Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở việt nam hiện nay tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.52 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐÔ THỊ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
HỢP TÁC XVẬN TÀI THỦY-BỘ

Ngành:
Mã số:

NỘI ĐỊA
Chính sách công
9.34.04.02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI- 2019


Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Phú Hải

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi
Phản biện 3: PGS.TS. Lê Bộ Lĩnh



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,
Họp tại:……………………………………………………………………….
Vào hồi ...... giờ, ngày ....... tháng ...... năm ……

Có thể tìm hiểu Luận án tại:
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
- Thư viện Quốc gia Việt Nam


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN LUẬN ÁN
1) Nguyễn Thị Thúy Hằng (2018), Đánh giá chính sách bảo vệ môi trường ở đô
thị của Việt Nam: hạn chế và giải pháp, Tạp chí Khoa học Chính trị, số 5-2018. ISSN
1859-0187. Trang 50-53 & 69.
2) Nguyễn Thị Thúy Hằng (2018), Chính sách bảo vệ môi trường đô thị: hạn
chế và giải pháp vì mục tiêu phát triển bền vững hệ thống đô thị Việt Nam, Quản lý
phát triển đô thị Việt Nam 2008-2018, NXB Xây dựng, ISBN 978-604-82-2682-4.
Trang 210-217.
3) Nguyễn Thị Thúy Hằng (2017), Phương thức đánh giá chính sách bảo vệ môi
trường ở Hà Lan và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam,
số 4-2018. ISSN 1013-4328. Trang 42-49.
4) Nguyễn Thị Thúy Hằng, Đỗ Phú Hải (2017), Chính sách an toàn điện hạt
nhân trên thế giới và hàm ý cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 11
- 2017. ISSN 1013-4328. Trang 118-125.
5) Đỗ Phú Hải, Nguyễn Thị Thúy Hằng (2017), Thiết kế chính sách giảm phát
thải khí nhà kính ở Việt Nam, Phát triển kinh tế- xã hội, Tạp chí khoa học ra hàng quý
bằng tiếng Anh của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam- số 89, Tháng 4/2017.
ISSN 0868-359X. Trang 55-63.
6) Đỗ Phú Hải, Nguyễn Thị Thúy Hằng (2016), Công cụ chính sách giảm phát

thải khí nhà kính giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050 ở Việt Nam (bằng tiếng
Anh), Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 5 được tổ chức ngày 15-16 tháng 12 tại
Hà Nội. ID: VS4.011.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách bảo vệ môi trường đô thị (BVMTĐT) có vai trò quan trọng đối
với sự phát triển bền vững. Chính sách bảo vệ môi trường đô thị là thành tố của
chính sách bảo vệ môi trường ở Việt Nam được củng cố mạnh mẽ từ sau Nghị
quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chính sách BVMTĐT ở Việt Nam liên tục được bổ sung chỉnh sửa dựa
trên những kết quả đánh giá chính sách. Tuy nhiên, còn những tồn tại hạn chế
trong công tác đánh giá chính sách như chưa thực sự đầy đủ, khách quan, đảm
bảo hoàn thiện chính sách một cách tốt nhất và nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính
sách. Đánh giá chính sách là khâu cuối (và giai đoạn hậu kiểm) của chu trình
chính sách công, và chính sách bảo vệ môi trường đô thị là chính sách công
chuyên ngành cần thiết được hoàn thiện dựa trên những kết quả đánh giá chính
sách một cách đầy đủ, khách quan và khoa học (Jame Q. Wilson, Đỗ Phú Hải,
2016).
Do đó, cấp thiết nghiên cứu lý thuyết về đánh giá chính sách BVMTĐT, đề
xuất mô hình và giải pháp tăng cường đánh giá chính sách BVMTĐT, góp phần
hoàn thiện chính sách này ở Việt Nam trong thời gian tới. Đề tài nghiên cứu
“Đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay” đã được
lựa chọn cho luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý thuyết về đánh giá chính sách BVMTĐT nhằm đề xuất mô hình
đánh giá chính sách BVMTĐT và giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá chính sách
BVMTĐT, góp phần hoàn thiện chính sách BVMTĐT ở Việt Nam trong thời gian
tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết về đánh giá chính sách BVMTĐT, qua đó xây dựng
mô hình đánh giá chính sách BVMTĐT. Nghiên cứu thực tiễn về hiệu quả đánh
giá chính sách BVMTĐT ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2018 và kiểm định mô
hình đánh giá chính sách BVMTĐT qua thực tiễn ở Việt Nam. Nghiên cứu đề
xuất mô hình và giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá chính sách BVMTĐT ở
Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tƣợng
Nghiên cứu lý thuyết đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị, xây
dựng mô hình đánh giá chính sách BVMTĐT ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về lý thuyết đánh giá sau chính sách bảo vệ


2

môi trường đô thị, xây dựng mô hình đánh giá chính sách BVMTĐT, kiểm định
mô hình này trong thực tiễn Việt Nam, đề xuất mô hình và giải pháp hoàn thiện
đánh giá chính sách BVMTĐT cho Việt Nam.
Phạm vi thời gian: 2005 -2018.
Phạm vi không gian: Mẫu nghiên cứu 06 đô thị ở Việt Nam là các thành
phố: Hà Nội, Đà Nẵng,Vinh, Quy Nhơn, Lào Cai và Sơn La.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Khoa học chính sách công bao gồm lý thuyết chính sách công, chu trình chính

sách công, phân tích chính sách công, đánh giá chính sách công, đánh giá chính sách
môi trường kết hợp với những quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi
trường đô thị.
4.2. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Luận án sử dụng các cách tiếp cận để giải quyết song song các nhiệm vụ
nghiên cứu đặt ra: Đa ngành liên ngành, hệ thống, lịch sử và nghiên cứu có sự tham gia.
4.2.2. Các phương pháp nghiên cứu
Kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu
định lượng với phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu cụ thể được sử dụng sau: Phương
pháp phân tích chính sách công; Phương pháp quan sát, tham dự; Phương pháp nghiên
cứu trường hợp; Kỹ thuật phân tích hồi quy tuyến tính đa biến; Kỹ thuật phân tích, tổng
hợp, so sánh; Thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp (phỏng vấn sâu và bảng hỏi điều tra).
Khung phân tích nghiên cứu phù hợp, đảm bảo cơ sở cho quá trình thực hiện luận án
một cách hệ thống và logic (Hình 1).
Hình 1: Khung phân tích nghiên cứu

