Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Thực trạng chăn nuôi xa khu dân cư trên địa bàn xã Tiên Phương, Chương Mỹ, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.82 KB, 54 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------  -------

CHUYÊN ĐỀ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

“ THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI TẬP TRUNG XA
KHU DÂN CƯ XÃ TIÊN PHƯƠNG,
HUYỆN CHƯƠNG MỸ, TP HÀ NỘI

NHÓM 23
HÀ NỘI, NĂM 2018



LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nhóm chúng
tôi, số liệu và kết quả nghiên cứu trong chuyên đề thực hành nghề nghiệp là trung
thực và chưa từng được sử dụng trước đó.
Chúng tôi xin cam đoan mọi việc giúp đỡ cho việc thực hiện chuyên đề thực
hành nghề nghiệp đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong bài đã được ghi rõ
nguồn gốc và tên tác giả.
Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2018
Trưởng nhóm

3

3



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và làm để tài, ngoài sự cố gắng nỗ lực của nhóm.
Chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân
trong và ngoài trường.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giáo trong Học
Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Quý thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế và Phát Triển
Nông Thôn giảng dạy và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập trên giảng
đường đại học.
Cho phép chúng tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới cô Lê Thị Thanh Loan,
cô Nguyễn Thị Thu Phương và thầy Trần Nguyên Thành đã quan tâm giúp đỡ chúng
tôi trong suốt úa trình thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy Ban Nhân Dân xã Tiên Phương, các ban chức
năng, cán bộ địa phương và bà con nông dân đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ
chúng tôi trong quá trình thực tập tại địa bàn.
Cuối cùng,chúng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã
luôn bên chúng tôi, là chỗ dữa vững chắc cho chúng tôi về tinh thần, cũng như về
tài chính trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2018
Trưởng nhóm

4

4


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQ
CC
DT
KH-KT

Bình quân
Cơ cấu
Diện tích
Khoa học- kĩ thuật

KHCN

NN & PTNT
QM
SL
TDTT
THCS
THPT
UBND

Khoa học công nghệ
Lao động
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quy mô
Số lượng
Thể dục thể thao
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Ủy ban nhân dân


CSHT

Cơ sở hạ tầng

KHTSCĐ

Khấu hao tài sản cố định

CNXKDC

Chăn nuôi xa khu dân cư

Gà CP

Gà chăn nuôi gia công cho công ty CP

5

5


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất của xã Tiên Phương qua 3 năm (2015-2017)
Bảng 2.2 Cơ cấu dân số và lao động của xã Tiên Phương qua 3 năm (2015 – 2017)
Bảng 2.3 Hiện trạng đường nội bộ thôn, xóm
Bảng 2.4 Phân tổ mẫu điều tra
Bảng 3.1 Thông tin chung về các hộ/trang trại chăn nuôi gà

Bảng 3.3 Số lượng đàn vật nuôi và sản lượng chăn nuôi trên địa

bàn xã Tiên Phương
Bảng 3.4 Số lượng gà chăn nuôi XKDC tại xã Tiên Phương năm 2015-2018
Bảng 3.5 Hiện trạng đường nội bộ thôn, xóm
Bảng 3.6 Đầu tư hỗ trợ xây dựng CSHT trong phát triển CNTT
6

6


Bảng 3.7 Thị trường tiêu thụ sản phẩm gà thịt các hộ điều tra
Bảng 3.8 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
Bảng 3.9 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà tập trung xa khu dân cư

Bảng 4.1 Vốn vay trong chăn nuôi gà tại xã

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của nghiên cứu
Chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ đã tồn tại lâu đời và góp phần xóa đói giảm
nghèo, cải thiện kinh tế gia đình, giải quyết nhu cầu thực phẩm tại chỗ và tạo việc
làm cho lao động ở khu vực nông thôn.Thế nhưng hình thức chăn nuôi này cũng
tiềm ẩn nhiều rủi ro, tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, sự biến động của các
yếu tố đầu vào cũng như đầu ra bấp bênh mang tới không ít khó khăn cho các hộ
chăn nuôi.
Ngày nay nông nghiệp đang ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp, hàng
hóa thì việc áp dụng quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ là không còn thích hợp. Cần có một
giải pháp mới cho phát triển chăn nuôi và câu trả lời được đưa ra ở đây là phát triển
chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Hình thức chăn nuôi này vừa giúp tăng thu nhập

