Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh hưng yên theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 177 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ LA

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TỈNH HƯNG YÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ LA

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TỈNH HƯNG YÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Ngành

: Quản lý kinh tế

Mã số

: 9340410


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Cù Chí Lợi
2. PGS. TS. Vũ Thanh Sơn

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

- i-


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ, động viên của gia đình, đồng nghiệp, quý thầy cô.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn khoa học sâu sắc của hai giáo viên
hướng dẫn là PGS.TS.Cù Chí Lợi và PGS.TS.Vũ Thanh Sơn, xin cảm ơn các nhà khoa
học tại Viện khoa học xã hội Việt Nam, khoa Kinh tế đã tạo một môi trường nghiên
cứu đầy tính khoa học và thuận lợi để NCS thực hiện luận án.
Xin cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của Ban lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Hưng Yên, các thầy cô khoa Kinh tế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi
thực hiện luận án.
Trong quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu, tác giả nhận được sự hỗ trợ rất
nhiều từ Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên, các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng

khu công nghiệp, các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp Hưng Yên. Để
bầy tỏ lòng biết ơn, tác giả xin cảm ơn các doanh nghiệp đã tham gia trả lời phiếu khảo
sát và cung cấp các thông tin quí báu giúp tác giả thực hiện luận án.
Cuối cùng, tác giả xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn
bè đã luôn động viên, ủng hộ, chia sẻ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác
giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hưng Yên, ngày 21 tháng 02 năm 2019
Tác giả

Vũ Thị La

- ii -


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN
LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG.......... 7
1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước ..................................................................... 7
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ..................................................................... 9
1.3 Các lý thuyết nền tảng làm cơ sở cho quản lý phát triển các KCN theo hướng
bền vững ........................................................................................................................ 15
1.4 Định hướng nghiên cứu của luận án ....................................................................... 23
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ PHÁT
TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ............................... 25
2.1 Cơ sở lý thuyết về quản lý phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững ........ 25
2.2 Kinh nghiệm trong và ngoài nước về quản lý phát triển khu công nghiệp theo
hướng bền vững và bài học cho tỉnh Hưng Yên ............................................................ 51
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG .................................. 66

3.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên 66
3.2 Thực trạng quản lý phát triển các KCN tỉnh Hưng Yên theo hướng bền vững ............ 69
3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý phát triển các khu công
nghiệp theo hướng bền vững ....................................................................................... 102
3.4 Đánh giá thực trạng quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên theo
hướng bền vững ........................................................................................................... 110
Chương 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TỈNH HƯNG YÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ................................................. 117
4.1 Bối cảnh trong nước và trên thế giới ..................................................................... 117
4.2 Tiềm năng, lợi thế của tỉnh Hưng Yên trong phát triển khu công nghiệp ............. 123
4.3 Quan điểm, định hướng quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên
theo hướng bền vững ................................................................................................... 124
4.4 Giải pháp quản lý phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh
Hưng Yên ..................................................................................................................... 126
4.5 Kiến nghị ............................................................................................................... 142
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ................... 146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 147

- iii -


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
ADB
APEC

Tiếng Việt

Tiếng Anh


: Ngân hàng phát triển Châu Á
Asian Development Bank
: Diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Asia
Pacific
Economics
Bình Dương
Cooperation

BĐKH
BV

: Biến đổi khí hậu
: Bền vững

CCN

: Cụm công nghiệp

CNH
COP21

: Công nghiệp hóa
: Thỏa thuận Paris về BĐKH

DN
DNNVV
GDP
HĐH
KCN


:
:
:
:
:

Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tổng sản phẩm trong nước
Hiện đại hóa
Khu công nghiệp

KCNST
KCX
KKT
LHQ
PT
PTBV
SDGs
SXCN

:
:
:
:
:
:
:
:


Khu công nghiệp sinh thái
Khu chế xuất
Khu kinh tế
Liên hiệp quốc
Phát triển
Phát triển bền vững
Mục tiêu phát triển bền vững
Sản xuất công nghiệp

SXKD
UBND
WTO

: Sản xuất kinh doanh
: Ủy ban nhân dân
: Tổ chức thương mại quốc tế

Conference of Paris-21

Gross Domestic Product

- iv -

Sustainable Development Goals

World Trade Organization


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Sự khác biệt giữa phát triển và phát triển bền vững ..................................... 32
Bảng 2.2: So sánh vai trò của quản lý nhà nước các KCN và quản lý phát triển các
KCN theo hướng bền vững................................................................................. 35
Bảng 3.1. Bảng diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2016 ...................................... 67
Bảng 3.2: Diện tích các KCN được quy hoạch tại Hưng Yên....................................... 68
Bảng 3.3. Vị trí các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ................................................. 74
Bảng 3.4. Tổng hợp các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên ............................................ 75
Bảng 3.5. Tổng số vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện tại các KCN tỉnh Hưng Yên
tính đến hết năm 2016 ........................................................................................ 75
Bảng 3.6. Doanh thu và năng suất lao động của các KCN tỉnh Hưng Yên................... 76
Bảng 3.7: Giá trị xuất khẩu các KCN tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012-2016................. 77
Bảng 3.8. Giá trị SXCN của KCN giai đoạn 2012-2016 .............................................. 78
Bảng 3.9. Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2010 - 2016 ...................... 79
Bảng 3.10: Thu nhập của người lao động trong các KCN Hưng Yên giai đoạn
2012 -2016 .......................................................................................................... 86
Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe của người dân Hưng Yên ............... 88
Bảng 3.12. Số người nghiện ma túy tại các huyện Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào ......... 88
Bảng 3.13. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch thể quản lý CTR tỉnh
Hưng Yên đến năm 2025 .................................................................................... 94
Bảng 3.14. Diện tích cây xanh, mặt nước các KCN ...................................................... 97
Bảng 3.15. Công suất và lượng nước thải của các khu công nghiệp ............................. 97
Bảng 3.16: Chất lượng nguồn nhân lực của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh
Hưng Yên.......................................................................................................... 107
Bảng 3.17: Tỷ trọng lao động qua đào tạo ở Hưng Yên giai đoạn 2010-2016 ........... 109
Bảng 4.1. Chỉ số PCI của Hưng Yên giai đoạn 2011-2017 ......................................... 124

