Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Phân tích hoạt động huy động vốn và một số giải pháp nhằm nâng cao nguồn vốn huy động tại ngân hàng ngoài quốc doanh VPBANK chi nhánh long xuyên – an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.29 KB, 23 trang )

Chương I : Tổng quan
Chương I : TỔNG QUAN
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã mở cửa tạo điều kiện cho nhiều quốc gia nhiều cơ hội tăng
trưởng và phát triển. Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay thì nền kinh tế có những bước tiến
nhất định. Trước tình hình trên để hòa chung vào xu thế hội nhập, hệ thống ngân hàng ở nước ta
phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện hơn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tạo nguồn lực
thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển. Bên cạnh đó trong năm 2009 tình hình kinh tế thế giới
đang từng bước phục hồi sau một giai đoạn suy thói trầm trọng và đã ảnh hưỡng khơng nhỏ đến
nền kinh tế nước ta, với sự phuc hồi đó làm cho thị trường xuất khẩu trở nên sơi nổi, xu hướng đầu
tư của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao, các thành phần kinh tế khác cũng theo đó mà phát
triển…, vì thế sẽ làm cho nhu cầu vốn trở nên cấp bách hơn và như ta đã biết cung cấp vốn chính là
vai trị của NHTM và các tổ chức tín dụng. Nên trước xu thế đó thì các NHTM phải kịp thời nắm
bắt cơ hội phát triển và nâng cao khã năng cạnh tranh cho riêng mình. Tuy nhiên để làm được điều
đó các NHTM cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng cường khã năng huy động
vốn và hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng là vấn đề cần thiết. Chính vì nhận thấy được sự
cần thiết đó nên em đã chọn Ngân hàng VPBANK để nghiên cứu với đề tài “ Phân tích hoạt động
huy động vốn và một số giải pháp nhằm nâng cao nguồn vốn huy động tại Ngân Hàng Ngoài Quốc
Doanh -VPBANK chi nhánh Long Xuyên – An Giang “ hi vọng đề tài sẽ hữu ích cho Ngân Hàng .
2. Mục tiêu nghiên cứu :
Tìm hiểu thực tế tình hình huy động vốn của Ngân hàng Ngoài Quốc Doanh - VPBANK – Long
Xuyên – AG trong 2 năm 2008-2009 nhằm nhận dạng những khó khăn và thuận lợi để Từ đó đưa
ra giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vồn .
3. Phạm vi nghiên cứu :
Đề tài nghiên cứu nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng Ngoài Quốc Doanh – VPBANK
chi nhánh Long Xuyên – An Giang trong khoảng thời gian 2008-2009.
4. Phương pháp nghiên cứu .
 Khảo sát thông tin từ thực tiển VPBANK qua quan sát và trao đổi trực tiếp với các nhân
viên , lãnh đạo phụ tránh hoạt động huy động vốn .
 Thu thập dữ liệu thứ cấp: báo cáo tài chính, báo cáo tín dụng.
 So sánh các số liệu qua các thời kì để đánh giá hiệu quả huy động vốn.


 Dựa vào các chỉ tiêu tài chính để phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn

SVTH: Ngơ Văn To

Trang 1


Chương II: Cơ sở lý thuyết

Chương II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
2.1 Khái niệm NHTM.
Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là
nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hồn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện
chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
2.2 Hoạt động huy động vốn của NHTM.
2.2.1 Khái niệm về vốn của NHTM.
Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do bản thân Ngân hàng thương mại tạo
lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Vốn
của NHTM bao gồm:
a. Nguồn vốn tự có.
b. Nguồn vốn huy động.
c. Vốn đi vay.
d. Nguồn vốn khác.
2.2.2. Các hình thức huy động vốn của NHTM.
2.2.2.1. Phân loại căn cứ theo thời gian.
Phân loại theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì nó liên quan mật thiết
đến tính an tồn và khả năng sinh lợi của nguồn vốn huy động cũng như thời gian phải hồn trả
khách hàng. Theo thời gian, hình thức huy động được chia thành:
 Huy động ngắn hạn.
Đây là hình thức huy động chủ yếu trong các ngân hàng thương mại thong qua việc phát

hành các công cụ nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ và các nghiệp vụ nhận tiền gửi ngắn hạn, tiền
gửi thanh toán…Phần lớn số này được dùng để cho vay ngắn hạn (dưới 1 năm) hoặc được chuyển
hoán kỳ hạn để cho vay trung hạn. Do thời gian ngắn nên lãi suất huy động ngắn hạn thường thấp,
tính ổn định kém.
 Huy động trung hạn.
Đây là nguồn huy động vốn ngân hàng qua phát hành các công cụ nợ trung hạn trên thị
trường vốn hoặc nhận tiền gửi trung hạn từ (1 đến 5 năm). Vốn huy động này ngân hàng có thể sử
dụng tương đối dài và thuận tiện. Tuy nhiên lãi suất huy động nguồn này thường cao hơn nguồn
ngắn hạn. nguồn huy động trung hạn rất quan trọng và cần thiết để ngân hàng thực hiện các hoạt
động đầu tư, thay đổi công nghệ và cho vay trung hạn, dài hạn với lãi suất cao.

SVTH: Ngô Văn To

Trang 2


Chương II: Cơ sở lý thuyết
 Huy động dài hạn.
Đây là hoạt động huy động vốn dài hạn của ngân hàng trên thị trường vốn, với nguồn huy
động này ngân hàng có thể sử dụng dể dàng, có tính ổn định cao (từ 5 năm trở lên). Do vậy lãi suất
mà ngân hàng phải trả cũng rất cao.
2.2.2.2. Phân loại căn cứ theo đối tượng huy động.
 Huy động vốn từ dân cư.
Đây là một khu vực huy động đầy tiềm năng cho các ngân hàng. Ngân hàng huy động từ
các khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng và sau đó chuyển đến cho những người cần vốn để mở rộng
đầu tư và kinh doanh. Nguồn huy động từ dân cư thường khá ổn định.
 Huy động vốn từ doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.
Đây là nguồn huy động được đánh giá là rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn.
để tiết kiệm thời gian và chi phí trong thanh tốn, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ hầu hết đều có
tài khoản trong ngân hàng. Các doanh nghiệp khi bán được hàng hóa đều gửi tiền vào ngân hàng và

