Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Trách nhiệm dân sự của cơ quan tổ chức về thiệt hại do hành vi của cán bộ công chức gây ra vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.64 MB, 191 trang )


B ộ T ư PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI








ĐÈ TÀI NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

TRÁCH NHIỆM DÂN s ự CỦA c ơ QUAN
TỔ CHỨC VỂ THIỆT HẠI DO HÀNH VI CỦA CÁN BỘ




CÔNG CHỨC GÂY RA-VÂN ĐỂ
LÝ LUẬN VÀ THỰCTIỄN

MÃ SỐ: LH-08-07/ĐHL

THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÚÂT HÀ NỘI

HÀ NỘI 2008





TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÈ TÀI NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

Trách nhiệm dân sự của cơ quan tổ chức
vể thiêt
■ hai
■ do hành vi của cán bô■
côngchức gây ra - vấn để
lý luận và thực tiễn
MÃ SỐ: LH-08-07/ĐHL

CHÙ NHIỆM ĐỀ TÀI:
TS. NGUYỄN MINH TUẦN
KHOA LUẬT DÂN Sự
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HÀ NỘI 2009


BẢNG CHỦ VIẾT TẮT

BLDS

- Bộ luật dân sự

CNXH

- Chủ nghĩa xã hội


THTT

- Tiến hành tố tụng


BTTH
LBTNN

- Nghị định
- Bồi thường thiệt hại
- Luật Bồi thường Nhà nước

2


DANH MỤC CHUYÊN ĐẺ
STT
1

TÊN CHUYÊN ĐỀ-TÁC GIẢ

TRANG

Sự hình thành chế định bồi thường thiệt hại của cơ quan, tổ chức

46

TS. Phùng Trung Tập
2


Bản chất, ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường thiệt của cơ quan,
tổ chức

3

55

TS. Phùng Trung Tập

Bổi thường nhà nước theo pháp luật một số nước

62

Ths. Nguyễn Minh Oanh
4

Địa vị pháp lý của pháp nhân, cơ quan, tổ chức, cơ quan tiến

82

hành tố tụng trong quan hệ dân sự
TS. Vũ Thị Hải Yến
5

Địa vị pháp lý của cán bộ, công chức trong quan hệ dân sự

96

Ths. Lê Đình Nghị

6

Công vụ và nhiệm vụ của cán bộ, công chức - Nhìn từ góc độ
pháp lý

7

106

TS. Trần Thị Hiền

Các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự của cơ quan, tổ chức

120

TS. Bùi Đăng Hiếu
8

Một số trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường của cơ
quan, tổ chức

9

137

Ths. Nguyễn Như Quỳnh

Phương thức bổi thường thiệt hại của cơ quan, tổ chức

154


TS.Trần Thị Huệ
10

Thi hành án về bồi thường thiệt hại của cơ quan, tổ chức

177

TS. Bùi Thị Huyền

I


BẢO CẢO PHÚC TRÌNH
KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u ĐỂ TÀI

A. PHẦN THỨNHẤT

TỔNG QUAN VỂ ĐỂ TÀI NGHIÊN c ứ u
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Bộ luật dân sự 2005 qui định trách nhiệm dân sự của cơ quan nhà nước và
các tổ chức về thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra khi thi hành công vụ (Điều
619). Đây là một vấn đề mới và phức tạp trong pháp luật dân sự Viêt Nam, cho
nên cần phải làm rõ các nội dung đây:
+ Nhà nước và các tổ chức thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua hành vi
của cán bộ công chức. Tuy nhiên, hành vi của cán bộ, công chức trong cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội..., cơ quan hành chính sự nghiệp có thể là
hành vi công vụ hoặc hành vi của pháp nhân, cá nhân. Mặt khác, trong cơ quan,
tổ chức còn các chủ thể khác như nhân viên hợp đồng, người làm công. Vì vậy
làm rõ hành vi và trách nhiệm của cá nhân hay của pháp nhân, trách nhiệm của

cơ quan, tổ chức là một ván đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
+ Cơ quan nhà nước có nhiều tư cách chủ thể là pháp nhân Điều 618
BLDS, một số cơ quan khác có 3 tư cách như, pháp nhân, cơ quan nhà nước, và
cơ quan tiến hành tố tụng (Điều 620 BLDS), vì vậy cần xác định trường hợp nào
cơ quan THTT chịu trách nhiện dân sự theo Điều 618, Điều 619 và Điều 620
BLDS.
+ Hiện nay, việc bồi thường theo Nghị định 47/CP và Nghị quyết 388 của
Uỷ ban thường vụ Quốc hội có nhiều vướng mắc về thủ tục, phương thức bổi
thường, cơ quan bồi thường dẫn đến việc bồi thường cho người bị hại không kịp

4


thời ảnh hưởng đến quyền lợi của họ và uy tín của Nhà nước đối với nhân dân, vì
vậy nghiên cứu và đề ra giải pháp khắc phục là việc làm cần thiết.
+ Vấn đề thi hành án về BTTH đối với cơ quan nhà nước, tổ chức gặp
nhiều khó khăn về vấn đề tài sản để thi hành án, cần phải nghiên cứu cơ chế thi
hành án riêng mới đảm bảo quyền lợi của người được thi hành án.
+ Nhà nước ta đang soạn thảo Luật Bồi thường Nhà nước, nghiên cứu đề
xuất kiến nghị xây dựng, bổ sung vào dự thảo Luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các công trình khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu gồm: Phùng
Trung Tập - Lỗi và trách nhiệm ngoài hợp đồng. Tạp chí luật học. Tác giả bàn về
các hình thức lỗi ý nghĩa của việc xác định lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài
hợp đồng. Lê Thị Mai Anh- Luận văn cao học- Những vấn đề cơ bản của trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Luận văn nghiên cứu những vấn đề
chung của BTTH như: khái niệm về BTTH ngoài hợp đồng, các điều kiện phát
sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Lê Thái Phương- Luân văn cao họcMột số vấn đê lý luận và thực tiễn của trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà
nước. Luận văn nghiên cứu những vấn đề sau: Khái quát chung về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại của nhà nước, thực trạng pháp luật Việt Nam về BTTH của

