Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.77 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

SAISAVANH PHENGVANHDEE

PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG BIỂN TẠI
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

SAISAVANH PHENGVANHDEE

PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG BIỂN TẠI
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành

: Luật Kinh tế



Mã số

: 60380107

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ THỊ DUYÊN THUỶ

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Với lòng say mê học hỏi và yêu mến đất nước, con người Việt Nam, tác giả luận văn
đã rất vinh hạnh được học tập tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Tác giả luận văn xin chân
thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Luật kinh tế và Khoa
Sau đại học Trường Đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là PGS.TS. Vũ Thị Duyên Thuỷ đã
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

SAISAVANH PHENGVANHDEE


LỜI CAM ĐOAN
T i xin cam đoan, đây là c ng trình nghiên c u c a t i, c s h trợ c a giáo viên
hướng dẫn khoa học và các đ ng nghiệp.

ác số liệu nêu trong luận văn là trung th c.

Nh ng kết luận khoa học c a luận văn chưa được ai c ng bố trong bất k c ng trình nào.


XÁC NHẬN CỦA

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN

TỐT NGHIỆP

PGS.TS. VŨ THỊ DUYÊN THUỶ

SAISAVANH PHENGVANHDEE


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU

1
CHƢƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM

5

MÔI TRƢỜNG BIỂN VÀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI
TRƢỜNG BIỂN
1.1. Những vấn đề chung về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển

5


1.1.1. Khái niệm môi trƣờng biển, ô nhiễm môi trƣờng biển

5

1.1.2. Khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển

10

1.2. Những vấn đề chung về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển

11

1.2.1. Khái niệm pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển

11

1.2.2. Vai trò và nội dung của pháp luật trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm
môi trƣờng biển
1.3. Sơ lƣợc sự hình thành pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển ở
Việt Nam
1.4. Kinh nghiệm xây dựng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển
của một số quốc gia trên thế giới
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

11

14

20
31


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT
VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM

32


2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển
2.1.1. Nguồn luật điều chỉnh về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển ở Việt
Nam
2.1.2. Nguyên tắc điều chỉnh kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển của Việt
Nam
2.1.3. Về những quy định chủ thể (cá nhân, tổ chức), quyền và nghĩa vụ của
chủ thể tham gia vào hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển
2.1.4. Những quy định kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển trong các văn bản
pháp luật
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển ở Việt
Nam hiện nay
2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc trong việc thực hiện pháp luật kiểm soát ô
nhiễm môi trƣờng biển ở Việt Nam hiện nay
2.2.2. Những hạn chế trong việc thực hiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi
trƣờng biển ở Việt Nam hiện nay
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện pháp luật
kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển ở Việt Nam hiện nay
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

32
32


32

39

41

57

57

61

62
64

CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

65

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM
3.1. Phƣơng hƣớng đối với việc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
môi trƣờng biển ở Việt Nam hiện nay
3.2. Những giải pháp nh m hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi

65
73


trƣờng biển ở Việt Nam hiện nay

3.2.1. Nhóm giải pháp chung nh m hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
môi trƣờng biển ở Việt Nam hiện nay
3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể nh m hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
môi trƣờng biển ở Việt Nam hiện nay

73

76

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

89

KẾT LUẬN CHUNG

90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. BVMT

: Bảo vệ môi trƣờng

2. BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Việt Nam

3. MPEL


: Luật Bảo vệ môi trƣờng biển Trung Quốc

4. ĐTM

: Đánh giá tác động môi trƣờng

5. ÔNMT

: Ô nhiễm môi trƣờng


1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia có đƣờng bờ biển dài nhất trên thế giới, mở ra
3 hƣớng Đông, Nam và Tây; có vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, diện tích vƣợt quá một
triệu km2, lớn gấp 3 lần diện tích đất liền; có hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ, gần bờ và xa bờ,
chạy suốt từ vịnh Bắc Bộ tới vịnh Thái Lan. Những vị thế, địa lý tự nhiên và tiềm năng kinh
tế của vùng biển, đảo nƣớc ta có tầm quan trọng trong chiến lƣợc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Khai thác tài nguyên biển đã và đang trở thành chiến lƣợc trong sự nghiệp phát triển
của đất nƣớc ta. Biển nƣớc ta rất giàu tiềm năng tài nguyên. Đây là một vấn đề có ý nghĩa
cực kỳ quan trọng đối với công cuộc phát triển đất nƣớc, trong đó nổi bật là dầu khí (với trữ
lƣợng khoảng 3-4 tỷ tấn dầu quy đổi), ngoài ra còn nhiều loại khoáng sản phổ biến khác
nhƣ: than, sắt, ti tan, cát thuỷ tinh..., hải sản có tổng trữ lƣợng khoảng 3-4 triệu tấn và cả
những tài nguyên có giá trị năng lƣợng cao mà khoa học hiện đại mới phát hiện. Đặc biệt
đáng chú ý là vùng biển và ven biển Việt Nam n m án ngữ án ngữ trên các tuyến hàng hải
và hàng không huyết mạch giữa ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng, giữa Châu Á, Trung

Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nƣớc trong khu vực. Là một quốc gia có biển,
với các đặc điểm về tự nhiên, vị trí địa lý, Việt nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển đất nƣớc.
Tuy nhiên hàng năm biển Việt Nam cũng phải đối diện với tình trạng ô nhiễm nƣớc
biển trầm trọng do hoạt động xả thải từ công nghiệp, sinh hoạt của con ngƣời, sự cố tràn
dầu, … các nguồn tài nguyên biển đang bị giảm sút. Mặc dù có nhiều giải pháp nhƣng hiệu
quả thực sự không cao. Vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển chƣa đƣợc quan tâm một
cách đúng mức. Hệ thống pháp lý cho vấn đề này còn rất thiếu và yếu. Các văn bản quy
phạm pháp luật chuyên ngành chồng chéo, trùng lặp, không có sự gắn kết với nhau. Hệ
thống các cơ quan quản lí nhà nƣớc về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển ở Việt Nam nói
chung còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, nhiều điều ƣớc quốc tế về vấn đề này đƣợc ký kết
mà Việt Nam là một quốc gia thành viên càng đòi hỏi Việt Nam phải có một hệ thống pháp
luật đủ mạnh, một hệ thống các cơ quan quản lý nhà nƣớc đủ tầm để giải quyết đƣợc các
vấn đề thực tế đặt ra.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu các vấn đề thực trạng hệ thống pháp luật về kiểm
soát ô nhiễm môi trƣờng biển, tìm ra những bất cập, hạn chế để từ đó tìm ra các giải pháp