rút ra khi cần. chu kỳ rút tiền của doanh nghiệp và các tổ chức trong xã hội khơng giống nhau. Vì
vậy ngân hàng ln có trong tay một khoản tiền lớn mà mình có thể sử dụng một cách tương đối
thuận lợi. tuy nhiên độ lớn của khoản tiền này phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ, các tiện ích mà
ngân hàng mang lại khi khách hàng sử dụng các dịch vụ. Điều này khiến cho việc huy động vốn từ
doanh nghiệp và các tổ chức xã hội gắn liền với việc mở rộng, cải tiến các dịch vụ ngân hàng.
 Huy động vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.
Trong q trình hoạt động các ngân hàng thường có các khoản tiền gửi lẫn nhau để thuận
tiện trong giao dịch, thanh tốn… ngồi ra việc vay lẩn nhau giữa các ngân hàng cũng làm tăng
nguồn vốn huy động. điều này tuy không thường xuyên song là cần thiết trong hoạt động kinh
doanh của mổi ngân hàng thương mại. khi xuất hiện việc thiếu hụt dự trữ hay khả năng thanh tốn
bị đe dọa…các ngân hàng thương mại có thể vay lẫn nhau. Quá trình vay này là một thỏa thuận tín
dụng giữa hai bên. Q trình tăng vốn huy động này có thể được thực hiện trên thị trường nội tệ
hay thị trường ngoại tê. Trong số những người cho ngân hàng vay có một người đặc biệt. Đó là
ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương đóng vai trị là người cho vay cuối cùng để cứu các
ngân hàng thương mại thoát khỏi các trục trặc xảy ra. Huy động vốn từ các ngân hàng và các tổ
chức tín dụng khác tuy cũng khá dễ dàng nhưng số lượng thường khơng nhiều và chi phí huy động
thường cao hơn. Do vậy, hình thức huy động này các ngân hàng sử dụng không nhiều.
2.2.2.3. Phân loại theo bản chất các nghiệp vụ huy động vốn.
Hình thức phân loại này là hình thức chù yếu được các ngân hàng thương mại sử dụng
hiện nay. Phân loại theo nghiệp vụ huy động vốn rõ ràng tạo sự thuận tiện cho ngân hàng khi tiến
hành huy động. các hình thức huy động bao gồm :
2.2.2.3.1. Huy động vốn qua nghiệp vụ nhận tiền gửi.
a. Huy động tiền gửi khơng kì hạn.
Đây là phần tiền huy động tương đối quan trọng ở những nước phát triển có tỷ lệ thanh tốn
khơng dùng tiền mặt cao. Mục đích của các khoản tiền gửi này khơng phải là để lấy lãi mà chủ yếu
dùng để thanh toán. Khách hàng gửi tiền phần lớn là những tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các
cá nhân làm ăn bn bán phải thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ liên tục. người gửi tiền có thể rút

SVTH: Ngơ Văn To


Trang 3


Chương II: Cơ sở lý thuyết
tiền ra bất cứ lúc nào hoặc để trả 3cho người thừ ba. Hình thức rút có thể là tiền mặt hay lấy qua
hình thức thanh tốn bằng séc. Đặc biệt người gửi tiền có thể khơng cần trực tiếp đến ngân hàng
lấy mà có thể rút qua máy rút tiền tự động ( máy ATM ). Ngân hàng thường bảo quản loại tiền gửi
này trên hai tài khoản: tài khoản thanh toán và tài khoản vãng lai:
+ Tài khoản thanh toán là loại tài khoản tiền gửi mà chủ tài khoản có thể sử dụng số tiền
trên tài khoản nhưng chỉ trong phạm vi số dư tiền gửi. loại tài khoản này luôn luôn có số dư có.
+ Tài khoản vãng lai là tài khoản có thể dư có hoặc dư nợ, thường được sử dụng cho các tổ
chức kinh tế. số dư có thể hiện tiền gửi của khách hàng còn số dư nợ thể hiện khoản tín dụng ngân
hàng cấp cho khách hàng vay.
Với mục đích chủ yếu khi gửi tiền là để sử dụng các dịch vụ ngân hàng nên mức lãi suất mà ngân
hàng trả cho người gửi tiết kiệm là rất thấp, thậm chí khơng phải trả lãi. Tuy nhiên ở nhiều nước có
tỷ lệ thanh tốn khơng dung tiền mặt thấp (trong đó có Việt Nam) và để tăng mức động viên tiền
gửi, ngân hàng vẩn trả lãi cho tiền gửi này ( có những thời điểm được trả lãi ngang bằng với lãi
suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn ). Tỷ lệ huy động từ nguồn này là khá cao nếu ngân hàng có
dịch vụ đa dạng, sản phẩm ngân hàng chất lượng cao, hệ thống mạng lưới rộng rãi đáp ứng tốt các
nhu cầu của người gửi tiền.
b. Huy động tiền gửi có kì hạn.
Là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào ngân hàng và rút ra sau một thời hạn
nhất định. Khoản này thường gắn với các tổ chức kinh tế có chu kỳ kinh doanh gần như xác định,
thời gian thanh tốn tiền ổn định ít có sự biến động. phần tiền gửi này ngân hàng nên mức lãi suất
ngân hàng phải trả cũng cao hơn. Người gửi tiền ngồi mục đích sử dụng các dịch vụ ngân hàng
cịn có mục đích kiếm lời. do đó, sự thay đổi lãi suất sẻ có tác động rất nhanh và rõ nét đối với
nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Ở Việt Nam, hình thức tiền gửi có kỳ hạn bằng các chứng chỉ tiền gửi (mà cúng ta còn gọi
là kỳ phiếu ngân hàng có mục đích ) với các thời hạn 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm…ngày càng
phổ biến, đã và đang phát huy vai trò hay việc tạo vốn cho các ngân hàng.

c. Huy động tiền gửi tiết kiệm.
Đây là hình thức phổ biến nhất, lâu đời nhất của các ngân hàng thương mại. Bao gồm các
loại sau :
- Tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn.
Hình thức này gần giống như huy động tiền gửi không kỳ hạn. tuy nhiên so với tiền gửi không
kỳ hạn thì số dư của phần này ổn định hơn,ít biến động hơn nên ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn
:
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
Đây là loại hình tiết kiệm phổ biến nhất, quen thuộc nhất ở nước ta. Người gửi tiền gửi vào
ngân hạng và rút ra vao những thời hạn xác định : 3 tháng, 6 tháng…Người gửi không được rút
trước, nếu rút trước thời hạn thì sẻ bị phạt. Đây là khoản tiền có tính ổn định rất cao nên ngân
hang phải trả cho khách hàng với lãi suất gần như cao nhất. tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, để tăng
sức cạnh tranh, thu hút được vốn các ngân hàng đả rất linh hoạt trong việc khách hàng rút ra trước

SVTH: Ngô Văn To

Trang 4


Chương II: Cơ sở lý thuyết
thời hạn. có ngân hàng thì tính lãi cho khách hàng với lãi suất khơng kỳ hạn, có ngân hàng vẫn tính
với lãi suất đó với số ngày gữi thực tế…
- Tiền gửi tiết kiệm có thời hạn.
Loại hình này khá phổ biến ở những nước phát triển nhưng ở nước ta thì cịn khá mới mẻ.
người gửi có thể rút tiền vào bất cứ lúc nào và chỉ được rút khi đến hạng ( thời hạn tương đối dài).
Loại hình này giúp cho ngân hàng có nguồn vốn ổn định để có thể đầu tư trung và dài hạn.
2.2.2.3.2. Huy động vốn qua nghiệp vụ đi vay.
Hình thức này ngày càng chiếm vai trị quan trọng trong môi trường kinh doanh đầy
biến động như hiện nay. Các ngân hàng thương mại có thể vay từ nhiều nguồn:
a. Vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