Nhà nước- Một số kiến nghị. Lê Mai Anh- Luận án TS - Bổi thường hiệt hại do
người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Luận án đề cập đến
nội dung của trách nhiệm dân sự theo Điều 620 BLDS. Ngoài các công trình
khoa học trên còn một số kỷ yếu hội thảo như: Văn phòng Quốc hội - Pháp luật
và chính sách về trách nhiệm bồi thường Nhà nước ở một số nước (kỷ yếu hội
thảo), Nhà xuất bản tư pháp 2007. Bộ tư pháp - Kỷ yếu các toạ đàm về Luật Bồi
thường Nhà nước.Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp - Hội thảo Luật Bồi
thường Nhà nước nhìn từ góc độ xây dựng nhà nước pháp quyền trong tiến trình
cải cách tư pháp.

5


3. Pham vi, mục đích nghiên cứu
+ Đề tài nghiên cứu nội dung của Điều 619 BLDS 2005 và các văn bản
hướng dẫn thi hành.
+ Mục đích nghiên cứu:
- Làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của Điều 619 BLDS.
- Làm rõ những vấn đề lý luận về trách dân sự của cơ quan, tổchức, của
pháp nhân.
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn áp dụng và
hoàn thiện Điều 619 và Điều 620 BLDS.
- Kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo cho sinh viên Đại học Luât và
các bặc học cao hơn.
- Góp ý kiến xây dựng Luật Bổi thường Nhà nước.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, đề tài áp dụng
các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để làm rõ nội dung, bản chất của
các qui định của pháp luật về bồi thường thiệt hại của cơ quan, tổ chức.
5. Nội dung của đề tài

Đề tài gồm những nội dung sau:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định bồi thường thiệt hại củacơ quan,
tổ chức.
- Địa vị pháp lý của cơ quan, tổ chức và của cán bộ, công chức trong quan
hệ pháp luật dân sự.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan, tổ chức
- Phương thức bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra.

6


PHẨN THỨ HAI

Kết quả nghiên cứu đề tài
I. c ơ s ở LÝ LUẬN VÀ THựC TIẺN CỦA CHÉ ĐỊNH BỒI




THƯỜNG CỦA C ơ QUAN, TỎ CHỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.

Cán bộ, công chức gây thiệt khi thi hành công vụ phát sinh trách

nhiệm dân sự do gây thiệt hại
1 .1 . Trách nhiệm bồi thường của cơ quan, tổ chức là quan hệ pháp luật
dân sự
Nhà nước với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất, quyết định các vấn đề
chính trị, kinh tế-xã hội. Trong quản lý xã hội, Nhà nước có quyền đưa ra các qui
tắc xử sự bắt buộc các chủ thể khác phải tuân theo. Quyền lực nhà nước được

thực thi thông qua hành vi của công chức, hay nói cách khác công chức là người
đại diện cho Nhà nước trực tiếp quản lý xã hội và tham gia vào các quan hệ khác.
Tuy nhiên, trong khi thi hành công vụ mà gây thiệt hại thì phát sinh quan hệ
pháp luật mới là quan hệ dân sự - quan hệ bồi thường thiệt hại.
Vấn đề bồi thường thiệt hại giữa cán bộ, công chức và cá nhân, tổ chức, thì
hiện nay hai quan điểm. Thứ nhất, cho rằng quan hệ này là quan hệ pháp luật
hành chính, vì một bên công chức thực thi công vụ của Nhà nước là chủ thể có
quyền lực, cho nên khi công chức gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức phát sinh
quan hộ bồi thường hay không do Nhà nước quyết định, vì vậy quan hệ bồi
thường giữa công chức và công dân là quan hệ hành chính.
Thứ hai, quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại của cán bộ, công chức
với cá nhân, tổ chức là quan hộ dân sự, là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà
một bên phải bồi thường là Nhà nước.
Khi công chức nhà nước thi hành công vụ là thực thi quyền lực của Nhà
nước, cho nên công dân và tổ chức có nghĩa vụ phục tùng các quyết định của
công chức nhà nước. Đây là quan hệ mang tính quyền lực công. Tuy nhiên, nếu

7


cán bộ, công chức cố ý ra các quyết định vượt quá thẩm quyền hoặc trái pháp luật
gây thiệt hại cho cá nhân tổ chức, thì hành vi gây thiệt hại không thuộc phạm vi
thi hành công vụ. Hành vi gây thiệt hại này làm sinh một quan hệ pháp luật mới
là quan hệ bồi thường thiệt hại. Cho nên về nguyên tắc công chức phải tự mình
bồi thường thiệt hại cho người bị hại, nhưng công chức là người thực thi chức
trách của Nhà nước vì lợi ích của Nhà nước, vì vậy Nhà nước phải có trách nhiệm
bồi thường.
Một lý do khác đề khảng định việc bồi thường thiệt hại này là quan hệ dân
sự đó là cán bộ là có thể là những người được bầu vào các tổ chức chính trị- xã
hội, hoặc được Nhà nước ta cử sang làm việc tại các tổ chức chính trị-xã hội,