- v-


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu, giải quyết các vấn đề của luận án................................ 5
Hình 2.1. Ba thành phần của phát triển bền vững ......................................................... 39
Hình 3.1.Đóng góp của KCN Hưng Yên vào GDP của tỉnh ......................................... 78
Hình 3.2 Giá trị xuất khẩu của KCN Hưng Yên giai đoạn 2012-2016 ......................... 78
Hình 3.3. Đóng góp của KCN Hưng Yên vào GTSXCN của tỉnh Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế địa phương ....................................................................................... 79
Hình 3.4. Cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Hưng Yên ........................................... 87
Hình 3.5. Biểu đồ diễn biến chất lượng môi trường thải sau hệ thống xử lý tập
trung của KCN dệt may Phố Nối năm 2015 so với năm 2014 đối với các
thông số đặc trưng .............................................................................................. 98
Hình 3.6. Biểu đồ diễn biến chất lượng môi trường nước thải của KCN Thăng
Long II năm 2015 so với năm 2014 đối với các thông số đặc trưng .................. 99
Hình 3.7: Lượng chất thải rắn và nguy hại của các khu công nghiệp từ năm 2014
đến 2016............................................................................................................ 100
Hình 3.8. Diễn biến chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn tại KCN Dệt may
Phố Nối năm 2015 so với năm 2014 ................................................................ 101
Hình 3.9. Biểu đồ diễn biến chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn tại KCN
Thăng Long II năm 2015 so với năm 2014 ...................................................... 101
Hình 3.10. Đánh giá các chính sách ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp .. 104
Hình 3.11. Đánh giá quy hoạch KCN ở Hưng Yên ..................................................... 105
Hình 3.12. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên . 107
Hình 3.13. Đánh giá về năng lực quản lý của Ban quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên ... 108
Hình 3.14. Nhận thức vai trò của phát triển bền vững ................................................ 109
Hình 3.15. Đánh giá về chất lượng lao động tại các KCN tỉnh Hưng Yên ................. 110

- vi -


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Khu công nghiệp, khu chế xuất được hình thành và phát triển gắn liền với
công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế đất nước, xuất phát từ chủ trương đúng đắn
của Đảng, Chính phủ trong việc xây dựng một mô hình mang tính đột phá trong thu
hút đầu tư, tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sau gần 30 năm đổi mới, KCN, khu chế xuất đã huy động
được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Hàng năm,
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu công nghiệp, khu chế xuất chiếm từ 3540% tổng vốn đăng ký tăng thêm của cả nước, riêng lĩnh vực công nghiệp chiếm gần
80%. KCN, KCX cũng đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá
trị lâu dài, góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước. Đặc biệt KCN,
KCX có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp, nâng cao giá
trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
các địa phương và cả nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc
làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao
động; góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường sinh thái.
Phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của thế giới.
Việt Nam đã có chiến lược phát triển bền vững và coi phát triển bền vững là mục tiêu
xuyên suốt trong chiến lược phát triển đất nước hiện nay và trong tương lai. Chúng ta
đang thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030
của Liên hợp quốc vì sự phát triển bền vững (VSDGs); chiến lược tăng trưởng xanh,
phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện sản xuất thân thiện với môi
trường; phát triển KCN theo hướng bền vững là nhiệm vụ rất quan trọng để duy trì
tăng trưởng kinh tế bền vững, là một lựa chọn ưu tiên trong chiến lược phát triển bền
vững của Việt Nam.
Tuy nhiên việc quản lý các KCN gắn liền với phát triển bền vững các vùng,
tỉnh ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập ở cả cơ chế chính sách và cách thức thực hiện
trong đó có Hưng Yên.
Hưng Yên là tỉnh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội vùng
Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong những năm gần đây, Hưng Yên luôn là tỉnh có giá
trị sản xuất công nghiệp cao nhờ việc phát triển các khu công nghiệp. Hưng Yên hiện


- 1-


có 10 khu công nghiệp với tổng quy mô diện tích 2.481 ha được Thủ tướng Chính phủ
chấp thuận bổ sung vào Danh mục Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN cả nước. Các
KCN tạo việc làm ổn định cho khoảng 37.000 lao động. Bên cạnh những thành tích
đạt được, công tác quản lý các khu công nghiệp ở Hưng Yên còn bộc lộ nhiều yếu
kém, thiếu các yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Phát triển các khu công
nghiệp ở Hưng Yên mới chỉ quan tâm tới mục tiêu kinh tế mà chưa xem xét đầy đủ
các khía cạnh môi trường và xã hội, thể hiện ở những nội dung sau:
- Chất lượng công tác xây dựng quy hoạch khu công nghiệp chưa tốt, chưa có
tầm nhìn dài hạn, chưa tính tới yếu tố liên kết các khu cũng như điều kiện, tiềm năng,
lợi thế của từng vùng ở Hưng Yên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến
tình trạng tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp còn thấp.
- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng tại các khu
công nghiệp còn chưa được thực hiện chưa tốt.
- Việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp còn chậm, chưa tương xướng với
tiềm năng và lợi thế phát triển khu công nghiệp.
- Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, vấn đề nhà ở, vấn đề đởi sống văn hóa, tinh
thần, giáo dục, chăm sóc y tế... cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp còn
chưa được quan tâm thích đáng.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường, nước, không khí và chất thải rắn từ các khu
công nghiệp vẫn diễn ra và chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả.
- Hệ thống chính sách phát triển KCN hiện hành của Việt Nam nói chung và
Hưng Yên nói riêng vẫn còn khá nhiều bất cập, đặc biệt là những chính sách về lao
động việc làm, đất đai, môi trường, đầu tư.
Đây là những vấn đề hết sức cấp bách, có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển
bền vững của Hưng Yên cần phải được tổng kết, nghiên cứu và đề xuất giải pháp
khắc phục. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp quản lý các khu công
nghiệp Hưng Yên theo hướng bến vững là vấn đề cấp bách, nhằm đưa Hưng Yên trở

thành tỉnh công nghiệp, thúc đẩy vai trò to lớn ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Xuất phát từ nhận thức về ý nghĩa của những vấn đề trên, qua khảo sát và tìm
hiểu, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên
theo hướng bền vững” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
a. Mục tiêu:
Mục tiêu của luận án là trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phân tích thực
trạng quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng bền vững đề
- 2-


xuất các giải pháp quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnhHưng Yên theo hướng
bền vững, tầm nhìn đến năm 2030 đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn công tác
quản lý phát triển các KCN theo hưởng bền bững tại địa phương.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án:
- Hệ thống hóa và luận giải có chọn lọc cơ sở lý luận về quản lý phát triển các
Khu công nghiệp theo hướng bền vững;
- Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với PTBV các KCN
và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, trong nước đối với quản lý PTBV các KCN và
rút ra bài học kinh nghiệm cho việc quản lý phát triển các KCN tỉnh Hưng Yên theo
hướng bền vững;
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý phát triển bền vững đối với các KCN
tại Hưng Yên thời gian qua, từ đó chỉ rõ những thành công, những tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân của những tồn tại hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước
hướng tới PTBV các KCN tại Hưng Yên, tầm nhìn đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác quản lý nhà nước nhằm mục tiêu
phát triển các KCN tại Hưng Yên theo hướng bền vững.

