Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động tại công ty giày viva luận văn thạc sĩ kinh tế dương trà my tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HCM

DƢƠNG TRÀ MY

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI NĂNG SUẤT LAO
ĐỘNG TẠI CÔNG TY GIÀY VIVA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HCM

DƢƠNG TRÀ MY

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI NĂNG SUẤT LAO
ĐỘNG TẠI CÔNG TY GIÀY VIVA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Thụy

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017



i

TÓM TẮT
Dựa trên các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước về năng suất lao động
đề tài đề xuất các yếu tố tác động đến năng suất lao động tại công ty Viva đó là
năng lực cá nhân, mối quan hệ trong doanh nghiệp và các yếu tố quản lý. Quy trình
nghiên cứu trải qua 2 giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính trên 10 lao động nhằm hoàn thiện các thang đo. Sau đó
là nghiên cứu chính thức thông qua khảo sát trực tiếp lao động tại công ty. Tác giả
phát 265 phiếu khảo sát, trong đó có 252 phiếu hợp lệ
Sau đó tác giả dùng phượng pháp định lượng với các công cụ như thống kê
mô tả, Crombach’s Alpha, EFA và hồi quy bội để xác định mô hình các nhân tố tác
độn đến năng suất lao động.
Kết quả cả 3 nhân tố:năng lực cá nhân, mối quan hệ trong doanh nghiệp, các
yếu tố quản lý đều có tác động tích cực đến năng suất lao động. Các giả thuyết H1,
H2, H3 đều được chấp nhận.
Trên cơ sở xác định thực trạng năng suất lao động tại công ty Viva và kết
quả của mô hình nghiên cứu. Tác giả đã đưa ra các hàm ý quản trị nhằm khắc phục
các nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất lao động.
Cuối cùng tác giả nhận định các hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu
tiếp theo.


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động
tại công ty giày Viva” là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu
là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các

nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ
trong luận văn. Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất
cứ một trường đại học nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội
dung khác trong luận văn của mình.
TP.HCM, ngày 31 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Dƣơng Trà My


iii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nổ lực của bản thân, còn có sự hỗ trợ
và động viên rất lớn từ gia đình, thầy cô và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô giáo, Quý Khoa Quản Trị Kinh
doanh trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã tận tâm truyền đạt những kiến thức
và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Đó là hành
trang vững chắc bước vào đời của tôi.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Thụy người đã
tận tình giảng dạy và hướng dẫn giúp tôi nằm vững phương pháp nghiên cứu khoa
học và có nhiều góp ý quý báu để tôi hoàn thành tốt luận văn của mình.
Tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, đặc biệt là các bạn học viên lớp CH QTKD01,
những người luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên, cũng như đóng góp những ý kiến để
tôi hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn một cách
tốt nhất, tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những sa sót. Rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp, phản hồi quý báu từ thầy, cô và bạn đọc
Xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, ngày 31 tháng 10 năm 2017

Dƣơng Trà My


iv

MỤC LỤC
TÓM TẮT ....................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH.............................................. ix
1.

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI .................................................1
1.1.

Lí do nghiên cứu ..............................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: ...........................................................................2
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................2


1.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................2

1.4.1. Phương pháp định tính .................................................................2
1.4.2. Phương pháp định lượng .............................................................3
1.4.3. Mẫu khảo sát ................................................................................3
1.4.4. Thang đo ......................................................................................3
1.4.5. Phương pháp thu thập dữ liệu ......................................................3
1.4.6. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................4

2.

1.5.

Ý nghĩa nghiên cứu ..........................................................................4

1.6.

Kết cấu đề tài....................................................................................5

CHƢƠNG 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ...............................................................................7
2.1.

Các khái niệm cơ bản .......................................................................7

2.1.1. Khái niệm năng suất lao động .....................................................7



v

2.1.2. Tầm quan trọng của năng suất lao động ....................................11
2.2.

Một số nghiên cứu trước ................................................................11

2.2.1. Các nghiên cứu quốc tế..............................................................11
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước ........................................................18
2.2.3. Đánh giá chung ..........................................................................19
2.3.

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu .................................................20

2.3.1. Các khái niệm nghiên cứu .........................................................20
2.3.1.1. Năng suất lao động .............................................................20
2.3.1.2. Năng lực cá nhân ................................................................21
2.3.1.3. Mối quan hệ trong doanh nghiệp ........................................22
2.3.1.4. Các yếu tố quản lý trong doanh nghiệp ..............................22
2.3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết .............................................24
3.

CHƢƠNG 3:PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................26
3.1.

Quy trình nghiên cứu .....................................................................26

3.2.


