Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới lào việt nam trong bối cảnh hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.41 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LOMSAWATH SONTHILATH

BẢO VỆ CHỦ QUYỀN AN NINH BIÊN GIỚI
LÀO – VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LOMSAWATH SONTHILATH

BẢO VỆ CHỦ QUYỀN AN NINH BIÊN GIỚI
LÀO – VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số:

60380108



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. CHU MẠNH HÙNG

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo Trường Đại
học Luật Hà Nội, đặc biệt là các thầy, cô giáo Khoa sau Đại học và Khoa Luật
Quốc tế đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
chương trình sau đại học tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình đến Giảng
viên chính, TS. Chu Mạnh Hùng, người đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên,
quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

LOMSAWATH SONTHILATH


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

LOMSAWATH SONTHILATH


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHDCND: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
CNXH: Chủ nghĩa xã hội


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ..................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài .......................................................... 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài ................................. 4
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài ........................................... 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .................................................... 5
7. Kết cấu của luận văn..................................................................................... 5
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN AN NINH BIÊN
GIỚI .................................................................................................................... 6
1.1. Khái niệm chủ quyền an ninh biên giới ..................................................... 6
1.2. Chủ quyền an ninh biên giới của Lào ........................................................ 9
1.3. Chủ quyền an ninh biên giới của Việt Nam............................................. 12
1.4. Vai trò của việc bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Lào - Việt Nam .... 14

TIỂU KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ...................................................................... 18
Chƣơng 2: THỰC TIỄN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN AN NINH BIÊN GIỚI
LÀO - VIỆT NAM............................................................................................ 20
2.1. Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện về chính trị, kinh tế - xã
hội, an ninh - quốc phòng................................................................................ 20
2.2. Quan hệ đối ngoại trên khu vực biên giới................................................ 23
2.3. Bảo vệ tài nguyên, môi trường trên khu vực biên giới ............................ 25
2.4. Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của CHDCND Lào và Việt Nam .................... 27
2.5. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Lào và Việt Nam trên
khu vực biên giới............................................................................................. 30


TIỂU KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...................................................................... 35
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN AN NINH BIÊN GIỚI LÀO - VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH HỘI NHẬP................................................................................... 38
3.1. Quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam về
quan hệ hữu nghị Lào - Việt và việc bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới ............. 38
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ chủ quyền an
ninh biên giới Lào – Việt Nam trong bối cảnh hội nhập ................................ 43
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Lào - Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập ......................................................................... 43
3.2.2. Ký kết, triển khai thực hiện các điều ước quốc tế và thỏa thuận hợp tác ... 45
3.2.3. Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ chủ
quyền an ninh biên giới quốc gia .................................................................... 47
3.2.4. Tăng cường hợp tác giữa các địa phương có chung biên giới giữa Lào
và Việt Nam ..................................................................................................... 51
3.2.5. Tăng cường hợp tác giữa các lực lượng bảo vệ biên giới .................... 54
3.2.6. Tuyên truyền, giáo dục nhân dân ở khu vực biên giới.......................... 57
TIỂU KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ...................................................................... 60

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 65


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới là một trong những vấn đề rất quan
trọng được nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và ở Lào, Việt Nam nói riêng
quan tâm. Bởi, những nội dung, tính chất và nhiệm vụ của hoạt động bảo vệ chủ
quyền an ninh biên giới có ảnh hưởng rất lớn tới tình hình an ninh chính trị của
mỗi quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể. Đặc biệt, hiện nay khi tình hình thế
giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp và có nguy cơ không ổn định thì
việc bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới luôn được đặt lên hàng đầu.
Hiện nay, ở Lào và Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước, bên cạnh những yếu tố thuận lợi thì Lào và Việt
Nam còn rất nhiều những khó khăn và thách thức như: các mâu thuẫn cơ bản
của thời đại vẫn còn tồn tại và đang có xu hướng diễn biến phức tạp hay các thế
lực thù địch có âm mưu chống phá, nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa và dân
chủ ở Lào và Việt Nam. Chủ quyền an ninh biên giới Lào - Việt Nam có vai trò
rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, đối
ngoại của hai nước. Mặt khác, tuyến biên giới Lào – Việt thể hiện mối quan hệ
hữu nghị, hợp tác nhưng bên cạnh đó, vẫn còn chịu nhiều sự tác động, phá hoại
của các đối tượng thù địch trong và ngoài nước. Bởi, họ lợi dụng đường lối đổi
mới và các chính sách mở cửa của Đảng, Nhà nước Lào - Việt Nam nhằm
chuyển hóa về chính trị hay lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo để tấn công
nhằm phá hoại khối đại đoàn kết của dân tộc hoặc gây mất ổn định trên các
tuyến biên giới của Lào và Việt Nam.
Bên cạnh đó, do lịch sử để lại, việc giải quyết các mâu thuẫn còn tồn tại
trên đất liền ở Lào, trên đất liền và biển của Việt nam còn kéo dài nên tình trạng
tranh chấp chủ quyền an ninh biên giới Lào, Việt Nam đang diễn biến phức tạp,

những hành động mở rộng lấn chiếm lãnh thổ bằng vũ lực tại các biên giới Lào Việt Nam luôn có nguy cơ đe dọa. Do vậy, tình hình trên đang đặt ra yêu cầu
1