3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nội dung nghiên cứu của luận án là nghiên cứu công tác quản
lý nhà nước hướng tới phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên theo hướng
bền vững trên ba phương diện kinh tế, xã hội và môi trường.
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu của luận án là từ 2010 -2016.
- Về không gian: Không gian nghiên cứu của luận án là các KCN tỉnh Hưng Yên
đặt trong mối quan hệ phát triển với các KCN trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Cách tiếp cận
- Hướng tiếp cận mang tính hệ thống: Việc quản lý các khu công nghiệp bao
gồm nhiều công tác khác nhau từ quy hoạch, thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp
trong KCN, đào tạo NNL, nhà ở cho người lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng, xử lý
nước thải tại các KCN...Tất cả các vấn đề này sẽ được tác giả nhìn nhận, phân tích,
đánh giá trong một chỉnh thể, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Luận án tiếp cận đề tài nghiên cứu từ góc độ chuyên ngành quản lý kinh tế.
- Hướng tiếp cận mang tính thực tiễn: Luận án sử dụng số liệu phản ánh thực
trạng công tác quản lý các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Hưng Yên.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- 3-


Phương pháp luận nghiên cứu là tiếp cận cả định tính và định lượng, chủ yếu
là định tính.
Nghiên cứu định tính phục vụ cho mục tiêu hệ thống hóa và luận giải có chọn
lọc cơ sở lý luận về Quản lý phát triển các Khu công nghiệp theo hướng bền vững;
Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với PTBV các KCN và
nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, trong nước đối với quản lý PTBV các KCN và rút
ra bài học kinh nghiệm cho việc quản lý phát triển các KCN tỉnh Hưng Yên theo
hướng bền vững.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm:

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Tác giả thu thập và hệ thống hóa các tài
liệu: Thu thập các công trình nghiên cứu dưới dạng sách tham khảo, bài báo, luận án,
luận văn của các tác giả trong và ngoài nước làm căn cứ cho các vấn đề nghiên cứu.
Ngoài ra tác giả còn hệ thống hóa các văn bản, chính sách về quản lý các KCN, nhất
là các quy định có tác động trực tiếp, gián tiếp đến PTBV các KCN. Từ đó đưa ra các
phân tích, nhận định về các chính sách tới quản lý các KCN theo hướng bền vững.
Phương pháp nghiên cứu tại bàn bao gồm các phương pháp:
+ Phương pháp so sánh: bao gồm cả so sánh theo chuỗi và so sánh chéo, được
sử dụng để tính toán một số chỉ tiêu phản ánh sự phát triển bền vững KCN. Phương
pháp này cũng được sử dụng để phân tích thực trạng quản lý phát triển các KCN tỉnh
Hưng Yên theo hướng bền vững trong thời gian qua và trong mối tương quan với các
KCN các tỉnh khác.
+ Phương pháp thống kê: Từ những báo cáo, tài liệu thu thập được xây dựng các
danh mục số liệu được biểu diễn dưới dạng bảng, sơ đồ, biểu đồ qua các năm nhằm
minh họa và giúp cho các kết quả nghiên cứu được phản ánh rõ nét, hiệu quả hơn.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên những dữ liệu thu thập được tác
giả phân tích và tổng hợp lại theo từng nội dung của đề tài.
- Phương pháp chuyên gia: Được tác giả sử dụng phỏng vấn một số nhà hoạch
định chính sách, nhà khoa học và nhà quản lý KCN ở Trung ương, Hưng Yên và một
số địa phương.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế công tác quản lý các khu công nghiệp
theo hướng bền vững ở Hưng Yên.
+ Địa bàn điều tra, khảo sát là KCN Phố Nối A, KCN Phố Nối B, KCN Thăng
Long, KCN Kim Động.
+ Đối tượng: Doanh nghiệp trên địa bàn KCN, Cơ quan quản lý nhà nước
+ Quy mô: 208 phiếu.
4.3 Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu cần được trả lời của luận án gồm:
- 4-



1) Quản lý phát triển KCN theo hướng bền vững là gì. Gồm những nội dung nào?
2) Các tiêu chí đánh giá quản lý phát triển KCN theo hướng bền vững là gì?
3) Những nhân tố nào tác động đến quản lý phát triển KCN theo hướng bền vững?
4) Thực trạng quản lý phát triển các KCN hiện nay của Hưng Yên như thế nào?
5) Giải pháp quản lý phát triển các KCN theo hướng bền vững tại tỉnh Hưng Yên là gì?
4.4 Quy trình nghiên cứu giải quyết các vấn đề của luận án
Nghiên cứu lý luận
quản lý phát triển
các KCN theo hướng
bền vững

Phương pháp chuyên
gia

Khung lý thuyết
quản lý phát triển
các KCN theo hướng
bền vững

Tiêu chí quản lý phát
triển các KCN theo
hướng bền vững

Nghiên cứu kinh
nghiệm về quản
lý phát triển các
KCN theo hướng
bền vững


Thu thập
tài liệu, số
liệu

Phân tích thực trạng quản lý phát triển các
KCN tỉnh Hưng Yên theo hướng bền vững

Phương
pháp
thống kê,
phân tích

Bài học kinh
nghiệm về quản
lý phát triển các
KCN theo hướng
bền vững

Đề xuất định hướng, giải pháp quản lý phát triển các KCN tỉnh Hưng Yên
theo hướng bền vững

Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu, giải quyết các vấn đề của luận án
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án gồm:
- Luận án bổ sung cơ sở lý luận, luận cứ khoa học về quản lý phát triển các
khu công nghiệp theo hướng bền vững bao gồm khái niệm quản lý phát triển các khu
công nghiệp theo hướng bền vững, nội dung quản lý phát triển các khu công nghiệp
theo hướng bền vững, bộ tiêu chí đánh giá quản lý phát triển các khu công nghiệp
theo hướng bền vững, các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý phát triển các khu công
nghiệp theo hướng bền vững;

- 5-


- Phân tích kinh nghiệm quản lý phát triển các khu công nghiệp theo hướng
bền vững của một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và một số tỉnh ở Việt Nam,
từ đó rút ra những bài học có thể áp dụng quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh
Hưng Yên theo hướng bền vững;
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng
Yên theo hướng bền vững bao gồm: công tác quản lý nhà nước các khu công nghiệp,
đánh giá tiêu chí quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng bền
vững từ đó chỉ ra những thành tựu và hạn chế công tác quản lý phát triển các khu công
nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng bền vững, những nhân tố ảnh hưởng tới công tác
quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng bền vững;
- Đề xuất quan điểm, định hướng và hệ thống giải pháp quản lý phát triển các
khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng bền vững đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 20130.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án đã bổ sung vào hệ thống lý luận về các tiêu chí đánh giá quản lý phát
triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững trong điều kiện Việt Nam. Các kết
quả nghiên cứu và giải pháp của luận án làm cơ sở tham khảo tin cậy cho các nhà
quản lý và hoạch định chính sách về quản lý phát triển khu công nghiệp theo hướng
bền vững tại tỉnh Hưng Yên nói riêng và là nguồn tham khảo cho các địa phương
khác của Việt Nam nói chung.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia làm 4 chương gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến quản lý phát triển
các KCN theo hướng bền vững.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý phát triển KCN theo hướng
bền vững.
Chương 3: Thực trạng quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

theo hướng bền vững.
Chương 4: Giải pháp quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên
theo hướng bền vững.

