Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 130 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HOÀNG GIÁP

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TẬP TRUNG XA KHU
DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚC THỌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Đình Thao

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Giáp

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Ban quản lý đào tạo, Khoa kinh tế và Phát triển nông thôn Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ về mọi mặt để tôi hoàn thành luận văn.
Các thầy, cô bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, cùng các thầy, cô trong khoa kinh tế
và phát triển nông thôn đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học và làm luận văn.
UBND huyện Phúc Thọ, phòng kinh tế, trạm Thú Y, trạm phát triển chăn nuôi số
II cùng UBND – ban chăn nuôi thú y xã Thọ Lộc, UBND – ban chăn nuôi thú y xã Phụng
Thượng, UBND – ban chăn nuôi thú y xã Thượng Cốc, các hộ chăn nuôi, trang trại.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Trần Đình Thao đã tận
tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ, động viên khích lệ, đồng thời có những ý kiến đóng
góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Giáp

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................ ii
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ ..................................................................................................... viii
Danh mục hộp ........................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.2.1.


Mục tiêu chung ................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận thực tiễn .................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số quan điểm và khái niệm ....................................................................... 5


2.1.2.

Vai trò của ngành chăn nuôi trong sản xuất và đời sống xã hội ........................ 7

2.1.3.

Sự cần thiết phải phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ......................... 8

2.1.4.

Đặc điểm của chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ............................................. 9

2.1.5.

Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ................................. 10

2.1.6.

Nội dung phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.................................. 12

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 19

iii


2.2.1.


Thực trạng và kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi tập trung ở một số
nước trên thế giới........................................................................................... 19

2.2.2.

Thực trạng và kinh nghiệm phát triển chăn nuôi tập trung tại Việt Nam ......... 24

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 36
3.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện phúc thọ ................................. 37

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ......................................................................................... 37

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................... 4343

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4848

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận ................................................................................ 4848

3.2.2.


Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu ...................................... 4848

3.2.3.

Phương pháp thu thập số liệu và thông tin.................................................. 4848

3.2.4.

Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 5050

3.2.5.

Phương pháp phân tích số liệu ................................................................... 5050

3.2.6.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 5151

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ............................................................ 5252
4.1.

Thực trạng phát triển chăn nuôi tập trung của huyện phúc thọ .................... 5252

4.1.1.

Khái quát tình hình chăn nuôi và chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện
Phúc Thọ ................................................................................................... 5252

4.1.2.


Đặc điểm người sản xuất trong chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ............. 6262

4.1.3.

Quy mô chăn nuôi của các hộ .................................................................... 6363

4.1.4.

Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi của các hộ .................... 6464

4.1.5.

Thực trạng thực hiện kỹ thuật trong chăn nuôi ........................................... 6565

4.1.6.

Thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ..................................... 7272

4.1.7.

Kết quả và hiệu quả chăn nuôi tập trung xa khu dân cư .............................. 7373

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ..... 7979

4.2.1

Chính sách và quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung ............................. 7979


4.2.2.

Xây dựng cơ sở hạ tầng ............................................................................. 8080

4.2.3.

Vốn ........................................................................................................... 8282

4.2.4.

Trình độ khoa học kỹ thuật của người chăn nuôi ........................................ 8484

4.2.5.

Mạng lưới thú y và kiểm soát dịch bệnh..................................................... 8686

4.2.6.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ..................................................... 8787

iv


4.2.7.

Đánh giá chung về phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa
bàn huyện Phúc Thọ .................................................................................. 8888

4.3.


Giải pháp phát triển chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư ............................. 9393

4.3.1.

Quan điểm phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư huyện Phúc Thọ . 9393

4.3.2.

Định hướng phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư .......................... 9393

4.3.3.

Các giải pháp ............................................................................................. 9494

Phần 5. Kết luận và khuyến nghị ..................................................................... 103103
5.1.

Kết luận ................................................................................................. 103103

5.2.

Khuyến nghị .......................................................................................... 104104

5.2.1.

Đối với Nhà nước .................................................................................. 104104

5.2.2.

Đối với UBND huyện Phúc Thọ ............................................................ 104104


5.2.3.

Đối với hộ chăn nuôi ............................................................................. 104104

Tài liệu tham khảo .............................................................................................. 105105

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa hiện đại hóa

CNTT

Chăn nuôi tập trung

CNTT

Công nghệ thông tin

CSHT

Cơ sở hạ tầng


GPMB

Giải phóng mặt bằng

KDC

Khu dân cư

KH - KT

Khoa học kỹ thuật

LMLM

Lở mồm long móng

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TCN

Trước công nguyên

UBND

Ủy ban nhân dân

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Phân bố số lượng gia súc gia cầm thế giới năm 2009 ............................... 20

Bảng 3.1.

Cơ cấu các loại đất của huyện phúc Thọ năm 2014 .................................. 40

Bảng 3.2.

Quỹ đất theo địa giới hành chính năm 2014 ............................................. 41

Bảng 3.3.

Biến động sử dụng đất của huyện phúc Thọ giai đoạn 2012-2014 ........... 42

Bảng 4.1.

Số lượng đàn vật nuôi và sản lượng chăn nuôi trên địa bàn huyện
Phúc Thọ (2013 – 2015) .......................................................................5858

Bảng 4.2.

Số lượng hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Phúc Thọ (2013 – 2015) ......6060

Bảng 4.3.


Thông tin về hộ chăn nuôi tập trung xa khu dân cư địa bàn huyện
Phúc Thọ ..............................................................................................6262

Bảng 4.4.

Quy mô chăn nuôi tập trung của các hộ điều tra ....................................6363

Bảng 4.5.

Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi tập trung của hộ .......6464

Bảng 4.6.

