Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Các chỉ tiêu khoa học công nghệ phục vụ Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (NSIS) và Khung Giám sát-đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (SEDP)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 121 trang )

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT
TRIỂN
LIÊN HỢP QUỐC
___________________________________

TỔNG CỤC THỐNG KÊ
______________________________

DỰ ÁN 00040722

Hỗ trợ Giám sát Phát triển Kinh tế- Xã hội
Địa chỉ: Tổng cục Thống kê, 2 Hoàng Văn Thụ, Hà Nội
Điện thoại: (84 4) –7344754; Fax: (84-4)-7344756; E-mail:

Các chỉ tiêu khoa học công nghệ phục vụ Hệ thống chỉ tiêu thống kê
quốc gia (NSIS) và Khung Giám sát-đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội (SEDP)
Báo cáo cuối cùng về các chỉ tiêu Khoa học- Công nghệ
Timothy J. B. Boyle và Cao Minh Kiểm
Tháng 3 năm 2008

1


Phần tóm tắt
Báo cáo này nhằm đưa ra các đề xuất để xây dựng một nhóm các chỉ tiêu KH-CN
chủ yếu nhằm đo lường tiến triển trong việc thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch
phát triển kinh tế -xã hội (SEDP) giai đoạn 2006-2010 cũng như một nhóm các chỉ
tiêu bổ sung để phục vụ cho Bộ Khoa học Công nghệ trong quá trình đo lường các
tiến triển về khoa học và công nghệ ở Việt Nam.
Báo cáo nêu ra các sơ sở của việc xây dựng các chỉ tiêu KHCN, đặc điểm của các


chỉ tiêu được xem là tốt, và các phân loại chủ yếu của các chỉ tiêu KHCN như được
xác định trong nghị định chính phủ số 30/2006/ND-CP và phân ngành mà kh
ối
ASEAN sử dụng.
Phát triển KHCN đã được Đảng và nhà nước hỗ trợ rất mạnh mẽ thể hiện trọng các
chính sách và văn kiện như Nghị quyết kỳ họp lần hai, khóa 8 của Ủy ban Trung
ương Đảng CSVN, Luật KHCN, văn kiện Hội nghị Đảng lần 9 và lần 10, kết luận tại
Kỳ họp lần 6 khóa 9 của Ủy ban Trung ương Đảng CSVN. Vai trò của KHCN trong
quá trình phát triển đất nước được thể hiện:






Phát triển KHCN là chính sách quốc gia chủ yếu, là cơ sở và động lực cho việc
thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phát triển kinh tế-xã hội phải dựa trên phát triển KHCN , tập trung chủ yếu vào
các mục tiêu kinh tế-xã hội, quốc phòng và an ninh.
Cần đẩy mạnh mối liên hệ giữa KHCN và giáo dục, đào tạo; giữa khoa học và kỹ
thuật và công nghệ; giữa khoa học xã hội và nhân văn và giữa khoa học tự nhiên
và khoa học kỹ thuật.
Cần đẩy mạnh nắm bắt các thành tựu KHCN toàn cầu; đồng thời tăng cường
năng lực KHCN trong nước và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các tiềm năng
KHCN của đất nước.
Nhà nước cần tập trung đầu tư vào các lĩnh vực chủ yếu và ưu tiên, đồng thời
cần đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động KHCN.

Các chỉ tiêu có hiệu quả là các chỉ tiêu phải phù hợp, dễ hiểu và dựa trên số liệu
đã có. Ngoài ra, các chỉ tiêu phải rõ ràng. Các chỉ tiêu đơn lẻ chỉ có thể đưa ra được

một lượng thông tin hạn chế, nhất là khi yêu cầu chúng cần phải đơn giản và dễ
hiểu. Muồn đạt được phát triển bền vững cần các đầu vào (Inputs) như nhân lực và
tiền bạc để có thể sản xuất ra các đầu ra (Outputs) chẳng hạn như các phát minh
khoa học và công nghệ mới. Những đầu ra này sẽ giúp mang lại các kết quả
(Outcomes) chẳng hạn như nâng cao quản lý chất thải hoặc tăng cường ứng dụng
các kỹ thuật trồng trọt hữu cơ, mà đến lượt nó các kết quả này giúp mang lại tác
động (Impacts), được đo lường dưới dạng các bước tiến đến phát triển bền vững.
Điều này sản sinh ra một ma trận mà theo ma trận này mỗi một loại trong số nhóm
các chỉ tiêu KHCN (theo Nghị định số 30/2006/ND-CP) bao gồm các chỉ tiêu thuộc
các nhóm đầu vào, đầu ra, kết quả và tác động.
Vì vậy báo cáo này dựa trên tinh thần của nghị định 30/2006/ND-CP để xác định
nhóm chỉ tiêu chủ yếu cần thiết cho việc đo lường đóng góp của KHCN vào quá trình
thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển KTXH ở Việt Nam. Tuy nhiên để tăng
cường sự phối hợp cũng như hài hòa trong khối ASEAN, báo cáo này cũng sẽ trình
bày các chỉ tiêu mà khối sử dụng.

2


Mặc dù ở Việt Nam các chỉ tiêu KHCN đã được thu thập trên 20 năm nhưng trên
thực tế các số liệu chưa được thu thập một cách đồng bộ và vẫn còn thể hiện nhiều
bất cập.
Luật Thống kê do Quốc hội (khóa XI) ban hành năm 2003 để thay thế cho Pháp lệnh
kế toán thống kê là một sự kiện quan trọng cho công tác thống kê Việt Nam. Sau khi
Luật Thống kê ra đời, chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2004/ND-CP qui định
chi tiết một số điều trong Luật Thống kê và hướng dẫn áp dụng. Mặc dù những văn
bản pháp luật này đóng một vai trò rất quan trọng trong qui định các hoạt động thống
kê nhưng cũng không bao qu át hết c ác vấn đề c hi tiết c ó li ên quan đến thống kê
KHCN.
Để thực hiện Luật Thống kê, Thủ tướng đã ký Quyết định số 305/2005/QD-TTg ngày

24 tháng 11 năm 2005 ềv việ c phê duyệt và ban hành hệ thố ng chỉ tiêu thống kê
quốc gia (NSIS). NSIS được xem là một công cụ cung cấp cho các cơ quan quản lý
nhà nước ở các cấp số liệu thống kê, giúp các cơ quan này ra quyết định, chính
sách, chỉ đạo, giám sát và quản lý các kế hoạch phát triển KTXH.
Trong số khoảng 200 chỉ tiêu thống kê quốc gia trong NSIS, có 9 chỉ t iêu có liên
quan đến mảng KHCN. Nhóm các chỉ tiêu này quá rộng và không bao quát được hết
các mặt của hoạt động KHCN.
Một phân tích hiện trạng các hoạt động thống kê về KHCN và hệ thống các chỉ tiêu
KHCN của Việt Nam cho thấy còn tồn tại những yếu kém sau:
• Thiếu chế độ báo cáo định kỳ cho các số liệu thống kê về KHCN
Công tác thống kê KHCN chưa được tiến hành một cách có hệ thống. Chưa có chế
độ báo cáo định kỳ cho số liệu thống kê về KHCN từ các cơ quan có liên quan. Do
còn thiếu chế độ báo cáo nên hiện nay số liệu thống kê KHCN chưa được công bố
một cách chính thức. Các cơ quan có liên quan đến hoạt động KHCN không quen
với qui trình báo cáo này.






Thiếu hệ thống tổ chức cho số liệu thống kê KHCN
Thiếu hệ thống chỉ tiêu thống kê về KHCN
Chưa thống nhất cách hiểu về từng chỉ tiêu KHCN
Hầu hết các chỉ tiêu là các chỉ tiêu đầu vào và đầu ra. Có rát ít hoặc không có chỉ
tiêu để đánh giá kết quả và tác động của các hoạt động KHCN.
Thiếu hệ thống phân loại đồng bộ về KHCN (Lĩnh vực nghiên cứu và SEO)

Để giải quyết những yếu kém này, cần xây dựng một nhóm các chỉ tiêu chủ yếu. Các
chỉ tiêu, ở một mức độ nào đó, thống nhất với các chỉ tiêu mà các nước khác và

vùng sử dụng chẳng hạn như OECD, Khu vực nghiên cứu Châu Âu (ERA), ASEAN,
Mỹ và Úc.
Với hiện trạng hiện nay của Việt Nam, xét về năng lực của các cơ quan khác nhau,
và với kinh nghiệm quốc tế về các hệ thống chỉ tiêu KHCN, chúng tôi xin đề xuất một
nhóm các chỉ tiêu KHCN chủ yếu, trong đó việc lựa chọn các chỉ tiêu dựa trên 4 tiêu
chí sau:



Các chỉ tiêu này phải phản ánh hiện trạng KHCN ở Việt Nam, và đặc biệt đóng
góp của KHCN vào kết quả thực hiện các mục tiêu đề ra trong kế hoạch phát
triển KTXH.
Các chỉ tiêu phải dễ hiểu cho các đối tượng

3





Số liệu phải có sẵn từ các nguồn hiện có, hoặc không đòi hỏi quá nhiều công sức
để thu thập
Nếu có thể, các chỉ tiêu này cần thống nhất với các chỉ tiêu đã được sử dụng
trong các hệ thống khác để có thể so sánh được với hoạt động KHCN ở các
nước khác.

Chúng tôi xin đề xuất một nhóm các chỉ tiêu chủ yếu sau:
01
0101


Các chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng KHCN
Số lượng các cơ quan hoạt động về KHCN

02
0201
0202

Các chỉ tiêu về nguồn lực tài chính cho hoạt động KHCN
Chi tiêu chính phủ cho hoạt động KHCN
Chi tiêu chính phủ cho hoạt động nghiên cứu & phát triển

03
Các chỉ tiêu về nguồn nhân lực cho hoạt động KHCN
0301 Số người có bằng đại học hoặc bằng cấp cao hơn
0302 Số người làm việc trong lĩnh vực KHCN
0303 Số người hoạt động trong Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển
0304 Số người Việt Nam hoạt động trong Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển ở
nước ngoài
04.
0401
0404

Các hoạt động KHCN
Số dự án đang được thực hiện
Số lượng các nhà khoa học Việt Nam dành được các giải quốc gia và quốc tế

05
Quyền sở hữu công nghiệp (bằng sáng chế)
0501 Số đơn xin cấp bằng sáng chế
0502 Số bằng sáng chế được cấp

0507 Số lượng sản phẩm hoặc công nghệ đã được cấp bằng sáng chế được sử
dụng trong (a) dịch vụ y tế; (b) nông nghiệp; (c) công nghiệp
0508 Doanh thu từ sử dụng các sản phẩm hoặc công nghệ đã được cấp bằng
sáng chế được sử dụng trong (a) dịch vụ y tế; (b) nông nghiệp; (c) công nghiệp
06
0601
0602
0603
0604
0605
0606
0607
0608

Đổi mới công nghệ và sử dụng công nghệ
Chi tiêu cho đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp
Giá trị của giao dịch công nghệ (mua/bán)
Trị giá nhập khẩu công nghệ
Trị giá xuất khẩu công nghệ
Venture capital investment
Thị phần xuất khẩu hàng điện tử, dược phẩm…
Tỷ lệ giá trị gia tăng của các ngành công nghệ cao trong GDP
Tỷ lệ giá trị gia tăng của các của các dịch vụ cung cấp chất xám trong GDP