chính trị xã hội- nghề nghiệp... Những tổ chức này không phải là cơ quan nhà
nước, vì vậy cán bộ của các tổ chức đó không thi hành quyền lực công, cho nên
hành vi gây thiệt hại của cán bộ làm phát sinh quan hộ bồi thường thiệt hại do
pháp luật dân sự điều chỉnh.
Để nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý cán bộ, công chức trong việc
giáo dục cán bộ, công chức của mình, mặt khác cần phải khắc phục hậu quả do
cán bộ, công chức gây thiệt hại, pháp luật qui định cơ quan quản lý cán bộ, công
chức phải bồi thường thiệt hại. Nếu cán bộ, công chức có lỗi trong việc gây thiệt
hại thì phải hoàn trả tiền bồi thường cho cơ quan tổ chức (Điều 619 BLDS). Như
vậy trong quan hệ bồi thường thiệt hại, cá nhân, tổ chức là người có quyền, cơ
quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức là bên có nghĩa vụ, vì thế đây phải là
quan hệ dân sự.
1.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan, tổ chức là trách nhiệm
dân sự ngoài hợp đồng
Nhà nước là cơ quan công quyền nhưng Nhà nước tham gia các quan hệ
dân sự với tư cách bình đẳng với các chủ thể khác. Nhừng quan hệ mà Nhà nước
tham gia với tư cách là chủ thể mang quyền lực công, vì vậy các quan hệ này là
quan hệ hành chính. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi quyền lực công, người
8


đại diện cho Nhà nước gây thiệt hại do cố ý hoặc vô ý, thì hành vi gây thiệt hại
nằm ngoài hành vi công vụ. Mặt khác, giữa cán bộ, công chức không có quan hệ
hợp đồng, vì vậy việc gây thiệt hại làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
ngoài họp đồng.
2.

Qui định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của cơ

quan, tổ chức

Với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của cơ quan, tổ chúc được điều chỉnh qua mỗi thời kỳ phát triển kinh tế- xã
hội của nước ta có sự kế thừa những nguyên tắc cơ bản của bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng. Mục đích của việc điều chỉnh này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
của cá nhân, tổ chức khi cán bộ, công chúc có hành vi gây thiệt hại.
Sau khi miền Bắc giải phóng, Nhà nước ta đã xây dựng hệ thống pháp luật
XHCN để phát triển kinh tế ở miền Bắc và tiếp tục đấu tranh thống nhất đất nước.
Để nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp
của công dân và tổ chức, Điều 29 Hiến pháp 1959 qui định: “Người bị thiệt hại
vê hành vỉ vi phạm pháp luật của nhân viên cơ quan nước có quyền được bồi th­
ường

Nguyên tắc này cũng được qui định cụ thể tại các Điều 69, Điều 73 của

Hiến pháp năm 1980. Điều 73 Hiến pháp năm 1980 qui định: “Mọi hành động
xâm phạm quyền lợi chỉnh đảng của công dân phải được kịp thời sửa chữa và xử
lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường. Nghiêm cam việc
trả thù người khiếu nại, tố cáo
Dựa trên những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp, Bộ luật Tố tụng Hình
sự năm 1988 có qui định: “Cơ quan đã làm oan phải khôi phục danh dự, quyền
lợi và bồi thường cho người bị thiệt hại. Cá nhân cỏ hành vi trái pháp luật thì
tuv từng trường hợp mà bị xử lý kỷ luật hoăc bị truy cứu trách nhiệm hình sự".
Trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, vấn đề bồi thường thiệt hại của cơ
quan, tổ chức khắc phục hậu quả do cán bộ, công chức gây ra khi thi hành công

9


vụ có ý nghĩa quan trong trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Đặc biệt
việc truy tố, xét xử oan sai sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho cá nhân và làm ảnh

hưởng đến uy tín của cơ quan nhà nước, cho nên Điều 72 Hiến pháp năm 1992
qui định : “Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền
được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp
luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị
xử lý nghiêm minh
Trên cơ sở Hiến pháp 1992, Bộ luật Dân sự 1995 dành hai điều riêng biệt là
Điều 623 và Điều 624 để qui định trách nhiệm bồi thường của cơ quan, tổ chức
về thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra khi thi hành công vụ.
Để cụ thể hoá quy định của Bộ luật Dân sự, ngày 3/5/1997 Chính phủ ban
hành Nghị định số 47/CP về giải quyết bồi thường thiệt hại cho công chức, việc
chức nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.
Nghị định này qui định các nguyên tắc chung về bồi thường, còn các vấn đề cụ
thể chưa qui định cho nên khó thực hiện.
Trong quan hệ bồi thường của cơ quan, tổ chức thì việc bồi thường do oan
sai là một vấn đề bức xúc, vì thế ngày 17/03/2003, u ỷ ban thường vụ Quốc hội
đã ban hành Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH về bồi thường thiệt hại cho
người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra. Nghị quyết
đã qui định cụ thể từng trường hợp được bồi thường, mức bồi thường và cơ quan
phải bồi thường. Đây là văn bản pháp qui đầu tiên qui định chi tiết các vấn đề bồi
thường do oan sai, cho nên đã khắc phục được thiệt hại cho người bị oan sai do
người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Tuy nhiên, trong thực
tiễn còn gặp không ít khó khăn đó là dùng khoản ngân sách nào để bồi thường thì
còn chưa rõ dân đến xác định được trách nhiệm dân sự nhưng thực hiên việc bồi
thường còn chậm.
Sau khi Nghị quyết 388 ban hành, để các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện
đúng trách nhiệm của mình trong việc bồi thường thiệt hại cho cá nhân, tổ chức,
10


ngày 25/3/2004 Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Toà án Nhân dân Tối cao, Bộ

Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư
01/2004/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC hướng dẫn việc thực
hiện Nghị quyết số 388. Căn cứ vào nội dung Thông tư 01, các cơ quan tiến hành
tố tụng sẽ xác định trách nhiệm của mỗi cơ quan trong từng giai đoạn tố tụng để
thực hiện việc bồi thường.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cán bộ, công chức và người có thẩm
quyền của cơ quan tố tụng tiếp tục được ghi nhận trong Điều 619 và Điều 620 Bộ
luật Dân sự năm 2005.
Nền kinh tế ở Việt Nam đang phát triển theo cơ chế thị trường, Nhà nước
sẽ quản lý xã hội bằng pháp luật. Các cơ quan quản lý của Nhà nước là chủ thể
đại diện cho Nhà nước trực tiếp quản lý xã hội mà người thực thi pháp luật là cán
bộ, công chức nhà nước. Khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho cá nhân, doanh
nghiệp... thì Nhà nước cần phải bồi thường thiệt hại khắc phục hậu quả do người
của Nhà nước gây ra. Tuy nhiên, hệ thống văn ban pháp luật của Việt Nam qui
định về bồi thường thiệt hại của Nhà nước chưa đầy đủ, chưa toàn diện trên mọi
lĩnh vực quản lý xã hội. Mặt khác, các qui định về bồi thường mang tính nguyên
tắc cho nên việc áp dụng còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, các văn bản chưa
xác định rõ cơ quan nào phải bồi thường khi công chức gây thiệt mà không có lỗi
của cá nhân....Để khắc phục tình trạng trên, thì việc ban hành Luật Bồi thường
Nhà nước là nhu cầu khách quan.
3. Bản chất, ý nghĩa của chế định bồi thường của cơ quan, tổ chức.
Hệ thống pháp luật của Nhà nước ta về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
cơ quan tổ chức là trách nhiệm dân sự của từng cơ quan, tổ chức chưa phải là
trách nhiệm dân sự của Nhà nước. Điều này dẫn đến một bất cập là trường hợp cơ
quan quản lý trên ban hành văn bản không phù hợp hoặc trái luật, khi các cơ
quan quản cấp dưới thực thi quyết định đó gây thiệt hại thì cơ quan ban hành văn

11



bản vô can, không nhận trách nhiệm đó là của mình. Mặt khác, có những thiệt
hại do nhiều cơ quan gây ra, thì cơ quan nào phải bồi thường. Điều này gây khó
khăn cho cá nhân khi yêu cầu bồi thường thiệt hại. Hơn nữa các cơ quan quản lý
của Nhà nước cấp dưới đều do Nhà nước thành lập để thực hiện nhiệm vụ quản lý
của Nhà nước giao cho, khi các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ của mình, Nhà
nước không giám sát được hoạt động của các cơ quan đó, thì đây là lỗi của Nhà
nước, vì thế Nhà nước phải chịu trách nhiệm. Do vậy thực chất trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của cơ quan, là trách nhiệm dân sự của Nhà nước.
Một lý do khác để xác định trách nhiệm bồi thường của cơ quan là trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước, bởi lẽ:
Thứ nhất, mọi cơ quan nhà nước đều là những bộ phận cấu thành của một
chủ thể thống nhất là Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là những đại
diện của Nhà nước trong từng lĩnh vực cụ thể theo phạm vi và nhiệm vụ được
giao. Tất cả cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước đều được coi
là “người nhà nước” và thực hiện công việc của Nhà nước nói chung.
Thứ hai, tất cả các cơ quan nhà nước đều thực hiện việc bồi thường thiệt
hại từ một nguồn kinh phí là ngân sách nhà nước.
Đổi với những cán bộ của Nhà nước làm việc trong các tổ chức chính trị,
chính trị xã hội, xã hội.. .là thành viên của các tổ chức này, vì vậy khi thực hiện
nhiệm vụ của tổ chức mà gây thiệt hại, thì tổ chức đó phải bồi thường. Xét về
nguyên tắc, đây là trách nhiệm dân sự của pháp nhân, do đó phải dùng tài sản
của pháp nhân để bồi thường. Tuy nhiên, người gây thiệt hại là cán bộ của Nhà
nước được biên chế tại tổ chức để thực nhiệm vụ chính trị của Nhà nước giao
cho, do đó cho phép tổ chức dùng ngân sách nhà nước để bồi thường.
Như vậy, về bản chất trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan, tổ
chức là trách nhiệm dân sự của Nhà nước về hành vi thi hành công vụ của cán
bộ, công chức gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác.

12



Xác đinh trách nhiệm dân sự của cơ quan, tổ chức về hành vi gây thiệt hại
của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ là trách nhiệm của Nhà nước có
ý nghĩa sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người bị thiệt hại sẽ yêu cầu bồi thường đúng địa
chỉ (người phải bồi thường).
Khi cán bộ, công chức thi hành công vụ gây thiệt hại, người bị hại yêu cầu cơ
quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức bổi thường sẽ gặp nhiều khó khăn nếu
cơ quan đó trốn tránh trách nhiệm hoặc sẽ không khách quan vì cơ quan bị sức ép
về việc làm sai của cán bộ, công chức làm ảnh hưởng đén uy tín của mình và có
thể bị cơ quan cấp trên khiển trách. Hoặc trường hợp cán bộ, công chức gây thiệt
hại là do thực hiện mệnh lệnh không đúng của CƯ quan cấp trên, cho nên công
chức không có lỗi, vì thế cơ quan quản lý cán bộ, công chức đó không có lỗi, do
vậy cơ quan, tổ chức không có nghĩa vụ bồi thường. Theo nguyên tắc của bồi
thường thiệt hại, người nào có lỗi thì người đó phải bổi thường. Vây trong trường
hợp này Nhà nước phải bồi thường còn cơ quan nào sẽ thực hiện việc bồi thường
thuận tiện nhất cho người bị hại sẽ do Nhà nước qui định.
- Khi Nhà nước phải bồi thường sẽ tạo tâm lý thuận lợi hơn đối với người bị
thiệt hại, giúp cho người bị thiệt hại không phải đối diện trực tiếp với cơ quan
gây thiệt hại, cơ quan thực hiện việc bồi thường giải thoát được tâm lý mình làm
sai, cho nên phải bồi thường, vì thế sẽ không gây khó khăn cho việc giải quyết
bồi thường.
- Giải quyết bồi thường thiệt hại nhanh chóng kịp thời.
Hành vi gây thiệt hại của cán bộ, công chức có thể liên quan đến nhiều
lĩnh vực, thuộc quyền quản lý của nhiều cơ quan khác nhau, cho nên khi giải
quyết bổi thường thiệt hại sẽ có sự phối kết hợp nhiều cơ quan nhà nước có thẩm
quyền liên quan, vì vậy vụ việc sẽ được giải quyết nhanh chóng.
-