Tình hình cung ứng thức ăn thô xanh trong chăn nuôi bò tập trung .............7070

Bảng 4.7.

Tình hình thực hiện công tác thú y ........................................................7171

Bảng 4.8.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm bò thịt, lợn thịt của hộ chăn nuôi tập
trung xa khu dân cư ..............................................................................7272

Bảng 4.9.

Kết quả, hiệu quả chăn nuôi lợn thịt tập trung xa khu dân cư ................7474

Bảng 4.10. Kết quả chăn nuôi bò thịt tập trung, xa khu dân cư................................7676
Bảng 4.11. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò sữa tập trung xa khu dân cư ..............7878

Bảng 4.12 Quỹ đất tính bình quân của các hộ điều tra............................................8181
Bảng 4.13. Vốn và nhu cầu về vốn cho chăn nuôi của hộ ........................................8383
Bảng 4.14. Thực trạng tập huấn chuyển giao kỹ thuật trong chăn nuôi tại huyện
Phúc Thọ ..............................................................................................8484
Bảng 4.15. Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật của các hộ ...................................8585
Bảng 4.16. Lý do các hộ chăn nuôi chưa chuyển ra chăn nuôi tập trung xa KDC ...9090
Bảng 4.17. Phân tích SWOT đối với chăn nuôi tập trung xa khu dân cư .................9191

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Biến động đàn bò thịt trong chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
huyện Phúc Thọ ................................................................................ 6161
Biểu đồ 4.2. Biến động đàn bò sữa trong chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
huyện Phúc Thọ ................................................................................ 6161
Biểu đồ 4.3. Cơ cấu sử dụng giống bò thịt của các hộ điều tra ............................... 6666
Biểu đồ 4.4. Cơ cấu giống lợn của các hộ điều tra ................................................. 6767
Biểu đồ 4.5. Nguồn cung cấp giống lợn của các hộ điều tra .................................. 6868
Biểu đồ 4.6.

Cơ cấu giống bò sữa của các hộ chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ......... 6969

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Ý kiến của hộ chăn nuôi về lý do không đưa chăn nuôi ra xa khu dân cư ......... 8282

Hộp 4.2.


Ý kiến của cán bộ quản lý về tập huấn kỹ thuật trong chăn nuôi ............8686

Hộp 4.3.

Ý kiến của cán bộ địa phương về khó khăn trong phát triển chăn nuôi
tập trung xa khu dân cư .........................................................................9090

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Hoàng Giáp
Tên Luận văn: “Phát triển chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện Phúc Thọ,
thành phố Hà Nội”.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
I. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình phát triển chăn nuôi và chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Từ đó, đề xuất định hướng và giải
pháp phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại địa bàn nghiên cứu.
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chăn nuôi tập trung xa khu
dân cư.
- Đánh giá thực trạng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện Phúc
Thọ, thành phố Hà Nội.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi tập trung xa khu
dân cư.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở

huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội trong những năm tới.
II. Phương pháp nghiên cứu
*Nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu thực trạng tình hình phát triển chăn nuôi và chăn nuôi tập trung
xa khu dân cư trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội từ năm 2013 – 2015.
+ Nghiên cứu quá trình sản xuất, kết quả sản xuất, tiêu thụ và đầu tư sử dụng các
yếu tố trong chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại địa bàn nghiên cứu.
+ Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, tiêu thụ, đầu tư
và phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành
phố Hà Nội.
* Phương pháp tiếp cận
- Phương pháp tiếp cận hệ thống:
- Phương pháp tiếp cận có sự tham gia:
* Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu: Đề tài lựa chọn 3 xã Phụng
Thượng, Thượng Cốc, Thọ Lộc
* Phương pháp thu thập số liệu và thông tin
- Thông tin thứ cấp

ix


- Thông tin sơ cấp
* Phương pháp xử lý số liệu
- Các thông tin thu thập từ các phiếu điều tra được nhập vào máy tính và sử dụng
công cụ Excel để xử lý số liệu.
* Phương pháp phân tích số liệu
- Thống kê so sánh:
- Thống kê mô tả:
- Phương pháp SWOT:
III. Kết quả nghiên cứu và kết luận

Thực trạng phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư của huyện Phúc Thọ
hiện nay vẫn còn tính tự phát, chưa có quy hoạch khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
cụ thể. Sự phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư chậm hiện nay mới chỉ có 18 hộ
chăn nuôi bò thịt; 15 hộ chăn nuôi bò sữa; 169 hộ chăn nuôi lợn thịt, quy mô chăn nuôi
trong các hộ vẫn còn nhỏ. Bình quân hộ chăn nuôi bò thịt xa khu dân cư có 5,7con/hộ;
bò sữa là 8,7 con/hộ; lợn thịt là 138con/hộ. Cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi tập trung
của các hộ đã được quan tâm đầu tư, cơ cấu giống vật nuôi sử dụng các giống có năng
suất chất lượng đáp ứng được nhu cầu thị trường, thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện
nay tương đối thuận lợi, công tác thú y được các cấp chính quyền quan tâm, hiệu quả
chăn nuôi của nhóm hộ chăn nuôi tập trung xa khu dân cư cao hơn so với các hộ chăn
nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư cả về số lượng và chất lượng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư bao
gồm: Yếu tố chính sách và quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư của
thành phố, của huyện; yếu tố đất đai; yếu tố vốn; yếu tố công tác thú y và kiểm soát dịch
bệnh; yếu tố thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi tập trung của huyện và thực
trạng chăn nuôi tập trung trong các hộ điều tra, đồng thời phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến việc phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và chủ trương phát triển
chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, một số giải pháp đề xuất nhằm phát triển chăn nuôi
tập trung xa khu dân cư gồm: Giải pháp về vốn; giải pháp về đất đai, giải pháp đào tạo
tập huấn kỹ thuật; Giải pháp tăng quy mô chăn nuôi; giải pháp thú y, giống, thức ăn và
chuồng trại; giải pháp nguồn nhân lực; giải pháp vệ sinh môi trường.
Tóm lại, phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện Phúc
Thọ, thành phố Hà Nội là một trong những vấn đề cấp thiết cần được quan tâm. Chăn
nuôi xa khu dân cư quy mô lớn giúp quản lý tốt dịch bệnh, không gây ảnh hưởng đến
môi trường khu dân cư, tăng quy mô tổng đàn, tạo liên kết trong chăn nuôi có sức cạnh
tranh trên thị trường.