07
Bibliometrics (Xuất bản phẩm khoa học)
0701 Số lượng các bài viết khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học
0702 Tỷ lệ các bài báo của Việt Nam được trích dẫn trong các bài báo KHCN trên
thế giới


4


Phương pháp tính các chỉ tiêu này tuân theo các phương pháp tính chuẩn của các cuốn hướng dẫn quốc
tế chẳng hạn như sổ tay hướng dẫn Frascati, Oslo, và Canberra.
Cơ chế phối hợp hiện nay chưa hoàn toàn phù hợp cho việc đo lường và báo cáo tất cả các chỉ tiêu chủ
yếu. Nhóm các chỉ tiêu chủ yếu được chia thành 3 loại. Loại cần được ưu tiên: 1: cần phải thực hiện càng
sớm càng tốt; 2: cần chuẩn bị nhiều hơn và cần xây dựng năng lực để có thể thực hiện được; 3: có thể
áp dụng được khi đã có đủ năng lực và điều kiện. Trong số nhóm chỉ tiêu chủ yếu này, có 12 chỉ tiêu nằm
trong nhóm ưu tiên 2 và 3.
Nhóm cần được ưu tiên thứ 2:
U

U

0701 Số lượng các bài viết khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học (Bộ KHCN)
Nhóm cần được ưu tiên thứ 3:
U

U

0304 Số người Việt Nam hoạt động trong Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển ở nước ngoài (Bộ ngoại
giao)
0606 Thị phần xuất khẩu hàng điện tử, dược phẩm… (Bộ công thương)
0607 Tỷ lệ giá trị gia tăng của các ngành công nghệ cao trong GDP (Bộ công thương)
0608 Tỷ lệ giá trị gia tăng của các của các dịch vụ cung cấp chất xám trong GDP (Bộ công thương)
0602 Giá trị của giao dịch công nghệ (mua/bán) (Bộ công thương; Ngân hàng thương mại)
0603 Trị giá nhập khẩu công nghệ (Bộ công thương; Ngân hàng thương mại)
0604 Trị giá xuất khẩu công nghệ (Bộ công thương; Ngân hàng thương mại)
0702 Tỷ lệ các bài báo của Việt Nam được trích dẫn trong các bài báo KHCN trên thế giới (Bộ KHCN)

0605 Vốn đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
0507 Số lượng sản phẩm hoặc công nghệ đã được cấp bằng sáng chế được sử dụng trong (a) dịch vụ y
tế; (b) nông nghiệp; (c) công nghiệp (Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KHCN)
0508 Doanh thu từ sử dụng các sản phẩm hoặc công nghệ đã được cấp bằng sáng chế được sử dụng
trong (a) dịch vụ y tế; (b) nông nghiệp; (c) công nghiệp (Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KHCN)
Những biện pháp phát triển năng lực thống kê KHCN sau là cần thiết và cần được quan tâm:




Xây dựng năng lực thể chế
Xây dựng năng lực cho nguồn nhân lực
Xây dựng năng lực nghiên cứu trong thống kê KHCN

Bộ KHCN cần xây dựng một đơn vị chuyên trách số liệu thống kê KHCN. Ingoài ra cũng cần có một qui
trình chuẩn cho công tác thống kê KHCN. Các phương pháp luận được mô tả trong báo cáo cần được
chỉnh sửa thêm dựa trên kinh nghiệm tích lũy được khi áp dụng nhóm chỉ tiêu và cần nghiên cứu thêm
các kinh nghiệm về công tác thống kê KHCN của các nước khác.
Một yêu cầu hết sức cấp bách hiện nay là cần phải phát triển thêm đội ngũ làm công tác thống kê KHCN
cho Bộ KHCN. Hiện nay Bộ KHCN có tương đối ít cán bộ có đủ năng lực để biên soạn và phân tích số
liệu thống kê về KHCN. Vì vậy đòi hỏi cần bồi dưỡng thêm cho các cán bộ này năng lực quản lý các hệ
thống thống kê nhằm phát triển các nguồn lực.
Hoạt động phát triển nguồn nhân lực bao gồm các khóa đào tạo về quản lý số liệu thống kê KHCN và các
chuyến khảo sát đến các cơ quan thống kê KHCN trên thế giới nhằm giúp các cán bộ thống kê KHCN có
thể học hỏi từ các nước phát triển. Các cán bộ của TCTK cũng nên tham gia vào các hoạt động này.

5


Mục lục

Phần tóm tắt..................................................................Error! Bookmark not defined.
Mục lục ........................................................................Error! Bookmark not defined.
Các từ viết tắt................................................................Error! Bookmark not defined.
PHẦN I: BỐI CẢNH VÀ PHÂN TÍCH ........................... Error! Bookmark not defined.
Chương 1: Các chỉ tiêu KHCN .................................... Error! Bookmark not defined.
1.1 Lý do của việc xây dựng các chỉ tiêu KHCN ....... Error! Bookmark not defined.
1.2 Các đặc điểm của một chỉ tiêu tốt ....................... Error! Bookmark not defined.
1.3 Các phân nhóm chính của các chỉ tiêu KHCN ...... Error! Bookmark not defined.
Chương 2: Tình hình các chỉ tiêu KHCN ở Việt Nam..... Error! Bookmark not defined.
2.1. Kinh nghiệm hiện có của Việt Nam, những yếu kém trong hệ thống hiện hànhError! Bookmark not
defined.
2.2. Kinh nghiệm từ các khu vực khác ...................... Error! Bookmark not defined.
2.3 So sánh và phân tích các hệ thống khác nhau, ý nghĩa cho Việt NamError! Bookmark not defined.
Chương 3: Các chính sách có liên quan đến các chỉ tiêu KHCNError! Bookmark not defined.
3.1. KHCN và đóng góp của nó vào Phát triển bền vững ở Việt NamError! Bookmark not defined.
3.2. Phương diện tổ chức của KHCN........................ Error! Bookmark not defined.
Chương 4: Dàn xếp có tính chất thể chế cho các chỉ tiêu KHCNError! Bookmark not defined.
4.1. Năng lực của TCTK trong việc thu thập và phân tích các chỉ tiêu KHCNError! Bookmark not defined.
4.2 Vai trò và năng lực của Bộ KHCN trong việc thu thập và phân tích các chỉ tiêu KHCN Error!
Bookmark not defined.
4.3. Năng lực thống kê về KHCN ở các bộ khác ........ Error! Bookmark not defined.
PHẦN II: ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN ............................. Error! Bookmark not defined.
Chương 5: Đề xuất Khung chỉ tiêu KHCN cho Việt NamError! Bookmark not defined.
5.1 Các chỉ tiêu và định nghĩa ................................. Error! Bookmark not defined.
5.2 Phương pháp tính ..........................................................................................62
Chương 6: Bố trí về mặt thể chế và hình thức phối hợp ............................................... 63
6.1 Qui trình và bố trí về mặt thể chế ................................................................... 63
6.2 Các yêu cầu về năng lực và thể chế .................................................................. 64
6.3 Khuyến nghị và kết luận ................................................................................. 66
Tham khảo ...................................................................Error! Bookmark not defined.

Danh mục phần phụ lục .............................................................................................72
Phụ lục 1. Phiếu hỏi về nghiên cứu và phát triển trong cuộc điều tra thí điểm 2002 ............. 72
Phụ lục 1. Phiếu hỏi về nghiên cứu và phát triển trong cuộc điều tra thí điểm 2002Error! Bookmark not
defined.
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁC CƠ QUAN ................. Error! Bookmark not defined.
II. NHÂN LỰC NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN .......... Error! Bookmark not defined.
Tổng ....................................................................Error! Bookmark not defined.
III. CHI TIÊU CHO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN ..... Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 2. Danh sách các cơ quan nghiên cứu và phát triển của VAST .......................... 78
Phụ lục 3. Danh sách các cơ quan nghiên cứu và phát triển của VASS .......................... 79
Phụ lục 4. Danh sách các cơ quan nghiên cứu và phát triển của VAAS .......................... 80
Phụ lục 5. Phương pháp tính chi tiết cho 23 chỉ tiêu chủ yếu ........................................ 81

6


Các từ viết tắt
BERD

Chi tiêu ủa
c doanh nghiệp vào Nghiên cứ u, phát triển

CPV

Đảng Cộng sản Việt Nam

DOST

Sở Khoa học và Công nghệ


Lĩnh vực
nghiên ứu
c

Lĩnh vực nghiên cứu

GERD

Chi tiêu ủa
c chính phủ cho nghiên cứu, phát triển

TCTK

Tổng cục Thống kê

HERD

Chi tiêu ủa
c Giáo dục bậc cao vào nghiên cứu và phát triển

ICSU

Hội đồng quốc tế về khoa học

ICT

Công ngh
ệ thông tin và truyền thông

MARD


Bộ Nông nghiệp và P hát tri
ển nông thôn

MDG

Các mục tiêu phát triển thiên niên k ỷ

MO ET

Bộ Giáo dục và Đào tạo

MO H

Bộ Y tế

Bộ KHCN

Bộ Khoa học Công nghệ

NACESTI

Trung tâm Thông tin
ề Khoa
v
học và Công nghệ quốc gia

NSAP

Kế hoạch hành động thống kê quốc gia


NSIS

Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia

R&D

Nghiên ứu
c và phát triển

S&T

Khoa học và Công nghệ

SEDP

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc

VDG

Các mục tiêu phát triển của Việt Nam

W CED

Ủy ban quốc tế về Môi trường và Phát triển


7


PHẦN I: BỐI CẢNH VÀ PHÂN TÍCH
Chương 1: Chỉ tiêu khoa học công nghệ
1.1 Đánh giá về các chỉ tiêu khoa học công nghệ.
Trong thập niên qua, Việt Nam đã đạt được tỉ lệ tăng trưởng kinh tế khá ngoạn mục, tuy nhiên
theo Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ năm 2006 - 2010, nhiều lĩnh vực trong kế họach vẫn
chưa được phát triển bền vững. Ví dụ, tốc độ phát triển kinh tế nhanh gần đây đã dẫn đến tình
trạng “Môi trường bị ô nhiễm và huỷ hoại nặng nề mà vẫn chưa có một giải pháp hiệu quả nào
để giải quyết vấn đề này” (Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, trang 17) và “ Nói chung việc
chuyển đổi cơ cấu trong 5 năm qua hầu như mang tính tự phát....chưa đáp ứng được sự phát
triển” (Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, trang 23).
Kết quả là Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ năm 2006 – 2010 phải tìm được hướng giải
quyết vấn đề này. Mục tiêu chung của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ năm 2006-2010 là “
Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, đạt được những thay đổi quan trọng theo định hướng phát
triển nhanh và bền vững...” (Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2006-2010, trang 57, cần nhấn
mạnh thêm). Hơn nữa “Mục tiêu chính là xây dựng để đảm bảo sự phát triển bền vững ở 3 trục:
kinh tế - xã hội – môi trường” (Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, trang 58)
Khoa học và kỹ thuật là một bộ phận không thể thiếu góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững.
Khái niệm về sự phát triển bền vững khác với sự phát triển kinh tế xã hội đơn thuần , đó là
những nổ lực để đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay chưa mang đến lợi ích cho các thế hệ sau
(WCED, 1987). Theo Komiyama và Takeuchi (2006), để phát triển bền vững cần phải quan tâm
đồng thời cả 3 hệ thống đó là hệ thống con người hoặc xã hội, hệ thống toàn cầu hoặc môi
trường, và hệ thống kinh tế chính xác như 3 trục đã nêu ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội.
Trong khi khoa học và kỹ thuật là vấn đề trọng tâm để đáp ứng được những thách thức của phát
triển bền vững, thì khoa học và kỹ thuật truyền thống lại chưa phù hợp để đáp ứng thách thức
này bởi vì về cơ bản nó vẫn còn chia nhỏ thành nhiều phần, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực
chuyên sâu nhỏ, trong khi phát triển theo hướng bền vững đòi hỏi những giải pháp mà phải giải

