Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

SKKN XÂY DỰNG MÔI TRƯÒNG LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 11 trang )

UBND QUẬN BÌNH THẠNH

TRƯỜNG MẦM NON 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Thạnh, ngày 24 tháng 11 năm 2018

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
Họ và tên người viết : Cao Thị Trà Giang
Chức vụ

: Giáo viên

Đơn vị

: Trường Mầm non 2

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Do yêu cầu thực tế nhiệm vụ, công tác được giao
Trẻ lứa tuổi mầm non việc học của trẻ được thông qua hình thức “học mà
chơi, chơi mà học” trẻ có mong muốn tự nhiên là được cảm nhận và khám phá
1 cách tích cực về thế giới. Quá trình khám phá và học hỏi của trẻ diễn ra thông
qua nhiều hoạt động trong đó hoạt động vui chơi có ý nghĩa rất quan trọng. Vui
chơi không chỉ là hoạt động giúp trẻ giải trí, thư giản mà còn giúp trẻ cảm nhận
và khám phá thế giới xung quanh 1 cách tự nhiên, thuận lợi nhanh chóng. Tất
cả các trò chơi đều có tiềm năng và hỗ trợ cho việc học của trẻ. Đối với trẻ mầm
non thì môi trường hoạt động có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển


của trẻ. Trẻ hoạt động thường xuyên với môi trường giúp trẻ phát triển tư duy,
trí tưởng tượng, ngôn ngữ, tâm lí cũng như đời sống tình cảm mà thông qua trò
chơi những phẩm chất ý chí cũng được hình thành như: tính mục đích, tính kỉ
luật, tính dũng cảm.
Ở mỗi giai đoạn sự phát triển của trẻ đều có những đặc điểm tâm lí khác nhau
cha mẹ và cô giáo cần hiểu rõ được đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ để có
những phương pháp giáo dục phù hợp để định hướng và giúp trẻ phát triển đúng
từng giai đoạn. Trẻ ở độ tuổi Mẫu giáo thích khám phá những điều mới lạ và
hay tò mò. Trong giai đoạn này trẻ rất muốn khám phá thế giới xung quanh, tò
mò và liên tục thắc mắc đặt nhiều câu hỏi với cha mẹ với cô giáo. Trẻ giao tiếp
và rất thích bắt chước tập làm nguời lớn, trẻ thích được tự lập. Vì vậy việc xây
dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm là vô cùng quan trọng và đã được nhà
trường chỉ đạo về các lớp ở các điểm trường để cùng thực hiện. Tuy nhiên trong
quá trình triển khai thực hiện vẫn còn khó khăn và hạn chế như: Kinh phí,địa
hình và việc tạo môi trường đang còn do bàn tay cô giáo là chủ yếu; trẻ tham gia
đang còn ít, các góc , mảng trang trí chưa mang tính mở; đồ dùng đồ chơi chủ


yếu là mua sẵn, nguyên vật liệu, học liệu chưa đa dạng phong phú; trẻ hoạt động
máy móc, rập khuôn, nhàm chán……Phụ huynh chưa quan tâm chưa nhận thức
được tầm quan trọng của môi trường giáo dục đối với sự phát triển của trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng môi trường đối với sự phát triển của trẻ, tôi
đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” làm
đề tài sáng kiến cho năm học này.
2. Thực trạng khi chưa đổi mới
Tổng số trẻ lớp Lá 2 do tôi phụ trách: 36 trẻ. Trong đó: Nam 18 và nữ 18. Các
cháu đã được đến trường mầm non.Mức độ kỹ năng của trẻ khi vào lớp (đầu
năm học) là rất khác nhau. Cụ thể qua việc đánh giá sự phát triển của trẻ, tôi
nhận thấy:
- Về khản năng tập trung: Hơn 50% trẻ còn khó khăn trong việc tập trung

