Tải bản đầy đủ (.pdf) (236 trang)

Pháp luật về người cao tuổi và việc bảo vệ người cao tuổi trong gia đình việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.17 MB, 236 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI CAO TUỔI
VÀ VIỆC BẢO VỆ NGƯỜI CAO TUỔI
TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

Mã số đề tài: LH - 2016 - 24/ĐHL – HN
Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Ngô Thị Hường
Thư ký đề tài: ThS. Bế Hoài Anh

Hà Nội, 2017


DANH SÁCH THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1

PGS.TS. Ngô Thị Hường

Trường Đại học
Luật Hà Nội

- Chủ nhiệm đề tài;
- Tác giả chuyên đề 1;
- Báo cáo tổng thuật
đề tài;

2



Ths. Bế Hoài Anh

Trường Đại học
Luật Hà Nội

Thư ký đề tài

3

TS.Bùi Thị Mừng

Trường Đại học
Luật Hà Nội

Tác giả chuyên đề 2

4

TS. Bùi Minh Hồng

Trường Đại học
Luật Hà Nội

Tác giả chuyên đề 3

5

PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ


Trường Đại học
Luật Hà Nội

Tác giả chuyên đề 4

6

PGS.TS. Nguyễn Thị Lan

Trường Đại học
Luật Hà Nội

Tác giả chuyên đề 5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

NCT

Người cao tuổi

BLDS

Bộ luật dân sự

BLTTDS

Tố tụng Dân sự

BLLĐ


Bộ luật Lao động

HN&GĐ

Hôn nhân và gia đình

NCT

Người cao tuổi

TAND

Tòa án nhân dân

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU
Phần thứ nhất: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

1

Phần thứ hai: Báo cáo tổng hợp đề tài


18

Phần thứ ba: Các chuyên đề nghiên cứu

55

DANH MỤC CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền và nghĩa vụ của

56

người cao tuổi và bảo vệ người cao tuổi trong gia đình
PGS.TS. Ngô Thị Hường – Đại học Luật Hà Nội
Chuyên đề 2: Pháp luật Việt Nam về người cao tuổi

96

TS. Bùi Thị Mừng – Đại học Luật Hà Nội
Chuyên đề 3: Thực trạng thực hiện pháp luật về người cao tuổi và

132

bảo vệ người cao tuổi trong gia đình Việt Nam hiện nay
TS. Bùi Minh Hồng – Đại học Luật Hà Nội
Chuyên đề 4: Cơ chế bảo vệ người cao tuổi và phát huy vai trò của

162

người cao tuổi
PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ – Đại học Luật Hà Nội

Chuyên đề 5: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về người cao tuổi và
giải pháp bảo vệ người cao tuổi trong gia đình Việt Nam
PGS.TS. Nguyễn Thị Lan – Đại học Luật Hà Nội

182


PHẦN THỨ NHẤT
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Già hóa dân số là vấn đề mang tính toàn cầu và các quốc gia trên thế giới
hiện đều quan tâm. Tốc độ già hóa dân số diễn ra ngày càng nhanh, đặc biệt là tại
các nước đang phát triển. Trung bình cứ 1 giây có 2 người bước vào tuổi 60 và
cứ 9 người sẽ có 1 người trên 60 tuổi. Dự báo tỉ số này sẽ giảm xuống còn 5:1
vào năm 2050. Hiện thế giới có khoảng 901 triệu người cao tuổi (năm 2015),
chiếm 12,5% dân số, con số này sẽ tăng hơn 2 tỷ người vào năm 2050 (chiếm
22%), gây tác động rất lớn đến mọi hoạt động kinh tế và đời sống của các quốc
gia. Liên Hợp Quốc đã nghiên cứu và dự báo thế kỷ XXI là thế kỷ già hóa. Già
hoá dân số là xu hướng mang tính lâu dài và không thể đảo ngược. Già hóa dân
số sẽ tạo ra các thách thức về kinh tế, xã hội và văn hóa ở các cấp độ cá nhân, gia
đình, cộng đồng và xã hội trên phạm vi quốc gia và toàn cầu.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh
nhất thế giới và chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với
trên 10 triệu người cao tuổi, chiếm 11% dân số. Riêng số người từ 80 tuổi trở lên
là hai triệu người. Dự báo đến năm 2030, tỷ trọng người cao tuổi Việt Nam
chiếm 18% và năm 2050 là 26%. Nếu như các nền kinh tế phát triển mất vài thập

kỷ, thậm chí hàng thế kỷ để chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn
dân số già thì với tốc độ già hóa như hiện nay, Việt Nam chỉ mất 15 năm. Năm
2015 đã có 22.659 người cao tuổi tròn 100 tuổi và trên 100 tuổi được Chủ tịch
nước gửi thiếp, quà mừng thọ. Việt Nam là đất nước đang phát triển, thu nhập
bình quân đầu người chưa cao nên cần có những bước chuẩn bị và thực hiện các
chiến lược, chính sách thích ứng với già hóa dân số. Đặc biệt là phải có những
giải pháp, những chính sách về an sinh dành riêng cho người cao tuổi. Nhà nước
phải có chính sách, giải pháp tăng cường cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia,
mà tập trung chủ yếu là đảm bảo các phúc lợi cơ bản cho người già. Bên cạnh
đó, việc sử dụng lao động ở độ tuổi cao hơn hiện nay, việc chăm sóc người cao
2


