Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN một số KINH NGHIỆM GIÚP học SINH học tốt cú PHÁP các hàm TRONG EXCEL TIN học 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.68 KB, 14 trang )

1

MỤC LỤC
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.....................................3


1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chương trình bảng tính điện tử là một phần mềm rất phổ biến và thông
dụng hiện nay, trong đó chương trình Microsoft Excel là phần mềm phổ biến
rộng rãi nhất. Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học nói chung, Tin học
7 nói riêng bản thân tôi nhận thấy giáo viên ngoài việc trang bị cho học sinh
kiến thức khoa học về tin học, phát triển tư duy, mặc khác phải chú trọng rèn
luyện kỹ năng thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học sinh được thực
hành, nắm bắt và tiếp cận những công nghệ mới của tin học phục vụ học tập và
đời sống. Tuy nhiên, từ thực tế dạy học tôi nhận thấy nhiều học sinh còn yếu về
kĩ năng thực hành trên máy. Thậm chí còn có một số học sinh còn ngại thực
hành, thao tác trên máy còn chưa chuẩn, đa số thực hành trên máy chỉ tập trung
vào học sinh khá giỏi, số còn lại chỉ quan sát nên khi giáo viên hỏi không thực
hiện được. Do vậy các tiết thực hành ít khi đạt yêu cầu chất lượng và hiệu quả.
Đối với chương trình tin học 7 chủ yếu là sử dụng các hàm để tính toán
nhưng đa số các em không nhớ được cú pháp, cũng như xác định đúng tên hàm.
Chính vì vậy, chất lượng bộ môn chưa đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ những cơ sở trên, tôi đã chọn sáng kiến “MỘT SỐ KINH
NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT CÚ PHÁP CÁC HÀM TRONG
EXCEL - TIN HỌC 7” Nhằm giúp các em yêu thích, hứng thú và phát huy hết
năng lực của mình với bộ môn Tin học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu


- Học sinh vận dụng kiến thức về các hàm trong Excel để tính điểm trung
bình.
- Giúp học sinh hình thành kĩ năng sử dụng các hàm trong Excel một cách
chính xác và thành thạo hơn.


2
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Giúp học sinh hứng thú học môn Tin học 7 nhất là tiết thực hành và rèn luyện
cho học sinh tính tư duy, tính sáng tạo trong quá trình học và áp dụng thực tế để
tính điểm trung bình ở mỗi môn học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu về cú pháp và cách sử dụng hàm áp dụng cho môn tin học 7.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát các tiết dạy trên lớp.
- Phương pháp thống kê, kiểm tra đánh giá.
- Phương pháp thực nghiệm.
5. Tính mới của đề tài
Đề tài này có thể vận dụng cho tất cả học sinh mới bắt đầu làm quen với Excel
và hỗ trợ cho việc ôn luyện học sinh giỏi bộ môn Tin học.


3

PHẦN 2: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Muốn học sinh đạt kết quả tốt trong học tập, ngoài sự nổ lực học tập của học
sinh thì vai trò hướng dẫn, dìu dắt của người giáo viên là rất quan trọng. Tác
dụng của đổi mới phương pháp dạy học là làm sao để giúp cho học sinh học tập
tích cực, độc lập, sáng tạo, tư duy,… đem lại niềm vui và thích thú học tập cho

học sinh. Các em mới làm quen với Excel trong chương trình tin học 7 nên còn
nhiều bỡ ngỡ nhất là sử dụng các hàm để tính toán, cú pháp hàm đôi khi các em
còn gặp khó khăn, nhầm lẫn dẫn đến kết quả không chính xác hoặc bị lỗi. Để
giải quyết vấn đề trên giáo viên phải liên hệ cho học sinh tự tính điểm trung bình
môn nhằm hình thành tính sáng tạo, tư duy, tích cực và nỗ lực hơn giúp các em
đạt được thành tích cao hơn trong học tập thông qua điểm thực tế của mình.
2. Cơ sở thực tiễn
Qua hơn nhiều năm giảng dạy chương trình tin học lớp 7, tôi nhận thấy rằng
kĩ năng sử dụng hàm tính toán trong Excel của các em còn yếu, các em thường
hay nhầm lẫn khi sử dụng hàm tính trung bình, đa số các em vẫn chưa làm theo
đúng cú pháp của hàm dẫn đến sai kết quả hoặc bị lỗi.
Do đó các em phải hiểu rõ cú pháp của các hàm trong Excel, phân biệt được
cách tính trung chung bằng cách cộng lại rồi chia trung bình và cách sử dụng
hàm để tính trung bình.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
3.1 Giải pháp 1: Hiểu cú pháp
3.1.1 Mô tả: Cú pháp hàm trong chương trình bảng tính Excel lớp 7
Cú pháp hàm tính tổng: =SUM(a, b, c, ...)
Cú pháp hàm tính trung bình: =AVERAGE(a, b, c, ...)
Cú pháp hàm tìm giá trị lớn nhất: =MAX(a, b, c, ...)
Cú pháp hàm tìm giá trị nhỏ nhất: =MIN(a, b, c, ...)
Trong đó a, b, c, ... đặt cách nhau bởi dấu phẩy là số hay địa chỉ ô tính, số
lượng không hạn chế.