2

nh m hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề này là một đòi hỏi bức thiết cả về lý luận và
thực tiễn. Do vậy tác giả đã lựa chọn đề tài “Pháp luật kiểm soát nhiễm m i trường biển
tại Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp Chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển là một vấn đề rộng và luôn là vấn đề
mang tính thời sự. Vấn đề tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân đƣợc đề cập đến
trong một số công trình nghiên cứu khoa học:
Trên thế giới, các đề tài nghiên cứu về bảo vệ môi trƣờng biển nói chung và có liên
quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển từ các hoạt động hàng hải nói riêng đƣợc thực
hiện trong nhiều năm qua. Các công trình tiêu biểu là “Bảo vệ môi trƣờng biển ASEAN

khỏi ô nhiễm dầu và những đóng góp của Nhật đối với khu vực” của tác giả Chia Lin
Sien, Viện Kinh tế phát triển Singapore năm 1994 (Chia Lin Sien:Protecting the
Marine Environmentof ASEAN from Sip-generated Oil Pollution andJapan’s
Contribution to the Region, Institute of Developing Economies, Singapore,1994); cuốn
“Dầu khí trong bảo vệ môi trƣờng biển” của Hoa Kì năm 1975 (National Academy of
Sciencies: Petroleum in the Marine Environment, Washington, DC, 1975); cuốn“Sổ tay về
ô nhiễm biển” do GARD xuất bản năm 1985 (Gold E.: Handbookmarine pollution,
GARD, 1985);“Triển vọng của gas và dầu từ biển”xuất bản tại New York/London,1983);
hay cuốn “Luật ô nhiễm biển của khu vực Australasian” (WhiteM.: Marine Pollution
Laws of the Australasian Region, The Federation Press, 1994)... Các công trình nêu
trên chủ yếu tập trung vàomột số nội dung tiêu biểu là: (i)bảo bệ môi trƣờng biển nói chung
trƣớc các tác động tiêu cực kể cả do con ngƣời cũng nhƣ do thiên nhiên; (ii) đánh giá những
hậu quả xảy ra từ những tác động tiêu cực đó,(iii) chỉ ra đặc thù về mặt sinh học, hóa học
của từng vùng biển, (iv) nêu ra ƣu thế của các loại hình dịch vụ vận tải biển. Những công
trình này đều đã đóng góp một phần vào việc bảo vệ môi trƣờng biển, tạo ƣu thế cho hoạt
động hàng hải phát triển. Tuy nhiên, do giới hạn của từng công trình, chúng đã không đề
cập tới việc kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển trong hoạt động hàng hải cũng nhƣ phân
tích hoạt động này dƣới góc độ luật học.
Ở Việt Nam, kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển nói chung ít đƣợc đề cập một cách
trực tiếp. Tuy nhiên, tài nguyên biển thì lại đƣợc nghiên cứu khá cụ thể. Có nhiều đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ hoặc các đề tài nghiên cứu nhƣ là nhiệm vụ
thƣờng xuyên của các cơ quan chuyên môn về vấn đề này đƣợc thực hiện khá công phu.


3

Đó là đề tài cấp Nhà nƣớc KH-06-07 thực hiện năm 2000, “Nghiên cứu xây dựng giải
pháp quản lý tổng hợpvùng bờ biển Việt Nam, bảo đảm an toàn sinh thái và phát triển bền
vững” (lƣu trữ tại Bộ KH&CN) Hà Nội; Đề tài KC.CB.01.10.TS “Nghiên cứu thiết kế loại
tầu cá cỡ nhỏ có khả năng hoạt động an toàn trên vùng biển xa bờ (khu vực Trƣờng SaDK1)” doTổng Công ty Hải sản Biển Đông thực hiện năm 2003; Đề tài

KC.CB.01.16 TS“Nghiên cứu công nghệ xử lý nƣớc thải trong các vùng nuôi tôm
tập trung” do Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 2 chủ trì thực hiện đề tài năm 2004;
Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến sự suy thoái môi trƣờng và đề xuất các giải
pháp sử dụng đất và nƣớc ở các vùng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đang giảm
năng suất” doViện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 3 chủ trì thực hiện đề tài năm 2006, Đề
tài nghiêncứu khoa học cấp Nhà nƣớc “Cơ sở khoa học về vấn đề khai thác chung trong các
vùngbiển theo Luật Biển quốc tế và thực tiễn của ViệtNam” do Trung tâm Luật
Biển và Hàng hải quốc tế thuộc Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội thực hiện năm
2008… Ngoài ra, với chủ đề Chúng ta muốn biển và đại dƣơng sống hay chết nhân Ngày
Môi trƣờng thế giới 5/6 của Việt Nam năm 2004, Báo cáo Môi trƣờng Quốc gia năm 2004
cũng đã đƣợc hoàn thành với chủ đề Ô nhiễm biển từ đất liền Việt Nam...
Nghiên cứu ở cấp độ Thạc sĩ Luật học, tác giả Đặng Hoàng Sơn đã hoàn thành Luận
văn với đề tài “Pháp luật về ô nhiễm môi trƣờng trong hoạt động dầu khí ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay”,Hà Nội 2004. Nghiên cứu ở cấp độ Tiến sĩ Luật học, có công trình của
Lƣu Ngọc Tố Tâm với đề tài: “Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển trong hoạt
động hàng hải ở Việt Nam”, trƣờng Đại học Luật Hà Nội, năm 2012.
Có thể thấy, mặc dù đã có nhiều đề tài khoa học, sách, sách chuyên khảo, các bài
viết, công trình nghiên cứu, luận văn, luận án... nhƣng những công trình này nghiên cứu ở
phạm vi hẹp hoặc đi sâu dƣới góc độ quản lý tài nguyên biển, hoặc dƣới góc độ các yếu tố
kĩ thuật, nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nêu trên là nguồn tài liệu tham khảo quý báu
cho tác giả trong việc xây dựng các nội dung của luận văn.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi
trƣờng biển, các quy định của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển ở Việt Nam,
thực tiễn thi hành các quy định này của pháp luật Việt Nam hiện hành.


4

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài

Khi nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn sử dụng phƣơng pháp luận biện chứng duy
vật và các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ phân tích, diễn giải, chứng minh, đối chiếu,
so sánh pháp luật, quy nạp, hệ thống hóa.
5. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
- Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là đƣa ra phƣơng hƣớng và những giải pháp cụ
thể nh m hoàn thiện pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển ở Việt Nam.
- Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài là: a) Nghiên cứu những vấn đề lý luận về
kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển; b)Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành của
Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển; c) Đƣa ra những nguyên tắc, phƣơng
hƣớng và giải pháp cụ thể nh m hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển
ở Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của Luận văn
- Luận văn đã hệ thống hóa đƣợc những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật kiểm soát
ô nhiễm môi trƣờng biển nói chung;
- Luận văn đã nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống các quy định pháp luật hiện
hành của Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển;
- Luận văn đã trình bày đƣợc những nguyên tắc, phƣơng hƣớng và các giải pháp cụ
thể, thiết thực, có tính khả thi nh m hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng
biển ở Việt Nam.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu
gồm ba chƣơng là :
Chƣơng 1. Những vấn đề chung về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển và pháp luật
về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển
Chƣơng 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
môi trƣờng biển ở Việt Nam.
Chƣơng 3. Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
môi trƣờng biển ở Việt Nam