- 6-


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ
PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
KCN là một trong những mô hình cụ thể của loại hình đặc khu kinh tế
(ĐKKT) trên thế giới. Từ năm 1574, Italia đã nghiên cứu và thực hiện việc xây dựng
ĐKKT vào loại sớm nhất trên toàn cầu dưới dạng một Thương cảng tự do. Mô hình
KCN xuất phát chậm hơn Thương cảng tự do. Ở Anh, KCN đầu tiên xuất hiện năm
1896. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, nhu cầu đầu tư vào công nghiệp từ quốc gia
này tới quốc gia khác ngày càng lớn đã thổi một làn gió mới vào khu công nghiệp
truyền thống, trong đó xuất hiện những mục tiêu mới của KCN, đặc biệt là thu hút
đầu tư nước ngoài. Trong thập kỷ 70, 80 của thế kỷ XX, hàng loạt các quốc gia khác
đã rầm rộ xây dựng KCX để đón nhận làn sóng đầu tư ồ ạt từ các quốc gia có lợi thế
về vốn, công nghệ, thị trường...vào công nghiệp. Trong khi nhiều quốc gia, vũng lãnh
thổ gặt hái được những kết quả rất đáng khích lệ thì không ít những quốc gia khác
không đạt được như vậy, thậm chí thất bại. Đây là một trong những nguyên nhân
khiến nhiều quốc gia không mặn mà với mô hình KCX, tìm kiếm mô hình khác thích
hợp và hiệu quả hơn, trong đó Hàn Quốc nghiên cứu và thực hiện phát triển theo mô
hình khu công nghiệp tập trung, Trung Quốc nghiên cứu và thực hiện phát triển theo
mô hình KCN Hưng Trấn (thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước đầu tư
vào các ngành công nghiệp, dịch vụ), mô hình KKT mở (quy mô rất lớn về không
gian và địa bàn đa dạng về ngành nghề, trong đó công nghiệp được chú trọng để
khuyến khích các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư).

Cuốn sách Economic zones in the Asean được xuất bản 2015 của Văn phòng
Quốc gia Unido ở Việt Nam viết về Khả năng cạnh tranh của các khu kinh tế; Viết về
5 khu kinh tế bao gồm: Khu công nghiệp, đặc khu kinh tế, Khu công nghiệp sinh thái,
Khu công nghiệp công nghệ cao, các khu công nghiệp đổi mới. Ở mỗi loại này cuốn
sách đưa ra cái nhìn tổng quan về các khu này, định nghĩa, mục tiêu của các khu này,
lợi ích của việc phát triển các khu này đối với từng loại đối tượng như chính phủ,
cộng đồng, lịch sử hình thành và phát triển và tính bền vững của các khu này trong
thời kỳ hiện nay. Cuốn sách đưa ra các tổng quan về khu kinh tế của ASEAN và đưa
ra các khuyến nghị đối với việc xây dựng và phát triển các Khu kinh tế ở các nước
ASEAN.
- 7-


Bài báo Development of Eco-efficient industrial parks in China (Phát triển các
khu công nghiệp sinh thái hiệu quả ở Trung Quốc). Bài báo này làm sáng tỏ nỗ lực
của Trung Quốc đã phối hợp để thúc đẩy các khu công nghiệp sinh thái và carbon
thấp. Nó bao gồm một mô tả và phân tích của ba chương trình chứng nhận hàng đầu
của Trung Quốc, cấu trúc quản trị tương ứng của họ, và các quy trình và hệ thống chỉ
thị liên quan của họ. Công trình này kết thúc với một cuộc thảo luận về tính tương
đồng giữa các đề án này, tác động tiềm năng của chúng đối với quá trình chuyển đổi
các-bon thấp và các động lực của khu công nghiệp và các trở ngại để tham gia vào
các sáng kiến này.
Công trình China`s special economic zones an national industrial park – Door
openers to economic reform nói về các chính sách mở cửa kinh tế, hiệu quả của các KCN
nhà nước, cơ cấu tổ chức của các KCN, những đặc trưng riêng biệt của các KCN quốc gia
Trung Quốc, các KCN phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn của Trung Quốc.
Phát triển các KCN tập trung để thu hút và quản lý hoạt động của các nhà đầu
tư chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp được xem là một xu thế vận động
mang tính quy luật và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với công tác
BVMT của nhiều nước trên thế giới. Tác phẩm “The application of industrial ecology

principles and planning guidelines for the development of eco-industrial parks: an
Australian case study”. Tạp chí sản xuất sạch của B.H Roberts Elsevier đưa ra quan
niệm mới trong phát triển bền vững các khu công nghiệp theo hướng phát triển khu
công nghiệp sinh thái với các tiêu chí cụ thể và minh chứng trong điều kiện của
Australia [60].
Công trình nghiên cứu Implememting industrial ecology? Planning for ecoindustrial parks in the USAcủa D.Gibbs và P. Deutz. NXB Elsevier cho rằng mặc dù
nhận được sự đồng thuận trong vấn đề phát triển bền vững trong các diễn đàn quốc tế
nhưng trên thực tế phát triển đồng nhất các mặt kinh tế, xã hội và môi trường vẫn là
một vần đề nan giản. Nhưng những người ủng hộ phát triển công nghiệp sinh thái cho
rằng việc dịch chuyển trong chuỗi sản xuất công nghiệp từ một đường thẳng đến hệ
thống khép kín sẽ giúp đạt được mục tiêu trên. Tác giả nhấn mạnh vào các vấn đề
nan giải nảy sinh trong giai đoạn phát triển các KCN của Mỹ [61]. Những năm gần
đây KCN sinh thái được nghiên cứu và sử dụng nhiều hơn
Hội nghị quốc tế về “Khu công nghiệp sinh thái” tổ chức tại Hyderabad, Ấn
Độ ngày 6-8/7/2009 đã thu hút sự tham gia của hơn 80 đại biểu đến từ các quốc gia
như Đức, Tunisia, Ấn Độ, Indonesia, Maroc, Philippines...Mục đích chính của Hội
- 8-