x



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Hoang Giap
Thesis title: “To develop breeding focus away from residental areas at the Phuc
Tho district, Ha Noi city”.
Major: Econonic management

Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
I. Research Objectives:
- Researching situation to develop breeding and breeding focus far away
residental areas at the Phuc Tho district, Ha Noi city. Therefore, the orientation to put
forward solution to develop breeding away from residental areas at the Phuc Tho.
- Contributing to systematize basis argument and the fact about breeding focus far
away residental areas.
- The assement reality breeding focus far way residental areas at the Phuc Tho
district , Ha Noi city.
- The analysis factors to impact to the breeding development focus far away
residental areas.
- The orientation some solution aim to develop breeding focus far way residental
areas at the Phuc Tho district, Ha Noi city in the next years.
II. Materials and Methods
Content to research
- The period 2013 to 2015, Researching situation to develop breeding and
breeding focus far away residental areas at the Phuc Tho district, Ha Noi city.
- Researching production process, process result, consumtion and invesment to
use factors in the breeding focus on away from residental areas at the Phuc Tho district.
- Studying factors impact to effective production, consumtion, invesment and the
develop breeding focus away from residental areas at the Phuc Tho district, Ha Noi city.

Acessing method
- System approach method
- Participative acess method
Method choose point and researching choose sample: Theme choose
commune: Phung Thuong, Thuong Coc, Tho Loc.
Data collection method and information:
- Secondary Information

xi

three


- Primary information
Method tackle data
- Collecting infomation from investigate slip are bring on the computer and
using Excel to deal wih data
Data analysis method
- Comparative statistics
- Description statistics
- SWOT method
III. Resulting reseach and coclusion
Situation breeding away from residential areas of Phuc Tho district is still
spontaneous, did not have any specifically concentrated development for breeding zone
far from residential areas. Currently, one concentrated development for breeding away
from residential areas has 18 beef farms; 15 dairy farms; 169 pig farms, breed scale is still
small households. Average beef farms away from residential areas have 5,7 animals
/house; 8.7 veal calf /house; porker is 138 per house. Infrastructure serves concentrated
breeding of households were interested in investment, the structure of domestic animals
using the quality yield varieties to meet market demand, product markets today relatively

favorable, veterinary authorities are concerned, the effect of the group breed farms away
from residential concentration is higher than small farms in residential areas in terms of
both quantity and quality.
Factors affecting the concentrated development for breeding away from residential
areas including policy factor and breed development planning focus away from residential
areas of the city, in the district; land factors; elements of capital; veterinary and disease
control; product markets.
Based on the assessment of the state district’s concentrated development for
breeding, and analyze the effect factors, policies, a number of proposed solutions to breed
development focus away from residential areas include: capital solutions; solution on
land, solutions and technical training; Solutions increased production scale; veterinary
solutions, seed, feed, and cages; workforce solutions; sanitation solutions.
In summary, concentrated development for breeding away from residential areas at
Phuc Tho district, Hanoi is one of the urgent issues needed attention. Breeding away from
residential areas of large-scale could help in managing some diseases as well as reducing
affect in the residential environment, increasing herd size and making the competitiveness
in the market.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Việt Nam một nước đi lên từ nông nghiệp, chăn nuôi là ngành kinh tế
quan trọng và đang dần trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp. Giá trị
sản xuất chăn nuôi năm 2012 đạt 144,8 nghìn tỷ đồng, năm 2013 đạt 147,9 nghìn
tỷ đồng. Năng suất chăn nuôi từng bước được cải thiện, chăn nuôi trang trại có xu
hướng tăng. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp của nước ta năm 2013 đạt
khoảng 24-25% định hướng sẽ tăng lên, ph ấ n đ ấu đạt trên 40% vào năm
2020 (Cục Chăn nuôi, 2015).

Tuy vậy, ngành chăn nuôi nước ta vẫn tồn tại nhiều yếu kém với những
đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất: Chăn nuôi mang tính tận dụng: Tận dụng phụ phẩm nông
nghiệp, lao động nhàn rỗi, vốn, đất đai.
Thứ hai: Phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, thiếu quy hoạch, chủ
yếu lấy công làm lãi, chưa phải là một nền chăn nuôi chuyên nghiệp, quy mô lớn
để giảm giá thành, tăng mức cạnh tranh trên thị trường.
Thứ ba: Hệ thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa đồng bộ, thiếu liên
kết chặt chẽ. Chính hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán này đã gây khó khăn
thách thức trong quản lý khi mà các điều kiện về nhu cầu chất lượng sản phẩm,
số lượng ngày một đòi hỏi cao. Hơn nữa, việc phát triển chăn nuôi hầu hết trong
khu dân cư làm nảy sinh nhiều vấn đề: Chất thải không được xử lý, xả thẳng ra
ao hồ, kênh mương làm môi trường ô nhiễm nghiêm trọng. Chính điều này đã đòi
hỏi cần có một sự thay đổi phương thức trong chăn nuôi.
Trước đây, Hà nội vốn không phải là địa phương có thế mạnh về chăn
nuôi, nhưng năm 2008 sau khi tỉnh Hà Tây (cũ) sát nhập vào, Hà Nội hình thành
nên nhiều đặc thù, thuận lợi cho phát triển chăn nuôi công nghệ cao. Những năm
qua, ngành chăn nuôi Hà Nội đã đạt được những kết quả tốt, là một trong những
địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, hiện nay
chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư vẫn là hình thức chăn nuôi chính, hình thức
chăn nuôi này đang bộc lộ nhiều hạn chế, không phù hợp với xu thế hiện nay khi
nên kinh tế đang đà hội nhập quốc tế. Hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ có lợi thế như:

1


Đòi hỏi đầu tư thấp, sản xuất đa dạng; Hạn chế như: Rủi ro, khối lượng sản phẩm
nhỏ lẻ, ít và khó tiếp cận thị trường, ô nhiễm môi trường phát sinh, khó kiểm soát
dịch bệnh và khó áp dụng các kỹ thuật an toàn sinh học để phòng tránh các bệnh
truyền nhiễm trong chăn nuôi.

Phát triển chăn nuôi theo phương thức tập trung xa khu dân cư (KDC)
đang là hướng đi được đánh giá là phù hợp và đúng đắn để giải quyết những vấn
đề tồn tại đó. Hình thức chăn nuôi kiểu tập trung sẽ quản lý được đầu vào, áp
dụng được khoa học công nghệ vào sản xuất, từ đó giảm chi phí và nâng cao hiệu
quả, đồng thời, giảm được ô nhiễm môi trường và dịch bệnh…Đó cũng là mục
tiêu hướng tới để góp phần thực hiện thành công chương trình xây dựng nông
thôn mới.
Trạm phát triển chăn nuôi Phúc Thọ trong thời gian qua được trung tâm
phát triển chăn nuôi Hà Nội bổ sung một số chức năng, nhiệm vụ và kiện toàn
tổ chức, đặc biệt là sát nhập 2 Trạm Phúc Thọ và Đan Phượng thành trạm phát
triển chăn nuôi số 2 theo thông báo số 60 TB/TTPTCN ngày 31/07/2014 của
Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội. Trạm phát triển chăn nuôi số 2 được
đặt tại xã Xuân Phú huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội, Phúc Thọ là huyện
nông nghiệp chủ yếu nông dân sống bằng trồng trọt và chăn nuôi. Tổng cơ
cấu đàn của huyện trong đó đàn lợn 87.585 con, Đàn Trâu bò 6.902 con, Đàn
gia cầm 809.200 con (Kế hoạch tiêm phòng đại trà cho đàn gia súc, gia cầm
đợt I/2015 trạm thú y huyện Phúc Thọ). Phúc Thọ là huyện có số lượng gia
súc, gia cầm lớn, huyện cũng đã có chủ trương phát triển chăn nuôi tập trung
xã khu dân cư, song qua trình đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư còn đang gặp
nhiều khó khăn và thiếu các biện pháp thiết giải quyết các vấn đề về giống,
vốn, đất đai, kỹ thuật, bảo vệ môi trường, kiểm soát chất lượng sản phẩm và
kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi.
Để góp phần phát triển hiệu quả, bền vững ngành chăn nuôi nói chung
và hình thức chăn nuôi tập trung xa khu dân cư nói riêng, cần có sự nghiên
cứu thực tế đồng thời tìm ra hướng phát triển, giải pháp cụ thể. Từ tính thiết
thực và cấp bách đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển chăn nuôi tập
trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội”
nhằm nghiên cứu cụ thể thực tiễn, từ đó đề xuất một số định hướng cùng giải
pháp nhằm phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện
một cách hiệu quả và bền vững.


2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu tình hình phát triển chăn nuôi và chăn nuôi tập trung xa khu dân
cư trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Từ đó, đề xuất định hướng
và giải pháp phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại địa bàn nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chăn nuôi tập trung
xa khu dân cư.
- Đánh giá thực trạng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn
huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi tập trung
xa khu dân cư.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân
cư ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội trong những năm tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực tế phát triển chăn nuôi ở trên địa bàn huyên Phúc Thọ, thành phố
Hà Nội hiện nay đang diễn ra như thế nào?
- Chăn nuôi tập trung xa khu dân cư liệu có những ưu điểm, nhược điểm
như thế nào so với chăn nuôi trong khu dân cư?
- Hiệu quả của các mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư này hiện
nay như thế nào?
- Việc phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đang gặp những khó
khăn, vướng mắc như thế nào và nguyên nhân gây ra?
- Những giải pháp cần thiết trong thời gian tới để việc phát triển chăn
nuôi tập trung xa khu dân cư ở huyện Phúc Thọ phát triển bền vững?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề kinh tế - kỹ thuật liên quan đến phát triển chăn
nuôi, chăn nuôi tập trung, tình hình sản xuất, tiêu thụ và kinh doanh đầu ra, đầu
vào, các chính sách phát triển cho chăn nuôi tập trung.