chú ý vào hoạt động.
- Trẻ chưa thật sự hứng thú khi tham gia vào các hoạt động,trẻ thụ động
không chú ý ,vẫn còn lo ra…
3. Những dự báo nguy cơ khi không đổi mới thực trạng
Trẻ không có nhiều cơ hội để phát triển và hoạt độngt; dẫn đến trẻ không
không tích cực,không tập trung chú ý.
- Trẻ sẽ khó khăn trong việc tiếp thu những kiến thức mới,kỹ năng mới
- Trẻ không hứng thú vào việc tham gia các hoạt động tại nhóm lớp.
- Đồng thời, việc thỏa mãn nhu cầu được vui chơi của trẻ ở lứa tuổi này
cũng bị kềm chế. Trẻ cảm giác không thoải mái, mất tự tin, nóng nảy và còn có
thể không ham thích đến lớn.
4. Những nguyên nhân nào làm chất lượng, thực trạng còn tồn tại yếu
kém. Phân tích nguyên nhân nào là chủ yếu.
- Trẻ không dựơc thoả mãn về nhu cầu,sở thích,không đựơc tự do hoạt động.
- Trẻ bị gò bó,ép buộc
… Với một số nguyên nhân nêu trên đã làm chất lượng, thực trạng còn tồn tại
yếu kém; theo tôi, nguyên nhân chủ yếu là do: Thực tế, với bộn bề công việc
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nên tôi chưa suy nghĩ làm thế nào để giúp
trẻ khắc phục các hạn chế trên, đặc biệt về việc “xây dựng môi trưòng lấy trẻ
làm trung tâm”. Chính vì vậy, qua thực tiễn công việc đã làm hằng ngày tôi đã


chọn đề tài trên để tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng trong việc “ xây dựng môi
trưòng lấy trẻ làm trung tâm” tại lớp lá 2 do tôi trực tiếp được phân công chăm
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong năm học 2018 - 2019 nhằm giúp trẻ phát
triển moật cách toàn diện theo kết quả mong đợi của lứa tuổi theo nội dung
chương trình giáo dục trẻ mầm non nói riêng và góp phần giúp trẻ mẫu giáo 5
đến 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm,
kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN

1. Xác định đối tượng, phạm vi cấp độ đề tài nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ lớp Lá 2, trường Mầm non 2, quận Bình
Thạnh.
- Phạm vi cấp độ đề tài nghiên cứu: “ Xây dựng môi trưòng lấy trẻ làm
trung tâm”.
2. Mục đích nghiên cứu
Sở dĩ tôi lựa chọn đề tài này là muốn chia sẽ với bạn bè, đồng nhiệp những kinh
nghiệm của mình về việc xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ
hoạt động tích cực.
Bên cạnh đó nhằm thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự quan
tâm của các cấp, các ngành đối với giáo dục mầm non nói chung và trường
Mầm non 2, quận Bình Thạnh.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Môi trường là yếu tố góp phần tích cực trong hoạt động nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện cho trẻ. Trong lớp học không thể thiếu những mảng trang trí,
những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ thì giáo viên cần tạo
một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, đồ dùng đa dạng bắt
mắt….Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, thuận tiện, gần gũi
quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ phản ánh kinh nghiệm, văn
hóa của địa phương, luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ.
Các góc chính được duy trì thường xuyên. Vì vậy chúng ta cần bố trí, sắp xếp
các góc phải rất linh hoạt để có thể di chuyển tạo không gian cho trẻ hoạt
động. Môi trường trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng,
đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng
ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để thỏa mãn nhu
cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mĩ, đạo đức,
xã hội, thỏa mãn nhu cầu nhận thức mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ
hoạt động tích cực, sáng tạo.



