Tải bản đầy đủ (.pdf) (308 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán việt nam và quốc tế của các doanh nghiệp FDI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 308 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

ĐỖ ĐỨC TÀI

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ KHÁC BIỆT VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ
QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI
Chuyên ngành: Kế toán (Kế toán, kiểm toán và phân tích)
Mã số: 9340301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. TRẦN MẠNH DŨNG
2. PGS.TS. ĐINH THỊ MAI

HÀ NỘI - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2018
Người hướng dẫn

Tác giả luận án



PGS.TS. Trần Mạnh Dũng

Đỗ Đức Tài


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................................. viii
MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu quốc tế ............................................................................6
1.1.1. Sự khác biệt về báo cáo tài chính ......................................................................6
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về báo cáo tài chính................................13
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước ............................................................19
1.2.1. Sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế .....................19
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế .......................................................................................................................24
1.3. Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................................31
Kết luận Chương 1 ................................................................................................................33
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ KHÁC BIỆT VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ ..................................34
2.1. Giới thiệu về báo cáo tài chính .........................................................................34
2.1.1. Khái niệm ........................................................................................................34

2.1.2. Mục đích ..........................................................................................................34
2.1.3. Vai trò ..............................................................................................................35
2.1.4. Nội dung ..........................................................................................................35
2.2. Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam .....................................36
2.2.1. Quá trình phát triển của hệ thống BCTC tại Việt Nam ...................................36
2.2.2. Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc soạn thảo BCTC ........................................38
2.2.3. Kết cấu và nội dung hệ thống BCTC ..............................................................38
2.3. Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế .........................................39
2.3.1. Chuẩn mực kế toán đối với báo cáo tài chính .................................................39
2.3.2. BCTC của doanh nghiệp FDI theo chuẩn mực kế toán quốc tế ......................44
2.4. Sự khác biệt về báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế..46
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về báo cáo tài chính giữa chuẩn
mực kế toán Việt Nam và quốc tế ............................................................................48


iii

2.5.1. Nhân tố kinh tế ................................................................................................48
2.5.2. Nhân tố pháp lý ...............................................................................................51
2.5.3. Nhân tố văn hóa ..............................................................................................53
2.5.4. Nhân tố chính trị..............................................................................................54
2.5.5. Nhân tố kỹ thuật nghiệp vụ .............................................................................55
2.5.6. Nhân tố điều kiện tổ chức thực hiện ...............................................................56
2.5.7. Nhân tố giáo dục, tính chuyên nghiệp.............................................................56
2.5.8. Nhân tố chuẩn mực kế toán quốc tế ................................................................57
2.6. Cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu ...........................................57
2.6.1. Lý thuyết ngẫu nhiên .......................................................................................57
2.6.2. Lý thuyết Kế toán và Kiểm soát ......................................................................58
2.6.3. Lý thuyết thông tin hữu ích .............................................................................58
2.6.4. Lý thuyết hành vi quản lý................................................................................59

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................61
3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ........................................61
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................61
3.1.2. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................61
3.2. Thu thập dữ liệu .................................................................................................65
3.2.1. Thu thập dữ liệu và nội dung khảo sát ............................................................65
3.2.2. Mô tả mẫu .......................................................................................................67
3.2.3. Phỏng vấn điều tra ...........................................................................................68
3.2.4. Điều tra chọn mẫu ...........................................................................................74
3.3. Mô hình nghiên cứu ...........................................................................................74
3.4. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................80
3.4.1. Đánh giá về sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế .........80
3.4.2. Giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI
theo chuẩn mực KTVN và quốc tế ............................................................................81
Kết luận Chương 3 ................................................................................................................87
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................88
4.1. Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam .......................................................................88
4.1.1. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................88
4.1.2. Vai trò của khu vực FDI..................................................................................89
4.1.3. Cơ cấu FDI tại Việt Nam ................................................................................89
4.1.4. Khái quát về doanh nghiệp FDI ......................................................................91
4.1.5. Những thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam..........93
4.2. Kết quả nghiên cứu định tính ...........................................................................96


iv

4.2.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng ........................................................................96
4.2.2. Kết quả phỏng vấn chuyên gia ........................................................................99
4.2.3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính ........................................................101

4.2.4. Đánh giá sự phù hợp kết quả nghiên cứu định tính về các nhân tố ảnh hưởng đến
sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế ......................102
4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng ......................................................................103
4.3.1. Thống kê mô tả về kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi ...............................103
4.3.2. Kết quả đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN
FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế ..................................................................109
4.3.3. Kết quả phân tích các nhân tố khám phá ......................................................111
4.3.4. Sự khác biệt về BCTC của doanh nghiệp FDI theo chuẩn mực kế toán Việt
Nam và quốc tế ........................................................................................................112
4.3.5. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ...............................................128
4.3.6. Phân tích hồi quy tuyến tính .........................................................................130
Kết luận Chương 4 ..............................................................................................................135
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................136
5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu ......................................................................136
5.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của doanh nghiệp FDI theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế ..................................................................................136
5.1.2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của
DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế ...........................................................137
5.1.3. Kết luận nghiên cứu thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về
BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế .........................................138
5.2. Các khuyến nghị nhằm tăng cường sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt
Nam và quốc tế về báo cáo tài chính của các doanh nghiệp FDI .......................138
5.2.1. Khuyến nghị theo các nhân tố ảnh hưởng .....................................................139
5.2.2. Các khuyến nghị đối với các đối tượng liên quan đến BCTC ......................141
5.3. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................148
5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................148
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................................................149
KẾT LUẬN ..........................................................................................................................150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Đầy đủ tiếng Việt
ANC
Cơ quan chuẩn mực kế toán Pháp

Đầy đủ tiếng Anh/ tiếng Pháp
Agence
National
de
la
Comptabilité

APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á,Thái Asia-Pacific
Bình Dương
Cooperation

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Association of Southeast Asian
Nations


BCTC

Báo cáo tài chính

Financial Statements

BKS

Ban kiểm soát

CĐKT

Cân đối kế toán

CLTT

Chất lượng thông tin

CMKT

Chuẩn mực kế toán

CNC

Hội đồng Kế toán quốc gia Pháp

Conseil
National
Comptabilité


CRC

Ủy ban quy định kế toán Pháp

Comité de la Réglementation
Comptable

CSKT

Chính sách kế toán

CSRC

Ủy ban Chứng khoán Trung quốc

ĐH

Đại học

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

ĐTNN


Đầu tư nước ngoài

EC

Ủy ban châu Âu

European Commission

EPS

Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu

Earning Per Share

EU

Liên minh Châu Âu

European Union

FASB

Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Financial Accounting Standard
Mỹ
Board

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


Foreign Direct Investment

FED

Cục dự trữ liên bang Mỹ

Federal Reserve System

FV

Giá trị hợp lý

Fair Value

GAAP

Các nguyên tắc kế toán được thừa nhận

Generally Accepted Accounting
Principles

GCNĐT

Giấy chứng nhận đầu tư

Chinese Security
Commission

Economic


de

la

Regulatory


vi

Từ viết tắt
Đầy đủ tiếng Việt
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội

Đầy đủ tiếng Anh/ tiếng Pháp
Gross Domestic Product

HĐQT

Hội đồng quản trị

IAS

Chuẩn mực kế toán quốc tế

International Accounting Standard

IASB

Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế


International Accounting Standard
Board

IASC

Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế

International Accounting Standard
Committee

IFAC

Liên đoàn kế toán quốc tế

International

Federation

of

Accountants
IFRS

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

International Financial Reporting
Standard

IFRS


Khuôn mẫu chung về IFRS

The Conceptual Framework for

Framework

Financial Reporting

KSNB

Kiểm soát nội bộ

KTT

Kế toán trưởng

KTVN

Kế toán Việt Nam

NVV

Nhỏ và vừa

PCG

Tổng hoạch đồ kế toán Pháp

PMKT


Phần mềm kế toán

SEC

Ủy ban chứng khoán Mỹ

Securities

and

Exchange

Commission
SFAS

Chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ

Statements
of
Accounting Standards

SPSS

Phần mềm phân tích thống kê

Statistical Package for the Social
Sciences

TNDN


Thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ

Tài sản cố định

TTCK

Thị trường chứng khoán

VAA

Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam

VACPA

Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Vietnam
Association
of
Nam
Certified Public Accountants

VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Vietnamese Accounting Standard

WTO


Tổ chức Thương mại thế giới

World Trade Organization

Financial

Vietnam
Association
Accountants and Auditors

of


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thống kê mẫu khảo sát định lượng ............................................................68
Bảng 3.2. Phiếu phỏng vấn .........................................................................................68
Bảng 3.3: Tổng hợp các nhân tố từ các nghiên cứu trước ..........................................82
Bảng 4.1: Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ 1988 - 2016 (triệu đôla) ...88
Bảng 4.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế ...................................................................102
Bảng 4.3: Thống kê theo đối tượng khảo sát ............................................................103
Bảng 4.4: Thống kê theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh các đơn vị được khảo sát ..104
Bảng 4.5:
Bảng 4.6:
Bảng 4.7:
Bảng 4.8:


Thống kê theo thời gian hoạt động các đơn vị được khảo sát ..................104
Kết quả kiểm định KMO, Bartlett’s Test KMO and Bartlett's Test .........111
Thống kê mô tả theo công ty kiểm toán về trình bày BCTC ...................123
Thống kê mô tả theo công ty kiểm toán về khoản mục trên BCTC .........125

Bảng 4.9: Ma trận tương quan của các nhân tố ........................................................128
Bảng 4.10: Kiểm định mức độ giải thích của mô hình Model Summaryb..................130
Bảng 4.11: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phân tích phương sai - ANOVA)..131
Bảng 4.12: Kiểm định tương quan từng phần của hệ số hồi quy Coefficientsa ..........132
Bảng 5.1: Kết quả kiểm định các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác
biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế ...............136
Bảng 5.2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI
theo chuẩn mực KTVN và quốc tế ...........................................................137


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu định tính .....................................................................62
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu định lượng ..................................................................64
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu của luận án ...................................................................75
Hình 4.1: FDI theo ngành năm 2016 (tỷ đôla) ..............................................................89
Hình 4.2: Nhóm các đối tác có vốn FDI đứng đầu tại Việt Nam (1988-2016) .............90
Hình 4.3: Sơ đồ khảo sát chuyên gia ...........................................................................101


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Các vụ bê bối về tài chính và kế toán dẫn đến sự sụp đổ của các tập đoàn kinh

tế hàng đầu thế giới trong những năm qua càng khẳng định rõ hơn rằng BCTC trung
thực và hợp lý là điều kiện cần thiết cho sự ổn định và tăng trưởng của tài chính toàn
cầu. Do vậy yêu cầu xây dựng thể chế và năng lực kỹ thuật để cải thiện chất lượng
BCTC là thực sự cần thiết.
Trong những năm gần đây, có rất nhiều thay đổi quan trọng trong công tác kế toán
và lập BCTC. Trên phạm vi quốc tế, các tổ chức ban hành CMKT quốc tế đang trong quá
trình bổ sung, sửa đổi, xây dựng trên cơ sở nền kinh tế thị trường phát triển cao, theo hướng
cố gắng hài hòa GAAP của Mỹ và các chuẩn mực quốc tế về lập và trình bày BCTC. EU
yêu cầu các tổ chức niêm yết của các nước là thành viên EU áp dụng CMKT quốc tế, các
quốc gia ban hành chuẩn mực theo hướng gần với IFRS (Hà Thị Ngọc Hà, 2016).
Cho đến nay, Việt Nam đã ban hành được 26 VAS theo 5 đợt từ năm 2001 đến
năm 2005 và phần nào theo thiên hướng quốc tế. Tuy nhiên, các VAS đến nay được
đánh giá là không còn phù hợp hoặc chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế
tại Việt Nam, cũng như chưa phù hợp với IAS/IFRS.
Bên cạnh đó, mặc dù có nhiều thay đổi về các nội dung của chế độ kế toán qua
ba phiên bản, về cơ bản Chế độ kế toán bao gồm: chứng từ kế toán, tài khoản kế toán,
sổ sách kế toán và BCTC. Việc cùng tồn tại song song VAS và Chế độ kế toán là một
đặc thù của kế toán Việt Nam. Trần Văn Hợi (2016) khẳng định rằng tính đồng bộ,
tính phù hợp của luật kế toán 2015 với VAS và chế độ kế toán hiện hành chưa cao.
Sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN (thước đo về kế toán của Việt Nam) bao gồm
VAS, chế độ kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan như thông tư hướng
dẫn, quy định ... về kế toán và IAS/IFRS cũng đã được đề cập qua các công trình nghiên
cứu của các tác giả, tiêu biểu là: chuẩn mực KTVN hiện nay vẫn bộc lộ nhiều điểm khác
biệt với IAS/IFRS và biểu hiện như: chuẩn mực KTVN chưa có quy định đầy đủ đánh giá
lại tài sản và nợ phải trả theo FV tại thời điểm báo cáo; VAS 21 không quy định trình bày
báo cáo biến động vốn chủ sở hữu thành một báo cáo riêng biệt như IAS1; VAS 3 chỉ cho
phép đánh giá lại TSCĐ là bất động sản, nhà xưởng và thiết bị trong trường hợp có quyết
định của Nhà nước, đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, liên kết, chia tách, sáp nhập DN và
không ghi nhận phần tổn thất tài sản hàng năm… (Võ Thị Quý và Nguyễn Thị Liên
Hương, 2010). Những khác biệt về nguyên tắc chung, sự không tuân thủ theo chuẩn mực



2
cho mục đích trình bày trung thực và hợp lý, việc áp dụng nguyên tắc FV, các thành phần
của BCTC, kỳ BCTC, đồng tiền chức năng); những khác biệt trên từng chuẩn mực cụ thể
(Hàng tồn kho, ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá, hợp đồng xây dựng, TSCĐ vô hình, bất
động sản đầu tư, lợi thế thương mại từ việc hợp nhất kinh doanh, giai đoạn phát triển của
DN, thuế TNDN) và những IAS/IFRS chưa được ban hành thành những VAS tương
đương (Hà Xuân Thạch và Nguyễn Ngọc Hiệp, 2011). Sự khác biệt về BCTC theo chuẩn
mực KTVN và quốc tế gồm hai nội dung đó là: Khác biệt về trình bày BCTC và khác biệt
về các khoản mục trên BCTC (Deloitte, 2016).
Trong những năm qua, DN FDI tăng trưởng nhanh cả về số lượng, quy mô và kết
quả sản xuất kinh doanh. Hầu hết các DN FDI sản xuất kinh doanh năng động, ổn định và
hiệu quả. DN FDI đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
như giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động; đóng góp lớn cho ngân sách
Nhà nước; nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam…
(Nguyễn Thành Chung, 2016). Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát và các chuyên gia, do có
sự khác biệt lớn về chuẩn mực KTVN và quốc tế trong đó có quy định về BCTC, tại các
DN FDI kế toán lập song hành hai bộ BCTC, một bộ báo cáo theo chuẩn mực KTVN và
một bộ báo cáo tuân thủ IAS/IFRS hoặc tuân thủ quy định, chế độ kế toán theo công ty
mẹ (Trần Mạnh Dũng, 2016). Đối với BCTC theo IAS/IFRS, có DN tự lập nhưng cũng có
những DN ký hợp đồng thuê công ty kiểm toán độc lập cung cấp dịch vụ lập BCTC. Như
vậy, quả là vẫn tồn tại những khó khăn đối với kế toán tại DN FDI. Mặt khác, giữa hai bộ
BCTC này có sự khác biệt nhất định. Làm rõ sự khác biệt giữa hai bộ báo cáo này cũng
như lý giải sâu sắc vì sao có sự khác biệt này là cần thiết.
Mặc dù vẫn biết rằng có sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc
tế của các DN FDI hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và điều này phần nào làm cản trở
đến nhiều vấn đề như tính so sánh của BCTC theo chuẩn mực KTVN, tăng gánh nặng
chi phí trong việc chuyển đổi BCTC, thuê mướn lập BCTC theo IAS/IFRS; ảnh hưởng
đến việc cung cấp thông tin theo cả chuẩn mực KTVN và quốc tế của bộ phận kế toán;

ảnh hưởng đến môi trường pháp lý trong đó có môi trường pháp lý về kế toán... Vậy sự
khác biệt này cần phải lý giải qua việc tìm hiểu lý do cũng như các nhân tố ảnh hưởng
đến sự khác biệt này. Theo tìm hiểu của tác giả thì chưa có công trình nào thực hiện
nghiên cứu một cách toàn diện về các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC
giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế của DN FDI trong ngữ cảnh của Việt Nam.
Xuất phát từ sự cần thiết này, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến sự khác biệt về báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam
và quốc tế của các doanh nghiệp FDI” làm luận án tiến sĩ của mình.