7


7


cho người dân, vừa giúp nông dân giảm thiểu rủi ro đồng thời bảo vệ môi trường và
dễ dàng cho kiểm soát dịch bệnh.
Hà Nội là địa phương có đàn gia súc, gia cầm lớn nhất miền Bắc, giá trị sản
xuất ngành chăn nuôi đạt trên 51% GDP nông nghiệp nhưngtrước năm 2010, chăn
nuôi của Hà Nội chủ yếu phân tán, quy mô nhỏ lẻ, chưa phát huy được tiềm năng,
lợi thế. Để chuyển sang sản xuất mang tính hàng hóa, ngày 19/8/2009 UBND thành
phố Hà Nội ban hành Quyết định số 93/QĐ-UBND ngày 19-8-2009 của UBND
Thành phố về chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi tập trung
xa khu dân cư.
Huyện Chương Mỹ nằm ở phía Tây Nam thành phố Hà Nội, địa hình huyện khá
đa dạng, vừa có đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ, vừa có đặc trưng của vùng
bán sơn địa nằm xen kẽ lẫn nhau. Với nhiều điều kiện tự nhiên và địa hình thuận lợi,
sau 2 năm triển khai chính sách về phát triển chăn nuôi tập trung và chăn nuôi tập
trung xa khu dân cư Chương Mỹ đạt được nhiều kết quả quan trọng, số lượng đầu
vật nuôi tăng nhanh với hơn 110.000 con lợn và 2,6 triệu gia cầm
Tiên Phương là một xã trong huyện Chương Mỹ, đây là một xã thuần nông,
nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, quyết định tới sự phát triển kinh tế - xã hội địa
phương. Ở Xã Tiên Phương, chăn nuôi là một trong những hoạt động sản xuất nông
nghiệp khá phát triển, khu chăn nuôi tập trung ở xã đã hình thành từ 10 năm trước,
điều này cho thấy chăn nuôi tập trung xa khu dân cư là một tất yếu và phù hợp với
tình hình thực tế.
Tuy xã Tiên Phương nằm trong khu vực được hưởng lợi từ chính sách khuyến
khích phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư theo Quyết định số 93/QĐUBND ngày 19-8-2009 của UBND Thành phố Hà Nội xong trên thực tế người dân
và thậm chí cả cán bộ xã đều rất xa lạ và mơ hồ với sự tồn tại của chính sách hỗ trợ
này. Gần như không có sự hỗ trợ của chính quyền, toàn bộ các hoạt động chăn nuôi
8


8


đều do người dân tự xoay sở. Điều này làm cho người dân gặp không ít khó khăn,
nhất là với sự biến động giá cả trong năm 2012 vừa qua, nhiều hộ chăn nuôi đã phải
giảm thiểu số lượng vật nuôi, giảm số vụ trong năm hay thậm chí là bỏ không
chuồng trại. nuôi.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu về:
“Thực trạng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại xã Tiên Phương, huyện
Chương Mỹ, TP Hà Nội” nhằm tìm hiểu quá trình thực hiện, xác định những tồn
tại và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong thực hiện chính sách trên địa bàn xã
Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu đánh giá thực trạng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại xã
Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm thực hiện tốt hơn chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa một số cơ sở lý luận và thực tiễn về chăn nuôi tập
trung xa khu dân cư.
- Nghiên cứu thực trạng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, từ đó xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại xã Tiên
Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách phát triển chăn nuôi
tập trung xa khu dân cư tại xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu


9

9


- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quá trình chăn nuôi tập trung xa khu dân
cư tại xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
- Khách thể nghiên cứu:
+ Các hộ chăn nuôi trong khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
+ Cán bộ kinh tế huyện, cán bộ lãnh đạo xã
+ Cán bộ thú y, cán bộ khuyến nông xã
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: trên địa bàn xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ,
thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian : Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thu
thập chủ yếu từ năm 2015 đến năm 2017. Số liệu sơ cấp điều tra phỏng vấn từ
5/2018.
- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng chăn nuôi tập trung trên địa
bàn xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

