Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG NHIỄM CÁC DÒNG PCV TRÊN ĐÀN HEO TẠI MỘT SỐ TRẠI CHĂN NUÔI BẰNG KỸ THUẬT nPCR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.29 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********

BÙI THỊ KIM HẰNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG NHIỄM CÁC DÒNG PCV
TRÊN ĐÀN HEO TẠI MỘT SỐ TRẠI CHĂN NUÔI
BẰNG KỸ THUẬT nPCR

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10 /2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********

BÙI THỊ KIM HẰNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG NHIỄM CÁC DÒNG PCV
TRÊN ĐÀN HEO TẠI MỘT SỐ TRẠI CHĂN NUÔI
BẰNG KỸ THUẬT nPCR

Chuyên ngành: Thú y
Mã số : 60 62 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HẢI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10 / 2011


ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG NHIỄM CÁC DÒNG PCV
TRÊN ĐÀN HEO TẠI MỘT SỐ TRẠI CHĂN NUÔI
BẰNG KỸ THUẬT nPCR

BÙI THỊ KIM HẰNG

Hội đồng chấm luận văn:

1. Chủ tịch:

TS. NGUYỄN THỊ PHƯỚC NINH
Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM

2. Thư ký:

TS. TRẦN THỊ QUỲNH LAN
Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM

3. Phản biện 1:

TS. NGUYỄN TẤT TOÀN
Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM


4. Phản biện 2:

PGS.TS. TRẦN THỊ DÂN
Hội Thú Y

5. Ủy viên:

PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HẢI
Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên Bùi Thị Kim Hằng, sinh ngày 24 tháng 10 năm 1982, tại Thủ Đức,
TP. Hồ Chí Minh. Con Ông Bùi Quý Đạm và Bà Nguyễn Thị Ngụ
Tốt nghiệp PTTH năm 2000 tại Trường PTTH Nguyễn Hữu Huân, thành phố
Hồ Chí Minh
Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Thú y hệ chính quy năm 2005 tại trường
Đại học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh.
Từ tháng 09/2005 – tháng 1/2007 công tác tại phòng thí nghiệm (bộ phận
giải phẫu bệnh) thuộc Công ty TNHH chăn nuôi CP Việt Nam.
Tháng 9/2007 học cao học chuyên ngành Thú y tại Trường Đại học Nông
Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: chồng Phạm Hữu Tùng, sinh năm 1972. Năm kết hôn
2005. Con Phạm Hữu Bảo Ngọc, sinh năm 2006.

Địa chỉ liên lạc: C12/3 Phạm Hùng - Bình Hưng - Bình Chánh, thành phố Hồ
Chí Minh
Điện thoại: 0903921788
Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực, chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Được sự đồng ý của người chủ trì đề tài
(PGS-TS Nguyễn Ngọc Hải) cho sử dụng số liệu để báo cáo trong luận văn.

Bùi Thị Kim Hằng

iii


LỜI CẢM TẠ

Thành kính ghi ơn gia đình đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học
tập
Lòng biết ơn sâu sắc gửi đến giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Ngọc
Hải đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài
Chân thành cảm ơn:
-


Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

-

Phòng Đào Tạo Sau Đại Học

-

Thầy cô khoa Chăn nuôi Thú Y

đã truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường
Chân thành cảm ơn Kỹ sư Võ Khánh Hưng (BM CNSH – Trường ĐHNL)
đã giúp đỡ tôi những kiến thức công nghệ sinh học trong quá trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn các bạn lớp CH Thú y 2007 đã đoàn kết và giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá tình trạng nhiễm các dòng PCV trên đàn heo tại một số trại
chăn nuôi bằng kỹ thuật nested PCR” được tiến hành từ tháng 12/2009 đến tháng
9/2010 tại một số trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Đề
tài đã đánh giá sự hiện diện của các dòng PCV trên heo tại một số trại chăn nuôi.
107 mẫu (huyết thanh, hạch bạch huyết và phân) từ 91 heo đã được lấy để
phát hiện vi rút bằng kỹ thuật PCR với kết quả ghi nhận được như sau:


Bằng kỹ thuật PCR đã phát hiện có sự lưu hành của PCV1 (1,1 %) và PCV2


(70,33 %) trên đàn heo nuôi tại Đồng Nai và TP.Hồ Chí Minh.