3
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm làm rõ sự khác biệt về BCTC và mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC tại các DN FDI theo chuẩn mực KTVN
và quốc tế. Qua đó đưa ra các khuyến nghị nhằm giảm bớt sự khác biệt về BCTC theo
chuẩn mực KTVN và quốc tế.
Để làm rõ mục tiêu tổng quát trên, nghiên cứu này hướng tới các mục tiêu cụ
thể sau:
+ Hệ thống và làm rõ nội dung cơ bản của BCTC và xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và chuẩn
mực kế toán quốc tế.
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC của
các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế.
+ Đưa ra các khuyến nghị nhằm giảm bớt khoảng cách về sự khác biệt và tăng
cường sự hòa hợp giữa BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thỏa mãn các mục tiêu nghiên cứu trên, công trình này được thực hiện nhằm
trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của các DN theo

chuẩn mực KTVN và chuẩn mực kế toán quốc tế?
Câu 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC của DN
FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế như thế nào?
Câu 3: Các khuyến nghị nào cần đưa ra nhằm giảm bớt khoảng cách khác biệt
về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về sự khác biệt và các nhân tố ảnh hưởng đến
sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế tại các DN FDI. Trong đó,
chuẩn mực KTVN (thước đo về kế toán của Việt Nam) bao gồm VAS, chế độ kế toán
Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan như thông tư hướng dẫn, quy định
hướng dẫn ... về kế toán. CMKT quốc tế là IAS/IFRS.
Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian:
Chuẩn mực KTVN và chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành, đang có hiệu lực
và có liên quan đến DN FDI.


4
Chuẩn mực KTVN hàm ý bao gồm các VAS về trình bày BCTC đó là: VAS 1,
VAS 21, VAS 24, VAS 27, VAS 30; các chuẩn mực về các khoản mục trên BCTC:
VAS 2, VAS 17, VAS 3, VAS 6, VAS 14, VAS 16, VAS 18, VAS 4; chế độ kế toán
DN hiện nay (TT số 200/2014/TT-BTC, TT số 133/2016/TT-BTC...) và các quy định
pháp lý có liên quan như thông tư, quy định hướng dẫn ... về kế toán tại Việt Nam
(Deloitte 2016).
Chuẩn mực kế toán quốc tế được lựa chọn nghiên cứu bao gồm các chuẩn mực
về trình bày BCTC: Khuôn khổ chung, IAS 1, IAS 7, IAS 33, IAS 34, IFRS 1, IFRS 7,
IFRS 8; các chuẩn mực về các khoản mục trên BCTC: IAS 2, IAS 12, IAS 16, IAS 17,
IAS 18, IAS 19, IAS 20, IAS 23, IAS 32, IAS 37, IAS 38, IAS 39, IFRS 9, IFRS 13,

IFRS 14, IFRS 15 (Deloitte 2016).
Các DN được nghiên cứu là toàn bộ các DN FDI hoạt động kinh doanh tại Việt
Nam là thành viên của công ty đa quốc gia, lập BCTC theo chuẩn mực KTVN và
IAS/IFRS. Các DN FDI đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, các DN FDI kinh doanh
lĩnh vực ngân hàng, tài chính; các DN FDI hoạt động độc lập tại Việt Nam không lập
BCTC theo IAS/IFRS và DN FDI mà công ty mẹ lập BCTC theo CMKT nước họ,
khác với IAS/IFRS không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này.
+ Phạm vi về thời gian:
Luận án tập trung nghiên cứu chuẩn mực KTVN được ban hành từ năm 2001
đến nay, IAS/IFRS được ban hành và sửa đổi từ 2003 đến nay. Nghiên cứu sử dụng
BCTC và thông tin được các DN cung cấp từ năm 2014-2017 của các DN trong phạm
vi khảo sát. Dữ liệu được thu thập từ Tổng cục Thống kê, Tổng cục thuế, websites của
các DN FDI.
+ Phạm vi về nội dung:
Sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế được
tập trung phân tích và đo lường theo khía cạnh: (i) khác biệt về trình bày BCTC và (ii)
khác biệt về các khoản mục trên BCTC.
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực
KTVN và quốc tế được thực hiện thông qua phân tích định tính, phân tích định lượng,
sử dụng phân tích hồi quy tương quan. Dựa vào kết quả nghiên cứu này, tác giả đưa ra
các khuyến nghị nhằm giảm sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC,
tăng cường sự hòa hợp giữa chuẩn mực KTVN và chuẩn mực kế toán quốc tế trong lập
và trình bày BCTC; qua đó góp phần thúc đẩy việc thu hút vốn đầu tư FDI ...


5
5. Đóng góp mới của luận án
Nghiên cứu này được thực hiện có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn; và có
những đóng góp sau:
- Về lý luận: Luận án đã tổng hợp các lý luận liên quan đến BCTC theo chuẩn

mực KTVN và quốc tế, sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế, các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn
mực KTVN và quốc tế. Trên cơ sở đó, kết hợp với nghiên cứu thực trạng, tác giả đã
phát triển lý luận này trong bối cảnh thực tiễn trong các DN FDI tại Việt Nam bằng
việc ứng dụng một số cơ sở lý thuyết vào đề tài nghiên cứu.
- Về thực tiễn: Sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế bao gồm sự khác biệt trình bày BCTC và khoản mục trên BCTC, được phân
tích và đo lường bằng thống kê mô tả, kiểm định sự khác biệt (T-test). Kết quả là có sự
khác nhau về đánh giá sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế giữa kế toán tại DN FDI với kiểm toán viên tại các công ty kiểm toán độc lập.
Luận án trình bày và kiểm định 8 giả thuyết về ảnh hưởng của 8 nhân tố đến sự khác
biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Kết quả là cả 8 nhân tố
có tác động thuận chiều. Sau đó tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính và kết quả
phương trình hồi quy chuẩn hóa: KB = 0,208 x KT + 0,314 x HTCT + 0,237 x VH +
0,165 x DKTC + 0,157 x GD + 0,107 x HTPL + 0,062 x KTNV.
Từ kết quả phỏng vấn, khảo sát và kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các
khuyến nghị nhằm giảm sự khác về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và
quốc tế, giảm chi phí chuyển đổi BCTC, tăng khả năng so sánh của BCTC theo chuẩn
mực KTVN và nâng cao chất lượng thông tin cung cấp từ BCTC theo cả chuẩn mực
KTVN và quốc tế, bao gồm các khuyến nghị theo nhân tố ảnh hưởng và các khuyến
nghị đối với DN FDI, người làm kế toán, Bộ Tài chính ...