PHẦN 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Xã Tiên Phương có tổng diện tích theo ranh giới hành chính là 3,19 km 2 ,
nằm gần trung tâm huyện.
-


Phía Đông Nam: giáp thị trấn Chúc Sơn

-

Phía Đông: giáp xã Phụng Châu

-

Phía Nam: giáp xã Ngọc Hòa

-

Phía Tây: giáp xã Phú Nghĩa

-

Phía Bắc giáp xã Tân Hòa huyện Quốc Oai

2.1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng
Tiên Phương là một xã một nửa là đồng bằng, một nửa là vùng đồi
10

10


( một phần của dãy đồi đất cao khoảng 80m chạy dọc lên quốc Oai).
2.1.1.3 Khí hậu thời tiết
Xã Tiên Phương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng
bằng Bắc Bộ, là khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa nhiều và phân chia 4 mùa rõ

rệt (xuân, hạ, thu, đông)
- Chế độ nhiệt : Nhiệt độ trung bình dao động từ 23,1 0C đến 23,50C . Mùa lạnh
từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,6 0C. tháng lạnh
nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa nóng là tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình
tháng thường trên 23 0C. Tháng nóng nhất là tháng 7.
- Chế độ ẩm : độ ẩm tương đối trung bình từ 83% - 85%.
- Chế độ gió : Gió theo mùa, mùa đông thường là gió Đông Bắc, mùa hè
thường là Đông Nam.
- Chế độ mưa : Lượng mưa trung bình năm từ 1600-1800mm, tuy nhiên phân
bố không đều theo không gian và thời gian. Lượng mưa cao nhất trong năm thường
tập trung vào các tháng 7, 8, 9, lượng mưa thấp nhất vào các tháng khô hanh 1, 2,
12. Lượng mưa trung bình của các tháng mùa khô 10-20mm, các tháng mùa mưa là
400 - 450 mm, có những tháng không mưa.
Nhìn chung, khí hậu thủy văn của xã khá ổn định ít chịu tác động khắc nghiệt
của gió bão, hạn hán. Thuận lợi cho việc phát triển cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy
nhiên tình hình biến đổi khí hậu ngày một gia tăng trên khắp thế giới đây cũng là
thách thức cho ngành nông nghiệp của xã.
2.1.1.4. Đặc điểm về đất đai
Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm qua 3 năm. Cụ thể năm 2015
diện tích đất nông nghiệp của xã là 598,35 ha, chiếm 72,10% tổng diện tích đất tự
nhiên, đến năm 2016 diện tích còn 587,43 ha và năm 2017 còn 586,2 ha chiếm
71,70%. Như vậy, qua 3 năm diện tích đất nông nghiệp giảm 0,38% tức 3,15 ha. Lý

11

11


do giảm là do sự chuyển dịch đất nông nghiệp sang các mục tiêu phi nông nghiệp
khác.


12

12


Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất của xã Tiên Phương qua 3 năm (2015-2017)
Năm 2015
TT

1

2

3

Chỉ tiêu
Tổng DT đất tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất SXNN
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng cây lâu năm
Đất NTTS
Đất phi NN
Đất thổ cư
Đất chuyên dùng
Đất nghĩa trang
Đất mục đích công ích
Đất chưa sử dụng


Diện tích

Cơ cấu

(ha)
817.46
589,35
488,94
321,02
167,92
12,03
226,88
80,38
133,69
10,11

(%)
100
72,10
59,81
39,27
20,54
1,47
27,75
9,83
16,35
1,23

Năm 2016
Diện


tích
(ha)
817.46
587.43
488.32
320.71
167.61
11.47
230.03
81.47
134.72
11.14
0
0

cấu
(%)
100
71,86
59,73
39,23
20,5
1,4
28,13
9,96
16,48
1,36

Năm 2017

Diện

tích
(ha)
817,46
586,2
488
320,5
167,5
10,84
231,26
81,89
135,04
11,36

cấu
(%)
100
71,70
59,69
39,20
20,49
1,32
28,29
10,01
16,51
1,42

So sánh (%)
16/15


17/16

BQ

100
99,67
99,87
99,90
99,81
95,34
101,38
101,35
100,77
110,18

100
99,79
99,93
99,93
99,93
94,50
100,53
100,51
100,23
104,41

100
587,66
488,42

320,74
167,67
11,44
229,39
81,24
134,48
10,87

(Nguồn: Phòng địa chính xã Tiên Phương)