Kỹ thuật nPCR cho phép xác định dòng PCV2a, PCV2b với tỷ lệ nhiễm

tương ứng là 1,57 % (1/64) và 98,43 % (63/64).
- Tỷ lệ phát hiện PCV2b trên nhóm heo có biểu hiện còi là cao nhất (86,49 %).
Trên heo không có biểu hiện bệnh cũng cho kết quả dương tính PCV2 khá cao (55 %)
cho thấy PCV2 đã lây lan rộng trên đàn heo tại khu vực phía Nam.
- PCV2 lây nhiễm trên nhiều hạng heo. Tỷ lệ heo cai sữa dương tính PCV2
là 75 %, trên heo thịt là 68,42 %, trên heo nái là 55,56 % và trên heo con theo
mẹ là 57,4 %.
- Các mẫu: huyết thanh, hạch, phân sử dụng trong chẩn đoán PCV2 đều cho
kết quả dương tính cao, trong đó mẫu hạch cao nhất (100%), mẫu phân là 69,39 %
và huyết thanh là 59,18 %.


13 chủng PCV2 thu thập được nằm trong 2 subgenotype PCV2b và PCV2d.
- 5 chủng thuộc subgenotype PCV2b có độ tương đồng với nhau khá

cao 99,7 - 100 %.
- 8 chủng thuộc PCV2d tương đồng nhau 99,5 – 100 %.
v


SUMMARY
The title “Evaluating the status of PCV infection in pigs at several farms by
nested PCR” was carried out from Dec 2009 to Sep 2010 at some pig farms in Dong
Nai province and Ho Chi Minh City.
91 pigs with 107 samples (serum, lymph node and feces) were collected to

detect PCV by PCR test. Results obtained as follows:
A total of 91 pigs, 1 PCV1 (1.1 %) and 64 PCV2 (70.33 %) were detected by PCR
test.


A nested polymerase chain reaction (nPCR) assay to detect and differentiate

between PCV2a, PCV2b, accounting 1.57 % (1/64) and 98.43 % (63/64)
respectively.
Prevalence of PCV2b infection on wasting pigs was highest (86.49 %). In pigs
without clinical sign, the percentage of PCV2 possitive was so high (55 %) to
indicate wide infection of PCV2 in pigs in South of Viet Nam.
PCV2 infected on many kinds of pig. Percentage of suckling pigs, weaned
pigs, fattening pigs and sows, which was PCV2 possitive, occupied 57.4 %, 75 %,
68.42 %, and 55.56 %, respectively.
Among 3 types of samples used to test for PCV2, lymph nodes showed the
highest percentage of PCV2 infection (100%), in feces and serum was 69.39 % and
59.18 % respectively.


Total 13 PCV2 isolates were designated into two genotypes (PCV2b and
PCV2d) with in sequence similarity 99.7 - 100 % and 99.5 – 100 %
respectively.
vi


MỤC LỤC

CHƯƠNG


TRANG

Trang tựa
Trang chuẩn y

i

Lý lịch cá nhân

ii

Lời cam đoan

iii

Cảm tạ

iv

Tóm tắt

v

Mục lục

vii

Danh sách các chữ viết tắt

x


Danh sách các sơ đồ, hình và bảng

xi

1.MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................1
1.2 Mục đích...................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu.....................................................................................................................2
2.TỔNG QUAN ............................................................................................................3
2.1 Giới thiệu chung về porcine circovirus ....................................................................3
2.1.1 Đặc điểm di truyền của PCV1 và PCV2 ...............................................................3
2.1.2 Các kiểu di truyền của PCV2 ................................................................................5
2.2 Hội chứng PMWS ....................................................................................................7
2.2.1 Lịch sử phát hiện bệnh ..........................................................................................7

vii


2.2.2 Hội chứng còi trên heo sau cai sữa do PCV2........................................................7
2.2.3 Sự truyền lây .........................................................................................................7
2.2.4 Bệnh học................................................................................................................8
2.2.5 Miễn dịch liên quan PCV2 ....................................................................................8
2.2.6 Triệu chứng ..........................................................................................................12
2.2.7 Bệnh tích ..............................................................................................................12
2.2.8 Chẩn đoán.............................................................................................................13
2.3 Giới thiệu chung về nested-PCR .............................................................................14
2.4 Công trình nghiên cứu về các dòng PCV2 ..............................................................19
3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................22
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu...........................................................................22