Đó là các khoản vay thong thường mà các ngân hàng thương mại vay lẫn nhau trên
thị trường lien ngân hàng hay thị trường tiền tệ. các ngân hàng thường xây dựng các mối quan hệ
tốt để khi thiếu hụt vốn có thể vay lẫn nhau chứ khơng vay ngân hàng trung ương.
b. Vay từ NHTW
Khi ngân hàng thương mại xảy ra tình trạng thiếu hụt dự trữ bắt buộc hay mất khả năng
thanh tốn thì người cuối cùng mà các ngân hàng có thể cầu cứu là NHTW. NHTW cho vay dưới
hình thức tái chiết khấu thương phiếu. các ngân hàng thương mại có thể mang các thương phiếu lên
NHTW để vay. Tuy nhiên việc vay này cũng có một số khó khăn do NHTW chỉ cho NHTM một
hạn mức tái chiết khấu và việc cho vay này lại nằm trong định hướng của chính sách tài chính quốc
gia. Dẫu sao đây cũng là một hình thức bổ sung vốn cho NHTM cực kỳ quan trọng trong những
thời điểm nhất định.
2.2.2.3.3. Huy động vốn qua phát hành các cơng cụ nợ.
Đây là hình thức huy động vốn có hiệu quả khá cao của NHTM. Trong q trình hoạt động, ở
những thời điểm nhất định, ngân hàng thấy cần phải huy động them vốn trước những co hội kinh
doanh đầy háp dẫn. điều đó có nghĩa là ngân hàng huy động vốn ở thế chủ động, có nghĩa là có đầu
ra mới tính đầu vào. Ngân hàng xác định rỏ quy mô vốn huy động, loại tiền huy động và đưa ra
mức phí hợp lý làm cho việc tạo vốn của ngân hàng thành cơng nhanh chóng. Để vay trên thị
trường ngân hàng có thể phát hành kỳ phiếu và trái phiếu.
Trái phiếu ngân hàng là một loại giấy tờ có giá, xác nhận khoản nợ của khách hàng đới với
người chủ ngân hàng với những cam kết như thanh toán một số tiền xác định vào một ngày xác
định trong tương lai với thời hạn xác định cho trước. Trái phiếu được phát hành trong toàn bộ hệ
thống ngân hàng, chủ yếu là để huy động vốn trung và dài hạn.
Kỳ phiếu ngân hàng là một loại giấy tờ nhận nợ ngắn hạn do ngân hàng phát hành nhằm huy
động vốn trong dân, chủ yếu là để phục vụ cho những kế hoạch kinh doanh xác định của ngân hàng
như một dự án, một chương trình kinh tế.
2.2.2.3.4. Huy động vốn qua các hình thức khác.
Để tăng cường huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các
NHTM còn sử dụng các hình thức khác về dịch vụ xã hội : làm dịch vụ bảo lãnh, đại lý phát hành
chứng khoán, trung gian thanh toán, đầu mối trong hợp đồng tài trợ… Nền kinh tế càng phát triển,


SVTH: Ngô Văn To

Trang 5


Chương II: Cơ sở lý thuyết
các dịch vụ càng mang lại cho ngân hàng những nguồn huy động giúp cho ngân hàng có thể kinh
doanh một cách an tồn và hiệu quả.
2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn.
2.3.1. Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn :

Tổng vốn huy động
VHĐ/TNV =

x 100%
Tổng nguồn vốn

Tỷ số này cho biết mức độ tham gia của vốn huy động trong tồng nguồn vốn hoạt
động của Ngân hàng.

2.3.2. Tỷ số vốn huy động có kỳ hạn/Tổng nguồn vốn huy động.

VHĐ có kỳ hạn
VHĐCKH/TVHĐ =

x 100%
Tổng nguồn vốn huy động

Tỷ số này cho biết 1 đồng vốn huy động sẽ có bao nhiêu đồng vốn huy động có kỳ hạn
huy động được từ bên ngồi. Tỷ số này càng cao thì nguồn vốn huy động càng ổn định và sẽ tao

tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong việc cho vay.
2.3..3. Vốn huy động không kỳ hạn/Tổng nguồn vốn huy động.
VHĐ không kỳ hạn
VHĐKKH/TVHĐ =

Tổng nguồn vốn huy động

x 100%

- Tỷ số này cho biết 1 đồng vốn huy động sẽ có bao nhiêu đồng vốn huy động khơng kỳ
hạn huy động được từ bên ngồi. Tỷ số này càng cao sẽ làm gia tăng lợi nhuận của Ngân
hàng

SVTH: Ngô Văn To

Trang 6


Chương 3 : Giới thiệu về Ngân hàng Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh - VPBank

Chương 3 : GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC
DOANH – VPBANK.
3.1. Giới thiệu về Ngân hàng các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam – VPBANK
Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc
doanh Việt Nam - VPBANK là một trong những Ngân Hàng
Thương Mại cổ phần của Việt Nam được thành lập theo Giấy
phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam cấp ngày 12 /8/ 1993, và giấy phép số 1535/QĐUB do ủy ban Nhân dân TP.Hà Nội cấp ngày 04/09/1993. kể từ
ngày 10/09/1993, Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động.
Địa chỉ liên lạc

Trụ sở chính: Số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 043.9288869
Fax: 043.9288867
Website: www.vpb.com.vn
Email:
Mạng lưới hoạt động
VPBank đã có tổng số 131 Chi nhánh và Phịng giao dịch trên tồn quốc:
- Tại Hà Nội: 1 Trụ sở chính, 44 chi nhánh và phịng giao dịch
- Các tỉnh, thành phố khác thuộc miền Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên,
Phú Thọ, Hải Dương, Hải Phịng, Quảng Ninh, Nam Định, Hịa Bình, Thái Bình): 26 Chi nhánh và
Phòng giao dịch.
- Khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà
Nẵng, Bình Định, Bình Thuận): 26 Chi nhánh và Phịng giao dịch.
- Khu vực miền Nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh
Long, An Giang, Kiên Giang): 35 Chi nhánh và Phòng giao dịch.
- 550 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh VPBank - Western Union
Công ty trực thuộc
-Công ty Quản lý tài sản VPBank (VPBank AMC)

SVTH: Ngô Văn To

Trang 7


Chương 3 : Giới thiệu về Ngân hàng Các Doanh Nghiệp Ngồi Quốc Doanh - VPBank
-Cơng ty TNHH Chứng khốn VPBank (VPBS)
Công nghệ
- Sử dụng phần mềm Ngân hàng lõi -Corebanking của Temenos giúp cho thời gian giao dịch
với khách hàng được rút ngắn, an toàn, bảo mật.
- Hệ thống thẻ Way4 của Open Way, công nghệ thẻ chip theo chuẩn EMV, cùng hệ thống máy

ATM hiện đại luôn đáp ứng tốt nhất các nhu cầu giao dịch thẻ của khách hàng.
Nhân sự
Ngày 10/9/1993, khi VPBank chính thức mở cửa giao dịch tại 18B Lê Thánh Tông, số lượng
CBNV chỉ có vỏn vẹn 18 người. Cùng với việc phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, số lượng
nhân sự của VPBank cũng tăng lên tương ứng.
Đến hết 31/12/2009, tổng số nhân viên nghiệp vụ toàn hệ thống VPBank là: 2.506CBNV, hơn
92% trong số đó có độ tuổi dưới 40, khoảng 80% CBNV có trình độ đại học và trên đại học.
Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng. Chính vì vậy,
những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự.
VPBank thường xuyên tổ chức các khố đào tạo trong và ngồi nước nhằm nâng cao trình độ
nghiệp vụ cho nhân viên.
Sản phẩm, dịch vụ chính
- Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng
- Sử dụng vốn ( cung cấp tín dụng, hùn vốn, liên doanh) bằng VNĐ và ngoại tệ.
- Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh tốn trong và ngồi nước, thực hiện dịch vụ ngân
quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh qua ngân hàng.
- Kinh doanh ngoại tệ
- Phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ....
Thành tích của VPBANK trong những năm gần đây:
Năm 2004 :
Huy chương vì thế hệ trẻ Việt Nam của Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Bằng khen của Liên
hiệp Thanh niên Việt Nam. Chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc do Union Bank - Mỹ trao
tặng
Năm 2005 :
Cúp vàng Doanh nghiệp vì sự tiến bộ Xã hội và Phát triển bền vững do Tổng liên đoàn Lao
động Việt Nam trao tặng.Chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc do The Bank of NewYork Mỹ trao tặng. Cúp vàng nhãn hiệu nổi tiếng Quốc gia. Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước dành cho Tập thể lao động xuất sắc góp phần hoàn thành nhiệm vụ ngành Ngân hàng.
Năm 2006 :
Cúp vàng nhãn hiệu nổi tiếng Quốc gia
Chứng nhận Ngân hàng có chất lượng hoạt động loại A do Ngân hàng nhà nước xếp hạng