Xây dựng thang đo .........................................................................26

3.3.

Nghiên cứu định tính......................................................................29

3.4.

Phương pháp xử lý dữ liệu .............................................................29

3.4.1. Mẫu nghiên cứu .........................................................................29
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin.................................................29
3.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................29
3.4.3.1. Làm sạch dữ liệu .................................................................30
3.4.3.2. Kiểm định phân phối chuẩn ................................................31
3.4.3.3. Kiểm định độ tin cậy của các nhóm nhân tố ......................31


vi

3.4.3.4. Phân tích nhân tố ................................................................31
3.4.3.5. Phân tích hồi quy bội kiểm định mô hình lý thuyết ...........32
3.4.3.6. Kiểm định các vi phạm giả thiết hồi quy ............................32
4.

CHƢƠNG 4:PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ ..............34
4.1.

Giới thiệu về công ty giày Viva .....................................................34


4.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh ...................................................34
4.1.2. Tình hình hoạt động ...................................................................35
4.1.3. Đặc điểm lao động và kết quả định mức lao động hiện tại .......36
4.2.

Đặc điểm mẫu khảo sát ..................................................................37

4.3.

Kết quả kiểm định độ tin cậy .........................................................39

4.3.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo NANGSUAT ..............39
4.3.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo NANGLUC ................40
4.3.3. Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo QUANHE ...................41
4.3.4. Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo QUANLY ...................42
4.4.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..................................43

4.4.1. Phân tích nhân tố với biến độc lập.............................................44
4.4.2. Phân tích nhân tố với biến phụ thuộc ........................................48
4.5.

Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu ...............50

4.5.1. Phân tích tương quan .................................................................50
4.5.2. Kết quả kiểm định sự phù hợp ...................................................51
4.5.3. Kết quả kiểm định giả thuyết .....................................................52
4.5.4. Kiểm tra sự vi phạm các giả định trong hồi quy tuyến tính. .....55
4.5.4.1. Kiểm tra đa cộng tuyến .......................................................55



vii

4.5.4.2. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư ...........................56
4.5.4.3. Kiểm tra liên hệ tuyến tính .................................................56
4.6.

Đánh giá sự khác biệt về năng suất lao động giữa các nhóm có đặc

điểm nhân khẩu học khác nhau .............................................................................57
4.6.1. Sự khác biệt về năng suất lao động giữa nhóm giới tính Nam và
Nữ

57
4.6.2. Sự khác biệt về năng suất lao động giữa các nhóm tuổi............58
4.6.3. Sự khác biệt về năng suất lao động giữa các nhóm có trình độ

học vấn khác nhau .............................................................................................59
4.6.4. Sự khác biệt về năng suất lao động giữa các nhóm thuộc các bộ
phận khác nhau ..................................................................................................60
4.6.5. Sự khác biệt về năng suất lao động giữa các nhóm có thời gian
làm việc khác nhau ............................................................................................60
4.7.

Thảo luận kết quả ...........................................................................62

4.8.

Thực trạng năng suất lao động tại công ty Viva ............................64


4.8.1. Các chính chính sách quản lý hiện tại .......................................64
4.8.2. Phân tích các thực trạng tại công ty Viva ..................................65
4.8.2.1. Đánh giá về năng lực cá nhân .............................................66
4.8.2.2. Đánh giá về mối quan hệ trong doanh nghiệp ....................68
4.8.2.3. Đánh giá về các yếu tố quản lý ...........................................69
4.8.2.4. Đánh giá về năng suất lao động ..........................................70
5.

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ...............................................72
5.1.

Kết luận ..........................................................................................72

5.2.

Hàm ý quản trị................................................................................73


viii

5.2.1. Về mối quan hệ trong doanh nghiệp ..........................................74
5.2.2. Về các yếu tố quản lý trong doanh nghiệp ................................74
5.2.3. Về năng lực cá nhân ..................................................................75
5.3.

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.........................................76

TỔNG KẾT ..................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... vi

PHỤ LỤC 1:BẢNG KHẢO SÁT ................................................................ ix
PHỤ LỤC 2:BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ................ xii
PHỤ LỤC 3:KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU................................................xv


ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Một số định nghĩa về năng suất ........................................................7
Bảng 2.2:Tóm tắt kết quả một số nghiên cứu trên thế giới về các yếu tố tác
động tới năng suất .....................................................................................................13
Bảng 2.3 Tóm tắt các giả thuyết đề xuất ........................................................25
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp thang đo và nguồn tham khảo ................................27
Bảng 4.1 Bảng tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh công ty Viva năm
2014-2016..................................................................................................................34
Bảng 4.2 Sản lượng sản xuất công ty Viva qua các năm ...............................36
Bảng 4.3 Định mức sản phẩm qua các năm ...................................................37
Bảng 4.4 Thống kê mẫu theo giới tính ...........................................................37
Bảng 4.5 Thống kê mẫu theo tuổi ..................................................................38
Bảng 4.6 Thống kê mẫu theo học vấn ............................................................38
Bảng 4.7 Thống kê mẫu theo bộ phận làm việc .............................................38
Bảng 4.8 Thống kê mẫu theo thời gian làm việc ...........................................39
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo NANGSUAT ......40
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo năng lực lần 2....41
Bảng 4.11 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo QUANHE .........41
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo QUANLY .........42
Bảng 4.13. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo QUANLY lần 243
Bảng 4.14 Tổng hợp đánh giá độ tin cậy thang đo ........................................43
Bảng 4.15 KMO and Bartlett's Test lần 1 ......................................................44

Bảng 4.16 Tổng phương sai trích lần 1 ..........................................................45
Bảng 4.17 Bảng kết quả ma trận xoay nhân tố lần 1 ....................................45
Bảng 4.18 KMO and Bartlett's Test lần 2 ......................................................46
Bảng 4.19 Tổng phương sai trích lần 2 ..........................................................46
Bảng 4.20 Bảng kết quả ma trận xoay nhân tố lần 2 .....................................47


x

Bảng 4.21 KMO and Bartlett's Test nhân tố phụ thuộc .................................48
Bảng 4.22 Tổng phương sai trích nhân tố phụ thuộc .....................................49
Bảng 4.23 Bảng hệ số nhân tố phụ thuộc .......................................................49
Bảng 4.24 Thống kê mô tả của các nhân tố đã rút trích.................................50
Bảng 4.25 Tương quan ...................................................................................50
Bảng 4.26 Tổng hợp mô hình ........................................................................52
Bảng 4.27 ANOVA ........................................................................................52
Bảng 4.28 Hệ số hồi quy ................................................................................53
Bảng 4.29 Tổng hợp kiểm định giả thuyết nghiên cứu ..................................55
Bảng 4.30 Kiểm tra đa cộng tuyến .................................................................55
Bảng 4.31 Kiểm định sự khác biệt về năng suất lao động đối với giới tính ..58
Bảng 4.32 Kiểm định sự khác biệt về năng suất lao động đối với các nhóm
tuổi .............................................................................................................................58
Bảng 4.33 Kiểm định sự khác biệt về năng suất lao động đối với trình độ học
vấn khác nhau ............................................................................................................60
Bảng 4.34 Kiểm định sự khác biệt về năng suất lao động đối với các bộ phận
khác nhau...................................................................................................................60
Bảng 4.35 Kiểm định sự khác biệt về năng suất lao động đối với các nhóm
có thời gian làm việc khác nhau ................................................................................61
Bảng 4.36 Giá trị trung bình các nhân tố .......................................................66
Bảng 4.37 Giá trị trung bình nhân tố năng lực cá nhân .................................67

Bảng 4.38 Giá trị trung bình nhân tố mối quan hệ trong doanh nghiệp ........68
Bảng 4.39 Giá trị trung bình nhân tố các yếu tố quản lý ...............................69
Bảng 4.40 Giá trị trung bình nhân tố năng suất lao động ..............................70
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ...........................................................25
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................26
Hình 3.2 Quy trình phân tích dữ liệu bằng SPSS ..........................................30


xi

Hình 4.1 Đồ thị phần dư.................................................................................56
Hình 4.2 Đồ thị phân bố ngẫu nhiên của phần dư chuẩn hóa ........................57


1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
Trong chương này tác giả xác định lí do nghiên cứu từ những vấn đề cấp
thiết đặt ra tại thực tiễn tại công ty. Từ đó tác giả thiết lập các mục tiêu nghiên cứu
cũng như xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Chương này cũng xác định
phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
1.1.

