Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

uu dai nguoi co cong voi cach mang o xa dai mach dong anh ha noi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.5 KB, 41 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ đầy đủ

BHYT

Bảo hiểm y tế

CTXH
NVXH
TC
HĐND

Công tác xã hội
Nhân viên xã hội
Thân chủ
Hội đồng nhân dân

LĐ – TB và XH

Lao động Thương binh và Xã hội

NHNo&PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân


VH&XH
TP
HTX
BVTV
NTM
MTTQ
PLƯĐNCC
NCC
KT-XH

Văn hóa và xã hội
Thành phố
Hợp tác xã
Bảo vệ thực vật
Nông thôn mới
Mặt trận tổ quốc
Pháp luật ưu đãi người có công
Người có công
Kinh tế xã hội

DANH MỤC BẢNG BIỂU


I.

ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG CƠ SỞ THỰC TẬP
1 Đặc điểm tình hình xã Đại Mạch- huyện Đông Anh- TP. Hà Nội
1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị- xã hội xã Đại Mạch
Đại Mạch là một xã thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Việt
Nam.

Xã Đại Mạch có diện tích 8.4 km², dân số năm 1999 là 8492 người,
[1]

mật độ dân số đạt 1011 người/km²(Theo Cổng thông tin huyện Đông Anh,

Đại Mạch có dân số 10.146 người.)
Địa giới hành chính xã Đại Mạch: xã nằm cạnh đường Quốc lộ 23B,
cách Thủ đô Hà Nội khoảng 16 km, phía Đông giáp với xã Võng La, phía Nam
giáp với xã Liên Mạc huyện Từ Liêm, phía Tây giáp với xã Tiền
Phong huyện Mê Linh, phia Bắc giáp với xã Kim Chung. Nhân dân chủ yếu là
nghề Làm ruộng và buôn bán
Về kinh tế: Tổng giá trị sản xuất ước 289 tỷ đồng (giá thực tế), tốc độ
tăng trưởng 10,05%; Trong đó: Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng tăng 12,6%,
Dịch vụ tăng 12,5%, Nông nghiệp tăng 3,9%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển
dịch theo hướng tích cực: Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng 37,8% Nông
nghiệp 29,8%, Dịch vụ 32,4%. Thu nhập bình quân đầu người 26 triệu
đồng/người/năm
- Sản xuất nông nghiệp:
Tổng diện tích gieo trồng cả năm 1.111,98 ha, đạt 97,95% kế hoạch,
bằng 105,4% cùng kỳ. Năng xuất lúa bình quân đạt 13 tấn/ ha/năm, Ngô 56
tạ/ha, đậu tương 19 tạ/ha. Hỗ trợ 56.490 kg phân NPK cho chương trình dồn
điền đổi thửa và chương trình lúa chất lượng cao, cấp 39 kg thuốc Rát ka 2%D
để diệt chuột, nạo vét trên 3.411 m3 kênh mương đạt 115% kế hoạch.
Số lượng đàn vật nuôi tiếp tục phát triển, ước đàn lợn 7.880 con; trâu,
bò 229 con, gia cầm 70. 100 con, diện tích nuôi thả cá 69 ha ( tăng 0, 6%).


Làm tốt công tác tiêm phòng, tổng vệ sinh tiêu độc vì vậy trên địa bàn
không có dịch bệnh lớn ở gia súc, gia cầm.
Tổ chức trình diễn mô hình cánh đồng lúa chất lượng cao với 100 ha tại

3 cụm dân cư ở cụm 2; 9 và cụm 10; Triển khai trồng rau an toàn ở 2 cụm và
trồng hoa ly ở 1 cụm.
Thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt, bão, úng; đảm bảo vệ sinh môi
trường và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại các cụm dân cư thực
hiện dồn điền đổi thửa theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Xây dựng nông thôn mới, dồn điền đổi thửa:
Tham gia Hội thi “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” tổ
chức các buổi sinh hoạt cộng đồng tại các cụm dân cư, tọa đàm tìm hiểu phong
trào “Toàn dân chung sức xây dựng Nông thôn mới” ở 12 cụm dân cư với hơn
3 nghìn người tham gia. Triển khai kế hoạch kiên cố hóa đường giao thông
thôn, xóm giai đoạn II đợt 1 gồm các nhánh nhỏ với 3.635 m tổng kinh phí xã
đầu tư cấp vật liệu là 1,6 tỷ đồng.
Thực hiện công tác dồn điền đổi thửa đến nay đã có 8/10 cụm dân cư
thực hiện xong với 127 ha, tổng số hộ thực hiện là 1951 hộ, khối lượng đào
đắp kênh mương nội đồng là 16 km và 4,9 km đường nội đồng được làm mới.
Hiện nay còn 2 cụm dân cư là cụm 6 và cụm 8A đang tổ chức họp dân để thực
hiện việc dồn điền đổi thửa, đến cuốit năm 2013 toàn xã thực hiện xong công
tác đồn điền đổi thửa.
Kết quả thực hiện 19 tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến
30/11/2013 xã đã có 17 tiêu chí đạt.
Gồm: Qui hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, chợ nông thôn, bưu điện,
nhà ở dân cư, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức sản suất,
giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệ thống chính trị, an ninh trật tự.
Có 2 tiêu chí cơ bản đạt là : Trường học và cơ sở vật chất văn hóa.