Việc quy trách nhiệm dân sự cho Nhà nước sẽ giảm sức ép tâm lý cho


các cơ quan nhà nước, giúp họ tự tin hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ được
13


giao. Bởi vì khi cán bộ, công chức gây thiệt hại trong thi hành công vụ không do
lỗi của họ hoặc người đứng đầu cơ quan, thì lỗi đó là của “hệ thống”, cho nên cơ
quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức không chịu trách nhiệm hành chính với
cơ quan cấp trên.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức.
Khi cán bộ, công chức có lỗi gây thiệt hại thì cơ quan quản lý cán bộ, công
chức phải chịu trách nhiệm đối với cơ quan quản lý cấp trên. Vì vậy, các cơ
quan, tổ chức cần phải giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công
chức. Mặt khác cơ quan phải có trách nhiệm giám sát chặt chẽ hành vi thực thi
công vụ của cán bộ, công chức tốt hơn.
4. Pháp luật của một số nước về bồi thưòng Nhà nước.
4.1. Pháp luật của Hoa Kỳ
Hoa kỳ là quốc gia áp dụng lý thuyết đặc thù theo hệ thống pháp luật
thông lệ (common law) về miễn trừ trách nhiệm quốc gia. Theo đó, Nhà nước
Hoa kỳ không thể bị kiện nếu như không có sự đồng thuận của chính quốc gia
này. Theo luật lệ của Hoa Kỳ, chỉ có Quốc hội mới có thẩm quyền phủ quyết
hoặc thừa nhận việc áp dụng nguyên tắc miễn trừ trách nhiệm quốc gia. Như
vậy, theo lý thuyết về miễn trừ trách nhiệm quốc gia thì, tại Hoa Kỳ không có sự
hiện diện của chế định trách nhiệm bồi thường nhà nước theo quyên tắc Nhà
nước Hoa Kỳ không là chủ thể của quan hệ bồi thường thiệt hại do Nhà nước này
không thể bị kiện. Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường Nhà nước chỉ hình thành
trong trường họp Quốc hội Hoa Kỳ cho phép hay thừa nhận quyền khởi kiện
chính Nhà nước trong những trường họp cụ thể. Để bảo vệ quyền công dân khi
công chức gây thiệt hại, Năm 1946, Quốc hội Hoa Kỳ ban hành Luật Bồi thường
liên bang (gọi tắt là FTCA) quy định phủ quyết nguyên tắc miễn trừ trách nhiệm

quốc gia đối với một số vụ việc về bồi thường thiệt hại. Theo quy định tại FTCA,
Nhà nước Hoa Kỳ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với thiệt hại do nhân

14


viên của các cơ quan chính quyền liên bang gây ra trong khi thi hành công vụ, cụ
thể: “căn cứ vào pháp luật nơi thực hiện hành động hay phát sinh trách nhiệm,
trong điều kiện như một cá nhân có thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trước yêu cầu của bên bị hại, Nhà nước Hoa Kỳ có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do bị xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ, tài sản được gây ra bởi sự vó ỷ hay
hành vi sai trái hoặc thiếu sót của các nhân viên chỉnh phủ trong khi thi hành
công vụ ”.
4.2. Pháp luật của Canada
Ngày 14 tháng 5 năm 1953, Luật về Trách nhiệm Nhà nước (Crown
Liability Act) của Liên bang Canada được ban hành có ý nghĩa quan trọng trong
việc xác định trách nhiệm của Nhà nước đối với tất cả các loại thiệt hại do vi
phạm ngoài hợp đồng gây ra do lỗi cố ý vi phạm cũng như do những lỗi bất cẩn
của các cơ quan (công chức) nhà nước. Như vậy, pháp luật bồi thường nhà nước
của Canada theo hướng coi việc bồi thường nhà nước là một phần của pháp luật
dân sự. Luật đã xác định Nhà nước có thể phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do
cơ quan (công chức) gây ra như một cá nhân theo quy định của pháp luật dân sự
nói chung. Năm 1990, Luật về Trách nhiệm Nhà nước được sửa đổi thành Luật
về Thủ tục và Trách nhiệm Nhà nước (Crown Liability and Proceedings Act).
Luật này của Canada chỉ là Luật về thủ tục mà không phải là Luật về nội dung.
Tức là, Luật chỉ tập trung vào việc quy định có thể khởi kiện Nhà nước hay
không? khởi kiện như thế nào mà không quy định cụ thể về các vấn đề thuộc về
nội dung như quyền, nghĩa vụ của các bên, loại thiệt hại và mức bồi thường, vấn
đề bồi hoàn của công chức ... Bên cạnh đó, Chính phủ Canada cũng ban hành
Quy định hướng dẫn các nguyên tắc và thủ tục liên quan đến thủ tục tố tụng ở