5

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG BIỂN VÀ
PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
MÔI TRƢỜNG BIỂN
1.1. Những vấn đề chung về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển
1.1.1. Khái niệm môi trường biển, ô nhiễm môi trường biển
1.1.1.1. Khái niệm m i trường biển
Môi trƣờng biển là một khái niệm còn nhiều tranh cãi. Hiện nay, có rất nhiều quan
điểm khác nhau:
Khoản 4, Điều 1, Công ƣớc Luật Biển UNCLOS 1982 - bản công ƣớc đƣợc cộng
đồng quốc tế coi là Tuyên ngôn về Biển đã đƣa ra định nghĩa “môi trƣờng biển”: môi
trƣờng biển “bao gồm “các cửa sông”, “hệ động vật biển và hệ thực vật biển”, “chất lƣợng
nƣớc biển” và “giá trị mĩ cảm của biển”.
Chƣơng trình hành động 21 (Agenda 21)1 đã đƣa ra khái niệm về môi trƣờng biển tại
Chƣơng 17 của Agenda 21 “Môi trƣờng biển là vùng bao gồm các đại dƣơng và các biển và
các vùng ven biển tạo thành một tổng thể, một thành phần cơ bản của hệ thống duy trì cuộc
sống toàn cầu và là tài sản hữu ích tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững”. Viện Nghiên cứu
Quản lý biển và hải đảo Việt Nam đƣa ra định nghĩa: Môi trƣờng biển bao gồm tất cả mọi
thứ mà có thể ảnh hƣởng trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành vi của con ngƣời và các
sinh vật sống trong biển, bao gồm ánh sáng, không khí trên biển, nƣớc biển, đất tại đáy biển
(trầm tích biển) và các cơ thể sống trong biển.
Luật Bảo vê môi trƣờng Việt Nam năm 2014 đƣa ra định nghĩa: “Môi trƣờng là hệ
thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển
của con ngƣời và sinh vật” (khoản 1, Điều 3 Luật BVMT Việt Nam năm 2014), Các yếu tố
vật chất tạo thành môi trƣờng theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Luật BVMT Việt Nam năm
2014 là đất, nƣớc, không khí. âm thanh, ánh sáng, sinh vật. hệ sinh thái và các hình thái vật
chất khác. Nhƣ vậy, Luật BVMT Việt Nam năm 2014 mới chỉ quy định môi trƣờng nói
chung. Do đó, môi trƣờng biển đƣợc xem xét trong một tổng thế môi trƣờng chung.

Khoản 2, Điều 3, Nghị định số: 25/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 03 năm 2009 về quản
lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo định nghĩa: “M i trường biển là
1

Đây là một văn kiện đƣợc đƣa ra tại Hội nghị Thƣợng đỉnh trái đất về bảo vệ môi trƣờng họp tại Rio De Janeiro năm
1992, là chƣơng trình hành động vì sự phát triển bền vững.


6

các yếu tố vật lý, h a học và sinh học đặc trưng cho nước biển, đất ven biển, trầm tích dưới
biển, kh ng khí trên mặt biển và các hệ sinh thái biển t n tại một cách khách quan, ảnh
hưởng đến con người và sinh vật”. Đây đƣợc coi là khái niệm về môi trƣờng biển duy nhất
đƣợc định nghĩa trong pháp luật Việt Nam hiện nay. Tuy vậy, khái niệm này vẫn còn hạn
chế bởi khái niệm đƣợc đƣa ra theo hƣớng liệt kê mới chỉ đề cập đến hệ sinh thái biển,
trong khi môi trƣờng biến không chỉ bao gồm các vùng biển với các đặc trƣng lý hóa của
chúng mà còn bao gồm cả các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên không sinh vật của
vùng cửa sông, các vùng ngập mặn bao gồm cả trầm tích, các vùng thủy triều lên xuống,
các vùng đầm lầy và bầu khí quyển phía trên mặt biến.
Nhƣ vậy, nhìn chung các khái niệm trên đều nhấn mạnh mối liên kết giữa môi trƣờng
và con ngƣời đối với sự phát triển, nghĩa là môi trƣờng tự nhiên của biển cả chịu sự tác
động của các hoạt động của con ngƣời trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, các khái niệm
này chỉ mới đƣa ra định nghĩa dƣới dạng liệt kê một số yếu tố tự nhiên của môi trƣờng biển
mà chƣa xây dựng đƣợc một khái niệm hoàn chỉnh do đó không mang tính khái quát về môi
trƣờng biển. Trong luận án tiến sĩ, tác giả Lƣu Ngọc Tố Tâm đã đƣa ra một định nghĩa về
môi trƣờng biển: “là một thể thống nhất, bao g m các biển, đại dương, các vùng ven biển,
cửa s ng, được giới hạn bởi toàn bộ vùng nước biển c a trái đất với tất cả nh ng gì ch a
trong đ như các loại tài nguyên sinh vật biển và tài nguyên phi sinh vật biển, được tạo nên
bởi các thành phần m i trường và s tương tác gi a chúng, c giá trị về kinh tế, về khoa
học và về m i sinh”. Định nghĩa này đã khắc phục đƣợc các vấn đề hạn chế trong các khái

niệm nêu trên tuy nhiên khi đƣa ra các thành phần trong môi trƣờng biển, tác giả lại đi theo
hƣớng liệt kê: bao gồm các biển, đại dƣơng, các vùng ven biển, cửa sông, các loại tài
nguyên sinh vật biển và tài nguyên phi sinh vật biển… Do đó, nó vẫn chƣa mang tính tiên
liệu và khái quát, bởi với giới hạn hiện nay của khoa học, còn nhiều điều, nhiều nơi về biển
cả mà chúng ta chƣa tiếp cận đƣợc thí dụ nhƣ: môi trƣờng biển ngoài các thành phần nêu
trên còn bao gồm cả bầu khí quyển trên mặt biển. Định nghĩa của tác giả có phần nêu
“…đƣợc tạo nên bởi các thành phần môi trƣờng” nhƣ vậy, có nghĩa “tất cả những gì chứa
trong đó nhƣ các loại tài nguyên sinh vật biển và tài nguyên phi sinh vật biển” đã đƣợc giới
hạn ở phía dƣới mặt nƣớc biển.
Tổng hợp các quan điểm nêu trên, theo quan điểm của tác giả, định nghĩa về môi
trƣờng phải bao gồm các nội dung chính sau:


7

Thứ nhất, xem xét phƣơng diện phạm vi địa lý môi trƣờng biển đƣợc giới hạn bởi cả
chiều ngang và chiều sâu. Định nghĩa về môi trƣờng biển tại Chƣơng 17 Agenda 21 mới chỉ
ra đƣợc giới hạn theo chiều ngang của môi trƣờng biển, bao gồm các đại dƣơng, các biển và
các vùng ven biển. Nghĩa là khái niệm mới chỉ xét đơn thuần về phƣơng diện địa lí. Xem
xét dƣới góc độ khoa học, môi trƣờng biển bao gồm cả một vùng nƣớc mặn rộng lớn, n m ở
độ sâu trung bình khoảng 4000 mét tính từ mặt biển trở xuống. Do đó, môi trƣờng biển còn
đƣợc giới hạn bởi chiều sâu của nó, bao gồm cả vùng đất dƣới đáy biển.
Thứ hai, môi trƣờng biển đƣợc tạo nên bởi các thành phần môi trƣờng. Môi trƣờng
biển đƣợc hợp thành bởi nhiều yếu tố khác nhau nhƣ lòng đất dƣới đáy biển, nƣớc biển,
không khí, hệ động vật biển, hệ thực vật biển, tạo nên các đại dƣơng, các biển… Đây là các
thành phần môi trƣờng. Biển là thành phần chính của môi trƣờng biển, đồng thời cũng là
một trong các thành phần của môi trƣờng nói chung. Biển, đại dƣơng và các thành phần
khác của môi trƣờng biển không nên đƣợc xem là những thực thể độc lập mà cần phải đặt
chúng trong mối quan hệ với nhau và quan hệ với những thành phần môi trƣờng khác, nhƣ
chúng tƣơng tác với bầu khí quyển phía trên mặt nƣớc, dƣới đáy biển và với lục địa..., mà

những thành phần môi trƣờng đó lại chính là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi
trƣờng biển nghiêm trọng. Tƣơng tự, biển, đại dƣơng và các thành phần khác của môi
trƣờng biển cũng có mối tƣơng tác quan trọng đối với các hoạt động của con ngƣời, đặc biệt
là các hoạt động của con ngƣời trên biển. Những phân tích này cho thấy môi trƣờng biển
đƣợc tạo thành bởi các thành phần môi trƣờng và có mối liên hệ mật thiết qua lại lẫn nhau
mà không thể tách rời chúng.
Thứ ba, môi trƣờng biển có chứa nhiều loại tài nguyên. Tài nguyên thuộc môi trƣờng
biển đƣợc gọi là tài nguyên biển, đƣợc hình thành và phân bố trong khối nƣớc biển và đại
dƣơng, trên bề mặt đáy biển và trong lòng đất dƣới đáy biển. Tài nguyên biển bao gồm tài
nguyên sinh vật biển, gồm các dạng sống của thế giới hữu sinh nhƣ tôm cá..., và tài nguyên
phi sinh vật biển, gồm các dạng vật chất của thế giới vô sinh nhƣ quặng kim loại, đất đá...
Tài nguyên biển cũng có thể đƣợc chia ra thành tài nguyên biển có thể tái tạo và tài nguyên
biển không thể tái tạo, trong đó tài nguyên biển có thể tái tạo là loại tài nguyên có thể đƣợc
phục hồi sau một khoảng thời gian trong điều kiện phù hợp, còn tài nguyên biển không thể
tái tạo là các dạng tài nguyên vô sinh, không thể phục hồi thành phần và khối lƣợng ban đầu
sau khi bị khai thác.


8

Thứ tƣ, môi trƣờng biển có nhiều giá trị kinh tế, khoa học và môi sinh. Môi trƣờng
biển đƣợc các nhà khoa học đánh giá là cội nguồn của sự sống trên trái đất. Điều này đƣợc
thể hiện qua sự đa dạng của sinh học, với 18 vạn loài động vật và 2 vạn loài thực vật đã
đƣợc phát hiện, trong đó có 400 loài cá và hơn 100 loài hải sản có giá trị kinh tế cao 2. Môi
trƣờng biển mang lại sự sống cho toàn bộ hệ sinh thái dƣới nƣớc, cho tài nguyên sinh vật
biển. Trên thế giới, con ngƣời đã khai thác tổng giá trị kinh tế từ các nguồn tài nguyên biển
ƣớc tính khoảng 7000 tỷ USD mỗi năm3. Các nhà khoa học dự đoán r ng vào các thế kỉ tới,
biển và đại dƣơng sẽ là nơi dự trữ cuối cùng của loài ngƣời về thực phẩm, năng lƣợng và
nhiên liệu. Đồng thời, biển cũng là nơi diễn ra các hoạt động thƣơng mại du lịch, giao thông
vận tải thuỷ, nơi có thể khai thác giá trị kinh tế to lớn. Khoảng 60% dân số thế giới hiện

đang sống tại các vùng ven biển, và tỉ lệ này có thể tăng lên khoảng 75% vào năm 20204.
Thứ năm, môi trƣờng biển là một loại môi trƣờng.
Môi trƣờng nói chung bao gồm: môi trƣờng không khí, môi trƣờng đất, môi trƣờng
nƣớc. Trong đó môi trƣờng nƣớc bao gồm môi trƣờng nƣớc trong đất liền và môi trƣờng
nƣớc ở biển (gọi chung là môi trƣờng biển). Do đó, cần nhìn nhận môi trƣờng biển là một
loại môi trƣờng để điều chỉnh ứng xử của con ngƣời cho phù hợp với từng loại môi trƣờng
trong công cuộc bảo vệ môi trƣờng, chống biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay.
Từ những phân tích trên, theo quan điểm của tác giả, môi trƣờng biển nên đƣợc định
nghĩa “là một loại môi trƣờng trong đó bao gồm nhƣng không giới hạn các biển, đại dƣơng,
các vùng ven biển, cửa sông, đƣợc giới hạn bởi toàn bộ vùng nƣớc biển của trái đất với tất
cả những gì chứa trong đó nhƣ các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học đặc trƣng cho nƣớc
biển, đất ven biển, trầm tích dƣới biển, không khí trên mặt biển và các loại tài nguyên sinh
vật biển và tài nguyên phi sinh vật biển, đƣợc tạo nên bởi các thành phần môi trƣờng và sự
tƣơng tác giữa chúng, có giá trị về kinh tế, về khoa học và về môi sinh”.
1.1.1.2. Khái niệm nhiễm m i trường biển
Luật Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam năm 2014 đã đƣa ra khái niệm: “Ô nhiễm m i
trường là s biến đổi c a các thành phần m i trường kh ng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật
m i trường và tiêu chuẩn m i trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.”
2

TS. Nguyễn Hồng Thao (2003), Ô nhiễm m i trường biển Việt Nam - Luật pháp và th c tiễn, Nhà xuất bản Thống Kê,
Hà Nội, tr.14.
3
TS. Nguyễn Hồng Thao (2006), “Toà án quốc tế về Luật Biển”, NXB Tƣ pháp, Hà nội, tr.09.
4
Report of the United Nations Confernce on Environment and development (Rio de Janeiro, 3-4 June 1992), Chapter
17, A/CONF.151/26 (Vol. II), 13 August 1992, 17.3