- Sản xuất Tiểu thủ công nghiệp:
Tổng giá trị sản xuất ước 253 tỷ đồng (giá thực tế), tăng 8% cùng kỳ,
một số ngành chủ đạo như: Sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất chế biến gỗ,
sản phẩm mộc, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn…. Mở 1 lớp nghề may công

nghiệp; 1 lớp mộc dân dụng, 3 lớp chế biến món ăn cho 175 người.
- Thương mại – Dịch vụ:
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa ước 291 tỷ đồng, tăng 12% cùng kỳ.
Doanh thu dịch vụ ước 52 tỷ đồng, tăng 15,4% cùng kỳ.
Phối hợp với các cơ quan liên ngành của huyện làm tốt công tác kiểm
tra, kiểm soát thị trường đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
- Tài chính:
Tổng thu ước đạt: 16 tỷ 445 triệu 830 nghìn đồng.
Tổng chi ước thực hiện: 16 tỷ 424 triệu 772 nghìn đồng.
- Hợp tác xã nông nghiệp - hoạt động BVTV, khuyến nông:
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai khắc nghiệt nhưng HTX
vẫn duy trì các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất như: cung ứng trả chậm 3,5
tấn vật tư nông nghiệp cho xã viên, cung ứng 12.800 kg lúa giống, cung ứng
11.700 kg giống
khoai tây vụ đông; dịch vụ tưới tiêu nước vv... được duy trì thực hiện
hiệu quả. Tổ chức diệt chuột 2 lần hạn chế mức thấp nhất tình trạng chuột gây
hại. Công tác bảo vệ thực vật dự báo tình hình sâu bệnh được thông báo chi
tiết đến hộ xã viên để có biện pháp phòng trừ. Công tác khuyến nông đã tập
huấn 11 buổi về trồng trọt với hơn 1.300 người tham dự, tập huấn chăn nuôi và
an toàn thuốc BVTV cho trên 280 lượt người tham dự.


Kết quả kinh doanh dịch vụ đạt doanh số trên 6 tỷ đồng, ngoài
trách nhiệm bảo toàn được vốn, đảm bảo thu bù chi còn lãi dự kiến đạt 53 triệu
đồng.
- Quĩ tín dụng nhân dân:
Trong tình hình còn khó khăn của nền kinh tế, nhưng Quĩ TDND hoạt
động khá tốt. Tích cực khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân để cho các đối
tượng có nhu cầu về vốn được vay vốn phát triển sản xuất. Tổng nguồn vốn
bình quân 42 tỷ 580 triệu đồng, tổng số vốn điều lệ 1 tỷ 371 triệu đồng, huy

động tiền gửi bình quân 12 tháng 37 tỷ 709 triệu đồng, dư nợ cho vay bình
quân là 34 tỷ 509 triệu đồng, không có nợ quá hạn. Lợi nhuận trước thuế 505
triệu đồng đạt 121,39% kế hoạch..
1.2Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của xã Đại Mạch
Xã Đại Mạch nằm cách Hà Nội về phía Tây Bắc khoảng 15 km, xã có 3 thôn:
Mạch Lũng, Mai Châu và Đại Đồng, dân số trên địa bàn là 16.828 người.


Thực hiện hướng dẫn của BCĐ huyện Đông Anh, Đảng ủy, chính quyền xã
Đại Mạch đã tiến hành lập Đề án xây dựng NTM trên cơ sở bám sát các văn
bản chỉ đạo của các cấp và xem xét thực trạng địa phương để “liệu cơm, gắp
mắm”!
Trước hết là xã tiến hành tổ chức Hội nghị với các thành phần đoàn thể nhân
dân tại 3 thôn. Lấy ý đóng góp dân chủ vào Đồ án xây dựng nông thôn mới và
sau đó là thông qua HĐND tại kỳ họp thứ IV (ngày 31/5/2012). Tuyên truyền
phổ biến dự án NTM về quy hoạch; phối hợp tập huấn cho cán bộ chủ chốt tại
xã, thôn làng cho các đồng chí trong BCĐ, ban quản lý, tiểu ban phát triển
nông thôn.
Để có được bộ mặt nông thôn mới, trước hết cần quan tâm đến công tác phát
triển sản xuất. Chính vì vậy, cần chú trọng vào khâu then chốt là tái cơ cấu và
chuyển đổi kinh tế chuyển dịch theo hướng thương mại-dịch vụ-nông nghiệp.
Từ đó tự người dân nhận thức và chú trọng mở rộng hình thức thương mại
dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, trên địa bàn xã Đại Mạch có hơn 545 hộ kinh doanh dịch vụ thương
mại và nhà trọ… Trong công tác triển khai Dự án được tiến hành dân chủ,
không thụ động trông chờ, ỷ lại nguồn vốn của cấp trên. Tiêu chí nào thuận lợi
tiến hành làm trước, tận dụng mọi nguồn lực sẵn có.
Đặc biệt là nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, tăng giàu,
giảm nghèo chính đáng. Với phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”
tiến hành duy tu, sửa chữa các tuyến giao thông nông thôn, đường làng ngõ

xóm, kênh mương thủy lợi, phát động các hộ dân triển khai phát triển kinh tế
theo hướng thị trường thương mại-dịch-nông nghiệp. Chủ động chuyển đổi cơ