Lí do nghiên cứu
Để hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh thắng lợi trong hội nhập

kinh tế quốc tế, một trong những vấn đề quan trọng là nâng cao năng suất, Bởi đây
là yếu tố tác động đến giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm nó ảnh hưởng trực
tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Là một nước sản xuất giày dép đứng thứ 3 châu Á và thứ 4 thế giới, tuy
nhiên năng suất bình quân của lao động tại các nhà máy da giày Việt Nam hiện nay
chỉ bằng 60 - 70% năng suất của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt
Nam. Đây được xem là rào cản cho các doanh nghiệp sản xuất da giày vừa và nhỏ
trong nước.
Công ty giày Viva hoạt động chính trong lĩnh vực gia công giày dép cho các
nhãn hàng nội địa ví dụ như Gosto, Bitis…Đây là một ngành nghề thâm dụng lao
động do vậy yếu tố tiên quyết trong sản xuất hiệu quả chính là làm sao không ngừng
nâng cao năng suất. Hiện trạng tại công ty năng suất bình quân thấp hơn các doanh
nghiệp cùng quy mô tại công ty. Công ty gặp khó khăn khi mức độ tăng chi phí lao
động cao hơn mức độ tăng năng suất. Điều này làm xói mòn lợi nhuận của công ty.
Ngoài ra thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, công ty đang đàm
phán các hợp đồng gia công cho các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, công ty không
thể đáp ứng được yêu cầu về sản lượng hàng tháng cho đối tác. Bình quân với số
lượng lao động từ 250-270 người, các doanh nghiệp trong cùng ngành có sản lượng
tương ứng từ 65 000 đến 70 000 đôi/tháng. Tại công ty sản lượng hiện nay chỉ từ 50
000-55 000. Để đáp ứng được yêu cầu công ty hiện phải cho tăng ca ngoài giờ. Điều


2

này làm tăng chi phí không mong muốn, dẫn đến sản phẩm có giá thành kém hấp
dẫn so với các đối thủ.
Do vậy việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất rất quan trọng.
Nghiên cứu sẽ giúp cho ban giám đốc có cái nhìn tổng quan về năng suất, cũng như
những nhân tố có tác động đến năng suất. Từ đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm
nâng cao nâng suất lao động để doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên
thị trường.
1.2.


Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Các yếu tố tác động tới năng suất lao động tại công ty giày Viva
Mục tiêu cụ thể:
o Tổng quan lý thuyết về năng suất
o Kiểm định sự tác động của các nhân tố đến năng suất
o Đưa ra các hàm ý quản trị

1.3.

Đối tƣợng, phạm vi, giới hạn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:Năng suất lao động và các yếu tố ảnh hưởng
Đối tượng khảo sát:toàn bộ lao động tại công ty
Phạm vi nghiên cứu:nghiên cứu này được thực hiện tại công ty TNHH
MTV Giày Viva
Giới hạn nghiên cứu
 Chỉ nghiên cứu về năng suất lao động ở cấp độ cá nhân
 Đánh giá năng suất qua 2 chỉ tiêu chính là số lượng và chất
lượng đầu ra
 Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi công ty giày Viva

1.4.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu này tác giả kết hợp phương pháp nghiên cứu là định

tính sơ bộ và phương pháp định lượng.
1.4.1. Phƣơng pháp định tính



3

Nghiên cứu định tính:Nhằm mục đích tìm hiểu ý kiến của một số lao động
để xác định các biến quan sát cần đo lường đánh giá, điều chỉnh thang đo và xây
dựng bảng câu hỏi điều tra phỏng vấn. Dựa trên nghiên cứu lý thuyết và tham khảo
các mô hình lý thuyết liên quan để hình thành thang đo ban đầu. Tiến hành nghiên
cứu định tính với phỏng vấn sâu để phát hiện thêm và loại bỏ những biến quan sát
cho phù hợp với địa bàn nghiên cứu. Đối tượng phỏng vấn: 10 nhân viên
1.4.2. Phƣơng pháp định lƣợng
Nghiên cứu định lượng:nhằm điều tra những công nhân sản xuất đang làm
việc tại công ty để tham khảo ý kiến của họ về các yếu tố có ảnh hưởng đến năng
suất lao động của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, xây dựng mô hình nghiên cứu đồng
thời tiến hành kiểm định các giả thuyết để biết được yếu tố chính; yếu tố phụ tác
động đến năng suất, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp để cải tiến và nâng cao
năng suất lao động cho công ty.
Phương pháp định lượng được sử dụng để đánh giá thang đo, kiểm định các
giả thuyết nghiên cứu dựa trên các công cụ thống kê từ phần mềm SPSS.16 như:
thống kê mô tả; Cronbach’s Alpha, EFA, tương quan và hồi quy.
1.4.3. Mẫu khảo sát
Nghiên cứu thực hiện khảo sát trên toàn bộ lao động tại công ty (265 mẫu).
1.4.4. Thang đo
Thang đo các khái niệm nghiên cứu trong bảng hỏi chính thức đều là thang
đo đa biến. Tất cả các biến quan sát trong thành phần thang đo độc lập “Các yếu tố
tác động” và thành phần thang đo phụ thuộc “Năng suất lao động” đều sử dụng
thang đo Likert 5 mức độ với lựa chọn số 1 nghĩa là hoàn toàn không đồng ý với
phát biểu và lựa chọn số 5 là hoàn toàn đồng ý với phát biểu.
1.4.5. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp phỏng vấn sâu trong nghiên cứu định tính.