9


(khoản 8, Điều 3 Luật BVMT Việt Nam năm 2014). Theo đó, sự biến đổi các thành phần
môi trƣờng có thể do các hoạt động của con ngƣời và thiên nhiên mà chủ yếu là do các hoạt
động có ý thức và vô ý thức của con ngƣời gây hại cho môi trƣờng. Cụ thế hơn. đó là việc
làm thay đổi một cách trực tiếp hoặc gián tiếp các tính chất vật lý (bao gồm cơ, nhiệt, âm.
quang, điện tử, phóng xạ...). hóa học, sinh học của bất kỳ thành phần nào của môi trƣờng
dẫn đến sự nguy hại hoặc có khả năng nguy hại đến sức khỏe, đến sự an toàn hoặc sự phát
triển của bất kỳ giống loài sinh vật nào, trong đó quan trọng nhất là con ngƣời.
Từ đó, căn cứ vào định nghĩa ô nhiễm môi trƣờng của Luật BVMT Việt Nam năm
2014 thì, ô nhiễm môi trƣờng biển có thể đƣợc hiểu là sự biến đổi trạng thái lý- hóa- sinh
học của môi trƣờng biển khi thải vào môi trƣờng biển những chất độc hại, vi phạm tiêu
chuẩn môi trƣờng gây ảnh hƣởng xấu tới con ngƣời và sinh vât. Định nghĩa trên không chỉ
ra đƣợc các tác nhân cũng nhƣ thành phần tài nguyên và môi trƣờng bị tổn hại, không thể
hiện hết đƣợc tính đặc thù của môi trƣờng biến. Bởi sự tác động của các tác nhân gây ô
nhiễm môi trƣờng đối với môi trƣờng: nƣớc biển, không khí hay đất liền là khác nhau; mức
độ gây suy thoái đến môi trƣờng cùng khác nhau.
Trong các văn bản chuyên ngành nhƣ Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015, Luật
Thủy sản Việt Nam năm 2003, Luật Dầu khí Việt Nam năm 2013… cũng không đƣa ra
định nghĩa cụ thể về ô nhiễm môi trƣờng biển. Rõ ràng Việt Nam đang rất cần có một
nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này, cần có một định nghĩa cụ thể và thống nhất về vấn đề
ô nhiễm môi trƣờng biển.
Công ƣớc Luật biển 1982 đã đƣa ra một khái niêm khá toàn diện về ô nhiễm môi
trƣờng biển. Theo đó, “ô nhiễm môi trƣờng biển” là:
“Việc con ngƣời trực tiếp hoặc gián tiếp đƣa các chất liệu hoặc năng lƣợng vào môi
trƣờng biển, bao gồm cả các cửa sông, khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại
nhƣ gây nguy hiểm cho sức khỏe con ngƣời, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả
việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất
lƣợng nƣớc biển về phƣơng tiện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biên
(Khoản 36, Điều 1 Uncloss 1982),
Tuy nhiên, theo quy định này của Công ƣớc Luật biển 1982, hành vi gây ô nhiễm

môi trƣờng biển là những hoạt động của con ngƣời gây hậu quả xấu cho môi trƣờng. Định
nghĩa này không đề cập đến các sự cố tai biến thiên nhiên, sự ô nhiễm tự sinh, mà chỉ đề
cập đến các sự cố môi trƣờng do con ngƣời gây ra. Do đó, cần bổ sung nguyên nhân gây ô


10

nhiễm môi trƣờng biển từ tự nhiên để có một khái niệm hoàn chỉnh về ô nhiễm môi trƣờng
biển dƣới góc độ khoa học và luật học. Theo tác giả, nên định nghĩa: ô nhiễm môi trƣờng
biển nhƣ sau: “ô nhiễm môi trƣờng biển là sự nhiễm bẩn môi trƣờng biển do các thành phần
có nguyên nhân từ những biển đối bất thƣờng của tự nhiên hoặc đƣợc phát sinh trong các
hoạt động kinh tế- xã hội của con ngƣời, bao gồm các hoạt động sản xuất và hoạt động sống
và duy trì sự tồn tại của cộng đồng gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại nhƣ suy giảm
chức năng và tỉnh hữu ích của mới trƣờng biển, gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, và đến
hệ động vật và hệ thực vật biển, gây nguy hiếm cho sức khỏe con ngƣời, gây trở ngại cho
các hoạt động ở biến, kế cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biến một cách hợp
pháp khác, làm biến đổi chất lƣợng nƣớc biển về phƣơng diện sử dụng nó và làm giảm sút
các giá trị mĩ cảm của biển”.
1.1.2. Khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường biển
Từ điển tiếng Việt định nghĩa kiểm soát là xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì
trái với quy định5. Kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển là tổng hợp các hoạt động, hành
động, biện pháp và công cụ nh m phòng ngừa, khống chế không cho sự ô nhiễm xảy ra,
hoặc khi xảy ra ô nhiễm thì có thể chủ động xử lý, làm giảm thiểu hay loại trừ đƣợc nó.
Kiểm soát ô nhiễm bao gồm việc ngăn ngừa ô nhiễm, làm giảm một phần hoặc loại bỏ chất
thải từ nguồn, làm sạch môi trƣờng, thu gom, sử dụng lại, xử lý chất thải, phục hồi chất
lƣợng môi trƣờng do ô nhiễm gây ra. Kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển có thể chia làm
hai phần: ngăn ngừa ô nhiễm hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu vào và làm sạch ô
nhiễm hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu ra.
Ngăn ngừa ô nhiễm môi trƣờng biển là việc hạn chế, loại bỏ các nguồn, “giảm thiểu
các khả năng, các tác động có khả năng gây ô nhiễm môi trƣờng hoặc ngăn chặn sự lan

truyền tổn hại môi trƣờng từ vùng này sang vùng khác, chuyển từ trạng thái tổn hại này
sang trạng thái tổn hại môi trƣờng khác”6 qua đó kiểm soát, chế ngự và hạn chế đến mức
thấp nhất khả năng biển bị ô nhiễm. Trong các hoạt động Bảo vệ môi trƣờng thì nguyên tắc
phòng ngừa là quan trọng nhất theo chủ trƣơng “phòng hơn chống” do đó ngăn ngừa ô
nhiễm đƣợc đặt lên hàng đầu so với khắc phục, xử lý ô nhiễm.

5
6

Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà nẵng, tr.523.
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật quốc tế, Nxb ng an nhân dân, Hà Nội, tr.434.