quyết được cả 3 trục như đã đề cập ở trên (ICSU, 2002). Ví dụ, c ác phát triển về kỹ thuật như
máy tính cá nhân, máy di động làm tăng lợi ích xã hội nhưng cũng tạo ra một lượng lớn chất thải
độc hại. Nếu công nghệ để giải quyết và xử lý chất thải không được phát triển song song và phù
hợp với sự phát triển công nghệ, thì các thế hệ tương lai phải đối mặt với những hậu quả của
môi trường mà các nhà cải cách ICT chưa đủ khả năng để đưa ra những giải pháp môi trường
cho vấn đề xử lý chất thải.
Theo quyết định 305/2005/Q§-TTg của Thủ tướng chính phủ (24/11/2005) về việc thành lập Hệ
thống chỉ tiêu thống kê quốc gia mà được xây dựng nhằm phục vụ cho “ việc quản lý các cơ
quan của Đảng và nhà nước, các cấp trong việc đánh giá, dự báo tình h ình, hoạch định các
chiến lược, chính sách,xây dựng kế họach phát triển kinh tế- xã hội từng thời kỳ và kiểm tra, thực
hiện đồng thời đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức cá nhân khác .” Tuy nhiên hệ
thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được xây dựng trước Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 20062010 và thách thức mới đều tiến đến xu hướng phát triển bền vững.
Kết quả, hiện nay UNDP đang hỗ trợ Tổng cục Thống kê để tăng cường cơ cấu tổ chức quản lý
nhà nước nhằm đáp ứng thách thức của quá trình quản lý trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội . Điều này đạt được thông qua 4 đầu ra như sau:
1) Chỉnh sửa / cập nhật hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia để đáp ứng kế hoạch phát triển kinh
tế và việc quản lý SEDP/VDG/MDG.
2) Chỉnh sửa/ cập nhật Kế hoạch hành động thống kê quốc gia;
3) Nâng cao chất lượng số liệu và cân đối việc thu thập dữ liệu; và
4) Nâng cao chế độ báo cáo số liệu, liên lạc, sử dụng và lưu trữ .
Bản báo cáo này nhằm xem xét lại các chỉ tiêu khoa học công nghệ trong hệ thống chỉ tiêu thống
kê quốc gia, so sánh các chỉ tiêu này với các chỉ tiêu đã được sử dụng ở các cơ quan và đánh
8


giá giá trị trong tiến trình đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Một số chỉ tiêu được đề
nghị bổ sung để giải quyết các lổ hổng và những thiếu sót trong hệ thống chỉ tiêu hiện nay.
Ngoài ra việc thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia vẫn chưa đồng bộ trong việc báo cáo
và phân tích các chỉ tiêu này, vì vậy báo cáo này đã chỉ rõ các phương pháp luận đánh giá và
phân tích.

1.2 Những đặc điểm của các chỉ tiêu tốt.
Chỉ tiêu là một biến số hay tham số về số lượng hoặc chất lư ợng mà cung cấp một cơ sở đơn
giản và tin cậy cho việc đánh giá sự thay đổi hay thành tích. Nó biến đổi số liệu và thông tin về
một hiện tượng cá biệt dưới dạng đơn giản nhất mà vẫn giữ nguyên nghĩa cần thiết. Các chỉ tiêu
được sử dụng theo các nguyên tắc khác nhau để đánh giá sự đa dạng của các vấn đề như tình
trạng kinh tế của đất nước, hiệu quả quản lý doanh nghiệp, các điều kiện xã hội của từng vùng,
hoặc việc thực hiện dự án.
Các chỉ tiêu thường khác nhau theo từng loại hệ thống nhưng đều có một số đặc điểm chung
cho các chỉ tiêu có hiệu quả.
• Chỉ tiêu hiệu quả phải liên quan và thể hiện những thông tin về hệ thống quan trọng để giảm
bớt điều kiện của hệ thống.
• Chỉ tiêu hiệu quả phải dễ hiểu, thậm chí cả những người không phải là chuyên gia cũng có
thể hiểu được. Chỉ tiêu hiệu quả phải đáng tin cậy, thông tin mà chỉ tiêu cung cấp có thể tin
tưởng.
• Chỉ tiêu hiệu quả phải dựa vào số liệu có thể sử dụng được; thông tin có sẵn hoặc có thể
thu thập trong khi vẫn đang trong giai đoạn thực hiện.
Ngoài ra các chỉ tiêu phải rõ ràng. Điều này có nghĩa là một chỉ tiêu hiệu quả phải bao gồm các
yếu tố sau:
Độ thẩm tra: biến số và tham số vẫn đảm bảo ý nghĩa cần thiết của mục tiêu và có thể thực hiện
trong quần chúng.
Ngôn ngữ: Góp phần mô tả sự thẩm tra để trả lời cho các câu hỏi sau: cái gì, khi nào,ở đâu, ai
và như thế nào.
Tiêu chí và các giá trị ranh giới: Các giá trị liên quan đến độ thẩm tra mà xác định mục tiêu
được lập ra đã đạt được mức độ nào so với tình trạng trước khi bắt đầu dự án. Các mục tiêu ở
giai đoạn trung gian (mốc quan trọng) cho phép đánh giá quá trình.
Ví dụ, một chỉ tiêu khoa học kỹ thuật đơn giản chỉ nói đến “Số lượng đội ngũ nhân viên trong
Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển ” không có hiệu quả bởi vì, trong số những thiếu sót, nó không
nêu được giá trị mục tiêu, chứ không phải là một ranh giới mà mục tiêu đó có thể đo được. Nếu
chỉ tiêu này chỉ đo được và đáp ứng giá trị 200,000 người, thì thông tin hữu ích nào mà chỉ tiêu
này có thể đem lại? Liệu thực hiện nghiên cứu và phát triển trong phạm vi cả nước đã đủ hay

chưa? Nếu số nhân sự yêu cầu để đảm bảo rằng nghiên cứu và phát triển đóng góp ở mức độ
tốt nhất cho Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, khi mà chỉ tiêu đã cung cấp được thông tin hữu
ích thì tình hình mới tốt. Ngược lại nếu 500,000 người được yêu cầu để đảm bảo rằng nghiên
cứu và phát triển đóng góp ở mức tối ưu nhất cho Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thì rõ ràng
cần phải nhanh chóng đưa ra nhiều biện pháp khả thi để khắc phục những thiếu sót này.
1.3 Các loại chỉ tiêu khoa học công nghệ chính.
Các chỉ tiêu riêng lẻ chỉ có thể cung cấp một lượng thông tin hạn chế, đặc biệt các chỉ tiêu này
cần phải đơn giản và dễ hiểu. Còn đối với những vấn đề phức tạp như phát triển bền vững thì
cần phải sử dụng một hệ thống chỉ tiêu để có thể khái quát toàn diện.
9


Phát triển theo xu hướng bền vững đòi hỏi các đầu vào như nguồn nhân lực và tài chính để tạo
các đầu ra như các phát minh khoa h
ọc và các công nghệ mới. Những đầu ra này sẽ tạo ra
những kết quả như nâng cao việc quản lý chất thải hay tăng việc áp dụng các kỹ thuật canh tác
cơ bản mà lần lượt mang lại những tác động mà được dùng để đánh giá cho việc phát triển
theo xu hướng bền vững.
Vì vậy, để đánh giá được những đóng góp của Khoa học công nghệ cho mục tiêu phát triển bền
vững theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đề ra, thì cần phải xây dựng và áp dụng một hệ
thống chỉ tiêu đảm bảo cho tất cả các loại chỉ tiêu đầu vào, đầu ra, kết quả và tác động. Có nhiều
cách khác nhau để phân loại chỉ tiêu khoa học công n ghệ. Nghị định số 30/2006/ND-CP của Chính
phủ Việt Nam về thống kê KHCN đã xác định các nhóm chỉ tiêu KHCN chính như sau (muốn biết thêm
thông tin, xin hãy xem thên phần 2.1.2.2 dưới đây):








Các chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng KHCN
Các chỉ tiêu về nguồn lực tài chính cho hoạt động KHCN
Các chỉ tiêu về nguồn nhân lực cho hoạt động KHCN
Các chỉ tiêu về kết quả (hay còn gọi là đầu ra và kết quả) của các hoạt động KHCN
Các chỉ tiêu mang tính chất tác động của KHCN
Các chỉ tiêu về năng lực đổi mới công nghệ

Một hệ thống phân loại khác do ASEAN 1 sử dụng bao gồm tất cả các nhóm chỉ tiêu KHCN phổ biến. Đó
là:
0F








Chỉ tiêu nghiên cứu và phát triển (R&D)
Bằng phát minh sáng chế
Cân bằng công nghệ để chi trả (TBP) và thương mại trong công nghệ
Nguồn nhân lực cho khoa học công nghệ (HRST)
Các ấn phẩm xuất bản khoa học và công nghệ
Đổi mới công nghệ và sử dụng công nghệ trong công nghiệp

Áp dụng bảng phân loại này nhằm mục đích xác định các chỉ tiêu đầu vào, đầu ra, kết quả và tác
động, cung cấp một Biểu 6x4 của các chỉ tiêu, theo Biểu 1.Tuy nhiên không phải tất cả các ô
trong bảng đều được điền vào. Ví dụ về chỉ tiêu bằng phát minh sáng chế và các ấn phẩm khoa
học mà theo định nghĩa là đầu ra vì vậy chỉ tiêu đầu vào cho loại này không có nghĩa. Tương tự,

Chỉ tiêu cân bằng công nghệ cho việc chi trả mà theo định nghĩa là thuộc loại chỉ tiêu kết quả, là
số dư giữa mua (đầu vào) và bán (đầu ra) công nghệ
Biểu 1: Hệ thống các chỉ tiêu khoa học công nghệ kết hợp với Bảng phân loại chỉ tiêu khoa học
công nghệ của ASEAN với các kết quả khác nhau.
ĐẦU VÀO

ĐẦU RA

KẾT QUẢ

TÁC ĐỘNG

Các loại chỉ tiêu khoa học
công nghệ
Nghiên cứu và phát triển
Bằng phát minh sáng chế
Cân bằng công nghệ để chi
trả (TBP) và thương mại
trong công nghệ
Nguồn nhân lực cho khoa
học công nghệ
Các ấn phẩm xuất bản về
1

/>
10


khoa học và công nghệ
Đổi mới công nghệ và sử

dụng công nghệ trong công
nghiệp

Báo cáo này sử dụng khung chỉ tiêu KHCN được đề cập đến trong Nghị định số 30/2006/ND-CP để xác
định nhóm chỉ tiêu chủ yếu cần thiết cho việc đánh giá những đóng góp của khoa học công nghệ đối

với những thành tựu đạt được trong mục tiêu đề ra của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở
Việt Nam. Tuy nhiên, để tăng cường sự phối hợp và hài hòa trong khối ASEAN, báo cáo cũng sẽ đề cập
đến khung chỉ tiêu của ASEAN.