4
3.1.2 Biện pháp
Để giải bất kỳ một bài toán Excel nào trên máy tính thì chúng ta cũng cần đọc
kĩ yêu cầu bài toán, xác định đúng hàm và viết đúng cú pháp rồi mới thực hiện
chuỗi các thao tác để giải bài toán.

3.1.3 Cách thực hiện
Cú pháp chung:
= TÊN HÀM ([Danh sách đối số] thường cách nhau bởi dấu phẩy)
Phần lớn các hàm của Excel có đối số nhưng cũng có những hàm không có
đối số. Nếu hàm có nhiều đối số thì giữa các đối số phải được phân cách bằng
ký hiệu phân cách được quy định trong Windows (thường sử dụng dấu phẩy). Số
đối số của hàm nhiều hay ít là tùy theo từng hàm cụ thể.
Đối số của hàm có thể là: Các giá trị số =MIN(1, 20) hoặc =MIN(địa chỉ ô),
địa chỉ vùng =SUM(A2, C4:C10, 6),...
3.2 Giải pháp 2: Cách sử dụng hàm
3.2.1 Mô tả
Hàm dùng để tính toán và trả về một giá trị. Trong ô chứa hàm sẽ trả về một
giá trị, một chuỗi ký tự hoặc một thông báo lỗi,… Excel có một tập hợp các hàm
rất phong phú và được phân loại theo từng nhóm phục vụ cho việc tính toán trên
nhiều kiểu dữ liệu và nhiều mục đích khác nhau.
Hàm trong excel là hàm được lập trình sẵn dùng để tính toán hoặc thực hiện
một chức năng nào đó. Việc sử dụng thành thạo các hàm sẽ giúp chúng ta tiết
kiệm được rất nhiều thời gian so với tính toán thủ công không dùng hàm.
3.2.2 Biện pháp
Một bài toán có nhiều cách để tính toán, học sinh phải xác định kĩ bài toán và
sử dụng hàm một cách hợp lí để có kết quả chính xác và nhanh nhất.
3.2.3 Cách thực hiện
Công thức các hàm trong Excel được nhận dạng là do nó bắt đầu là dấu = và
sau đó là sự kết hợp của các toán tử, các trị số, các địa chỉ tham chiếu và các
hàm.
Ví dụ như ta dạy tiết lí thuyết " SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN".


5
Kiến thức trọng tâm: Hàm trong chương trình bảng tính là gì, cách sử dụng

hàm và nắm được cú pháp và chức năng của các hàm.
Kĩ năng cần đạt là: vận dụng được kiến thức để làm bài tập và thực hành.
Để biết được hàm trong chương trình bảng tính là gì thì giáo viên lấy 2 - 3
ví dụ từ công thức:

Ví dụ:
Nêu công thức tính tổng hai số: 3, 5 và 2, 4 từ bảng trên
Học sinh:

=(3+5)
=(2+4)

Giáo viên: Đưa ra hàm tương ứng tính tổng hai số 3, 5 và 2, 4 như sau:
=sum(3, 5)
=sum(2, 4)
Nêu công thức tính trung bình cộng 2 số: 3, 5 và 2, 4
Học sinh:

=(3+5)/2
=(2+4)/2

Giáo viên: Đưa ra hàm tương ứng tính trung bình cộng hai số 3, 5 và 2, 4
như sau:
=Average(3, 5)
=average(2, 4)
Giáo viên: Cho học sinh xác định số 3, 5 và 2, 4 tương ứng ở những ô
tính nào
Học sinh: Xác định số 3 thuộc ô B1, số 5 thuộc ô B2 và số 2 thuộc ô A1,
số 4 thuộc ô A2
Giáo viên: Đưa ra hàm tính trung bình cộng bằng địa chỉ ô

=Average(B1, B2)
=Average(A1, A2)