tuổi khi không còn khả năng tự chăm sóc cũng là vấn đề lớn cần phải có tầm
nhìn và chiến lược phù hợp.
Không chỉ là tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng mà vấn đề sức khỏe của
người cao tuổi cũng cần phải được quan tâm. Tuổi thọ người Việt Nam cũng đã
tăng lên rất nhanh. Năm 2009, tuổi thọ trung bình là 72,8 tuổi, tăng 4,6 tuổi so
với năm 1999 và tăng 8 tuổi so với năm 1989. Năm 2016, tuổi thọ trung bình của
người Việt Nam đã là 73,4 tuổi. Mặc dù tuổi thọ trung bình của người Việt Nam
đã tăng nhưng sức khỏe không tốt, tuổi khỏe mạnh chỉ là 64 tuổi. Theo thông tin
được đưa ra tại Hội thảo đánh giá về tình hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
và đáp ứng của ngành y tế do Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc
(UNFPA) tổ chức ngày 26/9/2016 tại Hà Nội: 65,4% người cao tuổi Việt Nam
có sức khỏe yếu và rất yếu; 51% không đủ tiền chi trả cho việc điều trị nên
không điều trị; 45,6% cao huyết áp; 58% đục thủy tinh thể. Các bệnh mạn tính
thường gặp ở người cao tuổi là bệnh mạch vành, cao huyết áp, đột quỵ, tiểu
đường, ung thư, tắc nghẽn mạch phổi, thoái hóa khớp, loãng xương, sa sút trí
tuệ… phải điều trị suốt đời. Trung bình, mỗi người cao tuổi Việt Nam chịu 15,3
năm bệnh tật trong cuộc đời . Cũng theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, 95%

người cao tuổi có bệnh, chủ yếu là các bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp,
đái tháo đường... Theo các chuyên gia về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thì ở
Việt Nam hiện nay, mỗi người cao tuổi chi phí y tế cho họ cao gấp từ 7 đến 10
lần người trẻ. Người cao tuổi thường sử dụng đến 50% tổng lượng thuốc. Bên
cạnh đó, xu hướng người già tử vong trong các cơ sở y tế tăng lên cũng là một
nhân tố làm gia tăng chi phí y tế. Điều kiện đời sống phần lớn đang hết sức khó
khăn, chủ yếu sống dựa vào sự chăm sóc của xã hội, con cháu hoặc tự làm việc
mà không có tích lũy. Số liệu điều tra của Ủy ban quốc gia về người cao tuổi cho
thấy, 70% người cao tuổi không có tích lũy vật chất; chỉ 30% người cao tuổi có
lương hưu hoặc trợ cấp từ ngân sách Nhà nước; 18% người cao tuổi là hộ nghèo;
10% sống trong nhà tạm. Người cao tuổi bị suy yếu các chức năng cơ thể. Khả
3


năng nghe nhìn kém, gân cốt suy nhược khiến việc ngồi, đi đứng khó khăn; phản
ứng chậm làm cho thân thể mất thăng bằng, dễ bị té ngã; mất trí nhớ tạm thời
trong ngắn hạn, giảm tốc độ trong học tập và thường mắc một số bệnh về hô hấp,
tim mạch, tiểu đường, tai biến mạch máu não, Parkinson, phong thấp, cao huyết
áp (trung bình có từ 3-4 bệnh). 95% người cao tuổi mắc bệnh mãn tính không lây
nhiễm (trong đó 22,9% có sức khỏe kém) và sự đãng trí ở mức độ nhẹ. Người
cao tuổi chỉ tới bệnh viện khi ốm đau nhiều. 15% người cao tuổi tự mua thuốc
điều trị tại nhà hoặc sử dụng các phương pháp truyền thống. 23,45% cần có sự
hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, chỉ có 10% người cao tuổi được kiểm
tra sức khỏe định kỳ và 50% người cao tuổi có bảo hiểm y tế. Nhận thức của
người cao tuổi suy giảm, trí nhớ thay đổi: trí nhớ ngắn hạn giảm sút, họ sống
nặng về nội tâm; tư duy kém năng động và kém linh hoạt; người cao tuổi thường
khó chấp nhận cái mới và không thích phải thay đổi thói quen. Tình trạng sức
khỏe của người cao tuổi Việt Nam hiện nay đang đặt ra những thách thức lớn
cho ngành y tế trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như điều trị khi người
cao tuổi mắc bệnh.

Mặt khác, tỷ lệ người cao tuổi sống cô đơn hiện nay ngày càng lớn, chủ
yếu là cụ bà. Theo Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam, thì 35% người
cao tuổi cảm thấy thất vọng; 33% không biết chia sẻ vui, buồn cùng ai; 22% cảm
thấy rất cô đơn… Trong khi đó, theo thống kê có đến 80% số người cao tuổi Việt
Nam sống với con cái trong gia đình. Như vậy, vẫn có người cao tuổi sống “cô
đơn” bên cạnh con cháu. Thực tế này cho thấy việc chăm sóc sức khỏe, đảm bảo
đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi phụ thuộc phần lớn vào gia
đình của người cao tuổi. Con, cháu và các thành viên khác của gia đình người
cao tuổi có nghĩa vụ chăm sóc sức khỏe, phụng dưỡng người cao tuổi. Đặc biệt,
khi người cao tuổi đau yếu cần có sự hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày thì các
thành viên gia đình có nghĩa vụ chăm sóc thường xuyên, bảo đảm sự an toàn về
sức khỏe, tính mạng cho người cao tuổi. Tuy nhiên, có thể nhận thấy còn nhiều
4


