Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Báo cáo dự án khả thi Trồng rừng phòng hộ để cải thiện môi trường sống và canh tác của người dân thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 113 trang )

Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt nam

Tổ chức Hợp tác Quốc tế
Nhật Bản (JICA)

Báo cáo dự án khả thi
Trồng rừng phòng hộ để cải thiện môi trường sống và canh tác của người dân thôn
Hồng Lâm, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHẢ THI VÀ KẾ HOẠCH THỰ
---FICAB---

-Tháng 2/2012-


LỜI NÓI ĐẦU
Nghiên cứu phát triển về tăng cường năng lực xây dựng nghiên cứu khả thi (NCKT)
và kế hoạch thực hiện (KHTH) cho các dự án trồng rừng ở Việt Nam (sau đây gọi tắt là "
FICAB” ) đã được triển khai thực hiện trong 3 năm từ năm 2005 đến năm 2008 với mục
đích tăng cường khả năng quản lý và khả năng phối hợp của cán bộ Bộ NN & PTNT
trong việc giám sát chất lượng của NCKT và KHTH nhằm mục đích nâng cao năng lực
của cán bộ cấp tỉnh về chuẩn bị báo cáo NCKT và KHTH và xây dựng bộ tài liệu đào tạo
sử dụng để triển khai đào tạo kỹ thuật về chuẩn bị F/S và IP cho dự án trồng rừng.
Sau khi hoàn thành dự án FICAB, để thúc đẩy việc trồng rừng đối với rừng sản xuất
trên khắp diện tích rộng lớn ở Việt Nam thì việc tăng cường hơn nữa năng lực của các
cán bộ cấp tỉnh, những người có liên quan đến lập kế hoạch trồng rừng là rất quan trọng
và là cơ sở cho việc huy động vốn để trồng rừng. Với mục đích này, dự án tăng cường
năng lực lập kế hoạch và thực thi trồng rừng (sau đây gọi tắt là " FICAB II ") đã được
triển khai thực hiện trong 3 năm từ năm 2010 đến năm 2013 bằng cách sử dụng bộ tài liệu
đào tạo – một trong những kết quả (sản phẩm) của dự án FICAB.


Mục tiêu của dự án FICAB II là để tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ lâm
nghiệp chủ chốt cho việc thiết lập kế hoạch trồng rừng tại 23 tỉnh. Để tăng cường năng
lực lập kế hoạch và thực thi trồng rừng, đào tạo tại chỗ (đào tạo thực việc) cho nhóm học
viên cấp tỉnh đã được thực hiện với sự hỗ trợ từ trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Việc đào tạo tại chỗ được chia thành hai phần. Phần đầu của việc đào tạo tại chỗ là thực
hiện NCKT, các học viên cấp tỉnh thực hiện nghiên cứu khả thi thông qua 5 bài tập (bài
tập 1: Xác định dự án; bài tập 2: Khảo sát và phân tích hiện trường, bài tập 3: Lập kế
hoạch dự án, bài tập 4: Biện minh dự án, bài tập 5: Dự thảo báo cáo NCKT), và như kết
quả của phần đầu của đào tạo tại chỗ là dự thảo báo cáo NCKT đã được chuẩn bị bởi mỗi
nhóm học viên cấp tỉnh. Phần thứ hai của việc đào tạo tại chỗ là chuẩn bị báo cáo KHTH,
Nhóm học viên cấp tỉnh đã chuẩn bị bản dự thảo báo cáo KHTH thông qua việc thực hiện
bài tập 6 (dự thảo báo cáo KHTH).
23 tỉnh tham gia vào dự án FICAB là:
Vùng Đông Bắc: Bắc Cạn, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái.
Vùng Tây Bắc: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.
Vùng Bắc Trung Bộ:Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và
Thừa Thiên Huế.
i


Vùng Nam Trung Bộ: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận
và Bình Thuận .
Vùng Tây Nguyên: Đắc Nông, Kon Tum và Lâm Đồng.
Mô hình “trồng rừng phòng hộ để cải thiện môi trường sống và canh tác của người
dân thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận” là kết quả đào tạo
của chương trình nghiên cứu nâng cao năng lực để chuẩn bị dự án khả thi (F/S) và kế
hoạch thực hiện dự án (IP) trồng rừng phòng hộ tại Việt Nam (gọi tắt là FICAB).
Mục tiêu trực tiếp của FICAB là tăng cường năng lực trong các dự án trồng rừng
thông qua các khóa tập huấn tập trung (OJT), thảo luận và hội thảo.
Sáu tỉnh mục tiêu để FICAB lựa chọn xây dựng F/S trong pha II này là Quảng Nam,

Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Thông qua việc thực hiện FICAB đã thu được kết quả như tăng cường năng lực cho
cán bộ của sáu tỉnh trong việc xây dựng dự án khả thi: Cán bộ được lựa chọn từ sáu tỉnh
được tăng cường năng lực về chuẩn bị F/S và IP và xây dựng phương pháp giám sát và
tập huấn kỹ thuật về xây dựng F/S và IP; xây dựng bộ tài liệu đào tạo để thực hiện đào tạo
kỹ thuật về xây dựng F/S và IP cho các dự án trồng rừng.