6
Từ những ví dụ trên giáo viên dẫn dắt vào vấn đề: hàm trong chương trình
bảng tính là gì?
Học sinh: Trả lời
Ghi bài: "Hàm là công thức được định nghĩa từ trước, được sử dụng để
tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể"
Cách sử dụng hàm tương tự như cách sử dụng công thức:
Giáo viên: Có 4 bước sử dụng hàm:
Bước 1: Chọn ô cần nhập hàm
Bước 2: Gõ dấu =
Bước 3: Nhập hàm đúng cú pháp
Bước 4: Nhấn phím Enter
Học sinh: Nhắc lại
Giáo viên: gợi ý cho học sinh: Cách sử dụng hàm giống như sử dụng công
thức từ đó cho học sinh nêu cách sử dụng công thức.
Học sinh: Trả lời
Giáo viên: Cho 1-2 em khác nhắc lại cách sử dụng hàm
Ghi bài: Khi nhập hàm vào ô tính, dấu "=" là kí tự bắt buộc.
Hàm tính trung bình chung:
Giáo viên: Gợi ý cho học sinh xác định hàm tính trung bình chung có tên
là gì? chức năng, cú pháp của hàm?
Học sinh: Xác định tên hàm, chức năng, cú pháp
Giáo viên: Lấy vài ví dụ để học sinh hiểu rõ hơn
Chức năng: Tính trung bình chung 1 dãy các số
Cú pháp: =Average(a,b,c,...)
Trong đó các biến a, b, c đặt cách nhau bởi dấu phẩy, là số hoặc địa chỉ ô,

số lượng biến không hạn chế.
Giáo viên mở rộng thêm bài tập để tiết học sinh động hơn bàng cách tính
điểm trung bình của môn học:
Ví dụ: Tính điểm trung bình môn của các bạn sau và tính điểm miệng và
15 phút hệ số 1, 1 tiết hệ số 2 và thi hệ số 3:


7

Giáo viên hướng dẫn tính điểm bằng cách:
TBM=(miệng + 15 phút + 1 tiết x 2 + thi 3)/10
Yêu cầu các em thảo luận tính điểm trung bình môn bằng cách dùng hàm
hoặc công thức:
Học sinh 1: =(C4+D4+E4+F4*2+G4*2+H4*3)/10
Học sinh 2: =(C4+D4+E4+(F4+G4)*2+H4*3)/10
Học sinh 3: =Average(C4,D4,E4,F4,F4,G4,G4,H4,H4,H4)
Học sinh 4: =Average(C4:H4,F4,G4,H4,H4)
Giáo viên nhận xét và sửa nếu ghi nhận trường hợp chưa đúng. Trong 4
kết quả của 4 học sinh đều đúng. Giáo viên khuyến khích các em nên sử dụng
hàm một cách đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu.
Ghi nhận kết quả đúng:

Điểm trung bình môn thường lấy 1 số sau dấu chấm thập phân nên giới
thiệu thêm cho các em hàm làm tròn số là: =ROUND(số,giá trị làm tròn). Nếu
làm tròn lấy 1 chữ số sau dấu chấm thập phân thì giá trị làm tròn là 1, 2 chữ số


8
sau dấu chấm thập phân thì giá trị làm tròn là 2, làm tròn không lấy giá trị sau
dấu chấm thập phân thì giá trị làm tròn là 0…

Học sinh 1: =Round((C4+D4+E4+F4*2+G4*2+H4*3)/10,1)
Học sinh 2: =Round((C4+D4+E4+(F4+G4)*2+H4*3)/10,1)
Học sinh 3: =Round(Average(C4,D4,E4,F4,F4,G4,G4,H4,H4,H4),1)
Học sinh 4: =Round(Average(C4:H4,F4,G4,H4,H4),1)
Để làm tròn lấy 1 số sau dấu chấm thập phân, nếu số thứ hai sau dấu chấm
thập phân lớn hơn hoặc bằng 5 thì số thứ nhất sau dấu chấm thập phân sẽ được
tăng lên một đơn vị, nếu nhỏ hơn 5 thì số thứ nhất thì giữ nguyên.
Ví dụ: Điểm trung bình (cột TBM) của bạn Nguyễn Thành An 7.84 sẽ
được làm tròn thành 7.8, Lê Thị Kim Yến 8.35 được làm tròn thành 8.4
Kết quả khi sử dụng hàm Round để làm tròn số:

Từ ví dụ mở rộng trên giáo viên hướng dẫn được cho các em có thể tự
tính điểm trung bình các môn học bằng cách sử dụng hàm trong chương trình
bảng tính, nhằm giúp cá em chú trọng hơn kết quả học tập để nâng cao thành
tích.
4. Kết quả
Trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng sáng kiến nêu trên, qua khảo sát
trước và sau khi áp dụng sáng kiến và thực tế của học sinh, tôi đã thấy chất lượng
bộ môn đạt kết quả cao hơn rõ rệt.