Các nhà giáo dục đều thừa nhận 1 điều rằng cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục
trẻ mầm non đó là xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm để thúc đẩy sự
phát triển tính chủ động khả năng tư duy cho trẻ. Các cách tiếp cận tốt thường
thể hiện tính hợp lí cao và kết nối việc học và đời sống của trẻ. Mỗi đứa trẻ là 1
cá thể riêng biệt chúng khác nhau về thể chất, tâm lí, tình cảm, xã hội, trí tuệ và
hoàn cảnh gia đình. Do đó mỗi trẻ em đều có hứng thú và cách học và tốc độ
học tập khác nhau và đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có
người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện.
Mỗi nhà trường cũng cần phải xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm cho
trẻ được trải nghiệm. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là rất quan
trọng trực tiếp ảnh hưởng đến hạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Hiệu quả của
việc tao môi trường nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc
giáo dục trẻ.
Trên cơ sở đó tôi đã căn cứ vào hướng dẫn của Phòng GD & ĐT quận cùng
với sự chỉ đạo của BGH trường mầm non Mầm non 2 về thực hiện“ Xây dựng
môi trường lấy trẻ làm trung tâm”. Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà
trường, vào khả năng nhu cầu học tập và kinh nghiệm sống của trẻ đáp ứng
được chương trinh giáo dục mầm non. Từ đó tôi lên kế hoạch về xây dựng môi
trường lấy trẻ làm trung tâm để trẻ hoạt động tích cực
2. Đặt giả thuyết giải quyết vấn đề
Để giải quyết thực trạng và những khó khăn trên, tôi đã nghiên cứu và
tìm ra các biện pháp nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc “ xây dựng môi
trưòng lấy trẻ làm trung tâm”
- Thường xuyên tận dụng sản phẩm của trẻ để trang trí môi trưòng lớp
học;bổ sung hình ảnh các góc chơi;
- Cùng trẻ làm đồ dùng đồ chơi.
3. Tường thuật những việc đã làm trong khi thử nghiệm sáng kiến.
Tôi sử dụng các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Bố trí sắp xếp các góc hoạt dộng trong và ngoài lớp phù hợp,

tiện lợi, đa dạng, phong phú.
- Hoạt động các góc là một hình thức hoạt động đặc biệt trong đời sống của trẻ
mầm non, đó là nơi trẻ thỏa mãn sở thích nhu cầu vui chơi, nhận thức và cảm
nhận về thế giới xung quanh. Hoạt động góc giúp trẻ củng cố và rèn luyện kiến
thức đã học, là nơi trải nghiệm và khám phá những cái mới và phát huy khả
năng ság tạo của trẻ.Vì vậy, việc sắp xếp bố trí các góc chơi phù hợp, thuận tiện,
dễ tìm, dễ nhìn, dễ lấy là rất quan trọng. Tôi đã bố trí các góc trong lớp phù hợp
và thuận tiện cho cháu như sau. Góc yên tĩnh xa góc ồn ào, tạo ranh giới các
góc.
Ví dụ: Góc xây dựng và âm nhạc tôi sắp xếp sát cửa ra vào để thuận tiện cho
việc xây dựng.


Bên cạnh việc sắp xếp phù hợp tôi còn tạo tạo ranh giới giữa các góc hoạt động
như. Tận dụng các giá đồ chơi tạo thành ranh giới của các góc
- Ở góc dưới các góc và các mảng tôi tận dụng các lõi giấy và ống chỉ, các hộp
bánh để đựng đồ cho trẻ theo từng chủ đề từng nội dung để trẻ có thể tự hoạt
động và thay đổi theo từng chủ đề và nội dung đó.
- Trên các mảng tường thay vì theo lối xây dựng cũ cứng nhắc thì bây giờ tôi
dùng nỉ và các túi , các giỏ làm cho các mảng tường đa dạng, phong phú và đẹp
mắt hơn
- Riêng góc xây dựng tôi ưu tiên không gian rộng, thuận tiện cho trẻ vận động.
- Khoảng rộng ở các góc cách nhau hợp lí để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho
trẻ hoạt động theo khả năng, hứng thú và sở thích riêng. Có chỗ hoạt động
chúng và hoạt động cá nhân. Có góc cố định cũng như có góc di động hoặc thay
đổi theo chủ đề.
Qua cách bố trí, sắp đặt các mảng, các góc chơi hợp lí ở lớp mình tôi nhận thấy
trẻ hoạt động tích cực hơn, có hiệu quả hơn. Trẻ được trao đổi, giao lưu với
nhau thoải mái mà không ảnh hưởng đến các góc khác. Trẻ có không gian riêng
yên tĩnh để hoạt động. Thỏa mãn nhu cầu hoạt động và sáng tạo của trẻ.

