Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Những nhân tố tác động đến sự thu hẹp quy mô của các doanh nghiệp vừa nhỏ ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THANH HẢI

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THU
HẸP QUY MÔ CỦA DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Những nhân tố tác động đến sự thu hẹp quy
mô của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính
tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác
Không có nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này
mà không được trích dẫn đúng theo quy định
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đạo học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, 2016


Lê Thanh Hải


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng được gửi lời cảm ơn đến Tiến
sĩ Hà Văn Dũng, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, đã có
những nhận xét xác đáng và nhiệt thành chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, quý Thầy Cô Khoa
Sau Đại học và quý Thầy Cô giảng viên của nhà trường đã tận tâm giảng dạy,
truyền đạt kiến thức bổ ích, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các học viên học
tập tại nhà trường.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, các bạn học viên lớp ME7A đã hỗ trợ,
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như hoàn thành
luận văn này.

Người thực hiện đề tài

Lê Thanh Hải


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 là cuộc khủng hoảng nghiêm
trọng gây ra hậu quả kéo dài cho Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới.

Các doanh nghiệp của các quốc gia phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phận quan trọng trong khối các doanh
nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất dễ bị tổn thương trước các cú
sốc tác động bên ngoài cũng như những tồn tại kém hiệu quả ngay chính bên trong
bản thân các doanh nghiệp gây ra.
Vốn và lao động là các yếu tố quan trọng hàng đầu đối với một doanh
nghiệp. Vì vậy, đề tài tập trung nghiên cứu sự thu hẹp quy mô lao động và thu hẹp
quy mô vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mười một biến độc lập được sử dụng trong mô hình là: Age (Tuổi của doanh
nghiệp), Size (Quy mô doanh nghiệp), Foreign (Hình thức sở hữu), Export (Xuất
khẩu), Industry (Ngành), ROA (Tỷ suất sinh lời trên tài sản), ROS (Tỷ suất sinh lời
trên doanh thu), Lev (Hệ số nợ), Labcost (Chi phí lao động), Prod (Năng suất) và
GDP (Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội).
Kết quả nghiên cứu cụ thể như sau: với mô hình PCSE được chọn đối hướng
nghiên cứu thu hẹp quy mô lao động, các biến: Size (Quy mô doanh nghiệp), Export
(Xuất khẩu), ROA (Tỷ suất sinh lời trên tài sản) và Prod (Năng suất) có tác động
cùng chiều đến sự thu hẹp quy mô lao động, các biến: Industry (Ngành) và Labcost
(Chi phí lao động) có tác động trái chiều lên sự thu hẹp quy mô lao động của doanh
nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2011 – 2014, các biến còn lại không có ý nghĩa thống
kê.
Thực hiện nghiên cứu tương tự đối với hướng nghiên cứu thu hẹp quy mô
vốn. Kết quả nghiên cứu như sau: với mô hình tác động cố định FEM được chọn,
các biến: Size (Quy mô doanh nghiệp), ROA (Tỷ suất sinh lời trên tài sản), Lev (Hệ


iv

số nợ) và GDP (Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội) có tác động cùng chiều
đến sự thu hẹp quy mô vốn, các biến: Industry (Ngành) và Labcost (Chi phí lao
động) có tác động trái chiều lên sự thu hẹp quy mô vốn của doanh nghiệp vừa và

nhỏ giai đoạn 2011 – 2014, các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê.
Từ những kết quả nghiên cứu trên, đề tài gợi ý một số chính sách như lựa
chọn một số ngành nghề để ưu tiên phát triển, trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ…


v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................xii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu ..................................................................... 1
1.2. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu .................................................................. 4
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 5
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 5
1.5. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 5
1.6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 6
1.7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 6
1.8. Kết cấu của luận văn...................................................................................... 7
Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................ 7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 8
2.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ ............................................................. 8
2.2. Vai trò của lao động và vốn đối với doanh nghiệp...................................... 10
2.3. Các tiêu chí đo lường sự thu hẹp quy mô doanh nghiệp ............................. 11