ii


Hình 1 Bản đồ tỉnh Bình Thuận

iii


Hình 2 Bản đồ xã Hòa Thắng Huyện Bắc Bình

iv


Hình 3 Vùng dự án huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận

v


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

i


MỤC LỤC vi
DANH MỤC CÁC BIỂU viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
TỶ GIÁ CHUYỂN ĐỔI x
CÁC TỪ VIẾT TẮT

xi

TÓM TẮT xii
CƠ SỞ PHÁP LÝ xviii
GIÓI THIỆU

1

PHẦN I. BỐI CẢNH DỰ ÁN

3

CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH DỰ ÁN 4
1.1 Bối cảnh quốc gia
4
1.2 Bối cảnh trong tỉnh Bình Thuận và huyện Bắc Bình 6
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
2.1 Điều kiện tự nhiên
7
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
10
2.3 Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM


7

14
18

3.1 Kết quả thực hiện các Dự án đã triển khai trên địa bàn tỉnh 18
3.2 Bài học kinh nghiệm
19
CHƯƠNG 4: NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
21
4.1 Thuận lợi 21
4.2 Khó khăn 21
PHẦN II. NỘI DUNG DỰ ÁN 22
CHƯƠNG 1: LÝ DO THỰC HIỆN DỰ ÁN

23

CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ DỰ ÁN

24

2.1 Mục tiêu tổng quát
24
2.2 Mục tiêu cụ thể và thành quả của dự án
24
CHƯƠNG 3: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

25


3.1 Kế hoạch thực hiện dự án
25
3.2 Tiến độ thực hiện dự án 31
CHƯƠNG 4: CHI PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN HỖ
TRỢ 35

vi


4.1 Kế hoạch cấp vốn cho 1ha
35
4.2 Kế hoạch cấp vốn cho toàn bộ dự án 36
CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 37
CHƯƠNG 6: TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN 38
6.1 Quan điểm chung 38
6.2 Đơn vị thực thi dự án
38
6.3 Các thành phần khác
38
CHƯƠNG 7: GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN

39

7.1 Xây dựng các chỉ số
39
7.2 Các chỉ số về tiến độ
39
7.3 Thực hiện giám sát và đánh giá 40
PHẦN III. BIỆN MINH DỰ ÁN
41

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ KINH TẾ

42

1.1 Phân tích tài chính
42
1.2 Phân tích kinh tế 44
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

47

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI

48

CHƯƠNG 4: TÍNH BỀN VỮNG CỦA DỰ ÁN

49

4.1 Tính bền vững về kinh tế 49
4.2. Tính bền vững về xã hội và môi trường
49
4.3. Tính bền vững ở các khía cạnh khác 49
CHƯƠNG 5: RỦI RO CỦA DỰ ÁN VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM
THIỂU
50
5.1 Những rủi ro
50
5.2 Biện pháp giảm thiểu
50

PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 51
1. Kết luận
52
2. Khuyến nghị
PHỤ LỤC 53

52

Phụ lục 1. Ma trận thiết kế dự án

54

Phụ lục 2 Điều kiện tự nhiên vùng dự án

57

Phụ lục 3. Số liệu kinh tế xã hội 65
Phụ lục 4. Biểu chi phí

67

Phụ lục 5. Biểu chi phí

74

Phụ lục 6. Biểu tính ngày công lao động

102

Phụ lục 7 Hình ảnh104


vii


DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu I-1 Phân loại đất đai theo đơn vị hành chính....................................................7
Biểu I-2 Diện tích đất lâm nghiệp theo đai cao và độ dốc.........................................8
Biểu I-3 Các loại đất chính trong vùng dự án............................................................8
Biểu I-4 Các nhân tố khí hậu theo tháng....................................................................9
Biểu I-5 Dân số và lao động trong vùng dự án.........................................................11
Biểu I-6 Tổng thu nhập trung bình của hộ gia đình theo nguồn thu nhập............12
Biểu I-7 Giá trị và tỷ trọng giữa các ngành kinh tế trong vùng dự án năm 2010..13
Biểu II-8 Mạng lưới giao thông đường bộ trong vùng dự án..................................14
Biểu I-9 Diện tích đất lâm nghiệp theo hiện trạng sử dụng trong vùng dự án....15
Biểu I-10 Diện tích đất lâm nghiệp theo chủ sở hữu, đơn vị hành chính (cấp xã)15
Biểu I-11 Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp chưa có rừng theo chủ sở hữu, đơn
vị hành chính (cấp xã)........................................................................................16
Biểu I-12 Trữ lượng lâm phần theo chủ sở hữu (quyền sử dụng đất), đơn vị hành
chính cấp xã, hiện trạng sử dụng đất trong vùng dự án..................................16
Biểu I-13 Diện tích và trữ lượng lâm phần theo loài cây và cấp tuổi.....................16
Biểu II-1 Kế hoạch trồng rừng hàng năm................................................................26
Biểu II-2 Kế hoạch cung cấp cây giống....................................................................27
Biểu II-3 Tổng yêu cầu lao động hàng năm..............................................................28
Biểu II-4 Kế hoạch đào tạo........................................................................................29
Biểu II-5 Kế hoạch chăm sóc bảo vệ rừng trồng......................................................30
Biểu II-6 Biểu Lịch trình tổng quát cho việc thực thi dự án...................................31
Biểu II-7 Lịch trình thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị.........................................32
BiểuII-8 Các hoạt động tác nghiệp cho mô hình trồng rừng 1 ha..........................33
Biểu II-9 Kế hoạch cấp vốn cho 1ha cây Xoan chịu hạn Error: Reference source not
found