SVTH: Ngô Văn To

Trang 8


Chương 3 : Giới thiệu về Ngân hàng Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh - VPBank
Chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc do CitiBank - Mỹ trao tặng
Cúp vàng Doanh nghiệp vì sự tiến bộ Xã hội và Phát triển bền vững do Tổng liên đoàn Lao
động Việt Nam trao tặng
Cúp 50 nhà tuyển dụng hàng đầu do báo Thanh Niên và Tập đồn Navigos trao tặng
Bằng khen vì sự đóng góp cho Phong trào Khuyến học- Khuyến tài xây dựng xã hội do Trung
ương Hội khuyến học Việt Nam trao tặng
Chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc do The Bank of NewYork - Mỹ trao tặng
Năm 2007 :
Kỷ niệm chương "Vì thế hệ trẻ" về thành tích đóng góp vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và
xây dựng tổ chức Đồn
Danh hiệu "Vì sự nghiệp Văn hóa Doanh nhân Việt Nam" do Trung tâm Văn hóa Doanh nhân
Việt Nam trao tặng
Cúp vàng nhãn hiệu nổi tiếng Quốc gia
Chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc do The Bank of NewYork - Mỹ trao tặng
Chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc do Wachovia Bank - Mỹ trao tặng
Đơn vị dẫn đầu thi đua Cơng tác Đồn và Phong trào thanh thiếu nhi khối sản xuất kinh doanh
do BCH Đồn TNCS Hồ Chí Minh Quận Hồn Kiếm trao tặng
Bằng khen Đạt danh hiệu Tập thể tốt do Quận đồn Hồn Kiếm trao tặng
Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi do
Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng
Đơn vị đạt giải phong trào xuất sắc Hội diễn ca múa nhạc kỷ niệm 60 năm ngày thương binh
liệt sỹ do UBND Quận Hoàn Kiếm trao tặng
Chứng nhận kỷ lục Guinness Việt Nam cho sản phẩm thẻ chip VPBank Platinum

Năm 2008 : Cúp vàng nhãn hiệu nổi tiếng Quốc gia
Chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc do The Bank of NewYork - Mỹ trao tặng
Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam
Cơng ty chứng khốn hàng đầu Việt Nam

Năm 2009 : Thương hiệu chứng khoán uy tín
Đại lý Xuất sắc nhất Việt Nam về hiệu quả mạng lưới năm 2009 - Best in Productivity

SVTH: Ngô Văn To

Trang 9


Chương 3 : Giới thiệu về Ngân hàng Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh - VPBank
3.2. Giới thiệu về VPBANK chi nhánh An Giang.
Ngân hàng Ngoài quốc doanh Chi nhánh An Giang được thành lập trên cơ sở nâng cấp phòng
giao dịch An Giang trực thuộc VPBank – Chi nhánh Cần Thơ với tên gọi, địa chỉ như sau :
- Tên gọi đầy đủ : Ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam – Chi
nhánh An Giang.
- Tên giao dịch : VPBank – Chi nhánh An Giang.
- Địa chỉ : Số 132 Trần Hưng Đạo, Mỹ Bình, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Căn cứ theo quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT VPBank ban hành kèm theo quyết định
số 325-2005/QĐ-HĐQT ngày 30/08/2005 của HĐQT VPBank.
Căn cứ quyết định số 46-2006/QĐ-HĐQT ngày 22/03/2006 về việc ban hành quy chế tổ chức
và hoạt động của các chi nhánh và phịng giao dịch VPBank.
Căn cứ Cơng văn số 4375 /NHNN-CNH ngày 12/06/2007 về việc mở chi nhánh tại An Giang
của VPBank. Ngày 01/07/2007 VPBank chi nhánh An Giang chính thức hoạt động.
3.2.1. Bộ máy tổ chức và quản lí của VPBANK chi nhánh An Giang.
Ban giám đốc


Kiểm sốt nội bộ

Phòng giao dịch
và ngân quỹ

Ban TD, Ban xử lý nợ

Phịng kế
tốn

Phịng TD và
TTQT

Phịng hành
chính và nhân sự

Sơ đồ 1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy của VPBank.
3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của phòng ban.
Ban giám đốc: Gốm 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc. Giám đốc quản lý mọi hoạt
động của chi nhánh, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động
của cấp trên giao. Là nơi xét duyệt các chính sách, xử lý và kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý
các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm chế độ tiền tệ, tín dụng, thanh tốn của chi nhánh, đề ra các
chiến lược hoạt động kinh doanh đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh.
Phòng hành chánh và nhân sự: gồm 06 người.

SVTH: Ngô Văn To

Trang 10



Chương 3 : Giới thiệu về Ngân hàng Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh - VPBank
 Tuyển dụng nhân viên và thực hiện hợp đồng lao động theo kế hoạch được VPBank Hội sở
duyệt hàng năm.
 Lập kế hoạch, chương trình đào tạo CBCNV và quan hệ với trung tâm đào tạo VPBank
 Tổng hợp kế hoạch của từng phòng ban.
 Soạn thảo văn bản, thông báo, quyết định, công văn …tiếp nhận và phân công các công văn
từ VPBank -Hội sở, Ngân hàng Nhà nước, các nơi khác gửi đến. Gửi các cơng văn từ các
phịng ban đến các cơ quan và lưu trữ văn thư.
Phòng TD và thanh toán quốc tế: gồm 20 người.
 Đây là nơi giao dịch kinh doanh chính của NH tạo thành nguồn thu lớn trong mọi họat
động.
 Thẩm định xét duyệt và kiểm tra cho vay phục vụ sản xuất Nông nghiệp, Công thương
nghiệp, tiêu dùng, các dự án xây nhà ở, …
 Phối hợp với các phòng chức năng để phục vụ tốt các nhu cầu khách hàng.
 Thực hiện vay trò tham mưu Ban giám đốc trong kế hoạch phát triển, tiếp nhận hồ sơ có
quan hệ thanh tốn quốc tế.
Phịng kế tốn và vi tính: gồm 3 người.
 Thực hiện nguyên tắc, chế độ kế toán thống kê, nơi tiếp nhận chứng từ trực tiếp từ khách
hàng, lưu trữ số liệu làm cơ sở cho hoạt động của NH.
 Thực hiện thanh toán liên NH, kiểm tra kinh doanh vàng, đá quý.
 Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến q trình thanh tốn thu chi theo u cầu của khách
hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hoạch toán chuyển toán giữa NH với khách
hàng, phát hành các loại séc và làm dịch vụ thanh toán khác. Tổng hợp, lập các biểu mẫu
báo cáo, bảng cân đối kế toán, làm việc với cơ quan thuế.
 Quản lý mạng vi tính, các chương trình và phần mềm ứng dụng của chi nhánh.
Phòng giao dịch và ngân quỹ: gồm 8 người.
 Kiểm tra thực thu thực chi cho chứng từ kế toán.
 Cân đối thanh khoản điều chỉnh vốn.
 Kinh doanh vàng bạc đá quý và thu đổi ngoại tệ.
 Chịu trách nhiệm bảo quản tiền, vàng, các loại ấn chỉ quan trọng và toàn bộ hồ sơ thế chấp,

cầm cố (bản chính) của khách hàng.
3.2.3. Khái qt tình hình kinh doanh của VPBANK chi nhánh An Giang từ năm 20082009.
Trong 2 năm hoạt động tuy cịn gặp khơng ít khó khăn song VPBank chi nhánh AG cũng đã
dần dần mở rộng thị phần và chiếm được lòng tin của khách hàng trên địa bàn tỉnh. Hoạt động chủ
yếu của VPBank AG là “ đi vay để cho vay” hay mục tiêu lợi nhuận luôn đặt lên hàng đầu.
Do