3


- Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là các hộ, trang trại chăn nuôi
trong khu dân cư và chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Các vấn đề kinh tế liên
quan tới sản xuất, tiêu thụ và kinh doanh sản phẩm của các hộ chăn nuôi tập
trung xa khu dân cư và hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi nội dung
+ Nghiên cứu thực trạng tình hình phát triển chăn nuôi và chăn nuôi tập trung
xa khu dân cư trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội từ năm 2013 – 2015.
+ Nghiên cứu quá trình sản xuất, kết quả sản xuất, tiêu thụ và đầu tư sử dụng
các yếu tố trong chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại địa bàn nghiên cứu.
+ Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, tiêu thụ, đầu
tư và phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện Phúc Thọ,
thành phố Hà Nội.
1.4.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu tình hình thực tế phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện
Phúc Thọ, thành phố Hà Nội và hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, cùng những mô hình chăn nuôi
tập trung xa khu dân cư, tại các xã: Phụng Thượng, Thượng Cốc, Thọ Lộc.
1.4.2.3. Phạm vi thời gian
+ Thời gian nghiên cứu đề tài: Số liệu thu thập qua 3 năm từ năm 2013
đến năm 2015 và số liệu điều tra.
+ Các giải pháp đề xuất cho kế hoạch phát triển chăn nuôi từ năm
2015-2020.

+ Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 4/2015 đến 5/2016.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số quan điểm và khái niệm
a. Chăn nuôi
Có nhiều khái niệm về chăn nuôi trên thế giới. Tuy nhiên, ta có thể hiểu
chăn nuôi là ngành cổ xưa nhất của nhân loại, nó cung cấp cho con người thực
phẩm có dinh dưỡng cao, nguồn đạm động vật như thịt, sữa, các sản phẩm từ sữa,
trứng. Sản phẩm của ngành chăn nuôi còn là nguyên liệu cho công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng ,cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và cho xuất khẩu.
Ngành chăn nuôi còn cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận
dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt. Trồng trọt kết hợp với chăn nuôi tạo ra nền
nông nghiệp bền vững.
Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật
nuôi để sản xuất những sản phẩm như: Thực phẩm, lông, và sức lao động. Sản
phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt
của con người. Chăn nuôi xuất hiện lâu đời trong nhiều nền văn hóa kể từ khi loài
người chuyển đổi từ lối sống săn bắn hái lượm sang định canh định cư.
Việc chăn nuôi các loài vật bắt nguồn từ quá trình chuyển đổi lối sống của
loài người sang định canh định cư chứ không còn sinh sống kiểu săn bắn hái
lượm. Con người đã biết thuần hóa động vật và kiểm soát các điều kiện sống của
vật nuôi. Dần theo thời gian, các hành vi tập thể, vòng đời, và sinh lý của vật
nuôi đã thay đổi hoàn toàn. Qua đó, con người không phải đi săn bắn nữa mà vẫn
có sản phẩm sử dụng. Nhiều động vật trong trang trại hiện đại không còn thích
hợp với cuộc sống nơi hoang dã nữa. Chó đã được thuần hóa ở Đông Á khoảng
15.000 năm trước đây, dê và cừu đã được thuần hóa khoảng 8000 trước Công

nguyên ở châu Á. Lợn được thuần từ năm 7000 TCN ở Trung Đông và Trung
Quốc. Bằng chứng sớm nhất của ngựa thuần là khoảng năm 4000 TCN.
b. Chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
Chăn nuôi tập trung được hiểu theo nghĩa chăn nuôi theo trang trại công
nghiệp, chứ không phải như cách hiểu của nhiều địa phương là "tập trung chăn
nuôi” vào một khu như khu công nghiệp trong đó có đảm bảo sinh thái và kiểm

5


soát dịch bệnh. Tóm lại, chăn nuôi tập trung (hay chăn nuôi lớn) là hình thức chăn
nuôi trang trại quy mô lớn, áp dụng phương thức sản xuất công nghiệp tiên tiến thay
thế cho chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ lẻ (Nguyễn Xuân Dương, 2012).
Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 10/2008/QĐ - TTg
về Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Quyết định này đã nói rõ mục
tiêu đến năm 2020, ngành chăn nuôi nước ta phải cơ bản chuyển sang phương
thức chăn nuôi trang trại - công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm
đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Cũng theo Quyết định này thì Chính phủ đã xác định khái niệm chăn nuôi
tập trung là chăn nuôi theo trang trại - công nghiệp theo quy mô lớn, áp dụng
phương thức sản xuất công nghiệp tiên tiến thay thế cho chăn nuôi nông hộ, quy
mô nhỏ lẻ.
Như vậy, chăn nuôi tập trung xa khu dân cư là hình thức chăn nuôi quy mô
lớn, hình thành những khu vực chăn nuôi mang tính chất công nghiệp cách xa khu
dân cư.
Tuy nhiên, chăn nuôi tập trung xa khu dân cư không phải là tập trung chăn
nuôi, mà tập trung chăn nuôi là tập hợp những hộ chăn nuôi lại một chỗ. Cần có
các điều kiện về đất đai, vốn, CSHT (điện, đường, nước, giao thông đi lại...) cũng
như cần có sự quản lý, kiểm soát các dịch bệnh, vệ sinh môi trường…
c. Phát triển chăn nuôi

Phát triển chăn nuôi bao gồm sự gia tăng về số lượng, năng suất và chất
lượng, đồng thời là sự biến đổi cơ cấu đàn, cơ cấu giá trị sản phẩm theo hướng
hiệu quả và phát triển bền vững.
Vì vậy, phát triển chăn nuôi phải thực hiện đồng thời nhiều nội dung khác
nhau, trong đó chủ yếu tập trung vào các nội dung chính là:
- Tăng quy mô tổng đàn trong vùng bằng cách nhân giống, mua thêm con
giống và mở rộng diện tích chăn nuôi, cầm áp dụng các biện pháp, hình thức
chăn nuôi cho phù hợp với điều kiện của hộ, của địa phương. Qua đó thể hiện
được sự tăng trưởng của đàn trong việc phát triển chăn nuôi.
- Tăng năng suất, chất lượng bằng cách thay thế các giống cũ kém chất
lượng bằng các giống mới có năng suất, chất lượng cao thích nghi với điều kiện
chăn nuôi của địa phương, có khả năng chị bệnh tật tốt.