câu vật nuôi cây trồng có chất lượng, năng suất cao. Từng bước ổn định đời
sống vật chất tinh thần của người dân…
Từ những kinh nghiệm của Đại Mạch về đích trước hẹn cho thấy: Đảng bộ và
chính quyền xã đã biết kế thừa, phát huy những bài học kinh nghiệm thành
công tư các chương trình mục tiêu, các phong trào quần chúng nhân dân trước
đây để vận dụng vào xây dựng NTM đó là ý Đảng và lòng dân đều đồng thuân
khi “Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”!
Mặt khác, chính quyền biết đầu tư tập trung thực hiện triệt để các tiêu chí bức
xúc và thiết thực của dân. Từ đó khơi dậy và phát huy tốt vai trò chủ thể của
dân, nhân tố quyết định thành công trước mọi khó khăn thách thức “Khó vạn
lần dân liệu cũng xong”. Trong đó, trước hết là sự đoàn kết của tập thể Đảng
bộ, chính quyền và có sự đồng thuận của người dân.
Tuy nhiên, xây dựng NTM là cả một quá trình dài. Do đó, trong quá trình thực
hiện phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đúc kết thực tiễn, vừa gắn chặt với đặc
điểm tình hình địa phương, vận động các tổ chức xã hội, doanh nghiệp tích cực
ủng hộ cả vật chất lẫn tinh thần để chung tay xây dựng NTM… Phương hướng
và nhiệm vụ của chính quyền xã Đại Mạch các năm tiếp theo là sẽ phấn đấu
giữ vững danh hiện NTM đã đạt được.
Tiếp tục củng cố và nâng cao các tiêu chí về công tác bảo vệ môi trường, quản
lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là công tác VSATTP. Tiếp tục
phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân
cư”. Củng cố và ổn định công tác Đảng và các tổ chức vững mạnh. Xây dựng
xã Đại Mạch vươn lên dân giàu, xã mạnh về mọi mặt.


1.3 Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy xã Đại

Mạch huyện Đông Anh, TP.Hà Nội
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã Đại Mạch,
UBND xã làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập
thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của Chủ tịch,
Phó Chủ tịch và Uỷ viên UBND. Mỗi việc được giao cho một cán bộ phụ trách
và chịu trách nhiệm chính. Mỗi thành viên của UBND xã chịu trách nhiệm cá
nhân về lĩnh vực được phân công trước Đảng ủy xã, HĐND xã.
- UBND xã chấp hành sự chỉ đạo, sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự giám sát của
HĐND xã; phối hợp chặt chẽ giữa UBND xã với MTTQ và các đoàn thể.
- UBND xã giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng
pháp luật, thẩm quyền, phạm vi và trách nhiệm; bảo đảm tính công khai, minh
bạch, kịp thời và hiệu quả, đúng trình tự, thủ tục, bảo vệ lợi ích của nhân dân.
* Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của UBND xã
- UBND thảo luận tập thể, quyết định theo đa số các vấn đề được quy định
tại Điều 124 Luật tổ chức HĐND, UBND năm 2003 và những vấn đề quan
trọng khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của UBND xã.
- Cách thức giải quyết công việc của UBND xã:
+ UBND họp, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề quy
định tại khoản 1 Điều này tại phiên họp UBND xã.
+ Đối với các vấn đề cần giải quyết gấp nhưng không tổ chức họp UBND
được, theo quyết định của UBND, Văn phòng UBND sẽ gửi toàn bộ hồ sơ của
vấn đề cần xử lý đến các thành viên UBND để lấy ý kiến.
* Nhiệm vụ của ban thương binh xã hội.
- Thống kê dân số lao động, tình hình việc làm, ngành nghề trên địa bàn.
Nắm số lượng và tình hình các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, chính
sách xã hội trình UBND xã giải quyết.


- Theo dõi, đôn đốc việc chi trả trợ cấp cho những người hưởng chính sách.
Phối hợp với các đoàn thể trong việc chăm sóc, giúp đỡ đối tượng chính sách.

Quản lý Nhà tưởng niệm; bảo trợ xã hội, nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng
ở cộng đồng; theo dõi chương trình giảm nghèo; giúp UBND xã thực hiện
công tác sơ tổng kết, báo cáo công tác văn hóa, nghệ thuật, thông tin tuyên
truyền, TDTT, công tác lao động – thương binh xã hội trên địa bàn.
1.3.2 Hệ thống tổ chức, bộ máy