Nguồn: Tác giả luận án, 2018


3

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Hệ thống hóa và hoàn chính lý thuyết về đánh giá chính sách bảo vệ môi
trường đô thị; xây dựng mô hình lý thuyết đánh giá chính sách BVMTĐT. Nghiên
cứu thực tiễn đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam giai đoạn
2005-2018 và kiểm định hồi quy tuyến tính đơn biến và đa biến đối với mô hình lý
thuyết đánh giá chính sách qua thực tiễn Việt Nam. Nghiên cứu này đã luận giải
những quan điểm, yêu cầu cơ bản và đề xuất mô hình đánh giá chính sách bảo vệ môi
trường đô thị cho Việt Nam và đề xuất giải pháp hoàn thiện đánh giá chính sách này.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án đóng góp vào lý luận tổng thể của ngành khoa học chính sách công,
nhất là đánh giá chính sách công; hoàn thiện lý luận về đánh giá chính sách bảo vệ
môi trường đô thị. Luận án xây dựng thành công mô hình đánh giá chính sách
BVMTĐT, và đã kiểm định được mô hình này bằng phân tích hồi quy tuyến tính đơn
biến và đa biến. Luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện mô hình đánh giá chính sách
BVMTĐT ở Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học giúp cho đổi mới công
tác đánh giá chính sách bảo vệ môi trường, đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô
thị, hướng đến việc đánh giá khách quan và khoa học hơn, qua đó góp phần đẩy mạnh
hoàn thiện hoạch định, xây dựng và thực hiện chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở
Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu này giá trị sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu, học tập, giảng dạy về chính sách bảo vệ môi trường tại các cơ sở nghiên
cứu đào tạo về chính sách công, chính sách bảo vệ môi trường; và cũng là nguồn tài
liệu tham khảo hữu ích cho các chủ thể chính sách bảo vệ môi trường đô thị.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm bốn
chương.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần nghiên
cứu.
Chương 2. Những vấn đề lý luận về đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô
thị.
Chương 3. Thực tiễn đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam
giai đoạn 2005-2018.
Chương 4. Mô hình và giải pháp hoàn thiện đánh giá chính sách bảo vệ môi
trường đô thị ở Việt Nam.



4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về chính sách bảo vệ môi trường đô thị
Vấn đề chính sách môi trường đô thị như ô nhiễm môi trường (không khí, nước, đất),
quản lý chất thải (rắn, lỏng, khí), sụt lún, đảo nhiệt đô thị… (Ban Cán sự đảng Chính phủ,
2013; Bộ TNMT, 2007-2016; Castrechini, E. Pol, J. Guàrdia-Olmos, 2014; WB, 2014;
Chunyang He và cộng sự, 2017…) và nhiều nghiên cứu chỉ ra sự phức tạp của các vấn đề
đó.
Giải pháp chính sách bảo vệ môi trường gồm “Phát triển công trình xanh Việt Nam,
Chiến lược – giải pháp” (2015) và “Thiết lập các tiêu chí bền vững để thành phố trở thành
đầu tàu phát triển bền vững Quốc gia” (2016) của Phạm Ngọc Đăng.
Nghiên cứu về công cụ chính sách BVMTĐT như “Hỗn hợp các công cụ chính sách
môi trường” của OECD, 2007; “Báo cáo đánh giá công tác môi trường ở Nhật bản năm
2010” của OECD, 2010; “Chính trị và chính sách môi trường ở Đức” của Helmut Weidner,
2002; “Challenges to institutionalizing strategic environmental assessment: The case of
Vietnam, Environmental Impact” của nhóm tác giả Daniel Slunge, Trang Thi Huyen Tran,
2014; “An evaluation of the environmental impact assessment system in Vietnam: The gap
between theory and practice” của nhóm tác giả Alison Clausen, Hoang Hoa Vu, Miguel
Pedrono, 2010; “Đánh giá tác động môi trường tại Việt Nam, tháng 11/2011” của Mai
Thanh Dung; “Pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở Việt Nam hiện nay”
của Nguyễn Ngọc Anh Đào, 2010; Báo cáo “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất
các giải pháp áp dụng quản trị …thể chế kinh tế thị trường” của Viện Chiến lược chính sách
tài nguyên và môi trường (2016);
Một số nghiên cứu chỉ ra những tương tác, mâu thuẫn giữa mục tiêu chính sách bảo
vệ môi trường, công cụ chính sách bảo vệ môi trường với các mục tiêu của các chính sách
khác.
1.1.2. Những nghiên cứu đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị

Một số nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách quốc gia về bảo vệ môi trường,
đánh giá công cụ chính sách bảo vệ môi trường (Nguyễn Mạnh Hà và cộng sự, 2008; Viện
Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường, 2013 & 2014; Viện Khoa học Môi trường,
2014 & 2015; Thu Thuy Pham và các cộng sự, 2015). Nghiên cứu đánh giá kết quả, tác động
của chính sách bảo vệ môi trường, chính sách BVMTĐT của Bộ/Sở Tải nguyên và Môi trường
các tỉnh, thành phố trong nhiều năm qua thể hiện trong các báo cáo hiện trạng môi trường, được
xây dựng theo mô hình Động lực - Áp lực - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng (DPSIR). Nhìn
chung, các báo cáo đánh giá chính sách này đã có những nội dung đánh giá kết quả, tác động
của chính sách BVMTĐT đến chất lượng môi trường, sự phát triển kinh tế-xã hội, chỉ ra những
tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của giải pháp, công cụ chính sách nhưng khá chủ quan.
Một số nghiên cứu quốc tế, khu vực, tổ chức và quốc gia khác về đánh giá chính sách


5

bảo vệ môi trường như của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển, OECD 2010-2016, Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á , 2009 &2017.; Rob Maas và cộng sự , 2011; Guangqin Li và cộng
sự, 2017; Huiming Zhang và cộng sự, 2017; M. TahaKasim, 2017. Những nghiên cứu này cho
thấy nhiều mô hình đánh giá chính sách BVMTĐT phù hợp. Nghiên cứu đánh giá được thực
hiện bởi nhiều chủ thể không phải là chủ thể xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách giúp
đảm bảo tính khách quan của đánh giá.
1.1.3. Những nghiên cứu về cách tiếp cận, phương pháp luận và phương pháp đánh giá chính
sách công, chính sách môi trường
Những nghiên cứu về cách tiếp cận, phương pháp luận và phương pháp đánh giá chính
sách công, chính sách môi trường tổng quan được là của nhiều học giả trong và ngoài nước như
Per Mickwitz (2003); Joos Gysen và cộng sự (2006); Ann Crabbe‟ and Pieter Reroy (2008);
Đỗ Phú Hải (2012, 2016, 2017); Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (2015).
1.2. Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu
Luận án tiến sĩ nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý luận, nghiên cứu thực tiễn và
nghiên cứu đề xuất mô hình đánh giá chính sách BVMTĐT. Từ đó, câu hỏi nghiên cứu đặt ra

như sau: Những vấn đề lý luận về công tác đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị là gì?
Thực tiễn đánh giá chính sách BVMTĐT ở Việt Nam là như thế nào? Mô hình phù hợp, hiệu
lực và hiệu quả cho đánh giá chính sách BVMT đô thị ở Việt Nam và những giải pháp giúp cải
thiện, hoàn thiện đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam thời gian tới là gì?
Kết luận chƣơng 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu đã làm rõ các kết quả nghiên cứu liên quan
đến đánh giá chính sách BVMTĐT và chỉ ra còn nhiều khoảng trống liên quan đến
nghiên cứu đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam. Nhất là nghiên
cứu lý thuyết về đánh giá chính sách BVMTĐT còn hạn chế. Đề tài tập trung nghiên
cứu lý thuyết về đánh giá chính sách BVMTĐT, xây dựng mô hình lý thuyết đánh giá
chính sách BVMTĐT. Nghiên cứu đặt ra yêu cầu kiểm định mô hình đánh giá chính
sách bảo vệ môi trường đô thị trong thực tiễn Việt Nam qua các tham biến của mô
hình. Kết quả kiểm định mô hình đánh giá là một cơ sở để định hướng giải pháp cải
thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá chính sách này trong thời gian tới.