6. Kết cấu của đề tài
Luận án được thực hiện theo cấu trúc gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về báo cáo tài chính doanh nghiệp và các nhân tố
ảnh hưởng đến sự khác biệt về báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt
Nam và quốc tế
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị


6
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu quốc tế
1.1.1. Sự khác biệt về báo cáo tài chính
Các nghiên cứu tập trung vào ba khía cạnh: (i) Mức độ hòa hợp của IAS/IFRS,
mức độ hội tụ kế toán; (ii) sự khác biệt về BCTC; (iii) thực trạng BCTC của một số
nước và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện BCTC.
Mức độ hòa hợp của IAS/IFRS, mức độ hội tụ kế toán
Tay và Parker (1990) đưa ra một mô hình giải thích khái niệm “hòa hợp”, theo
đó hai dạng hòa hợp là “quy định” (de jure) và “thực tế” (de facto). Với dạng thứ nhất,
sự hòa hợp diễn ra trên các quy định kế toán của tổ chức lập quy. Trong khi đó, dạng
thứ hai là việc áp dụng trên thực tế của các công ty. Garrido và cộng sự (2002) nghiên
cứu hòa hợp quy định bằng cách so sánh mức độ cho phép lựa chọn các phương pháp
kế toán của IAS qua các giai đoạn A (1973 - 1988), B (1989 - 1995) và C (1995 về sau);
với kết quả là: IASC đã thực hiện được một tiến trình hòa hợp đáng kể thông qua các
IAS được ban hành và chỉnh sửa, bổ sung. Kết quả của hai nghiên cứu này khá tương
đồng, song các nghiên cứu đều được thực hiện trong giai đoạn kinh tế thế giới chưa phát
triển mạnh, mặt khác các nghiên cứu còn hạn chế về phương pháp nghiên cứu.
Hòa hợp kế toán thực tế đã được Nobes (1990), Vandertas (1992) và Lainez
(1999) nghiên cứu. Nobes (1990) nghiên cứu BCTC của 200 công ty đa quốc gia niêm
yết tại Hoa Kỳ về các quy định của IAS 3, 4 và 22; kết quả là có ít hơn 50% công ty
được khảo sát tuân thủ quy định. Vandertas (1992) nghiên cứu BCTC của 154 công ty
niêm yết châu Âu trong thời gian 1978 - 1988 về kế toán thuế TNDN hoãn lại; tác giả
khẳng định có sự tăng lên của sự hòa hợp, nhất là đối với BCTC hợp nhất và các nội
dung chỉnh hợp trong thuyết minh. Trong khi đó, Lainez (1999) nghiên cứu BCTC của
31 công ty niêm yết tại Tây Ban Nha năm 1995; kết quả là mức độ hòa hợp trung bình
đối với phương pháp chuẩn và ở mức khá đối với phương pháp thay thế. Mặc dù kết

quả nghiên cứu của 3 nghiên cứu trên là khá giống nhau, tuy nhiên nghiên cứu của
Lainez (1999) có mẫu nghiên cứu nhỏ.
Robert (2002) phân tích những ảnh hưởng của sự đổi mới kế toán, sự lựa chọn
của tiêu chuẩn kế toán quốc tế. Bello (2003) xem xét liệu các tiêu chuẩn kế toán hoặc
các yếu tố thể chế là yếu tố quyết định chính của sự khác biệt về giá trị thích hợp của các
số liệu kế toán giữa các nước. Mục đích của nghiên cứu này là để điều tra thực nghiệm
các mối quan hệ giữa số liệu kế toán và giá trị thị trường để xác định xem có sự khác


7
biệt về giá trị của số liệu kế toán ở Saudi Arabia và Kuwait. Tác giả xác định rõ các
CMKT là các yếu tố quyết định chính đối với giá trị của số liệu kế toán giữa các nước.
Gulam (2002), tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của thông tin kế toán khác
biệt đến những nhà phân tích chứng khoán / tài chính chuyên nghiệp, những người mà
đóng một vài trò quan trọng trong thị trường vốn. Chủ đề thực nghiệm trong nghiên
cứu này được chia ra thành hai nhóm. Một nhóm được trình bày với thông tin tài chính
và kế toán của một công ty đa quốc gia ở châu Âu, được điều chỉnh bởi những chuẩn
mực tính toán quốc tế và nhóm khác được trình bày với thông tin tài chính và kế toán
của cùng công ty được điều chỉnh bởi GAAP của Mỹ. Như vậy, tác giả cho rằng, có
mối liên hệ giữa thông tin kế toán với nhân tố kinh tế (thị trường vốn).
Theo khảo sát của Baker và Barbu (2007) giai đoạn từ những năm 1960 đến
2004 có 214 bài báo đề cập đến quá trình hòa hợp kế toán quốc tế của 66 tạp chí. Các
bài báo này tập trung vào những nội dung cơ bản như tranh luận về sự thống nhất
trong kế toán, những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kế toán, so sánh CMKT quốc
gia với nhau và với IAS/IFRS, quá trình hòa hợp kế toán quốc tế... Trong đó, các
nghiên cứu về hòa hợp kế toán bắt đầu phát triển từ năm 1973 sau khi IASC được
thành lập. Tuy nhiên phải đến cuối thế kỷ 20, những nghiên cứu về việc áp dụng các
chuẩn mực quốc tế tại các quốc gia cụ thể mới được công bố nhiều, mặc dù tập trung
vào một số quốc gia được quan tâm như Đức, Trung Quốc, Nhật…
IASB sử dụng thuật ngữ “hội tụ” thay thế cho thuật ngữ “hòa hợp” trong mục

tiêu hoạt động của mình. Zeff (2007) giải thích IASB chuyển sang sử dụng khái niệm
hội tụ nhằm gia tăng tính so sánh của các chuẩn mực ở một mức chất lượng cao.
Zhang & Wu (2010) cho rằng hòa hợp và hội tụ không đối lập với nhau, cả hai thuật
ngữ này phản ảnh quá trình phát triển của CMKT ở những mức độ khác nhau. Từ năm
2005, EU đã chấp thuận áp dụng các IAS/IFRS. Sau đó, các thị trường mới nổi như
Trung Quốc, Ấn Độ… tiếp tục được quan sát tỉ mỉ bởi các nghiên cứu trong giai đoạn
này (Peng và cộng sự, 2008; Verriest và cộng sự, 2011; Ramanna, 2011). Nhiều quốc
gia châu Á khác cũng được xem xét về mức độ và cách thức hội tụ như Malaysia
(Laili, 2008), Indonesia (Lasmin, 2011a), Singapore (Carlin và cộng sự,
2010)…Nguyen &Tran (2012) đề cập đến những khó khăn của việc tồn tại song song
hệ thống CMKT và chế độ kế toán trong quá trình hòa hợp kế toán quốc tế. Lisa
(2012) nghiên cứu nhận định của các đối tượng khác nhau về hệ thống kế toán Việt
Nam sau khi có một số chuẩn mực KTVN ra đời.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác tập trung vào xem xét mối quan hệ giữa quá
trình đổi mới kinh tế Việt Nam và cải cách kế toán Việt Nam để nhận định các kết quả


8
đạt được cũng như trở ngại của quá trình hòa hợp kế toán (Nguyen & Tran, 2012,
Nguyen & Richard, 2011). Song các nghiên cứu này được thực hiện với quy mô mẫu
khá nhỏ, được thực hiện trong thời điểm kinh tế Việt Nam và phát triển của khoa học
công nghệ chưa phát triển mạnh như hiên nay.
Ngoài các nghiên cứu là bài báo, một số nghiên cứu là luận án cũng đề cập đến
vấn đề này: Hui (1993) thảo luận về việc hoà hợp của IAS/IFRS, đó là một trong trong
những vấn đề khó khăn nhất trong kế toán chuyên nghiệp. Tác giả phân tích trường
hợp thực tế cải cách kế toán của Trung Quốc về sự hòa hợp của IAS/IFRS. Tác giả cho
rằng, kinh tế thế giới có nhiều biến động, do vậy cần một IAS/IFRS được thừa nhận
bởi tất cả các nước trên thế giới. Tác giả kết luận: Hòa hợp của IAS/IFRS có được sự
thành công cần một quá trình lâu dài, bởi vì cần nhiều thời gian để thay đổi các tiêu
chuẩn kế toán trong từng quốc gia, nó có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và tính