Biểu II-10 Kế hoạch cấp vốn cho 1ha cây Phi lao....................................................35
Biểu II-11 Kế hoạch cấp vốn cho toàn bộ dự án....Error: Reference source not found
Biểu III-1 Chi phí trung bình cho 1 ha rừng Phi lao...............................................43
Biểu III-2 Chi phí trung bình cho 1 ha rừng Xoan..................................................44
Biểu III-3 Diện tích mặt nước của Bầu Ông- Bầu Bà qua các thời kỳ...................45
Biểu III-4 Độ sâu đáy Bầu trắng...............................................................................46
viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 Bản đồ tỉnh Bình Thuận..................................................................................3
Hình 2 Bản đồ xã Hòa Thắng Huyện Bắc Bình.........................................................4
Hình 3 Vùng dự án huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận..............................................5
Hình I-1 Các nhân tố khí hậu trung bình................................................................10

ix


TỶ GIÁ CHUYỂN ĐỔI
USD$ 1 = 21.000 đồng năm 2011

x


CÁC TỪ VIẾT TẮT

B/C
BQL
BVR
CCLN

CP
Sở NN & PTNT
VNFOREST
FICAB

Tỷ suất Lợi nhuận/Chi phí
Ban quản lý
Bảo vệ rừng
Chi cục Lâm nghiệp
Chính phủ
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tổng cục Lâm nghiệp
Dự án nghiên cứu phát triển tăng cường năng lực nghiên
cứu khả thi và kế hoạch thực thi các dự án trồng rừng

FIRR
F/S
IP
IRR
JICA
NPV
KT
PST
TTg
UBND
PCCR
PH
VPP
PVB
PVC

A
B
C

Tỷ suất hoàn vốn kinh tế nội bộ
Nghiên cứu khả thi
Kế hoạch thực thi
Tỷ suất hoàn vốn tài chính nội bộ
Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật bản
Giá trị lợi nhuận ròng
Kinh tế
Nhóm nghiên cứu cấp tỉnh
Thủ tướng
Ủy ban Nhân dân
Phòng chống cháy rừng
Phòng hộ
Văn phòng phẩm
Giá trị hiện tại của dòng tiền thu được
Giá trị hiện tại của dòng tiền ra thực tế
Tổng chi phí cơ bản
Dự phòng khối lượng
Dự phòng giá cả

xi


TÓM TẮT
Phần I Bối cảnh dự án
Chương 1 Bối cảnh của việc xây dựng dự án
Với diện tích đất cát hoang hoá ven biển, đồi cát di động ở huyện Bắc Bình trải

dài trên gần 50 kilômét với gần 35.000 héc-ta. Vào mùa khô hằng năm (từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau) thường xảy ra những cơn bão cát dữ dội với tốc độ gió trên 16
mét/giây, nhiều khi lên đến 25 mét/giây đe dọa chôn vùi làng mạc, ruộng đồng, đường
giao thông trên phạm vi rộng hàng chục ngàn héc-ta tạo nên nạn hoang mạc hoá vùng
nội địa bên trong và có nguy cơ bay phủ lấp đường Quốc lộ 1 A (khu vực xã Chí Công,
huyện Tuy Phong) và hiện tượng sa mạc hoá là tai ương sinh thái khó tránh khỏi nếu
không có những biện pháp thật tích cực nhằm chặn đứng hiểm họa này.
Chính vì vậy, công tác trồng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường vùng nóng hạn ở
2 huyện Tuy Phong và Bắc Bình là rất cần thiết, trước hết phải chinh phục có hiệu quả
5.000 héc-ta cát di động trong toàn vùng. Đây là yêu cầu bức thiết đặt ra cho chính
quyền và nhân dân tỉnh Bình Thuận trong thời gian tới.
Chương 2 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
Vùng đề xuất dự án nằm trên địa bàn thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng, huyện Bắc
Bình, tỉnh Bình Thuận thuộc các tiểu khu 154, 158, 159, 162, 164.
Xã Hoà Thắng là xã nằm ven biển của huyện Bắc Bình có diện tích tự nhiên là
23.653,45 ha, nằm cách trung tâm huyện Bắc Bình 42 km về phía Nam và trung tâm
tỉnh 42 km về phía Đông Bắc.
Dân số của xã là 7.593 người/1788 hộ. Trong xã có vài hộ người dân tộc Nùng,
còn lại chủ yếu là dân tộc Kinh. Mật độ dân số trung bình 32 người/km 2, rất thấp so
với mật độ dân số trung bình của huyện.
Chương 3 Bài học kinh nghiệm
Bình Thuận là tỉnh nghèo, tuy nhiên trong những năm qua tỉnh chưa nhận được
hỗ trợ từ các nguồn vốn để phát triển rừng phòng hộ ngoài việc tham gia các chương
trình phát triển rừng theo nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương như chương trình 327,
chương trình PAM 4304, chương trình 661. Việc tham gia những chương trình từ
nguồn hỗ trợ của Trung ương với suất hỗ trợ hạn chế, không đủ để đầu tư cho các diện
tích trồng rừng phòng hộ trên những vùng lập địa khó khăn.
Năm 1995 tỉnh đã tham gia thực hiện dự án trồng rừng theo chương trình 327 với
mục tiêu là phòng hộ, tận dụng đất trống đồi núi trọc (Dự án được tiến hành từ năm
xii