6

CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG ĐÔ THỊ
2.1. Chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị
Từ nghiên cứu về chính sách công và chính sách môi trường, luận án đi đến khẳng
định “Chính sách bảo vệ môi trường đô thị là tập hợp các quyết định có liên quan nhằm
lựa chọn mục tiêu, giải pháp và công cụ chính sách để giải quyết các vấn đề bảo vệ môi
trường đô thị theo mục tiêu đã xác định của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
2.2. Công cụ chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị
Per Mickwitz (2003), OECD (1994&2010), Helmut Weidner (2002), Đỗ Phú Hải
(2017), nhóm công cụ chính sách bảo vệ môi trường đô thị gồm công cụ tổ chức; công cụ dựa
vào quyền lực; công cụ kinh tế; công cụ thông tin - vận động thuyết phục. Công cụ đánh giá
chính sách BVMTĐTlà điều tra nghiên cứu tổng thể, điều tra kinh tế - xã hội, tọa đàm chuyên

gia, hội thảo chuyên đề, đánh giá xã hội (thuộc mô hình đánh giá phản biện xã hội).
2.3. Đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị
Theo lý thuyết về chu trình chính sách công, đánh giá chính sách công là khâu
cuối (và giai đoạn hậu kiểm) của chu trình, định nghĩa là:“Đánh giá chính sách
BVMTĐT là hoạt động kiểm tra chính sách mang tính chất hành chính – chính trị pháp lý bằng các tiêu chí hoặc nguyên tắc cụ thể như sự phù hợp, đầy đủ, tính hiệu
quả, hiệu suất và tác động của chính sách để cải thiện việc hoạch định, xây dựng và
thực hiện chính sách nhằm giải quyết thành công vấn đề chính sách BVMTĐT trong
tương lai”.
2.4. Hiệu quả đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị
Hiệu quả đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị được hiểu là những kết
quả đánh giá chính sách đạt được sau đó. Kết quả đó là sự học hỏi được từ hoạt động
đánh giá chính sách, bao gồm thông tin giúp nâng cao năng lực chính sách qua sự
tăng cường hiểu biết, dẫn đến thay đổi nhận thức, học hỏi của các chủ thể chính sách
như người dân, doanh nghiệp, chủ thể cơ quan quản lý môi trường, xã hội, các nhà
chính trị, truyền thông tác động đến việc xây dựng sửa đổi bổ sung, đổi mới chính
sách này.
Hiệu quả đánh giá chính sách một mặt chính là sự nhận thức về các vấn đề
chính sách và mức độ thực hiện các giải pháp công cụ chính sách, mức độ đạt được
các mục tiêu chính sách này. Cuối cùng đánh giá chính sách này dẫn đến sự thay đổi
như thế nào trong quá trình ra quyết định sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách sau
đánh giá. Hiệu quả của đánh giá chính sách BVMTĐT có quan hệ phụ thuộc tuyến
tính với các thành tố/tham biến độc lập, đó là việc xác định mục tiêu đánh giá chính
sách, cách tiếp cận đánh giá chính sách, phương pháp luận đánh giá chính sách,
phương pháp áp dụng trong đánh giá chính sách, mức độ tham gia các chủ thể đánh
giá chính sách, thể chế đánh giá chính sách, các nhân tố ảnh hưởng đối với đánh giá
chính sách.


7


2.5. Mô hình lý thuyết đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị
Khái niệm: “Mô hình lý thuyết đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị là
tập hợp các tham biến độc lập mô phỏng về đánh giá chính sách bảo vệ môi trường
đô thị”. Mô hình lý thuyết đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị được xây
dựng như sau:
Y = F (X1i , X2i , X3i , X4i , X5i , X6i , X7i)
Y: Hiệu quả đánh giá chính sách BVMTĐT;
X1i: Mục tiêu đánh giá chính sách BVMTĐT;
X2i: Cách tiếp cận đánh giá chính sách BVMTĐT;
X3i: Phương pháp luận đánh giá chính sách BVMTĐT;
X4i : Phương pháp cụ thể đánh giá chính sách BVMTĐT;
X5i: Các chủ thể và mức độ tham gia đánh giá chính sách BVMTĐT; X6i: Thể
chế đánh giá chính sách BVMTĐT;
X7i: Các nhân tố ảnh hưởng đánh giá chính sách BVMTĐT.
2.6. Các tham biến của mô hình đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị
2.6.1. Mục tiêu đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị
Xác định mục tiêu đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị có mối quan
hệ nhân quả với hiệu quả đánh giá chính sách công. Việc xác định mục tiêu đánh giá
chính sách ngay từ ban đầu có ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả đánh giá chính sách. Từ
đó, tiếp tục nghiên cứu rà soát tài liệu thấy rằng mục tiêu của đánh giá chính sách bảo
vệ môi trường đô thị có thể là để sửa đổi, hoàn thiện chính sách làm cho chính sách
công trở nên tốt hơn, phù hợp hơn, khả thi hơn, hiệu quả hơn và mang đến nhiều tác
động tích cực hơn, các tác động tích cực bền vững hơn và giảm thiểu những tác động
tiêu cực không mong muốn đối với môi trường đô thị hướng đến mục tiêu phát triển
bền vững đô thị, góp phần phát triển bền vững quốc gia, khu vực và toàn cầu.

2.6.2. Cách tiếp cận đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị
Hiệu quả đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị biến động phụ thuộc
nhiều vào cách tiếp cận trong đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị. Kết quả
tổng quan nghiên cứu và phân tích cho thấy những bằng chứng của biến độc lập cách

tiếp cận trong đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị với hiệu quả đánh giá
chính sách công.
2.6.3. Phương pháp luận đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị
Hiệu quả đánh giá chính sách BVMTĐT có sự biến động phụ thuộc vào tham
biến độc lập quan trọng. Đó là có phương pháp luận nào để thực hiện đánh giá chính
sách bảo vệ môi trường đô thị. Như vậy, đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô
thị phụ thuộc vào tham biến loại phương pháp luận đánh giá chính sách. Phương pháp
luận nào được sử dụng trong mô hình đánh giá chính sách sẽ ảnh hưởng đáng kể đến
kết quả đánh giá chính sách chính sách bảo vệ môi trường đô thị.