vi

2.4. Lý thuyết về vòng đời của doanh nghiệp .................................................... 11
2.5. Lý thuyết về quy mô doanh nghiệp tối ưu ................................................... 13
2.6. Sơ lược một số nghiên cứu liên quan .......................................................... 14
2.6.1. Nghiên cứu của Alakent, E. và Lee, S. H., 2010 ................................ 14
2.6.2. Nghiên cứu của Diaz, A. M. và Lorente, J. C., 2012 ......................... 16
2.6.3. Nghiên cứu của Rust, K. G., 1999...................................................... 17
2.6.4. Nghiên cứu của Gautam, V., 2011 .................................................... 18
2.6.5. Nghiên cứu của Hillier, D., McColgan, P. và Werema, S., 2005 ...... 19
Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................... 21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 22
3.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 22
3.2. Mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ...................................................... 22
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 24
3.3.1. Mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model - FEM) ................... 25
3.3.2. Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM) ........ 26
3.3.3. Lựa chọn mô hình hồi quy.................................................................. 27
3.3.4. Tiến hành các thủ tục kiểm định cho mô hình đã lựa chọn ............... 27
3.4. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm................................................................ 28
Tóm tắt chương 3 ...................................................................................................... 37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 38
4.1. Kết quả nghiên cứu định lượng sự thu hẹp quy mô lao động ..................... 38
4.1.1. Mô tả thống kê các biến trong mô hình ............................................. 38
4.1.2. Mức độ tương quan giữa các biến trong mô hình ............................. 39


vii


4.1.3. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến .................................................... 40
4.1.4. Kết quả hồi quy .................................................................................. 41
4.1.5. Lựa chọn mô hình .............................................................................. 42
4.1.6. Thực hiện các kiểm định cho mô hình đã lựa chọn ........................... 44
4.1.7. Mô hình PCSE .................................................................................... 46
4.1.8. Phân tích kết quả nghiên cứu ............................................................. 47
4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng sự thu hẹp quy mô vốn ............................. 50
4.2.1. Mô tả thống kê các biến trong mô hình ............................................. 50
4.2.2. Mức độ tương quan giữa các biến trong mô hình ............................. 51
4.2.3. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến .................................................... 53
4.2.4. Kết quả hồi quy .................................................................................. 54
4.2.5. Lựa chọn mô hình .............................................................................. 55
4.2.6. Thực hiện các kiểm định cho mô hình đã lựa chọn ........................... 56
4.2.7. Mô hình các nhân tố tác động cố định (FEM) với lựa chọn robust .. 58
4.2.8. Phân tích kết quả nghiên cứu ............................................................. 59
Tóm tắt chương 4 ...................................................................................................... 62
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................ 64
5.1. Kết luận........................................................................................................ 64
5.2. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 65
5.3. Gợi ý chính sách .......................................................................................... 66
5.4. Hạn chế và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................... 67
Tóm tắt chương 5 ...................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 69


viii

PHỤ LỤC ................................................................................................................. 72
PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................. 72

PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................. 78


ix

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 : Vòng đời của doanh nghiệp ..................................................................... 13
Hình 3.1 : Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 29


x

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 : Khảo sát các DNVVN về ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế .............. 2
Bảng 2.1 : Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước .................... 8
Bảng 2.2 : Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam ........................ 9
Bảng 2.3 : Tóm tắt các nghiên cứu liên quan .......................................................... 20
Bảng 3.1 : Tỷ giá VND/USD .................................................................................. 32
Bảng 3.2 : Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) các năm ....................................................... 34
Bảng 3.3 : Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Việt Nam các năm . 35
Bảng 3.4 : Mô tả các biến của mô hình nghiên cứu ................................................ 35
Bảng 4.1 : Mô tả thống kê các biến trong mô hình ................................................. 38
Bảng 4.2 : Mức độ tương quan giữa các biến trong mô hình ................................. 39
Bảng 4.3 : Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến........................................... 41
Bảng 4.4 : Kết quả ước lượng mô hình FEM và REM ........................................... 41
Bảng 4.5 : Kết quả kiểm định Hausman ................................................................. 43
Bảng 4.6 : Kết quả kiểm định Wald ........................................................................ 44
Bảng 4.7 : Kết quả kiểm định Wooldridge ............................................................. 45