1995 đến 1998 đã trồng 881 ha) và năm 1999, thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu
ha rừng (trong giai đoạn 1999 – 2010 đã trồng 2.175 ha) trên bàn xã Hòa Thắng với
kinh phí để phát triển rừng thuộc ngân sách nhà nước cấp.
Dự án thuộc chương trình 327 và 661 trước đây được xây dựng đã đáp ứng được
yêu cầu phát triển rừng, phù hợp với định hướng, chủ trương phát triển của Chính phủ,
góp phần nâng cao độ che phủ, cải thiện môi trường sống, tạo việc làm và góp phần
cải thiện đời sống người dân địa phương. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng Dự án
còn tồn tại một số hạn chế như các dự án đều xây dựng trên cơ sở nguồn vốn cấp từ
ngân sách Nhà nước nên chưa phù hợp với thực tế và chưa huy động được nguồn lực
của người dân tham gia dự án; việc chọn và bố trí cây trồng rừng trên một số lập địa
không phù hợp; đất đai cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng dẫn đến chất lượng rừng trồng thấp.
Kết quả Dự án 327 trong giai đoạn 1995 – 1998 đã chết 453 ha/881 ha thực trồng; dự
án 661 chết 483 ha/2.175 ha thực trồng.
Vì vậy bài học kinh nghiệm rút ra là : Nếu đã trồng rừng thì giá trị đầu tư phải
đầy đủ để áp dụng đầu tư thâm canh, thời gian chăm sóc sau khi trồng mới đảm bảo
cho rừng sống và phát triển.
Chương 4 Những thuận lợi và hạn chế
- Thuận lợi: i) Đất trồng rừng thuộc quy hoạch rừng phòng hộ do đơn vị Nhà
nước quản lý; ii) Trên cùng lập địa đã thực hiện trồng rừng bằng 2 loài cây phi lao và
xoan chịu hạn cho kết quả khả quan.
- Khó khăn: Khí hậu, thời tiết có diễn biến bất thường nên có thể gây khó khăn
cho công tác trồng và bảo vệ rừng
Phần II Nội dung dự án
Chương 1 Lý do thực hiện dự án
Trong những năm gần đây, tình hình sa mạc hóa đã trở nên hết sức nguy hiểm.
Hai Bàu nước – Thôn Hồng Lâm xã Hòa Thắng là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt
cho người dân hai xã Hòa Thắng và Hồng Phong. Việc trồng rừng phòng hộ phía trên
2 bàu nước trở thành nhu cầu hết sức bức thiết nhằm ngăn chặt nạn cát bay bồi lấp làm

giảm dung tích nước của bàu, đồng thời bảo vệ diện tích canh tác nông nghiệp của
người dân vùng dự án.

xiii


Chương 2 Mục tiêu và kết quả dự án
Mục tiêu tổng quát của dự án là trồng rừng trên vùng đất cát di động, bán di động
phát huy vai trò phòng hộ, cải thiện môi trường sống và canh tác của người dân vùng
dự án và khu vực lân cận.
Kết quả sau 8 năm sẽ có 400 ha rừng phòng hộ với chức năng phòng hộ cao được
thiết lập để cải thiện môi trường sống và canh tác của người dân.
Chương 3 Các hoạt động dự án
3.1 Kế hoạch thực hiện dự án
400 ha đất lâm nghiệp quy hoạch trồng rừng phòng hộ sẽ được trồng rừng, chăm
sóc bảo vệ trong vòng 8 năm, trong đó 300 ha Xoan chịu hạn và 100 ha Phi lao. Thời
gian xây dựng dự án dùng để tính toán lập dự án, sau đó vẫn tiếp tục đầu tư cho công
tác bảo vệ rừng vì đây là đối tượng rừng phòng hộ. Song song với kế hoạch trồng,
chăm sóc, bảo vệ rừng sẽ lập kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho các hộ
gia đình tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ.
3.2 Lịch trình thực hiện dự án
Giai đoạn thực hiện dự án xây dựng là 8 năm được chia thành 2 giai đoạn, giai
đoạn chuẩn bị trong năm đầu tiên và giai đoạn tác nghiệp từ năm thứ hai đến năm thứ
tám. Trong giai đoạn chuẩn bị, các hoạt động cần thiết cho trồng rừng sẽ được thực
hiện như chuẩn bị hiện trường, chuẩn bị cây giống (tuổi cây 1 năm nên phải chuẩn bị
từ tháng 6, 7 của năm trước); trong giai đoạn tác nghiệp những hoạt động trực tiếp liên
quan đến trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ sẽ được triển khai.
Chương 4 Chi phí dự án 17,178 tỷ đồng (818.000 USD)
(1) Trồng rừng: 400ha, 10,538 tỷ đồng (501.810 USD) , trong đó:
Phi lao: 100ha x 46.862.435đ/ha = 4,686 tỷ đồng (223.143 USD)

