Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

nguyên tắc và một số phương pháp điều trị phẫu thuật bệnh ung thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.46 KB, 2 trang )

nguyên tắc và một số phương pháp điều trị phẫu thuật bệnh ung thư
Trả lời
1. NGUYÊN TẮC PHẪU THUẬT UNG THƯ
- Phẫu thuật ung thư phải tuân theo những nguyên tắc chung của điều trị bệnh ung thư
như nguyên tắc điều trị phối hợp, lập kế hoạch và bổ sung kế hoạch điều trị, phải có theo
dõi định kỳ sau điều trị.
- Phẫu thuật ung thư phải tuân theo các nguyên tắc chung của ngoại khoa cũng như
những yêu cầu, đòi hỏi về gây mê hồi sức như có thêm bệnh nặng phối hợp, thể trạng
bệnh nhân quá kém, tuổi quá cao không nên điều trị phẫu thuật.
- Phải có chẩn đoán bệnh chính xác, đúng giai đoạn trước phẫu thuật chẳng hạn ung thư
xương phải cắt cụt chi nếu chẩn đoán sai, giải phẫu bệnh không phải ung thư xương thì
hậu quả rất nặng nề.
- Phẫu thuật ung thư phải đúng chỉ định. Chỉ định phẫu thuật triệt căn thường cho những
ung thư tại chỗ hoặc tại vùng. Một số ung thư chống chỉ định phẫu thuật như ung thư vú
thể viêm, khi khối u đang viêm nóng mà can thiệp phẫu thuật sẽ nguy hiểm làm tăng di
bào.
- Phẫu thuật triệt căn ung thư phải theo nguyên tắc:
+ Lấy đủ rộng u và tổ chức quanh u (vùng mà tế bào ung thư có thể xâm lấn tới) đảm bảo
ở diện cắt không còn tế bào ung thư, muốn vậy phải kiểm tra diện cắt bằng soi vi thể mô
bệnh học theo kỹ thuật sinh thiết cắt lạnh. Diện cắt an toàn tuỳ theo loại ung thư như ung
thư da, vú: cách u khoảng 2 cm; ung thư đại tràng: cách u khoảng 5 cm; ung thư trực
tràng diện cắt dưới cách u khoảng 2 cm; ….
+ Nạo vét triệt để hệ thống hạch vùng, nhất là khi đã có hạch bị xâm lấn ung thư, thường
áp dụng với các ung thư biểu mô, ví dụ như nạo vét hạch nách trong điều trị ung thư vú,
nạo vét hạch mạc treo trong điều trị ung thư đại trực tràng…
+ Trong mổ không được reo rắc tế bào ung thư, không cấy tế bào ung thư ở diện mổ.
+ Phẫu thuật ung thư phải đúng mục đích.
2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT UNG THƯ
Có hai loại chỉ định chính là điều trị phẫu thuật triệt căn và tạm thời.
- Phẫu thuật điều trị triệt căn trong ung thư có thể là: Phẫu thuật đơn độc (với những
trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm - tổn thương khu trú chưa di căn xa) hoặc nằm trong kế


hoạch điều trị phối hợp nhiều phương pháp. Chiến lược, chiến thuật phối hợp như thế nào
hoàn toàn phụ thuộc vào từng loại bệnh và từng giai đoạn bệnh một cách cụ thể, chính
xác trên mỗi trường hợp. Phẫu thuật là phương pháp chính để điều trị triệt căn cho nhiều
bệnh ung thư như ung thư dạ dày, đại trực tràng, vú, cổ tử cung, phổi, phầm mềm…
- Phẫu thuật điều trị tạm thời chỉ định cho những trường hợp bệnh ở giai đoạn muộn, tổn
thương đã lan rộng. Căn cứ vào các biến chứng do ung thư gây ra mà phẫu thuật tạm thời
cũng có các mục đích khác nhau:
+ Phẫu thuật lấy bỏ u tối đa: Khi khối u lớn, dính việc cắt bỏ khối u triệt để khó thực
hiện, có thể thực hiện việc cắt bỏ u tối đa. Việc làm này sẽ làm giảm đáng kể khối lượng
tổ chức ung thư, tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng các phương pháp điều trị bổ sung
khác (xạ trị, hoá trị...). Ví dụ như trong ung thư buồng trứng, ung thư tinh hoàn...