11


Chương 2: Bối cảnh của các chỉ tiêu khoa học công nghệ ở Việt Nam
2.1. Những kinh nghiệm có được ở Việt Nam; những yếu kém trong hệ thống chỉ tiêu hiện
nay
Mặc dù các số liệu thống kê khoa học công nghệ đã được thu thập trong hơn 20 năm qua ở Việt
Nam nhưng các số liệu này vẫn chưa được thu thập một cách có hệ thống, và còn nhiều thiếu
sót.
2.1.1. Khung pháp lý cho các hoạt động thống kê khoa học công nghệ
Khung pháp lý đầu tiên ch o các hoạt động thống kê khoa học công nghệ ở Việt Nam được ban
hành vào năm 1993 khi Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (sau đây được gọi là Thủ tướng) ban hành
quyết định số 349/CT ngày 12/12/1983 về việc bổ sung thêm 14 nhóm chỉ tiêu khoa học công
nghệ cho Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia chính thức.
Năm 1984, Tổng Cục Thống kê Việt Nam phối hợp với Uỷ Ban Khoa học Kỹ thuật nhà nước
(nay được gọi là Bộ Khoa học Công nghệ) thành lập hệ thống chỉ tiêu khoa học công nghệ nhằm
hướng dẫn việc thu thập, xử lý và xuất bản các số liệu thống kê khoa học công nghệ. Các hoạt
động thống kê khoa học công nghệ được tiến hành dựa vào quyết định phối hợp giữa Tổng cục
Thống Kê và Bộ Khoa học Công nghệ số 420/QD-LB ngày 10/12/1984 “ Quy định về hệ thống
báo cáo thống kê khoa học công nghệ áp dụng cho nghiên cứu và phát triển, các viện Giáo dục

bậc cao, nguồn tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện phục vụ cho việc điều tra các tổ chức”.
Quy định về chế độ báo cáo thống kê bao gồm 9 mẫu thu thập số liệu bao phủ 14 nhóm chỉ tiêu
khoa học công nghệ mà đã được xác định trong Quyết định số 349/CT. Năm 1985, Tổng cục
Thống Kê đã bổ sung thêm 4 nhóm chỉ tiêu về hoạt động khoa học công nghệ ở các ngành
thương mại và công nghiệp, sát nhập chúng vào hệ thống báo cáo định kỳ cho ngành công
nghiệp. Nhưng các chỉ tiêu khoa học công nghệ này cũng không đáp ứng được những yêu cầu
cho việc quản lý các hoạt động khoa học công nghệ do thiếu các công cụ điều chỉnh thích hợp.
Thật vậy, kê từ năm 1990, chế độ báo cáo cho các chỉ tiêu khoa học công nghệ vẫn chưa thực
hiện chức năng của nó.
Năm 2000, Quốc hội đã ban hành luật khoa học công nghệ 2 trong đó ở Điều 51 của luật nêu rõ
các hoạt động thống kê khoa học công nghệ. Đó là:
"Hệ thống các chỉ tiêu thống kê khoa học công nghệ được xây dựng thống nhất cho toàn quốc.
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc chính phủ, Uỷ Ban nhân dân các cấp, các tổ
chức cá nhân có liên quan đến hoạt động khoa học công nghệ phải báo cáo đầy đủ và chính xác
các số liệu thống kê khoa học công nghệ cho các cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm quản
lý nhà nước về lĩnh vực khoa học công nghệ theo sự phân công trách nhiệm của chính phủ”
Các tổ chức quản lý nhà nước về khoa học công nghệ bao gồm Bộ Khoa học Công nghệ, các
Cục, Sở khoa học công nghệ của các Bộ, Tỉnh. Theo luật khoa học công nghệ, các tổ chức khoa
học công nghệ được phân thành 3 nhóm đặt tên là: Viện Nghiên cứu và Phát triển (bao gồm các
viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm thí nghiệm, vv..) Viện Giáo dục bậc cao (các trường đại
học, cao đẳng và học viện) và các tổ chức phục vụ cho khoa học công nghệ (Các trung tâm tin
học, thư viện, các nhà xuất bản khoa học công nghệ, các văn phòng cấp bằng sáng chế, các tổ
chức đo lường và chuẩn hoá, ..vv..)
F
1

Việc Quốc hội (khoá XI) ban hành Luật Thống kê thay cho Pháp lệnh kế toán- thống kê năm
2003 3 là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng cho công tác báo cáo thống kê ở Việt Nam. Đây là
lần đầu tiên Việt Nam có một Luật thống kê toàn diện. Theo tinh thần của Luật Thống kê, chính
F

2

2
3

Luật khoa học công nghệ (Luật số21/2000/QH10 9/6/ 2000)
Luật Thống kê (Luật số No. 04/2003/QH11)

12


phủ đã ban hành Nghị định số 40/2004/ND -CP xác định rõ chi tiết hơn cho một số điều trong
Luật Thống kê và ban hành hướng dẫn thực hiện. Mặc dùcác văn bản pháp lý này có vai trò
quan trọng trong việc quy định các hoạt động thống kê nói chung nhưng chúng vẫn chưa bao
phủ được các lĩnh vực đặc trưng của hoạt động thống kê khoa học công nghệ.
Để thực hiện Luật Thống kê, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 305/2005/QD-TTg
ngày 24/11/2005 về việc phê duyệt và ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (NSIS). Hệ
thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được xem là công cụ cung cấp số liệu thống kê cho các tổ chức
quản lý các cấp, giúp các tổ chức quản lý đưa ra quyết định, hoạch định chính sách và xác định,
giám sát, quản lý các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
còn là công cụ đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê cho các tổ chức cá nhân nói chung. Hệ thống
chỉ tiêu thống kê quốc gia được dùng làm cơ sở để xây dựng Chương trình điều tra thống kê
quốc gia, xây dựng chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, thực hiện thẩm quyền ban hành chế độ
báo cáo thống kê cơ sở, thẩm quyền công bố thông tin thống kê. Sau đây là 9 chỉ tiêu khoa học
công nghệ trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Vấn đề còn tồn tại ở đây chính là việc các chỉ tiêu KHCN còn quá chung chung. Nhằm tăng
cường các hoạt động thống kê khoa học công nghệ, chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định
số 30/2006/ND-CP ngày 29/03/2006 về hoạt động thống kê khoa học công nghệ. Nghị định đã
thể nêu rõ quan điểm của chính phủ về hoạt động thống kê khoa học công nghệ cụ thể như sau:








Hoạt động thống kê khoa học công nghệ được xem là một phần rất quan trọng cho các hoạt
động quản lý khoa học công nghệ;
Để tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động thống kê khoa học công nghệ yêu cầu phải :
o Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động khoa học
công nghệ tham gia vào các hoạt động thống kê khoa học công nghệ, tạo mọi cơ hội để
các tổ chưc, cá nhân tiếp cận thông tin thống kê khoa học công nghệ theo quy định của
pháp luật;
o Tăng cường xây dựng hoạt động thống kê khoa học công nghệ để đảm bảo thực hiện các
nhiệm vụ được giao;
Hoạt động thống kê khoa học công nghệ phải được quy định theo pháp lý thống kê. Các chỉ
tiêu khoa học công nghệ phải cố định và hữu ích trong một thời gian dài, phải phù hợp khi so
sánh với quốc tế.
Phương pháp luận thống kê, hệ thống danh mục chỉ tiêu khoa học công nghệ phải được xây
dựng dựa trên chuẩn hoá quốc tế và thực tiễn, đồng thời phải phù hợp với thực tiễn của Việt
Nam;
Các hoạt động thống kê khoa học công nghệ phải được tiến hành đồng thời với việc ứng
dụng ICT chuyên sâu.

Bộ Khoa học Công nghệ và Tổng cục Thống kê là cơ quan chủ đạo thực hiện Nghị định số
30/2006/ND-CP của chính phủ về hoạt động thống kê khoa học công nghệ.
2.1.2. Những chỉ tiêu khoa học công nghệ hiện có
2.1.2.1. Những chỉ tiêu khoa học công nghệ trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
Theo quy định của pháp luật về thống kê, có 2 mức độ chỉ tiêu: cấp quốc gia và cấp bộ/ tỉnh .
Trong số 200 chỉ tiêu thống kê quốc gia, có 9 chỉ tiêu khoa học công nghệ. Danh mục các chỉ

tiêu khoa học công nghệ cấp quốc gia được liệt kê trong Biểu 2.
Biểu 2: Các chỉ tiêu khoa học công nghệ cấp quốc gia bao gồm trong Quyết định số
305/2005/QD-TTg về Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
13


Chỉ tiêu

Tên các chỉ tiêu khoa học công nghệ

1701

Số đơn vị khoa học và công nghệ

1702

Số người làm khoa học và công nghệ, số người có học vị, chức danh

1703

Số đề tài khoa học được nghiệm thu, số đề tài đã đưa vào ứng dụng

1704

Số phát minh, sáng chế đã được cấp bằng bảo hộ

1705

Số giải thưởng khoa học và công nghệ quốc gia, quốc tế được trao
tặng.