mới cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Lào - Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật
cũng như góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới của Cộng hòa Dân chủ
nhân dân Lào và Việt Nam, tác giả chọn đề tài: “Bảo vệ chủ quyền an ninh
biên giới Lào - Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” làm đề tài nghiên cứu luận
văn Thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bảo vệ an ninh quốc gia nói chung và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới
nói riêng ở Việt Nam và CHDCND Lào là trong những hoạt động chính trị rất
quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, việc tìm
hiểu và nghiên cứu các quy định của pháp luật, thực tiễn các hoat động về bảo
vệ chủ quyền an ninh biên giới Lào - Việt Nam ngày càng phổ biến, bởi khi
nghiên cứu các vấn đề này thường mang lại các giá trị khác nhau cho người
nghiên cứu về các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện các nội
dung bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Lào - Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập, đồng thời còn mang lại những hiệu quả tích cực cho xã hội. Nghiên cứu về
các quy định về hoạt động bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới ở Việt Nam và
CHDCND Lào trong thời gian qua có rất nhiều các công trình nghiên cứu như:
Ở Việt Nam có các công trình nghiên cứu như: Nguyễn Văn Tấn, “Những
luận cứ khoa học của chiến lược bảo vệ vùng biên giới trong giai đoạn mới”,
Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội, 1994; Lê Hồng Anh, “Nhiệm vụ bảo vệ an
ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tình hình hiện nay”, Tạp chí
Công an nhân dân, số 5/2006; Trần Minh Thư, “Tăng cường công tác đảm bảo
an ninh quốc gia khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới”, Tạp chí
Công an nhân dân, số 7/2006; Trần Nam Chuân, “Mấy biện pháp tăng cường

hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền an ninh biên giới quốc gia trong tình hình
mới”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 11/2010; Đặng Phú Quốc, “Phú Yên xây
dựng nền Biên phòng toàn dân quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh
2


biên giới vùng biển”, Tạp chí Cộng sản, Chuyên đề số 55, số 7/2011; Phạm
Bình Minh, “Đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn
mới”, Tạp chí Cộng sản, số 5/ 2011; Ngô Thị Lan Phương, “Hợp tác Việt Trung trong vấn đề biên giới trên địa bàn hai tỉnh Quảng Ninh và Quảng Tây từ
năm 1991 đến năm 2010”, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, số 11/ 2012; Lê Thái
Ngọc, “Bộ đội Biên phòng gắn bó với đồng bào các dân tộc, bảo vệ vững chắc
chủ quyền an ninh biên giới”, Tạp chí Cộng sản, chuyên đề số 7/2014; Bùi Đức
Anh, “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến bảo vệ chủ quyền an ninh biên
giới quốc gia”, Tạp chí cộng sản, Chuyên đề số 3/2014; Phạm Văn Thùy, “Vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới,
vùng biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số
6/2014; Ngô Xuân Lịch, “Đổi mới phương thức lãnh đạo trên lĩnh vực bảo vệ
chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong thời kỳ hội nhập quốc tế”, Tạp chí
Cộng sản, số 2/ 2015; Nguyễn Thị Thanh Vân, “Quan hệ đối tác chiến lược, đối
tác toàn diện trong chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Cộng
sản, Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, số 5/2015, tr. 74- 78;
Ở CHDCND Lào, các công trình nghiên cứu về chủ quyền an ninh nói
chung và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới nói riêng bao gồm: XủnThon Xay
nhachắc, “Quan hệ giữa Đảng nhân dân Cách mạng Lào và Đảng cộng sản Việt
Nam là mối quan hệ thủy chung, trong sáng và đặc biệt”, Tạp chí Cộng sản, Số
16, 2007; Uông Minh Long, “Quan hệ với các nước láng giềng trong chính sách
đối ngoại của Lào trong thời kỳ đổi mới”, Trường học viện Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh, số 5/2012; KhamKeng Sengmilathy, “Hoạt động đối ngoại góp
phần vào sự nghiệp phát triển của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí
Lý luận và Chính trị , số 9/2015…

Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện
về hoạt động bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới của CHDCND Lào và Việt
Nam trong bối cảnh hiện nay. Do vậy, nghiên cứu đề tài: “Bảo vệ chủ quyền an
ninh biên giới Lào- Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” là việc làm hết sức
3


cần thiết nhằm đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo
vệ chủ quyền an ninh biên giới Lào - Việt trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các nội dung bảo vệ chủ quyền
an ninh biên giới Lào - Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tập trung chủ yếu vào vấn đề lý
luận về bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới. Đồng thời, luận văn nghiên cứu
thực tiễn bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Lào - Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Lào - Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp luận: Tác giả nghiên cứu luận văn dựa trên cơ sở phương
pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng những phương pháp nghiên
cứu như: hệ thống, phân tích, tổng hợp, thống kê và so sánh.
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu: nghiên cứu thực tiễn hoạt động bảo vệ chủ quyền an
ninh biên giới của CHDCND Lào và Việt Nam bối cảnh hội nhập từ đó có thể
đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ chủ quyền an
ninh biên giới Lào - Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích khái quát một số vấn đề lý luận về bảo vệ chủ quyền an ninh
biên giới. Bao gồm: khái niệm chủ quyền an ninh biên giới; khái niệm chủ