4

Phương pháp phỏng vấn cá nhân trong nghiên cứu chính thức (Điều tra
nghiên cứu với bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn)
Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Thu thập thông tin và dữ liệu từ các phòng Nhân sự, phòng Kế toán - tài
chính, phòng Sản xuất của công ty.
Thu thập tài liệu từ các bài báo, các đề tài, tạp chí khoa học, các luận văn,
công trình nghiên cứu đã được thực hiện liên quan đến đề tài nghiên cứu.
1.4.6. Xử lý và phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả: Phân tích sự biến động của số liệu và đưa ra
đánh giá chủ quan dựa trên cơ sở tình hình thực tiễn và kiến thức chuyên môn.
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và đánh giá độ tin cậy
Cronbach Alpha. Mục đích của việc dùng kỹ thuật này nhằm nhận diện và xác định
có bao nhiêu yếu tố quản lý được rút ra từ một tập biến ban đầu có ảnh hưởng đến
năng suất lao động. Và trong từng yếu tố chính đó bao gồm những biến quan sát
nào. Bởi cấu trúc thang đo trong đề tài chưa hẳn là giống với kết quả của các nghiên
cứu trước. Vì vậy cần phải tiến hành EFA để khám phá những yếu tố phù hợp với
thực tiễn nghiên cứu.
Phương pháp phân tích mối quan hệ tương quan:dùng để kiểm định mối quan
hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc (năng suất lao động)
Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính:xây dựng mô hình tương quan với
nhiều yếu tố cùng ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Phân tích hồi quy với một bên là
các biến độc lập và một bên biến phụ thuộc đó là năng suất lao động. Thông qua
phân tích hồi quy giúp nhận biết được các yếu tố nào tác động và mức độ tác động
của từng yếu tố.
1.5.

Ý nghĩa nghiên cứu

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất trong nghiên cứu thực

nghiệm. Dựa vào kết quả nghiên cứu đề tài sẽ đề xuất các hàm ý quản trị nhằm giúp


5

nhà quản lý tại doanh nghiệp nâng cao hơn năng suất tại công ty nhằm giảm chi phí
và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững hơn.
1.6.

Kết cấu đề tài
Chƣơng 1: Tổng quan đề tài
Trong chương này tác giả xác định lí do nghiên cứu từ những vấn đề cấp

thiết đặt ra tại thực tiễn tại công ty. Từ đó tác giả thiết lập 4 mục tiêu nghiên cứu
của đề tài. Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
lao động. Chương này cũng xác định phương pháp nghiên cứu định lượng và ý
nghĩa thực tiễn của đề tài.
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về năng suất lao động và các yếu tố tác động
Trong chương này tác giả đưa ra các khái niệm cơ bản về năng suất lao động,
cũng như tổng hợp, đánh giá các nghiên cứu trước đây trên thế giới và trong nước
về các yếu tố tác động đến năng suất lao động. Sau đó tác giả đưa ra các khái niệm
nghiên cứu và đề xuất mô hình, giả thuyết nghiên cứu
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong chương này tác giả tập trung mô tả quy trình nghiên cứu, cách thức
xây dựng thang đo, các phương pháp xử lý dữ liệu bao gồm mẫu nghiên cứu,
phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích dữ liệu
Chƣơng 4: Phân tích và thảo luận kết quả
Trong chương này tác giả giới thiệu tổng quan về công ty Viva, đặc điểm

mẫu khảo sát, kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo, kết quả phân tích nhân tố
khám phá, kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, đánh giá sự khác
biệt về năng suất lao động giữa các nhóm có đặc điểm nhân khẩu học khác nhau.
Cuối cùng tác giả đánh giá thực trạng năng suất lao động tại công ty Viva
Chƣơng 5: Kết luận & Hàm ý quản trị
Trong chương này tác giả đưa ra kết luận về mô hình nghiên cứu cũng như
những hàm ý quản trị cho công ty. Ngoài ra, tác giả cũng xác định những hạn chế
của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo


6

Tóm tắt chƣơng 1
Trong chương này trình bày về tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thể hiện được các câu
hỏi của nghiên cứu cũng như nêu lên ý nghĩa và bố cục của luận văn.


7

2.