người cao tuổi chưa thực sự được quan tâm chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp. Điều này cho thấy, việc đảm bảo quyền có nơi ở của người cao tuổi không
chỉ là đáp ứng nhu cầu về nơi ở mà còn là đáp ứng nhu cầu về đời sống tình cảm,
tinh thần của người cao tuổi.
Bên cạnh những vấn đề về sức khỏe, người cao tuổi Việt Nam cũng như ở
các nơi trên thế giới còn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử. Kết quả điều tra
của Vụ gia đình năm 2012, có tới 41% người cao tuổi xác nhận có hiện tượng
bạo lực (bất kỳ một hành vi bạo lực nào) đối với bố mẹ già ở địa phương trong
12 tháng tính đến thời điểm điều tra. Nếu tính trong mẫu khảo sát, có 11,6%
người cao tuổi đã từng chịu một hành vi bạo lực bất kỳ từ con cái và 7,9% người
cao tuổi đã từng chịu một hành vi bạo lực bất kỳ từ con cái trong 12 tháng trước
cuộc khảo sát. Nghiên cứu cũng chỉ rõ những hành vi bạo lực xảy ra gần nhất mà
người trả lời biết rõ bao gồm: Sỉ nhục, hỗn láo với bố mẹ (38%); Đánh đập bố
mẹ (23,0%); Đe dọa bố mẹ (17,0%); Tranh giành thừa kế/ gây sức ép với cha mẹ
để đòi tài sản (9,0%); Không quan tâm chăm sóc về vật chất hoặc về tình cảm

(4,0%); sử dụng/lấy một phần thu nhập/khoản tiết kiệm của bố mẹ già mà không
được bố mẹ đồng ý (3,0%); Nhốt cấm đoán bố mẹ không cho đi đâu/cấm đoán
trong giao tiếp (2,0%). Đặc biệt, trong số những hành vi bạo lực cha mẹ mà
người trả lời biết rõ thì tỉ lệ bạo lực thể chất như đánh đập cha mẹ là khá cao
(23%), hành vi đe dọa bố mẹ già cũng chiếm tới 17%.
Từ thực trạng của người cao tuổi Việt Nam cho thấy việc bảo vệ, chăm
sóc người cao tuổi hiện nay và trong những năm tới là một trong những nhiệm
vụ cấp bách. Để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích thì cần phải có
sự tham gia tổng lực của các thể chế: Nhà nước, gia đình, xã hội. Đồng thời phải
có biện pháp phù hợp cả về pháp luật và thực tiễn.
"Kính lão, trọng thọ" là một trong những đạo lí thể hiện truyền thống tốt
đẹp, nhân văn của dân tộc Việt Nam. Người cao tuổi luôn có vị trí, vai trò đặc
biệt trong đời sống gia đình và xã hội. Tăng cường giáo dục cho thế hệ trẻ sự tôn
5


vinh người cao tuổi là đạo lý, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi phải trở thành nghĩa vụ và trách
nhiệm cao cả của gia đình và toàn xã hội. Nhận thức rõ điều đó, ngày 27/ 9/1995
Ban Bí thư Trung ương khoá VII đã ra Chỉ thị số 59 - CT/TW về chăm sóc người
cao tuổi. Chỉ thị nêu rõ: Việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người
cao tuổi là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.
Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc
bảo vệ, chăm sóc người cao tuổi như: Hiến pháp năm 2013, Luật Người cao tuổi,
Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014… Bên cạnh đó,
Chính phủ còn phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi
giai đoạn 2012- 2020 và có nhiều chính sách về người cao tuổi. Tuy nhiên, việc
chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi chưa đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Hơn nữa, Luật Người cao tuổi, Bộ luật Lao động đã rất chú trọng đến quyền của
người cao tuổi cũng như trách nhiệm của cá nhân, tổ chức và gia đình trong việc

phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi nhưng kết quả thực hiện trên thực tế chưa
cao. Việc thực hiện công tác chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi chủ yếu là
thuộc về gia đình của người cao tuổi. Bên cạnh những gia đình con cháu thảo
hiền đã chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà chu đáo thì còn không ít gia đình
con cháu đã không làm tròn bổn phận của mình, thậm chí còn có hành vi bạo lực
đối với người cao tuổi là ông bà, cha mẹ mình. Nhiều trường hợp con, cháu còn
tước đoạt cả mạng sống của ông bà, cha mẹ. Bên cạnh đó, còn hàng triệu người
cao tuổi sống cùng con cháu nhưng con cháu thuộc hộ nghèo nên người cao tuổi
rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Như vậy, dù đã có hệ thống pháp luật và chính sách
để bảo vệ, chăm sóc người cao tuổi nhưng người cao tuổi Việt Nam hiện nay vẫn
chưa thực sự được đảm bảo các quyền của mình. Để pháp luật về người cao tuổi
đi vào cuộc sống, đảm bảo các quyền của người cao tuổi thì việc nghiên cứu một
cách toàn diện pháp luật về người cao tuổi và việc bảo vệ người cao tuổi trong
gia đình Việt Nam hiện nay là có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
6


2. Tình hình nghiên cứu
Người cao tuổi là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Đã
có nhiều công trình nghiên cứu về người cao tuổi ở Việt Nam dưới góc độ Y
học, Kinh tế học, Xã hội học, Tâm lý học và Luật học. Đề tài nghiên cứu về
pháp luật người cao tuổi và việc bảo vệ người cao tuổi trong gia đình nên
nhóm tác giả đặc biệt quan tâm đến các công trình nghiên cứu Luật học và
Xã hội học về người cao tuổi.
2.1. Sách tham khảo và đề tài nghiên cứu khoa học
(1) Sách: TS. Nguyễn Thế Huệ, Hội Người cao tuổi Việt Nam – Viện
nghiên cứu người cao tuổi Việt Nam, “Người cao tuổi và bạo lực gia đình”
(2007), Nxb Tư pháp. Cuốn sách dựa trên kết quả khảo sát, đánh giá về “Người
cao tuổi và bạo lực gia đình” do Viện nghiên cứu người cao tuổi Việt Nam thực
hiện tại 6 xã/phường của 3 tỉnh Đăk Lăk, Phú Yên và Quảng Trị. Tác giả chủ