Bảng 4.8 : Tóm tắt kết quả các kiểm định .............................................................. 45
Bảng 4.9 : Kết quả ước lượng mô hình PCSE ........................................................ 46
Bảng 4.10 : Mô tả thống kê các biến trong mô hình ................................................. 51
Bảng 4.11 : Mức độ tương quan giữa các biến trong mô hình ................................. 52
Bảng 4.12 : Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến........................................... 53
Bảng 4.13 : Kết quả ước lượng mô hình FEM và REM ........................................... 54


xi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.14 : Kết quả kiểm định Hausman ................................................................. 55
Bảng 4.15 : Kết quả kiểm định Wald ........................................................................ 57
Bảng 4.16 : Kết quả kiểm định Wooldridge ............................................................. 57
Bảng 4.17 : Tóm tắt kết quả các kiểm định .............................................................. 57
Bảng 4.18 : Kết quả ước lượng mô hình FEM với lựa chọn robust ......................... 58


xii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CIEM

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng


DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

DoE

Khoa kinh tế thuộc trường Đại học Tổng hợp Copenhagen

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

ILSSA

Viện Khoa học và Xã hội

OLS

Phương pháp bình phương nhỏ nhất

ROA

Tỷ suất sinh lời trên tài sản

ROS

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu

USD


Đô la Mỹ

VCCI

Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam

VND

Việt Nam Đồng

VSIC

Hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) là một bộ phận của hệ thống doanh
nghiệp Việt Nam, số lượng DNVVN chiếm trên 97% tổng số doanh nghiệp của cả
nước, đóng góp 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 33% thu ngân sách nhà nước,
tạo ra 62% việc làm cho người lao động, đóng góp 49% vào việc tạo giá trị gia tăng
cho nền kinh tế.
Những con số thống kê này phần nào cho thấy được tầm quan trọng của
DNVVN trong nền kinh tế Việt Nam. Điều này đã được Đảng và Nhà nước ta hết
sức quan tâm, cụ thể trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng
định “...phát triển các loại hình doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ là chính, với công

nghệ thích hợp, vốn đầu tư ít, tạo nhiều việc làm, thời gian thu hồi vốn nhanh. Chú
trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị nhằm khai thác có hiệu quả năng lực
thiết bị hiện có...” (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, 1996). Chính phủ
Việt Nam cũng đã quan tâm và dành riêng một Nghị định quy định cụ thể về trợ
giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa (Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của
Chính phủ). Chúng ta cần quan tâm đến các DNVVN vì bên cạnh những khó khăn,
hạn chế mang tính đặc trưng và lâu dài ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và phát
triển của DNVVN như: quy mô doanh nghiệp nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, năng
suất lao động thấp, khả năng quản trị doanh nghiệp yếu…thì những tác động vĩ mô
bên ngoài cũng gây ra nhiều hậu quả nặng nề làm các DNVVN dễ bị tổn thương,
phá sản, thu hẹp quy mô…cụ thể như cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008
là đợt suy thoái kinh tế kéo dài và nghiêm trọng nhất kể từ cuộc “đại khủng hoảng”
thập niên 1930. Không chỉ kéo lùi sự phát triển của đầu tàu kinh tế thế giới là Mỹ
mà còn dẫn đến khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, suy giảm tăng trưởng ở hầu hết
các nền kinh tế. Những bài học của đổ vỡ kinh tế năm 2008 và những hệ lụy những
năm sau đó của nó vẫn còn rất giá trị đối với tất cả các nước trong quá trình hội


2

nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, đặc biệt là đối với nước ta khi nền kinh tế Việt Nam
phụ thuộc khá lớn vào thị trường bên ngoài, sức cầu bên ngoài nên khi những nền
kinh tế chủ chốt – những bạn hàng thương mại lớn của Việt Nam gặp khủng hoảng
thì Việt Nam đã bị tác động ngay lập tức, độ trễ hầu như không có (Bùi Thành
Nam, 2011).
Theo kết quả điều tra DNVVN năm 2013 của Viện nghiên cứu quản lý kinh
tế trung ương (CIEM), khoa kinh tế thuộc trường Đại học Tổng hợp Copenhagen
(DoE), Viện Khoa học và Xã hội (ILSSA) có đến 62% DNVVN được phỏng vấn
trong năm 2011 cho biết khủng hoảng quốc tế có tác động xấu đến các điều kiện
kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ lệ này tăng lên đến 68.3% trong năm 2013. Nếu

quan sát mẫu lặp lại, khoảng cách giữa năm 2011 và 2013 thậm chí còn cao hơn với
tỷ lệ cao hơn các doanh nghiệp cho biết họ đã chịu tác động xấu từ cuộc khủng
hoảng.
Bảng 1.1 : Khảo sát các DNVVN về ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế

Năm

Số quan sát

Phần trăm trả lời

2011

2.419

61.9

2013

2.461

68.3

2011

1.988

61.1

2013


1.988

69.4

Tổng mẫu

Mẫu lặp lại
Nguồn: CIEM, DoE và ILSSA, 2013

Trước những biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước, Chính phủ
Việt Nam đã nhiều lần thay đổi mục tiêu từ thắt chặt tài khóa và tiền tệ để kiềm chế
lạm phát (2008) sang kích cầu đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng (2009), thực hiện
chính sách tài chính, tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô và đảm bảo tăng trưởng (2010), đến tăng trưởng ổn định kinh tế vĩ mô và
kiểm soát lạm phát (2011)…những thay đổi mục tiêu ưu tiên trong những giai đoạn
ngắn như trên đòi hỏi các chính sách phải thay đổi liên tục là một trong những


3

nguyên nhân góp phần làm cho số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng lên
thêm vì doanh nghiệp không còn đủ sức để tồn tại hoặc không kịp thích nghi với
những thay đổi. Năm 2013 đã có 60.737 doanh nghiệp phải dừng hoạt động, tăng
11.9% so với năm 2012. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ trong nền kinh tế
cũng khá cao, gần 30% trong các năm 2007 – 2010 và tăng cao trong giai đoạn
2011 – 2014 với mức trung bình khoảng 38.7%. Tỷ lệ các doanh nghiệp thua lỗ
thường tỷ lệ nghịch với quy mô doanh nghiệp, vì vậy, các DNVVN là những doanh
nghiệp dễ bị thua lỗ nhất.
Trước những khó khăn nội tại bên trong chính bản thân doanh nghiệp và các

tác động vĩ mô bên ngoài tiêu cực như vậy, một số DNVVN Việt Nam vẫn cố gắng
tồn tại nhưng có xu hướng thu hẹp quy mô về lao động và vốn.
Xét về quy mô lao động: quy mô bình quân của doanh nghiệp về lao động có
xu hướng giảm qua các năm, số lượng lao động bình quân trong doanh nghiệp đã
giảm từ 49 lao động năm 2007 xuống chỉ còn 29 lao động năm 2014, tương ứng với
quy mô của một doanh nghiệp nhỏ (VCCI, 2014). Một trong những nguyên nhân
của sự giảm quy mô lao động của các doanh nghiệp là do tốc độ tăng trưởng lao
động giảm nhiều hơn so với tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp (mặc dù
tỷ lệ không cao như những năm trước). Tuy nhiên, bên cạnh nguyên nhân khách
quan này thì còn có những nhân tố nào tác động làm các DNVVN Việt Nam thu hẹp
quy mô lao động?
Xét về quy mô vốn: tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp trong năm 2012
cũng đã giảm 5.26% so với năm 2011. Có 2 nguyên nhân lý giải về việc các doanh
nghiệp giảm quy mô vốn: thứ nhất là do tình trạng khó khăn của nền kinh tế sau
khủng hoảng, với các chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát và ổn định
kinh tế vĩ mô, thứ hai là do là do tái cấu trúc doanh nghiệp buộc các doanh nghiệp
phải tập trung vào ngành kinh doanh cốt lõi, từ bỏ dần việc đầu tư ra ngoài ngành
kinh doanh chính (VCCI, 2013). Tuy nhiên, ngoài những nguyên nhân này ra thì


4

còn có những nhân tố nào tác động làm các DNVVN Việt Nam thu hẹp quy mô
vốn?
Với những trình bày nêu trên, bên cạnh việc nhận thức được vai trò quan
trọng của bộ phận DNVVN trong nền kinh tế, hậu quả kéo dài nhiều năm sau đó
của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 cũng như những khó khăn nội tại bên
trong chính bản thân các DNVVN đang gặp phải thì việc tìm hiểu, nghiên cứu các
nhân tố tác động đến sự thu hẹp quy mô DNVVN giai đoạn 2011 – 2014 là cần
thiết. Tuy nhiên, hiện nay các công trình nghiên cứu về vấn đề này ở trong nước

chưa có, vì vậy, việc nghiên cứu sẽ tạo thêm một bằng chứng thực nghiệm làm luận
cứ khoa học trong bối cảnh thực tiễn ở Việt Nam. Và đây chính là lý do tác giả thực
hiện đề tài “Những nhân tố tác động đến sự thu hẹp quy mô của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”.