Hệ thống tổ chức bộ máy chính quyền xã:
Chủ tịch

P. Chủ tịch


Chỉ
Văn
Địa
Văn

huy
hóa xã
chính
phòng
pháp
trưởn
hội
Hộ
( 2 cán
( 2 cán
g
tịch
( 2 cán

bộ )
bộ )
quân
bộ )
( 1 cán
sự xét: bộ máy chính quyền xã Đại Mạch khá đơn giản, không phức tạp, vì
Nhận
bộ )
chỉ một xã nhỏ, các công việc không nhiều nên bộ máy chính quyền chỉ gồm:
1 Chủ tịch UBND xã đứng đầu, 1phó Chủ tịch UBND quản lý tất cả các công
việc chung dười quyền chủ tịch. Bên dưới Phó chủ tịch là các cơ quan ban
ngành: ban chỉ huy quan sự xã, ban địa chính, khối văn phòng, ban văn hóa xã
hội, tư pháp hộ tịch…
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra tình
hình thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên, văn
bản của Ủy ban nhân dân phường, kịp thời phát hiện những vấn đề vướng mắc,
bất hợp lý trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản đó, báo cáo cấp có
thẩm quyền bổ sung, sửa đổi.
Phó Chủ tịch cũng có nhiệm vụ thường xuyên sâu sát địa bàn, kiểm tra
việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cua các cán
bộ ban ngành trong xã, đồng thời lắng nghe ý kiến góp ý của nhân dân và báo
cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường để bổ sung, sửa đổi hoặc đề nghị cấp
trên xem xét, bổ sung, sửa đổi các văn bản theo thẩm quyền.
Bộ máy chính quyền xã khá đơn giản, gọn nhẹ chứ không cồng kênh; tuy
nhiên số lượng cán bộ các ban còn chưa đều, có những ban công việc nhiều mà
ít cán bộ, có những ban công việc ít thì lại nhiều cán bộ hơn. Cần có sự điều
chỉnh một chút lại sao cho bộ máy chính quyền xã làm việc có hiệu quả tốt
nhất.
1.4 Các chính sách, chế độ với cán bộ, nhân viên:
• Chế độ lương:



Chế độ lương với cán bộ cấp xã có trình độ sơ cấp hoặc chưa đào tạo trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện xếp lương chức vụ theo bảng lương sau
đây:
Bảng 1.1: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công
chức trong các cơ quan nhà nước:
STT

1
2
3
4

Chức vụ

Bí thư đảng uỷ
- Phó Bí thư đảng uỷ
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân
- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
- Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản

Hệ số lương
Bậc 1

Bậc 2


2.35
2.15

2.85
2.65

1.95

2.45

1.75

2.25

Hồ Chí Minh
- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh
Công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên phù hợp
với chuyên môn của chức danh đảm nhiệm, thực hiện xếp lương như công
chức hành chính quy định tại bảng lương số 2.
(Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong
các cơ quan nhà nước), bảng lương số 4 (Bảng lương nhân viên thừa hành,
phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước)
ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. Những người hiện đang
đảm nhiệm chức danh công chức cấp xã quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị
định này chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định thì
được hưởng lương bằng 1,18 so với mức lương tối thiểu chung.
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo



Cán bộ cấp xã được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương
tối thiểu chung như sau:
• Bí thư đảng uỷ: 0,30
• Phó Bí thư đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân: 0,25
• Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,20
• Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp
Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15
Chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
Cán bộ cấp xã, công chức cấp xã theo quy trong thời gian đảm nhiệm chức
vụ, chức danh thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt
buộc theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã khi nghỉ việc đã hết tuổi lao động, có
từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chưa nhận trợ
cấp bảo hiểm xã hội một lần, có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
thì được đóng tiếp theo quy định tại Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng
12 năm 2007 của Chính phủ đến khi đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được
hưởng lương hưu hàng tháng.
Chế độ đào tạo, bồi dưỡng
Cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp tiêu
chuẩn chức danh hiện đang đảm nhiệm và theo quy hoạch cán bộ, công chức.
Cán bộ, công chức cấp xã khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, được hưởng
chế độ như sau:
• Được cấp tài liệu học tập;
• Được hỗ trợ một phần tiền ăn trong thời gian đi học tập trung;
• Được hỗ trợ chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập.


Nhận xét:

Các chế độ chính sách dành cho cán công chứ tại địa bàn xã được thực
hiện một cách nghiêm chỉnh theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước. Chế
độ lương, phụ cấp so với mức sinh sống tại địa phương hiện nay cũng tạm đủ
để chi tiêu cho sinh hoạt hang ngày.
Chế độ Bảo hiểm xã hội cũng là một trong nhưng điểm thu hút các cán bộ
công chức để họ có chế độ hưu trí khi về già. Chế độ lương chưa cao cũng là
một nguyên nhân khiến cho thái độ làm việc với dân, tận tình với công việc
của cán bộ công chức xã chưa tốt gây nhiều ảnh hưởng xấu tới cách nhìn nhận
của nhân dân về bộ máy chính quyền xã. Đặc thù với các cán bộ cấp xã thì
việc kiêm nhiệm chức quyền cũng giống như một nghề tay trái, chủ yếu họ
tham gia vào các hoạt động kinh tế để đủ trang trải các chi phí sinh hoạt cho
gia đình. Tuy nhiên, với mức lương theo quy định hiện tại thì cán bộ công
chức thường phải kiêm nhiệm thêm chức vụ, làm thêm các nghề phụ tại gia
đình khiến cho hiệu quả và năng suất công việc không cao.
Hàng năm, chính quyền xã cũng có chế độ thưởng riêng cho con cái của
cán bộ công chức xã khi có thành tích tốt trong học tập thông qua các hoạt
động của ban Khuyến học xã: tặng giấy khen, tặng hiện vật để động viên các
cháu tiêp tục phát huy tinh thần ham học và phấn đấu nhiều hơn nữa trong học
tập, đẩy mạnh phong trào học tập trên địa bàn toàn xã. Nhằm muc đích khuyến
khích động viên cán bộ, công chức xã hang hái hơn trong công việc, hàng năm
chính quyền xã tổ chức các dịp đi thăm quan vào dịp đầu xuân, nghỉ mát vào
dịp hè được đông đảo cán bộ đồng tình ủng hộ và phấn khởi.
1.5. Các cơ quan đối tác của UBND xã Đại Mạch.
- Đạt được những kết quả như vậy là từ nguồn quỹ ngân sách nhà nước,
hàng năm Ngân sách trung ương cấp xuống cho các địa phương phục vụ cho
việc chi trả, hỗ trợ vay vốn xoá đói giảm nghèo…Hầu hết kinh phí các hoạt