Xoan chịu hạn: 300ha x 19.505.193đ/ha = 5,852 tỷ đồng (278.667 USD)
(2) Quản lý dự án theo dõi đánh giá và hỗ trợ trang thiết bị: 3,175 tỷ đồng.
(151.190 USD)
(3) Chi phí đào tạo, tập huấn kỹ thuật: 0,179 tỷ đồng.(8.524 USD).
(4) Dự phòng: 3,286 tỷ đồng (156.476 USD)

xiv


Tổng chi phí dự án trong giai đoạn hỗ trợ, bao gồm cả dự phòng khối lượng, dự
phòng giá cả, ước tính 17,178 tỷ đồng, trong đó hợp phần phát triển rừng phòng hộ
ước 10,538 tỷ đồng; đào tạo tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng ước 0,179
tỷ đồng; quản lý dự án và trang bị trang thiết bị phục vụ dự án ước 3,175 tỷ đồng; dự
phòng giá và dự phòng khối lượng 3,286 tỷ đồng.
Chương 5 Kế hoạch tài chính
Dự án xây dựng với mong muốn nhận sự đầu tư của Chính phủ hàng năm. Nguồn
đầu tư có thể theo nhiều kênh khác nhau như từ ngân sách Trung ương, từ nguồn hỗ
trợ cho phát triển rừng phòng hộ của các tổ chức phi Chính phủ, các hoạt động liên
quan đến biến đổi khí hậu toàn cầu...
Chương 6 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Ban Quản lý dự án được thành lập như một cơ quan thực hiện dự án trên cơ sở bộ
máy quản lý của BQL rừng phòng hộ Lê Hồng Phong, chịu trách nhiệm thực hiện dự
án và đạt được mục tiêu dự án đề ra. Các tổ chức liên quan: UBND tỉnh Bình Thuận,
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà
nướcUBND huyện Bắc Bình, UBND xã Hòa Thắng được liệt kê và đóng vai trò nhất
định trong quá trình thực hiện dự án.
Chương 7 Giám sát và đánh giá
Để giám sát và đánh giá việc đạt được mục tiêu dự án, các chỉ số phát triển và
các chỉ số tiến bộ được thiết lập để giám sát tiến độ thực hiện dự án. Những phương
pháp giám sát và đánh giá được hiển thị trong Ma trận thiết kế dự án.

Phần III Phần biện minh dự án
Chương 1 Phân tích tài chính và kinh tế
1.1 Phân tích tài chính
Dự án trồng rừng phòng hộ với 2 loài cây chính có tính phòng hộ cao là Phi lao
và Xoan chịu hạn.
Vì là dự án trồng rừng phòng hộ nên việc phân tích tài chính chỉ là tập hợp các
chi phí cần thiết đề đầu tư nhằm mục đích tạo được diện tích rừng phòng hộ đạt chuẩn,
phát huy tốt tính năng phòng hộ.
1.2 Phân tích kinh tế
Dự án tập trung phân tích lợi ích kinh tế do dự án mang lại cho người dân

xv


Chương 2 Đánh giá tác động môi trường
Dự án trồng rừng phòng hộ để cải thiện môi trường sống và canh tác của người
dân, cũng như bất cứ các dự án trồng rừng nào khác sẽ ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến môi trường bên trong và bên ngoài khu vực dự án ở các mức độ
khác nhau. Một số tác động ở mức độ không đáng kể mang tính tạm thời, bên cạnh đó,
một số tác động mang tính chất thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động của dự
án, các tác động của việc thực hiện Dự án nếu có thì cũng rất nhỏ
Chương 3 Đánh giá tác động xã hội
Dự án thực thi thu hút nhân công lao động, đây là nguồn thu nhập tăng thêm cho
người dân vùng dự án, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Người dân được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng để vận dụng
vào phát triển kinh tế hộ gia đình.
Từng bước tạo tiền đề cần thiết để hỗ trợ cho việc phát triển nông nghiệp và chăn
nuôi phía bên trong đai rừng, trên cơ sở xây dựng và bố trí hệ thống canh tác một cách
có khoa học dựa vào mối quan hệ chặt chẽ giữa sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp,
giữa lâm nghiệp và thủy lợi.

Chương 4 Tính bền vững
Diện tích rừng phòng hộ đạt chuẩn tất nhiên sẽ phát huy tính năng phòng hộ bền
vững, đây cũng là mục đích cần phải đạt được của dự án. Một khi rừng trồng khép tán
phát huy hiệu quả phòng hộ cũng chính là dự án đã khẳng định được tính bền vững về
mặt môi trường và xã hội.
Với các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, dự án sẽ mang lại
cho người dân tham gia dự án những hiểu biết về kỹ thuật, hiểu và thấy được ích lợi
của việc trồng rừng phòng hộ, từ đó có thể dần nâng diện tích rừng trồng tự phát trong
dân.
Chương 5 Rủi ro của dự án và các biện pháp giảm thiểu
Rủi ro: Rừng trồng có thể bị chết do thiên tai dịch bệnh và hạn hán, xảy ra cháy
rừng
Biện pháp giảm thiểu: Tăng cường công tác phòng trừ sâu bệnh hại; Tổ chức
trồng rừng ngay khi thời tiết thuận lợi; Tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ, tổ chức
các lực lượng trực sẵn sàng ứng phó khi có cháy rừng xảy ra.