nghị là để tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý bền vững các
khu công nghiệp và tăng cường hợp tác trong tương lai của các bên liên quan ở Châu
Á, Châu Phi và Châu Âu. Tại Hội nghị này các nhà nghiên cứu, quản lý đã tập trung
vào khái niệm, các khía cạnh pháp lý và các chính sách liên quan đến khu công
nghiệp và khu công nghiệp sinh thái.
Theo “Sổ tay phát triển khu công nghiệp sinh thái cho các nước đang phát
triển Châu Á” của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), có 7 nguyên tắc cơ bản để
xây dựng một KCN theo hướng một khu công nghiệp sinh thái (KCNST) gồm: Hài
hòa với thiên nhiên; Hệ thống năng lượng; Quản lý dòng nguyên liệu và chất thải;
Cấp thoát nước; Quản lý KCNST hiệu quả; Xây dựng/cải tạo; Hòa nhập với cộng
đồng địa phương. Việc quy hoạch các KCN tập trung qua đó thu hút các nhà đầu tư

xây dựng hạ tầng khu công nghiệp và áp dụng các cơ chế ưu đãi cho các doanh
nghiệp đầu tư hoạt động trong KCN sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất công nghiệp
địa phương và tăng cường năng lực quản lý nhà nước các KCN. Bên cạnh đó phát
triển các KCN tập trung sẽ thúc đẩy hoạt động chuyển giao, đổi mới công nghệ sản
xuất, khai thác hợp lý hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nghiên cứu Chinese
Science and Technology Industrial Park của Susan M. Walcott (2003) đã xem xét vai
trò của các khu công nghiệp Trung Quốc trong việc thu hút công nghệ hiện đại (Khu
công nghiệp cao). Tác phẩm này đưa ra các lập luận dựa trên các lý thuyết về liên kết
KCN trong bối cảnh của nước này với các khác biệt ở các địa phương khác nhau, từ
Tây An ở phía Tây tới Bắc Kinh ở phía Bắc, Tô Châu – Thượng Hải ở huyên hải và
Shenzhen – Dongguan ở Đông Nam [62].
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Trong thời gian qua, việc phát triển các KCN ở Việt Nam đã dành được sự
quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành và các địa phương. Cho đến nay, đã có nhiều
hội thảo khoa học được tổ chức và một số công trình nghiên cứu về KCN đăng tải
trên báo chí. Nhiều nghiên cứu đã có những đánh giá khá sâu sắc và nêu bật được các
đặc trưng, tồn tại cơ bản của các KCN. Một số công trình nghiên cứu còn khai thác
hướng đi mới trong việc đảm bảo cho sự phát triển bền vững của KCN.
1.2.1 Các công trình nghiên cứu về quản lý khu công nghiệp
Quản lý nhà nước các KCN ở Việt Nam nói chung cũng như ở các tỉnh nói
riêng luôn là một bài toán nan giải đối với các nhà lãnh đạo, quản lý. Vì thế, viết trực
diện về công tác quản lý nhà nước các KCN ở Việt Nam còn ít mà chủ yếu dừng lại ở
việc khai thác một số nội dung cơ bản trong công tác quản lý nhà nước các KCN như
- 9-


vấn đề việc làm, đời sống của người lao động trong KCN, giải pháp hỗ trợ doanh
nghiệp trong các KCN.
Công trình khoa học đầu tiên phải kể tới là Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả
Lê Tuyển Cử (2004) với tên đề tài “Những biện pháp phát triển và hoàn thiện công

tác quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp ở Việt Nam” đã chỉ rõ vai trò của
khu công nghiệp trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Luận án
phân tích nội dung quản lý nhà nước đối với KCN bao gồm; Các văn bản quy phạm
pháp luật về khuyến khích hỗ trợ đầu tư phát triển KCN; Quy định và hướng dẫn việc
hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý hoạt động KCN; Tổ chức xúc tiến hoạt
động đầu tư; Hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát. Ngoài ra ở chương 2 tác giả
phân tích Quá trình phát triển KCN và thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với
KCN ở 4 khía cạnh: Thứ nhất là hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với
KCN; Thứ hai là Cơ chế quản lý nhà nước đối với KCN; Thứ ba là Công tác quy
hoạch phát triển và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước các KCN Việt Nam trong
thời gian tới năm 2010. Nghiên cứu định tính đã được tác giả sử dụng làm phương
pháp nghiên cứu chính trong luận án của mình [41].
Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Hồng Yến (2007) “Hoàn thiện chính sách và mô
hình tổ chức quản lý nhà nước đối với việc phát triển KCN Việt Nam (Thông qua
thực tiễn KCN miền Bắc)”. Về mặt lý luận, tác giả Lê Hồng Yến cho rằng chính sách
KCN là tổng thể các quan điểm, các biện pháp tác động của nhà nước vào quá trình
hình thành hoạt động của các KCN nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trong những
giai đoạn nhất định. Luận án đưa ra 5 tiêu chí để đánh giá chính sách tốt là: (1) Phù
hợp với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội và
công nghiệp hóa đất nước trong từng thời kỳ; (2) Đồng bộ nhất quán, minh bạch ổn
định tương đối và có tính kế thừa; (3) Khoa học và khả thi; (4) Mang loại hiệu quả
kinh tế xã hội và (5) Phù hợp với luật pháp quốc gia và thông lệ quốc tế. Về mặt thực
trạng tác giả đã phân tích những thành công và thất bại trong chính sách KCN ở miền
Bắc. Tác giả cũng có những đóng góp về mặt giải pháp khi đưa ra 4 giải pháp cơ bản
để hoàn thiện việc hoạch định chính sách KCN, thực thi chính sách KCN bao gồm:
Đối mới nhận thức và tư duy với việc hoạch định chính sách, nâng cao chất lượng
hoạch định chính sách, đối mới phương pháp xây dựng chính sách. Bên cạnh đó tác
giả cũng đã đưa ra 2 phương án xây dựng bộ máy quản lý KCN trên cơ sở tham khảo
kinh nghiệm của quốc tế [56]. Sau luận án của tác giả Lê Tuyển Cử đây được coi là
luận án nghiên cứu đến công tác quản lý KCN tiếp cận dưới góc độ của khoa học

