốt cụ thể
Khoa đã có kế hoạch đưa giảng viên đi dự thi cao học và nghiên cứu sinh theo
năm học. (A.TC.15.02)
- Khoa cũng luôn tạo điều kiện khuyến khích sự hợp tác trao đổi CBGD với
những cơ sở đào tạo khác gồm các hoạt động như CBGD đi du học, đi tham khảo
và học tập tại các trường/đơn vị bạn để rút kinh nghiệm, tham dự hội thảo khoa
học. (A.TC.15.03)
15.2. Phân tích đánh giá
15.2.1. Điểm mạnh
- Khoa có kế hoạch tốt nhằm phát triển chất lượng giảng viên

15.2.2. Những tồn tại
- Kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên chủ yếu phụ thuộc vào nhà
trường.
15.2.3. Kế hoạch hành động
- Nhà trường cần chú trọng hơn nữa trong việc hỗ trợ kế hoạch đào tạo và
bổ sung nguồn nhân lực hiện có.
16. Tiêu chuẩn 16: Lấy ý kiến phản hồi các đối tượng liên quan
16.1. Mô tả
25


×