yếu phân tích thực trạng và nguyên nhân bạo lực gia đình người cao tuổi, vai trò
của người cao tuổi tham gia phòng chống bạo lực gia đình và đưa ra một số giải
pháp phòng, chống bạo lực gia đình người cao tuổi. Đáng chú ý là cuốn sách
dành một phần đáng kể nói về thực trạng người cao tuổi bị bạo lực gia đình. Tác
giả đã nhận định “nhiều người cao tuổi hiện đang phải gánh chịu bạo lực về thể
chất, tinh thần, kinh tế và cả tình dục nhưng chưa được quan tâm, giải quyết
đúng mức”. Có thể nhận định rằng cuốn sách chưa đề cập đến quyền của người
cao tuổi cũng như các vấn đề pháp lý về bảo vệ người cao tuổi và tình trạng bạo
lực gia đình đối với người cao tuổi.
(2) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia: Tên đề tài: “Chăm sóc người
cao tuổi ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” mã số: ĐTXH.G08/2014. Chủ
nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thế Huệ. Chủ trì thực hiện: Viện nghiên cứu Người
cao tuổi Việt Nam, Hội Người cao tuổi Việt Nam.
Đề tài đã chỉ rõ các yêu cầu và điều kiện để tổ chức tốt việc chăm sóc
người cao tuổi. Đề tài đưa ra kết quả điều tra thực trạng đời sống vật chất, tinh
7


thần và sức khỏe của người cao tuổi thông qua hoạt động khảo sát thực tiễn. Đề
tài nêu ra những kinh nghiệm chăm sóc người cao tuổi ở một số nước trên thế
giới để vận dụng cho Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình chăm sóc
người cao tuổi là: Chăm sóc tại gia đình, tại cộng đồng và trung tâm Bảo trợ xã
hội của Nhà nước, các tác giả nghiên cứu đề tài đã tổng kết được những điểm
tiến bộ và hạn chế của từng mô hình.
Đề tài đưa ra một số đề xuất: Một là về mô hình chăm sóc người cao tuổi
ở Việt Nam. Trong bối cảnh hiện này nên theo 3 loại mô hình: Chăm sóc tại gia
đình, tại cộng đồng và Trung tâm tư nhân. Đây là xu hướng được những nước
phát triển đã triển khai và đem lại hiệu quả tích cực trong việc chăm sóc người
cao tuổi. Hai là thay đổi một số chính sách, cơ chế thực hiện chính sách và
khuyến nghị các giải pháp chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam. Ba là đề xuất

Ban Bí thư Trung ương tổng kết Chỉ thị 59/CT, Ban hành Nghị quyết hoặc Chỉ
thị mới về già hóa dân số và chuẩn bị đón dân số già ở Việt Nam trong tương lai
gần; Đề xuất Quốc hội xem xét, tổng kết, bổ sung, sửa đổi Luật người cao tuổi;
Chính phủ cho thành lập Cục người cao tuổi; cho phép thành lập Hiệp hội chăm
sóc người cao tuổi tư nhân; Địa phương chủ động cân đối ngân sách, hạ độ tuổi,
nâng trợ cấp xã hội cho người cao tuổi phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và
xu thế già hóa dân số ở địa phương.
Như vậy, đề tài nghiên cứu cấp quốc gia về người cao tuổi nhưng phạm vi
nghiên cứu của đề tài là thực trạng chăm sóc người cao tuổi Việt Nam trong
những năm qua. Do vậy, đề xuất các giải pháp cũng chủ yếu là về hình thức,
phương pháp chăm sóc người cao tuổi. Các đề xuất về pháp luật mang tính
nguyên tắc, chưa cụ thể. Vì vậy, nội dung của công trình nghiên cứu chưa thể
hiện tính pháp lý về chăm sóc người cao tuổi cũng như căn cứ pháp luật về bảo
vệ người cao tuổi.
2.2. Luận văn Thạc sĩ Luật học
(1) Đào Thị Tuyền, “Quyề n của người cao tuổ i trong liñ h vực hôn nhân,
gia đình và thực tiễn thực hiêṇ ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay” (2014), Luận văn Thạc sĩ
Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
8


Tác giả Luâ ̣n văn đã phân tích các quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam,
nghiên cứu một số văn bản quốc tế và quá triǹ h ghi nhâ ̣n cũng như chính sách
pháp luâ ̣t Viêṭ Nam về quyề n của người cao tuổ i nói chung và trong liñ h vực hôn
nhân, gia đình nói riêng, từ đó làm sáng tỏ những quyề n cơ bản của người cao
tuổ i trong liñ h vực hôn nhân, gia điǹ h. Đồng thời, tác giả cũng nêu ra một số ha ̣n
chế , bấ t câ ̣p trong viê ̣c thực hiêṇ các quyề n của người cao tuổ i trong liñ h vực
hôn nhân, gia đình trên thực tế . Trên cơ sở đó tác giả đề xuấ t mô ̣t số giải pháp
nhằ m nâng cao viê ̣c thực hiêṇ các quyề n của người cao tuổ i.