8

2.6.4. Phương pháp đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị
Hiệu quả đánh giá chính sách BVMTĐT phụ thuộc vào tham biến độc lập tiếp
theo là phương pháp đánh giá chính sách. Mức độ hiệu quả đánh giá chính sách phụ
thuộc vào phương pháp được sử dụng trong đánh giá chính sách môi trường đô thị.
Đó là sự lựa chọn trong nhóm các phương pháp định lượng, phương pháp định tính
hoặc kết hợp định lượng và định tính trong đánh giá chính sách.
2.6.5. Chủ thể đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị
Hiện quả đánh giá chính sách BVMTĐT phụ thuộc vào một tham biến độc lập
quan trọng nữa. Đó chính là mức độ tham gia của các chủ thể chính sách bảo vệ môi
trường đô thị trong đánh giá chính sách này. Phân tích chủ thể giúp hiểu biết về tham
biến này trở nên rất quan trọng trong thực tiễn đánh giá chính sách bảo vệ môi trường
đô thị.
2.6.6. Thể chế đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị
Hiệu quả đánh giá chính sách chính sách bảo vệ môi trường đô thị còn phụ
thuộc vào một tham biến độc lập quan trọng nữa là thể chế đánh giá chính sách bảo
vệ môi trường đô thị. Các quy định chính thức, các quy tắc phi chính thức quyết định
mức độ hiệu quả đánh giá chính sách BVMTĐT.

2.6.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá chính sách bảo vệ môi trường
đô thị
Hiệu quả đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị chịu ảnh hưởng của
một số nhân tố cơ bản như thể chế chính trị, hệ thống chính trị [47], nguồn lực cho
đánh giá (tài chính, năng lực nhân lực, công nghệ). Mối quan hệ ngang dọc, văn hóa
tổ chức nhà nước và giá trị xã hội đều là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến
đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị, công nghệ sử dụng trong đánh giá, yếu
tố quốc tế, truyền thông và dư luận xã hội.
Kết luận Chƣơng 2
Mô hình lý thuyết đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị là tập hợp các
tham biến độc lập mô phỏng về đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị. Mô
hình lý thuyết đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị được xây dựng, tuy nhiên
việc sử dụng mô hình đánh giá phù hợp và hiệu quả trong bối cảnh Việt Nam cần
phải hiểu rõ thực tiễn công tác đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt
Nam hiện nay và phân tích những kết quả, hiệu quả đạt được cũng như những hạn
chế, tồn tại cần khắc phục của thực trạng đánh giá, như vậy đòi hỏi việc tiếp tục phải
kiểm định mô hình này trong thực tiễn Việt Nam.


9

CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2018
3.1. Chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam
Mục tiêu chính sách bảo vệ môi trường được xác định “Đến năm 2020… kiềm
chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm
chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh,
thân thiện với môi trường. Đến năm 2050 … bảo đảm chất lượng môi trường sống và
cân bằng sinh thái, phấn đấu đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với mức
hiện nay của các nước công nghiệp phát triển trong khu vực”. Mục tiêu được thể hiện

qua Chỉ thị số 36/CT/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 41- NQ/TW; Chỉ thị 29CT/TW ngày 21/1/2009; Nghị quyết số 24-NQ/TW. Kèm theo đó là nhiều giải pháp
chính sách và công cụ chính sách BVMTĐT được ban hành.
3.2. Thực tiễn mô hình đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam
Đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam giai đoạn 2005 2018 được tổng hợp, phân tích thông tin có được từ khảo sát, điều tra như dưới đây.
3.2.1. Mục tiêu của đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai đoạn
2005-2018
Kết quả điều tra và qua phỏng vấn sâu, rà soát tài liệu thứ cấp cho thấy mục
đích cuối cùng của đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam từ 2005
đến nay là để sửa đổi, hoàn thiện chính sách làm cho nó trở nên hiệu quả hơn và
mang đến nhiều tác động tích cực, cũng như cải thiện các tác động tích cực bền vững.
Theo kết quả điều tra, mục đích cụ thể của đánh giá chính sách BVMTĐT từ năm
2005 đến nay thì đa dạng nhưng chủ yếu là phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước về
BVMT (88,4%) và sửa đổi bổ sung chính sách, pháp luật (87,3%); các mục đích khác
chiếm tỷ lệ thấp hơn (Biểu 1). Sơ kết tổng kết về chính sách bảo vệ môi tường đô thị
ở Việt Nam về bản chất là đánh giá kết quả thực hiện chính sách, phân tích các
nguyên nhân liên quan để đề xuất, kiến nghị sửa đổi giải pháp, công cụ chính sách.
Biểu 1: Mục đích của đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị

Nguồn: Kết quả phân tích điều tra của đề tài luận án, 2018


10

3.2.2. Cách tiếp cận đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai đoạn
2005-2018
Kết quả điều tra xã hội học cho thấy cách tiếp cận trên-xuống và cách tiếp cận
có sự tham gia là hai cách tiếp cận tương đối phổ biến nhất trong các cuộc đánh giá
chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam, với tỷ lệ cán bộ/công chức/viên
chức được hỏi xác nhận là 67,1% và 57,1% tương ứng; các cách tiếp cận dưới-lên,
cách tiếp cận đánh giá độc lập, tiếp cận học hỏi được xác nhận với tỷ lệ khá thấp,

tương ứng là 34,2%, 15,2% và 19% (Biểu 2). Đô thị loại 1 có cách tiếp cận có sự
tham gia nhiều hơn.
Biểu 2: Cách tiếp cận trong thực hiện đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị từ
2005 đến nay

Nguồn: Kết quả phân tích điều tra của đề tài luận án, 2018
3.2.3. Phương pháp luận đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai
đoạn 2005-2018
Phương pháp luận đánh giá chính sách BVMTĐT ở Việt Nam trong thực tiễn
mô hình đánh giá từ năm 2005 đến nay chủ yếu được sử dụng là so sánh trước-sau,
với tỷ lệ xác nhận trong điều tra định lượng qua phiếu hỏi là 88,6%. Bên cạnh đó,
phương pháp luận đánh giá có nhóm chứng và khác biệt kép có được sử dụng nhưng
với tỷ lệ khá thấp, tương ứng là 31,6% và 10,1%.
3.3.4. Phương pháp đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai đoạn
2005-2018
Phương pháp đánh giá định lượng, phương pháp đánh giá định tính và kết hợp
định tính và định lượng trong đó phương pháp kết hợp định tính là định lượng được
sử dụng chủ yếu, với các tỷ lệ người được hỏi xác nhận tương ứng là 19%, 30,4% và
79,7% (Biểu 3). Phương pháp đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt
Nam ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của báo cáo đánh giá chính sách bảo vệ môi


11

trường đô thị ở Việt Nam.
Biểu 3: Phƣơng pháp đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị từ 2005 đến nay

Nguồn: Kết quả phân tích điều tra của đề tài luận án, 2018
3.2.5. Chủ thể đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị từ giai đoạn 2005 2018
Chủ thể tham gia đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị từ 2005 đến

nay chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước về BVMT, cơ quan dân cử (quốc hội, hội
đồng nhân dân) và cộng đồng người dân, kết quả điều tra xã hội học cho thấy tỷ lệ
người xác nhận sự tham gia đánh giá chính sách của các chủ thể này tương ứng là
96,2%, 53,2% và 50,6% (Biểu 4).
Biểu 4: Chủ thể tham gia đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị từ 2005 đến
nay