1706

Chi cho hoạt động khoa học và công nghệ

1707

Chi cho đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp

1708

Giá trị mua bán công nghệ

1709

Giá trị mua bán bằng phát minh, sáng chế

2.1.2.2. Chỉ tiêu cho hoạt động khoa học và công nghệ
Hệ thống chỉ tiêu này quá chung chung không bao phủ được mọi lĩnh vực của hoạt động khoa
học và công nghệ. Để bổ sung thêm các chỉ tiêu khoa học và công nghệ, chính phủ đã ban hành
Nghị định số 30/2006/ND-CP về hoạt động khoa học và công nghệ, xác định rõ các nhóm chỉ
tiêu khoa học và công nghệ chính nhưng lại không xác định các chỉ tiêu cụ thể. Sau đây là 6
nhóm chỉ tiêu:












Nhóm chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng cho khoa học và công nghệ: bao gồm chỉ tiêu về cơ sở
công nghệ vật chất của các đơn vị khoa học và công nghệ; chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng khoa
học và công nghệ; chỉ tiêu về nguồn thông tin khoa học và công nghệ; các chỉ tiêu về cơ sở
hạ tầng khoa học và công nghệ khác ;
Nhóm chỉ tiêu về nguồn tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ. Nhóm này bao
gồm các chỉ tiêu về đầu tư cho khoa học và công nghệ nói chung; đầu tư cho nghiên cứu và
phát triển, các chỉ tiêu liên quan đến các nguồn tài chính khác;
Nhóm chỉ tiêu về nguồn nhân lực cho khoa học và công nghệ. Nhóm này bao gồm: các
chỉ tiêu chung về nguồn nhân lực cho khoa học và công nghệ; các chỉ tiêu về nguồn nhân lực
liên quan đến nghiên cứu và phát triển; các chỉ tiêu về đào tạo nguồn nhân lực cho khoa học
và công nghệ, các chỉ tiêu về nguồn nhân lực cho khoa học và công nghệ của quốc tế, và
các chỉ tiêu về nguồn nhân lực cho khoa học và công nghệ khác;
Nhóm chỉ tiêu kết quả về các hoạt động khoa học và công nghệ, bao gồm các chỉ tiêu về
các dự án nghiên cứu và phát triển; chỉ tiêu về phát minh sáng chế, ứng dụng và tên thương
mại; chỉ tiêu về phát minh sáng chế và mua bán công nghệ; chỉ tiêu mua bán bằng phát minh
và sáng chế; chỉ tiêu về hoạt động xuất bản các ấn phẩm về khoa học và công nghệ; chỉ tiêu
về các giải thưởng khoa học và công nghệ quốc gia và quốc tế; hệ thống đầu ra khác;
Nhóm chỉ tiêu tác động trong khoa học và công nghệ bao gồm chỉ tiêu về tác động của
khoa học và công nghệ trong sản xuất, thương mại; chỉ tiêu về tác động của khoa học và
công nghệ vào xã hội, chỉ tiêu về nhận thức của quần chúng nhân dân về khoa học và công
nghệ; các chỉ tiêu tác động;
Nhóm chỉ tiêu về năng lực đổi mới công nghệ: bao gồm chỉ tiêu về các viện khoa học và
công nghệ; chỉ tiêu về đổi mới công nghệ; chỉ tiêu về mức độ sản xuất và các chỉ tiêu về
năng lực phân tích đổi mới;

Chín chỉ tiêu khoa học và công nghệ trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia nằm trong các

nhóm chỉ tiêu này. Tuy nhiên vẫn còn có các chỉ tiêu khoa học và công nghệ trong yêu cầu của
Nghị định số 30/2006/ND-CP của chính phủ vẫn chưa được xây dựng, xác định và phê chuẩn.

14


2.1.3. Các cuộc điều tra khoa học và công nghệ thí điểm
Các hoạt động thống kê về khoa học và công nghệ ban đầu được thực hiện dựa vào chế độ báo
cáo định kỳ được xác định rõ trong Quyết định số 420/QD-LB. Tuy nhiên chế độ này đã không
còn hoạt động kể từ năm 1990 do các đơn vị không còn nộp báo cáo hay gửi lại các biểu mẫu
đã được điền thông tin.
Do các hoạt động thống kê dựa vào chế độ báo cáo định kỳ hoạt động không còn hiệu quả nữa
nên Bộ khoa học và công nghệ đã phối hợp với các cơ quan có liên quan bắt đầu thu thập số
liệu thống kê về khoa học và công nghệ thông qua các cuộc điều tra.
2.1.3.1. Cuộc điều tra năm 1995 về tiềm năng của khoa học và công nghệ ở các đơn vị
nghiên cứu và phát triển
Năm 1995, Tổng cục Thống Kê phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức một cuộc điều
tra về tiềm năng của khoa học và công nghệ ở các cơ quan nghiên cứu và phát triển (Quyết định
số 248 TCTK/QD của Tổng cục Thống Kê ngày 12/08/1995). Theo kế hoạch các viện được điều
tra được phân thành 7 loại. Các cơ quan mục tiêu là 233 cơ quan nghiên cứu và phát triển trực
thuộc 36 bộ (ngoại trừ các viện thuộc khối an ninh quân sự). Cuộc điều tra bao phủ các chỉ tiêu
về nguồn nhân lực ( số lượng nhân sự, bằng cấp, ngành học, điều kiện công tác, .vv..), các chỉ
tiêu tài chính, cơ ở
s kỹ thuật, chi phí cho nghiên cứu và phát triển, mạng lưới của các viện
nghiên cứu và phát triển. Đó là một trong những cuộc điều tra toàn diện đầu tiên tính đến thời
điểm đó. Số liệu thống kê có giá trị cho việc phân tích và đánh giá về thực trạng các hoạt động
khoa học và công nghệ và tiềm năng của khoa học và công nghệ ở Việt Nam.
Tuy nhiên số liệu thống kê ở thời điểm đó vẫn bị ảnh hưởng đặc điểm của hệ thống kinh tế tập
trung bao cấp từ phía chính phủ. Vì lí do đó mà số liệu thống kê đó vẫn không phù hợp để so
sánh với quốc tế.

2.1.3.2. Cuộc điều tra khoa học và công nghệ thí điểm năm 2000
Năm 2001 nhằm cung cấp số liệu thống kê về khoa học và công nghệ cho Hiệp hội các nước
ASEAN về khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (bây giờ gọi là Bộ
Khoa học và Công nghệ) đã giao cho Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
thực hiện dự án về “ Xây dựng cơ sở dữ liệu chỉ tiêu về khoa học và công nghệ phù hợp với các
chỉ tiêu khoa học và công nghệ của ASEAN”. Dự án đã tiến hành một cuộc điều tra về nghiên
cứu và phát triển. Đội ngũ điều tra đã cố gắng hết sức để áp dụng phương pháp luận được quốc
tế chấp nhận từ tài liệu hướng dẫn của các nước OECD4 và UNESCO 5 về hoạt động thống kê
khoa học và công nghệ để thu thập số liệu
F
3

F
4

Các chỉ tiêu nghiên cứu và phát triển được sử dụng trong cuộc điều tra gồm:
1) Tổng chi phí cho nghiên cứu và phát triển cho các khu vực thực hiện: Chính phủ, Giáo dục
bậc cao, Thương mại; Phi Chính phủ; Tổng chi phí cho nghiên cứu và phát triển;
2) Tổng chi phí cho nghiên cứu và phát triển cho các nguồn quỹ: Chính phủ; thương mại; từ
nước ngoài và các nguồn khác
3) Nguồn nhân lực nghiên cứu và phát triển (đầu người): về các lĩnh vực Việc làm và Loại nghề
(Chính phủ, Giáo dục bậc cao; Thương Mại; Phi Chính phủ; Toàn quốc) ;
Danh mục các Lĩnh vực nghiên cứu được xây dựng dựa trên danh mục của UNESCO. Theo hệ
thống này, danh mục các Lĩnh vực nghiên cứu được chia thành 6 lĩnh vực chính gồm:
4

OECD. Tài liệu hướng dẫn của Frascati : Đề xuất thực hành chuẩn cho các cuộc điều tra về nghiên cứu và phát triển

thực nghiệm Paris: OECD, 2002


5

UNESCO. Tài liệu hướng dẫn cho các hoạt động thống kê khoa học và công nghệ. ST.84/WS/12. Paris: UNESCO, 1984.

15









Khoa học cơ bản và khoa học tự nhiên
Công nghệ thông tin và truyền thông
Kỹ sư và công nghệ
Nông, Lâm, Ngư nghiệp
Y, Dược, Y tế
Khoa học Xã hội và Nhân văn

Vì đây là cuộc điều tra nghiên cứu và phát triển đầu tiên nên tỉ lệ trả lời đạt chưa cao (Biểu 3).
Mặc dù là lần đầu tiên, nhưng hệ thống chỉ tiêu về nghiên cứu và phát triển được thu thập phù
hợp với số liệu nghiên cứu và phát triển của các nước ASEAN. Tổng số gồm khoảng 60 chỉ tiêu
nghiên cứu và phát triển. Dự án cũng đề xuất danh mục các chỉ tiêu khoa học và công nghệ.
Biểu 3: Tỉ lệ trả lời của cuộc điều tra nghiên cứu và phát triển năm 2000


Khu vực


Số bảng điều tra
được phát ra
243

Số bảng điều tra
thu được
167

Tỉ lệ trả lời (%)

Các viện nghiên cứu và phát
68.72%
triển ở các bộ
A2
Các bệnh viện thuộc sự quản lý
43
36
83.72%
của trung ương
B
Các Viện Giáo dục bậc cao
85
60
70.58%
C
Các Viện phục vụ công tác khoa
57
17
28.82
học và công nghệ

D
Các viện nghiên cứu và phát
Không có
330
Không có
triển của UBND các tỉnh
E
Các nhà máy sản xuất (*)
4,900
4,900
100%
Tổng= A+B+C+D+E
5,510
Không có
Ghi chú:
không có (vì do Sở khoa học và công nghệ của các tỉnh phát và thu thập)
* Số liệu được lấy từ cuộc điều tra công nghiệp do Tổng cục Thống kê thực hiện.
(Nguồn: Cao Minh Kiem, [et al.] (2002). Nghiên cứu tính khả thi về việc xây dựng cơ sở dữ liệu chỉ tiêu khoa học và
công nghệ phù hợp với yêu cầu của ASEAN. Báo cáo về cuộc điều tra nghiên cứu và phát triển và số liệu thống kê
của năm 2000. H, NACESTID, 2002. (bản Tiếng Việt)
A1

2.1.3.3. Cuộc điều tra nghiên cứu và phát triển thí điểm năm 2002
Năm 2002, ASEAN Tiểu uỷ ban về Phát triển Nguồn lực và Cơ sở hạ tầng Khoa học và Công
nghệ (SCIRD) đã tài trợ cho một dự án được gọi là “ ASEAN-ROK xây dựng chỉ tiêu cạnh tranh
công nghệ ở ASEAN”. Để đạt được chỉ tiêu nghiên cứu và phát triển theo yêu cầu thì cần phải
tiến hành một cuộc điều tra nghiên cứu và phát triển mà chủ yếu được xây dựng để thu thập số
liệu sử dụng phương pháp luận được quốc tế chấp nhận.
Mục tiêu chính của cuộc điều tra:
• Cung cấp một bức tranh chung về tình hình nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam

• Cung cấp các chỉ tiêu nghiên cứu và phát triển của Việt Nam cho dự án
Trách nhiệm của các viện là phải cung cấp cho dự án một hệ thống dữ liệu nghiên cứu và phát
triển:
1) Tổng chi phí cho nghiên cứu và phát triển cho khu vực thực hiện: Chính phủ, Giáo dục bậc
cao; Thương mại; Tổ chức phi lợi nhuận tư nhân; Tổng chi phí cho nghiên cứu và phát triển;
2) Tổng chi phí cho nghiên cứu và phát triển bởi nguồn kinh phí: Chính phủ, Giáo dục bậc cao;
Thương mại; Tổ chức phi lợi nhuận tư nhân; từ nước ngoài;
3) Nguồn nhân lực nghiên cứu và phát triển (đầu người): ở lĩnh vực việc làm và loại nghề (Chính
phủ, Giáo dục bậc cao; Thương mại; Tổ chức phi lợi nhuận tư nhân; National total);