1.2. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Tuy có số lượng đông đảo và có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh
tế đất nước nhưng hiện nay các công trình nghiên cứu về vấn đề thu hẹp quy mô của
DNVVN ở Việt Nam chưa có, các công trình nghiên cứu trong nước hiện nay chủ
yếu tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng, hiệu quả hoạt
động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp…mà chưa chú ý nghiên
cứu vấn đề này, một vấn đề đã và đang được tranh luận sôi nổi tại rất nhiều các
quốc gia vì nó để lại nhiều hệ quả đối với những người lao động cũng như chính
doanh nghiệp đã thực hiện việc thu hẹp.
Vì những lẽ trên, đề tài mong muốn đóng góp một đánh giá mang tính định
lượng về các nhân tố tác động đến sự thu hẹp quy mô của các DNVVN ở Việt Nam
trên 2 khía cạnh là thu hẹp quy mô về lao động và thu hẹp quy mô về vốn (Tổng
nguồn vốn hoặc tổng tài sản). Hy vọng rằng những kết luận và một số gợi ý của đề
tài sẽ hỗ trợ các chủ doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách đề ra được các
giải pháp, chủ trương giúp các DNVVN Việt Nam tồn tại và phát triển…


5

Thêm vào đó, nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp điều tra các doanh nghiệp
của Tổng cục Thống kê ở 63 tỉnh, thành trong cả nước trong khoảng thời gian là 04
năm (2011 – 2014), sau khi lọc ra các DNVVN thỏa mãn các tiêu chí nghiên cứu
được 1.524 quan sát đối với hướng nghiên cứu thu hẹp quy mô lao động và 309
quan sát đối với hướng nghiên cứu thu hẹp quy mô vốn, với cỡ mẫu này đủ để đưa
ra các ước lượng tương đối đáng tin cậy.


1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm các mục tiêu sau đây:
Phân tích các nhân tố tác động đến thu hẹp quy mô lao động của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Phân tích các nhân tố tác động đến thu hẹp quy mô vốn của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Dựa vào các kết quả nghiên cứu đề xuất các chính sách khuyến khích, hỗ
trợ, nâng đỡ DNVVN.

1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
(1) Những nhân tố nào tác động đến sự thu hẹp quy mô lao động của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam?
(2) Những nhân tố tác động đến sự thu hẹp quy mô lao động có tác động đến
sự thu hẹp quy mô vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam không?
(3) Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, nâng đỡ DNVVN?

1.5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố tác động đến sự thu hẹp quy
mô lao động, các nhân tố tác động đến sự thu hẹp quy mô vốn của doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Việt Nam.


6

1.6. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian : 2011 – 2014.
Nguồn dữ liệu: đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp từ cuộc điều tra doanh nghiệp
hàng năm của Tổng cục Thống kê trong phạm vi 63 tỉnh, thành của cả nước. Ngoài

ra, trong quá trình thực hiện đề tài các số liệu khác có liên quan như tỷ lệ tăng
trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đề tài sử dụng
số liệu của World Bank, tỷ giá VND/USD đề tài sử dụng tỷ giá công bố của Ngân
hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank.

1.7. Phương pháp nghiên cứu
Phân tích thống kê mô tả các biến số.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định
lượng. Với phương pháp này, đề tài đánh giá các nhân tố như Age (Tuổi doanh
nghiệp), Size (Quy mô doanh nghiệp), Industry (Ngành), Foreign (Hình thức sở
hữu), Export (Xuất khẩu), ROA (Tỷ suất sinh lời trên tài sản), ROS (Tỷ suất sinh lời
trên doanh thu), Lev (Hệ số nợ), Labcost (Chi phí lao động), Prod (Năng suất) và
GDP (Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội) có tác động như thế nào đến sự
thu hẹp quy mô lao động, quy mô vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
bằng mô hình tác động cố định FEM (Fixed Effects Model) và mô hình tác động
ngẫu nhiên REM (Random Effects Model) với việc dùng kiểm định Hausman để
xác định mô hình nào là phù hợp.
Sau khi xác định được mô hình phù hợp cho việc nghiên cứu, đề tài tiến hành
các kiểm định: kiểm định sự phù hợp của các hệ số hồi quy, kiểm định phương sai
sai số thay đổi, kiểm định tương quan chuỗi. Tùy thuộc vào kết quả của các kiểm
định, đề tài sẽ sử dụng các mô hình nghiên cứu khác phù hợp hơn để tiến hành
nghiên cứu.