Nguồn: Kết quả phân tích điều tra của đề tài luận án, 2018


12

3.2.6. Thể chế đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai đoạn 2005 2018
Đánh giá chính sách BVMT đô thị từ 2005 đến nay được thực hiện căn cứ chủ
yếu vào Luật BVMT (năm 2005, 2014) và các văn bản hướng dẫn chi tiết thực hiện
luật này. Bên cạnh đó, các luật khác như Luật quy hoạch đô thị (năm 2009), Luật xây
dựng (năm 2003, 2014), Luật ngân sách, Luật đầu tư công… và nhiều văn bản dưới
luật có thể là cơ sở cho những đánh giá về kết quả, hiệu quả chính sách BVMTĐT.
Theo kết quả xử lý phiếu điều tra, căn cứ để đánh giá chính sách BVMTĐT từ năm
2005 đến nay cũng chủ yếu là Luật BVMT và các văn bản chi tiết với tỷ lệ xác nhận
căn cứ này là 97,5%, tiếp đến là căn cứ vào dư luận xã hội, công văn của cấp trên,
Chỉ thị của Đảng và Hiến pháp với các tỷ lệ xác nhận tương ứng là 62%, 55,7%,
48,1% và 30,4% (Biểu5).
Biểu 5: Thể chế đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị từ 2005 đến nay

Nguồn: Kết quả phân tích điều tra của đề tài luận án, 2018
3.2.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá chính sách bảo vệ môi trường
đô thị giai đoạn 2005-2018
Có 03 nhân tố tác động nhiều nhất là nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực cho
đánh giá chính sách, truyền thông và dư luận xã hội, được người trả lời phiếu xác

nhận với tỷ lệ cao nhất tương ứng là 86,1%, 69,6% và 65,8%. Các nhân tố khác được
tỷ lệ người được hỏi xác nhận đồng ý có tác động đến đánh giá ở mức dưới 50%
(Biểu 6).


13

Biểu 6: Các nhân tố ảnh hƣởng đến đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị từ
2005 đến nay

Nguồn: Kết quả phân tích điều tra của đề tài luận án, 2018
3.3. Hiệu quả đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam giai
đoạn 2005-2018
3.3.1. Đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai đoạn 2005-2018
Những báo cáo đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị gồm:
Báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ hàng năm của các cơ quan
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
Báo cáo đánh giá kết quả, tổng kết việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường hoặc đánh giá thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
sau nhiều năm thi hành;
Báo cáo điều tra, đánh giá chuẩn bị cơ sở lý luận, tổng kết thực tiễn để xây dựng chủ
trương, giải pháp bảo vệ môi trường trong đó có bảo vệ môi trường đô thị;
Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chiến lược, chương trình, đề án, dự án và giải
pháp về bảo vệ môi trường;
Các báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường quốc gia, môi trường địa phương định kỳ
5 năm hoặc hàng năm theo chuyên;
Các báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm của UBND các cấp; Ban quản lý
khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp;
Các báo cáo kết quả khảo sát, giám sát công cụ và giải pháp chính sách bảo vệ môi
trường, bảo vệ môi trường đô thị của cơ quan dân cử (Quốc hội, Hội đồng nhân dân);



14

Các báo cáo nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ, cá
nhân nhà nghiên cứu.
Nội dung các báo cáo cũng được phản ảnh qua kết quả điều tra xã hội học tại
Biểu 7. Đa số cho rằng nội dung báo cáo đánh giá chính sách đã có chỉ ra tác động
của chính sách BVMTĐT đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, và những tồn tại, hạn
chế và nguyên nhân của giải pháp, công cụ chính sách, đánh giá nguồn tài chính đầu
tư cho thực hiện chính sách BVMTĐT, đánh giá nguồn nhân lực (số lượng, chất
lượng) cho thực hiện chính sách BVMTĐT.
Biểu 7: Nội dung chính trong đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị giai đoạn
2005 -2018

Nguồn: Kết quả phân tích điều tra của đề tài luận án, 2018
Kết quả điều tra cho thấy kết quả thực hiện mục tiêu chính sách bảo vệ môi
trường đô thị trong thời gian qua đã dẫn đến tăng đầu tư đáng kể vào đô thị, các mục
tiêu chính sách BVMTĐT tổng quát như là BVMTĐT, phát triển bền vững đô thị, có
thành phố đáng sống chỉ đạt được mức độ trung bình, mục tiêu phát triển đô thị thông
minh ứng phó BĐKH đạt được ở mức độ rất thấp (Biểu 8).


15

Biểu 8: Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị trong
thời gian qua

Nguồn: Kết quả phân tích điều tra của đề tài luận án, 2018
Việc triển khai đánh giá chính sách BVMTĐT thời gian qua có tác động tích

cực đối với phát triển kinh tế bền vững, phát triển xã hội bền vững, gia tăng phúc lợi
người dân, làm cho người dân hạnh phúc hơn đáng kể (Biểu 9)
Biểu 9: Đánh giá tác động của việc đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị

Nguồn: Kết quả phân tích điều tra của đề tài luận án, 2018


16

3.3.2. Hạn chế trong đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam
hiện nay
Thứ nhất: Hạn chế về đánh giá việc xác định mục tiêu chính sách
Thứ hai: Đánh giá chưa đầy đủ, chưa đáng tin cậy về nguồn nhân lực trong tổ
chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường cho tham mưu xây dựng chính sách và
tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường, chính sách bảo vệ môi trường đô thị.
Thứ ba: Đánh giá chưa đầy đủ về nguồn lực tài chính cho thực hiện chính sách
bảo vệ môi trường đô thị.
Thứ tư: Hạn chế đánh giá so sánh chi phí/lợi ích, chi phí/hiệu quả của các giải
pháp, công cụ chính sách bảo vệ môi trường đô thị qua đó xác định được giải pháp,
công cụ chính sách có hiệu quả, lợi ích so với chi phí là cao hơn.
Thứ năm: Đánh giá còn hạn chế mức độ đầy đủ, phù hợp, khả thi, bền vững
của các giải pháp, công cụ chính sách bảo vệ môi trường đô thị.
Thứ sáu: Đánh giá còn chưa làm rõ sự tham gia thực hiện chính sách và năng
lực thực hiện các giải pháp chính sách bảo vệ môi trường đô thị của các chủ thể.
Thứ bẩy: Đánh giá chưa làm rõ về sự thay đổi nhận thức, hành vi của doanh
nghiệp và người dân trong thực hiện chính sách bảo vệ môi trường đô thị.
Thứ tám: Đánh giá chưa làm rõ về công cụ đánh giá môi trường chiến lược và
đánh giá tác động môi trường
3.4. Kiểm định mô hình đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị qua thực
tiễn Việt Nam