xvi


Phần IV Kết luận và khuyến nghị
Chương 1 Kết luận
Dự án đầu tư nhằm phát triển diện tích rừng trồng phòng hộ trên vùng đất cát ven
biển với suất đầu tư hợp lý. Dự án được đầu tư sẽ đem lại những lợi ích về kinh tế - xã
hội, môi trường.
Có được diện tích rừng phòng hộ phát huy tác dụng sẽ có cơ hội tiếp cận các
nguồn lực đầu tư khác nhằm nhanh chóng phủ xanh vùng đất cát di động của xã Hòa
Thắng, tạo vành đai chắn cát giúp bảo vệ Bầu nước và diện tích đất sản xuất của người
dân.
Chương 2 Khuyến nghị
Trong tình hình thế giới đang tích cực tìm các biện pháp nhằm làm giảm thiểu

nguy cơ sa mạc hóa, chống biến đổi khí hậu, việc phát triển những diện tích rừng trồng
phòng hộ luôn là giải pháp ưu tiên, Sở NN-PTNT Bình Thuận rất mong dự án được
chấp thuận và có thể nhân rộng diện tích.

xvii


CƠ SỞ PHÁP LÝ
Cơ sở pháp lý cho việc xây dựng Dự án:
Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2020 và
Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2015 đã được UBND tỉnh Bình
Thuận phê duyệt.
Các tài liệu pháp lý áp dụng xây dựng Dự án:
a) Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/07/2005 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và
bảo vệ rừng.
b) Quyết định số 59/2007/QĐ-BNN ngày 19/6/2007 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định nghiệm thu trồng rừng, khoanh
nuôi xúc tiến tái sinh rừng, chăm sóc rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi
rừng tự nhiên ban hành kèm theo Quyết định số 06/2005/QĐ-BNN ngày 24/1/2005
của Bộ NN-PTNT.
c) Quyết định số 3258/QĐ-CT.UBBT ngày 18/11/2002 của UBND tỉnh Bình
Thuận về Ban hành các quy trình lâm sinh và quy trình khai thác tre nứa; Quyết định
số 268/QĐ-UBND ngày 29/01/2007 về Ban hành Quy trình kỹ thuật trồng rừng Xoan
chịu hạn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
d) Quy định về đơn giá ngày công lao động áp dụng cho ngành lâm nghiệp của
UBND tỉnh Bình Thuận.

xviii



GIÓI THIỆU
Báo cáo này là kết quả của đào tạo tại chỗ về Nghiên Cứu Khả Thi (NCKH) và
Kế Hoạch Thực Hiện (KHTH) được thực hiện bởi nhóm học viên cấp tỉnh (PST) của
tỉnh Bình Thuận trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 12 năm 2012.
Việc thực hiện NCKT và chuẩn bị KHTH được thực hiện như một phần của dự
án tăng cường năng lực lập kế hoạch và thực thi trồng rừng được ký giữa Chính phủ
Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) vào tháng 7 năm 2009.
Dự án mục tiêu của nghiên cứu khả thi và kế hoạch thực hiện là Dự án trồng rừng
phòng hộ ở xã Hòa Thắng, trên vùng lập địa đất cát khô cằn, nghèo dinh dưỡng như
một mô hình có thể nhân rộng trên vùng diện tích còn hoang hóa của xã Hòa Thắng
huyện Bắc Bình. Nội dung khái quát của dự án như sau:
- Mục đích của dự án: trồng rừng trên vùng đất cát di động, bán di động phát huy
vai trò phòng hộ, cải thiện môi trường sống và canh tác của người dân vùng dự án và
khu vực lân cận.
- Các hoạt động của dự án:
400 ha đất lâm nghiệp quy hoạch trồng rừng phòng hộ sẽ được trồng rừng, chăm
sóc bảo vệ trong vòng 8 năm, trong đó 300 ha Xoan chịu hạn và 100 ha Phi lao. Song
song với kế hoạch trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng sẽ lập kế hoạch tổ chức các lớp tập
huấn kỹ thuật cho các hộ gia đình tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ.
Giai đoạn thực hiện dự án xây dựng là 8 năm được chia thành 2 giai đoạn, giai
đoạn chuẩn bị trong năm đầu tiên và giai đoạn tác nghiệp từ năm thứ hai đến năm thứ
tám. Trong giai đoạn chuẩn bị, các hoạt động cần thiết cho trồng rừng sẽ được thực
hiện như chuẩn bị hiện trường, chuẩn bị cây giống (tuổi cây 1 năm nên phải chuẩn bị
từ tháng 6, 7 của năm trước); trong giai đoạn tác nghiệp nhưng hoạt động trực tiếp liên
quan đến trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ sẽ được triển khai.
- Cơ quan thực hiện là BQL rừng phòng hộ Lê Hồng Phong trực thuộc Sở Nông
nghiệp và PTNT Bình Thuận và các hộ dân tham gia các hoạt động trồng rừng, các
hoạt động tập huấn kỹ thuật nâng cao năng lực, nhận thức của người dân về bảo vệ và
phát triển rừng.