6


- Đảm bảo cơ cấu đàn phù hợp với tái sản xuất đàn, không để mật độ đàn
lúc quá động lúc quá ít. Đảm bảo khi xuất đàn cần có đàn mới thay thế, nhằm hạn
chế thời gian nhàn rỗi tăng công suất chăn nuôi trong năm.
- Tổ chức các phương thức chăn nuôi phù hợp, phát huy được hiệu quả
tiềm năng kinh tế thế mạnh của địa phương. Từ đó, để lấy đà đi lên phát triển
chăn nuôi một cách bài bản, đúng phương pháp nhằm tăng giá trị kinh tế. Áp
dụng tốt quy trình kỹ thuật chăn nuôi, công tác chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh
phòng chống dịch bệnh, tạo ra sản phẩm sạch đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm phục vụ cho nhu cầu cần thiết của con người.
- Phát triển chăn nuôi phải cân đối với sự tăng trưởng sản xuất nông
nghiệp gắn với tăng trưởng kinh tế của từng địa phương, đảm bảo dịch bệnh, vệ
sinh môi trường không để dịch bệnh lây sang người.
- Trong chăn nuôi, sự phát triển về số lượng và chất lượng có quan hệ
song song với nhau cái này phụ thuộc vào cái kia, sự phát triển về chất lượng là

nhân tố làm tăng nhanh sự phát triển về số lượng và ngược lại. Với những giống
có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, thích ứng được các điều kiện chăn
nuôi, cùng việc tổ chức chăn nuôi phù hợp là cơ sở cho phát triển nhanh quy mô
đàn, tăng lượng sản lượng trong chăn nuôi. Việc phát triển nhanh quy mô đàn,
tăng lượng sản phẩm thu được là hiệu quả trong chăn nuôi đạt kết quả tốt.
Để ngành chăn nuôi phát triển thuận lợi, việc phát triển và hoàn thiện các
cơ sở hạ tầng cùng các dịch vụ phục, vụ cho chăn nuôi là vấn đề cấp thiết, đặc
biệt là hệ thống dịch vụ cung cấp giống, thức ăn chăn nuôi, thú y, hệ thống tiêu
thụ sản phẩm như cơ sở giết mổ, chợ , cơ sở chế biến thực phẩm.....
Thực hiện tốt các nội dung trên sẽ mang lại hiệu quả trong việc phát triển
chăn nuôi dẫn tới thu nhập của người chăn nuôi được tăng lên.
Phát triển chăn nuôi, không chỉ chú ý đến các giải pháp tăng trưởng kinh
tế của ngành mà bỏ qua mọi hệ quả của nó gây ra, chăn nuôi tập trung cần thiết
phải chú ý cả đến các vấn đề nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh
thái và đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng xã hội xung quanh khu vực chăn nuôi.
2.1.2. Vai trò của ngành chăn nuôi trong sản xuất và đời sống xã hội
Chăn nuôi là một ngành sản xuất rất quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân, nó cung cấp nhiều loại sản phẩm phục vụ và nâng cao đời sống con người,
dùng trong nước và để xuất khẩu.

7


Chăn nuôi là một ngành có vai trò quan trọng, nó cung cấp thực phẩm,
thực phẩm chất lượng cao cho con người. Cuộc sống của con người được cái
thiện bằng các sản phẩm như thịt, trứng, sữa, cá...
Cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt giúp nâng cao năng xuất cây
trồng, tăng độ phì nhiêu, cải thiện đất đai.
Đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực

phẩm, da giày, va ly, mũ áo lông, các ngành dệt len...Khi có sản phẩm, nguyên
liệu có chất lượng xuất khẩu sẽ tăng nguồn ngoại tệ thu về.
2.1.3. Sự cần thiết phải phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
- Giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư, cải thiện môi trường sinh
thái: Từng bước chuyển dần chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, hiệu quả thấp sang chăn
nuôi theo hướng hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Thông qua đó, nâng cao thu
nhập cho người chăn nuôi, nâng tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp,
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo đà đẩy mạnh CNH – HĐH
nông nghiệp nông thôn, tăng thu nhập cho người dân nông thôn từng bước hoàn
thiện trương trình xây dựng nông thôn mới.
- Chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đã góp phần bảo vệ môi trường,
khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái nông nghiệp nông thôn, giữ
gìn cảnh quan. Việc đưa chăn nuôi ra khỏi KDC hạn chế những ảnh hưởng xấu
do dịch bệnh từ động vật lây sang người, chất thải từ chăn nuôi gây ra, đảm bảo
giữ gìn môi trường sống cho người dân, tạo không khí thoáng mát trong lành,
nguồn nước sinh hoạt được đảm bảo hợp vệ sinh…
- Hiện đại hóa ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp, quy mô lớn,
công nghệ hiện đại: Chăn nuôi tập trung xa KDC tạo điều kiện cho việc tăng
quy mô chăn nuôi và áp dụng các công nghệ tiên tiến, an toàn dịch bệnh, phù
hợp với xu thế phát triển, hội nhập của nền kinh tế Việt Nam.
- Tăng chất lượng sản phẩm chăn nuôi và từng bước phát triển chăn nuôi
theo hướng hàng hóa: Nâng cao chất lượng các sản phẩm, đảm bảo được thực
phẩm đủ chất lượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng củ xã hội. Khi đời sống nhân
dân được nâng lên, nhu cầu sử dụng hàng hóa chất lượng cao ngày càng tăng.
Nhờ có chăn nuôi tập trung mà việc áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, kinh
doanh dễ dàng hơn, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có quy hoạch tăng, áp