9
Cụ thể như sau:
Trước khi thực hiện sáng kiến
Lớp

Tổng số

7A1
7A2


HS
42
42

Giỏi
8
9

Khá

TB

Yếu

19.05 % 10 23.81 % 14 33.33 % 10
21.43 % 12 28.57 % 13 30.95 % 8

23.81 %
19.05 %

Kém
0 0,0 %
0 0,0 %

Sau khi thực hiện sáng kiến
Lớp

Tổng số


7A1
7A2

HS
42
42

Giỏi
15
16

Khá

TB

35.71 % 13 30.95 % 14 33.34 %
38.10 % 1 35.71 % 11 26.19 %
5

PHẦN 3: KẾT LUẬN

Yếu
0
0

0,0 %
0,0 %

Kém
0 0,0 %

0 0,0 %


10
1. Kết luận chung
Tóm lại: Trong quá trình thực hành thì các em không tránh khỏi những sai
sót như:
- Tính trung bình chung của 3 số 8, 9 và 10. Học sinh đôi khi còn nhầm lẫn
giữa tính tổng chia cho trung bình và sử dụng hàm:
Học sinh 1: =Sum(8,9,10)/3

Kết quả đúng, dùng sai hàm

Học sinh 2: =Sum(8+9+10)/3

Kết quả đúng, cú pháp sai

Học sinh 3: =Average(8,9,10)/3

Kết quả sai, cú pháp sai

Học sinh 4: =Average(8+9+10)/3

Kết quả đúng, cú pháp sai

Học sinh 5: =Average(8+9+10/3)

Kết quả sai, cú pháp sai

Giáo viên quan sát sửa lỗi cho các em =Average(8,9,10).

- Quá trình tính toán có rất nhiều cách cho ra kết quả đúng nhưng sử dụng
cách tối ưu nhất khi sử dụng hàm đúng cú pháp. Các em mới làm quen với
chương trình bảng tính nên không tránh khỏi sai xót. Do đó cách cho các em tự
ghi nhận điểm cá nhân để tính trung bình môn là một trong những biện pháp
giúp hình thành tính tỉ mỉ sử dụng hàm đúng cú pháp, nhằm tạo cơ hội cho các
em tự theo dõi điểm trong quá trình học tập và tạo thêm động lực từ đó phấn đấu
hơn trong học tập. Không chỉ riêng môn tin học mà có thể áp dụng tất cả các
môn học khác để thành tích học tập ngày càng được nâng cao.
2. Đề xuất – kiến nghị
Mỗi phòng máy chỉ giới hạn 20 máy (đôi khi máy bị hỏng không đủ 20 máy),
mà số học sinh của một lớp là trên 40 em gây nhiều khó khăn khi phân chia chỗ
ngồi trong phòng thực hành tin học. Tôi mong rằng trong tương lai, phòng máy
vi tính sẽ được mở rộng, nâng cấp và đầu tư hơn cả về số lượng lẫn chất lượng
tạo điều kiện cho các em học sinh được thực hành có chất lượng hơn. Vì có như
vậy chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh mỗi ngày đạt chất lượng
cao hơn.


11
Tổ chức những cuộc hội thảo về phương pháp giảng dạy để giáo viên rút
kinh nghiệm và tìm ra các phương pháp giảng dạy hay, phù hợp.
Trên đây là tóm lược một số kinh nghiệm mà bản thân đã đúc kết được trong
quá trình giảng dạy môn tin học 7 ở trường. Qua đó giúp học sinh và đồng nghiệp
có thể làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập và giảng dạy của mình có
hiệu quả. Trong quá trình thực hiện bài viết này sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp
để bài viết được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO



12
1. Sách giáo khoa tin học THCS quyển 7 – Tái bản lần thứ 6 năm 2016 - Nhà xuất
bản giáo dục Việt Nam.
2. Sách giáo khoa tin học THCS quyển 7 – Tái bản lần thứ 10 năm 2017 - Nhà
xuất bản giáo dục Việt Nam.
3. Sách bài tập tin học THCS quyển 7 – Xuất bản lần thứ 1 năm 2014 - Nhà xuất
bản giáo dục Việt Nam.
4. Tham khảo một số trang Website
- Trường học kết nối: truonghocketnoi.edu.vn/
- Diễn đàn tin học: www.ddth.com/
- Thư viện trực tuyến: violet.vn/

Duyệt của tổ chuyên môn
TỔ TRƯỞNG

……….., ngày tháng năm 2017
Người viết sáng kiến


13

Trịnh Thị Tố Uyên
Nhận xét, đánh giá của Hội đồng xét duyệt sáng kiến
cải tiến kỹ thuật trường THCS LÂM KIẾT
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..

Xếp loại……………..
TM.HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH

Nhận xét, đánh giá của Hội đồng xét duyệt sáng kiến
cải tiến kỹ thuật Ngành Giáo dục
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
Xếp loại……………..
TM.HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH



×