- Sản phẩm mục tiêu: 400 ha rừng phòng hộ được hình thành
- Nguồn tài chính cho trồng rừng từ nguồn đầu tư của ngân sách Nhà nước. Cơ
quan thực hiện sẽ tiếp nhận vốn đầu tư và có nhiệm vụ triển khai thực hiện dự án theo
thiết kế và tiến độ thực hiện dự án.
1


Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành đào tạo về Nghiên cứu khả
thi và Lập kế hoạch thực hiện cho các nhóm học viên các tỉnh theo sự hướng dẫn và
giám sát của Nhóm Dự án JICA. Và trong quá trình thực hiện nghiên cứu khả thi kế
hoạch thực hiện, việc chuyển giao kỹ thuật từ trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
tới Nhóm nghiên cứu cấp tỉnh về nghiên cứu tính khả thi và kế hoạch thực hiện đã
được tiến hành. Nhóm học viên cấp tỉnh đã chuẩn bị các báo cáo NCKT và báo cáo
KHTH thông qua đào tạo tại chỗ với sự hỗ trợ từ trường Đại học Lâm nghiệp Việt
Nam.

2


PHẦN I
BỐI CẢNH DỰ ÁN

3


Chương 1. BỐI CẢNH DỰ ÁN
1.1 Bối cảnh quốc gia
Ước tính khoảng 25 triệu người Việt sống trong và gần với rừng và họ phụ thuộc
vào tài nguyên rừng. Rừng không chỉ tạo ra lâm sản như là hàng hóa và các dịch vụ
đóng góp cho nền kinh tế quốc dân, mà còn giữ vai trò quan trọng để bảo vệ môi

trường, cũng như bảo vệ đầu nguồn và vùng ven biển, bảo vệ đất và nguồn nước, đồng
thời làm giảm sự thay đổi khí hậu và còn đóng góp bảo vệ an ninh quốc gia, phát triển
sinh kế và giảm đói nghèo cho dân cư sống ở vùng núi.
Độ che phủ rừng giảm xuống cho đến năm 1990 sau đó đã tăng lên từ khi có
nhiều nỗ lực trồng rừng và tái trồng rừng của Chính phủ. Tuy nhiên diện tích rừng
tăng lên, song chất lượng rừng vẫn nghèo nàn và khả năng khai thác lợi dụng thấp.
Diện tích rừng bình quân theo đầu người hiện tại là 0,15 ha/người, như vậy rất thấp so
với mức trung bình tại các nước Đông Nam Á (0,37 ha/người) và trên toàn cầu (0,63
ha/người).
Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2020 (Thủ tướng Chính phủ
quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 Tháng 2 năm 2007) đã phê duyệt định hướng
phát triển dài hạn của ngành lâm nghiệp với quan điểm mới để đáp ứng yêu cầu đổi
mới, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững.
Các mục tiêu tổng thể của chiến lược đến năm 2020 là:
(a) Nhằm xây dựng, quản lý, bảo vệ, phát triển, và sử dụng bền vững 16.240.000
ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp;
(b) Tăng tỷ lệ độ che phủ rừng lên đến 42-43% vào năm 2010 và 47% vào năm
2020;
(c) Để đảm bảo sự tham gia rộng lớn hơn từ các thành phần kinh tế và tổ chức xã
hội trong phát triển rừng;
(d) Để tăng đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn
đa dạng sinh học và cung cấp dịch vụ môi trường;
(e) Để giảm nghèo và cải thiện sinh kế của người dân nông thôn miền núi; và
(f) Để đóng góp cho quốc phòng và an ninh quốc gia.
Có ba chương trình phát triển theo chiến lược phát triển lâm nghiệp, cụ thể là (a)
Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững, (b) Chương trình bảo vệ rừng, bảo
tồn đa dạng sinh học và phát triển các dịch vụ môi trường, và (c) Chương trình chế
biến lâm sản và thương mại.

4



Chương trình mục tiêu quốc gia yêu cầu các Bộ phát triển các kế hoạch hành
động của họ để đáp việc ứng biến đổi khí hậu vào năm 2010 và thực hiện kế hoạch
hành động năm 2015. Ngân sách cho việc thực hiện các hoạt động của Chương trình
mục tiêu sẽ có nguồn vốn từ cả trong và ngoài nước. NTP xác định nhiệm vụ của Bộ
NN & PTNT như: (i) đề xuất các biện pháp phát triển rừng phòng hộ (rừng đầu nguồn
và rừng ven biển) theo các kịch bản biến đổi khí hậu, (ii) đề xuất dự án về phát triển
kinh tế-xã hội ở các vùng thường xuyên khô hạn; và (iii) lồng ghép vấn đề biến đổi khí
hậu vào phát triển các biện pháp bảo đảm an ninh nguồn nước, hệ thống đê biển và hồ
chứa.
Chương trình trồng 5 triệu ha rừng (5MHRP) đã được triển khai thực hiện từ năm
1998 đã kết thúc vào năm 2010. Chương trình đã tạo mới 3,73 triệu ha rừng, trong đó
trồng rừng mới 2,45 triệu ha, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng 1,28 triệu ha; độ che
phủ của rừng tăng từ 32% năm 1998 lên 39,5% năm 2010. Tuy nhiên, chất lượng của
các khu rừng vẫn còn ở mức thấp, cần phải đầu tư và nỗ lực hơn nữa. Theo quan điểm
với những thành tựu đáng kể như vậy được thực hiện bởi các chương trình và một thực
tế là hỗ trợ tài chính từ các nhà tài trợ quốc tế cho ngành lâm nghiệp đã giảm, Chính
phủ Việt Nam có khả năng xây dựng một chương trình/dự án lâm nghiệp mới trước khi
dự án 5 triệu ha kết thúc, mặc dù các chương trình / dự án vẫn chưa có công bố chính
thức nào của chính phủ được nêu ra.
Diện tích rừng ở Việt Nam đã tăng lên chủ yếu là do kết quả của những nỗ lực tái
trồng rừng của Chính phủ. Nhưng phải nói rằng chất lượng rừng còn thấp và do đó lợi
ích hữu hình từ rừng là không mong đợi trong tương lai gần. Hiện vẫn còn đất trống và
rừng tự nhiên nghèo ở vùng đất rừng phòng hộ. Lũ lụt mạnh và sạt lở đất thường
xuyên xảy ra ở các tỉnh duyên hải miền trung là phần đóng góp nên thoái hoá đất rừng
phòng hộ. Việc phục hồi rừng phòng hộ là cần thiết ở những vùng này để cải thiện
chức năng phòng hộ. Tại tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, phục hồi và bảo vệ rừng
phòng hộ cũng là rất quan trọng để chống lại sa mạc hoá. Cần thiết phải phục hồi rừng
phòng hộ để cải thiện chức năng phòng hộ của nó. Điều này cũng quan trọng nhằm