(2) Phùng Thị Vân Anh, “Pháp luật về người cao tuổi và vấn đề bảo vệ
người cao tuổi tại Việt Nam hiện nay” (2014), Luận văn Thạc sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội.
Luận văn tập trung phân tích các quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi
theo Luật Người cao tuổi năm 2009. Tác giả cũng nêu thực tiễn thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi và đưa ra một số đề xuất hoàn thiện pháp
luật về người cao tuổi. Tuy nhiên, luận văn chưa phân tích về những nguyên
nhân của những hạn chế, tồn tại của việc thực hiện pháp luật về người cao tuổi
nên những kiến nghị, giải pháp mà tác giả đưa ra chưa có chiều sâu, chưa có sức
thuyết phục.
(3) Nguyễn Bích Ngọc, “Bảo vệ, thúc đẩy quyền của người cao tuổi trên
thế giới và tại Việt Nam” (2015), Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Luận văn đã sơ lược tình hình người cao tuổi trên thế giới và tại Việt Nam,
đưa ra một số khái niệm về người cao tuổi và vấn đề bảo vệ, thúc đẩy quyền của
người cao tuổi. Tác giả cũng đã phân tích các quy định của luật nhân quyền quốc
tế và pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền của người cao tuổi. Trên cơ sở
phân tích thực tiễn việc bảo vệ, thúc đẩy quyền của người cao tuổi tại Việt Nam,
tác giả đã đề xuất, kiến nghị những giải pháp bổ sung nhằm tăng cường bảo vệ,
thúc đẩy quyền của người cao tuổi tại Việt Nam.
9


(4) Nguyễn Lệ Huyền, “Bảo hiểm hưu trí – Thực trạng và kiến nghị”
(2015), Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Luận văn giải quyết một vấn đề liên quan lớn đến an sinh của người cao
tuổi đã đến tuổi nghỉ hưu đó là bảo hiểm hưu trí. Tác giả phân tích thực trạng
pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo hiểm hưu trí tại Việt Nam.
Tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp thực thi pháp
luật về bảo hiểm hưu trí. Có thể nhận thấy, tác giả đã giải quyết được một trong

những vấn đề về bảo đảm quyền của người lao động khi về già. Do phạm vi
nghiên cứu của đề tài Luận văn chỉ trong vấn đề bảo hiểm hưu trí nên nội dung
của Luận văn không bao trùm các quyền của người cao tuổi và việc bảo đảm
thực hiện các quyền đó.
(5) Đào Quang Hưng, “Pháp luật về bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi
và thực tiễn thi hành tại Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh” (2016), Luận văn
Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Đề tài Luận văn giới hạn trong phạm vi nghiên cứu hẹp đó là pháp luật về
bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi. Khác với người từ 60 đến dưới 80 tuổi,
người từ đủ 80 tuổi là đối tượng được bảo trợ xã hội không phụ thuộc vào các
điều kiện khác. Với giới hạn phạm vi đó, Luận văn không nghiên cứu pháp luật
về bảo trợ xã hội cho người cao tuổi mà chỉ hướng tới các quy định về bảo trợ xã
hội cho người từ đủ 80 tuổi trở lên. Đồng thời, phạm vi nghiên cứu thực tiễn thi
hành cũng được tác giả giới hạn trong phạm vi một quận (đối tượng và phạm vi
nghiên cứu đều rất hẹp). Do vậy, còn nhiều vấn đề liên quan đến quyền của
người cao tuổi, bảo vệ người cao tuổi trong gia đình chưa được giải quyết trong
Luận văn.
(6) Bùi Thị Thanh Thúy, “Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao
tuổi ở Việt Nam hiện nay” (2017), Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa
học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Luận văn phân tích làm sáng tỏ vấn đề lý luận về trợ giúp xã hội nói chung
và trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi nói riêng. Luận văn đánh giá thực trạng
10


pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi, từ đó tác giả luận văn đã đưa
ra một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với
người cao tuổi. Với phạm vi nghiên cứu của đề tài, Luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu, phân tích pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi. Do đó,
nội dung Luận văn không bao quát hết các vấn đề liên quan đến pháp luật về

người cao tuổi, quyền của người cao tuổi và bảo vệ người cao tuổi.
2.3. Luận văn Thạc sỹ Công tác xã hội
Với chuyên ngành công tác xã hội, có khá nhiều Luận văn Thạc sĩ về
người cao tuổi. Có thể nêu ra một vài Luận văn sau:
(1) Phùng Thanh Thảo, “Công tác xã hội với người cao tuổi bị bạo lực
trong gia đình”, Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội – Đại học Quốc gia Hà Nội –
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (2014).
(2) Phạm Thị Oanh “Thực trạng bạo hành với người cao tuổi trong các gia
đình đô thị hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội, Đại học Quốc gia Hà
Nội – Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (2014).
(3) Trương Thị Điểm “Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở nông
thôn Việt Nam hiện nay và hoạt động của công tác xã hội”, Luận văn Thạc sĩ
Công tác xã hội, Đại học Quốc gia Hà Nội – Trường Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn (2014).
Ngoài ra còn một số Luận văn khác nghiên cứu xã hội học về người cao
tuổi. Có thể nhận định rằng các Luận văn đều giải quyết một vấn đề cốt lõi về
người cao tuổi đó là đặc điểm thể chất, tinh thần của người cao tuổi để từ đó đưa
ra những biện pháp, những mô hình chăm sóc người cao tuổi. Từ các biện pháp
và mô hình đó các tác giả nêu nên vai trò của công tác xã hội và nhân viên xã hội
trong việc chăm sóc người cao tuổi. Như vậy, cùng hướng tới bảo vệ người cao
tuổi nhưng dưới góc độ nghiên cứu của chuyên ngành công tác xã hội các công
trình nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở các hoạt động cụ thể của các tổ chức, cá
nhân trong cộng đồng mà không giải quyết các vấn đề về luật pháp cũng như các
11


chính sách liên quan đến người cao tuổi nhằm bảo vệ người cao tuổi một cách tốt
nhất trong bối cảnh hiện nay.
2.4. Bài báo
(1) Nguyễn Thị Loan Anh, “Về quyền của người cao tuổi trong Dự thảo