chuyên nghiệp giữa các quốc gia là khác nhau. IASC sẽ cố gắng để đạt được mục tiêu
hòa hợp của IAS/IFRS vì lợi ích to lớn cho xã hội con người. Nền kinh tế thế giới và
chính trị hội tụ vào trong một mô hình chung sẽ thúc đẩy sự hòa hợp của IAS/IFRS.
Chunyan (2001) khảo sát tác động của IAS/IFRS về đo lường và khai báo thông tin.
Tác giả khẳng định, việc áp dụng IAS/IFRS ở một mức độ nào đó làm thay đổi thực
hành đo lường kế toán của DN. Có sự khác biệt đáng kể trong đo lường kế toán giữa
IAS/IFRS và GAAP của quốc gia đó. Kết quả cũng cho thấy rằng việc áp dụng
IAS/IFRS đã cải thiện sự hài hoà, hội tụ … trong đo lường kế toán. Mặc dù vẫn có
những khác biệt đáng kể trong đo lường kế toán, sử dụng IAS/IFRS giữa các nước,
mức chênh lệch nhiều hơn so với đo lường sử dụng GAAP của quốc gia đó. Kết quả
nghiên cứu cho thấy khá giống với các nghiên cứu trước, song các nghiên cứu này có
hạn chế về phương pháp nghiên cứu và được thực hiện tại thời điểm nền kinh tế Trung
Quốc chưa phát triển mạnh.
Michael (2011) phân tích tác động của IFRS và môi trường thể chế đến kế toán
so sánh được và các thông tin liên quan. Các chỉ tiêu được xác định bằng cách so sánh,
chẳng hạn như so sánh thu nhập của DN thông qua thu nhập do kế toán cung cấp.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu chỉ sử dụng IFRS thì không thể đạt được sự hiệu quả
như mong muốn của các nhà quản lý, các nhà đầu tư… Thay vào đó, giống như tất cả
các tiêu chuẩn kế toán, IFRS yêu cầu có sự hỗ trợ của các tổ chức khi đó mới đáp ứng
được kỳ vọng đặt ra cũng như quá trình thực hiện là đáng tin cậy.
Pham và cộng sự (2011) đánh giá mức độ hòa hợp của chuẩn mực KTVN với
IAS/IFRS, xem xét mức độ hội tụ trên cơ sở các quy định (de jure) của các chuẩn mực
KTVN với IAS/IFRS. Kết quả là mức độ hội tụ về mặt đo lường là 75,8%, mức độ
trình bày thông tin là 61,9%. Bằng việc khảo sát 200 BCTC năm 2010 của các DN


9
niêm yết trên TTCK Việt Nam, Pham (2012) cho rằng trong giai đoạn 2001-2005,
mức độ hội tụ trên cơ sở các quy định (de Jure) của chuẩn mực KTVN so với IAS/IFRS
ban hành cho đến năm 2003 đạt 84%. Tuy nhiên, khi mà IAS/IFRS được sửa đổi, bổ

sung, còn chuẩn mực KTVN chưa kịp cập nhật thì mức độ hội tụ này giảm xuống còn
62%. Đồng thời, tác giả cũng cho thấy về mặt hội tụ thực tế (de facto) thì các DN tuân
thủ chuẩn mực KTVN đạt 80% trong khi đó mức độ tuân thủ IAS/IFRS là 67%.
Sự khác biệt về báo cáo tài chính
Krzywda và Schroeder (2007) đã phân tích BCTC của 225 công ty được niêm yết
trên TTCK Warsaw từ năm 2001 đến 2004, nghiên cứu khác biệt giữa CMKT Balan và
IFRS. Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa BCTC theo CMKT Ba Lan và IFRS có sự khác
biệt về bất động sản, đất đai và công cụ, lợi thế thương mại, ghi nhận và đo lường doanh
thu, chi phí, công cụ tài chính, tài sản vô hình, hợp nhất kinh doanh, thuê và đầu tư bất
động sản... ghi nhận giá trị sổ sách của tài sản ròng của năm 2004 tính theo kế toán Balan
thấp hơn trung bình từ 6% đến 9% trong khi đó thu nhập tính thuế giảm 35%.
Devalle và Magarini (2010) nghiên cứu điển hình 5 công ty ở Đức, Anh và Ý. Bằng
việc thu thập số liệu BCTC của các công ty từ 2002 đến 2007 đã vận dụng IFRS, các tác giả
kết luận: BCTC tăng giá trị ở Đức nhưng giảm giá trị ở Anh và Ý, khi vận dụng IFRS ảnh
hưởng đến số liệu trên BCTC là do những khác biệt với CMKT quốc tế ở mỗi quốc gia.
Katerina (2010) nghiên cứu ảnh hưởng đến BCTC khi chuyển đổi BCTC từ
CMKT quốc gia sang IFRS cho các công ty ở Cộng hòa Séc. lý do chuyển đổi và
những khác biệt trọng yếu giữa CMKT của Cộng hòa Séc và IFRS cũng như những
vấn đề liên quan đến chuyển đổi BCTC sang IFRS. Kết quả nghiên cứu cho thấy
chuyển đổi BCTC sang IFRS ảnh hưởng đến thông tin trên BCTC là do khác biệt giữa
hai hệ thống CMKT và liên quan đến tình hình tài chính của công ty.
Beuselinck và cộng sự (2010) phân tích 1.904 công ty vận dụng IFRS ở 14
nước Châu Âu từ năm 2003- 2007. Nghiên cứu cho thấy những khác biệt lớn của
CMKT quốc gia đối với IFRS, hiệu quả của vận dụng IFRS ảnh hưởng đến giá cổ
phiếu và đóng vai trò quan trọng tạo ra môi trường thông tin cho các công ty. Vận
dụng IFRS làm tăng khả năng phân tích và góp phần cung cấp thông tin đến giá cổ
phiếu. Nhóm tác giả đã phân tích tăng, giảm giá cổ phiếu khi lần đầu vận dụng IFRS
và thời gian sau khi vận dụng IFRS.
Tại Canada, sau ngày 01/01/2011, tất cả các công ty bắt buộc vận dụng IFRS.
Tuy nhiên, đối với các công ty Canada niêm yết trên TTCK Mỹ thì TTCK Mỹ cho

phép các công ty sử dụng BCTC theo CMKT của Mỹ. Như vậy, các công ty Canada
niêm yết trên TTCK Mỹ có thể lập BCTC theo IFRS hoặc theo GAAP của Mỹ, quyết
định lập BCTC theo chuẩn mực nào là do quyết định của người lập (Tomaszewski,


10
2014a). Các tác giả cũng cho rằng, sự khác biệt của IFRS và CMKT của Mỹ ảnh
hưởng đến số liệu BCTC.
Dritsas và Petrakos (2014) phân tích các chỉ số thanh khoản, chỉ số lợi nhuận,
chỉ số cấu trúc tài chính và khảo sát BCTC (lập theo GAAP của Hy Lạp và IFRS) của
80 CTNY trên thị trường Hy Lạp với những ngành nghề khác nhau như: xây dựng, y
tế, truyền thông, kỹ thuật… Tác giả khẳng định, những khác biệt trọng yếu được ghi
nhận ở những khía cạnh khác nhau của BCTC như là Tài sản thuần / Nợ phải trả hay
Tài sản thuần / TSCĐ được lập theo IFRS thấp hơn nhiều so với GAAP của Hy Lạp,
ngược lại Doanh thu / Phải thu khách hàng của IFRS cho kết quả cao hơn GAAP của
Hy Lạp. Như vậy, những khác biệt trọng yếu giữa CMKT của Hy Lạp và IFRS được
thể hiện trên BCTC, ảnh hưởng trọng yếu đến số liệu của BCTC.
Bradbury và Kim (2017) phân tích ảnh hưởng của chuẩn mực IAS 12 “thuế thu
nhập” và các tình huống khi vận dụng IAS 12. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khoản phải
trả thuế thu nhập hoãn lại tăng lên do đánh giá tài sản theo IFRS và IAS 12 yêu cầu ghi
nhận khoản khác biệt tạm thời. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại cũng tăng do ghi nhận theo
IAS 12. Như vậy, những khác biệt này ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán và ảnh hưởng
đến thu nhập toàn diện khác cùng với ảnh hưởng của thuế, IAS 12 cũng yêu cầu trong
trình bày BCTC là không cho phép cấn trừ tài sản và phải trả thuế thu nhập hoãn lại.
Thực trạng BCTC của một số nước và các giải pháp nhằm hoàn thiện BCTC
Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến BCTC, cũng như
việc áp dụng IAS/IFRS đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia.
Các nghiên cứu về việc áp dụng IAS/IFRS đối với hệ thống BCTC tại các quốc
gia: Francis và cộng sự (2005) chỉ ra rằng sự hòa hợp kế toán tạo điều kiện thúc đẩy
hoạt động mua bán và sáp nhập tại các quốc gia, đặc biệt là sau quá trình áp dụng