Toà án cấp bang theo quy định tại Phần II của Luật về Thủ tục và Trách nhiệm
Nhà nước. Đây là hai cơ sở pháp lý chủ yếu xác định trách nhiệm và thủ tục cho
việc giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước ở Canada nói chung. Trên cơ sở các
15


quy định chung của Liên bang, nhiều bang cũng ban hành Luật riêng để áp dụng
cho từng bang.
4.3. Pháp luật của Công hoà Liên Bang Đức
Bộ luật Dân sự Đức 1896 tại Điều 839 quy định công chức khi thi hành
công vụ gây thiệt hại thì Nhà nước có trách nhiệm thay cho công chức đó. Trong
trường hợp Nhà nước tham gia các hoạt động dân sự thì Nhà nước được coi là
chủ thể thông thường, và nếu gây thiệt hại thì chỉ phải bồi thường như một chủ
thể thông thường.
Điểm đặc biệt là Nhà nước chỉ thừa nhận trách nhiệm của mình trong
trường hợp thực hiện các hành vi dân sự, kinh tế mà gây thiệt hại, còn đối với
hành vi thừa hành công vụ Nhà nước không thừa nhận trách nhiệm mà chỉ là bồi
thường thay cho công chức mà thôi. Tóm lại, ở Đức có sự phân biệt rõ ràng
trong hai trường hợp: hoạt động công quyền và hoạt động dân sự, kinh tế thuần
tuý.

Năm 1909, ở Đức có luật của liên bang về trách nhiệm bồi thường Nhà
nước, theo lý luận xây dựng đạo luật này, người ta lập luận rằng vì nhà nước uỷ
nhiệm cho các công chức thừa hành công vụ, vì vậy, nếu có thiệt hại phát sinh
thì Nhà nước sẽ phải bồi thường. Trong lĩnh vực thực hiện quyền lực công, nếu
người thừa hành công vụ gây thiệt hại thì Nhà nước sẽ đứng ra bồi thường thay
cho người thừa hành công vụ. Tư tưởng này cũng được thể hiện trong nội dung
của Hiến pháp Waimơ 1919.
4.4. Pháp luật của Cộng hoà Pháp
Trước đây, Nhà nước Pháp không thừa nhận trách nhiệm của Nhà nước

đối với hành vi gây thiệt hại của công chức. Tuy nhiên, năm 1873, Toà án hành
chính ở Pháp đã ra một phán quyết làm thay đổi nhận thức của các cơ quan hành
chính, cụ thể là trong quá trình thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ công mà có
khiếm khuyết gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về các cơ
16


quan hành chính. Trên cơ sở án lệ này mà ở Pháp trách nhiệm bồi thường Nhà
nước dần hình thành và phát triển (trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Pháp hình
thành trên cơ sở án lệ chứ không phải trên luật thành văn).
4.1. Pháp luật của Nhật Bản
Quan điểm của người Nhật là Nhà nước là một người tuyển dụng lao
động, vì vậy nếu người làm thuê cho Nhà nước (công chức) gây thiệt hại trong
quá trình thực hiện công việc của Nhà nước thì tự bản thân Nhà nước phải có
trách nhiệm.
Luật Bồi thường Nhà nước (ban hành năm 1947) và Luật Đền bù hình sự
(ban hành năm 1950). Cơ chế áp dụng hai đạo luật này rất khác nhau, cụ thể:
Luật Bồi thường Nhà nước được áp dụng đổi với những hành vi trái pháp luật
của Nhà nước gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức; Luật Đền bù hình sự được áp
dụng trong trường hợp các cơ quan tố tụng hình sự dù không có hành vi trái pháp
luật trong khi thực hiện các hoạt động nghiệp vụ nhưng các cá nhân, tổ chức là

đối tượng trong diện điều tra được Tòa án tuyên là vô tội hoặc được các cơ quan
điều tra, công tố chấm dứt hoạt động điều tra.
Riêng đối với Luật Bồi thường Nhà nước, do chỉ có sáu điều luật quy
định rất chung về những vấn đề cơ bản, nên trên thực tế, việc thi hành đạo luật
này còn dựa trên cơ sở các án lệ của Tòa án tối cao Nhật Bản và các quy định
chung của Bộ luật Dân sự.
Nhìn chung, pháp luật của các nước đều tiếp cận theo hướng coi trách
nhiệm bồi thường nhà nước thực chất là một dạng cụ thể của trách nhiệm bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng, vì vậy những điều kiện phát sinh trách nhiệm
bồi thường nhà nước về cơ bản là giống nhau, cụ thể là:
(1) Có thiệt hại xảy ra;
(2) Thiệt hại gây ra bởi hành vi trái pháp luật;
(3) Hành vi trái pháp luật được thực hiện trong quá trình thi hành công vụ;

17

TH Ư VI Ê N
TRƯỜNG ĐAI HỌC lÚ Ậ Ĩ HÀ N ố !
PHÒNG ĐOc


(4) Công chức gây thiệt hại phải có lỗi cố ý hoặc vô ý;
(5) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra.
Tuy có những điểm giống nhau về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi
thường nhà nước, song pháp luật một số nước có một số quy định khác nhau:
Luật Bồi thường liên bang của Hoa Kỳ dù quy định về yếu tố lỗi là một
điều kiện phát sinh trách nhiệm nhưng lại quy định rất nhiều trường hợp miễn trừ
trách nhiệm do lỗi cố ý (phải đến năm 1974 khi bổ sung thêm một số quy định
thì pháp luật Hoa Kỳ mới hạn chế bớt các trường họp được miễn trừ).
Luật Bồi thường Nhà nước của Nhật Bản ngoài việc quy định trường hợp
mà Nhà nước phải bồi thường khi có đủ các điều kiện trên còn quy định thêm
trường hợp Nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường khi những vật thuộc sự
quản lý của Nhà nước gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức.
II.