11

1.2. Những vấn đề chung về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển
1.2.1. Khái niệm pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển là một bộ phận của pháp luật về môi
trƣờng. Đối tƣợng điều chỉnh của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển là các quan
hệ xã hội phát sinh trong quá trình kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng trên biển bao gồm các
quan hệ phát sinh trong quá trình ngăn ngừa ô nhiễm, làm giảm một phần hoặc loại bỏ chất
thải từ nguồn, làm sạch môi trƣờng, thu gom, sử dụng lại, xử lý chất thải, phục hồi chất
lƣợng môi trƣờng do ô nhiễm gây ra ô nhiễm môi trƣờng biển, bồi thƣờng thiệt hại do chất
thải gây ô nhiễm môi trƣờng biển gây ra...
Mục đích của pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển là bảo vệ môi trƣờng và
sức khỏe cộng đồng, thông qua vấn đề đặt ra các khung pháp luật quy định về trách nhiệm
của các cơ quan nhà nƣớc về môi trƣờng; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên
quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển. Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển
đã phân định rõ quyền hạn cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc tiến hành hoạt động quản lý
nhà nƣớc về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển đạt đƣợc hiệu quả cao hơn; định hƣớng xử

sự và hành vi của các chủ thể liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển nh m mục
đích ngăn ngừa, hạn chế số lƣợng nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng biển phát sinh vào môi
trƣờng biển và giảm thiểu những ảnh hƣởng bất lợi của nó đối với môi trƣờng biển và sức
khỏe con ngƣời.
Từ các đặc điểm trên ta có thể hiểu: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển
là một bộ phận của pháp luật môi trƣờng, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý chất gây ô nhiễm trên biển nhƣ:
thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lƣu giữ, xử lý và tiêu hủy chất gây ô nhiễm trên biển nh m
hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại xảy ra cho môi trƣờng biển, khắc phục và xử lý
hậu quả nh m đảm bảo phát triển bền vững, góp phần duy trì và phát triển kinh tế biển Việt
Nam.
1.2.2. Vai trò và nội dung của pháp luật trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi
trường biển
Với tầm quan trọng của môi trƣờng biển và những tác động tiêu cực từ ô nhiễm môi
trƣờng biển, việc kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển đặt ra nhƣ là một nhu cầu cấp thiết
trƣớc tiên bởi các quốc gia có biển, trong đó có Việt Nam. Để bảo vệ môi trƣờng theo
hƣớng phát triển bền vững, các quốc gia đều phải tiến hành bảo vệ môi trƣờng biển b ng


12

nhiều công cụ khác nhau nhƣ chính sách, pháp luật, kinh tế..., trong đó Đảng và Nhà nƣớc
Việt Nam đã coi hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trƣờng là một trong những công cụ trọng
tâm đƣợc định hƣớng và xây dựng hoàn thiện nh m đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững,
thực hiện tốt các cam kết quốc tế của Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển.
Pháp luật với tƣ cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con
ngƣời sẽ có tác dụng rất lớn trong việc định hƣớng các tổ chức cá nhân có xử sự đúng đắn
trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển thông qua các chế tài hình sự, kinh tế,
hành chính để buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các biện pháp nh m ngăn
ngừa ô nhiễm biển. Pháp luật cũng góp phần nâng cao trách nhiệm của quốc gia, của các cơ

quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc ngăn ngừa ô nhiễm môi trƣờng biển.
Biện pháp pháp luật là một trong những biện pháp thực hiện có hiệu quả, phù hợp
với đặc điểm của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Biện pháp pháp luật xác định một
hành lang pháp lí và tạo ra các bảo đảm nh m hỗ trợ cho tất cả các biện pháp khác đạt hiệu
quả nh m kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển. B ng những quy định cụ thể về quyền và
nghĩa vụ đối với các chủ thể, pháp luật đã tác động trực tiếp đến các tổ chức và cá nhân,
buộc các chủ thể này khi tiến hành các hoạt động trên biển cần hạn chế đến mức thấp nhất
những thiệt hại xảy ra cho môi trƣờng biển.
Với sự phát triển của luật biển quốc tế và xu hƣớng tiến ra biển của các nƣớc nên
ngày càng có nhiều đƣờng biên giới xuất hiện trên biển. Tình hình đó không ngăn cản đƣợc
một nhận thức chung đang hình thành: biển cả là môi trƣờng đồng nhất, là tài sản chung của
nhân loại, đòi hỏi phải có một sự hợp tác cao giữa các quốc gia nh m giữ gìn biển trong
lành. Trong một thế giới ngày càng phức tạp hơn, có nhiều mối quan hệ vƣợt ra khỏi phạm
vi quốc gia, luật pháp cũng ngày càng đƣợc sử dụng nhiều nhƣ một công cụ hợp tác để thực
hiện các mục tiêu chung. Hợp tác quốc tế không chỉ đơn thuần là một sự lựa chọn, nó là
một sự cần thiết.
Với tất cả những ý nghĩa đó, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển có
những vai trò và nội dung cụ thể sau đây:
Thứ nhất, pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển góp phần thực thi nguyên tắc
của pháp luật môi trƣờng. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển là một bộ phận
của pháp luật môi trƣờng. Vì vậy, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển tuân thủ
theo các nguyên tắc của pháp luật môi trƣờng (sẽ đƣợc phân tích ở chƣơng 2) - là những
nguyên tắc chi phối một cách toàn diện việc điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ làm


13

phát sinh từ hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển
đƣợc xây dựng cũng góp phần thực thi các nguyên tắc nêu trên của hệ thống pháp luật môi
trƣờng, đồng thời góp phần thực hiện nguyên tắc về bảo vệ môi trƣờng biển.

Thứ hai, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển ở Việt Nam là công cụ để
phòng ngừa ô nhiễm biển, góp phần hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trƣờng nói chung và
ô nhiễm biển nói riêng. B ng các qui phạm pháp luật qui định quyền và nghĩa vụ của các
chủ thể có liên quan, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển có vai trò rất lớn
trong việc phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng biển, suy thoái tài nguyên sinh vật biển. Với
mục tiêu phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng biển, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng
biển bao gồm các qui định pháp luật về qui chuẩn kĩ thuật môi trƣờng nhƣ qui chuẩn kĩ
thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc biển, chất lƣợng nƣớc biển ven bờ, qui chuẩn kĩ thuật
quốc gia về chất lƣợng không khí xung quanh... Theo đó, các chủ thể khi tiến hành hoạt
động trên biển cần kiểm soát hoạt động của mình trong phạm vi mà pháp luật cho phép,
không vƣợt quá ngƣỡng mà các qui chuẩn kĩ thuật về môi trƣờng đã đề ra. Hơn nữa, pháp
luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển còn qui định về trách nhiệm của các chủ thể
trong kiểm soát ô nhiễm trong mọi hoạt động... Không chỉ có vai trò trong việc phòng ngừa
ô nhiễm, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển còn nh m phục hồi môi trƣờng
khi có sự cố và khắc phục những hậu quả xảy ra. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trƣờng biển còn quy định trách nhiệm của các chủ thể khi có sự cố xảy ra.
Thứ ba, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển ở Việt Nam góp phần thúc
đẩy sự phát triển kinh tế biển Việt Nam, mang lại giá trị kinh tế cho đất nƣớc. Pháp luật về
kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển đƣợc ban hành để qui định trách nhiệm của các chủ thể
có liên quan nh m tạo sự an toàn về môi trƣờng và con ngƣời, làm cho các hoạt động kinh
tế biển phát huy lợi ích và hiệu quả. Khi hoạt động kinh tế biển diễn ra an toàn, đảm bảo an
ninh môi trƣờng, các chủ thể tiến hành hoạt động sẽ không tốn thời gian, công sức và tài
chính để khắc phục hậu quả, phục hồi môi trƣờng, thúc đẩy sự phát triển ngành kinh tế biển
ViệtNam.
Thứ tƣ, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển giúp nâng cao ý thức, góp
phần làm thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trƣờng biển của ngƣời dân. Pháp luật đƣợc qui
định và thực hiện có hiệu quả bởi hai đặc tính, tính bắt buộc thực hiện và tính cƣỡng chế.
Các loại trách nhiệm pháp lí có tác dụng ngay lập tức, buộc các chủ thể phải tuân thủ các
quy định pháp luật mà nhà nƣớc đặt ra. Vì vậy, pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên



14

biển sẽ góp phần tích cực vào quá trình thay đổi nhận thức và tƣ duy của ngƣời dân, góp
phần tăng cƣờng ý thức của họ trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển.
Thứ năm, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển ở Việt Nam nh m thực thi
các cam kết quốc tế của Việt Nam, từ đó xem xét gia nhập các điều ƣớc quốc tế về bảo vệ
môi trƣờng nói chung, kiểm soát ô nhiễm biển nói riêng. Khi tham gia vào các điều ƣớc
quốc tế hoặc phê chuẩn nội dung nào trong các điều ƣớc quốc tế này, Việt Nam đã chấp
nhận việc phải thực hiện các nghĩa vụ nhƣ một quốc gia thành viên. Để có thể thực hiện các
nghĩa vụ mà nội dung của công ƣớc đặt ra, Việt Nam phải chuyển hóa các nội dung của
điều ƣớc quốc tế đó vào hệ thống pháp luật Việt Nam để áp dụng thống nhất trên phạm vi
toàn lãnh thổ. Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển sẽ góp phần thực hiện nội
dung của các công ƣớc kể trên nh m hạn chế ô nhiễm môi trƣờng biển, hạn chế đến mức
thấp nhất việc xả các loại chất thải ra biển, tuân thủ các nghĩa vụ chung của quốc gia thành
viên cúa các Công ƣớc này.
1.3. Sơ lƣợc sự hình thành pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển ở
Việt Nam
Ở Việt Nam, pháp luật môi trƣờng nói chung phát triển chậm. Cho đến thời điểm
hiện tại, pháp luật môi trƣờng phát triển chậm hơn bất kì ngành luật nào khác 7. Pháp luật
kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển là một bộ phận của pháp luật môi trƣờng nên nó cũng
hình thành và phát triển muộn. Nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển về pháp
luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển Việt Nam, ta có thể chia thành hai giai đoạn chính
nhƣ sau:
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1986 trở về trước
Với một quốc gia có biển nhƣ Việt Nam, môi trƣờng biển đƣợc quan tâm từ rất sớm,
ngay khi đƣờng biển có giá trị giao thông vận tải, thƣơng mại, an ninh quốc phòng... Chiến
lƣợc tiến ra biển đƣợc thể hiện qua các thời kì phát triển, trong dựng xây và giữ nƣớc của
Việt Nam. Tuy nhiên, trƣớc những năm 1986, pháp luật về biển và môi trƣờng biển Việt
Nam chƣa thực sự hình thành và phát triển. Vì vậy, pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng

biển trong hoạt động hàng hải là một lĩnh vực mà gần nhƣ còn bỏ trắng. Pháp luật môi
trƣờng và pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển đều chƣa hình thành, các văn bản
pháp luật quan trọng nhƣ Luật Bảo vệ môi trƣờng, Bộ luật Hàng hải chƣa đƣợc ban hành.
Tuy nhiên, do tính tồn tại tất yếu của nó, giai đoạn này, thậm chí từ trƣớc năm 1945, cũng
7

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật M i trường, Nhà xuất bản

ng an nhân dân, Hà nội, tr.45.


15

đã có một số văn bản pháp luật có liên quan đến môi trƣờng biển và hoạt động hàng hải
đƣợc ban hành nhƣ: Nghị định ngày 22/9/1936 của Bộ trƣởng thuộc địa qui định về chiều
rộng lãnh hải cho hoạt động đánh cá; Nghị định 104/1306 ngày 14/3/1948 qui định vùng
tiếp giáp lãnh hải; Tuyên bố 1965 về các biện pháp bảo vệ lãnh hải trong chiều rộng 03 (ba)
hải lí; ở Miền Nam có các văn bản pháp luật: Tuyên bố của Tổng thống Sài gòn ngày
7/9/1967 về quyền kiểm soát trực tiếp trên phần thềm lục địa tiếp giáp lãnh hải; Luật Dầu
lửa 1970 của chính quyền Sài Gòn… Ở Miền Bắc, do phải tập trung tất cả sức mạnh của
nền kinh tế cho việc chiến thắng đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc. Tiếp đó sau khi giải
phóng miền Nam, sau nhiều năm chiến tranh kéo dài, đất nƣớc bị tàn phá nặng nề. Việt
Nam đã phải đối phó với vô vàn khó khăn. Những hậu quả và tệ nạn xã hội do chiến tranh
để lại, dòng ngƣời tị nạn, chiến tranh ở biên giới Tây Nam, chiến tranh ở biên giới phía Bắc,
bao vây, cấm vận của Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây, thêm vào đó thiên tai liên tiếp xảy ra…
đã đặt Việt Nam trƣớc những thử thách khắc nghiệt. Hơn nữa, những khó khăn càng trầm
trọng do xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan, nóng vội và duy ý chí muốn xây dựng lại
đất nƣớc nhanh chóng mà không tính đến những điều kiện cụ thể. Điều này đã dẫn đến đầu
những năm 80, Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng và bị
cô lập về ngoại giao. Nhân tình hình đó, các thế lực chống đối đã lợi dụng những khó khăn

của Việt Nam để câu kết với nhau, chống phá cách mạng. Một số nƣớc trƣớc đây ủng hộ
Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ đã xa lánh Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam với
các nƣớc ASEAN và các nƣớc lớn (trừ Liên Xô và Ấn Độ) gặp nhiều vƣớng mắc và không
giải tỏa đƣợc khiến cho nền an ninh nƣớc ta bấp bênh khi phải đối phó với sự căng thẳng ở
cả hai đầu biên giới. Trong lúc đó, những khó khăn về kinh tế lại càng chồng chất vì phải
chi tiêu rất lớn cho quân sự, quốc phòng.
Trƣớc bối cảnh xã hội nhƣ vậy đã không cho phép Việt Nam chú ý nhiều đến vấn
đề môi trƣờng vì mối quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam bấy giờ là hàn gắn vết
thƣơng chiến tranh, phát triển kinh tế và thoát ra khỏi sự khủng hoảng kinh tế xã hội đang
hoành hành từ thời gian sau chiến tranh đến năm 1986, khi chính sách đổi mới đƣợc khởi
xƣớng.
Tuy vậy, trong giai đoạn này, vấn đề bảo vệ môi trƣờng đã lần đầu tiên đƣợc quy
định tại Điều 36 Hiến pháp Việt Nam năm 1980: “Các cơ quan nhà nƣớc, xí nghiệp, hợp tác
xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ cải
tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cải tạo môi trƣờng sống”. Ngoài ra