Biện pháp 2: Trang trí theo hướng mở linh hoạt
- Trang trí mục đích là phối hợp giữa các mảng hình màu sắc, đường nét sao cho
cân đối hài hòa, hợp lí trong một không gian nhất định. Đối với mầm non việc
trang trí không chỉ đẹp, ngộ nghĩnh, màu sắc bắt mắt,mang tính giáo dục mà còn
phải phù hợp với chủ đề , với từng góc chơi, với nội dung chơi của trẻ, đáp ứng
được nhu cầu khám phá sáng tạo, trí tò mò thích cái mới, cái lạ của trẻ.
Từ đó tôi đã trang trí các góc chơi ở lớp mình 1 cách sáng tạo theo hướng mở
linh hoạt. Khi trẻ hoạt động ở góc chơi mở, từ 1 góc chơi trẻ có thể thay đổi nội
dung chơi, chủ đề chơi, hình ảnh, biểu tượng chơi 1 cách linh hoạt và sáng tạo
Ví dụ: Ở góc học tập ngoài hình ảnh cây cỏ hoa lá sinh động đẹp mắt và hình
ảnh chú voi và bác gấu ngộ nghĩnh thì tôi làm thêm các túi bằng bìa dán vào
tường với màu sắc khác nhau để cho trẻ tự hoạt động. Dưới mảng tường tôi để 1
rổ các chữ cái ,thẻ từ và dấu để cho trẻ có thể gắn theo từ trong tranh và những
chữ cái sẽ được làm quen trong chủ đề. Đối với góc toán thì tôi thiết kế nhiều
miếng nỉ nhỏ thành ngô nhà và gắn thêm các túi kiếng. Dưới mảng tường tôi
chuẩn bị các hộp các giỏ chứa các số, hình và đồ dùng tương ứng với chủ đề đó
để trẻ thỏa thích tìm hiểu và lựa chọn đúng với chủ đề mà cô yêu cầu
- Ở góc phân vai tôi trang trí mô phỏng các nhân vật như đang làm nội trợ. Với
khung cảnh sinh động gần gũi quen thuộc với trẻ, bên cạnh đó tôi còn trang trí
mảng “Bé tập làm nội trợ”, “thời trang trẻ em” và các thẻ hình các món ăn.
Dưới mảng tường tôi chuẩn bị thêm bếp ga,lò nưóng ,máy giặt...
Riêng mảng chủ đề chính thì tôi sử dụng bìa kiếng để gắn và cho cháu có thể để
vào và tháo ra thuận tiện và cho cháu dễ quan sát ,và không cồng kềnh. Ở góc
tạo hình tôi sử dụng kẹp và bìa sơmi để trẻ khoe các sản phẩm vẽ.