Mức độ ảnh hưởng của từng tham biến độc lập lên biến phụ thuộc theo phân
tích hồi qui tuyến tính đơn biến. Từ bảng 1, Ta có:
Hiệu quả đánh giá chính sách (Y) = 10.829 + 2.686* “mục tiêu sửa đổi chính
sách BVMTĐT” hay: Y= 10.829 + 2.686* X1
Hiệu quả đánh giá chính sách (Y) = 7.950 + 4.128* “cách tiếp cận đánh giá có
sự tham gia trong đánh giá chính sách BVMTĐT”; Y=7.950 + 4.128*X2
Hiệu quả đánh giá chính sách (Y) = 16.744- 2.594 * “phương pháp luận đánh
giá”; Y= 16.744- 2.594 * X3
Hiệu quả đánh giá chính sách (Y)= 9.677+3.474*“phương pháp đánh giá chính
sách bảo vệ môi trường đô thị”; Y= 9.677 + 3.474 * X4
Hiệu quả đánh giá chính sách (Y) = 9.721+2.655*“mức độ tham gia của chủ
thể đánh giá chính sách BVMTĐT”; Y= 9.677 + 3.474 *X5
Hiệu quả đánh giá chính sách (Y) = 17.909 - 3.955 * “thể chế đánh giá chính
sách bảo vệ môi trường đô thị”; Y= 17.909 - 3.995 *X6
Hiệu quả đánh giá chính sách; (Y) = 8.917 + 3.824 * “nguồn lực tài chính dành
cho đánh giá chính sách BVMTĐT”; Y = 8.917 + 3.824 * X7.
Hệ số tương quan R của mô hình có tham biến các chủ thể và mức độ tham gia
cao nhất (0.261) rồi đến > Cách tiếp cận đánh giá CSBVMTĐT (.254)> Nhân tố tài
chính ảnh hưởng đánh giá CS (0.216) > Phương pháp cụ thể đánh giá CSBVMTĐT


17

(0,173)> Mục tiêu đánh giá CSBVMTĐT (.111)> Phương pháp luận đánh giá
CSBVMTĐT (0.102) > Thể chế đánh giá chính sách BVMTĐT (.077). Như vậy 2
tham biến là các chủ thể và mức độ tham gia cao nhất rồi đến cách tiếp cận đánh giá
CSBVMTĐT là 2 tham biến có ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả đánh giá chính sách
môi trường đô thị Việt Nam.
Bảng 1. Tổng hợp các trị số trong phân tích hồi qui tuyến tính đơn
Các tham biến

Mục tiêu đánh giá CSBVMTĐT
Cách tiếp cận đánh giá CSBVMTĐT
Phương pháp luận đánh giá CSBVMTĐT
Phương pháp cụ thể đánh giá CSBVMTĐT
Các chủ thể và mức độ tham gia
Thể chế đánh giá CS BVMTĐT
Nhân tố tài chính ảnh hưởng đánh giá CS


2.686
4.128
-2.594
3.474
2.655
-3.955
3.824


10.829
7.950
16.744
9.677
9.721
17.909
8.917

R
.111
.254
.102

.173
.261
.077
.216

R2
.012
.064
.010
.030
.068
.006
.046

p
0.05
0.00
0.01
0.00
0.00
0.05
0.00

Source: SPSS analysis in 2018 (Version 22)

Đối với trị số R2, trị số R2 trong các mô hình hồi quy đơn biến trên được diễn
dịch như sau: (i) Sự thay đổi của mức độ tham gia các chủ thể đánh giá chính sách
môi trường đô thị giải thích được 6.8% sự thay đổi của hiệu quả đánh giá chính sách
BVMTĐT ở Việt Nam và (ii) Sự thay đổi của cách tiếp cận đánh giá chính sách
BVMTĐT giải thích được 6.4% sự thay đổi của hiệu quả đánh giá chính sách

BVMTĐT ở Việt Nam (iii) Sự thay đổi của nhân tố tài chính dùng cho đánh giá
BVMTĐT ở Việt Nam giải thích được 4.6% sự thay đổi của hiệu quả đánh giá chính
sách BVMTĐT ở Việt Nam. Tổng quát, nếu cộng lại tất cả các yếu tố trên chỉ giải
thích được khoảng 23% sự thay đổi về hiệu quả đánh giá chính sách BVMTĐT ở
Việt nam. Như vậy có thể còn có nhiều tham biến khác làm tăng hiệu quả đánh giá
chính sách BVMTĐT như cải cách hành chính, chất lượng dân chủ, năng lực hành
pháp, trách nhiệm giải trình của cơ quan hành pháp nằm ngoài mô hình nghiên cứu
này.
Phân tích mô hình đa biến ta có:
Hiệu quả đánh giá chính sách (Y) = 9.576 + 2. 617 *“Cách tiếp cận đánh giá
chính sách BVMTĐT” - 3.573* “Phương pháp luận đánh giá chính sách BVMTĐT”
+ 3.549 * “Phương pháp cụ thể đánh giá chính sách BVMTĐT” + 2.607* “Mức độ
tham gia của các chủ thể đánh giá chính sách BVMTĐT” – 7.315 “Thể chế đánh giá
chính sách BVMTĐT”+ 3.642* “Nhân tố tài chính ảnh hưởng đánh giá chính sách
BVMTĐT”. Viết lại ta có: Y = 9.576 + 2.617 * X2 - 3.573*X3 + 3.549*X4 + 2.607*
X5 - 7.315 * X6 + 3.642*X7
Hệ số tương quan chung là R= 0.452 và tất cả 7 tham biến này chỉ giải thích
được gần 20.4% (R2=0.204) sự thay đổi của hiệu quả đánh giá chính sách BVMTĐT.
Nhìn vào trị số p (cột cuối cùng-Sig.), biến số độc lập cách tiếp cận đánh giá chính
sách BVMTĐT, phương pháp luận đánh giá chính sách BVMTĐT, phương pháp
đánh giá chính sách BVMTĐT, mức độ tham gia của các chủ thể đánh giá chính sách


18

chính sách BVMTĐT, thể chế đánh giá chính sách BVMTĐT, nhân tố nguồn lực tài
chính dành cho đánh giá chính sách BVMTĐT, là có giá trị thống kê với p<0,05 (ứng
với mức xác xuất là 95%).
Model Summary
Change Statistics

Std. Error
Adjusted
of the
R Square
Sig. F
Model
R
R Square R Square Estimate Change F Change df1 df2 Change
a
1
.452
.204
.195
7.2343
.204
22.831
7 624
.000
a. Predictors: (Constant), B7.2.Taichinh, B5.7.CDNguoidan, B4.3.KethopDTDL, B6.2.LuatQPCT,
B3.1.Truocsau, B1.2.Suadoi, B2.3.Thamgia
ANOVAa
Df
7
624
631

Model
1

Sum of Squares

Mean Square
F
Sig.
Regression
8363.797
1194.828
22.831
.000b
Residual
32656.810
52.335
Total
41020.608
a. Dependent Variable: A7.Đanhgia
b. Predictors: (Constant), B7.2.Taichinh, B5.7.CDNguoidan, B4.3.KethopDTDL, B6.2.LuatQPCT,
B3.1.Truocsau, B1.2.Suadoi, B2.3.Thamgia
Coefficientsa