8



dụng nhiều tiến bộ khoa học của thế giới vào chăn nuôi. Nhờ đó mà công tác
quản lý dịch bệnh được chú trọng, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân: Chăn nuôi tập trung
xa khu dân cư góp phần tạo việc làm, nâng cao năng suất, tăng thu nhập và hiệu
quả chăn nuôi, nhờ đó mà đời sống nhân dân được cải thiện. Sản xuất theo quy
mô lớn sẽ yêu cầu thêm lượng lao động thuê ngoài, giải quyết một lượng công
ăn việc làm cho người lao động nông thôn.
2.1.4. Đặc điểm của chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
So với chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ nằm trong khu vực dân cư thì chăn nuôi
tập trung xa khu dân cư có một số đặc điểm nổi bật như sau:
+ Mục đích của chăn nuôi tập trung xa khu dân cư là sản xuất hàng hóa
với quy mô lớn, đảm bảo tính độc lập cho chăn nuôi.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã làm sản xuất hàng hóa trở thành một yêu cầu
tất yếu, để thay thế cho hình thức sản xuất tự cung tự cấp đối với các ngành kinh
tế nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng. Đặc biệt, khi nhu cầu thực phẩm ngày
càng tăng về cả số lượng lẫn chất lượng thì yêu cầu phát triển ngành chăn nuôi
theo hướng sản xuất hàng hóa lớn lại càng trở nên quan trọng. Sản phẩm từ các
đơn vị trong khu CNTT xa khu dân cư sẽ được đem trao đổi, buôn bán ở cả thị
trường trong nước cũng như sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài. Thực hiện chăn nuôi
tập trung xa khu dân cư sẽ giúp ngành chăn nuôi tạo ra năng suất cao, từ đó góp
phần làm tăng thu nhập cho các hộ chăn nuôi cũng như tăng mức đóng góp của
ngành chăn nuôi trong thu nhập kinh tế quốc dân.
+ Các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư nằm ngoài và tách biệt với
khu vực dân cư.
Các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư được quy hoạch ở những
vùng đất trống, trũng, hoang hóa…canh tác kém hiệu quả, nằm cách xa khu
vực dân cư để đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng tránh sự lây lan của
dịch bệnh từ động vật sang người. Tuy nhiên, khi xây dựng các khu dân cư
này thì các địa phương không chỉ quan tâm đến khu dân cư của mình mà còn
phải chú ý đến các địa phương khác xung quanh để xác định khoảng cách

giữa khu chăn nuôi với các khu vực dân cư khác nhau, các trung tâm y tế, văn
hóa xã hội, trường học…từ đó tăng cường tính bền vững cho hình thức chăn
nuôi tập trung xã khu dân cư.
+ Chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đòi hỏi có sự đầu tư lớn về cơ sở
vật chất ban đầu.

9


Mức độ tập trung chuyên môn hoá trong sản xuất cho chăn nuôi tập trung
xa khu dân cư cao hơn hẳn so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản
xuất như: Số lượng đầu gia súc, lao động, đất đai, vốn, khoa học kỹ thuật, giá trị
sản phẩm chăn nuôi...Khác với hình thức chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ phân tán
trong khu dân cư mang tính chất tận dụng về lao động, thức ăn dư thừa...chủ yếu
là đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ở địa bàn nhỏ hẹp. Đối với chăn nuôi tập trung xa
khu dân cư có đặc điểm sản xuất lớn về quy mô đàn, số lượng vật nuôi, các chủ
hộ chăn nuôi có thể thuê mướn lao động bên ngoài và mua thức ăn chăn nuôi,
nguồn giống, thuốc thú y...Ngoài ra, ở các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
có sự đầu tư về CSHT phục vụ cho các hộ trong khu chăn nuôi như: Hệ thống
giao thông đi lại, điện, hệ thống tưới tiêu xử lý rác thải chăn nuôi, hệ thống hàng
rào bao quanh để đảm bảo an ninh cho các hộ chăn nuôi, quản lý dịch bệnh ở khu
chăn nuôi...
+ Các chủ hộ chăn nuôi cần có kiến thức và kinh nghiệm nhất định trong
quá trình sản xuất.
Các hộ chăn nuôi là người trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến
bộ KHKT, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng lao động
gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất đạt hiệu quả cao, có thu nhập vượt
trội so với kinh tế hộ. Ở hình thức chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ trong khu dân cư do
chăn nuôi với số lượng vật nuôi ít, mang tính tận dụng phụ phẩm dư thưa hàng
ngày nên người chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống. Tuy nhiên,

khi chuyển sang CNTT xa khu dân cư mang tính chất công nghiệp, số lượng đàn
vật nuôi lớn đòi hỏi người chăn nuôi phải có kinh nghiệm sản xuất để lựa chọn
hình thức, quy mô chăn nuôi cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế của hộ
gia đình. Kinh nghiệm của chủ hộ chăn nuôi còn thể hiện ở cả ở khâu tìm kiếm,
xây dựng cơ sở hạ tầng, sử dụng các con giống có chất lượng, cho năng suất cao;
chăm sóc phòng tránh dịch bệnh cho vật nuôi, tiếp cận với các chính sách mới,
nguồn cung ứng vốn hợp lý và tiêu thụ đầu vào đầu ra...
2.1.5. Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
2.1.5.1. Khái niệm
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dung các
nguồn lực (nhân lực, tài lực, nguồn vốn) để đạt được mục tiêu xác định.
2.1.5.2Một số hiệu quả xã hội từ chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
a. Hiệu quả môi trường
Chăn nuôi là một trong những ngành sản sinh ra nhiều chất thải lớn.Hàng
ngày, gia súc, gia cầm sản sinh ra một lượng phân và nước tiểu rất lớn. “ khối