16


4) Nguồn nhân lực nghiên cứu và phát triển (Tương ứng với toàn t hời gian, FTE) (ở lĩnh vực
việc làm và loại nghề (Chính phủ, Giáo dục bậc cao ; Thương mại; Tổ chức phi lợi nhuận tư
nhân; Toàn quốc);
Bảng điều tra được thiết kế để có thể thu thập tất cả các số liệu cần thiết đáp ứng yêu cầu của
dự án. Các cố vấn về phương pháp luận là các chuyên gia từ Trung tâm thông tin nghiên cứu và
phát triển của Malaysia (MASTIC) của Bộ khoa học và công nghệ Malaysia. Bảng điều tra do
NACES xây dựng dưới sự chỉ dẫn về phương pháp luận của MASTIC, Malaysia.
Danh mục các Lĩnh vực nghiên cứu được trích từ hệ thống danh mục nghiên cứu và phát triển
của Malaysia do MASTIC6 cung cấp và dựa v ào Danh mục các Lĩnh vực nghiên cứu của các
nước OECD . Vì đây là cuộc điều tra thí điểm nên chỉ có các loại khái quát được sử dụng. Danh
mục được sắp xếp theo thứ bậc và có 2 phần và 15 loại được trình bày ở Bảng số 4.
5F

Biểu 4: Danh mục các Lĩnh vực nghiên cứu được sử dụng trong cuộc điều tra nghiên cứu
và phát triển năm 2002
Lĩnh vực nghiên cứu




Phần 1: Khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ
10100

Khoa hoc Toán học

10200

Khoa học Vật lý

10300

Khoa học Hoá học

10400

Khoa học trái đất

10500

Công nghệ Thông tin, Vi tính và truyền thông

10600

Khoa học ứng dụng và Công nghệ

10700

Khoa học Kỹ thuật


10800

Khoa học Sinh học

10900

Khoa học Nông nghiệp

11000

Khoa học Y tế và Sức khoẻ

11100

Khoa học Môi trường

11200

Khoa học Vật chất / Nguyên vật liệu

11300

Khoa học Hàng hải
Phần 2. Khoa học Xã hội và Nhân văn

20100

Khoa học Xã hội


20200

Nhân văn

Danh mục của khu vực cho các viện tham gia thực hiện bao gồm:




6

Các viện nghiên cứu và phát triển của Chính phủ: Tất cả các viện và trung tâm nghiên cứu và
phát triển do Chính phủ thành lập và cấp ngân sách.
Viện Giáo dục bậc cao: tất cả các trường đại học, cao đẳng cung cấp các hoạt động giáo dục
không tính đến quyền sở hữu. Các viện nghiên cứu do các trường đại học thành lập và quản
lý cũng được tính trong loại này.
Thương mại: Tất cả các nhà máy sản xuất và công nghiệp bao gồm cả các nhà máy quốc
doanh. Các viện nghiên cứu và phát triển do các Tập đoàn do nhà nước quản lý cũng được
tính trong loại này.

MASTIC. Hệ thống phân loại nghiên cứu và phát triển của Malaysian. Tái bản lần 3 MASTIC, tháng 12/1998.

17




Các tổ chức nghiên cứu và phát triển Phi chính phủ và Tổ chức phi lợi nhuận tư nhân: tất cả
các viện nghiên cứu và phát triển được thành lập theo Nghị định Chính phủ và Luật số
35/HDBT


Cuộc điều tra thí điểm đã thu thập số liệu về chi phí cho nghiên cứu và phát triển nội bộ (dựa
trên người thực hiện). Bảng điều tra (Phụ lục 1) được thiết kế để bao phủ các loại chi phí khác
nhau gồm:




Chi phí nhân công
Chi phí vốn
Chi phí hoạt động

Nguồn nhân lực cho nghiên cứu và phát triển bao gồm tất cả nhân sự , chẳng hạn như, nghiên
cứu (các nhà khoa học ), các nhà kỹ thuật và đội ngũ trợ lý. Họ được phân theo bằng cấp (Tiến
sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân..v.v.)
Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia chịu trách nhiệm chuẩn bị Bảng điều tra,
biên soạn danh sách các viện được điều tra, gởi các Bảng điều tra, thu thập các Bảng điều tra
đã được điều tra, nhập và xử lý dữ liệu
Tất cả các định nghĩa và giải thích được đề cập trong tài liệu hướng dẫn để thực hiện Bảng điều
tra nghiên cứu và phát triển. Đội ngũ của Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
sẽ chỉ dẫn các thủ tục để điền vào Bảng điều tra. Cuộc điều tra do Viện Nghiên cứu chiến lược
và chính sách khoa học công nghệ quốc gia cùng Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ
Quốc gia thực hiện. Kế hoạch của cuộc điều tra được các viện tham gia ủng hộ.
Tất cả các viện nghiên cứu dân sự, các trường đại học và cao đẳng là đối tượng của cuộc điều
tra, riêng các viện nghiên cứu, các trường Đại học và Cao đẳng thuộc ngành An ninh quốc
phòng không được tính trong cuộc điều tra. Đối với các viện thuộc các tỉnh, cuộc điều tra được
tiến hành dựa vào quá trình chọn mẫu do Tổng cục Thống kê soạn.
Trong cuộc điều tra này có 7,564 viện được điều tra trong đó:






203 là các Viện nghiên cứu và phát triển ;
116 là các Viện Giáo dục bậc cao (bao gồm các trường đại học, Cao đẳng và Học viện)
13 là các Viện thuộc Tổ chức Phi chính phủ
7,232 là các viện thương mại công nghiệp ( dựa vào cuộc điều tra các nhà sản xuất do Tổng
cục Thống kê tiến hành.

Tỉ lệ trả lời được nêu ở Biểu 5. Tỉ lệ trả lời trong số các viện nghiên cứu và phát triển đạt
72.36% và các viện Giáo dục bậc cao là 81.57%. Các viện và trung tâm nghiên cứu và phát
triển thuộc hai Học viện nghiên cứu quốc gia có tỉ lệ trả lời cao nhất. Tất cả các viện và trung
tâm do Trung tâm quốc gia về Khoa học Xã hội và Nhân văn (bây giờ gọi là Viện Khoa học Xã
hội Việt Nam) đều hưởng ứng cuộc điều tra trong khi khoảng 81.82% các viện và trung tâm
thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (bây giờ gọi là Viện Khoa học Công
nghệ Việt Nam) điền và gởi lại bảng điều tra. Tỉ lệ trả lời của các viện thuộc Bộ NN&PTNT, Bộ
Công nghiệp, Bộ Thuỷ Sản, v..v là tương đối cao.
Biểu 5: Tỉ lệ trả lời cho cuộc điều tra nghiên cứu và phát triển năm 2002

số
A1

Khu vực

Trung tâm và Viện nghiên
cứu và phát triển

Số Bảng điều tra
gởi đi
199


Số bảng điều tra
thu lại
144

Tỉ lệ
(tính %)
72.36

18


A2
A3
B1
B2

Các Viên nghiên cứu và phát
triển các tỉnh
Các Viện Giáo dục bậc cao
Cộng: A=A1+A2+A3
Các trường Cao đẳng
Tổ chức phi lợi nhuận

Cộng: B=B1+B2
Các nhà máy công nghiệp*
Tổng cộng (A+B+C)
* Do Tổng cục Thống kê thực hiện
C


59

59

100%

76
334
121
50

62
265
54
13

81.57%
79.34%
44.6%
26%

171
7,232
7,737

67
7,232
7,564

39.18%

100%
97.76%

Số liệu của cuộc điều tra nghiên cứu và phát triển của năm 2002 được xem là đáng tin cậy hơn
so với số liệu của cuộc điều tra năm 2000. Tuy nhiên vì đây là số liệu từ một cuộc điều tra thí
điểm nên không được chính thức công bố.
2.1.4. Những yếu kém của hoạt động và hệ thống chỉ tiêu khoa học và công nghệ hiện nay
Một phân tích về thực trạng hiện nay của các hoạt động thống kê khoa học và công nghệ và hệ
thống chỉ tiêu khoa học và công nghệ của Việt Nam đã bộc lộ những yếu kém sau :


Thiếu hệ thống báo cáo định kỳ về số liệu thống kê khoa học và công nghệ

Hoạt động thống kê khoa học và công nghệ chưa được tiến hành theo hệ thống. Chưa có chế
độ báo cáo định kỳ về số liệu thống kê khoa học và công nghệ từ các viện liên quan. Do thiếu hệ
thống báo cáo này nên số liệu thống kê khoa học và công nghệ chưa được chính thức công bố.
Các Viện có tham gia hoạt động khoa học và công nghệ chưa quen với quy trình báo cáo.
• Thiếu hệ thống cơ cấu tổ chức cho hoạt động thống kê khoa học và công nghệ
Vẫn chưa có một cơ cấu tổ chức nào cho hoạt động thống kê khoa học và công nghệ
• Thiếu hệ thống chỉ tiêu thống kê khoa học và công nghệ
Hiện nay chỉ có một vài chỉ tiêu khoa học và công nghệ trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
nhưng chưa đầy đủ để cung cấp số liệu có giá trị để đưa ra quyết định, lập kế hoạch và dự báo.
Hơn nữa, các chỉ tiêu được đề cập trong Nghị định số 30/2006/ND-CP về hoạt động thống kê
khoa học và công nghệ vẫn chưa được xác định rõ. Nghị định 30/2006/ND-CP chỉ đơn giản liệt
kê tên các nhóm chỉ tiêu chính mà chưa ban hành các chỉ tiêu riêng biệt.
• Chưa có sự thống nhất cho mỗi chỉ tiêu khoa học và công nghệ.
Mặc dù số chỉ tiêu khoa học và công nghệ được liệt kê trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
mới phê duyệt còn ít nhưng vẫn chưa có các định nghĩa cho mỗi chỉ tiêu. Không cần phải xác
định khái niệm của mỗi chỉ tiêu.



Phần lớn các chỉ tiêu là loại chỉ tiêu đầu vào và đầu ra. Có rất ít hoặc hầu như không có các
chỉ tiêu giúp đánh giá kết quả và tác động của các hoạt động khoa học và công nghệ.
Một hệ thống chỉ tiêu khoa học và công nghệ phải bao gồm 4 loại chỉ tiêu đó là : chỉ tiêu đầu vào,
đầu ra, kết quả và tác động. Trong khi đó các ch
ỉ tiêu khoa học và công nghệ của Việt Nam
được ban hành hiện này lại tập trung chủ yếu là chỉ tiêu đầu vào và đầu ra
• Thiếu hệ thống danh mục khoa học và công nghệ thống nhất (Lĩnh vực nghiên cứu và SEO)
Từ những đánh giá trên, việc xây dựng một hệ thống chỉ tiêu khoa học và công nghệ quốc gia
được xem là việc làm cấp thiết và cần phải thực hiện càng sớm càng tốt.
19


2.2. Kinh nghiệm từ các nước trong khu vực
Nhiều nước và các nhóm các nước trong khu vực đã tiến hành thu thập và công bố số liệu liên
quan đến chỉ tiêu khoa học và công nghệ. Có nhiều lý do để giải thích tại sao cần phải có các chỉ
tiêu giống hệt hoặc tượng tự như các nước khác để có thể đánh giá được hoạt động có liên
quan. Ngược lại hệ thống giám sát và các chỉ tiêu trong hệ thống này đ ều liên quan đến hệ
thống đang được giám sát. Trong tình hình ở Việt Nam, hệ thống này là Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội, vì vậy không phải tất cả các chỉ tiêu được dùng ở các nước khác có thể phù hợp
trong khuôn khổ Việt nam
Phần này sẽ mô tả hệ thống chỉ tiêu được dùng ở một số nước và các nhóm trong khu ự
vc .
Phần sau đây sẽ phân tích các hệ thống này xuất phát từ tình hình của Việt Nam. Hệ thống chỉ
tiêu được mô tả trong phần này là các hệ thống chỉ tiêu đã được các nước OECD, ERA ( Khu
vực nghiên cứu ở Châu Âu), ASEAN. Hợp chủng quốc Hoa kỳ và Úc đã sử dụng.
2.2.1 Các nước OECD
Các nước OECD đưa ra tổng số 79 chỉ tiêu trong 18 đề mục. Đề mục và số chỉ tiêu trong mỗi đề
mục như sau:




