+ Phẫu thuật phục hồi sự lưu thông: Làm hậu môn nhân tạo, nối vị tràng, nối tắt hồi tràng
- đại tràng, mở thông dạ dày, mở khí quản, mở thông bàng quang....
+ Phẫu thuật cầm máu: Thắt động mạch chậu trong ung thư cổ tử cung, thắt mạch cảnh
trong ung thư vòm.
+ Phẫu thuật sạch sẽ chỉ định cho nhiều trường hợp như ung thư vú giai đoạn muộn, có
vỡ loét...
+ Phẫu thuật giảm đau: Phẫu thuật cắt cụt chi, tháo khớp trong ung thư xương, cắt thần
kinh chi phối vùng tổn thương...
Phẫu thuật với ung thư tái phát và di căn
- Tái phát ung thư là một đặc tính của bệnh ung thư. Tuy nhiên trong một số trường hợp
ung thư tái phát sau điều trị như ung thư đại tràng, giáp trạng…Việc phẫu thuật lại vẫn có
thể cho kết quả tốt. Chỉ định mổ lại tuỳ thuộc vào từng loại bệnh, cũng như khả năng lấy
bỏ hết những tổn thương tái phát đó.
- Di căn ung thư là giai đoạn cuối cùng của bệnh, nhưng nhiều trường hợp vẫn có thể
điều trị phẫu thuật cho kết quả chẳng hạn như ung thư đại tràng có di căn gan một ổ, nếu
phẫu thuật cắt đại tràng và cắt nhân di căn vẫn cho kết quả khả quan.
- Nói chung, thường chỉ định phẫu thuật cho các di căn hạch vùng. Còn với các trường

hợp di căn khác, chỉ định phẫu thuật phải được cân nhắc dựa trên những tiêu chí sau:
+ Thời gian xuất hiện di căn muộn (tính theo năm)
+ U di căn khu trú, đơn độc ở một cơ quan.
+ Sức khoẻ bệnh nhân có cho phép không, tai biến do phẫu thuật là tối thiểu
Phẫu thuật trong điều trị phối hợp (đa mô thức)
- Do những đặc tính của bệnh ung thư, một trong những nguyên tắc là điều trị phối hợp.
Phẫu thuật được kết hợp với điều trị hoá chất hoặc xạ trị nhằm cắt giảm khối u tạo điều
kiện tốt nhất cho điều trị hoá chất hoặc xạ trị.
- Điều trị phẫu thuật còn có vai trò là phương pháp bổ trợ cho xạ trị, hoá trị như trong
trường hợp ung thư vòm, sau xạ trị liều triệt căn mà vẫn còn tồn tại khối hạch cổ, cần
thiết phải điều trị bổ sung bằng phẫu thuật lấy hạch. Trường hợp u lymphô ác tính biểu
hiện ở ống tiêu hoá, phương pháp điều trị là phối hợp giữa phẫu thuật với hoá chất.
- Trong một số trường hợp như cắt buồng trứng, cắt tinh hoàn trong điều trị ung thư vú,
tuyến tiền liệt, việc phẫu thuật là nhằm mục đích điều trị nội tiết
Các phẫu thuật khác
- Phẫu thuật đông lạnh, đốt điện, tia lade thường được ứng dụng cho ung thư da loại tế
bào đáy. Đốt điện hoặc lade ứng dụng để cầm máu, giảm bớt khối u chống bít tắc như
ung thư thực quản, ung thư trực tràng khôngmổ được
- Phẫu thuật nội soi là ứng dụng những tiến bộ của nội soi can thiệp, ngày càng có vai trò
trong phẫu thuật điều trị ung thư.

2



×