- 10 -


chính sách. Luận án đã có những đóng góp trong việc làm cơ sở khoa học cho việc
hoạch định, thực thi các chính sách KCN của các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên
phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án mới chỉ dừng lại ở việc phân tích chính sách
KCN và bộ máy quản lý KCN chứ chưa nghiên cứu việc quản lý KCN ở tổng thể
Một số nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm đảm bảo vấn đề xã hội trong
hoạt động của KCN như Luận án “Giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các
khu công nghiệp. Nghiên cứu trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung Bộ” của tác giả Bùi
Văn Dũng (2015). Luận án đã làm rõ bản chất của việc giải quyết vấn đề nhà ở cho
người lao động các khu công nghiệp là giải quyết mối quan hệ giữa cung - cầu về nhà
ở, mối quan hệ giữa giữa nhu cầu và khả năng đảm bảo về hình thức sở hữu, số lượng
và chất lượng nhà ở với giá cả phù hợp điều kiện của các đối tượng người lao động
làm việc trong các khu công nghiệp. Việc giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động
các khu công nghiệp là giải quyết các mối quan hệ lợi ích giữa nhà nước - người kinh
doanh cung ứng nhà ở - người lao động. Mối quan hệ lợi ích này có được giải quyết
hài hòa hay không phụ thuộc vào sự tác động của môi trường luật pháp, cơ chế chính
sách, sự tham gia của các chủ thể cung ứng nhà ở, sự tham gia của doanh nghiệp sử
dụng lao động, khả năng chi trả của người lao động và công tác tổ chức quản lý kiểm
tra giám sát nhà nước, mà đặc biệt là có hình thức hỗ trợ của nhà nước, các cấp chính
quyền phù hợp với từng hình thức sở hữu, sử dụng nhà ở đối với người lao động [20].
Ngoài ra còn có các nghiên cứu của các tác giả Lê Xuân Bá, Ngô Thắng Lợi,
Vũ Thành Hưởng về quản lý các vấn đề xã hội tại khu công nghiệp bao gồm: “Cơ
chế, chính sách thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào lĩnh vực xây dựng nhà
ở cho công nhân tại các KCN, KCX”, [13]: Đề tài cấp bộ -BKHĐT, Hà Nội. Hoàng
Hà, Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng [27]: “Giải pháp giải quyết việc làm, nhà ở,
đảm bảo đời sống cho người lao động nhằm phát triển các KCN của tỉnh Hưng Yên
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Các công trình này đã hệ thống về
vấn đề phúc lợi cho người lao động ở các KCN là cơ sở lý thuyết quan trọng cho tác

giả khi phân tích về một trong các chức năng của quản lý KCN là Quản lý KCN bền
vững về xã hội.
Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Phan Quốc Tuấn (2012) “Giải pháp hỗ trợ
cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh phát triển đến
năm 2020” đã chỉ ra về mặt lý luận các chính sách hỗ trợ để phát triển doanh nghiệp
trong KCN bao gồm: Hỗ trợ từ Chính phủ và hỗ trợ từ Ban Quản lý các KCN. Trong
phần phân tích về thực trạng phát triển doanh nghiệp và chính sách hỗ trợ cho các
- 11 -


doanh nghiệp trong KCN Thành phố Hồ Chí Minh tác giả chỉ ra điểm yếu của các
doanh nghiệp trong KCN là quy mô doanh nghiệp nhỏ, tiềm lực tài chính không đồng
đều, sử dụng ngành thâm dụng lao động, công nghệ sản xuất ở mức trung bình, năng
suất lao động thấp, thiếu lao động lành nghề. Tác giả đã sử dụng nghiên cứu định
lượng – Phương pháp phân tích nhân tố (khám phá) EFA và Cronbach alpha để đo
lường các biến quan sát là các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh
nghiệp trong KCN Thành phố Hồ Chí Minh gồm lực lượng lao động, công nghệ đầu
tư, môi trường đầu tư, những khó khăn, chính sách thu hút đầu tư, khả năng khai thác
nguồn lực và thị trường...Luận án đưa ra các giải pháp hỗ trợ từ phía chính phủ về
công nghệ, lãi suất, thuế, phát triển công nghiệp phụ trợ. Về phía Ban quản lý các
KCN cần hỗ trợ doanh nghiệp về vay vốn, phát triển NNL, Hoàn thiện cơ sở hạ tầng,
tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại và bảo vệ môi trường [43].
Luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính – ngân hàng của tác giả Nguyễn
Xuân Điền (2012) “Phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp trong các
KCN vùng Đồng bằng Sông Hồng” đã đưa ra mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh
doanh cho các doanh nghiệp trong KCN. Tác giả cũng chỉ rõ những khó khăn trong
phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp trong các KCN vùng Đồng
bằng Sông Hồng bao gồm khó khăn sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, nghiên
cứu điển hình, nghiên cứu tình huống [22].
Các nghiên cứu về hỗ trợ cho doanh nghiệp trong KCN đã gợi ý nhiều ý tưởng

nghiên cứu cho NCS trong việc quản lý các KCN bền vững về kinh tế. Các nghiên
cứu này tập trung vào chức năng quản lý nhà nước KCN, chú trọng nhiều đến cơ chế,
chính sách quản lý KCN trung ương và địa phương.
1.2.2 Các công trình nghiên cứu về phát triển bền vững các khu công nghiệp
Trong những năm gần đây vấn đề phát triển bền vững các KCN được đặt ra
một cách bức thiết sau một thời gian phát triển nóng các KCN kéo theo nhiều vấn đề
về môi trường và xã hội. Nhiều nghiên cứu về phát triển bền vững các KCN được
thực hiện, bao gồm:
Luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Thành Hưởng (2010) “Phát triển các khu công
nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững” đã đưa ra các tiêu chí
đánh giá phát triển bền vững KCN về kinh tế, xã hội, môi trường. Phân tích chính
sách phát triển KCN và tác động của nó tới phát triển bền vững KCN vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ bao gồm chính sách quy hoạch, tổ chức quản lý nhà nước, chính
- 12 -


sách giải phóng mặt bằng, chính sách nhân lực, chính sách bảo vệ môi trường. Tác
giả cũng phân tích thực trạng phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường ở các
KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, chỉ ra những vấn đề không bền vững ở các
KCN, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phát triển các khu công nghiệp vùng Kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững đến năm 2020. Luận án giải quyết vấn đề
Phát triển các khu công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền
vững trên quan điểm của kinh tế phát triển [28].
Luận án tiến sĩ của tác giả Phan Mạnh Cường (2015) “Phát triển bền vững các
khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” đã hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn
về phát triển bền vững các khu công nghiệp. Phân tích thực trạng phát triển bền vững các
khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bằng phương pháp thống kê, phân tích,
tổng hợp và đánh giá các tư liệu, báo cáo tổng kết thực tiễn về các khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên của các cơ quan chức năng. Trên cơ sở đó luận án đưa ra quan
điểm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp tiếp tục phát triển bền vững các khu công

nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. Tuy nhiên đề tài chưa bàn luận sâu
về khía cạnh quản lý mà chủ yếu đưa ra các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển bền vững
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên [18].
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu dưới dạng luận văn thạc sỹ kinh tế
về phát triển bền vững KCN của tỉnh như: Giải pháp chủ yếu phát triển bền vững khu
công nghiệp sông Công tỉnh Thái Nguyên của tác giả Đỗ Xuân Tám (2011) đã phân
tích thực trạng hoạt động khu công nghiệp sông Công tỉnh Thái Nguyên ở các mặt cơ
sở hạ tầng, quỹ đất, thu hút đầu tư, nguồn lao động và thực trạng phát triển bền vững
nội tại Khu công nghiệp sông Công.Trên cơ sở đó luận văn đưa ra các giải pháp phát
triển bền vững khu công nghiệp sông Công về bảo vệ môi trường, hạ tầng kỹ thuật,
thu hút đầu tư, đào tạo nguồn lao động [44].
Tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã có nhiều nghiên cứu đề xuất các giải pháp
nhằm đảm bảo vần đề môi trường cho PTBV các KCN. Nghiên cứu tiêu biểu là Trần
Ngọc Hưng (2006) Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách và một số giải pháp nhằm
hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN, KCX trong thời gian
tới, Đề tài cấp Bộ - Bộ KHĐT [30].
Đây là những nghiên cứu trực diện nhất về phát triển KCN theo hướng bền
vững. Thành công của những nghiên cứu này là đã đưa ra được định hướng và giải
pháp nhằm phát triển các KCN này theo hướng bền vững.
- 13 -


1.2.3 Nghiên cứu về các khu công nghiệp sinh thái
Xây dựng và phát triển KCN sinh thái là hướng đi mới trong nghiên cứu phát
triển các KCN theo hướng bền vững ở Việt Nam. Một số tác giả điển hình trong
nghiên cứu KCN sinh thái là Nguyễn Cao Lãnh, Trần Thị Mỹ Diệu...
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Cao Lãnh (2012) “Quy hoạch phát triển
khu công nghiệp tại khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng theo hướng sinh
thái” được kết cấu bao gồm 3 chương:
+ Chương 1: Hiện trạng phát triển các KCN tại khu vực nông thôn vùng Đồng

bằng sông Hồng và vấn đề đặt ra. Chương này tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng
các KCN tại khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trên các khía cạnh về
quy mô phân bố, quy hoạch sử dụng đất, ô nhiễm môi trường sinh thái.
+ Chương 2: Cơ sở khoa học quy hoạch phát triển KCN tại khu vực nông thôn
vùng Đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững.
+ Chương 3: Giải pháp quy hoạch phát triển khu công nghiệp tại khu vực nông
thôn vùng Đồng bằng sông Hồng theo hướng sinh thái [33].
Ngoài ra tác giả Nguyễn Cao Lãnh còn có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh
vực này như: Nguyễn Cao Lãnh (2005) Khu công nghiệp sinh thái – Một mô hình
cho phát triển bền vững ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội [32]. Tác
giả đã tổng quan về khu công nghiệp sinh thái, theo tác giả KCN sinh thái chia làm 5
loại bao gồm: KCN sinh thái nông nghiệp, KCN sinh thái tái tạo tài nguyên, KCN
sinh thái năng lượng tái sinh, KCN sinh thái nhà máy điện, KCNST lọc hóa dầu.
Trần Thị Mỹ Diệu, Phan Thị Thu (2007) đã có đề tài khoa học Nghiên cứu đề
xuất khung chính sách khuyến khích phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Thành
Phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận thuộc chương trình nghiên cứu Bảo vệ Môi
trường, tài nguyên và biến đổi khí hậu do Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí
Minh chủ trì thực hiện. Đề tài đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá KCNST đối với KCN
hiện hữu gồm 2 nhóm: Nhóm 1 hệ thống tiêu chí sàng lọc gồm 8 tiêu chí, đánh giá
theo phương pháp loại dần, giúp lựa chọn những KCN đạt yêu cầu để xem xét, đánh
giá và xếp hạng cấp độ đạt KCN sinh thái và nhóm 2 là hệ thống tiêu chí đánh giá và
xếp hạng cấp độ đạt KCN sinh thái gồm 4 nhóm tiêu chí chính với 38 tiêu chí đánh
giá, giúp xem xét một cách chi tiết, toàn diện những điểm đạt và chưa đạt đối với một
công ty phát triển hạ tầng KCN và các cơ sở sản xuất trong KCN trước khi công nhận
cấp độ đạt KCN sinh thái bao gồm: Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ
- 14 -


môi trường; Quy hoạch dòng vật chất và năng lượng hiệu quả; Xây dựng mạng lưới
cộng sinh công nghiệp, Thiết kế thân thiện với môi trường [19].

Ngày 17/10/2014 tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng với tổ
chức phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) đã chính thức công bố khởi
động dự án “ Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu
công nghiệp bền vững tại Việt Nam” với tổng vốn đầu tư là 53.229.265 USD. Dự án
được thực hiện trong 36 tháng tại các tỉnh thành phố Ninh Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Những nghiên cứu phát triển KCN sinh thái đã đưa ra nhiều gợi ý bổ ích cho
tác giả trong việc tìm hướng đi mới để quản lý KCN theo hướng bền vững về môi
trường theo cách tiếp cận hiện đại.
1.3 Các lý thuyết nền tảng làm cơ sở cho quản lý phát triển các KCN theo hướng
bền vững.
Luận án được thực hiện dựa trên các trường phải lý thuyết sau:
+ Lý thuyết về chức năng quản lý nhà nước;
+ Lý thuyết về phát triển KCN;
+ Lý thuyết về Phát triển bền vững;
1.3.1 Lý thuyết về chức năng quản lý nhà nước.
Thuyết quản lý hành chính là tên được đặt cho một nhóm các tư tưởng quản lý
của một số tác giả ở Mỹ, Pháp, Anh, Đức nêu lên vào những thập kỉ đầu thế kỷ XX.
Nhà tư tưởng chủ lực của thuyết này là Henry Fayol một nhà quản lý người Pháp, là
người cha thực sự của lý thuyết quản lý hiện đại với tác phẩm "Quản lý công nghiệp
và quản lý tổng quát" (Administration industrielle et générall, 1916), Henry Fayol
định nghĩa: "Quản lý là sự dự đoán, lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và
kiểm tra. Đó chính là năm chức năng cơ bản của nhà quản lý". Henry Fayol là người
đầu tiên nêu một cách rõ ràng các yếu tố của quá trình quản lý, đó cũng là 5 chức
năng cần thiết của một nhà quản lý, bao gồm: Lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối
hợp và kiểm tra. Ông cho rằng quản lý hành chính liên quan đến cả 5 nhóm hoạt
động trên và là sự tổng hợp bao trùm để tạo ra sức mạnh tổng hợp của một tổ chức.
Thuyết quản lý của Fayol đã chỉ ra cách thức phân tích một quá trình quản lý phức
tạp thành các chức năng tương đối độc lập (lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối
hợp và kiểm tra), mang tính thống nhất đối với mọi loại hình tổ chức, không phân
biệt mục tiêu, tính chất và quy mô của tổ chức ấy. Nó có ưu điểm là đi sâu nghiên