7

1.8. Kết cấu của luận văn
Để thực hiện những mục tiêu nghiên cứu ở trên, đề tài “Những nhân tố tác
động đến sự thu hẹp quy mô của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” được
chia thành 5 chương. Ngoài phần tóm tắt, phụ lục và danh mục các tài liệu tham

khảo thì sau chương mở đầu này là bốn chương tiếp theo. Chương 2 nêu lên khái
niệm DNVVN, các tiêu chí đo lường sự thu hẹp quy mô doanh nghiệp, vai trò của
vốn và lao động đối với doanh nghiệp (Hàm sản xuất Cobb – Douglas), lý thuyết về
vòng đời của doanh nghiệp, lý thuyết về quy mô doanh nghiệp tối ưu và tóm lược
các nghiên cứu trước đây có liên quan. Chương 3 trình bày về thiết kế nghiên cứu,
dữ liệu và nguồn dữ liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu
thực nghiệm đề xuất cùng với các biến số có trong mô hình. Chương 4 trình bày về
kết quả nghiên cứu, thống kê mô tả các biến số, lựa chọn mô hình hồi quy với các
kiểm định sự phù hợp. Chương 5 nêu lên một số nội dung kết luận, đồng thời gợi ý
một số chính sách, nêu lên một số hạn chế và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.

Tóm tắt chương 1
Chương 1 giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, sự cần thiết của đề tài
nghiên cứu cũng như mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu. Chương 1 cũng giới thiệu
thêm về phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được
lựa chọn cho phù hợp với đề tài nghiên cứu. Qua đó nêu lên ý nghĩa thực tiễn, một
số điểm nổi bật và kết cấu gồm 5 chương của luận văn.


8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên thế giới các nước có quan niệm rất nhau về DNVVN, nguyên nhân cơ
bản dẫn đến sự khác nhau này là do tiêu chí dùng để phân loại quy mô doanh
nghiệp khác nhau giữa các nước, các tiêu chí này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như
trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước trong từng giai đoạn, trong từng
ngành nghề khác nhau…ví dụ, theo Cộng đồng chung Châu Âu “một DNVVN là
một công ty độc lập, có dưới 250 lao động, tổng giá trị tài sản không quá 27 triệu

euro”, còn theo Ngân hàng Thế Giới “doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có dưới 50
lao động, tổng giá trị tài sản không quá 3 triệu đô la Mỹ (USD) và tổng doanh thu
hàng năm không quá 3 triệu USD”, “doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có không
quá 300 lao động, tổng giá trị tài sản không quá 15 triệu USD và tổng doanh thu
hàng năm không quá 15 triệu USD” (Phạm Quang Trung, 2005)…tuy nhiên, có hai
tiêu chí được nhiều nước công nhận sử dụng để phân loại doanh nghiệp là tiêu chí
vốn và lao động.
Bảng 2.1 : Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước

Tiêu chí áp dụng

Nước

Số lao động

Tổng vốn hoặc giá trị tài sản

Indonesia

<100

<0.6 tỷ rupi

Singapore

<100

<0.499 triệu USD

Thailand


<100

<200 Bath

Korea

<300 trong công nghiệp, dịch vụ

<0.6 triệu USD

<200 trong thương mại và dịch vụ

<0.25 triệu USD

<100 trong bán buôn

<10 triệu yên

<50 trong bán lẻ

<100 triệu yên

< 250

<27 triệu Euro

Japan
EU



9

Mexico

<250

<7 triệu USD

United
States

<500

<20 triệu USD

Nguồn: Giải pháp phát triển DNVVN Việt Nam

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng đưa ra ba tiêu chí để xác định thế
nào là DNVVN, ba tiêu chí này có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp: số lao động, mức
vốn đầu tư hoặc tài sản, doanh thu sản xuất, kinh doanh hoặc là doanh thu trung
bình trong một khoảng thời gian nhất định.
Còn ở Việt Nam, theo Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009
của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định : “Doanh
nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp
luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng
nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của
doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên),
cụ thể như sau: doanh nghiệp được xem là doanh nghiệp siêu nhỏ nếu có dưới 10
lao động, doanh nghiệp nhỏ nếu có từ 10 đến 200 lao động, là doanh nghiệp vừa