nâng cao giá trị kinh tế của các khu rừng phòng hộ được quản lý bền vững của cộng
đồng địa phương. Những hành động này sẽ góp phần không chỉ cho an ninh quốc gia,
bảo tồn tài nguyên nước, công tác phòng chống xói mòn đất, giảm nhẹ thiên tai, giảm
nghèo v.v.. mà còn để giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu.
Không giống như các dự án cơ sở hạ tầng, phục hồi rừng và quản lý rừng bền
vững sẽ cần thời gian lâu hơn, các nỗ lực liên tục và một lượng ngân quĩ nhất định. Để
tạo đà cho công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng đạt được trong những năm 2000
được duy trì và hướng dẫn định hướng tốt hơn cho dự án đề xuất.
5


Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đất cát biển được coi là loại đất
có vấn đề bởi độ phì nhiêu thấp, khả năng giữ nước, giữ phân kém, hiện tượng thoái
hoá xãy ra mạnh mẽ. Các hiện tượng xói lở bờ biển, cát bay, cát lấp cũng được ghi
nhận là thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và các công
trình dân dụng ven biển. Tuy nhiên, đất cát khu vực ven biển do có thành phần cơ giới
nhẹ nên thuận lợi cho áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp; đất có thể
trồng được nhiều loại cây trồng có giá trị như Dưa lấy hạt, Đậu, Sắn, cây Đậu Phộng,
cây Điều, cây ăn quả… Nhiều vùng đất cát còn thích hợp cho nuôi trồng thủy sản, khai
khoáng và du lịch.
1.2 Bối cảnh trong tỉnh Bình Thuận và huyện Bắc Bình
Với diện tích đất cát hoang hoá ven biển, đồi cát di động ở huyện Bắc Bình trải
dài trên gần 50 kilômét với gần 35.000 héc-ta. Vào mùa khô hằng năm (từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau) thường xảy ra những cơn bão cát dữ dội với tốc độ gió trên 16
mét/giây, nhiều khi lên đến 25 mét/giây đe doạ chôn vùi làng mạc, ruộng đồng, đường
giao thông trên phạm vi rộng hàng chục ngàn héc-ta tạo nên nạn hoang mạc hoá vùng
nội địa bên trong và có nguy cơ bay phủ lấp đường Quốc lộ 1 A (khu vực xã Chí Công,
huyện Tuy Phong) và hiện tượng sa mạc hoá là tai ương sinh thái khó tránh khỏi nếu
không có những biện pháp thật tích cực nhằm chặn đứng hiểm hoạ này.
Chính vì vậy, công tác trồng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường vùng nóng hạn ở

2 huyện Tuy Phong và Bắc Bình là rất cần thiết, trước hết phải chinh phục có hiệu quả
5.000 héc-ta cát di động trong toàn vùng. Đây là yêu cầu bức thiết đặt ra cho chính
quyền và nhân dân tỉnh Bình Thuận trong thời gian tới.
Với mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, chống lấn chiếm đất lâm nghiệp, chống
suy thoái nguồn tài nguyên rừng và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng, giao đất,
giao rừng nhằm giải quyết tốt mục tiêu phòng hộ, an ninh môi trường cũng như nhu
cầu nguồn gỗ nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến gỗ đến năm 2020 phải
sử dụng và trồng hết diện tích đất chưa có rừng có khả năng trồng rừng. Năm 2010
UBND tỉnh Bình Thuận thiết lập Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận
thời kỳ 2011 – 2020 với nhiệm vụ quản lý bền vững và có hiệu quả 172.735 ha đất
rừng sản xuất; quy hoạch hợp lý, quản lý và sử dụng có hiệu quả hệ thống rừng phòng
hộ 142.478 ha và rừng đặc dụng 31.065 ha; trồng rừng mới 4.364 ha đến năm 2015 và
3.627 ha cho giai đoạn 1015 – 2020, trồng rừng sau cải tạo rừng tự nhiên 24.798 ha và
trồng rừng sau khai thác rừng trồng 21.146 ha; khoanh nuôi phục hồi 8.392 ha; trồng 3
triệu cây phân tán/năm…phấn đấu đến năm 2020, giá trị gia tăng của ngành lâm
nghiệp đạt từ 10 – 15% giá trị gia tăng của ngành nông lâm thủy sản.

6


×