3.2 Đối tượng khảo sát ..................................................................................................22
3.3 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................22
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................22
3.5 Vật liệu và dụng cụ .................................................................................................23
3.6 Phương pháp tiến hành ............................................................................................23
3.6.1 Phương pháp thu thập và bảo quản mẫu ..............................................................23
3.6.2 Phương pháp tiến hành tại phòng thí nghiệm ......................................................24
3.7 Giải trình tự bộ gen và phân tích đặc tính di truyền các dòng vi rút PCV2 ............28
3.8 Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................................29
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................30
4.1Tỷ lệ nhiễm PCV1- PCV2........................................................................................31
4.1.1 Tỷ lệ nhiễm PCV1 ................................................................................................31
4.1.2 Tỷ lệ nhiễm PCV2 ................................................................................................33

viii


4.2 Tỷ lệ nhiễm PCV2a, PCV2b ...................................................................................33
4.2.1 Tỷ lệ heo dương tính PCV2b theo biểu hiện lâm sàng ........................................35
4.2.2 Tỷ lệ mẫu dương tính theo nhóm tuổi ..................................................................36
4.2.3 Kết quả phát hiện PCV2b trên các loại mẫu: huyết thanh, hạch, phân ................39
4.3 Xây dựng cây sinh dòng ..........................................................................................42
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................46
5.1 Kết luận ...................................................................................................................46
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................48
PHỤ LỤC .....................................................................................................................61

ix



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

APP

Actinobacillus pleuropneumoniae

bp

base pair

dNTP

deoxyribonucleotide -5- triphosphate

DNA

deoxyribonucleic acid

EDTA

ethylene diamine tetra acetic acid

ELISA

enzyme- linked immunosorbent assay

ICC

immunocytochemistry


IFA

indirect immunofluorescence assay

IPMA

indirect immunoperoxidase monolayer assay

ISH

in situ hybridization

nPCR

nested polymerase chain reaction

ORF

open reading frames

PDNS

porcine dermatitis and nephropathy syndrome

PMWS

postweaning multisystemic wasting syndrome

PNP


proliferating necrotizing pneumonia

PPV

porcine parvovirus

PRDC

porcince respiratory disease complex

PRRS

porcine reproductive and respiratory syndrome

RFLP

restriction fragment length polymorphism

x


DANH SÁCH SƠ ĐỒ, HÌNH VÀ BẢNG

TRANG
Sơ đồ 2.1 Sinh bệnh học PMWS ................................................................................. 11
Hình 2.1: Cấu trúc bộ gen của PCV2 ........................................................................... 4
Hình 2.2 Các bước phản ứng nested PCR ................................................................... 18
Hình 4.1a Heo bị viêm da do PCV2 ............................................................................ 30
Hình 4.1b Heo còi do PCV2........................................................................................ 30

Hình 4.2 Hạch màng treo ruột triển dưỡng ................................................................. 30
Hình 4.3 Kết quả phát hiện porcine circovirus type 1 và 2 ......................................... 32
Hình 4.4 Kết quả phát hiện PCV2a, PCV2b ............................................................... 35
Hình 4.5 Cây di truyền PCV2 xây dựng dựa trên vùng trình tự của ORF2 bằng công
cụ Megalign (DNAstar)................................................................................................ 40
Bảng 3.1 Bảng phân bố lấy mẫu xét nghiệm PCV .................................................... 24
Bảng 3.2 Thành phần cho phản ứng PCR .................................................................. 25
Bảng 3.3 Chu trình nhiệt của phản ứng PCR............................................................... 26
Bảng 3.4 Thành phần cho phản ứng nPCR ................................................................. 27
Bảng 3.5 Chu trình nhiệt của phản ứng nPCR với cặp outer .................................... 27
Bảng 4.1 Tỷ lệ heo dương tính với PCV1, PCV2 ....................................................... 31
Bảng 4.2 Tỷ lệ heo dương tính PCV2b theo biểu hiện lâm sàng ................................ 35
Bảng 4.3 Tỷ lệ mẫu dương tính theo nhóm tuổi .......................................................... 36
Bảng 4.4 Kết quả phát hiện PCV2b trên mẫu huyết thanh, hạch, phân ...................... 39
Bảng 4.5 Tương đồng về tỷ lệ phát hiện vi rút theo hai loại mẫu huyết thanh, phân.. 41