Model
1
(Constant)
B1.2.Suadoi
B2.3.Thamgia

Unstandardized Coefficients
B
Std. Error
9.576
2.739
-.901

1.028
2.617
.737

B3.1.Truocsau
B4.3.KethopDTDL
B5.7.CDNguoidan
B6.2.LuatQPCT
B7.2.Taichinh
a. Dependent Variable: A7.Đanhgia

-3.573
3.549
2.607
-7.315
3.642

.972
.753
.379
1.930
.782

Standardized
Coefficients
Beta
-.037
.161

t

3.496
-.876
3.550

Sig.
.001
.382
.000

-.141
.177
.256
-.143
.205

-3.677
4.711
6.887
-3.789
4.656

.000
.000
.000
.000
.000

Kết quả kiểm định cho thấy, sự thay đổi của mức độ tham gia các chủ thể đánh
giá chính sách môi trường đô thị giải thích được 6.8% sự thay đổi của hiệu quả đánh
giá chính sách BVMTĐT ở Việt Nam; sự thay đổi của cách tiếp cận đánh giá chính

sách BVMTĐT giải thích được 6.4% sự thay đổi của hiệu quả đánh giá chính sách
BVMTĐT ở Việt Nam. 04 tham biến còn lại là, „thể chế đánh giá chính sách bảo vệ
môi trường đô thị‟, „phương pháp luận đánh giá chính sách‟, „phương pháp cụ thể
đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị‟ và „nhân tố tài chính ảnh hưởng đánh
giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị‟ giải thích 9.2% sự thay đổi còn lại của hiệu


19

quả đánh giá cải thiện chính sách BVMTĐT. Như vậy, 02 tham biến „cách tiếp cận
đánh giá chính sách BVMTĐT‟ và „mức độ tham gia các chủ thể đánh giá chính
sách‟ là rất quan trọng đối với hiệu quả đánh giá chính sách BVMTĐT, 02 tham biến
này đã phần nào giải tích được sự thành công hay thất bại của việc đánh giá chính
sách BVMTĐT ở Việt Nam
Kết luận Chƣơng 3
Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ về mức độ hiệu quả đánh giá chính sách
bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam giai đoạn 2005-2018 phụ thuộc và việc xác định
mục tiêu đánh giá chính sách, cách tiếp cận đánh giá chính sách BVMT đô thị,
phương pháp luận và phương pháp đánh giá chính sách BVMTĐT, chủ thể đánh giá
chính sách BVMT đô thị, thể chế đánh giá chính sách BVMT đô thị, những nhân tố
ảnh hưởng đến đánh giá chính sách BVMT đô thị từ 2005 đến nay. Những tham biến
này được kiểm định bởi mô hình hồi quy tuyến tính, chỉ ra 02 tham biến „cách tiếp
cận đánh giá chính sách BVMTĐT‟ và „mức độ tham gia các chủ thể đánh giá chính
sách‟ là rất quan trọng đối với hiệu quả đánh giá chính sách BVMTĐT, 02 tham biến
này đã phần nào giải tích được sự thành công hay thất bại của việc đánh giá chính
sách BVMTĐT ở Việt Nam.

CHƢƠNG 4: MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ CHÍNH
SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM
4.1. Bối cảnh

Thứ nhất: Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm
nhìn đến năm 2050.
Thứ hai: Việt Nam đã dịch chuyển khỏi vị thế của quốc gia kém phát triển
sang quốc gia có thu nhập trung bình; và cam kết mạnh mẽ đổi mới, hội nhập quốc tế
toàn diện, sâu rộng, khẳng định vai trò, vị thế địa-chính trị quan trọng của Việt Nam
trong khu vực Đông Nam Á.
Thứ ba: Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu với nỗ lực của cộng đồng
quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu bởi Việt Nam nằm ở vị trí chịu ảnh hưởng
nặng nề bởi BĐKH, nhiều thành phố lớn ở đồng bằng và ven biển tiếp tục gia tăng
nguy cơ ngập lụt và xâm nhập mặn.
Thứ tư: Xây dựng “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết
liệt, phục vụ nhân dân” nghĩa là một chính phủ chủ động có năng lực chính sách tốt,
không phải bị động đối.
4.2. Quan điểm
Thứ nhất: Hiệu quả đánh giá chính sách BVMTĐT là cơ sở cho điều chỉnh,
sửa đổi, hoàn thiện chính sách BVMTĐT. Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính


20

trị, của toàn xã hội và nghĩa vụ của mọi công dân.
Thứ hai: Hiệu quả đánh giá chính sách BVMTĐT trên cơ sở thực hiện đầy đủ
dân chủ; thảo luận công khai, minh bạch; đảm bảo điều kiện cần thiết cho sự tham gia
tích cực của các thành phần xã hội đặc biệt là người dân và doanh nghiệp.
Thứ ba: Đánh giá chính sách BVMTĐT là công việc phức tạp, nhạy cảm, đòi
hỏi tri thức đa ngành, liên ngành và do đó một tổ chức khoa học chịu trách nhiệm,
đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị độc lập cần sớm được luật hóa và được
tạo điều kiện có được nguồn lực đầy đủ.
Thứ tư: Hiệu quả đánh giá chính sách BVMTĐT phải dựa trên các bằng chứng
thực tiễn, trên cơ sở khoa học đánh giá chính sách công nói chung và khoa học đánh

giá chính sách môi trường, đánh giá các công cụ chính sách môi trường trên thế giới.
Thứ năm: Đánh giá chính sách BVMTĐT phải được thực hiện song hành, tích
hợp cùng với những đánh giá chính sách khác như đánh giá chính sách quy hoạch
quản lý phát triển đô thị, chính sách phát triển đô thị xanh, chính sách phát triển đô
thị thông minh, chính sách phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu.
4.3. Mô hình đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị tại Việt Nam
4.3.1. Mục tiêu đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam
Tham biến X1i của mô hình là mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể của đánh
giá chính sách BVMTĐT Việt Nam được xem xét trên cơ sở quan điểm khoa học và
của Đảng hiện nay (Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 3/6/2013) về chính sách môi
trường, giải quyết vấn đề môi trường đô thị ở Việt Nam.
Mục tiêu đánh giá chính sách thể hiện qua bản chất của các tiêu chí đánh giá
chính sách sau. Mục tiêu bảo đảm tính hiệu quả, tính hiệu suất, tính đầy đủ, tính công
bằng, tính đáp ứng, tính phù hợp. Đánh giá sự phù hợp của chính sách BVMTĐT ở
Việt Nam là đánh giá sự phù hợp của mục tiêu của chính sách BVMTĐT với vấn đề
chính sách BVMTĐT; phù hợp của mục tiêu chính sách với cộng đồng người dân và
xã hội. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách là đánh giá mức độ kết quả đạt được
so với các mục tiêu chính sách theo thiết kế. Đánh giá kết quả cuối cùng (hay là hiệu
quả đối với nhóm mục tiêu) là đánh giá mức độ nhóm mục tiêu thay đổi bởi chính
sách, nhờ có can thiệp chính sách, kết quả mong đợi đạt được bởi chính sách đó.
Đánh giá tác động của chính sách: là đánh giá tác động môi trường (hay hiệu quả
tác động) và đánh giá các tác động kinh tế-xã hội khác (hay đánh giá hiệu quả xã hội
và đánh giá hiệu quả phụ).
4.3.2. Cách tiếp cận đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam
Tham biến độc lập X2i của mô hình là cách tiếp cận đánh giá chính sách bảo vệ
môi trường đô thị. Bên cạnh phổ biển cách tiếp cận có sự tham gia mang lại sự học
hỏi, cần bổ sung cách tiếp cận độc lập trong đánh giá chính sách BVMTĐT ở Việt
Nam. Sử dụng cách tiếp cận đánh giá độc lập trong đánh giá chính sách bảo vệ môi
trường đô thị định kỳ hàng năm và 05 năm là rất cần thiết. Cũng cần cần thiết cải
thiện cách tiếp cận đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị, trong đó cách tiếp