động, chương trình dành cho các đối tượng người nghèo, các chương trình
thăm khám sức khoẻ, phẫu thuật chỉnh hình cho các đối tượng là trẻ em nhà

nghèo (phẫu thuật hở hàm ếch, phẫu thuật tim bẩm sinh), vốn vay xoá đói
giảm nghèo đều trích từ nguồn ngân sách nhà nước..
- Ngoài nguồn Ngân sách nhà nước giữ vai trò quyết định trong quá
trình chi trả thì một nguồn tài trợ cũng không kém phần quan trọng đó là
nguồn huy động từ từ gia đình, cộng đồng, các đơn vị, tổ chức cơ quan, các
nhà hảo tâm từ thiện và nhiều các cá nhân, đoàn thể khác...đã đóng góp, ủng
hộ, giải quyết việc làm cho con em chính sách, thăm hỏi tặng quà nhân dịp lễ
Tết, hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa, sửa chữa cải tạo nhà ở cho các
gia đình chính sách......
=> Đây là những nguồn lực không thể thiếu để UBND xã Đại Mạch
mà trực tiếp là Ban Văn hóa -Thương binh và xã hội thực hiện các công tác
chi trả các chính sách Ưu đãi đối với các đối tượng của xã và các hoạt động
CTXH trên địa bàn xã.
2. Thuận lợi và khó khăn của xã Đại Mạch trong việc thực thi nhiệm vụ,
chức năng được giao.
2.1. Thuận lợi
+ Luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện Đông
Anh trong các công tác, chương trình hoạt động.
+ UBND xã luôn chú trọng việc xây dựng và tổ chức chỉ đạo thực hiện
kế hoạch theo tuần, tháng, quý, 06 tháng và cả năm.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong cơ quan, duy
trì và nâng cao chất lượng hội họp, giao ban tuần, tháng, quý, năm, rút kinh
nghiệm, khắc phục kịp thời các vướng mắc trong tuần, tháng, quý để đưa ra
chương trình công tác phù hợp cho cả tập thể cơ quan và cho từng cá nhân phụ
trách từng mảng chuyên môn.


+ Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng trong cơ quan, có các
chính sách động viên, khen thưởng kịp thời đối với mỗi cán bộ, công chức
hoàn thành tốt nhiệm vụ.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật được trang bị đầy đủ, công việc được
phân định rõ ràng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan cùng với lĩnh
vực chuyên môn.
+ Cán bộ công chức luôn đoàn kết, thống nhất ý chí phần lớn có bề dày
kinh nghiệm, bộ phận cán bộ trẻ có trình độ, nhiệt tình công tác, ham học hỏi,
trau dồi kiến thức phục vụ nhân dân trong xã.
2.2. Khó khăn
+ Diện tích cơ quan và số lượng các phòng làm việc có hạn nên việc
đón tiếp và làm việc với cán bộ cấp trên, nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
+ Đội ngũ cán bộ không nhiều nhưng khối lượng công việc rất lớn. Đặc
biệt là trên lĩnh vực chính sách xã hội.
+ Ngân sách địa phương còn hạn chế, khó khăn trong thực hiện các hoạt
động tặng quà, trợ cấp cho các đối tượng.

II. Tình hình thực hiện chính sách Ưu đãi người có công với cách mạng
ở xã Đại Mạch-Đông Anh-Hà Nội
1. Quy mô, cơ cấu và nhu cầu của đối tượng người có công với cách
mạng ở xã xã Đại Mạch-Đông Anh-Hà Nội
1.1 Quy mô người có công với cách mạng .
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ trường kỳ,
gian khổ, tinh thần yêu nước của nhân dân xã Đại Mạch được phát huy
mạnh mẽ.Trải qua hai cuộc kháng chiến đã có hơn 1000 lượt người xung
phong ra trận bảo vệ Tổ quốc, hàng nghìn người tham gia công tác phục


vụ chiến đấu ở các chiến trường trong thời kỳ kháng chiến cho đến khi
cách mạng thành công. Để có những chiến thắng vĩ đại ấy, hàng trăm
chiến sĩ, đồng bào nhân dân phường đã phải anh dũng hi sinh để lại cha
mẹ, vợ con, không ai chăm sóc, hàng trăm người khác bị thương tật hoặc
ảnh hưởng của chất độc chiến tranh mang theo suốt phần đời còn lại.

Về vấn đề thương binh, liệt sĩ, Đại hội IV của Đảng đã nêu rõ: “Quan
tâm chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những
người có công với cách mạng là trách nhiệm to lớn của Đảng, Nhà nước,
mặt trận và các đoàn thể, các cấp, các ngành và của toàn dân”
Bảng 1.2: Số người có công và thân nhân của họ tính từ năm 20152017 :
ST
T
1

2015

2016

Liệt sỹ

115

112

111

Bà mẹ Việt Nam
Anh Hùng
Thương binh và
người hưởng chính
sách như thương
bình
Bệnh binh

10


9

9

46

45

45

29

27

26

5

5

5

50

48

48

7


Người hoạt động
CM – HDDKC bị
địch bắt từ đày
Người hoạt động
kháng chiến và con
đẻ bị nhiễm chất độc
hóa học
Thân nhân liệt sỹ