sửa đổi Hiến pháp năm 1992” (2013), Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 23/4/2013.
Tác giả khái quát các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc về người cao tuổi, liệt kê
các quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi được quy định trong Luật người cao
tuổi, xác định chế định quyền của người cao tuổi trong Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp
1992 bao gồm quyền gián tiếp hay quyền thụ động và quyền được hàm chứa trong
chế định các quyền con người, quyền công dân, đánh giá ưu điểm và hạn chế của chế
định này.
(2) Mai Phương với bài viết “Quan tâm hơn nữa để Luật Người cao tuổi đi
vào cuộc sống” (2015), Báo điện tử của Hội Người cao tuổi Việt Nam ngày
9/9/2015. Bài viết đưa ra một số hạn chế, bất cập trong việc thực hiện Luật
Người cao tuổi năm 2009 và nêu một số nguyên nhân dẫn đến những quy định
của Luật Người cao tuổi chưa đi vào cuộc sống.
(3) Ths. Nguyễn Văn Đồng, “Luật Người cao tuổi - Thực tiễn triển khai
sau 08 năm thi hành”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật online. Kết quả triển khai
Luật Người cao tuổi trong thực tiễn đời sống về các lĩnh vực như: Chăm sóc sức
khỏe, đời sống vật chất, đời sống tinh thần cho người cao tuổi; phát huy vai trò
của người cao tuổi trong đời sống; hiểu biết của người cao tuổi và cộng đồng về
các chính sách pháp luật liên quan đến người cao tuổi; sự tham gia của toàn xã
hội trong công tác trợ giúp người cao tuổi. Tác giả cũng nêu những tồn tại, bất
cập trong quá trình triển khai Luật Người cao tuổi, từ đó đề xuất một số giải
pháp góp phần thực hiện hiệu quả Luật Người cao tuổi
(4) Tác giả Lê Duy Mai Phương – Khoa Xã hội học, Trường Đại học
Khoa học Huế “Vai trò của người cao tuổi trong gia đình nông thôn ở Thừa
Thiên Huế hiện nay” - Tạp chí Khoa học và công nghệ, Trường Đại học Khoa
12


học Huế, số 2 (2014). Trên cơ sở nghiên cứu thực tế tại gia đình nông thôn ở
Thừa Thiên Huế, bài viết đã chỉ rõ vai trò quan trọng của người cao tuổi trong
lao động sản xuất, giữ gìn văn hóa gia đình, giữ vững nếp nhà, gương mẫu với

con cháu trong cách ứng xử giữa các thành viên gia đình cũng như ngoài xã hội.
(5) TS. Hoàng Mộc Lan, Khoa Tâm lý học - Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, “Đời sống tinh thần của người cao tuổi ở Việt Nam hiện
nay” Website sức khỏe sinh sản. Ngày đăng nhập 9/7/2013. Tác giả phân tích đời
sống tinh thần của người cao tuổi dưới góc độ tâm sinh lý. Sự thay đổi về thể chất của
người cao tuổi ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của người cao tuổi.
(6) TS. Đàm Hữu Đắc, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Người cao tuổi Việt
Nam, “Đóng góp của người cao tuổi cho gia đình và xã hội”. Tạp chí Cộng sản
điện tử. Ngày 28/6/2017. Tác giả nêu vai trò của người cao tuổi trong sự nghiệp
đấu tranh giải phóng đất nước và trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước hiện nay, cũng như trong việc xây dựng gia đình văn hóa. Tác giả nêu
một số gương sáng của người cao tuổi trong cuộc sống, trong sản xuất kinh
doanh, trong hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Ngoài ra còn nhiều bài viết khác dưới các góc nhìn xã hội học, tâm lý học,
y học về người cao tuổi.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về người cao tuổi dưới góc độ Luật
học chủ yếu trong phạm vi chuyên ngành hẹp (Luật bảo hiểm xã hội, Luật Lao
động…). Các công trình nghiên cứu về người cao tuổi dưới góc độ Xã hội học
lại chỉ dừng lại vấn đề chăm sóc người cao tuổi. Có thể nhận định rằng chưa có
một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện pháp luật về người cao tuổi và
việc bảo vệ quyền của người cao tuổi trong gia đình Việt Nam.
3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận là Chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng,
13


chính sách pháp luật của Nhà nước thông qua các văn kiện Đại hội Đảng, Hội
nghị Ban chấp hành Trung ương, những quy định pháp luật và các văn kiện Đại
hội Đảng, Nghị quyết, Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi.

3.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở xác định rõ yêu cầu của đề tài, nhóm nghiên cứu sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau để thực hiện đề tài. Các phương pháp đó là:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh, phương
pháp nghiên cứu xã hội học (quan sát, trao đổi, phỏng vấn)...
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được áp dụng nhằm
tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về người cao tuổi, pháp luật về người cao
tuổi và bảo vệ người cao tuổi. Kết quả của phương pháp nghiên cứu này chủ yếu
nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Các tài liệu chủ yếu được
nghiên cứu là: Các văn bản pháp luật quốc tế về quyền con người của người cao
tuổi; văn bản pháp luật về người cao tuổi hoặc liên quan đến người cao tuổi Việt
Nam qua các thời kỳ; pháp luật của một số nước trên thế giới về quyền của
người cao tuổi và bảo vệ người cao tuổi; các công trình nghiên cứu khoa học
thuộc các lĩnh vực khoa học như: Luật học, Triết học, Tâm lý học, Xã hội
học, Y học…
- Phương pháp lịch sử: Phương pháp này được áp dụng nhằm tìm hiểu tính
lịch sử của các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài như: Khái niệm
người cao tuổi, bảo vệ người cao tuổi, vai trò và phát huy vai trò của người cao
tuổi, văn bản pháp luật về người cao tuổi hoặc liên quan đến người cao tuổi Việt
Nam qua các thời kỳ…
- Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích được sử dụng để phân
tích các luận điểm, luận cứ, quan điểm về pháp luật người cao tuổi và bảo vệ
người cao tuổi; phân tích các điều luật quy định về người cao tuổi; phân tích các
sự việc, hiện tượng xảy ra đối với người cao tuổi.
14


- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để gắn kết các
vấn đề nghiên cứu riêng rẽ về pháp luật người cao tuổi và bảo vệ người cao tuổi

trong gia đình thành một công trình nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được vận dụng xuyên suốt
trong các chuyên đề nghiên cứu. So sánh để tìm ra sự tương thích giữa pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam. So sánh văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành
với văn bản pháp luật Việt Nam đã hết hiệu lực để thấy rõ sự phát triển dần hoàn
thiện của hệ thống pháp luật Việt Nam về người cao tuổi và bảo vệ người cao
tuổi. So sánh tỷ lệ người cao tuổi trong dân số Việt Nam ở các giai đoạn khác
nhau để nhận định về quá trình già hóa dân số có tác động đến việc bảo vệ người
cao tuổi Việt Nam như thế nào…
- Phương pháp chứng minh: Phương pháp này được sử dụng để chứng
minh các luận điểm, các nhận định được nêu ra trong các báo cáo chuyên đề,
cũng như những tồn tại, vướng mắc trong thi hành pháp luật về người cao tuổi và
bảo vệ người cao tuổi.
- Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Thông qua phương pháp quan sát,
nhóm nghiên cứu tìm hiểu thực tiễn thực hiện pháp luật về người cao tuổi, trong
việc chăm sóc và bảo vệ người cao tuổi ở các địa phương khác nhau, tìm hiểu
công tác quản lý nhà nước về người cao tuổi. Thông qua phương pháp trò
chuyện, phỏng vấn với người cao tuổi, với thành viên gia đình người cao tuổi,
với nhân viên xã hội, với công chức trong cơ quan quản lý nhà nước về người
cao tuổi… nhóm nghiên cứu thu thập được những thông tin cần thiết về thực tiễn
bảo vệ người cao tuổi trong gia đình Việt Nam trong những năm qua, cũng như
những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về người cao tuổi. Qua đó đưa ra
những đề xuất hoàn thiện pháp luật, chính sách về người cao tuổi và đưa ra một
số giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả chăm sóc, bảo vệ người cao tuổi.
Phương pháp trao đổi, phỏng vấn chủ yếu thông qua các cuộc trò chuyện, các
hoạt động tư vấn pháp luật.
15


4. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích sau:
- Làm sáng tỏ những quy định của pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa
vụ của người cao tuổi. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét về những điểm tiến
bộ và hạn chế của pháp luật. Từ đó có những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung,
hoàn thiện hệ thống pháp luật về người cao tuổi.
- Khái quát việc thực hiện pháp luật về người cao tuổi và bảo vệ người cao
tuổi tại Việt Nam trong những năm qua. Từ đó đưa ra những nhận định về những
thành tựu và hạn chế trong việc bảo vệ người cao tuổi, đặc biệt là việc bảo vệ
người cao tuổi trong gia đình. Trên cơ sở đó có những kiến nghị trong việc
hoạch định chính sách, pháp luật, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội hướng tới người cao tuổi, nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ người
cao tuổi ở Việt Nam.
- Nâng cao thận thức của mỗi cá nhân về vai trò của người cao tuổi trong
sự phát triển của đất nước, của gia đình và xã hội cũng như quyền, nghĩa vụ của
người cao tuổi. Trên cơ sở đó có những cơ chế, chính sách, tạo điều kiện và cơ
hội để người cao tuổi phát huy vai trò của mình.
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu phục vụ việc giảng dạy, nghiên cứu và học
tập tại Trường Đại học Luật Hà Nội và các cơ sở đào tạo Luật và công tác xã hội
khác. Kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu phục vụ cho những người làm công tác
quản lý nhà nước về người cao tuổi và những người là công tác xã hội.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu pháp luật về người cao tuổi ở Việt Nam và
thực tiễn bảo vệ người cao tuổi trong gia đình Việt Nam hiện nay. Vì vậy, đề tài
không đi sâu nghiên cứu về thực tiễn thực hiện và đảm bảo thực hiện một số
quyền của người cao tuổi được quy định tại các điểm c, e, g khoản 1 Điều 3 Luật
Người cao tuổi năm 2009. Đó là các quyền: (c) Được ưu tiên khi sử dụng các
dịch vụ theo quy định của Luật Người cao tuổi và các quy định khác của pháp
16



luật có liên quan; (e) Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội,
trừ trường hợp tự nguyện đóng góp; (g) Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ,
chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn
do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác. Đồng thời, đề tài cũng
không đi sâu nghiên cứu về pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về người
lao động cao tuổi và bảo hiểm xã hội cho người cao tuổi.

17


PHẦN THỨ HAI
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI

18


MỤC LỤC BÁO CÁO TỔNG HỢP
Trang
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo vệ người cao tuổi

20

1.1. Khái niệm và đặc điểm của người cao tuổi

20

1.2. Quyền con người của người cao tuổi

22


1.2.1. Văn kiện Quốc tế về quyền của người cao tuổi

22

1.2.2. Các quyền cơ bản của người cao tuổi

23

1.3. Cơ chế bảo vệ người cao tuổi

28

1.3.1. Bảo vệ bằng pháp luật

28

1.3.2. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân

29

trong việc bảo vệ người cao tuổi
1.3.3. Các hành vi bị cấm thực hiện đối với người cao tuổi
1.4. Vai trò và phát huy vai trò của người cao tuổi

32
33

1.4.1. Vai trò của người cao tuổi

33


1.4.2. Phát huy vai trò của người cao tuổi

34

2. Pháp luật Việt Nam về người cao tuổi qua các giai đoạn phát triển

35

3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về người cao tuổi và bảo vệ

37

người cao tuổi trong gia đình tại Việt Nam
3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về người cao tuổi