- Bên cạnh việc trang trí mở linh hoạt, hình ảnh, màu sắc cũng ngộ nghĩnh bắt
mắt thu hút trẻ từ đó sẽ kích thích sự hứng thú hoạt động của trẻ nhiều hơn.
- Để thỏa mãn nhu cầu chơi, kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ thì bản
thân tôi không chỉ trang trí ở trong lớp mà tôi còn trang trí trến cánh cửa và cho

trẻ tự làm ký hiệu riêng của mình trên kệ tủ giỏ dép.
Biện pháp 3: Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, học liệu đa dạng hấp dẫn tận
dụng phế liệu, vật liệu từ thiên nhiên và có sẵn ở địa phương.
- Trên thị trường có rất nhiều đồ chơi, đồ dùng cho trẻ mầm non, đa dạng về
hình dáng màu sắc, phong phú về chủng loại. Nhưng không phải các đồ dùng
đồ chơi mua sẵn ở ngoài thị trường đều đẹp, đều tốt, chúng không phong phú về
chất liệu mà lại tốn kém về kinh phí. Hơn nữa không phải trường mầm non nào
cũng có điều kiện để mua tất cả. Để đáp ứng theo nhu cầu hoạt động của trẻ
ngoài những đồ được nhà trường cấp phát, được Nhà nước hỗ trợ thì bản thân
tôi đã chuẩn bị nhiều đồ dùng đồ chơi tận dụng phế liệu từ thiên nhiên và có sẵn
ở địa phương để trẻ hoạt động 1 cách hứng thú và tích cực
- Muốn cho trẻ hoạt động tích cực và hiệu quả thì ngày từ đầu năm học nhà
trường đã có kế hoạch cho hội thi làm đồ dùng đồ chơi và bản thân tôi lúc đó
củng đã có kế hoạch cũng như phối kết hợp với các cô trong lớp,trường để làm
ra cho trẻ những bộ đồ dùng đồ chơi bắt mắt.
- Tận dụng các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Ngoài những
vật liệu phải mua để làm thì tôi tận dụng: bìa catstong,chai nhựa, hộp sữa,, ống
chỉ,chai nứoc suối ………Tận dụng những sản phẩm của trẻ để trang trí môi
trưòng lớp cũng như làm các bài tập cho trẻ.
Ví dụ: Tôi dùng tranh vẽ của trẻ để làm các bài tập sàn,bài tập tưòng hoạc dùng
để trang trí các thùng cạc tông để trẻ hoạt động ở góc đọc sách hoặc trang trí các
mảng tưòng.
- Cũng như từ những nguyên vật liệu đó, trẻ sử dụng trong giờ hoạt động góc và
trẻ làm ra nhiều sản phẩm khác nhau như: Trẻ dùng vỏ chai c2 để đong cát nước
khi tham gia ngoài trời.Dùng các loại ống hút để làm vòng tay…
Biện pháp 4: Tạo cơ hội, khuyến khích trẻ có thể sử dụng nguyên vật liệu,
học liệu các góc chơi theo nhiều cách sáng tạo khác nhau.
- Đối với trẻ mầm non, đồ dùng đồ chơi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống
của trẻ. Thông qua đồ dùng đồ chơi trẻ có thể tìm tòi, khám phá và được thao
tác với các đồ vật. Những đồ chơi mua sẵn trẻ chơi 1 cách sáng tạo khác nhau

qua đó giúp trẻ phát triển 1 cách toàn diện.
- Từ những học liệu, đồ dùng đồ chơi cô và trẻ chuẩn bị ở các góc, tôi gợi ý,
hướng dẫn trẻ sử dụng, chơi sáng tạo bằng nhiều cách khác nhau.
Ví dụ: ở góc tạo hình trẻ thỏa sức chơi, sáng tạo với những học liệu được chuẩn
bị sẵn, trẻ vẽ tranh, nặn, làm con vật từ ly giấy…..
Góc xây dựng ngoài chơi với những đồ chơi có sẵn thì tôi còn tận dụng các ống
chỉ, nắp chai nhựa để làm hàng rào,bìa cạc tông,lõi giấy.
Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh.