10


lượng phân và nước tiểu được thải có thể chiếm từ 1,5-6% trọng lượng gia súc
(Trương thanh cảnh, 2010). Trong quá trình chăn nuôi với số lượng lớn đã thải
vào một trường một số lượng lớn về chất thải vì vậy, các hộ chăn nuôi sử dụng
chất thải để làm năng lượng đốt sạch như:
Ứng dụng công nghệ Biogas là một trong những giải pháp hữu hiệu để xử
lý chất thải chăn nuôi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường thu được khí sinh
học phục vụ đời sống con người và thu được phân bón hữu cơ sạch phục vụ cho
nông nghiệp.
Chất thải rắn trong khu chăn nuôi được thu gom cẩn thận .Sau đó, được đem ủ
làm thức ăn cho cá, làm phân bón cho trồng trọt.
b. Tạo việc làm nâng cao trình độ người lao động

Các trang trại chăn nuôi trong khu dân cư tập trung tạo việc làm thường
xuyên cho người lao động. Chính nhờ đó, mà trình độ của người lao động cũng
được nâng cao, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu thị trường, nhu cầu sản sản xuất của
gia đình.Mặt khác, qua quá trình hoạt động tổ chức kinh doanh của các chủ hộ
không ngừng tăng lên vì muốn màn lại hiệu quả cao nhất thì người chủ hộ không
ngừng học tập trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng sản xuất, quản lý, tổ chức sản
xuất.
c. Tăng thu cho nhà nước
Mỗi cá nhân mỗi gia đình đều là một phần của xã hội. Vì vậy, khi các
trang trại hoạt động có hiệu quả mang lại nguồn thu lớn cho các hộ chăn nuôi
cũng sẽ góp phần vào tăng đóng góp của các hộ vào ngân sách nhà nước.các
trang trại chăn nuôi xa khu dân cư đóng góp cho nhà nước một khoản thu rất
lớn vào ngân sách
d. Ảnh hưởng tới kết cấu hạ tầng của kinh tế- xã hội
Để đảm bảo cho khu chăn nuôi tập trung có hiệu quả chính quyền các cấp
đã có nhiều chính sách đầu tư để thu hút người dân tham gia vào mô hình này
như nâng cấp cơ sở hạ tầng mở rộng đường xá làm cho giao thông thuận tiện,
dồng thời tạo hệ thống tiêu thoát nước để phục vụ tốt cho nhu cầu cung cấp
nước,.Hệ thống điện cũng sẽ được xây dựng hoàn chỉnh để đảm bảo cho nhu cầu
sinh hoạt sản xuất để nâng cao hiệu quả của các hộ chăn nuôi.

11


2.1.6. Nội dung phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
2.1.6.1. Chủ trương chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung xa
khu dân cư
Các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp, khuyến nông, hỗ
trợ tiêm phòng, phun thuốc tiêu độc khử trùng, liên kết, thị trường…của các ban
ngành, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương có tác động trực tiếp

và sâu rộng đến ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng,
trong đó có sự phát chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Việc ban hành chủ
trương, chính sách kịp thời, đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu sẽ tạo điều kiện
khuyến khích các cơ sở chăn nuôi phát triển. Chủ trương, chính sách đúng sẽ tạo sự
tin tưởng cho người chăn nuôi yên tâm đầu tư phát triển kinh tế trang trại, đem lại
hiệu quả cho người chăn nuôi ngày càng cao và ổn định.
Các chủ trương, chính sách sẽ tác động trực tiếp tới ngành chăn nuôi nói
chung và sự phát triển chăn nuôi chăn nuôi tập trung xa khu dân cư nói riêng có
vai trò, ý nghĩa rất quan trọng. Chính sách đất đai phù hợp sẽ đảm bảo cho người
chăn nuôi yên tâm đầu tư phát triển chăn nuôi từ đó góp phần ổn định sản xuất và
đời sống, tạo đà thúc đẩy chăn nuôi tập trung xa khu dân cư phát triển. Chính
sách đầu tư, hỗ trợ cho người người chăn nuôi cũng góp phần quan trọng trợ
giúp, hỗ trợ người chăn nuôi khi người chăn nuôi gặp khó khăn, bất ổn trong việc
tiếp cận về kỹ thuật, cần có vốn để ổn định sản xuất thì việc đưa ra và thực hiện
các chính sách như khuyến nông, liên kết, tín dụng ưu đãi là hết sức cần thiết…
Do đó, việc ban hành cũng như thực hiện tốt các chủ trương chính sách hỗ trợ
người chăn nuôi đóng vai trò quan trọng, giúp nâng cao năng lực sản xuất kinh
doanh cho các cá nhân và tổ chức kinh tế, tạo tiền đề phát triển chăn nuôi tập
trung xa khu dân cư. Bên cạnh đó, chính sách còn có tác động thúc đẩy nâng cao
hiệu quả chăn nuôi, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm và điều tiết thị trường tiêu thụ.
2.1.6.2. Quy hoạch và chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
Phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư là một hướng đi đúng trong
thời điểm kinh tế thị trường, hội nhập toàn cầu. Việt Nam là một trong những
nước tham ra đàm phán và ký kết hiệp đinh TPP, ra nhập TPP giúp giao lưu kinh
tế, xuất nhập khẩu các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp với thuế xuất
bằng không. Từ đó việc định hướng phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
cần có các giải pháp, định hướng phù hợp để tránh gây thất bại trong chăn nuôi.
Phát triển chăn nuôi tập trung phải phù hợp với quy hoạch chung về phát triển

12



×