IAS/IFRS tại EU từ năm 2005. Ball (2006) cho rằng sử dụng IAS/IFRS có thể giúp cải
thiện tính so sánh của thông tin BCTC và do đó giảm chi phí và rủi ro sử dụng thông
tin của các nhà đầu tư. Jones và Belkaoui (2010) khẳng định, việc sử dụng IAS/IFRS
có nhiều lợi ích: (i) các nước sử dụng IAS/IFRS có thể tiết kiệm chi phí soạn thảo
chuẩn mực và nhanh chóng hòa nhập vào IAS/IFRS, (ii) hệ thống chuẩn mực được
chấp nhận và có thể áp dụng trên toàn cầu cần thiết cho sự quốc tế hóa nền kinh tế thế
giới với mức độ ngày càng gia tăng, (iii) sự hội nhập về kế toán giúp cho các công ty
huy động vốn trên thị trường quốc tế. Lee và Fargher (2010) cho thấy có mối quan hệ
giữa việc chấp nhận IFRS với sự gia tăng đầu tư đa quốc gia của các nhà đầu tư Úc.
Các nhà lập qui cho rằng quá trình hội tụ sẽ giúp cải thiện khả năng so sánh của
thông tin tài chính, giảm chi phí cho người sử dụng, người lập BCTC và kiểm toán viên
và do đó, sẽ nâng cao hiệu quả của thị trường vốn quốc tế (Herz và Petrone, 2005 và


11
Tweedie và Seidenstein, 2005). Armstrong (2010) theo dõi phản ứng của TTCK châu
Âu đối với các thông tin về việc áp dụng IFRS. Kết quả chung cho thấy các nhà đầu tư
hy vọng vào quá trình hội tụ giúp nâng cao CLTT, giảm tính bất đối xứng thông tin,
tăng cường tính tuân thủ và hội tụ. Mặc dù vậy, các tác giả cũng ghi nhận phản ứng tiêu
cực của các nhà đầu tư từ các quốc gia theo hệ thống điển luật. Lasmin (2011b) xem xét
liệu quá trình hội tụ kế toán có thúc đẩy gia tăng dòng FDI cũng như thương mại quốc tế
vào các nước đang phát triển hay không. Nghiên cứu này cho thấy tại các quốc gia đang
phát triển chấp nhận IFRS, không có sự gia tăng về đầu tư và thương mại quốc tế. Tác
giả cho rằng vì IFRS được xây dựng bởi các quốc gia phát triển trong khi các quốc gia
đang phát triển có môi trường kinh tế, xã hội và chính trị khác hẳn.
Jenice (2006) cho rằng IAS/IFRS về cơ bản được xây dựng theo mô hình
Anglo-America. Vì vậy, có thể không phù hợp với các nước đang phát triển do có sự
khác biệt về văn hóa và môi trường kinh tế với các nước phát triển. Các chuyên gia
khẳng định IAS/IFRS dựa trên nguyên tắc (principles-based accounting), có tính linh
hoạt cao, nên có thể khó vận dụng vào các nước đang phát triển. Chẳng hạn, do thiếu

một thị trường phát triển, các nước đang phát triển khó có thể áp dụng phương pháp
dựa trên thị trường (market - base) để ước tính FV. Ngoài ra, chuyên gia kinh tế
Volcker - cựu chủ tịch FED cho rằng, trong thế giới toàn cầu hóa nhanh chóng, các
giao dịch kinh tế phải được hạch toán cùng tính chất dù ở các vùng quốc gia, lãnh thổ
khác nhau, các công ty và các nhà đầu tư sẽ có lợi khi các BCTC, CMKT đồng nhất từ
quốc gia này sang quốc gia khác. Khi một bộ CMKT chất lượng cao được áp dụng ở
mọi nơi trên thế giới, chi phí tiếp cận thị trường vốn có thể được giảm đi, khả năng so
sánh của các thông tin tài chính và CLTT cung cấp cho các nhà đầu tư tăng lên, giảm
thiểu rủi ro đầu tư, tăng hiệu quả thị trường. Những ưu thế về lợi ích mang lại của việc
sử dụng IAS/IFRS, những yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế
cộng với nỗ lực của IASB, đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hài hòa và hội nhập với các
IAS/IFRS của nhiều quốc gia trên thế giới.
Ball (2006) giải thích do vấn đề sử dụng FV của IFRS, sự phức tạp và tính xét
đoán cao của FV không được chấp nhận bởi nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, mặc dù quá
trình toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, TTCK và hệ thống luật pháp vẫn phụ thuộc vào
đặc điểm của mỗi quốc gia trong khi IFRS bản thân nó thiếu tính bắt buộc tuân thủ.
Về phương diện nâng cao chất lượng của BCTC, Christensen và cộng sự (2008)
ghi nhận sự cải thiện chất lượng trong việc giảm sai lệch lợi nhuận và tăng tính kịp
thời của thông tin của các công ty Đức. Tuy nhiên, kết quả này chỉ đạt được ở những
công ty tự nguyện áp dụng IFRS trước khi bị bắt buộc. Điều này cho thấy tác dụng cải
thiện BCTC chỉ diễn ra khi DN ý thức được sự cần thiết của quá trình hội tụ.


12
Tuy nhiên, các DN ở các quốc gia khi áp dụng IAS/IFRS cũng gặp không ít
khó khăn, trở ngại. Một trong những khó khăn đó là phải có đội ngũ nhân viên kế toán
có trình độ và chi phí. Đó là một trong những vấn đề không hề đơn giản vì IAS/IFRS
được xem là khá phức tạp đối với cả các nước phát triển. Để áp dụng IAS/IFRS, DN
phải bỏ ra chi phí ban đầu khá lớn, xây dựng lại hệ thống thu thập, kiểm tra, xử lý,
trình bày và cũng cấp các thông tin tài chính.