24

24

24

8

Quân nhân tham gia

1

1

1

2
3

4

5
6

Đối tượng

2017


KC có dưới 20 năm
công tác
Trong thời gian vừa qua, nhiệm vụ thực hiện chính sách xã hội, đặc biệt là
với đối tượng có công với cách mạng là một trách nhiệm, một nghĩa vụ cao cả
mà dân trong xã và cả chính quyền đều quan tâm và đồng lòng chung sức thể
hiện trách nhiệm lớn trong công tác đền ơn đáp nghĩa của xã.
Tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn xã có tổng số đối tượng đang thuộc
diện hưởng trợ cấp ưu đãi xã hội, bao gồm :
Liệt sỹ: 111 người
Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng được truy tặng: 09 người
Thương binh và người hưởng chính sách như thương bình: 45 người
Bệnh binh: 26 người
Người hoạt động CM – HDDKC bị địch bắt từ đày : 17 hiện còn sống là 05
người
Người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học: 48 người
Thân nhân liệt sỹ :24 người
Tuất thương binh, bệnh binh : 02 người
Thờ cúng liệt sỹ: 82 người
Người phục vụ thương binh, bệnh binh, người nhiễm chất độc hóa học nặng:
05
Quân nhân tham gia hoạt động kháng chiến có dưới 20 năm công tác: 01



Nhận xét:
Qua bảng số liệu tổng hợp trên cho thấy số lượng người có công theo
PLƯĐNCC quy định tại địa bàn xã Đại Mạch là không nhỏ, trong đó
đối tượng TB, NHCSNTB, BB chiếm phần đông đa số người có công ở
xã.
1.2 Cơ cấu người có công có một số đặc điểm như sau:
-

Về độ tuổi:

+ Số NCC có độ tuổi từ 40-50 tuổi chiếm: 14%
+ Số NCC có độ tuổi từ 51-60 tuổi chiếm: 31%
+ Số NCC có độ tuổi từ 61-70 tuổi chiếm: 36.6%
+ Số NCC có độ tuổi trên 70 tuổi chiếm: 18.4%
=>Như vậy, có thể thấy đa số NCC ở độ tuổi từ 50-70 tuổi không còn
khả năng lao động, lại mang trong mình thương tích và bệnh tật nên cuộc
sống bản thân và gia đình gặp không ít khó khăn. Bởi vậy, rất cần sự giúp
đỡ về vật chất và tinh thần của Đảng, Nhà nước và cộng đồng xã hội.
Mặt khác, số lượng NCC ở độ tuổi từ 40-50 chiếm tỷ lệ thấp hơn, đây là độ
tuổi tuy còn trong độ tuổi lao động nhưng hầu hết đều bị mất sức lao động
hoặc suy giảm khả năng lao động nên cũng không còn là lao động chính
trong gia đình, số lượng NCC trên 70 tuổi cũng chiếm tỷ lệ đáng kể, họ
không còn khả năng tự chăm sóc cho bản thân, không thể góp phần nâng cao
đời sống kinh tế gia đình. Bởi vậy họ rất cần sự hỗ trợ và giúp đỡ về vật chất
và tinh thần của Nhà nước và toàn xã hội để duy trì cuộc sống bản thân và
gia đình.
-

Về giới tính:



+ NCC thuộc giới tính nam chiếm tỷ lệ: 68.3 %
+ NCC thuộc giới tính nữ chiếm tỷ lệ: 31.7 %
=> Như vậy đa phần NCC là nam giới, nữ giới chiếm tỷ lệ thấp hơn do
đảm đương vai trò hậu phương lớn cho chồng con mình đi đánh giặc, cứu
nước. Khi người đàn ông là lao động chính trong gia đình bị mất hoặc suy
giảm khả năng lao động, không ít gánh nặng đè lên đôi vai người phụ nữ.
Họ rất cần sự giúp đỡ để giảm bớt khó khăn của cuộc sống
Có thể nói, với số lượng NCC rất đông đảo như vậy, không chỉ là sự tự hào
cho chính quyền và nhân dân xã Phú Lộc, mà cùng với đó công tác chăm
sóc đời sống NCC có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần ổn định đời sống
KT-XH ở xã Đại Mạch, đảm bảo công bằng xã hội. Chính vì lẽ đó, công tác
chăm sóc đời sống NCC ngày càng phải được coi trọng.
1.3.Nhu cầu người có công với cách mạng
Hiện nay các đối tượng thuộc diện người có công là những người
được
hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công đều đã cao tuổi, hoặc thường
bị tật do chiến tranh để lại, nên hầu hết các đối tượng này có sức khỏe yếu
hơn so với những đối tượng khác trong xã nên họ cần được gia đình, cộng
đồng, nhà nước quan tâm hơn đến nhu cầu được chăm sóc, hỗ trợ về các
dịch vụ y tế.
Cũng như việc hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày để họ được đảm bảo, việc
làm này có ý nghĩa to lớn nó thể hiện lòng biết ơn, thái độ tôn trọng, tôn
vinh đối với những người có công với cách mạng, ngoài ra nó còn là hành
động giáo dục thế hệ trẻ về truyền thông “ uống nước nhớ nguồn”
Nhìn chung hầu hết các đối tượng đều sống với gia đình nên việc chăm
sóc,



nuôi dưỡng tương đối tốt. Nhưng họ không có khả năng lao động nhiều so
với
những người bình thường trong gia đình, một số thương, bệnh binh lại là lao
động chính nhưng nay suy giảm khả năng lao động nên các đối tượng này
không có khả năng tạo ra kinh tế, rất dễ trở thành một trong những khó
khăn, gánh nặng cho các thành viên trong gia đình họ. Do dó nhu cầu về trợ
cấp, phụ cấp của của người có công là rất lớn.
3..