2.1.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội
2.1.2.1. Dân số và lao động
Trên địa bàn xã Tiên Phương có 5 thôn, hiện nay có 3802 hộ và 16.201 nhân
khẩu. Là một trong những xa đông dân cư của huyện Chương Mỹ.
Tình hình hộ khẩu và lao động của xa Tiên Phương từ năm 2015-2016 được thể
hiện qua bảng 2.2. Dựa vào bảng ta có thể thấy rằng dân số của xã đang có xu hướng
giảm trong giai đoạn 2015-2017. Bình quân 3 năm tổng số hộ gia đình trong toàn xã
giảm 0,1%, năm 2015 là 3802 hộ, năm 2016 là 3798 hộ và đến năm 2017 là 3795 hộ,
trong đó số hộ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao, 70% vào năm 2015, 69% vào năm
2016 và năm 2017 là 67% .Tổng số nhân khẩu ở xã giảm đều qua 3 năm, năm 2015 có
16.201 nhân khẩu, năm 2016 có 16.151nhân khẩu, đến năm 2017 có 16.091 nhân khẩu,
bình quân 3 năm số nhân khẩu ở xã giảm 0,35% .Theo thống kê, số lượng lao động
chiếm khoảng trên 60% dân số. Năm 2015 số lượng lao động của xã là 9925 lao động,
năm 2016 là 9825 lao động, năm 2017 tổng số lao động giảm 9747 lao động. Tỷ lệ lao
động hoạt động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đã có sự giảm dần qua các năm
nhưng không đáng kể, năm 2017 là 56% chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động.
Có thể nói nguồn lao động khá dồi dào, song trình độ chưa đồng đều, lao động
trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu có độ tuổi từ 30 trở lên, có kinh nghiệm lâu năm
trong lĩnh vực nông nghiệp. Còn lại lao động trẻ tuổi đều được qua trường lớp đào tạo và

đi làm nhà máy, xí nghiệp xung quanh địa bàn xã, huyện.
Với nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn xã Tiên Phương vẫn tuân theo quy
luật chung với số lượng lao động chủ yếu chư aqua đào tạo và hoạt động sản xauats
nông nghiệp truyền thống. Lao động chưa có sự đào tạo cần thiết phải có chính sách
đào tạo đội ngũ lao động đang phát triển hoặc đội ngũ lao động kế cận để dễ dàng
tiếp thu những tiến bộ của tình hình sản xuất mới nhằm nâng cao nguồn thu nhập
của người dân, giải quyết việc làm cho đội ngũ lao động thất nghiệp tạm thời, nhàn
rỗi mang tính thời vụ.


TT

1

2

3

4

Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng số hộ
Hộ nông nghiệp
Hộ phi nông nghiệp
Tổng số nhân khẩu
Khẩu nông nghiệp
Khẩu phi nông nghiệp

Tổng số lao động
LĐ nông nghiệp
LĐ phi nông nghiệp
Chỉ tiêu BQ
BQ khẩu/hộ
BQ LĐ/hộ

Hộ
Hộ
Hộ
Người
Người
Người
Người
Người
Người
Khẩu/hộ
LĐ/hộ

Năm 2015
CC
SL
(%)
3802
100
2661
70
1141
30
16201

100
11017
68
5184
32
9925
100
5962
60
3963
40
4.26
2.61

Năm 2016
CC
SL
(%)
3798
100
2620
69
1178
31
16151
100
10659
66
5492
34

9825
100
4128
59
5697
41
4.25
2.58

Năm 2017
CC
SL
(%)
3795
100
2544
67
1251
33
16091
100
10298
64
5793
36
9747
100
5458
56
4289

44
4.24
2.56

Bảng 2.2 Cơ cấu dân số và lao động của xã Tiên Phương qua 3 năm (2015 –
2017)
(Nguồn: Phòng thống kê xã Tiên Phương)