CHƢƠNG 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
Trong chương này tác giả trình bày các lý thuyết về năng suất lao động cũng
như các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động. Ngoài ra, các nghiên cứu trƣớc
đây cũng được đề cập đến nhằm rút ra các yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất lao động để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của tác giả. Bên cạnh đó,
mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu cũng đƣợc đề cập đến trong

chương này
2.1.

Các khái niệm cơ bản

2.1.1. Khái niệm năng suất lao động
Nhà kinh tế học Adam Smith (1723 – 1790) là tác giả đầu tiên đưa ra thuật
ngữ năng suất (productivity) vào năm 1776, trong một bài báo nói về hiệu quả sản
xuất phụ thuộc vào số lượng lao động và khả năng sản xuất của lao động. Trong
một nghiên cứu khác của Sumanth (1997), cho rằng thuật ngữ năng suất đầu tiên
được một nhà toán học người Pháp là Quesney đề cập đến trong một bài báo vào
năm 1766. Đến năm 1883, một người Pháp khác là Littre định nghĩa năng suất là
“khả năng sản xuất”. Sau đó thuật ngữ này được sử dụng khá thường xuyên khi
phân tích các vấn đề về kinh tế. Dưới đây là bảng tổng hợp một số định nghĩa về
năng suất tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây.
Bảng 2.1 Một số định nghĩa về năng suất
Định nghĩa

Tham khảo

Năng suất = Khả năng sản xuất

(Littre, 1883)

Năng suất là tỷ số giữa đầu ra trên một
trong các yếu tố sản xuất: Năng suất
vốn, năng suất đầu tư, năng suất nguyên
vật liệu…
Năng suất là những điều mà con người
có thể đạt đến với nguyên vật liệu, vốn

và công nghệ. Năng suất là một sự cải
tiến liên tục.

(The Organization for European
Economic Cooperation - OEEC, 1950)

(Japan Productivity Center - JPC, 1958)


8

Định nghĩa

Tham khảo

Năng suất biểu hiện khả năng của các
(The British Institute of Management
yếu tố sản xuất, lao động và vốn trong
Foundation - BIM, 1976)
việc tạo ra giá trị.
Khả năng tạo lợi nhuận = Năng suất x
(American Productivity Center - APC,
Giá
1979)
Năng suất = Số đơn vị đầu ra/Số đơn vị
(Chew, 1988)
đầu vào
Năng suất = Đầu ra thực tế/ Nguồn lực
(Sink & Tuttle,
đã sử dụng

1989)
Năng suất là một sự so sánh các đầu vào
(Kaplan & Cooper, 1989)
với đầu ra của một phân xưởng sản xuất.
Năng suất là việc sử dụng các nguồn lực
của một tổ chức, một ngành, hay một
quốc gia để đạt đến kết quả mong muốn.
Năng suất là tỷ số giữa đầu ra và đầu
(Baines, 1997)
vào. Tăng năng suất khi chúng ta tạo
nhiều đầu ra hơn với cùng một lượng
đầu vào hoặc sản xuất cùng một lượng
đầu ra với đầu vào ít hơn.
Năng suất = Đầu ra/Đầu vào = Sản phẩm
+ Dịch vụ)/(Lao động + Nguyên vật
(Sauian, 2002)
liệu)
(Nguồn Trần Thị Kim Loan - Bùi Nguyên Hùng(2009)
Như bảng 2.1 chúng ta có thể thấy có khá nhiều định nghĩa về năng suất trên
những góc độ và quan điểm khác nhau vì khái niệm năng suất thay đổi, mở rộng
theo thời gian và theo sự phát triển của quản lý sản xuất. Theo Tangen (2005) năng
suất là một thuật ngữ có nghĩa rộng, ý nghĩa của nó có thể thay đổi tùy thuộc vào
phạm vi sử dụng. Vì vậy để làm rõ hơn các lý thuyết nền tảng về năng suất tác giả
sẽ tiếp tục đánh giá năng suất trên các góc độ khác nhau:
- Trên góc độ kỹ thuật, năng suất là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào. Nó đo
lường hiệu suất sử dụng nguồn lực để sản xuất đầu ra cần thiết. Tuy nhiên, điều này
có thể dẫn đến việc chỉ chú trọng về số lượng mà ít quan tâm đến khía cạnh chất
lượng.