quyền an ninh biên giới của Lào - Việt Nam; vai trò của hoạt động bảo vệ chủ
quyền an ninh biên giới Lào - Việt Nam.
- Phân tích thực tiễn hoạt động bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Lào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Bao gồm các nội dung như: xây dựng khu
vực biên giới vững mạnh, toàn diện về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc
phòng; quan hệ đối ngoại trên khu vực biên giới; bảo vệ tài nguyên môi trường
4


trên khu vực biên giới; bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của CHDCNDN Lào và Việt
Nam; Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Lào và Việt Nam ở
khu vực biên giới.
Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số quan điểm của Đảng nhân dân Cách
mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ hữu nghị Lào - Việt trong
việc bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới. Đồng thời, tác giả đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Lào
- Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Qua việc nghiên cứu, phân tích các nội dung về bảo vệ chủ quyền an ninh
biên giới và thực tiễn hoạt động bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Lào - Việt
Nam, luận văn đã góp phần làm sáng tỏ các nội dung về bảo vệ chủ quyền an
ninh biên giới và thực tiễn bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Lào - Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, luận văn còn tạo ra khả năng ứng dụng
những kết quả nghiên cứu trong việc tham khảo, học tập kinh nghiệm của Lào
và Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ chủ quyền an ninh biên
giới của các quốc gia láng giềng theo xu hướng chung của thế giới. Ở một mức
độ nhất định, luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho cán bộ nghiên cứu và
giảng dạy cũng như sinh viên trong lĩnh vực luật.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng viết tắt,
Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới
Chương 2: Thực tiễn bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Lào- Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ chủ quyền
an ninh biên giới Lào - Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

5


Chƣơng 1:
KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN AN NINH BIÊN GIỚI

1.1. Khái niệm chủ quyền an ninh biên giới
Chủ quyền an ninh biên giới là một trong những vấn đề có nội dung rất
phong phú, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như: lãnh thổ quốc gia, chủ quyền
lãnh thổ quốc gia, biên giới quốc gia và an ninh biên giới quốc gia…
Biên giới quốc gia là một trong những thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến
hiện nay trong giới nghiên cứu luật học. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về thuật ngữ
này, có rất nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra, bởi khi nghiên cứu các nhà
nghiên cứu thường dựa trên những góc độ khác nhau để đưa ra các quan điểm.
Cụ thể, có quan điểm cho rằng: đó là ranh giới xác định, giới hạn vùng lãnh thổ
của một quốc gia và giới hạn phạm vi quyền lực tối cao của quốc gia đối với
vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, biên giới quốc gia còn được hiểu đó là ranh giới
phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc các
vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền trên biển. Ở Việt Nam, biên giới quốc gia
được hiểu đó là ranh giới (gồm đường và mặt thẳng đứng) được dùng để xác
định phạm vi chủ quyền của một quốc gia đối với vùng đất và lòng đất phía
dưới; vùng biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và khoảng không tiếp liền
vùng đất và vùng biển của quốc gia. Có thể hiểu khái quát biên giới quốc gia đó
là đường phân định, giới hạn lãnh thổ của một quốc gia với quốc gia khác hoặc
với vùng không thuộc lãnh thổ của quốc gia đó.

Theo đó, lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất, bao gồm vùng đất,
vùng nước, vùng trời và lòng đất được giới hạn bởi biên giới quốc gia và thuộc
chủ quyền của một quốc gia. Tại lãnh thổ quốc gia, nhà nước xác lập chế độ
pháp lý cho việc quản lý các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia.
Khái niệm lãnh thổ quốc gia được xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước,
thông thường khi các quốc gia xuất hiện thì lãnh thổ quốc gia chỉ bao gồm
những vùng đất nhỏ hẹp, được giới hạn trên mặt đất, những vùng này thường có
6


điều kiện địa lý thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, cùng
với sự phát triển của hệ thống chính trị - xã hội và khoa học kỹ thuật thì lãnh thổ
quốc gia dần được mở rộng ra biển, lên không trung và sâu xuống tầng ngầm
của trái đất. Lãnh thổ quốc gia là một trong những yếu tố cơ bản hợp thành quốc
gia, trong đó lãnh thổ quốc gia được coi là điều kiện vật chất, là môi trường
sống, sinh tồn và phát triển của mỗi quốc gia. Lãnh thổ quốc gia có mối liên hệ
hữu cơ với chủ quyền quốc gia, bởi khi đã xác định được khu vực nào là lãnh
thổ quốc gia thì sẽ dẫn tới sự cần thiết phải xác định chủ quyền của quốc gia đó
đối với lãnh thổ của mình.
Biên giới quốc gia thường được xác định dựa trên cơ sở thoả thuận giữa các
quốc gia có lãnh thổ tiếp giáp nhau, sự thỏa thuận này được ghi nhận thông qua
các Điều ước hoạch định biên giới giữa các quốc gia liên quan.
Biên giới của các quốc gia bao gồm: biên giới trên bộ, biên giới trên biển,
biên giới trên không và biên giới lòng đất. Theo đó, biên giới trên bộ được hiểu
đó là đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo, trên sông, hồ, kênh,
biển, nội địa. Biên giới trên biển là đường được vạch ra nhằm phân định vùng
lãnh hải của quốc gia với vùng biển tiếp liền mà quốc gia ven bờ có quyền chủ
quyền hoặc với nội thủy, lãnh hải của quốc gia khác có bờ biển đối diện hay kề
bên bờ biển của quốc gia này. Biên giới trên không và biên giới lòng đất được
xác định dựa trên đường biên giới trên bộ, trên biển.