16

9
9
10
9
9
10
9
6
14

9
9


2.1.2.2. Tình hình cơ sở hạ tầng
a. Giáo dục và đào tạo
Thường xuyên chỉ đạo các trường, vận động nhân dân tăng cường công tác xã hội
hóa về giáo dục, triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng vè đổi mới căn bản, toàn
diện về giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đội ngũ giáo viên từng

bước chuẩn hóa theo quy định tiêu chuẩn hóa chất lượng giáo dục. Giữ vững phổ
cập tiểu học và THCS, phong trào dạy tốt, học tốt ngày càng chất lượng và nâng
lên, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt cao.
b. Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông trên địa bàn xã trong những năm qua đã có sự đầu tư nâng cấp
với mạng lưới đường tỉnh lộ, liên xã, liên thôn, đường ngõ xóm và đường nội đồng
khá hoàn chỉnh.
Bảng 2.3 Hiện trạng đường nội bộ thôn, xóm

STT

Loại đường

Chiều

Rộng

Đã được cứng

dài

mặt

hóa, bê tông hóa

(km)

(m)

(%)


1

Đường trục xã, liên xã

10,5

5,8

44,8

2

Đường liên thôn, đường trục thôn

7,7

4,5

57

3

Đường ngõ xóm

4,4

2,43

55,2


4

Đường trục nội đồng

13,5

2

85,19

Tổng cộng

36,1

14,73

242,19


(Nguồn: Phòng địa chính xã Tiên Phương)

c. Hệ thống thủy lợi
Hàng năm công xã đã tổ chức tốt công tác thủy lợi, tu bổ, củng cố, nạo vét
kênh mương nên hệ thống thủy lợi hoạt động rất hiệu quả. Phần diện tích kênh
mương còn lại trong giai đoạn quy hoạch xã cần tiến hành nâng cấp, bê tông hóa để
phục vụ sản xuất tốt hơn.
d. Y tế
Thường xuyên chăm lo chăm sóc sức khỏe cho người dân và thực hiện tốt các
chương trình y tế quốc gia phòng chống các dịch bệnh. Đã khám và điều trị cho

6002 lượt người. Tích cực triển khai các hoạt động y tế như công tác đảm bảo
ATTP, chăm sóc sức khở bà mẹ, trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
dưới 5 tuổi. Chủ động tổ chức phòng chống các loại dịch bệnh như: sốt xuất
huyết, Zika… Thực hiện duy trì theo bộ tiêu chí quốc gia về y tế năm 2016, qua
chấm điểm đánh giá đạt 94,36% các chương trình.
e. Văn hóa thông tin
Duy trì thường xuyên công tác thông tin, tích cực tuyên truyền các chủ chương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước qua nhiều hình thức khác nhau. Các hoạt động
văn hoá, văn nghệ nhân dịp các ngày lễ lớn và các ngày kỷ niệm được tổ chức có nề
nếp, các phong trào văn nghệ quần chúng được đông đảo cán bộ và nhân dân đồng tình
ủng hộ, góp phần thúc đẩy sản xuất và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục được duy trì, đạt hiệu


quả thiết thực. Đăng ký 02 làng văn hóa.Tuy nhiên số làng đạt danh hiệu làng văn hóa
vẫn chưa đạt chỉ têu đề ra. Có 3195 hộ đăn ký gia đình văn hóa đạt 3071 hộ (80,6%).

g. Thể dục- thể thao
Trong năm đã tổ chức nhiều hoạt động TDTT quần chúng như đi bộ buổi sáng,
bóng đá, bóng chuyền, cầu lông thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia
phong trào. Tổ chức tham gia chạy giải báo Hà Nội mới tại huyện, giải nhì bóng
đá thiếu nhi, tham gia đầy đủ các cuộc thi do cấp trên tổ chức.