9

- Trên góc độ xã hội :“Năng suất là một thái độ tư duy. Đó là thái độ tìm
kiếm một sự cải tiến liên tục những cái hiện có; với niềm tin là mọi người có thể
làm việc ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm
nay. Hơn nữa, nó đòi hỏi những cố gắng không ngừng để thích ứng với các hoạt
động kinh tế trong những điều kiện luôn thay đổi, luôn ứng dụng những lý thuyết và
phương pháp mới. Đó là sự tin tưởng chắc chắn vào quá trình tiến bộ của nhân loại”
(The European Productivity Agency’s Rome Conference, 1958).
- Trên góc độ kinh tế, năng suất liên quan đến việc tạo ra nhiều giá trị hơn.
Đối với nhiều doanh nghiệp, mục đích kinh tế và cơ sở cho sự tồn tại là việc tạo ra
giá trị. Tăng trưởng năng suất được đo lường bằng khái niệm giá trị gia tăng
(Tangen, 2005).
- Trên góc độ quản lý, năng suất bao gồm cả tính hiệu suất và hiệu quả. Tức
là đảm bảo hàng hóa/dịch vụ được sản xuất với chí phí thấp nhất có thể được và
cung cấp cho khách hàng đúng lúc, giá cả cạnh tranh với chất lượng mà họ mong
muốn (Khan, 2003).
Năng suất lao động
Là mối quan hệ (tỷ số) giữa các kết quả đầu ra với các đầu vào đã sử dụng để
hình thành đầu ra đó, năng suất được đo lường bằng số lượng hay khối lượng sản
phẩm do một lao động tạo ra trên một đơn vị thời gian. Theo cách định nghĩa này
năng suất đồng nghĩa với năng suất lao động.
Để đánh giá năng suất lao động hiện nay chúng ta có thể tiếp cận theo 2
hướng đó chính là đánh giá năng suất lao động ở cấp độ cá nhân và đánh giá năng
suất ở cấp độ doanh nghiệp
-

Năng suất lao động ở cấp độ cá nhân
Do những thay đổi nhanh chóng về môi trường kinh tế, chính trị, xã hội,


công nghệ, đặc biệt là xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế, tự do hóa thương mại và
sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng, chi phí, phân phối sản phẩm, thời gian giao
hàng… nên năng suất lao động đã có cách tiếp cận mới.


10

Theo cách tiếp cận mới, bên cạnh việc sử dụng đầu vào một cách tối ưu,
năng suất lao động còn biểu hiện thông qua chất lượng của đầu ra. Năng suất lao
động định hướng theo kết quả đầu ra, vì thế phải xem xét sản phẩm tạo ra trong mối
quan hệ mật thiết với các quy chuẩn chất lượng đầu ra. Chính vì vậy, năng suất lao
động và chất lượng không loại trừ nhau mà trái lại, năng suất - chất lượng gắn liền
với nhau, hỗ trợ lẫn nhau (Khan, 2003). Tức người lao động hoàn thành khối lượng
công việc theo đúng hoặc vượt tiêu chuẩn, và sản phẩm đầu ra có quy cách chất
lượng đảm bảo.
-

Năng suất lao động ở cấp độ doanh nghiệp
Trên góc độ đánh giá năng suất ở cấp độ doanh nghiệp thì năng suất là việc

sử dụng tối ưu các nguồn lực để tạo ra sản phẩm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu
của khách hàng (Bernolak, 1997, trích trong Tangen, 2005). Định nghĩa này nêu ra
hai đặc tính quan trọng: thứ nhất, năng suất lao động liên quan mật thiết với việc sử
dụng các nguồn lực (hiệu suất); thứ hai, năng suất có mối liên hệ chặt chẽ với việc
thỏa mãn khách hàng (hiệu quả). Quan điểm này tương đồng với quan điểm năng
suất theo cách tiếp cận mới, tức là năng suất phải bao gồm cả tính hiệu suất và hiệu
quả.
Hiệu suất có nghĩa là làm việc một cách đúng đắn/đúng phương pháp trong
khi hiệu quả được hiểu là làm đúng việc, đúng lúc với chất lượng tốt (Tangen,
2005). Nghiên cứu này tiếp cận năng suất theo quan điểm mới trên góc độ quản lý,

ở cấp doanh nghiệp. Năng suất là nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng các nguồn
lực, tức là làm thế nào để gia tăng số lượng và chất lượng sản phẩm và giao đúng
lúc đến nơi khách hàng yêu cầu với giá thành thấp nhất. Hay nói cách khác, năng
suất là việc sử dụng tối ưu các nguồn lực để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và
cổ đông, tức là tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua việc thỏa mãn ở
mức cao nhất sự hài lòng của khách hàng với giá thành thấp nhất có thể được (Phan
Quốc Nghĩa, 2004). Do đó, đo lường năng suất phải bao gồm cả tính hiệu quả và
hiệu suất, tức là đo lường mức độ doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của khách hàng về