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Hội chứng còi trên heo sau cai sữa (postweaning multisystemic wasting
syndrome- PMWS) là bệnh mới và phức tạp, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho
ngành chăn nuôi heo công nghiệp trên thế giới và vi rút PCV2 được xem là tác
nhân quan trọng gây nên hội chứng này. Cho đến nay, vi rút đã có mặt hầu khắp
các quốc gia, gây thiệt hại hàng triệu Euro mỗi năm ở châu Âu.
Tại Việt Nam, kết quả khảo sát ban đầu bằng kỹ thuật PCR của Lâm Thị Thu
Hương và ctv (2005) cho biết tỷ lệ dương tính trên heo còi tại một số trại chăn

nuôi công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận khoảng 36 %. Lê
Tiến Dũng (2006) khảo sát trên 22 trại chăn nuôi tại địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh thì có đến 17 trại phát hiện dương tính với PCV2.
Nguyễn Thị Thu Hồng và ctv (2006) dùng kỹ thuật miễn dịch peroxidase trên
tế bào 1 lớp đối với các mẫu máu heo lưu trữ từ năm 2000 thu được ở một số tỉnh
thành phía Nam, đã phát hiện được kháng thể kháng PCV2 khi vẫn chưa có vắc
xin chủng ngừa bệnh này tại Việt Nam. Nhóm tác giả cũng cho biết tỷ lệ huyết
thanh dương tính với PCV2 tăng dần qua các năm: 38,97 % (53/136) vào năm
2000; 84,90 % (270/318) năm 2003-2004 và 90,26 % (428/534) vào năm 2005.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về PCV2 cũng như PMWS. Dựa vào kỹ
thuật giải trình tự gen, các nhà khoa học chia PCV2 thành 2 cụm di truyền chính
1


phân bố theo từng vùng địa lý là PCV2a và PCV2b. Dòng PCV2b được cho là giữ
vai trò quan trọng trong việc làm tăng tỷ lệ heo chết liên quan PMWS.
Việt Nam cũng đã có một vài nghiên cứu về sự lưu hành của PCV2, bệnh tích
cũng như các tác nhân thường nhiễm kèm trong hội chứng còi trên heo sau cai
sữa. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu về các dòng PCV. Xuất phát
từ tình hình trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi - Thú Y, phòng Đào tạo
Sau Đại học và giáo viên hướng dẫn PGS-TS Nguyễn Ngọc Hải, chúng tôi thực
hiện đề tài “Đánh giá tình trạng nhiễm các dòng PCV trên đàn heo tại một
số trại chăn nuôi bằng kỹ thuật nested PCR”.
1.2 Mục tiêu
Đánh giá sự hiện diện của các dòng PCV trên heo tại một số trại chăn nuôi làm
cơ sở cho việc xây dựng biện pháp phòng chống bệnh.
1.3 Yêu cầu
 Phát hiện sự hiện diện của các dòng PCV trên heo nuôi bằng kỹ thuật PCR.
 Xác định dòng PCV2a, PCV2b bằng kỹ thuật nested-PCR.
 Phân tích cây sinh dòng.


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu chung về porcine circovirus
Porcine circovirus (PCV) thuộc giống Circovirus, họ Circoviridae. PCV là
một DNA vi rút sợi đơn dạng vòng, kích thước bộ gen 1,76 kb, đường kính
khoảng 17 nm, không có vỏ bọc (Tisher và ctv, 1982). Các thành viên khác thuộc
họ Circoviridae:
- Beak and feather disease virus: gây bệnh trên mỏ và lông vẹt
- Pigeon virus: vi rút gây bệnh trên bồ câu
- Chicken anemia virus: gây bệnh thiếu máu trên gà (Mankertz và ctv, 2004)
PCV được phân lập đầu tiên từ dòng tế bào thận heo (PK-15: ATCC-CCL 33).
Vi rút này phát triển trên PK-15 như một tác nhân không gây bệnh trên heo
(Tischer và ctv, 1987).
Vi rút có tỷ trọng 1,33 - 1,34 trong CsCl, chỉ số lắng 57S, không bị bất hoạt
trong môi trường axit (pH = 3), chloroform hay ở nhiệt độ cao (500C - 700C)
(Buhk và ctv, 1985).
2.1.1 Đặc điểm di truyền của PCV
Có 2 type PCV đã được xác định: PCV1 và PCV2.
PCV1 được xem như là vi rút nhiễm thường xuyên và tự nhiên trên dòng tế
bào thận heo PK-15 (porcine kidney 15), là vi rút không gây bệnh (de Boisséson
và ctv, 2004). Bộ gen DNA của PCV1 biến động từ 1758-1760 bp. Những nghiên