An ninh biên giới quốc gia là trạng thái ổn định của tình hình chính trị - xã
hội ở khu vực biên giới. Ở mỗi quốc gia, an ninh biên giới được coi là một trong
những nội dung rất quan trọng của an ninh quốc gia, đó là nhân tố quyết định
đến việc giữ gìn và củng cố hòa bình của quốc gia. An ninh biên giới quốc gia
bao gồm: an ninh chính trị, an ninh xã hội, an ninh văn hóa - tư tưởng, an ninh
kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động quan trọng nhất đó là giữ vững ổn định về chính
trị và tinh thần của nhân dân, xây dựng ý thức, tình cảm thiêng liêng của công
dân với nền độc lập của dân tộc, sự toàn vẹn lãnh thổ của biên giới quốc gia
cũng như thái độ tôn trọng pháp luật về biên giới, tích cực tham gia các các hoạt
động bảo vệ an ninh biên giới quốc gia.
7


Chủ quyền an ninh biên giới là một trong những bộ phận rất quan trọng của
chủ quyền quốc gia. Bởi, nếu bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế - xã
hội thì việc đầu tiên phải thực hiện được đó là giữ trạng thái ổn định của quốc
gia trên các mặt của đời sống. Mặc dù, đây là yếu tố khách quan nhưng trong sự
ổn định chung đó thì sự ổn định về chủ quyền lãnh thể biên giới là một trong
những yếu tố không thể thiếu. Sự ổn định về an ninh biên giới được coi là điều
kiện đảm bảo thường xuyên cho sự phát triển chung của đất nước.
Như vậy, qua việc phân tích trên có thể hiểu chủ quyền an ninh biên giới là
quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ vẹn về mọi mặt lập pháp,
hành pháp và tư pháp dựa trên đường phân định, giới hạn lãnh thổ của một quốc
gia với quốc gia khác hoặc với vùng không thuộc lãnh thổ của quốc gia đó. Mỗi
quốc gia đều thể hiện chủ quyền của mình trên mọi phương diện kinh tế, chính
trị, ngoại giao… Chủ quyền an ninh biên giới là đặc trưng chính trị và pháp lý
thiết yếu của một quốc gia độc lập, chủ quyền này được thể hiện trong hoạt động
của các cơ quan nhà nước và trong hệ thống pháp luật quốc gia. Tôn trọng chủ
quyền an ninh biên giới là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật
quốc tế, bởi Hiến chương Liên hợp quốc đã khẳng định nguyên tắc bình đẳng về

chủ quyền giữa các quốc gia, trong đó có chủ quyền về an ninh biên giới. Theo
đó, không một quốc gia nào được phép can thiệp hoặc khống chế, xâm phạm
chủ quyền an ninh biên giới của một quốc gia độc lập. Trong những nội dung về
chủ quyền quốc gia thì chủ quyền an ninh biên giơi là một trong những nội dung
có vai trò đặc biệt quan trọng.
Chủ quyền an ninh biên giới là quyền tối cao của Nhà nước đối với các vấn
đề trong phạm vi lãnh thổ khu vực biên giới. Bao gồm các hoạt động như: duy
trì, giữ gìn đường biên giới trên đất liền, trên biển, giữ vững an ninh chính trị,
trật tự xã hội tại khu vực biên giới và các quyền làm chủ của Nhà nước đối với
mọi lĩnh vực ở khu vực biên giới. Theo đó, quyền làm chủ trong việc thực hiện
chủ quyền an ninh biên giới không chỉ bao gồm sự quản lý, bảo vệ biên giới mà
còn bao gồm rất nhiều các chủ trương xây dựng toàn diện các mặt về kinh tế,
8


chính trị, văn hóa, xã hội tại khu vực biên giới nhằm từng bước ổn định và phát
triển. Bên cạnh đó, đây còn là hoạt động, là quá trình chống lại những quan điểm
tư tưởng, những hành động gây mất ổn định, trái với đường lối, chính sách, pháp
luật của Đảng, Nhà nước Lào và Việt Nam.
1.2. Chủ quyền an ninh biên giới của Lào
Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc.
Theo Công pháp quốc tế, quốc gia được xác định bởi một lãnh thổ, một cộng
đồng dân cư và một hệ thống quyền lực công cộng, đồng thời được bảo đảm bởi
một thể chế chính trị trên lãnh thổ đó. Trong đó lãnh thổ và biên giới quốc gia là
hai yếu tố có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, do đó pháp luật quốc tế hiện đại
khẳng định tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia.
Trên thực tế, mỗi quốc gia đều có quan niệm và khái niệm khác nhau về chủ
quyền an ninh biên giới, bởi tùy thuộc vào bản chất, đường lối đối ngoại, đối
nội, tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự khác nhau mà các quốc gia đưa ra các
khái niệm không giống nhau. Đối với các quốc gia lớn mạnh về kinh tế và quân