SVTH: Ngô Văn To

Trang 11


Chương 3 : Giới thiệu về Ngân hàng Các Doanh Nghiệp Ngồi Quốc Doanh - VPBank
đó, VPBank cần phải quản lý tốt các khoản mục cho vay đầu tư, tài sản có và tiết kiệm chi phí bên
cạnh đó phải ln đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng nhằm nâng cao lợi nhuận.
trong 2 năm vừa qua dưới sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc và sự nổ lực hết mình của tồn thể cán
bộ cơng nhân viên VPBank AG đã đạt được kết quả như sau :
Hình 3.1 : Thu nhập – chi phí – lợi nhuận
ĐVT: triệu đồng

( nguồn: Phịng kế tốn VPBank )
Nhìn vào biểu đồ ta thấy thu nhập- chi phí- lợi nhuận của VPBank tăng rất nhanh qua 2 năm hoạt
động
Trong 2 năm hoạt động vừa qua nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng không ngừng tăng
trưởng, sự tăng trưởng này đã tạo điều kiện cho ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với các thành
phần kinh tế.ngoài sự tăng trưởng về tín dụng VPBank AG cịn tăng thêm nhiều dịch vụ tiền tệ về
số lượng và chất lượng đã góp phần đưa thu nhập của Ngân hàng tăng qua các năm. Bên cạnh thu
nhập tăng cao thì chi phí cũng tăng theo, tuy nhiên trong năm 2009 dù chi phí tăng nhưng vẫn giữ
được lợi nhuận rất cao cho ngân hàng, cụ thể lợi nhuận trong năm 2008 là 6,833 tỷ đồng tăng lên
17,217 tỷ đồng trong năm 2009. lý do tăng là vì trong năm 2008 nguồn vốn hoạt động của Ngân

hàng chưa cao do huy động vốn chưa cao, trong năm 2009 sau một năm hoạt động Ngân hàng đã
đẩy mạnh huy động vốn và ngày càng chiếm lịng tin của khách hàng, điều đó đã đẩy lợi nhuận của
Ngân hàng tăng lên.
3.2.4. Định hướng phát triển của VPBANK chi nhánh AG trong năm 2010
Trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam là định hướng phát triển của VPBank Việt
Nam và VPBank AG sẻ trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của AG và các tỉnh lân cận. trong
năm 2010 VPBank AG sẽ tăng cường mở rộng nhiều Phòng Giao Dịch ở tất cả các huyện, thị xã,
thị trấn trong tỉnh để mở rộng thị phần nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Bên cạnh đó Ngân
hàng cịn đẩy mạnh nâng cao chất lượng dịch vụ để chiếm lòng tin của những khách hàng lớn
nhằm thực hiện phương châm: “ lợi ích khách hàng là trên hết, lợi ích của người lao động được
quan tâm, lợi ích của cổ đơng được chú trọng, đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng
đồng”.

SVTH: Ngô Văn To

Trang 12


Chương 4: Phân tích tình hình huy động vốn của VPBank chi nhánh An Giang
Chương 4 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA VPBANK CHI NHÁNH AN
GIANG.
4.1. Cơ cấu nguồn vốn của VPBANK.
Do Ngân hàng đi vào hoạt động từ 7/2007 nên chuyên đề chỉ tập trung phân tích số liệu ở 2
năm 2008, 2009. Theo số liệu thu thập được VPBank có cơ cấu nguồn vốn được hình thành từ 4
nguồn chính theo bảng sau :
Bảng 4.1 : Tình hình nguồn vốn của VPBank.
Đvt : triệu đồng
Chỉ tiêu

2008


2009

Chênh lệch
Số tiền

1. Nguồn vốn tự
có.

%

447

1.697

1250

279,6

2. Nguồn vốn huy
động.

28.403

152.749

124.346

437,8


3. Vốn vay các tổ
chức tín dụng.

16.507

13.130

-3.440

-20,8

4. Nguồn vốn
trong thanh tốn.

85.031

83.087

-1.944

-2,28

Tổng nguồn vốn

130.388

250.663

120.275


92,24

( Nguồn : phịng kế tốn VPBank chi nhánh An Giang )
Qua bảng số liệu trên cho thấy, cơ cấu nguồn vốn của VPBank có sự thay đổi qua các năm như
hình sau :
Hình 4.1 : Cơ cấu nguồn vốn của VPBank năm 2008.

SVTH: Ngô Văn To

Trang 13


Chương 4: Phân tích tình hình huy động vốn của VPBank chi nhánh An Giang

Hình 4.2 : Cơ cấu nguồn vốn của VPBank năm 2009.

 Năm 2008, nguồn vốn đạt tỉ trọng lớn nhất trong tổng vốn của VPBank là nguồn vốn trong
thanh toán đạt 85,031 tỷ đồng chiếm 68% trong tổng nguồn vốn trong khi đó nguồn vốn
huy động của ngân hàng đạt 28,403 tỷ đồng chỉ chiếm 20% trong tổng nguồn vốn. Như ta
biết nguồn vốn trong thanh tốn là nguồn vốn khơng ổn định có thể được ủy thác thanh
toán vào bất cứ lúc nào mà nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lại cao trong tổng nguồn vốn, cịn
nguồn vốn huy động có tính ổn định hơn thì lại chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng nguồn
vốn hoạt động của Ngân hàng. Như vậy ta thấy cơ cấu nguồn vốn của VPBank trong năm
2008 là chưa đảm bảo.
 Sang năm 2009, ta thấy tỷ trọng nguồn vốn huy động đã tăng lên 152,749 tỷ đồng chiếm
đến 61% so với con số 20% trong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng trong năm
2008, còn nguồn vốn trong thanh tốn thì đã giãm tỷ trọng xống cịn 83,087 tỷ đồng chiếm
33% trong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Như vậy cơ cấu nguồn vốn của
VPBank đã dần đi vào ổn định trong năm 2009.
4.2. Phân tích tình hình huy động vốn của VPBANK 2008-2009

Hiện nay, VPBank chi nhánh An Giang huy động vốn chủ yếu từ 3 nguồn chính đó là: tiền gửi
tiết kiệm và tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân.

SVTH: Ngô Văn To

Trang 14


Chương 4: Phân tích tình hình huy động vốn của VPBank chi nhánh An Giang
Bảng 4.2 : Tình hình nguồn vốn huy động.

ĐVT : triệu đồng
Chỉ tiêu

2008
Số tiền

2009
%

Số tiền

%

- Tiền gửi tiết kiệm

13.275

46


119.439

78

- Tiền gửi các tổ chức, doanh nghiệp.

11.828

42

31.742

21

3.300

12

1.568

1

28.403

100

152.749

100


- Phát hành giất tờ có giá
Tổng

( Nguồn : phịng kế toán VPBank chi nhánh AG )
Qua bảng số liệu trên ta thấy, vốn huy động của ngân hàng VPBank chi nhánh AG có sự tăng
trưởng dần qua các năm.
Hình 4.3 : Cơ cấu nguồn vốn huy động năm 2008


Năm 2008, tiền gửi tiết kiệm là 13.275 triệu đồng chiếm 46% trong tổng vốn huy động,
tiền gửi các tổ chức, doanh nghiệp là 11.828 triệu đồng chiếm 42% và thấp nhất là phát hành
giấy tờ có giá chỉ có 3.300 triệu đồng, chiếm 12% trong tổng vốn huy động.