11

chất lượng sản phẩm, về giá sản phẩm, về thời gian giao hàng và đo lường kết quả
tài chính của doanh nghiệp .
2.1.2. Tầm quan trọng của năng suất lao động
Ở cấp độ quốc gia, khi nhiều công ty tìm cách cải thiện năng suất và khả
năng cạnh tranh, họ tạo ra việc làm mới và đóng góp lớn hơn vào ngân sách quốc
gia thông qua thuế. Điều này, lần lượt, làm tăng tài sản của đất nước. Với nguồn
ngân sách dồi dào hơn chính phủ có thể làm được nhiều điều hơn. Ví dụ, chính phủ
có thể nâng cấp cơ sở hạ tầng, làm sạch môi trường, cung cấp các dịch vụ xã hội tốt
hơn và chăm sóc phúc lợi cho người nghèo, người tàn tật và những người khác.
Ở cấp doanh nghiệp, năng suất tốt giúp cho doanh nghiệp có thể sản xuất ra
hàng hóa và dịch vụ có giá trị cao với chi phí thấp nhất có thể. Điều này cho phép
công ty cạnh tranh trong việc bán sản phẩm và dịch vụ của mình. Với doanh số bán
hàng tốt, lợi nhuận của công ty được cải thiện, điều đó cho phép công ty đó làm một
số việc như:
 Mở rộng hoạt động của mình, và do đó tạo ra việc làm và cơ hội tốt
hơn cho nhân viên.
 Đầu tư vào công nghệ tiên tiến, các hệ thống này sẽ giúp tăng cường
năng suất hơn nữa.

 Trả lương cho nhân viên tốt hơn và tạo môi trường làm việc tốt hơn,
nâng cao tinh thần làm việc và mức sống.
 Đóng góp nhiều hơn cho xã hội bằng cách trả một số lượng lớn hơn
thuế doanh nghiệp, và hỗ trợ nhiều hơn cho cộng đồng.
Đối với cá nhân, tăng năng suất của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh tốt
hơn có nghĩa là bảo đảm việc làm, cơ hội thăng tiến, tiền lương tốt hơn và cuối cùng
là chất lượng cuộc sống tốt hơn.
2.2.

Một số nghiên cứu trƣớc

2.2.1. Các nghiên cứu quốc tế


12

Nghiên cứu của Hoffman & Mehra (1999) “Vận hành các chương trình nâng
cao năng suất thông qua quản lý chất lượng toàn diện”. Đây là một nghiên cứu định
lượng được khảo sát trên 100 giám đốc điều hành các công ty sản xuất có từ 300500 nhân viên tại Mỹ. Kết quả nghiên cứu đã xác định các nhân tố tác động đến
năng suất bao gồm:quản lý cấp cao, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự và mối quan
hệ trong doanh nghiệp.
Nghiên cứu của tổ chức năng suất châu Á APO (2000) “Năng suất trong
thiên niên kỉ mới”. Tổ chức APO đã nghiên cứu lý thuyết và xác định có năm nhóm
chính tác động đến năng suất đó chính là: Cam kết của quản lý cấp cao, hướng đến
khách hang, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự và mối quan hệ trong doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Chapman & Al-Khawaldeh (2002) “Quản lý chất lượng toàn
diện và năng suất lao động trong các công ty công nghiệp tại Jordan. Đây là một
nghiên cứu định lượng được thực hiện trên đối tượng là các nhà quản lý chất lượng
tại các công ty công nghiệp tại Jordan. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 4
nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động bao gồm:sự cam kết của quản lý cấp cao,

quản trị sản xuất, quản trị nhân lực và mối quan hệ trong doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Khan (2003) “Tác động của quản lý chất lượng toàn diện lên
năng suất”. Đây là một nghiên cứu lý thuyết trong đó tác giả xác định các yếu tố
trong quản lý chất lượng toàn diện có tác động đến năng suất đó chính là:sự cải tiến
liên tục, trao quyền cho nhân viên, tập trung vào khách hàng và tiếp cận phương
pháp quản lý có hệ thống.
Nghiên cứu của Politis, J. D. (2005) “Định hướng lãnh đạo trong môi trường
làm việc đối với sáng tạo và năng suất”. Đây là 1 nghiên cứu định lượng trên 140
nhân viên của một tổ chức công nghệ cao tại UAE. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra
rằng các nhân tố có ảnh hưởng đến năng suất bao gồm cam kết của quản lý cấp cao,
quản trị nguồn nhân lực, mối quan hệ trong doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Robert L. Mathis & John H. Jackson (2011) “Các yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất cá nhân”. Đây là một nghiên cứu lý thuyết các yếu tố ảnh


×