sự thì họ thường không quan tâm đến hoạt động bảo vệ chủ quyền an ninh biên
giới để nhằm mục đích tấn công, tiêu diệt hoặc xóa bỏ những hoạt động mà họ
cho rằng sẽ đe dọa đến an ninh quốc gia nói chung và an ninh biên giới nói riêng
của quốc gia họ. Hơn nữa, họ thường tìm mọi cách can thiệp vào công việc nội
nộ hoặc tiến hành xâm lược vũ trang các nước khác vì mục tiêu chính trị cụ thể.
Chủ quyền an ninh biên giới của Lào là quyền làm chủ một cách độc lập,
toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của Lào trong
phạm vi ranh giới đã được phân định lãnh thổ của quốc gia Lào với lãnh thổ của
quốc gia láng giềng. Ở CHDCND Lào, trong bối cảnh địa lý và chính trị của Lào
sau khi giải phóng, thống nhất đất nước cùng với sự phát triển của luật pháp
quốc tế, do vậy nước CHDCND Lào phải thiết lập vấn đề chủ quyền an ninh
biên giới với các nước láng giềng. Theo đó, nhận thấy vai trò quan trọng của
đường biên giới quốc gia, giữa Lào và Việt Nam cần có một đường biên giới có
giá trị pháp lý quốc tế do các nhà nước có thẩm quyền ký kết, tạo ra cơ sở vững
9


chắc để xây dựng một đường biên giới hữu nghị lâu dài Tháng 2/1976, lãnh đạo
hai nước đã cho ý kiến về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước.
Đường biên giới giữa Việt Nam và Lào là đường biên giới trên bản đồ của Sở
Địa dư Đông Dương năm 1945 tỷ lệ 1/100 000 (năm 1945 là thời điểm hai nước
tuyên bố độc lập).
Theo đó, Lào và Việt Nam đã chọn nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới
hai nước theo nguyên tắc Uti - possidétis (nghĩa là làm chủ những gì mình có),
đây là một trong những nguyên tắc đã được áp dụng Ở Châu Mỹ La Tinh trong
thời kỳ phi thực dân hoá và đã được Tổ chức thống nhất Châu Phi chấp nhận với
nội dung “tôn trọng các đường biên giới tồn tại vào lúc mà các nước Châu Phi
giành được độc lập”.
Dựa trên nguyên tắc Uti possidetis, qua 4 đợt đàm phán trong Uỷ ban liên
hợp Việt - Lào về hoạch định biên giới, ngày 18/7/1977 hai nước ký Hiệp ước

Hoạch định biên giới. Việc phân giới cắm mốc đường biên giới dài 2067 km bắt
đầu tiến hành ngày 25/7/1978 và đến 24/8/1984 thì kết thúc. Ngày 24/1/1986 hai
nước ký Hiệp ước bổ sung ghi nhận những điểm điều chỉnh đường biên giới đã
hoạch định năm 1977, ký nghị định thư ghi nhận kết quả phân giới cắm mốc.
Ngày 1/3/1990 hai nước ký Hiệp định quy chế biên giới. Thi hành Hiệp định
này, hàng năm có cuộc họp giữa Đoàn đại biểu biên giới hai nước với sự có mặt
của đại diện các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh biên giới của hai nước để kiểm
điểm việc thi hành Hiệp định quy chế biên giới.
Ở Lào, lãnh thổ quốc gia là phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới
quốc gia và thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của Lào. Lãnh thổ quốc gia
Lào hiện nay bao gồm: vùng đất, vùng trời. Đối với vùng đất quốc gia ở Lào, đó
là phần mặt đất và lòng đất của đất liền (lục địa) bộ phận quan trọng nhất cấu
thành nên lãnh thổ quốc gia, làm cơ sở để xác định vùng trời quốc gia của Lào.
Đối với vùng trời, đó là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng
nước thuộc chủ quyền của quốc gia. Theo đó, nếu các phương tiện bay của nước
ngoài muốn hoạt động trên vùng trời của quốc gia Lào thì phải được sự đồng ý
10


của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo những điều kiện và thể thức nhất
định, phải tuân theo pháp luật của quốc gia.
Chủ quyền an ninh biên giới quốc gia Lào là một bộ phận của chủ quyền
quốc gia, khẳng định quyền làm chủ của quốc gia trên vùng lãnh thổ của mình.
Theo đó, CHDCND Lào có toàn quyền định đoạt mọi việc trên lãnh thổ của
mình nói chung và tại khu vực biên giới nói riêng, các quốc gia khác không
được xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào công việc nội bộ của Lào. Chủ quyền
lãnh thổ quốc gia Lào và các quốc gia khác đối với quốc gia Lào chỉ được dừng
lại ở biên giới quốc gia. Mọi tư tưởng và hành động thể hiện chủ quyền quốc gia
của quốc gia khác nếu vượt quá biên giới quốc gia của Lào đều là hành động
xâm phạm chủ quyền. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung và chủ quyền an

ninh biên giới Lào nói riêng là tuyệt đối, bất khả xâm phạm; tôn trọng chủ quyền
an ninh biên giới của Lào là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và luật pháp quốc
tế.
Biên giới quốc gia của Lào hiện nay được xác định bằng hệ thống các mốc
quốc giới trên thực địa, được đánh dấu bằng các toạ độ trên bản đồ và thể hiện
bằng mặt phẳng thẳng đứng theo lãnh thổ Lào. Biên giới quốc gia Lào hiện nay
bao gồm: biên giới quốc gia trên đất liền, trên không và trong lòng đất.
Biên giới quốc gia trên đất liền của Lào là phân định lãnh thổ trên bề mặt đất liền
của vùng đất quốc gia Lào với các quốc gia khác. Biên giới quốc gia trên đất liền
của Lào được xác lập trên cơ sở thoả thuận giữa các quốc gia có lãnh thổ tiếp giáp
với Lào và được thể hiện bằng các điều ước hoạch định biên giới giữa các quốc gia
liên quan. Lào có đường biên giới quốc gia trên đất liền chung với Việt Nam dài:
2067 Km.
Biên giới quốc gia trên không của Lào là biên giới nhằm phân định vùng trời
giữa các quốc gia liền kề hoặc các vùng trời quốc tế đối với Lào và được xác
định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia Lào trên đất liền lên trên
vùng trời. Trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển như hiện nay, việc
xác lập biên giới quốc gia trên không tại Lào có ý nghĩa ngày càng quan trọng
11