nếu có từ trên 200 đến 300 lao động trong tất cả các ngành nghề trừ thương mại và
dịch vụ”.
Bảng 2.2 : Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Quy mô

Khu vực

Doanh
nghiệp
siêu nhỏ
Số lao
động

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Tổng
nguồn vốn

Số lao động

Tổng
nguồn vốn

Số lao động

Từ trên 20
tỷ đồng

đến 100 tỷ
đồng

Từ trên 200
người đến
300 người

Từ trên 20
tỷ đồng

Từ trên 200
người đến

I. Nông, lâm
nghiệp và
thủy sản

10 người
trở xuống

20 tỷ đồng
trở xuống

Từ trên 10
người đến
200 người

II. Công
nghiệp và


10 người

20 tỷ đồng

Từ trên 10
người đến


10

xây dựng

III. Thương
mại và dịch
vụ

trở xuống

10 người
trở xuống

trở xuống

200 người

10 tỷ đồng
trở xuống

Từ trên 10
người đến

50 người

đến 100 tỷ
đồng
Từ trên 10
tỷ đồng
đến 50 tỷ
đồng

300 người

Từ trên 50
người đến
100 người

Nguồn: Chính phủ, 2009

2.2. Vai trò của lao động và vốn đối với doanh nghiệp
Hàm sản xuất Cobb – Douglas:
Q = f (K, L) = A. Ka. Lb
Trong đó:
A: hệ số sản xuất
L: lao động (tổng số lao động hoặc tổng số giờ lao động trong năm)
K: vốn (giá trị tiền tệ của tất cả máy móc, thiết bị, cơ sở hạ tầng)
Q: tổng sản lượng
Vốn và lao động là hai yếu tố rất quan trọng đối với một doanh nghiệp. Hàm
sản xuất Cobb – Douglas được sử dụng rất rộng rãi, nó là một hàm sản xuất đơn
giản nhưng mang tính đại diện nhất cho tất cả các hàm sản xuất, nó thể hiện mối
quan hệ giữa đầu vào và đầu ra trong một quy trình sản xuất trong đó các yếu tố
khác đều được lược giản mà chỉ còn lại hai yếu tố cơ bản nhất mà mọi mô hình sản

xuất đều phải dùng nó làm đầu vào đó là vốn và lao động, nó nêu bật được tầm quan
trọng của vốn và lao động đối với doanh nghiệp.
Cascio và ctg. (1997) nhận thấy những doanh nghiệp cắt giảm quy mô lao
động mà không kết hợp với việc tái cơ cấu, tối ưu hóa nguồn vốn thì kết quả của
việc cắt giảm cũng không mấy hiệu quả so với các doanh nghiệp khác.