SVTH: Ngô Văn To

Trang 15


Chương 4: Phân tích tình hình huy động vốn của VPBank chi nhánh An Giang
Hình 4.4 : Cơ cấu nguồn vốn huy động năm 2009

 Sang năm 2009, tiền gửi tiết kiệm tăng cao lên đến 119.439 triệu đồng chiếm 78% tổng vốn
huy động. trong khi đó tiền gửi của các tổ chức, doanh nghiệp là 31.742 triệu đồng tuy có
tăng so với năm 2008 nhưng đã giảm tỉ trọng trong tổng nguồn vốn huy động chỉ còn chiếm
21% trong tổng vốn huy động. đặc biệt khoản tiền từ phát hành giấy tờ có giá đã giảm xuống
chỉ cịn 1% trong tổng nguồn vốn huy động.
Năm 2008 là năm mà tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động do chịu sự ảnh
hưởng của cuộc khủng hoãng kinh tế thế giới và năm 2008 cũng là năm mà VPBank chi
nhánh AG mới đi vào hoạt động nên tình hình huy động vốn chưa đạt mức cao. Trong năm
này thì nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của các tổ chức kinh tế chưa đạt nên Ngân

hàng đã phát hành thêm kỳ phiếu, trái phiếu là 3.300 triệu đồng chiếm 12% trong tổng nguồn
vốn huy động, nhằm tăng thêm nguồn vốn huy động cũng như nguồn vốn hoạt động của
Ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu tín dụng.
Sang năm 2009 nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng cao đặc biệt là tiền gửi tiết
kiệm tăng gấp nhiều lần so với năm 2008, do có sự tăng trưởng khá cao này là vì trong năm
2008 các Ngân hàng đua nhau tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong khi đó chỉ số giá tiêu dùng
CPI năm 2009 tăng 11.59% so với năm 2008 làm cho người dân giảm mua sắm và tiêu dùng
để giành tiền gửi tiết kiệm để được hưởng lãi suất cao. Đối với tiền gửi từ các tổ chức, doanh
nghiệp trong năm 2009 tuy có tăng nhưng giảm tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn huy động là
do trong năm 2009 tình hình kinh tế thế giới đã dần dần hồi phục trở lại đã ảnh hưởng không
nhỏ đến nền kinh tế nước ta, làm cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư hơn, do đó họ
để giành vốn để tăng cường đầu tư mà không gửi tiền vào Ngân hàng mà chủ yếu gửi tiền
nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp nên cho dù lượng tiền gửi này có tăng
nhưng tỷ trọng đã giảm khá nhiều trong cơ cấu nguồn vốn huy động. bên cạnh đó do nguồn
vốn huy động từ nguồn tiền gửi tăng cao nên Ngân hàng không cần phát hành thêm nhiều kỳ
phiếu, trái phiếu cụ thể nguồn này 1.568 triệu đồng chỉ chiếm 1% trong tổng nguồn vốn huy
động.

SVTH: Ngô Văn To

Trang 16


Chương 4: Phân tích tình hình huy động vốn của VPBank chi nhánh An Giang
4.2.1. Tình hình huy động vốn từ tiền gửi các tổ chức, Doanh nghiệp.
Bảng 4.3 : Tình hình huy động vốn từ các tổ chức doanh nghiệp.
ĐVT : triệu đồng
chỉ tiêu

2008


2009

Chênh lệch
2008 / 2009
số tiền

Tiền gửi khơng

%

9.828

10.342

515

5,24

2.000

21.400

19.400

970

11.828

31.742


19.915

168,39

kỳ hạn
Tiền gửi có
kỳ hạn
Tiền gửi từ các tổ
chức, doanh nghiệp

( Nguồn : Phịng kế tốn VPBank chi nhánh AG )
Từ bảng số liệu ta thấy tiền gửi từ các tổ chức, doanh nghiệp năm 2009 là 31.742 triệu đồng,
tăng 168,39 % so với năm 2008 ( năm 2008 là 11.824 triệu đồng ).
Năm 2008 là năm đầu tiên VPBank chi nhánh AG hoạt động cùng với tình hình kinh tế trong
nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc suy thối kinh tế tồn cầu và trên địa bàn tỉnh An
Giang cũng khơng ngoại lệ, chính vì thế mà lượng tiền gửi của các tổ chức, doanh nghiệp vào
Ngân hàng không cao. Sang năm 2009 sau một năm hoạt động thì VPBank chi nhánh AG ngày
càng chiếm lịng tin của khách hàng, và thể hiện đựoc vị thế của VPBank trong tỉnh AG vì vậy
lượng tiền gửi của các tổ chức, doanh nghiệp vào Ngân hàng tăng cao lên đến 31.742 triệu đồng
tăng 168,39% so với năm 2008.
a. Tiền gửi khơng kỳ hạn.
Tính đến ngày 31/12/2009 số dư tiền gửi không kỳ hạn là 10.342 triệu đồng tăng 515 triệu
đồng so với cùng kỳ năm 2009, tốc độ tăng là 5,24%.
Từ số liệu so sánh trên ta thấy, từ năm 2008 đến 2009 tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức
doanh nghiệp có tăng nhưng tăng với tỷ lệ khơng cao chỉ có 5,24%, mà tiền gửi khơng kỳ hạn chỉ
với mục đích chủ yếu là nhằm phục vụ cho nhu cầu thanh toán giữa các doanh nghiệp trong q
trình sản suất kinh doanh. Điều đó cho thấy hệ thống thanh toán của VPBank chi nhánh AG chưa
thu hút được nhiều doanh nghiệp.
b. Tiền gửi có kỳ hạn.

Qua bảng trên ta thấy, trong năm 2009 số dư tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức, doanh nghiệp
là 21.400 triệu đồng tăng rất đáng kể so với cùng kỳ năm 2008 là 2.000 triệu đồng. với mức tăng
trưỏng gấp 10,5 lần so với năm 2008 cho thấy được những khách hàng doanh nghiệp của VPBank

SVTH: Ngô Văn To

Trang 17


Chương 4: Phân tích tình hình huy động vốn của VPBank chi nhánh An Giang
đã xác định đựoc chu kỳ kinh doanh ổn định, để ngoài việc gửi tiền vào Ngân hàng với mục đích là
nhu cầu thanh tốn các doanh nghiệp còn lấy lời từ lãi suất tiền gửi có kỳ hạn tương đối cao của
Ngân hàng.Bên cạnh đó cịn cho thấy được chính sách điều chỉnh lãi suất tiền gửi có kỳ hạn của
Ngân hàng nhằm thu hút vốn huy động từ đối tượng này.
cơ cấu tiền gửi của các tổ chức doanh nghiệp được thể hiện qua hình sau :
Hình 4.5 : Tiền gửi các tổ chức, doanh nghiệp.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy tiền gửi các tổ chức, doanh nghiệp tăng nhanh từ năm 2008 đến
2009. đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn tăng khá cao, đây là nguồn tiền gửi có kỳ hạn xác định nên khi
nguồn tiền này tăng Ngân hàng sẽ có nhiều chủ động hơn cho việc cấp tín dụng.
4.2.2. Huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm.
Khoản mục kế tiếp của nguồn vốn huy động của VPBank chi nhánh AG là tiền gửi tiết kiệm.
Đây là nguồn tiền chủ yếu huy động được từ người dân, khi mà họ chưa sử dụng đến, mang gửi
vào Ngân hàng để được hưởng lãi suất. Đây cũng là nguồn tiền chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng
nguồn vốn huy động của VPBank AG. kết cấu của nó được thể hiện theo bảng sau :
Bảng 4.4: Kết cấu tiền gửi tiết kiệm.
ĐVT : Triệu đồng.
Năm