37

3.1.1. Kết quả đạt được

37

3.1.2. Một số tồn tại, hạn chế

42

3.2. Thực trạng bảo vệ người cao tuổi trong gia đình Việt Nam

45


4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về người cao tuổi và giải pháp

47

bảo vệ người cao tuổi trong gia đình Việt Nam
4.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về người cao tuổi

47

4.2. Giải pháp bảo vệ người cao tuổi trong gia đình Việt Nam

51

Kết luận

54
19


Với 5 chuyên đề nghiên cứu, các tác giả đã giải quyết thấu đáo các vấn đề
lý luận và thực tiễn về pháp luật luật người cao tuổi và bảo vệ người cao tuổi,
đặc biệt là bảo vệ người cao tuổi trong gia đình Việt Nam hiện nay. Kết quả
nghiên cứu được thể hiện trong 4 nội dung.
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo vệ người cao tuổi
1.1. Khái niệm và đặc điểm của người cao tuổi
Dưới góc độ y học, người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền
với việc suy giảm các chức năng của cơ thể. Mỗi quốc gia có hệ thống y tế, chăm
sóc sức khỏe, điều kiện sống khác nhau nên sức khỏe và các biểu hiện già hóa
của người dân ở mỗi nước cũng có thể khác nhau. Dưới góc độ Luật học, cuộc
đời mỗi người chia làm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn chưa thành niên, giai đoạn

thành niên và giai đoạn cao niên. Cao niên thường là chỉ thời kỳ mà con người ở
vào giai đoạn cuối cuộc đời, đã có mặt trên thế gian nhiều thập kỷ mà phần lớn
các nước xác định độ tuổi đó là 60. Để mô tả con người ở giai đoạn cuối cuộc
đời, người ta đã sử dụng thuật ngữ người già hoặc người cao tuổi. Ở một số nước
trên thế giới còn gọi là “lớp người thứ ba”. Quá trình già hóa của cơ thể con
người là do sự tác động của thời gian và quá trình sống lên cơ thể sống. Thời
gian vật lý là tháng, năm trôi qua. Quá trình và môi trường sống là thời gian sinh,
gia đình, xã hội, tôn giáo, trình độ văn hóa xã hội, quá trình đào tạo, nghề
nghiệp, hành vi và các biến cố của cuộc đời… Trạng thái già xuất hiện ở từng
người với từng thời điểm khác nhau. Có người trẻ lâu, có người già sớm. Cao
tuổi không phải khi nào cũng là già. Do vậy, già không đồng nghĩa với tuổi cao.
Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam còn có sự khác nhau trong việc sử
dụng thuật ngữ cũng như xác định độ tuổi để coi là “cao tuổi”. Thuật ngữ “người
cao tuổi” được sử dụng chính thức trong Luật Người cao tuổi năm 2009. Luật
Hôn nhân và gia đình sử dụng thuật ngữ “già” để chỉ những người không còn
khả năng lao động để nuôi mình. Thuật ngữ “người cao tuổi” thể hiện sự tôn
trọng, mang tính tích cực hơn là thuật ngữ “người già”. Theo các chuyên gia y
20


học, cao tuổi chưa hẳn đã già, nhưng nhiều người đã già khi tuổi chưa cao. Đồng
thời cần thống nhất xác định người cao tuổi là người từ đủ 60 tuổi trở lên. Theo
thời gian, quá trình biến đổi của cơ thể song song với sự tích lũy tuổi tác. Quá
trình này bắt đầu khi con người mới sinh ra, liên tục tiến triển song song với quá
trình sống của con người và kết thúc khi sự sống kết thúc. Tuổi càng nhiều thì
càng có nhiều vấn đề về sức khỏe và nhiều chức năng của cơ thể bị suy giảm,
trong đó có hệ thống miễn dịch suy giảm dẫn đến dễ mắc bệnh. Vì vậy, người từ
60 tuổi trở lên đã cần được pháp luật bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở,
đi lại, chăm sóc sức khỏe cũng như được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn
hóa, giáo dục, thể dục, thể thao… Đồng thời, đây là độ tuổi phù hợp với quan

niệm, tập quán của người Việt Nam.
Ở giai đoạn cao tuổi, con người có những đặc điểm tâm sinh lý khác với
giai đoạn tuổi trẻ. Trải qua quá trình lão hóa nên người cao tuổi có những thay
đổi về thể chất và tâm lý so với giai đoạn trước đó. Đây là diễn biến tự nhiên của
cơ thể con người mà không thể đảo ngược. Trước hết là những thay đổi về thể
chất. Do sự lão hóa của các cơ quan trong cơ thể và khả năng miễn dịch của cơ
thể bị suy giảm, người cao tuổi thường rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như
cảm cúm, viêm phổi… Đồng thời, do sự suy giảm chức năng của hệ miễn dịch
nên người cao tuổi thường mắc các bệnh mạn tính như: Tim mạch, tăng huyết
áp, đột quỵ, đái tháo đường, ung thư, phổi tắc nghẽn mãn tính, thoái khớp, loãng
xương, sa sút trí tuệ. Có thể nhận thấy tuổi là yếu tố có mối liên quan chặt chẽ
với tình trạng sức khỏe. Tuổi càng cao, sức khỏe càng giảm. Thực tế cho thấy tỷ
lệ đau ốm tăng dần theo nhóm tuổi.
Không chỉ có những thay đổi về thể chất, người cao tuổi còn có những
thay đổi lớn về tâm lý theo thời gian. Ở mỗi giai đoạn phát triển của con người
thì mỗi cá nhân đều có những biến đổi về tâm lý. Tuy nhiên, đối với người cao
tuổi, những thay đổi này có sự đa dạng, phức tạp hơn. Có thể sự diễn biến tâm lý
ở mỗi cá nhân có khác nhau. Có thể diễn biến theo chiều hướng tích cực hoặc
21


×