11

2.3. Các tiêu chí đo lường sự thu hẹp quy mô doanh nghiệp
Hoy và Dsouza (1992) đã phát hiện ra sự đa dạng trong cách đo lường doanh
nghiệp như thị phần, vốn đầu tư, doanh thu, lợi nhuận, số lượng khách hàng hoặc số
lượng lao động. Thông thường, quy mô doanh nghiệp được xác định bởi doanh số
bán, tổng tài sản (Tổng nguồn vốn), hoặc số lượng người lao động (Timmons,
1994). Sự thay đổi về số lượng lao động được nhiều nghiên cứu sử dụng vì số liệu
dễ thu thập và phân loại.
Tuy nhiên, Bucharest (2001) lại cho rằng không thể lấy sự thay đổi về số
lượng lao động để làm căn cứ đo lường, Bucharest (2001) cho rằng để đo lường cần
phải sử dụng các chỉ tiêu như: doanh thu bán hàng, sản lượng đầu ra, tài sản (nguồn
vốn) vì đặc điểm của các DNVVN thường sản xuất theo mùa vụ, sử dụng lao động
bán thời gian, lao động gia đình mà không cần phải trả lương, lao động là trẻ em. Vì
vậy, có một cách đo lường khác là thông qua đánh giá tình hình tài chính của doanh
nghiệp như doanh thu, tổng tài sản (Tổng nguồn vốn), lợi nhuận nhưng cách này lại
gặp khó khăn về tính xác thực của số liệu vì các số liệu này khá nhạy cảm. Ngoài ra,
trình tự và phương pháp hoạch toán ở các doanh nghiệp khác nhau cũng gây khó
khăn cho sự đo lường.
Tóm lại, tuy có nhiều quan điểm khác nhau về các tiêu chí đánh giá tình hình
doanh nghiệp nhưng có thể căn cứ vào hai tiêu chí được nhiều quốc gia, tổ chức
thừa nhận đó là số lượng lao động hoặc số lượng vốn (Tổng nguồn vốn hoặc tổng
tài sản) của doanh nghiệp đang có tại một thời điểm xác định để đo lường doanh

nghiệp có thu hẹp quy mô hay không thu hẹp quy mô.

2.4. Lý thuyết về vòng đời của doanh nghiệp
Các nghiên cứu đều cho rằng doanh nghiệp trong quá trình phát triển phải
trải qua nhiều giai đoạn (Churchill và Lewis, 1983), còn cụ thể bao nhiêu giai đoạn
thì tùy theo từng tác giả nghiên cứu, Cooper (1979) cho rằng là 3 giai đoạn, Greiner
(1972) cho rằng là 5, Flamholtz (1986) là 7, Adizes (1989) lại cho rằng có đến 10
giai đoạn, thậm chí Kiriri (2000) còn cho rằng có đến 20 giai đoạn…tuy nhiên,


12

nghiên cứu của Greiner (1972) về 5 giai đoạn phát triển của doanh nghiệp được mọi
người quan tâm và nhắc đến nhiều: sáng tạo (creativity), định hướng (direction),
trao quyền (delegation), phối hợp (coordination), hợp tác (collaboration).
Cần xác định doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào để biết vị trí hiện tại của
doanh nghiệp đang ở đâu, cũng như nhận biết và giúp chuẩn bị trước những thay
đổi không thể tránh khỏi. Ví dụ, doanh nghiệp đã đến giai đoạn suy thoái và cần
được thay mới thì việc gia tăng các nhân tố tác động đến sự phát triển của doanh
nghiệp sẽ không hiệu quả hoặc sẽ không đạt được kỳ vọng đặt ra.
Một số tác giả còn xem xét một số nhân tố khác dưới đây để xác định doanh
nghiệp đang ở giai đoạn nào của vòng đời:
 Quy mô doanh nghiệp (Timmoms, 1994): được xác định bởi doanh số
bán, tổng tài sản hoặc số lượng người lao động. Barrie (1974, trích bởi Tạ Minh
Thảo, 2006) cho rằng doanh số và lợi nhuận là nhân tố cơ bản để xác định vòng đời
vì các số liệu này là thực tế, có thể thu thập được và có ý nghĩa phản ánh tương lai
của doanh nghiệp, nhìn vào doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp qua thời gian
sẽ nhận biết được doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào.
 Tuổi doanh nghiệp (số năm hoạt động của doanh nghiệp): hiện nay vẫn
còn nhiều tranh cãi về quan điểm của Timmons (1994) khi cho rằng nhìn vào tuổi

đời của doanh nghiệp sẽ biết được tương đối doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào
trong vòng đời.
 Tốc độ tăng trưởng: tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp nói chung là
khác nhau ở các giai đoạn tăng trưởng khác nhau (Hank và ctg., 1993).
 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: theo Chandler (1962, trích bởi
Rajapakshe, 2002) doanh nghiệp phát triển cơ cấu tổ chức để giải quyết khó khăn
xuất hiện trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhìn từ khía cạnh cơ cấu
tổ chức của doanh nghiệp, có một số hình thức cơ cấu như tập trung hóa
(centralization), chính thức hóa (formalization), phân cấp theo chiều dọc (vertical
differentiation) và số lượng các cấp doanh nghiệp (number of levels). Cơ cấu tổ


×