21

cận có sự tham gia là phù hợp.
4.3.3. Phương pháp luận đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt
Nam
Tham biến độc lập X3i của mô hình là phương pháp luận đánh giá chính sách
bảo vệ môi trường đô thị. Phương pháp luận có nhóm chứng, khác biệt kép là các
phương pháp phù hợp với đánh giá chính sách BVMTĐT ở Việt Nam, dù chúng rất ít
khi được sử dụng ở Việt Nam. Phương pháp luận Modus Narandi cũng được đề xuất.
4.3.4. Phương pháp đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam
Tham biến độc lập X4i -phương pháp đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô
thị ở Việt Nam nên thiết kế phương pháp đánh giá chính sách kết hợp định lượng và
định tính, hoặc thiết kế phương pháp đánh giá định lượng, thiết kế nghiên cứu đánh
giá định tính cần được sử dụng.
4.3.5. Chủ thể đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam
Tham biến độc lập X5i của mô hình là vai trò và sự tham gia của các chủ thể
đánh giá chính sách. Chủ thể tham gia đánh giá chính sách BVMTĐT có thể là tổ
chức nhà nước như là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đô thị, các cơ
quan quản lý phát triển đô thị, cơ quan dân cử, cơ quan tư pháp, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị xã hội; tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp và cộng
đồng dân cư đô thị. Chủ thể độc lập chịu trách nhiệm cho đánh giá chính sách
BVMTĐT độc lập là một tổ chức xã hội hoặc tổ chức chính trị-xã hội, chịu trách
nhiệm về các kết quả nghiên cứu đánh giá, công khai phương pháp và dữ liệu đã sử
dụng cho đánh giá cũng như những điểm hạn chế còn tồn tại trong đánh giá. Các chủ
thể khác, theo chức năng và nhiệm vụ được quy định theo Hiến pháp và pháp luật, có
trách nhiệm công khai, cung cấp thông tin liên quan đến đánh giá chính sách thuộc
thẩm quyền, trách nhiệm của mình và chịu trách nhiệm đối với chất lượng thông tin
đó.

Các thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu đánh giá chính sách cần được
quản lý, lưu trữ, bảo quản bền vững trên một trang web chuyên dụng cho phép thực
hiện các nghiên cứu đánh giá hồi cứu khi cần thiết. Cần chấp nhận các cơ quan truyền
thông the sát hoạt động đánh giá đảm bảo tính minh bạch, tính thông tin của đánh giá
chính sách BVMTĐT. Các tổ chức hành chính nhà nước như Bộ TNMT, Tổng cục
Môi Trường, Bộ Xây dựng có thể huy động sự tham gia đánh giá chính sách bảo vệ
môi trường đô thị của các chủ thể xã hội khác thực hiện một tiến trình đánh giá công
khai minh bạch cũng có thể đạt được hiệu quả đánh giá chính sách tốt.
4.3.6. Thể chế đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam
Tham biến độc lập X6i của mô hình là thể chế đánh giá chính sách BVMTĐT,
việc đánh giá chính sách BVMTĐT cần được thể chế hóa được quy định trong văn
bản pháp lý, rộng hơn là các quy tắc phi chính thức ràng buộc đánh giá chính sách
bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam. Theo đó, đánh giá chính sách BVMTĐT hiện
nay có thể được thực hiện định kỳ hàng năm, 5 năm hoặc sau 3 năm. Cần thiết xây


22

dựng luật đánh giá chính sách bao gồm việc đánh giá chính sách BVMTĐT.
4.3.7. Đảm bảo điều kiện cho đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị
Việt Nam
Tham biến độc lập X7i của mô hình là các điều kiện đảm bảo đánh giá chính
sách BVMTĐT, bao nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực cho đánh giá chính sách,
truyền thông và dư luận xã hội như là kết quả kiểm định hồi quy cho thấy sự thay đổi
của nhân tố tài chính dùng cho đánh giá BVMTĐT ở Việt Nam giải thích được 4.6%
sự thay đổi của hiệu quả đánh giá chính sách.
4.4. Giải pháp hoàn thiện đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở
Việt Nam
Giải pháp thứ nhất: Cần thiết phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đảm bảo
nhân lực có năng lực, có trách nhiệm để đánh giá chính sách BVMTĐT như mô hình

đánh giá chính sách BVMTĐT cho Việt Nam đòi hỏi.
Giải pháp thứ hai: Từ mô hình đánh giá chính sách BVMTĐT đề xuất trên,
cần thiết thống nhất về mục tiêu đánh giá chính sách BVMTĐT, không chỉ là mục
tiêu báo cáo thành tựu về kết quả và tác động chính sách mà còn mục tiêu sửa đổi bổ
sung chính sách này cho hiệu quả hơn, phù hợp hơn, hiệu xuất cao hơn, đầy đủ hơn.
Giải pháp thứ ba: Đánh giá chính sách BVMTĐT cần hướng đến hoàn thiện
đồng bộ các giải pháp và công cụ chính sách BVMTĐT.
Giải pháp thứ tư: Yêu cầu bắt buộc đánh giá so sánh chi phí/lợi ích, chi
phí/hiệu quả của các giải pháp, công cụ chính sách BVMTĐT trong đánh giá chính
sách BVMT định kỳ hàng năm và 5 năm.
Giải pháp thứ năm: Quy định chức năng và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ
quan, tổ chức trong đánh giá chính sách BVMTĐT và tổ chức chịu trách nhiệm đánh
giá độc lập đối với chính sách BVMT
Kết luận Chƣơng 4
Kết quả Chương 4 đã làm rõ bối cảnh, quan điểm, mục tiêu và giải pháp để
hoàn thiện đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị hướng tới hoàn thiện chính
sách này, nghiên cứu đã đề xuất mô hình đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô
thị ở Việt Nam với các tham biến độc lập về mục tiêu, cách tiếp cận, phương pháp
luận và phương pháp đánh giá, vai trò của các chủ thể tham gia, thể chế đánh giá và
các điều kiện đảm bảo phục vụ cho mô hình đánh giá chính sách bảo vệ môi trường
đô thị ở Việt Nam thành công.


×