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA c ơ QUAN, T ổ CHÚC VÀ CỦA CÁN

B ộ , CÔNG CHỨC TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN s ự

1. Khái niệm cơ quan, tả chức
Trong hệ thống chính trị của nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
hoạt động của Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, chính trị-xã hội nghề
nghiệp, tổ chức xã hội và xã hội- nghề nghiệp. Các tổ chức này được thành lập
do nhu cầu của Nhà nước hoặc của bản thân từng tổ chức theo tôn chỉ, mục địch
được xác định trong điều lệ của tổ chức đó.
Để quản lý xã hội, phát triển kinh tế, giáo dục, bảo đảm an ninh, quốc
phòng... Nhà nước thành lập các cơ quan quyền lực và cơ quan quản lý từ trung
ương xuống địa phương và các cơ quan chuyên môn thực thi các nhiệm vụ Nhà
nước giao cho. Hệ thống cơ quan của Nhà nước bao gồm:
- Cơ quan quyền lực (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp).
- Cơ quan quản lý (Chính phủ và UBND các cấp)

18


- Lực lượng vũ trang (Quân đội, Công an)
- Cơ quan hành chính sự nghiệp (Bệnh viện, viện nghiên cứu, trường
học...)
- Cơ quan tư pháp (Toà án, Viện kiểm sát)
Theo Điều 619 BLDS, cơ quan được hiểu là hệ thống các cơ quan quyền
lực, cơ quan quản lý, hệ thống cơ quan tư pháp của Nhà nước ở trung ương, địa
phương và các cơ quan khác do người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước
quyết định thành lập.
Hệ thống chính trị của nước ta, còn các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội,
chính trị-xã hội- nghề nghiệp, xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức này được
thành lập đế thực hiện nhiệm vụ của mình phù hợp với mục đích, tôn chỉ của mỗi
tố chức. Thành viên của các tổ chức gồm các cá nhân là công dân Việt Nam tự
nguyện tham gia và thực hiện nghĩa vụ của mình theo điều lệ, hoặc qui chế của
tổ chức đó. Ngoài ra, để thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá của Nhà


nước. Nhà nước cử cán bộ, công chức của mình tham gia với tư cách là thành
viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Trường họp, cán bộ của Nhà nước trong các
tổ chức trên thực hiện nhiệm vụ củả tổ chức giao mà gây thiệt hại, thì tổ chức
phải bồi thường thiệt hại. Xét về nguyên tắc đây là trách nhiệm của pháp nhân
phải bồi thường bằng tài sản của mình theo Điều 618 BLDS. Tuy nhiên, nếu
thành viên của tổ chức gây thiệt là cán bộ của Nhà nước thì tổ chức bồi thường
thiệt hại theo Điều 619 BLDS, Nghị định số 47/CP và các văn bản hướng dẫn
liên quan-có nghĩa là tổ chức được dùng tiền từ ngân sách nhà nước để bồi
thường.
2.Khái niệm cán bộ, công chức
Hiện nay có nhiều quan niệm về công chức, tuy nhiên do tính đặc thù của
hệ thống chính trị của Việt Nam, thì công chức là những người làm việc trong các
cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được

19


hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Có thể nói, đày là quan niệm xác định phạm
vi công chức tương đối rộng, xuất phát từ việc nhìn nhận về hoạt động công vụ
cũng rất rộng không chỉ gồm các hoạt động mang tính quyền lực nhà nước.
Những người phục vụ trong cơ quan nhà nước hay trong các tổ chức chính trị,
chính trị- xã hội, nếu trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách, thì đều được coi
là công chức hoặc gọi là cán bộ nhưng hưởng qui chế pháp lý gần giống như
công chức. Theo quan niệm này, công chức có thể được luân chuyển từ cơ quan
nhà nước sang hoạt động ở các cơ quan của đảng hoặc của các tổ chức chính trị xã hội và ngược lại. Quan niệm về công chức như trên, xuất hiện ở quốc gia có
đặc thù riêng về nền chính trị xã hội, đó là "Đảng Cộng sản là đảng duy nhất lãnh
đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội, không có cạnh tranh chính trị, không có đảng đối
lập. Đảng Cộng sản giữ vai trò lãnh đạo toàn diện các mặt, các lĩnh vực của đời
sống xã hội cũng như mọi hoạt động của đất nước... ở các nước xã hội chủ nghĩa,

bộ máy cơ quan đảng tồn tại song song với bộ máy nhà nước, với biên chế đông
đảo không kém so với bộ máy nhà nước...
Hiện nay theo Pháp lệnh cán bộ công chức, thì cán bộ, công chức là công
dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm:
Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan
nhà nước như đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân và trong các tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội như bí thư tỉnh uỷ, huyện uỷ, chủ tịch hội liên hiệp
phụ nữ... Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ
thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Những
người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được
phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch
hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước; mỗi ngạch thể hiện chức và
cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng như giảng viên đại
học, giáo viên, cán bộ tuyển dụng trong các viện nghiên cứu.. .Thẩm phán Toà án
nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân; Những người được tuyển dụng,