Quy trình xét duyệt tiếp nhận và quản lý hồ sơ đối tượng người có

công:
Cơ sở pháp lý cho quy trình xét duyệt người kháng chiến và con đẻ của họ bị
nhiễm chất độc hóa học:
Theo thông tư số Số: 05/2013/TT-BLĐTBXH,ngày 15 tháng 05 năm 2013
của Bộ Lao động – thương binh xã hội quy định quy trình xét duyệt đối tượng
người kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học được thực hiện
theo quy trình như sau:
Bước 1: Người đề nghị giải quyết chế độ do ảnh hưởng chất độc hoá học trực
tiếp và con đẻ của họ lập hồ sơ chuyển đến UBND xã, phường nơi cư trú .
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận
được bản khai, có trách nhiệm xác nhận các yếu tố trong bản khai, lập danh
sách đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
hoặc con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học kèm
giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này gửi Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội.
Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể
từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách



người đủ điều kiện kèm giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản này gửi Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội;
Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, giới thiệu (kèm bản
sao hồ sơ) ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.
Trường hợp vô sinh và trường hợp không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng)
nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi
trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động mà không mắc bệnh theo
danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định thì Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội chuyển hồ sơ đến Sở Y tế để cấp giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất
độc hóa học.Trường hợp sinh con dị dạng, dị tật mà không mắc bệnh theo danh
mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giới
thiệu con dị dạng, dị tật ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh;
Bước 5: Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh khám giám định, lập biên bản
giám định bệnh, tật; dị dạng, dị tật chuyển Sở Y tế kèm hồ sơ để cấp giấy
chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học; dị dạng, dị tật do ảnh hưởng
của chất độc hóa học;
Bước 6: Sở Y tế trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, có trách
nhiệm cấp giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học; giấy chứng
nhận dị dạng, dị tật do ảnh hưởng của chất độc hóa học và chuyển Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội kèm hồ sơ;
Bước 7: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ
ngày tiếp nhận đủ hồ sơ do Sở Y tế chuyển đến, có trách nhiệm ra quyết định
trợ cấp, phụ cấp đối với những trường hợp đủ điều kiện.
Nhận xét: quy trình xét duyệt đối tượng người hoạt động kháng chiên và con
đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học được nhà nước quy định rất rõ rang về


thời gian, yêu cầu về hồ sơ thủ tục. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện để xét
duyệt đối tượng người kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa

học còn gặp phải nhiều vướng mắc gây khó khăn cho đối tượng được hưởng
và cả cán bộ thực hiện quy trình xét duyệt:
Hiện nay là vẫn còn một bộ phận không nhỏ nạn nhân mang trong mình di
chứng chiến tranh, với những căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, sinh
hoạt và di truyền sang thế hệ con, cháu nhưng vẫn chưa được xác nhận và
hưởng chế độ ưu đãi dành cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc
hóa học. Còn những trường hợp không bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học
nhưng do quen biết và biết cơ chế chạy hồ sơ nên vẫn nghiễm nhiên được
hưởng chế độ ưu đãi cho người bị nhiễm chất độc hóa học. Điều này gây ảnh
hưởng không nhỏ đến tâm lý và long tin của người dân vào chính sách của
Đảng và Nhà nước.
Hơn nữa, việc quy định hồ sơ xét duyệt đối tượng hưởng chế độ đối với
người nhiễm chất độc hóa học rất chi tiết cụ thể, nhưng chính điều đó lại gây
khó khăn cho người thuộc đối tượng khi do hồ sơ, giấy tờ bị thất lạc. Thực tế
có những lý lịch trên chỉ ghi phiên hiệu đơn vị mà không ghi rõ địa điểm đơn
vị đóng quân, chiến đấu. Do vậy, khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chức năng
không có căn cứ xác nhận thời gian, địa điểm tham gia hoạt động kháng chiến
của đối tượng nên khó có cơ sở tiếp nhận hồ sơ để giải quyết chế độ ưu đãi. Đó
là chưa kể trong thời gian chiến đấu, do phải di chuyển và bị bom đạn thường
xuyên bắn phá, nên giấy tờ bị mất hoặc thất lạc cũng là nguyên nhân khiến hồ
sơ của nhiều đối tượng không đủ điều kiện xét duyệt.
Ngoài ra, còn một nguyên nhân là nữa là đối tượng thụ hưởng còn thiếu
thông tin. Theo phản ánh của nhiều gia đình có người bị nhiễm chất độc da
cam, họ đều có chung một nỗi bức xúc khi làm hồ sơ, đó là việc triển khai các


hướng dẫn cho dân chưa cụ thể, rõ ràng. Mặc dù mỗi lần bổ sung các điều
kiện, cơ quan chức năng đều tập huấn, phổ biến, nhưng mới chỉ dừng lại ở một
số cán bộ thực thi, còn đa số những nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam lại
không biết về những thay đổi đó, dẫn đến việc nộp hồ sơ chậm hoặc không có