2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới từng
bước nâng cao đời sống nhân dân huyện Chương Mỹ. Xã Tiên Phương đã thực hiện
dồn điền đổi thửa, tập trung quy hoạch lại sản xuất và từng bước chuyển đổi cơ cấu

vật nuôi cây trồng. Chăn nuôi được coi là ngành sản xuất mang lại nguồn thu chính
cho người dân ở nơi đây, giúp họ nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo và vươn
lên làm giàu. Bên cạnh những trang trại chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, có quy
mô đem lại hiệu quả kinh tế cao thì chủ yếu vẫn là các mô hình chăn nuôi gà nhỏ lẻ,
không tập trung và hiệu quả chưa cao. Do vậy, tôi lựa chọn xã Tiên Phương, huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội để thực hiện nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo
định hướng trang trại.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
Dữ liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu đề tài gồm 2 loại đó là: dữ liệu thứ cấp
và dữ liệu sơ cấp.
2.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là các dữ liệu đã được công bố trên sách báo, tạp chí, các loại
báo cáo tổng kết của xã như:
-

Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của xã.

-

Dữ liệu thống kê về ngành chăn nuôi gà của xã Tiên Phương và
các thôn nghiên cứu trong các năm từ 2015-2017…

Các thông tin liên quan trong các công trình nghiên cứu về phát triển chăn nuôi
tập trung xa khu dân cư.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Dự kiến sẽ điều tra 30 hộ dân



- Nội dung câu hỏi điều tra hộ chăn nuôi:
+ Những thông tin cơ bản của đối tượng điều tra: tên chủ hộ, số lao động trong hộ,
số lao động tham gia vào chăn nuôi tập trung...
+ Tình hình chi phí, kết quả sản xuất, những thay đổi trong suy nghĩ, hành động của
người dân trước và sau chính sách.
+ Khả năng hiểu biết, tiếp cận chính sách , các hỗ trợ chăn nuôi tập trung xã khu
dân của người dân địa bàn xã Tiên Phương.
+ Nhận định của người dân về những vướng mắc, khó khăn gặp phải và ý kiến để
giải quyết những vấn đề trên.
Ngoài ra, phỏng vấn trực tiếp và xin ý kiến cán bộ khuyến nông xã, cán bộ lãnh đạo
để có cái nhìn tổng quát về tình hình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Bảng 2.4 Phân tổ mẫu điều tra
Chỉ tiêu
Thôn Tiên Lữ
Thôn Đồng Nanh
Thôn Quyết Tiến
Trong đó:

Nhóm I
7
5
1

Nhóm II
3
8
0

Nhóm I: từ 1-5000 con/lứa

Nhóm II: từ 5000 con-10000 con/lứa trở lên
Nhóm III: trên 10000 con

2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin
Sử dụng các công cụ tính toán trên Excel

Nhóm III
4
2
0

Tổng
14
15
1


2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.4.1. Phương pháp định lượng
 Phương pháp phân tổ thống kê:
Là phương pháp căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để phân chia tổng
thể các số liệu thống kê thành các tổ có thuộc tính khác nhau. Đề tài phân tổ các hộ
nuôi theo hình thức nuôi khác nhau để điều tra.
 Thống kê mô tả:
Thông qua việc thu thập số liệu, điều tra các số liệu, sử dụng các chỉ tiêu như số
bình quân, số tương đối, số tuyệt đối để đánh giá chung về quy mô, kết quả, hiệu
quả chăn nuôi theo định hướng trang trại của các hộ nông dân. Trong nghiên cứu
phương pháp này dùng để mô tả thực trạng chăn nuôi của các hộ, các yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển chăn nuôi gà theo định hướng trang trại của hộ nông dân.
 Thống kê so sánh:

Thông qua phương pháp này để so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến
việc ra quyết định giữa hộ chăn nuôi với nhau để có sự đối chứng giữa các hộ. Xem
xét những yếu tố cơ bản quyết định đến ứng xử của họ, từ đó đưa ra một số giải
pháp phù hợp góp phần khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp theo hướng
bền vững
 Phương pháp SWOT:
SWOT là tập hợp chữ cái đầu tiên viết tắt của từ tiếng anh:
Strength( điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunity (cơ hội), Threat
( thách thức). Ma trân SWOT dùng để tổng hợp những nghiên cứu về môi trường
bên trong và bên ngoài của mô hình, nhằm đưa các giải pháp phát huy thế mạnh,
khắc phục điểm yếu và né tránh những nguy cơ. Phân tích môi trường bên ngoài để
phát hiện ra những cơ hội và những đe dọa đối với chăn nuôi gà thịt của hộ. Phân
tích môi trường nội bộ để xác định được thế mạnh và điểm yếu chính


Trong đề tài này tôi sử dụng phương pháp phân tích SWOT để tìm ra điểm
mạnh (strength), điểm yếu (weakness), cơ hội ( opportunity), thách thức ( threat).
trong quá trình chăn nuôi gà để đưa ra các định hướng, các giải pháp trong phát triển
chăn nuôi gà thịt theo định hướng trang trại.
2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu
* Nhóm chỉ tiêu mô tả đặc điểm và nguồn lực sản xuất của hộ.