20


bố nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan,
đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
Hiên nay, ở các nước khái niệm công chức và phạm vi công chức được
xác định rất khác nhau, không thể nói quan niệm nào đúng, quan niệm nào sai
mà chỉ xét đến sự phù hợp hay chưa phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị xã hội của mỗi quốc gia, mỗi giai đoạn phát triển của xã hội. Do đó, không thể có
khái niệm công chức chung cho mọi quốc gia. Việc quan niệm những người thuộc
phạm vi công chức hay không thuộc phạm vi công chức, hoàn toàn không phải là
phân biệt giai cấp hay đẳng cấp trong xã hội, mà chỉ nhằm có được sự điều chỉnh
pháp luật chuyên biệt đối với đối tượng người lao động là công chức. Thực tế

cũng cho thấy, không thể tồn tại một nền hành chính phi chính trị, nền hành chính
luôn mang bản chất chính trị, phục vụ chế độ chính trị và bị chi phối bởi các điều
kiện kinh tế - xã hội.
Với đặc thù của Việt Nam, chủ thể của hoạt động công vụ là cán bộ, công
chức. Đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam có thể làm việc trong các cơ quan,
các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, của Đảng và của các tổ chức chính trị - xã
hội...
Pháp lệnh Cán bộ công chức không qui định rõ công chức khác với cán bộ.
Tuy nhiên, Luật Cán bộ công chức (1/1/2010) qui định rõ công chức là những
người được tuyển dụng hưởng lương theo ngạch bậc còn cán bộ là người được
phê chuẩn, quyết định bổ nhiệm theo nhiệm kỳ và hưởng lương từ ngân sách nhà
nước và làm việc trong cơ quan của Nhà nước và các tổ chức chính trị, chính trị xã hội,... ở Trung ương và địa phương.

21


3. Công vụ và nhiệm vụ của cán bộ, công chức
Công vụ và nhiệm vụ là hai khái niệm rất gần gũi nhau. Trong nhiều
trường hợp, công vụ cũng đồng thời là nhiệm vụ của cán bộ, công chức và ngược
lại. Sự phân biệt công vụ, nhiệm vụ của công chức chỉ mang tính tương đối.
Khi thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; cán bộ, công chức chịu trách
nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình và phải chịu trách nhiệm trước cơ
quan, tổ chúc quản lý công chức nếu thực hiện không đúng thẩm quyền theo qui
định cuả pháp luật và không đúng nhiệm vụ đựợc tổ chức giao cho. Ngoài ra, cán
bộ, công chức phải chấp hành quyết định của cấp trên; khi có căn cứ để cho là
quyết định đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trong
trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp
của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi
hành quyết định đó. Trường hợp quyết định đó không đúng pháp luật gây thiệt
hại, thì cơ quan, tổ chức phải bồi thường thiệt hại.

Với nghĩa chung nhất, công vụ- đó là những việc làm được thực hiện
không phải vì lợi ích cá nhân mà được thực hiện vì lợi ích của cộng đổng, của tập
thể, của xã hội. Tuy nhiên không phải tất cả những việc làm được thực hiện nhằm
mục đích như vậy đều được coi là công vụ. Ngoài khía cạnh xét về mục đích,
công vụ khác với các hoạt động khác về chủ thể tiến hành và tính chất quyền lực
để thực hiện.
Xét về ngữ pháp tiếng Việt thì “công vụ” là danh từ để chỉ những việc làm
hay các hoạt động vì lợi ích chung được pháp luật xác định và được đảm nhận bởi
các chủ thể là cán bộ, công chức (ở Việt Nam). Thực hiện công vụ hay thi hành
công vụ hoặc thực hiện hoạt động công vụ là các động từ diễn tả hành động thực
hiện những việc hay những hoạt động được gọi là công vụ.
Công vụ ở Việt nam bao gồm các hoạt động mang tính quyền lực của cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội; hoạt động của bộ máy
lãnh đạo tổ chức kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện bởi đội
22


ngũ cán bộ, công chức nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội. Hệ thống
công vụ được hiểu là hệ thống các chức trách, vị trí việc làm tương ứng với các
chức danh cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị.
Hoạt động công vụ không trực tiếp làm ra của cải vật chất hoặc trực tiếp
thực hiện các hoạt động dịch vụ xã hội, bản thân nó là những hoạt động có tính tổ
chức, chỉ đạo, điều hành tạo điều kiện hỗ trợ cho quá trình sản xuất của cải vật
chất cho xã hội hay quá trình thực hiện các hoạt động dịch vụ xã hội. Nói cách
khác, lao động thực hiện công vụ là lao động quyền lực. đối tượng tác động của
hoạt động công vụ là con người và tổ chức của con người trong quá trình tổ chức,
thực hiện quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị nhằm ổn định trật tự xã hội,
phát triển mọi mặt của đất nước. Thi hành công vụ hay tiến hành hoạt động công
vụ là thực hiện những công việc vì lợi ích xã hội, phù hợp với chức danh cán bộ,
công chức, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước hay các tổ

chức chính trị, chính trị - xã hội đã được pháp luật quy định. Xét về mặt thòi
gian, công vụ có thể được thực hiện trong giờ hành chính hoặc ngoài giờ hành
chính tuỳ thuộc vào tính chất công vụ.
Pháp luật qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà
nước, của cán bộ, công chức là thực chất đã qui định về công vụ. Bằng pháp luật,
nhà nước đã xác định những công việc của mỗi cơ quan nhà nước, mỗi cán bộ,
công chức được phép nhân danh nhà nước thực hiện. Chỉ khi thực hiện những
công việc mang tính quyền lực thuộc chức trách của cán bộ, công chức đã được
pháp luật xác định mới được coi là thi hành công vụ. Ngược lại, các cơ quan nhà
nước, các cán bộ, công chức không được phép nhân danh nhà nước để thực hiện
những việc nhằm mưu cầu lợi ích cá nhân. Tiến hành các hoạt động công vụ phải
tuân theo những nguyên tắc thống nhất, công khai, đúng thẩm quyền, tuyệt đối
tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm cá nhân. Cán bộ, công chức đảm nhận
công vụ được giao cần phải tận tuỵ, trung thực, hết lòng vì công vụ, không được
tự ý thu hẹp hay mở rộng thẩm quyền, phải cố gắng hoàn thành công vụ một cách
23


×