cứu những công việc cần thiết của các nhà quản lý chuyên nghiệp, tạo ra kỷ cương,
- 15 -


song chưa chú trọng đầy đủ đến các mặt tâm lý và môi trường xã hội xung quanh và
các ràng buộc nhà nước. Quá trình quản lý của ông có vẻ cứng nhắc, chuẩn mực chứ
không đa dạng như trên thực tế. Tuy vậy, sự đóng góp của ông cho khoa học quản lý
vẫn rất độc đáo và giá trị.
Ngoài ra còn phải kể tới Luther Gulick và Lyndal Urwick. Gulick sinh năm
1892, là nhà cải cách hành chính người Mỹ, ông quan niệm rằng hành chính vận hành
theo những nguyên tắc hay quy định pháp luật, và công việc của các nhà khoa học
hành chính là tìm ra những nguyên tắc đó với chi phí ít nhất về con người và tiền của.
Ông khái quát cô đọng chức trách của cán bộ quản lý hành chính bằng từ
POSDCORB – cấu tạo bằng những ký tự đầu của các từ trong một nhóm. Từng từ có
ý nghĩa cho một chức năng quan trọng của quản lý hành chính:
- P (Planning): lập kế hoạch.
- O (Organizing): công tác tổ chức.
- S (Staffing): sắp xếp cán bộ là tuyển dụng, bố trí công việc, đào tạo theo
nhóm đối tượng, và đảm bảo duy trì điều kiện làm việc thích ứng cho nhân viên.
- D (Directing): định hướng là ra các quyết định trong những chính sách chung
hay trong những chỉ thị, hướng dẫn cụ thể, phục vụ cho công tác lãnh đạo tổ chức.
- C (Coordinating): điều phối là liên kết, hợp tác các bộ phận thực hiện các
mảng công việc của tổ chức.
- R (Reporting): báo cáo là thông báo cho cấp trên và những cán bộ hữu quan
về nội dung, tiến độ công việc; các cấp quản lý có thể nắm bắt thông tin qua hồ sơ
lưu trữ, điều tra nghiên cứu và thanh kiểm tra.
- B (Budgeting): lập ngân sách là kiểm soát các công việc của tổ chức thông
qua kế hoạch tài chính và công tác kế toán.
POSDCORB miêu tả các hoạt động quản lý phổ biến chung cho tất cả các tổ
chức. Được gọi là kinh điển là vì những nội dung này tạo nên nền tảng đối với bất kỳ

tổ chức hành chính nào.
Harold Koontz và thuyết quản lý tổng hợp: Harold Koontz và các đồng nghiệp
cho rằng quản lý vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Với tư cách là một khoa
học, quản lý cần phải được tiếp cận một cách có hệ thống nhưng với tư cách là một
nghệ thuật, việc thực hành quản lý lại đòi hỏi phải tiếp cận theo tình huống hoặc điều
kiện hiện có. Trên cơ sở tổng hợp và kế thừa các nhà tư tưởng quản lý, Harold
Koontz và các cộng sự đã khái quát và đưa ra 5 chức năng của quản lý: Lập kế hoạch,
tổ chức, xác định biên chế, lãnh đạo, kiểm tra.
- 16 -


Lý thuyết về chức năng quản lý nhà nước là nền tảng khoa học cho NCS tiếp
cận các chức năng quản lý nhà nước bao gồm:
Chức năng định hướng: Nhà nước định hướng thông qua kế hoạch, quy hoạch,
chính sách.
Chức năng tổ chức: Nhà nước sắp xếp, tổ chức hoạt động trong phạm vi quản
lý của mình.
Chức năng điều tiết: Nhà nước điều tiết các quan hệ và phân phối các nguồn
lực, chính sách và các công cụ quản lý vĩ mô.
Chức năng kiểm tra, giám sát: Chức năng này đảm bảo cho các hoạt động chịu
sự kiểm tra, giám sát của nhà nước đi đúng hướng, đạt được các mục tiêu đề ra.
1.3.2 Lý thuyết về Phát triển công nghiệp
Lý thuyết cụm công nghiệp
Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và chính phủ trên thế giới đang sử dụng
ngày càng nhiều các mô hình cụm công nghiệp nhằm tìm kiếm các lợi thế cạnh tranh
bên ngoài để hỗ trợ công nghiệp vùng và địa phương trong phát triển kinh tế. Được
phát triển bởi M. Porter (1990), lý thuyết cụm công nghiệp được sử dụng một cách
phổ biến trong việc hoạch định các chính sách công cộng và kinh tế. Trong mô hình
kim cương của Porter, bốn yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh công nghiệp được
kết hợp một cách sáng tạo để gia tăng tính cạnh tranh cho sự định hình công nghiệp,

bao gồm: các điều kiện nhà máy; nhu cầu trong nước; các ngành công nghiệp hỗ trợ
và công nghiệp liên quan; chiến lược công nghiệp, cơ cấu và khả năng cạnh tranh.
Khả năng cạnh tranh của một quốc gia hay một vùng dựa trên khả năng của nền công
nghiệp. Cụm công nghiệp được phân biệt theo 4 yếu tố: (1) Sự giới hạn về địa lý; (2)
Số lượng các ngành công nghiệp; (3) Mối liên hệ; (4) Lợi thế cạnh tranh. Quá trình
phát triển cụm công nghiệp rất dài và có thể chẳng bao giờ dừng. Một cụm công
nghiệp được xem là có lợi thế so sánh nếu sản phẩm, năng suất và tốc độ tăng trưởng
cao hơn các cụm khác. Việc sử dụng khái niệm cụm công nghiệp như là công cụ để
hiểu được quá trình phát triển kinh tế ở cấp độ vùng, và sự ảnh hưởng của khái niệm
này trên phương thức định dạng và chuyển giao chính sách vùng. Khi khái niệm cụm
công nghiệp trở nên phổ biến thì cách tiếp cận cụm ngày càng được đa dạng hóa.
Bằng chứng là các chính sách khuyến khích các mạng lưới kinh doanh theo cụm nhỏ,
nguồn lực hạn chế mà không có sự tập trung vào một lĩnh vực đặc biệt nào đến các
chương trình phức tạp, cỡ lớn có sự phối hợp và hướng đích cho một ngành công
nghiệp cụ thể ở một vùng nhất định. Chính sách theo cụm ở cấp quốc gia được liên
- 17 -


×