Tổng chi phí cho nghiên cứu và phát triển (GERD): 6 chỉ tiêu
Nguồn nhân lực cho Nghiên cứu và phát triển (FTE): 4 chỉ tiêu
Tổng chi phí cho nghiên cứu và phát triển bởi các nguồn kinh phí: 6 chỉ tiêu
Tổng chi phí cho nghiên cứu và phát triển ở các ngành thực hiện: 4 chỉ tiêu
Các nhà nghiên cứu (đầu người): 2 chỉ tiêu ( một trong 2 chỉ tiêu đó có 6 tiểu chỉ tiêu)
Chi phí của các Doanh nghiệp thương mại cho nghiên cứu và phát triển (BERD): 4 chỉ tiêu
Nhân sự cho nghiên cứu và phát triển ở Doanh nghiệp thương mại (FTE): 6 chỉ tiêu
Chi phí của các Doanh nghiệp thương mại cho nghiên cứu và phát triển bởi các nguồn kinh
phí: 6 chỉ tiêu
Chi phí của các Doanh nghiệp thương mại cho nghiên cứu và phát triển ở các ngành công
nghiệp được chọn : 6 chỉ tiêu
Chi phí Giáo dục bậc cao cho nghiên cứu và phát triển (HERD): 6 chỉ tiêu

Nguồn nhân lực cho nghiên cứu và phát triển cho Giáo dục bậc cao (FTE): 4 chỉ tiêu
Chi phí của chính phủ cho nghiên cứu và phát triển : 3 chỉ tiêu
Nguồn nhân lực của Chính phủ cho nghiên cứu và phát triển (FTE): 4 chỉ tiêu
Ban phân bố ngân sách hay kinh phí của Chính phủ cho Nghiên cứu và phát triển về mục
tiêu kinh tế xã hội (GBAORD): 4 chỉ tiêu (Một trong 4 chỉ tiêu có 10 tiểu chỉ tiêu)
Chi phí cho nghiên cứu và phát triển của các tổ chức nước ngoài : 2 chỉ tiêu
Bằng phát minh sáng chế: 4 chỉ tiêu
Sự Cân bằng Công nghệ để chi trả (TBP): 3 chỉ tiêu
Thương mại quốc tế ở các ngành công nghiệp đòi hỏi nghiên cứu và phát triển cao : 5 chỉ
tiêu

Tuy nhiên không phải tất cả các chỉ tiêu này đều được sử dụng cho những mục đích cụ thể. Ví
dụ Bảng ghi số liệu về khoa học, công nghệ Công nghiệp năm 2007 7 của các nước OECD sử
dụng 36 chỉ tiêu trong 4 đề mục. Các chỉ tiêu đầu tiên trong 3 đề mục được dùng để phân tích
đầu vào và cơ cấu nhằm mục đích khuyến khích sự đổi mới: nghiên cứu và phát triển và đầu tư
về kiến thức; nguồn nhân lực trong khoa học và công nghệ và chính sách đổi mới. Sau đó đầu
ra của việc đầu tư về kiến thức được phân tích trong đề mục thực hiện cải cách đổi mới. Tài liệu
cũng đề cập các đề tài khác nhau có liên quan ít nhiều đến chủ đề của báo cáo này.
F
6

7

/>
20


2.2.2 Khu vực nghiên cứu Châu Âu (ERA)
Khu vực nghiên cứu ở Châu Âu đưa ra tổng số 20 chỉ tiêu trong 4 đề tài sau:
Chủ đề1: Nguồn nhân lực con người trong RTD

• Các nhà nghiên cứu (FTE) trên 1000 lực lượng lao động
• Các tiến sĩ về khoa học và công nghệ mới trên 1000 dân số ở độ tuổi 25-34
U

Chủ đề 2: Đầu tư của nhà nước và tư nhân cho RTD
• Tổng chi phí cho Nghiên cứu và phát triển tính theo % của Tổng sản phẩm quốc nội
• Nghiên cứu và phát triển do công nghiệp tài trợ tính theo % của đầu ra công nghiệp
• Tỉ lệ phần trăm của ngân sách nhà nước phân bổ cho nghiên cứu và phát triển (GBAORD)
• Tỉ lệ phần trăm của doanh nghiệp vừa và nhỏ được nhà nước cấp kinh phí cho nghiên cứu
và phát triển do các ngành thương mại thực hiện (%)
• Vốn đầu tư của các dự án trên 1000 GDP
U

Chủ đề 3: Hiệu quả của khoa học và công nghệ
• Các ấn phẩm khoa học trên 1 triệu dân
• Các ấn phẩm khoa học được trích dẫn nhiều trên 1 triệu dân
• Các bằng sáng chế theo tiêu chuẩn Châu Âu trên 1 triệu dân
• Các bằng sáng chế theo tiêu chuẩn Mỹ trên 1 triệu dân
U

Chủ đề 4: Tác động của RTD trong cạnh tranh kinh tế và việc làm
• Hiệu quả lao động (GDP cho mỗi giờ làm việc) trong PPS
• Hiệu quả lao động (GDP cho mỗi giờ làm việc) tỉ lệ phát triển trung bình hàng năm %
• Giá trị gia tăng cho các ngành công nghiệp cao tính theo % của GDP
• Việc làm trong các ngành công nghiệp công nghệ cao tính theo % tổng số việc làm chiếm số
• Giá trị gia tăng của các ngành dịch vụ đòi hỏi kiến thức chuyên sâu tính theo % của GDP
• Việc làm trong các ngành dịch vụ đòi hỏi kiến thức chuyên sâu tính theo % trong tổng số việc
làm
• Thu cán cân công nghệ tính theo % của GDP
• Cán cân công nghệ (xuất khẩu - nhập khẩu) tính theo % của GDP

• Xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao tính theo % tổng sản phẩm thế giới.
Trong các chủ đề 1 và 3 là chỉ tiều đầu vào và đầu ra. Còn các chỉ tiêu trong Chủ đề 2 là chỉ tiêu
tổng hợp bao gồm cả chỉ tiêu kết quả, trong khi các chỉ tiêu trong chủ đề 4 chủ yếu là chỉ tiêu kết
quả.
Phương pháp luận chuẩn được dùng để tính các chỉ tiêu này. Ví dụ, trong chủ đề 1, phương
pháp luận sử dụng” Tài liệu hướng dẫn về cách tính nguồn nhân lực con người cống hiến cho
khoa học và công nghệ (tài liệu hướng dẫn của Canberra)”, mà đưa ra các hướng dẫn về định
nghĩa và các loại Lĩnh vực nghiên cứu trong khoa học tự nhiên, kỹ sư và công nghệ, khoa học y
khoa, khoa học nông nghiệp, khoa học xã hội, nhân văn và các lĩnh vực khác.
U

Ngoài ra Khu vực nghiên cứu ở Châu Âu còn sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp để tính các vấn đề
phức tạp hơn. Ví dụ, chỉ tiêu về “ đầu tư cho nền kinh tế tri thức” cần 6 tiểu chỉ tiêu, dùng các
trọng lượng và kết hợp các chỉ tiêu này lại dùng các công thức phức tạp. Các tiểu chỉ tiêu này là:
• Tổng nghiên cứu và phát triển (GERD) trên mỗi đầu người
• Số các nhà nghiên cứu tính trên mỗi đầu người
• Số Tiến sỹ về Khoa học và công nghệ mới trên mỗi đầu người
• Tổng chi phí cho giáo dục tính trên mỗi đầu người
• Học cả đời
• Chính phủ điện tử
• Tổng số vốn được ấn định (ngoại trừ xây dựng)
21


Tương tự, một chỉ tiêu về “Thành tích của Kinh tế tri thức” sử dụng cùng phương pháp với 5 tiểu
chỉ tiêu sau:







GDP trên mỗi giờ làm việc
Các bằng phát minh sáng chế theo tiêu chuẩn Châu Âu và Mỹ trên đầu người
Số lượng ấn phẩm khoa học trên đầu người
Thương mại điện tử
Tỉ lệ học vấn thành công

2.2.3 ASEAN
Nhiều nước trong khối ASEAN đã và đang sử dụng các chỉ tiêu Khoa học Công nghệ trong bối
cảnh quy hoạch kinh tế, công nghiệp và nguồn nhân lực của quốc gia. Vai trò của ASEAN, với tư
cách là một tổ chức trong khu vực, là phải tăng cường so sánh các chỉ tiêu Khoa học Công nghệ
giữa các nước thành viên và để nâng cao tính hữu dụng nhằm giám sát các mục tiêu và chiến
lược Khoa học Công nghệ. Những chiến lược này bao gồm hỗ trợ các chương trình Khoa học
Công nghệ trong khu vực nhằm đạt được những lợi ích về kinh tế và xã hội, phối hợp chặt chẽ
và quản lý các hoạt động Khoa học Công nghệ, phát triển nguồn nhân lực Khoa học Công nghệ,
tăng cường mạng lưới và chuyển giao công nghệ giữa các viện nghiên cứu, và giữa các Lĩnh
vực nghiên cứu với công nghiệp.
Phải thừa nhận rằng các chỉ tiêu được sử dụng trong khối ASEAN có thể rất đơn giản, nhưng
khi các chỉ tiêu Khoa học Công nghệ của ASEAN trở nên chi tiết hơn và mở rộng hơn trong việc
đo lường cường độ và sự chuyển giao công nghệ, thì chúng sẽ trở nên rất hữu ích cho nhiều
nước sử dụng. Một số chỉ tiêu phức tạp hơn đã được đánh giá, chẳng hạn như Malaysia và các
nước khác đã thực hiện các cuộc điều tra về nhận thức và sự hiểu biết của dân chúng về Khoa
học Công nghệ.
Sáu loại chỉ tiêu chính bao gồm Đầu vào và Đầu ra của hệ thống Khoa học Công nghệ, như đã
được mô tả trên đây. Đó là Nghiên cứu Phát triển; Bằng Phát minh Sáng chế; Cân bằng Công
nghệ để Chi trả Thương mại trong Công nghệ ; Nguồn nhân lực cho Khoa học và Công nghệ;
Các ấn phẩm Khoa học Công nghệ; và Sự đổi mới Công nghệ và ứng dụng của nó vào Công
nghiệp.
Những tiêu chuẩn hoặc nguyên tắc quốc tế đã được kế thừa để thu thập và trình bày một số loại

chỉ tiêu Khoa học Công nghệ - đáng chú ý à
l “Tài liệu hướng dẫn của Frascati” về các chỉ tiêu
Khoa học Công nghệ của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Còn đối với các chỉ tiêu khác,
như chỉ tiêu về phổ biến công nghệ trong công nghiệp và tác động của sự thay đổi công nghệ và
nguồn nhân lực dồi dào của Khoa học Công nghệ, thì các phương pháp đang trong giai đoạn
phát triển nhưng chưa được chuẩn hoá đầy đủ.
2.2.4 Mỹ
Mỹ báo cáo về các chỉ tiêu Khoa học Kỹ thuật, chứ không phải là Khoa học Công nghệ. Một số
lượng lớn các chỉ tiêu được liệt kê theo các loại sau:







Giáo dục Tiểu học và Trung học
Giáo dục Bậc cao về Khoa học Kỹ thuật
Nguồn lao động Khoa học Kỹ thuật
Nghiên cứu và Phát triển: Các Quỹ và Sự liên kết Công nghệ
Nghiên cứu và Phát triển của các Học viện
Công nghiệp, Công nghệ và Thị trường Toàn cầu
22




Khoa học và Công nghệ: Thái độ và Sự hiểu biết của Công chúng

Số lượng chỉ tiêu ứng với mỗi loại trên dao động từ 18 đến 69. Chủ yếu là những chỉ tiêu Đầu

vào và Đầu ra. Tuy nhiên cũng có một số lượng nhỏ các chỉ tiêu Kết quả được bao gồm trong
các loại chỉ tiêu trên.
2.2.5 Úc
Úc đang tiến hành báo cáo về Khoa học Công nghệ theo khung Đầu vào -Đầu ra-Kết quả để
thành lập các chỉ tiêu liên quan đến cơ cấu, xu hướng và thành tích của khoa học và hệ thống
đổi mới của quốc gia. Gồm có 9 loại chỉ tiêu như sau:










Chi phí cho Nghiên cứu và Phát triển
Nguồn nhân lực cống hiến cho Nghiên cứu và Phát triển
Hỗ trợ của các Chính phủ khối Thịnh vượng chung cho khoa học và sự đổi mới
Đầu tư vào Kinh tế Mới
Khoa học
Công nghệ
Sự đổi mới
Nguồn nhân lực trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ
Thành tích Kinh tế

Các chỉ tiêu bao gồm các đơn vị đo lường đầu vào như là chi phí cho nghiên cứu và phát triển,
các đơn vị đo lường đầu ra như bằng phát minh sáng chế và các ấn phẩm nghiên cứu, và nguồn
nhân lực. Chúng cũng mở rộng đến các vấn đề lớn hơn như ngành thương mại của Úc trong
các loại hàng hoá ứng dụng công nghệ. Trong mỗi loại, số lượng chỉ tiêu dao động từ 2 đến 26,

trong đó chỉ tiêu cao nhất thuộc loại “Chi phí cho Nghiên cứu và Phát triển”. Chỉ tiêu đứng thứ
nhì thuộc loại “Nguồn nhân lực cho khoa học và công nghệ”, chỉ có 10 chỉ tiêu.
Các phương pháp được sử dụng để tính toán giá trị các chỉ tiêu là những phương pháp chuẩn
do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế và các tổ chức khác xây dựng. Đối với việc thống kê
nghiên cứu phát triển, sử dụng phương pháp “Đánh giá các Hoạt động Khoa học và Công nghệ:
Đề xuất thực hành chuẩn cho các cuộc điều tra về nghiên cứu và phát triển thực nghiệm” (Tài
liệu hướng dẫn Frascati 2002). Đối với thống kê đổi mới, thì dùng phương pháp “Đề xuất các
hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế về việc Thu thập và Phân tích Các Dữ liệu
Đổi mới Công nghệ” (Tài liệu hướng dẫn Oslo 1997). Đối với việc thống kê nguồn nhân lực trong
lĩnh vực khoa học công nghệ, thì sử dụng phương pháp “Đánh giá các Hoạt động Khoa học và
Công nghệ, Hướng dẫn Đánh giá Nguồn nhân lực Cống hiến cho Khoa học Công nghệ” (Tài liệu
hướng dẫn Canberra 1995).
2.3 So sánh và phân tích các hệ thống khác nhau: những gợi ý cho Việt Nam
Như đã chú ý trước đây, việc lựa chọn các chỉ tiêu sử dụng để giám sát một hệ thống đặc biệt
nào đó là do nhiều yếu tố xác định. Quan trọng nhất là Mục tiêu của hệ thống được giám sát,
trong trường hợp này là Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội . Những yếu tố khác bao gồm nhu
cầu đơn giản và thuận tiện trong việc thu thập số liệu, điều này liên quan đến các loại số liệu sẵn
có. Cũng đáng quan tâm, nhưng ít quan trọng hơn, là khả năng phân tích so sánh giữa các
nước.
Vì thế mà Việt Nam không nhấ t thiết phải áp dụng các chỉ tiêu mà các nước khác sử dụng.
Những chỉ tiêu nào đã được dùng ở các nước khác mà có ý nghĩa trong việc đánh giá sự tiến
23


triển theo Mục tiêu của Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội, thì nên chọn lựa những chỉ tiêu đó,
không chỉ bởi vì nó giúp phân tích so sánh, mà bởi vì những chỉ tiêu này, một khi đã được sử
dụng ở các nước khác, thì nó có nghĩa là chúng tương đối đơn giản, dễ sử dụng và phân tích.
Và dĩ nhiên, những phương pháp rõ ràng đã được xây dựng.
Cũng cần phải phản ánh thực trạng kinh tế hiện tại của Việt Nam. Đối với Mỹ, Úc, và các nước
thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế và Khu vực Nghiên cứu châu Âu, các

nguồn cần thiết để thu thập số liệu cho phần lớn các chỉ tiêu (ví dụ: 79 trong Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế và hơn 100 ở Mỹ) đều sẵn có. Ở Việt Nam lại không có được điều này.
Tuy nhiên, là một thành viên của ASEAN, Việt Nam nên áp dụng hệ thống chỉ tiêu Khoa học
Công nghệ mà ASEAN đã sử dụng, như đã mô tả trong Biểu 1, phần 1.3 ở trên. Biểu 6 minh
họa các chỉ tiêu khác nhau từ hệ thống miêu tả trong phần 2.2 đã phù hợp với hệ thống này.
Các chỉ tiêu trích dẫn từ hệ thống đã được xem xét trong phần 2.2 chỉ là những ví dụ minh hoạ.
Như đã được đề cập, một số hệ thống đã được xem xét đều có ch ứa một số lượng chỉ tiêu
khổng lồ, nhưng những chỉ tiêu mẫu đưa ra trong Biểu 6 là những chỉ tiêu được xem là có liên
quan nhiều nhất đến báo cáo này.
Một số điểm cần thấy rõ khi phân tích Biểu 6. Trước tiên, rõ ràng là có rất nhiều sự trùng lặp về
các chỉ tiêu từ nhiều hệ thống khác nhau. Điều này có thể dễ dàng nhìn thấy trong các khung.
Chẳng hạn như, trong phần Nghiên cứu Phát triển, chỉ tiêu Đầu vào của Mỹ, Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế, ASEAN và Khu vực Nghiên cứu châu Âu, cũng như chỉ tiêu được sử dụng
trong Hệ thống Chỉ tiêu Thống kê Quốc gia đều liên quan đến mức độ quỹ huy động để hỗ trợ
cho Nghiên cứu Phát triển. Tương tự, các chỉ tiêu Đầu ra , trong phần Bằng Phát minh Sáng chế
và Các Ấn phẩm Khoa học Công nghệ trong tất cả các hệ thống đã được xem xét (chắc chắn)
đã đo lường số lượng bằng phát minh sáng chế và số bài báo đã được xuất bản. Một lần nữa,
các chỉ tiêu trong phần cân bằng công nghệ thương mại tất cả đều tương tự nhau
Một vấn đề nữa mà ta có thể thấy trong Biểu 6 là các chỉ tiêu Đầu vào và Đầu ra dễ xác định
hơn là các chỉ tiêu Kết quả và Tác động . Đối với hầu hết các chỉ tiêu, có quá nhiều ví dụ về các
chỉ tiêu Đầu vào và Đầu ra nhưng lại rất ít chỉ tiêu về Kết quả và hầu như không có chỉ tiêu về
Tác động.

24


Biểu 6: Các chỉ tiêu từ nhiều hệ thống khác nhau, theo hệ thống mô hình đã được xác định trong phần 1.3. Các chỉ tiêu trong hệ
thống chỉ tiêu quốc gia được in đậm
Loại chỉ tiêu Khoa
học Công nghệ


ĐẦU VÀO

ĐẦU RA

KẾT QUẢ

Các nước ASEAN: nguồn nhân lực

Khu Nghiên cứu châu Âu: Số
lượng Tiến sĩ Khoa học Công
nghệ mới trên 1000 dân
Khu Nghiên cứu châu Âu:
Nghiên cứu Phát triển do công
nghiệp tài trợ tính theo phần trăm
trong tổng sản lượng công
nghiệp.
USA: Những người có bằng tiến
sĩ Kinh tế Thống kê được tuyển
dụng vào các trường đại học
nghiên cứu và các học viện khác.
Úc: Phần trăm chi tiêu cho nghiên
cứu và phát triển trong GDP

Khu Nghiên cứu châu Âu
(ERA): Tỷ trọng các Doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong
các nghiên cứu phát triển
được công quỹ cấp vốn do
các ngành kinh doanh thực

hiện (%)
Mỹ: Tỉ phần quỹ Nghiên
cứu Phát triển của các
công ty và các tổ chức
(không thuộc liên bang)
trong tổng doanh số bán
hàng thực tế tại các công ty
có thực hiện Nghiên cứu
Phát triển
Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế: Các nhà
nghiên cứu của Chính phủ
là một phần nhỏ trong tổng
số nhà nghiên cứu quốc gia
Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế: Các nhà
nghiên cứu giáo dục bậc
cao là một phần nhỏ trong
tổng số nhà nghiên cứu
quốc gia

c u Phát
NGHIÊN CỨU VÀ và tài chính trong Nghiên ứ
triển Quốc gia; Nghiên cứu Phát triển
PHÁT TRIỂN

Doanh nghiệp; Nghiên cứu Phát triển
Giáo
dục
Bậc

cao
Các nước ASEAN: Phân bổ ngân
sách của Chính phủ hoặc kinh phí
cho Nghiên cứu Phát triển

Khu Nghiên cứu châu Âu (ERA):
Tổng chi phí cho Nghiên ứu
c Phát
triển tính theo % trong GDP của ERA:
Ngân sách của Chính phủ cấp cho
Nghiên cứu Phát triển
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh
tế: Tổng chi phí cho Nghiên cứu Phát
triển tính theo phần trăm của GDP
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh
tế: Tổng chi phí cho Nghiên cứu Phát
triển được tính theo đầu người
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh
tế: Tổng số nhà nghiên cứu trên một
ngàn công việc
USA: Chi phí Nghiên cứu Phát triển
được điều chỉnh theo sự lạm phát của
Mỹ
Úc: Tổng chi tiêu cho nghiên cứu và
phát triển (GERD) – theo ngành

Số lượng các dự án khoa
học được kiểm tra, thực
hiện và đưa vào áp dụng
Số lượng các giải thưởng về

Khoa học Công nghệ trong
nước và quốc tế

TÁC ĐỘNG

25


×