trong việc thực hiện chủ quyền đối với vùng trời quốc gia của Lào. Tuy nhiên,
hiện nay ở Lào chưa có quy định độ cao cụ thể của biên giới quốc gia trên
không.
Đối với biên giới quốc gia trong lòng đất của Lào. Đây là biên giới nhằm phân
định lãnh thổ quốc gia trong lòng đất phía dưới vùng đất của quốc gia Lào được
xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia Lào trên đất liền xuống
lòng đất và theo nguyên tắc là tới tận tâm trái đất.
Khu vực biên giới của Lào hiện nay là vùng lãnh thổ tiếp giáp biên giới quốc gia
có quy chế, quy định đặc biệt do Chính phủ Lào ban hành nhằm bảo vệ an toàn

biên giới. Khu vực biên giới Lào bao gồm: khu vực biên giới trên đất liền gồm
các xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới
quốc gia Lào trên đất liền; khu vực biên giới trên không gồm phần không gian
dọc theo biên giới của quốc gia Lào có chiều rộng hai mươi kilômét tính từ biên
giới Lào trở vào.
1.3. Chủ quyền an ninh biên giới của Việt Nam
Chủ quyền an ninh biên giới của Việt Nam là một trong những vấn đề rất
quan trọng được Đảng, Nhà nước, nhân dân quan tâm.Theo đó, chủ quyền an
ninh biên giới được ghi nhận tại Điều 1 Luật biên giới quốc gia của Việt Nam
năm 2004 quy định: “Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là đường và mặt phẳng thẳng đứng theo đường đó để xác định giới
hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và
quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam”. Như vậy, qua quy định trên có thể hiểu chủ quyền an ninh
biên giới của Việt Nam đó là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy
đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp về giới hạn lãnh thổ của Việt
Nam đã được xác định. Bảo gồm: đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có
quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

12


Biên giới quốc gia của Việt Nam được xác định bằng hệ thống các mốc quốc
giới trên thực địa, được đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ và thể hiện bằng
mặt phẳng thẳng đứng theo lãnh thổ Việt Nam. Biên giới quốc gia Việt Nam bao
gồm biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không, trong lòng đất.
Biên giới quốc gia trên đất liền ở Việt Nam được hiểu là đường biên giới nhằm
phân định lãnh thổ trên bề mặt đất liền của vùng đất Việt Nam với quốc gia khác.
Trong thực tế, biên giới quốc gia trên đất liền được xác lập dựa vào các yếu tố địa

hình như: núi, sông, suối, hồ nước, thung lũng... hay dựa vào thiên văn (theo kinh
tuyến, vĩ tuyến) hay dựa theo hình học (đường lối liền các điểm quy ước). Biên giới
quốc gia trên đất liền được xác lập trên cơ sở thoả thuận giữa các quốc gia có lãnh
thổ tiếp giáp với nhau và được thể hiện bằng các điều ước hoạch định biên giới
giữa các quốc gia liên quan. Việt Nam có đường biên giới quốc gia trên đất liền dài
4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Campuchia ở phía Tây.
Ở Việt Nam, biên giới quốc gia bao gồm: biên giới quốc gia trên đất liền, biên giới
quốc gia trên biển, biên giới quốc gia trên không, biên giới quốc gia trong lòng đất.
Đối với biên giới quốc gia trên biển là đường biên giới nhằm phân định lãnh thổ
trên biển giữa các quốc gia có bờ biển liền kề hay đối diện nhau; là ranh giới
phía ngoài của lãnh hải. Biên giới quốc gia trên biển của quốc gia quần đảo là
đường biên giới quốc gia phân định lãnh thổ quốc gia với biển cả. Đối với các
đảo của một quốc gia nằm ngoài phạm vi lãnh hải của quốc gia, biên giới quốc
gia trên biển là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải bao quanh đảo.
Biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam được hoạch định và đánh dấu bằng
các tọa độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của
đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam, được xác định theo Công ước của
Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các Điều ước quốc tế giữa Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
Đối với biên giới quốc gia trên không của Việt Nam là biên giới phân định
vùng trời giữa Việt Nam và các quốc gia liền kề hoặc các vùng trời quốc tế,
được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ biên giới Việt Nam trên đất liền và
biên giới Việt Nam trên biển lên trên vùng trời.
13


Trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển như ngày nay thì việc xác
lập biên giới quốc gia trên không có ý nghĩa ngày càng quan trọng trong việc
thực hiện chủ quyền đối với vùng trời quốc gia nói chung và Việt Nam nói
riêng. Tuy nhiên, đến nay chưa có quốc gia nào quy định độ cao cụ thể của biên

giới quốc gia trên không.
Đối với biên giới quốc gia trong lòng đất của Việt Nam. Có thể hiểu đây là
đường biên giới nhằm phân định lãnh thổ quốc gia trong lòng đất phía dưới
vùng đất của Việt Nam, nội thuỷ và lãnh hải, được xác định bởi mặt phẳng thẳng
đứng từ biên giới Việt Nam trên đất liền và biên giới Việt Nam trên biển xuống
lòng đất.
Đối với khu vực biên giới. Đây là vùng lãnh thổ tiếp giáp biên giới quốc gia
có quy chế, quy định đặc biệt do Chính phủ ban hành nhằm bảo vệ an toàn biên
giới. Khu vực biên giới Việt Nam bao gồm: khu vực biên giới trên đất liền gồm
xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới
quốc gia Việt Nam trên đất liền; khu vực biên giới quốc gia Việt Nam trên biển
được tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường,
thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo; khu vực biên giới trên không gồm phần
không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilômét tính từ biên
giới Việt Nam trở vào.
1.4. Vai trò của việc bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Lào - Việt Nam
Biên giới Lào và Việt Nam có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính
trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Trong thời gian qua, để
quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia thì Đảng và
Nhà nước Lào, Việt Nam đã không ngừng xây dựng nền biên phòng toàn dân
vững mạnh nhằm bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới đạt hiệu quả cao hơn. Bảo
vệ chủ quyền an ninh biên giới Lào - Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong
đời sống thực tiễn. Cụ thể:
Một là, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Lào - Việt Nam là hoạt động
góp phần bảo vệ chế độ chính trị và nhà nước CHDCND Lào và Cộng hòa
14


XHCN Việt Nam, bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ của hai quốc gia bảo vệ đường lối Cách mạng đi lên CHXH, bảo vệ hệ thống

chính chịnh và bảo vệ Đảng nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt
Nam. Bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Lào - Việt Nam hướng vào mục tiêu
chung của hai quốc gia đó là bảo vệ Tổ quốc, lãnh thổ quốc gia trên tất cả các
phương diện như chủ quyền lãnh thổ về chính trị, văn hóa, xã hội.
Hai là, việc bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Lào - Việt Nam nhằm bảo
vệ tổ chức bộ máy, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vai trò và hiệu quả hoat
động quản lý của nhà nước. Đồng thời, góp phần đảm bảo cho chính sách, pháp
luật của Nhà nước được thực hiện đúng, đạt hiệu quả cao trong đời sống thực
tiễn. Đúng vậy, hoạt động bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới là hoạt động bảo
vệ đất đai, vùng trời, vùng biển và các tài nguyên của quốc gia. Bên cạnh đó,
đây còn là hoạt động đảm bảo cho mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, đối
nội, đối ngoại của Lào - Việt Nam được thực hiện độc lập, không chịu sự chi
phối, tác động của các yếu tố bên ngoài. Đồng thời, đó còn là hoạt động có
nhiệm vụ bảo vệ bảo vệ sự thống nhất chế độ chính trị, kinh tế, hệ thống pháp
luật….của cả nước từ Trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo chủ quyền an
ninh biên giới của quốc gia không bị chia cắt. Hiện nay, vai trò này càng trở nên
quan trọng ở Lào và Việt Nam, khi các thế lực phản động đang có hành vi câu
kết với nhau nhằm phá hoại chính trị - tư tưởng, gây chia rẽ bè phái, đoàn kết
của dân tộc Lào và Việt Nam.
Ba là, hoạt động bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Lào - Việt Nam là một
trong những hoạt động góp phần bảo vệ an ninh về tư tưởng, văn hóa; quyền lợi
và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân không chỉ ở khu vực biên giới
mà đó còn là hoạt động bảo vệ cả khối đại đoàn kết dân tộc Lào - Việt Nam. Bảo
vệ an ninh về tương tưởng và văn hóa là một trong những hoạt động quan trọng
nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của chế độ, là bảo vệ sự ổn định và phát triển
của tư tưởng và văn hóa xã hội trên nền tảng tư tưởng Chủ nghĩa Mác - Lê Nin
tại Lào và Việt Nam. Hoạt động giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa yêu
15