2008

số tiền

- Tiền gửi khơng kỳ hạn
- Tiền gửi có kỳ hạn
Tổng

2009
%

số tiền

%

418

3

114

0.1

12.857

97

119.325

99.9

13.275


100

119.439

100

( Nguồn : Phịng kế tốn VPBank chi nhánh AG )
Qua bảng số liệu ta thấy kết cấu tiền gửi tiết kiệm của VPBank AG phần lớn là tiền gửi có
kỳ hạn và chỉ tiêu này cũng tăng từ năm 2008 đến 2009. trong năm 2008 lượng tiền gửi tiết kiệm

SVTH: Ngô Văn To

Trang 18


Chương 4: Phân tích tình hình huy động vốn của VPBank chi nhánh An Giang
có kỳ hạn của Ngân hàng là 12.857 triệu đồng, chiếm 97 % tổng tiền gửi tiết kiệm, Sang năm 2009
chỉ tiêu này đã vượt lên một mức rất cao là 119.325 triệu đồng tăng gấp 93 lần so với cùng kì năm
2008 và chiếm đến 99.9% trong cơ cấu tiền gửi tiết kiệm, trong khi đó tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ
hạn của Ngân hàng lại giảm từ 418 triệu đồng xuống còn 114 triệu đồng. Như vậy ta thấy cơ cấu
tiền gửi tiết kiệm của VPBank AG tăng trưởng rất nhanh và đang chuyển dịch dần từ tiền gửi
không kỳ hạn sang tiền gửi có kỳ hạn. Sở dỉ có sự gia tăng này là do trong năm 2008, tình hình
kinh tế nước ta tăng trưởng không cao ảnh hưởng đến thu nhập của người dân nên lượng tiền gửi
tiết kiệm vào Ngân hàng chưa đạt mức cao. Năm 2009 đặc biệt là 2 quý cuối năm, nền kinh tế thế
giới đã thoát khỏi khủng hỗng, do chịu sự ảnh hưởng khơng nhỏ đó nên nền kinh tế của nước ta
cũng tăng trưởng trở lại, thu nhập được cải thiện nên xu hướng người dân gửi tiền vào Ngân hàng
cũng tăng lên. Bên cạnh đó trong điều kiện mới thành lập nên VPBank AG đã có chính sách điều
chỉnh tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn nhằm thu hút khách hàng, mở
rộng thị phần trên địa bàng tỉnh AG. Chính vì vậy mà chỉ tiêu này tăng lên rất đáng kể chỉ trong

vòng 2 năm.
4.2.3. Huy động vốn từ phát hành giấy tờ có giá.
Phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu và trái phiếu cũng là hình thức huy động vốn, nhưng lãi
suất cao hơn lãi suất tiết kiệm. vì vậy Ngân hàng chỉ phát hành loại giấy tờ này trong những thời
điểm nhất định khi Ngân hàng cần vốn trước những cơ hội kinh doanh đầy hấp dẫn.
Tình hình huy động vốn từ phát hành giấy tờ có giá của VPBank được thể hiện qua biểu đồ sau :
Hình 4.6 : Phát hành giấy tờ có giá.

Qua biểu đồ ta thấy từ năm 2008 đến 2009, lượng tiền từ phát hành kỳ phiếu trái phiếu của
Ngân hàng đã giảm từ 3.300 triệu đồng xuống còn 1.568 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm
này là do trong năm 2008 VPBank AG mới thành lập, tình hình nguồn vốn huy động chưa cao nên
Ngân hàng cần phát hành thêm kỳ phiếu, trái phiếu nhằm nâng cao nguồn vốn hoạt động của Ngân
hàng đảm bảo cho việc cấp tín dụng. sang năm 2009 nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng tăng lên
rất cao nhờ sự tăng cao của lượng vốn huy động từ tiền gửi khách hàng do đó Ngân hàng khơng
cần phát hành thêm giấy tờ có giá nên đó là nguyên nhân làm vốn huy động từ nguồn tiền này giảm
so với năm 2008.
4.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn.
Việc sử dụng chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn là hết sức quan trọng đối với Ngân
hàng. Từ những kết quả đó Ngân hàng sẽ biết được thực tế tình hình hoạt động nói chung và tình
hình huy động vốn nói riêng của mình, để tìm thấy những vấn đề cần quan tâm. Từ đó đề ra những

SVTH: Ngơ Văn To

Trang 19


Chương 4: Phân tích tình hình huy động vốn của VPBank chi nhánh An Giang
giải pháp nhằm khắc phục khó khăn đồng thời để nâng cao nguồn vốn huy động của Ngân hàng
góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu tín dụng và cuối cùng là nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân
hàng.

Bảng 4.5 : Một số Chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn
Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm
2008

2009

Tổng nguồn vốn

Triệu đồng

130388

250663

Tổng nguồn vốn huy động

Triệu đồng

28403

152749

Vốn huy động có kỳ hạn

Triệu đồng


17707

142293

Vốn huy động không kỳ hạn

Triệu đồng

10246

10456

VHĐ/TNV

%

21,78

60,93

VHĐ CKH /Tổng VHĐ

%

63,35

93,2

VHĐ KKH /Tổng VHĐ


%

36,65

6,8

 Tỷ số vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động (VHĐCKH / VHĐ).
Chỉ tiêu thể hiện tính ổn định của nguồn vốn huy động của Ngân hàng, nếu tỷ lệ này quá
lớn sẽ giãm lợi nhuận của Ngân hàng, nhưng nếu tỷ số này q nhỏ thì Ngân hàng khơng thể chủ
động trong việc cấp tín dụng. Theo bảng 4.4 ta thấy, tỷ số này của VPBank AG tăng rất nhanh
từ năm 2008 đến 2009, cụ thể trong năm 2008 tỷ số này đạt 63,35% đến năm 2009 tỷ số này tăng
lên mức 93,2%. Từ tỷ số này cho ta biết được vốn huy động có kỳ hạn chiếm rất cao và là thành
phần chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng sẽ có rất nhiều
chủ động trong việc cho vay, tuy nhiên trong năm 2009 tỷ số này quá cao lên đến 93,2%, vì lãi
suất tiền gửi có kỳ hạn cao hơn nên Ngân hàng phải tốn nhiều tiền để trả lãi cho khách hàng, điều
đó có thể làm giãm lợi nhuận của Ngân hàng.


Nguyên nhân tỷ số này tăng cao trong năm 2009 là do trong năm này Ngân hàng đã tăng lãi
suất tiền gửi có kỳ hạn nhằm thu hút nhiều khách hàng. mà khách hàng chủ yếu của loại tiền gửi
này là khách hàng cá nhân mục đích gửi tiền là nhằm hưởng lãi suất , bên cạnh đó năm 2009 nền
kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại sau cuộc khủng hỗng thu nhập người dân từ đó cũng tăng
theo, vì vậy khi lãi suất tiền gữi có kỳ hạn tăng người dân mang tiền nhàn rỗi của mình gửi tiết
kiệm tại Ngân hàng. Đó chính là ngun nhân tiền gửi có kỳ hạn tăng rất nhanh trong năm 2009.

Nhìn chung vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động
của VPBank AG nên ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc cung cấp tín dụng, việc cịn lại là
Ngân hàng làm sao để đẩy mạnh thu hút khách hàng đến vay nhằm nâng cao lợi nhuận cho Ngân
hàng.
 Tỷ số vốn huy động không kỳ hạn trên tổng vốn huy động.