Lasmin (2011a) cho rằng việc hội tụ trên thực tế đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ
lực hơn là việc đơn thuần tuân thủ trên quy định, điều này đặc biệt đúng với các quốc
gia đang phát triển.
Ehoff và Fischer (2013) cho rằng việc chấp nhận hoàn toàn IFRS có thể khiến
tổ chức lập quy của quốc gia lo ngại sẽ không kiểm soát được các CMKT, và do đó
không hoàn thành được vai trò bảo vệ nhà đầu tư của mình.
Chất lượng thông tin BCTC
Jonas và Blanchet (2000) xây dựng các thuộc tính để tạo nên 11 đặc tính
CLTT BCTC theo FASB.
Maines và cộng sự (2003) sử dụng các phương pháp để đánh giá về đặc tính
đáng tin cậy của thông tin BCTC bao gồm: (a) so sánh các số liệu kế toán với CMKT,
(b) xem xét vấn đề công bố lại các thông tin kế toán, (c) so sánh các ước tính kế toán
và nhận biết dòng tiền trong tương lai, (d) thông qua việc sử dụng các thông tin kế
toán để nhận biết sự đáng tin cậy của những thông tin này. Mục đích của nghiên cứu
này nhằm giúp cho các nhà xây dựng chuẩn mực, người sử dụng xác định những thuộc
tính góp phần tăng độ “đáng tin cậy” của thông tin BCTC.
Ahmed và cộng sự (2006), Ali và cộng sự (2009) cho rằng những đất nước
thuộc nền kinh tế mới nổi muốn gia tăng nguồn vốn từ nước ngoài cần phải tăng
cường cải thiện chất lượng BCTC của DN. Trong nghiên cứu, tác giả tập trung xem
xét việc tuân thủ vào 14 CMKT (hầu hết tương đồng với IAS) ở Ấn Độ, Pakistan và
Bangladesh với số lượng mẫu là 566 của 3 quốc gia. Các chuẩn mực được lựa chọn
liên quan đến các nội dung thông tin đến nhà đầu tư về “chất lượng báo cáo của những
quốc gia này”. Họ sử dụng danh mục công bố bắt buộc gồm 131 nội dung theo yêu cầu
của 14 CMKT nói trên để đo lường tính tuân thủ. Phát hiện của nhóm tác giả trong
nghiên cứu này cho thấy: cả 3 quốc gia mức tuân thủ cao trong các nội dung về khấu
hao, hàng tồn kho, TSCĐ. Trong 3 quốc gia thì Pakistan là quốc gia được đánh giá là
nước có tính tuân thủ cao nhất. Ngoài ra tác giả còn cho thấy các biến độc lập như: quy
mô công ty, những công ty đa quốc gia và khả năng sinh lời có quan hệ tích cực với
mức độ công bố bắt buộc, trong khi đó đòn bẩy tài chính và công ty kiểm toán độc lập
không có liên quan gì đến mức độ công bố. Điều đáng chú ý là họ đã phát hiện mức độ



13
tuân thủ công bố cao những yếu tố bắt buộc công bố theo Luật DN của mỗi quốc gia
bên cạnh các IAS/IFRS.
Lyle (2008) đánh giá CLTT BCTC thông qua chuỗi cung ứng BCTC. Theo tác
giả, chuỗi cung ứng BCTC liên quan đến nhiều người, nhiều quy trình thông qua quá
trình lập, xác nhận, kiểm tra và sử dụng BCTC. Tất cả chuỗi quá trình đạt được chất
lượng cao sẽ tạo ra BCTC có chất lượng cao.
Beest và cộng sự (2009) tiến hành thu thập dữ liệu từ 231 BCTC của các công
ty niêm yết ở các sàn chứng khoán ở Mỹ, Anh và Hà Lan trong giai đoạn 2005-2007,
sử dụng BCTC để đánh giá 21 chỉ tiêu chất lượng chi tiết. Tác giả đánh giá định lượng
các đặc điểm chất lượng của BCTC dựa trên các đặc điểm cơ bản và các đặc điểm bổ
sung theo khuôn mẫu lý thuyết IFRS; xây dựng thang đo cho các đặc điểm chất lượng:
tính thích hợp, trình bày trung thực, có thể so sánh được, kịp thời, có thể hiểu được.
Smaili và Labelle (2009) xem xét BCTC của 107 công ty tại Canada trong vấn
đề không tuân thủ theo 14 yêu cầu của Ủy ban chứng khoán Otario (OSC).
Bằng việc lựa chọn các công ty có công bố lại BCTC trong giai đoạn thời gian
nghiên cứu tại Trung Quốc, Zhizhong và Juan (2011) cho rằng thông qua BCTC công
bố lại cho thấy dấu hiệu rõ ràng là BCTC đã công bố trước đây là không trung thực,
thể hiện chất lượng BCTC thấp.
Beest và cộng sự (2009) đo lường chất lượng BCTC của Anh và Mỹ bằng
phương pháp “hoạt động hóa” (operationalize) các đặc tính chất lượng để đánh giá
những thông tin tài chính và phi tài chính nhằm xác định tính hữu ích của chúng.
Terzungwe (2013) lấy kết quả thống kê từ 100 bảng khảo sát và phân tích
thống kê về ý kiến đã được cung cấp để nghiên cứu ý kiến về chất lượng BCTC ở
Nigeria của các đối tượng liên quan đến BCTC.
Như vậy, CLTT trên BCTC có mối quan hệ với các quy định, CSKT tại các
quốc gia cũng như CMKT quốc tế. Kết quả của các nghiên cứu trên có nhiều điểm
tương đồng, tuy nhiên một số nghiên cứu được thực hiện còn hạn chế về quy mô mẫu

và được thực hiện tại thời điểm kinh tế các nước chưa phát triển mạnh.

1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về báo cáo tài chính
Từ những năm 1970 đến nay, hầu hết các nghiên cứu đều đề cập đến các nhân
tố: Kinh tế, văn hóa, chính trị, pháp lý, toàn cầu hóa, kỹ thuật nghiệp vụ và điều kiện
tổ chức ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống kế toán quốc gia nói chung và sự
khác biệt về BCTC nói riêng. Năm 1977, Hiệp hội Kế toán Mỹ đã đưa ra 8 thông số
quan trọng được xem là yếu tố đặc trưng ảnh hưởng đến kế toán nói chung trong đó
bao gồm BCTC, đó là: hệ thống chính trị; hệ thống kinh tế; giai đoạn phát triển kinh


14
tế; mục đích của BCTC; nguồn gốc hoặc thẩm quyền biên soạn CMKT; giáo dục và
đào tạo; việc thực thi đạo đức và chuẩn mực; và người sử dụng dịch vụ.
Danh mục 12 yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát phát triển
hệ thống kế toán đã được Choi và Muller (1984) nghiên cứu bao gồm: hệ thống pháp
luật; hệ thống chính trị; bản chất của quyền sở hữu kinh doanh; sự khác nhau về quy
mô và hoạt động của các công ty; môi trường xã hội; mức độ phức tạp của hoạt động
kinh doanh; trình độ dự báo kinh doanh; sự hiện diện của pháp luật kế toán; tốc độ đổi
mới kinh doanh; giai đoạn phát triển kinh tế; mô hình tăng trưởng của nền kinh tế; và
thực trạng giáo dục chuyên nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt trong việc lập và trình bày BCTC cũng
như sự phát triển của hệ thống kế toán quốc gia bao gồm các nhân tố môi trường như
văn hoá, kinh tế, giáo dục và pháp lý (Gray, 1988, Perera, 1989, Doupnik & Salter,
1995, Zarzeski, 1996; Jaggi & Low, 2000). Một số nghiên cứu khác phân tích sâu việc
áp dụng hệ thống kế toán quốc gia trong quá trình lập và trình bày BCTC cho thấy các
nhân tố như văn hóa tổ chức và các thuộc tính cá nhân của kế toán viên (trình độ
chuyên môn, nhiệm vụ được giao, kinh nghiệm làm việc) có ảnh hưởng quan trọng đến
BCTC (Libby & Luft, 1993, Bonner, 1994, Doupnik & Salter, 1995; Nobes, 1998).
Nghiên cứu của Hopwood (2000) đề cập đến sự hiểu biết về thực hành kế toán tài

chính. Tác giả cho rằng những nhân tố tác động đến sự khác biệt về kế toán tại các quốc
gia chưa được các nghiên cứu trước trình bày và phân tích đầy đủ. Theo tác giả, các nhân
tố góp phần ảnh hưởng đến sự khác biệt về kế toán tại các quốc gia đó là cơ sở hạ tầng;
văn hóa; pháp lý; hệ thống kinh tế xã hội và chính trị; sự khác biệt về nhận thức của bản
thân người làm kế toán. Hệ thống BCTC của một quốc gia bị ảnh hưởng bởi môi trường
địa phương, có xu hướng phản ánh áp lực và chịu ảnh hưởng bởi văn hoá, kinh tế, thể chế
và chuyên môn của người làm kế toán. Do đó, tính phổ biến và tính đồng bộ hoàn chỉnh
của BCTC có thể không xảy ra ngay cả sau khi áp dụng IFRS. Trong nghiên cứu này, tác
giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để tổng hợp, phân tích và đo lường mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC. Kết quả nghiên cứu khá tương
đồng với các nghiên cứu khác. Tuy nhiên, nghiên cứu này thực hiện từ những năm 2000
khi mà nền kinh tế chưa phát triển mạnh như hiện nay.
Chamisa (2000); Ampofo & Sellani (2005) cho thấy sự tương đồng ngày càng
tăng giữa IFRS với các CSKT ở cả các nước phát triển và đang phát triển trong vài
thập kỷ qua. Mặc dù mục tiêu của IASB là cung cấp các tiêu chuẩn chất lượng phù
hợp cho việc sử dụng trên toàn thế giới, tuy nhiên, tình hình kinh tế và xã hội của mỗi
quốc gia đã khiến hầu hết các quốc gia đặt ra các chính sách riêng của mình hoặc là áp
dụng IFRSs với những sửa đổi, bổ sung.