- Nhân khẩu và lao động trong hộ: tuổi chủ hộ, trình độ dân trí, tổng số lao
động trên hộ.
- Cơ sở vật chất kinh tế hạ tầng.
- Điều kiện sản xuất: diện tích đất sử dụng chăn nuôi, nguồn nước, thức ăn…
- Nguồn vốn sản xuất
* Nhóm chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chăn nuôi gà
Số con chăn nuôi bình quân/lứa
Số con suất chuồng bình quân/lứa

Số lứa chăn nuôi bình quân/năm
Số ngày chăn nuôi bình quân/lứa
Số trứng xuất chuồng/con
* Nhóm chỉ tiêu về kết quả chăn nuôi gà
Số con xuất chuồng bình quân 1 năm/hộ
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân 1 năm /hộ
Sản lượng phân gà xuất bán bình quân 1 năm/hộ
Giá trị sản xuất(GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động nông
nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định ( thường là 1 năm)
GO của các hộ nuôi gà được tính như sau:
GO = (∑Qi*Pi)sản phẩm chính + (∑Qj*Pj)sản phẩm phụ
Trong đó:


Qi: Sản lượng thịt gà hơi bình quân 1 hộ xuất bán
Qj: Sản lượng phân gà bình quân 1 hộ xuất bán
Pi: Giá bán 1kg thịt hơi
Pj: Giá bán 1kg phân gà
Tổng chi phí (TC): là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ trong một
thời kỳ sản xuất + Khấu hao TSCĐ + Lao động
Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ trong
một thời kỳ sản xuất. Cụ thể trong chăn nuôi gà:
Chi phí vật chất bao gồm chi phí về con giống, thức ăn, thuốc thú y, tiền điện, chất
độn chuồng và các công cụ, dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi.
Chi phí dịch vụ là chi phí thuê lao động ngắn hạn.
IC = ∑Cj
Trong đó:
Cj là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sản xuất ra sản phẩm J
Giá trị gia tăng (VA): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi đã trừ đi chi phí trung
gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó.

VA= GO – IC
Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của hộ sản xuất ra bao gồm cả
công lao động của hộ và cả lợi nhuận trong thời kỳ sản xuất.
MI= GO – IC – A – T – W
Trong đó:
A: Khấu hao tài sản cố đingh và chi phí phân bố


T: Thuế phải nộp
W: Tiền thuê lao động (nếu có)
Lợi nhuận Pr = MI – V*Pi
V : Là số ngày công lao động gia đình
Pi : Giá của 1 ngày công lao động gia đình
Lao động chăn nuôi gà là lao động không liên tục, nên số ngày lao động gia
đình V được tính quy đổi thành số ngày công (8 tiếng/ ngày công).
V = Thời gian nuôi gà trong 1 ngày (giờ) * Tổng số ngày nuôi một lứa gà (ngày)
8 (giờ)
* Nhóm chỉ tiêu thể hiện hiệu quả chăn nuôi gà
Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian (VA/TC ; MI/IC ; Pr/IC)
Hiệu quả sử dụng tổng chi phí (VA/TC ; MI/TC ; Pr/TC)
Hiệu quả sử dụng lao động :
Giá trị gia tăng (VA)/1 ngày lao động gia đình
Thu nhập hỗn hợp (MI)/1 ngày lao động gia đình
Lợi nhuận (Pr)/1 ngày lao động gia đình
Là phương pháp tính toán các chỉ tiêu, chỉ số thống kê được sử dụng so sánh giữa
các nhóm hộ chăn nuôi gà
*Nhóm chỉ tiêu về phát triển
- Tốc độ phát triển bình quân.



×