SVTH: Ngô Văn To

Trang 20


Chương 4: Phân tích tình hình huy động vốn của VPBank chi nhánh An Giang
Chỉ số này cho biết vốn huy động không kỳ hạn sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn
huy động. Nếu tỷ số này càng cao thì lợi nhuận của Ngân hàng sẽ cao do chênh lệch khá cao giữa
lãi suất cho vay và lãi suất tiền gữi. Tuy nhiên nếu tỷ số này quá cao sẽ làm cho Ngân hàng không
chủ động được nguồn vốn huy động để cho vay, vì tiền gửi khơng kỳ hạn là loại tiền gửi không ổn
định nếu cho vay sẽ có nhiều rủi ro hơn. Qua bảng 4.4 ta thấy tỷ số này giảm nhanh từ năm 2008
đến năm 2009, cụ thể là 36,65% trong năm 2008 giảm xuống còn 6,8% trong năm 2009. Nguyên
nhân tỷ số này của VPBank AG giảm là do lãi suất tiền gửi khơng kỳ hạn thấp hơn lãi suất có kỳ
hạn, bên cạnh đó trong trong khoảng nữa đầu năm 2009 các doanh nghiệp chưa thật sự đầu tư
nhiều vào việc sản xuất kinh doanh do tình hình kinh tế vẫn cịn khó khăn nên chưa gửi nhiều tiền
vào Ngân hàng để thanh tốn, vì thế lượng tiền gửi khơng kỳ hạn vào ngân hàng tăng rất thấp so
với tiền gửi có kỳ hạn. Điều đó lý giải vì sao tỷ số vốn huy động không kỳ hạn trên tổng vốn huy
động của Ngân hàng giảm xuống trong năm 2009.
Nhìn chung thì tỷ số này của Ngân hàng cũng không cao, tuy nó giúp cho Ngân hàng chủ động
được nguồn vốn trong viêc cấp tín dụng, nhưng xét về phương diện khác thi nó chưa mang lại
nhiều lợi ích cho Ngân hàng vì vốn huy động từ tiền gửi khơng kỳ hạn là nguồn vốn có chi phí sử
dụng tương đối thấp nên nếu Ngân hàng tận dụng tối đa từ nguồn này sẽ mang lại lợi nhuận cao
hơn. Tuy chưa có quy định nào về tỷ số này nhưng ở đây tỷ số này của VPBank AG trong năm
2009 là quá thấp chỉ đạt 6,8%. Do đó Ngân hàng cần nâng tỷ số này cao hơn nữa để đạt đến mức
hợp lý.
 Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn (VHĐ / TNV)
Chỉ tiêu này cho biết khả năng huy động vốn sẽ đáp ứng được bao nhiêu phần trăm cho
nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng và cũng cho biết trong một đồng vốn của Ngân hàng có bao
nhiêu đồng vốn được huy động từ bên ngoài. Theo bảng 4.4 tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn

vốn tăng khá cao từ năm 2008 đến năm 2009, trong năm 2008 tỷ số này đạt 20.78% và tăng lên đến
60.93% vào năm 2009. nhìn chung tuy chỉ mới hoạt động trong 2 năm nhưng tỷ số vốn huy động
trên tổng nguồn vốn của VPBank AG đã đạt 60.93% là một con số hết sức khả quan, và có thể
chấp nhận được, song tỷ số này vẫn còn thấp so với mức lý tưởng. Ngân hàng muốn hoạt động
hiệu quả thì vốn huy động phải đạt mức tứ 70% - 80% trong tổng nguồn vốn hoạt động. Do đó,
trong thời gian tới VPBank AG cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để nâng cao tỷ số này là một trong
những nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đông của Ngân hàng.
Qua phân tích ta thấy trong 2 năm hoạt động 2008-2009 Nguồn vốn huy động của VPBank AG
tăng lên rất cao. Cho thấy hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đang tiến hành có hiệu quả và
ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng trân địa bàn tỉnh An Giang.
4.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn huy động.
Sau khi phân tích tình hình huy động vốn của VPBank chi nhánh AG em xin đề ra một số giải
pháp nâng cao khả năng huy động vốn để góp phần là tăng nguồn vốn hoạt động nhăm tăng hiệu
quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng:
 Phát triển và mở rộng mạng lưới giao dịch như mở thêm các Phòng Giao Dịch tại hầu hết
các huyện, thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh AG.
 Xây dựng chính sách về khách hàng và giao tiếp khuếch trương.

SVTH: Ngô Văn To

Trang 21


Chương 4: Phân tích tình hình huy động vốn của VPBank chi nhánh An Giang
 Xây dựng kế hoạch huy động vốn rõ ràng trong từng giai đoạn dựa trên những nghiên
cứu về tiềm năng vốn trong dân cư, nhu cầu vốn của khách hàng, những phản ứng của
khách hàng đối với thị trường cũng như nền kinh tế.
 Đa dạng hố các hình thức huy động vốn.
- Đối với huy động vốn từ dân cư: một trong những cách mà VPBank có thể áp dụng
là điều chỉnh hết sức linh hoạt về kỳ hạn của tiền gửi. Ngân hàng hồn tồn tơn trọng các

lựa chọn về thời hạn của khách hàng. đến hạn nếu người gửi không rút vốn và lĩnh lãi thì
tiền lãi được nhập vào vốn và coi như người gửi, gửi kỳ hạn tiếp theo. người gửi rút vốn
trước kỳ hạn thì được hưởng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn tính đến thời điểm đó, thay vì là
lãi suất khơng kỳ hạn.
- Đối với huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp: điều hấp dẫn của khách hàng đối
với Ngân hàng là chất lượng và quy mơ dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp, vì thế Ngân
hàng phải luôn chú ý các dịch vụ hiện có, đưa vào hoạt động các hình thức dịch vụ mới
đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng. nguồn tiền gửi của các tổ chức, doanh
nghiệp là rất lớn song khong ổn định, nên Ngân hàng phải có kế hoạch sử dụng sao cho
vừa có thể sử dụng vào mục đích của mình vừa phải ln sẳn sàng đáp ứng các nhu cầu
về thanh toán, chuyển tiền… của khách hàng. Điều này sẽ tạo sự chủ động cho Ngân
hàng trong huy động vốn.
 Qua phân tích ta thấy nguồn vốn huy động không kỳ hạn của Ngân hàng là rất thấp vì
thế Ngân hàng cần phải tăng cường thêm các phòng thẻ ATM tạo điều kiện cho việc rút
tiền của khách hàng. Điều này sẽ giúp Ngân hàng tăng cường thêm nguồn vốn huy động
không kỳ hạn.

SVTH: Ngô Văn To

Trang 22


Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Chương 5 : KẾT LUẬN
Qua q trình phân tích cho thấy chỉ trong 2 năm hoạt động thì nguồn vốn huy động của
VPBank AG tăng lên rất đáng kể đó là dấu hiệu rất tốt cho hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên
nhìn vào cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng ta thấy lượng tiền gửi có kỳ hạn chiếm rất cao
so với tiền gửi khơng kỳ hạn, mà tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi có chi phí rất cao, như vậy sẽ
làm giãm lợi nhuận của Ngân hàng.

Trong năm 2010 với tình hình kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam bắt đầu tăng
trưởng trở lại sau cuộc suy thói năm 2007-2008, và hoạt động huy động vốn cũng trở lại quy luật
bình thường. Thế nên, Ngân hàng cần phải phát huy hơn nữa vai trị của mình trong nền kinh tế. Để
làm được điều này trước hết Ngân hàng cần phải làm tốt công tác huy động vốn nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của Ngân hàng cũng như tăng khả năng cạnh tranh và vị thế của Ngân hàng
trên địa bàn tình An Giang.
Tuy nhiên một Ngân hàng hoạt động không phải chỉ nhắc đến hoạt động huy động vốn mà đó
phải là sự kết hợp hiệu quả giữa huy động và cho vay là tất yếu, có như thế Ngân hàng mới nâng
cao lợi nhuận nâng cao được vị thế của mình trong nền kinh tế để đạt đến mục tiêu trở thành Ngân
hàng bán lẻ hiện đại trong xu thế hội nhập

SVTH: Ngô Văn To

Trang 23



×