15
Radebaugh & Gray (2002); Archambault & Archambault (2003) chỉ ra sự đa
dạng về ứng dụng và thực hành kế toán giữa các khu vực khác nhau trên thế giới. Từ
đó ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC giữa các quốc gia.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt trong việc áp dụng IAS/IFRS tại các
quốc gia được phân tích theo phạm vi qui mô (vi mô và vĩ mô) đó là yếu tố môi trường
và cá nhân kế toán viên. Các yếu tố môi trường bao gồm: bản chất của quyền sở hữu
DN và hệ thống tài chính (Zysman, 1983); hệ thống thuế (Radebaugh & Gray, 2002);
lạm phát (Nobes, 1998); thời gian và qui mô của hệ thống kế toán (Chow, Harrison,
McKinnon, & Wu, 2002); giai đoạn phát triển kinh tế (Radebaugh & Gray, 2002); hệ

thống pháp lý (Doupnik & Salter, 1995); lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, tác động của học
thuyết, hệ thống chính trị, bối cảnh xã hội, và rủi ro (Nobes, 1998). Đặc điểm cá nhân
của kế toán viên bao gồm: kinh nghiệm, hiểu biết và khả năng (Libby & Luft, 1993;
Bonner, 1994; Trotman, 1996).
Các yếu tố môi trường (bản chất của quyền sở hữu DN, hệ thống tài chính và
thuế…); các giai đoạn phát triển kinh tế; hệ thống pháp luật và văn hoá ảnh hưởng đến
việc thực hành kế toán tại các quốc gia (Nobes, 1983, 1998; Radebaugh & Gray, 2002,
Rahman và cộng sự, 2002). Kết quả nghiên cứu của các tác giả tương đồng với các
nghiên cứu trước. Bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, các tảc giả phân tích chi tiết
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Ví dụ, hệ thống kinh tế ảnh hưởng đến cách thức
các DN và nhà đầu tư liên hệ với nhau như thế nào; ảnh hưởng đến việc trình bày thông
tin trên BCTC. Thông tin kế toán được trình bày có liên quan đến kinh tế, lạm phát và
thị trường vốn (Nobes, 1983, 1998; Archambault & Archambault, 2003). Hệ thống pháp
luật có ảnh hưởng đến BCTC và thực hành kế toán (Salter & Doupnik, 1992). Có sự
khác biệt đáng kể về mức độ thông tin được trình bày trong BCTC giữa các quốc gia
theo hệ thống thông luật so với các quốc gia theo hệ thống điển luật (Doupnik & Salter,
1995; Ball và cộng sự, 2000; Jaggi & Low, 2000). Văn hoá là chương trình tập thể của
tâm trí, được chấp nhận rộng rãi, có ảnh hưởng lớn đối với thực hành kế toán tại các
quốc gia (Hofstede, 1980). Gray (1988), sau khi áp dụng lý thuyết của Hofstede (1980)
vào văn hoá kế toán, tác giả khẳng định nền văn hoá là một trong những nhân tố ảnh
hưởng đến sự khác biệt về kế toán giữa các quốc gia và khu vực nói chung và BCTC nói
riêng. Nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hoá tới sự khác biệt này cũng tập trung vào
việc kiểm tra sự khác biệt về hành vi của người làm kế toán giữa các quốc gia (Soeters
& Schreuder, 1988; Schultz & Lopez, 2001; Doupnik & Richter, 2003, 2004; Patel,
2003). Tuy nhiên, nghiên cứu này được thực hiện từ trước năm 2002, với khoảng cách
về thời gian khá dài so với thời điểm hiện tại, do đó cần được kiểm chứng lại tại Việt
Nam với nhưng đặc điểm về kinh tế, xã hội riêng.


16

Boolaky (2003), trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước như nghiên cứu của
Hofstede (1984), Gray (1988), Nobes (1998)... sử dụng phương pháp thử nghiệm đa thức
trên hai nhóm quốc gia có và không có TTCK, đồng thời áp dụng mô hình Political,
Economic, Social, Cultural (PESC) để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến CMKT trong
Cộng đồng phát triển Nam Phi (SADC). Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều nhân tố ảnh
hưởng đến hệ thống kế toán và thực hành trong một đất nước mà khi phân tích chặt chẽ,
có thể được nhóm lại thành các nhân tố: Chính trị và pháp lý; kinh tế; xã hội và văn hóa.
Từ đó, các tác giả khẳng định rằng các nhà hoạch định chính sách cần xem xét
các nhân tố chính trị và pháp lý; kinh tế; xã hội và văn hóa khi phát triển CMKT của
một quốc gia hay khi vận dụng CMKT quốc tế mà nó có ảnh hưởng đến lập và trình
bày BCTC của các DN.
Ouda (2004) nghiên cứu việc áp dụng kế toán dồn tích ở khu vực công đối với
các nước đang phát triển. Tác giả cho rằng, việc cải cách hệ thống kế toán công tại các
nước đang phát triển có những hạn chế nhất định bắt nguồn từ những nguyên nhân như
việc thâm hụt ngân sách, những yếu kém trong quản lý tài chính công dẫn đến tình
trạng tham nhũng, tỷ lệ lạm phát cao, những hạn chế về trình độ chuyên môn cũng như
nguồn lực về tài chính để thực hiện. Do đó, tác giả đã đề xuất mô hình các nhân tố
giúp các nước đang phát triển thực hiện cải cách kế toán trên cơ sở dồn tích.
Ding và cộng sự (2005) chứng minh rằng yếu tố văn hóa có có ảnh hưởng đáng
kể đến sự khác biệt giữa CMKT quốc gia và quốc tế. Zhang (2005), dựa trên nghiên
cứu các lý thuyết bao gồm lý thuyết Mueller (1967), Cộng đồng kế toán Mỹ (1977),
Nobes (1990), Belkaoui (1985), Gray (1988), Radebaugh và Gray (1997)… về những
nguyên nhân của sự khác biệt trong hệ thống kế toán ở mỗi quốc gia và nghiên cứu
thực trạng quá trình phát triển của hệ thống kế toán Trung Quốc giai đoạn (1949 2005), tác giả đã phân chia các giai đoạn phát triển của hệ thống kế toán Trung Quốc
và chỉ ra những nhân tố tác động ảnh hưởng đến hệ thống kế toán qua từng giai đoạn
lịch sử. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phát triển kế toán của Trung Quốc chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ bởi các nhân tố khác nhau bao gồm: chính trị, quốc tế, kinh tế, văn
hóa, luật pháp, giáo dục và tính chuyên nghiệp.
Môi trường kinh doanh tại những công ty đa quốc gia phức tạp hơn những công ty
trong nước. Tính toàn cầu của kinh tế thị trường và thị trường tài chính yêu cầu một môi

trường kinh tế mà ở đó những quy định đồng nhất cho việc lập BCTC sẽ mang lại lợi ích
cho nhà đầu tư, chủ nợ, nhà phân tích tài chính, kế toán và kiểm toán, đồng nhất của CMKT
giúp cho việc so sánh BCTC ở những công ty ở khác quốc gia (Smith và Runyan, 2007).
Chand và cộng sự (2008) trình bày các nhân tố tạo ra sự khác biệt trong thực
hành BCTC ở những quốc gia Nam Thái Bình Dương trong giai đoạn hội tụ. Phạm vi


×