đủ các thủ tục giấy tờ, ảnh hưởng tới việc làm hồ sơ xét duyệt.
Việc thực hiện giải quyết chế độ với nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin
là một chính sách mang ý nghĩa nhân văn của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện
sự tri ân công lao của những người đã tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Thực tế cho thấy, phần lớn nạn nhân trực tiếp và gián tiếp đều đã tuổi cao, sức
yếu, bởi vậy, việc được xét công nhận và hưởng chính sách với họ là vô cùng
quan trọng. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần khắc phục những tồn tại,
vướng mắc; vừa linh hoạt, vừa chặt chẽ trong quá trình xác nhận, thẩm định,
không chậm trễ để những đối tượng nạn nhân chất độc da cam được thụ hưởng
chính sách xứng đáng với công lao mà họ đã hy sinh trong thời gian tham gia
kháng chiến.
3.Tình hình thực hiện chính sách của Nhà Nước và quy định của địa
phương
3.1Theo quy định của Nhà nước:
Theo quy định của nhà nước hiện nay chế độ ưu đãi người có công được
thực hiện theo nghị định 31/2013/NĐ-CP . Nghị định này hướng dẫn về điều
kiện xác nhận, chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân theo quy định
của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sau đây gọi tắt là Pháp
lệnh); việc xử lý vi phạm; trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong
việc thực hiện Pháp lệnh. Ngoài các chế độ trợ cấp thường xuyên như nghị
định 101 quy định theo mức chuẩn và có các mức riêng biệt với từng đối
tượng thì người có công với cách mạng còn được hưởng các chế độ ưu đãi sau:
Chế độ chăm sóc sức khỏe


Người có công với cách mạng và thân nhân được Nhà nước mua bảo
hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Người có công với cách mạng đang được nuôi dưỡng tại cơ sở của
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thì hưởng chế độ điều trị.
Người có công với cách mạng sống ở gia đình và thân nhân đã được quy

định tại Pháp lệnh hưởng mức chi điều dưỡng như sau:
• Điều dưỡng tập trung là 2.220.000 đồng/người/lần;
• Điều dưỡng tại nhà là 1.110.000 đồng/người/lần.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài
chính điều chỉnh mức chi điều dưỡng đối với người có công với cách mạng
căn cứ vào khả năng ngân sách Nhà nước có tính đến yếu tố trượt giá. Người
có công với cách mạng và thân nhân theo quy định của Pháp lệnh được phục
hồi chức năng lao động, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình.
Chế độ ưu đãi trong giáo dục
Hỗ trợ học phí và trợ cấp mỗi năm học một lần đối với người có công
với cách mạng và con của họ theo quy định của Pháp lệnh khi học tại các cơ sở
giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở giáo dục nghề nghiệp có
khóa học từ một năm trở lên hoặc cơ sở giáo dục đại học.
Trợ cấp hàng tháng đối với người có công với cách mạng và con của họ
theo quy định của Pháp lệnh khi học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có
khóa học từ một năm trở lên hoặc cơ sở giáo dục đại học.
Không áp dụng chế độ này đối với trường hợp đang hưởng lương hoặc
sinh hoạt phí khi đi học.
Người có công với cách mạng và con của họ đang theo học tại các cơ sở
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thì hưởng ưu đãi theo quy định của Pháp
lệnh ưu đãi người có công.
Người có công với cách mạng và con của họ nếu đồng thời học ở nhiều
cơ sở giáo dục hoặc nhiều khoa, nhiều ngành trong cùng một trường thì được
hưởng một chế độ ưu đãi.


Không áp dụng chế độ ưu đãi giáo dục đối với người có công với cách
mạng và con của họ trong trường hợp đã hưởng chế độ ưu đãi tại một cơ sở
giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học.
Chế độ ưu đãi về nhà ở

Người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ được hỗ trợ cải thiện
nhà ở tùy theo hoàn cảnh, công lao đóng góp của từng người và khả năng của
Nhà nước, địa phương
Việc hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào chế độ ưu đãi cao nhất mà người
đó được hưởng và chỉ giải quyết một lần.
Người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ nếu mua nhà ở thuộc sở hữu
nhà nước thì được miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về
đất đai
Người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ nếu được Nhà nước
giao đất làm nhà ở thì tùy theo công lao đóng góp sẽ được giảm một phần tiền
sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Thông qua các hình thức chính hỗ trợ là trợ cấp, phụ cấp cùng với chế
độ bảo hiểm y tế và các chế độ ưu đãi khác (chu cấp trang thiết bị, điều dưỡng,
nhà ở, quà, ưu đãi giáo dục, công tác mộ, nghĩa trang, việc làm, vay vốn...),
nguồn tài chính từ Trung ương đã hỗ trợ đầy đủ các mặt, cải thiện đời sống cho
người có công.
Theo nghị định 101 thì mức trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi khác
được thực hiện trên cơ sở mức chuẩn ưu đãi đối với người có công. Ngày 0492013, Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2013/NĐCP quy định mức trợ
cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng. Theo đó, mức chuẩn để xác
định mức trợ cấp, phụ cấp là 1.220.000 đồng, tăng 9,91% so với mức cũ
(1.110.000 đồng). Từ tháng 12008 đến nay, Chính phủ đã 7 lần điều chỉnh mức
chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công, từ 470.000 đồng/tháng (năm 2007) lên
mức hiện nay là 1.220.000 đồng/tháng (năm 2013), cao hơn mức lương tối
thiểu chung (1.150.000 đồng/tháng).


×