nước của Lào - Việt Nam luôn được thực hiện, đồng thời cùng với đó là việc
thẩm định, chắt lọc, bảo tồn vận dụng những giá trị văn hóa yêu nước và không
ngừng bổ sung cái mới, làm phong phú thêm những giá trị đã có cho phù hợp
với điều kiện hoàn cảnh mới. Đồng thời, không ngừng góp phần tạo ra những
động lực tinh thần mới, làm tăng sức mạnh khối đại đoàn kết, góp phần nâng cao
hiệu quả sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Bên cạnh đó, hoạt động bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Lào - Việt Nam
còn có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ những sản phẩm văn hóa lỗi thời,
những loại văn hóa xấu nhằm phá hoạt tư tưởng, tâm lý của người dân ở Lào và
Việt Nam. Từ đó, góp phần làm cho đời sống văn hóa của người dân được ổn
định, đời sống tinh thần của người dân được nâng cao hơn, khối đại đoàn kết của
dân tộc không bị chia rẽ, cuộc sống của người dân được ổn định tiến bộ và phát
triển theo hướng tích cực hơn. Hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia tại Lào và
Việt Nam là hoạt động góp phần bảo vệ sức mạnh khối đại đoàn toàn dân của
hai quốc gia, khi sức mạnh của khối đại đoàn kết được phát huy mạnh mẽ sẽ làm
cho đất nước giữ được thế ổn định về chính trị, nền dân chủ được nâng cao và an
ninh biên giới được đảm bảo. Đồng thời, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật và góp
phần xử lý kịp thời, đúng luật đối với những hành động xâm hại tới lợi ích hợp
pháp của cơ quan, cá nhân tại các khu vực biên giới nói riêng và tại các địa
phương ở Lào - Việt Nam.
Bốn là, hoạt động bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Lào - Việt Nam là
hoạt động góp phần bảo vệ an ninh trong các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đối
ngoại tại các khu vực biên giới nói riêng và cả lợi ích khác của quốc gia nói
chung. Theo đó, bảo vệ an ninh biên giới trong các lĩnh vực kinh tế là bảo vệ các
chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước, bảo vệ cơ sở vật chất của
nền kinh tế, bảo vệ đường lối, chủ trương phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, hoạt động bảo vệ chủ quyền an ninh biên
giới Lào - Việt Nam còn góp phần tăng cường công tác nắm tình hình, chủ động
16



phát hiện ra những âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch trên
lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đối ngoại của quốc gia tại các khu vực biên giới ở
Lào và Việt Nam.
Năm là, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Lào - Việt Nam góp phần đấu
tranh phòng chống tội phạm. Đúng vậy, hiện nay hoạt động tội phạm ngày càng
diễn biến phức tạp, bởi chúng lợi dụng việc thực hiện chính sách hội nhập kinh
tế quốc tế giữa Lào và Việt Nam ngày càng sâu rộng, việc lưu thông biên giới
ngày càng thông thoáng… tạo điều kiện cho các loại tội phạm sẽ tiếp tục gia
tăng hoạt động, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, biên
giới như: tội phạm ma túy, mua bán người, buôn lậu, mua bán sử dụng vũ khí
vật liệu nổ, pháo, xuất nhập cảnh trái phép... chúng triệt để khai thác sử dụng các
phương tiện công nghệ kỹ thuật hiện đại; tăng cường móc nối, cấu kết chặt chẽ
giữa các đối tượng ở trong nước với các đối tượng ở bên ngoài để hoạt động. Do
vậy, thông qua các hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm như: thường
xuyên tổ chức công tác nắm tình hình toàn diện, coi trọng địa bàn trọng điểm,
làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản, quản lý, quán xuyến được địa bàn, giám sát
chặt chẽ di biến động của các loại đối tượng, phát hiện điều tra, chủ động xác
lập các chuyên án đấu tranh ngăn chặn với các tổ chức đường dây, ổ nhóm tội
phạm. Đồng thời, quan tâm củng cố tổ chức; chú trọng công tác giáo dục chính
trị, tư tưởng, xây dựng bản lĩnh nghề nghiệp kiên cường; thường xuyên bồi
dưỡng, huấn luyện không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, pháp luật, kỹ
chiến thuật, khả năng sử dụng thành thạo các loại vũ khí, phương tiện trang bị,
chủ động đấu tranh phòng chống các loại tội phạm trong mọi tình huống, không
để bị động bất ngờ sẽ góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ chủ quyền an ninh
biên giới Lào - Việt Nam.

17



TIỂU KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Qua chƣơng 1: Khái quát về bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, tác giả
đã nghiên cứu, phân tích và có đƣợc kết quả nhƣ sau:
Một là, tác giả đã phân tích khái niệm chủ quyền an ninh biên giới. Theo
đó, chủ quyền an ninh biên giới có thể hiểu đó là quyền làm chủ một cách độc
lập, toàn vẹn và đầy đủ vẹn về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp dựa trên
đường phân định, giới hạn lãnh thổ của một quốc gia với quốc gia khác hoặc với
vùng không thuộc lãnh thổ của quốc gia đó. Chủ quyền an ninh biên giới là đặc
trưng chính trị và pháp lý thiết yếu của một quốc gia độc lập, chủ quyền này
được thể hiện trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và trong hệ thống pháp
luật quốc gia. Tôn trọng chủ quyền an ninh biên giới là một trong những nguyên
tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.
Hai là, tác giả đã phân tích chủ quyền an ninh biên giới Lào. Theo đó, có
thể hiểu chủ quyền an ninh biên giới của Lào đó là quyền làm chủ một cách độc
lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của Lào
trong phạm vi ranh giới đã được phân định giữa lãnh thổ của quốc gia Lào với
lãnh thổ của quốc gia láng giềng.
Ba là, tác giả đã phân tích chủ quyền an ninh biên giới của Việt Nam. Theo
đó, chủ quyền an ninh biên giới của Việt Nam là quyền làm chủ một cách độc
lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp về giới hạn
lãnh thổ của Việt Nam đã được xác định. Bảo gồm: đất liền, các đảo, các quần
đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất,
vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bốn là, tác giả đã phân tích vai trò của việc bảo vệ chủ quyền an ninh biên
giới Lào - Việt Nam. The đó, chủ quyền an ninh biên giới Lào và Việt Nam có
vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an
ninh và đối ngoại. Bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Lào - Việt Nam có vai trò
rất quan trọng trong đời sống thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. Hoạt động bảo vệ
18



×