16

pháp luật về môi trƣờng ở Việt Nam mới chỉ quan tâm đến việc kiểm soát lập biên bản các
hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng đƣợc quy định trong sắc lệnh số 142/SL do chủ tịch
Hồ Chí Minh ký ngày 21/12/1949; Nghị quyết 36/CP ngày 11/03/1961 của Hội đồng Chính
phủ về việc quản lý, bảo vệ tài nguyên dƣới lòng đất; Chỉ thị số 07/TTg ngày 16/01/1964 về
thu tiền bán khoán lâm sản và thu tiền nuôi rừng; Nghị quyết số 183/CP ngày 25/09/1966 về
công tác trồng cây gây rừng; Chỉ thị số 127/CP ngày 24/05/1971 của Hội đồng Chính phủ
về công tác điều tra cơ bản tài nguyên và điều kiện thiên nhiên; Pháp lệnh về bảo vệ rừng
ban hành ngày 11/09/1972.
Ta có thể dễ dàng nhận thấy một số đặc điểm nhƣ sau của pháp luật Việt Nam về bảo
vệ môi trƣờng nói chung và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển nói riêng trong giai đoạn
này:

+ Các văn bản trong thời kỳ này chủ yếu đƣợc ban hành dƣới dạng văn bản dƣới
luật;
+ Các quy định pháp luật chỉ liên quan đến một số khía cạnh của bảo vệ môi trƣờng
xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nƣớc, nh m đảm bảo sự kiểm soát chặt chẽ các quan hệ xã
hội của Nhà nƣớc chứ chƣa trực tiếp nhắm vào mục tiêu bảo vệ các thành tố của môi
trƣờng, chƣa có quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển hay nói cách khác, khía
cạnh môi trƣờng chỉ mang tính chất phái sinh xuất phát từ các quan hệ xã hội đƣợc điều
chỉnh. Từ đó, cách tiếp cận mang tính môi trƣờng; phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi
trƣờng biển nhƣ các quan điểm phổ biến trên bình diện quốc tế chƣa đƣợc thể hiện;
+ Nội dung các quy định nói chung còn lạc hậu, không những chƣa phản ánh và đáp
ứng đƣợc các đòi hỏi khách quan về hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trƣờng nói chung và
bảo vệ, kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển nói riêng mà còn chƣa tiệm cận với các quan
điểm hiện đại đƣợc thể hiện trong các công ƣớc quốc tế.
+ Những văn bản pháp luật nêu trên tuy có những văn bản không phải là nguồn của
pháp luật hiện đại nhƣng nó cũng đƣợc xem nhƣ những viên gạch đặt nền móng cho hệ
thống pháp luật về biển, môi trƣờng biển và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển trong pháp
luật Việt Nam ở những giai đoạn tiếp theo.
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay
Sau năm 1986, khi đất nƣớc có nhiều đổi thay mạnh mẽ về các điều kiện kinh tế xã hội, hệ thống pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng biển đã dần hình thành và ngày
càng phát triển.


17

Giai đoạn này, Việt Nam bƣớc vào thời kì đổi mới, chuyển sang cơ chế thị trƣờng,
đƣợc đánh dấu b ng sự thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986. Sau
khi hoàn thành hai (02) cuộc kháng chiến trƣờng kì của dân tộc, Việt Nam bắt tay vào dựng
xây đất nƣớc và phát triển kinh tế. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đƣợc xem nhƣ một
cột mốc đánh dấu sự phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, việc bình thƣờng hóa quan hệ
với Hoa kì và chủ trƣơng hội nhập kinh tế cũng là những tác động tích cực trong giai đoạn

này. Với chủ trƣơng đổi mới đất nƣớc, với sự chuyển mình của dân tộc, cùng với quá trình
gia nhập nhanh, mạnh, tích cực vào cộng đồng quốc tế, sự đòi hỏi hoàn thiện hệ thống pháp
luật quốc gia đƣợc đặt ra nhƣ một đòi hỏi tất yếu của quá trình toàn cầu hóa. Có thể nói
chƣa bao giờ pháp luật Việt Nam lại có bƣớc tiến vƣợt bậc về việc xây dựng và hoàn thiện
nhƣ giai đoạn sau năm 1986. Hệ thống pháp luật môi trƣờng và pháp luật kiểm soát ô nhiễm
môi trƣờng biển cũng đƣợc hình thành và phát triển trong bối cảnh chung đó.
Tuy vậy, Pháp luật môi trƣờng Việt Nam thực sự hình thành và phát triển đánh dấu
bởi sự kiện sau khi Việt Nam chính thức tham gia Hội nghị Thƣợng đỉnh trái đất về bảo vệ
môi trƣờng tại Rio De Janeiro năm 1992 và sự ban hành của Hiến pháp Việt Nam năm
1992. Tiếp đó, Luật Bảo vệ môi trƣờng 1993 đƣợc ban hành và sau đó là Luật Bảo vệ môi
trƣờng 2005 cùng hàng loạt văn bản pháp luật: Bộ Luật hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6
năm 2005, Nghị định 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 về quản lý cảng biển và luồng hàng
hải, Nghị định 115/2007/NĐ-CP ngày 5/7/2007 về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải
biển và các văn bản hƣớng dẫn thi hành có liên quan, Nghị định số 62/2006/ND-CP ngày
21/6/2006 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hàng hải, Nghị định số 39/CP
ngày 10/6/1998 về xử lý tài sản chìm đắm ở biển, Thông tƣ 2592/Mtg ngày 12/11/1996 của
Bộ khoa học, công nghệ và môi trƣờng về kiểm soát ô nhiễm biển do tàu thuyền và phƣơng
tiện vận chuyển đƣờng sông, Luật dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Dầu khí ngày 09/6/2000 và Nghị định 48 /2000/NĐ-CP ngày
12/9/2000 Quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí và các văn bản hƣớng dẫn thi hành có
liên quan. Việc xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại phải đƣợc thực hiện theo
Quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày
16/7/1999 và Thông tƣ 12/2006/TT-BTNMTngày 26/12/2006 Hƣớng dẫn điều kiện hành
nghề và thủ tục lập hồ sơ đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy
hại.…với nhiều chế định cơ bản của pháp luật môi trƣờng đã đƣợc hình thành và ngày càng
hoàn thiện nhƣ pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng, pháp luật về bảo tồn đa dạng


×