Xã hội hóa giáo dục mầm non là 1 bài học thành công trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ tại trường và củng là một chủ trương lớn của
Đảng, Nhà nước nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
- Để phụ huynh giúp đỡ, hỗ trợ hợp tác 1 cách tích cực, tự giác và có hiệu quả
thì bản thân cũng như các cô trong trưòng đã tổ chức 1 buổi họp phụ huynh để
thông qua những kế hoạch cũng như dự tính sắp tới và đặc biệt là tôi nhấn mạnh
tầm quan trọng, mục đích,ý nghĩa, yêu cầu của công tác xây dựng môi trường
lấy trẻ làm trung tâm và thực trạng môi trường của lớp để phụ huynh đóng góp
và hỗ trợ thêm.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1

Khẳng định việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm thành công trong hoạt
động nào, cấp nào, thuộc loại nào
Sáng kiến kinh nghiệm về “xâuy dựng môi trưòng lấy trẻ làm trung tâm” đã
được áp dụng thành công ở lớp Lá 2, có thể áp dụng tại các lớp trong trưòng.
- Những biện pháp của sáng kiến này giúp trẻ dễ dàng tiếp thu và hứng
thú hơn khi tham gia vào các hoạt động tại lớp.

2


Nêu ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm đối với thực tiễn công việc, với lý
luận. Để nâng cao hiệu quả cao hơn có thể làm những việc gì khác.
- Cùng với chương trình Giáo dục mầm non mới, biện pháp của sáng kiến
này tập cho các cháu suy nghĩ, diễn đạt ý tưởng của mình thông qua hình ảnh trẻ
vẽ, các sản phẩm tạo hình, cách giao tiếp ứng xử của chính trẻ với môi trường
xung quanh nhằm chuẩn bị những kỹ năng cần thiết cho trẻ vào những lớp kế
tiếp và trường phổ thông sau này. Để nâng cao hiệu quả của sáng kiến, cần phải
chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm
non mới. Nắm vững nội dung, yêu cầu, vận dụng hình thức tổ chức và phương
pháp giáo dục phù hợp vào điều kiện cụ thể của lớp, của nhóm trẻ, của các cá
nhân khác nhau của trẻ mình phụ trách.

3

Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong cả tổ chuyên môn, toàn đơn vị,
đơn vị khác thì cần được các cấp quản lý tiếp tục bổ sung, hỗ trợ tác động
đến những gì để nâng cao hiệu quả cho việc áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
- Luôn theo dõi đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm cá nhân, quá trình phát
triển những kỹ năng của trẻ để đề ra những biện pháp tác động phù hợp. Củng
cố rèn luyện kỹ năng cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động. Động
viên, khuyến khích, gần gũi, thương yêu giúp đỡ để các cháu mạnh dạn, tự tin
hơn trong mọi hoạt động nhằm phát huy tối đa tiềm lực cá nhân trẻ. Tìm hiểu
nguyên nhân, biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ một cách hiệu quả nhất.


- Giáo viên cần thường xuyên tự học tập, rèn luyện, bổ sung các kiến
thức, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo
dục phù hợp cho trẻ.

- Đưa ra kế hoạch rèn kỹ năng cho trẻ một cách cụ thể và người giáo viên
phải kiên trì thực hiện, biết chọn lọc và khai thác nội dung, tổ chức hình thức
phù hợp và chú trọng thường xuyên trao đổi, nhờ sự hỗ trợ từ phía cha mẹ học
sinh./.
Nhận xét chung

Người viết

…………………………………………………..
…………………………………………………..
…………………………………………………..
Bình Thạnh, ngày

tháng

năm 2018

HIỆU TRƯỞNG
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ

Góc văn học

Góc chữ viết

Cao Thị Trà Giang


Góc toán

Góc phân vai


Triển lãm đồ chơi


ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH THẠNH
TRƯỜNG MẦM NON 2

SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
Đề tài:

XÂY DỰNG MÔI
TRƯÒNG LẤY TRẺ LÀM
TRUNG TÂM


Họ và tên người viết : Cao Thị Trà Giang
Chức vụ

: Giáo viên lớp Lá 2
Năm học : 2018 - 2019



×