3


cứu về huyết thanh học tại Đức (Tischer và ctv, 1982), Canada (Dulac và Afshar,

1989), New Zealand (Horner, 1991), Anh (Edward và Sands, 1994), Mỹ (Hines
và Lukert, 1995) cho thấy đã có sự nhiễm PCV ở những con heo trưởng thành tại
các nước này; chắc chắn rằng PCV đã tồn tại khắp nơi trên thế giới.

Hình 2.1: Cấu trúc bộ gen của PCV2 (nguồn Faurez và ctv, 2009)
Năm 1998, một vi rút mới giống với PCV đã được phân lập từ những heo còi
tại Mỹ, Canada và châu Âu. Qua phân tích trình tự bộ gen, các nhà nghiên cứu
nhận thấy vi rút này tương đồng khoảng 68 % về di truyền so với dòng PCV
không gây bệnh trên heo (Ellis và ctv, 1998; Harmel và ctv, 1998). Dòng vi rút
gây bệnh này được gọi là PCV2 để phân biệt với dòng không gây bệnh PCV1
(Meehan và ctv, 1998).

4


Kích thước bộ gen của PCV2 từ 1767 - 1768 bp (Fenaux và ctv, 2000) chứa
11 khung đọc mở mã hóa cho các protein trong bộ gen (Meehan và ctv, 1998;
Pogranichnyy và ctv, 2000). Trong đó, ORF1 và ORF2 là hai khung đọc mở chính
mã hóa cho protein Rep và Cap (Mankertz và ctv, 2004)
ORF1 của PCV1 và PCV2 mã hóa cho hai protein liên quan đến sự nhân lên
của vi rút là Rep và Rep’. Độ dài ORF1 của PCV1 và PCV2 lần lượt là 936 bp và
942 bp. ORF1 của PCV1 và PCV2 tương đồng khoảng 83 % về trình tự
nucleotide và 86 % trình tự axit amin.
ORF2 mã hóa cho protein liên quan đến sự hình thành vỏ capsid của vi rút
(Nawagitgul, 2000), có độ dài 699 nucleotide. ORF2 của PCV1 và PCV2 chỉ
tương đồng khoảng 67 % về trình tự nucleotide và 65 % về trình tự axit amin
(Meeha và ctv, 1998). Vì lý do này, người ta đề nghị rằng ORF2 và sản phẩm của
nó có thể được sử dụng để phân biệt 2 chủng của PCV (Mahé và ctv, 2000).
Ngoài ra còn có ORF3 được xác định trong PCV2 đóng vai trò gây chết tự
nhiên (apoptosis) bằng cách hoạt hóa capase 8 và capase 3 (Liu và ctv, 2005).

Bằng xét nghiệm kháng thể đơn dòng và đa dòng, Allan và ctv (1999a) cho
rằng giữa PCV1 và PCV2 có phản ứng chéo ở mức độ thấp. Qua phân lập vi rút
và phân tích trình tự PCV2, người ta nhận thấy có sự tương đồng về di truyền
giữa PCV2 phân lập và mẫu PCV2 lưu trữ cách đây 30 năm.
2.1.2 Các kiểu di truyền của PCV2
Đặc điểm kiểu di truyền của PCV2 đã được công bố bởi Olvera và cộng sự
năm 2007. Không có sự khác biệt rõ ràng giữa PCV2 phân lập từ những trại có và
không có dấu hiệu lâm sàng PMWS qua phân tích trình tự gen cho đến năm 2005
(Larochelle và ctv, 2002; de Boisséson và ctv, 2004; Delay và ctv, 2005). Bằng

5


các nghiên cứu về cây sinh dòng (Grau-Roma và ctv, 2007), kỹ thuật RFLP
(Gagnon và ctv, 2007) các nhà khoa học đã chia PCV2 thành hai kiểu di truyền
chính:


Kiểu di truyền 1 (“3-2-1 mới”, PCV2b): gồm những dòng PCV2 ở

các nước châu Âu và Trung Quốc


Kiểu di truyền 2 (4-2-2, PCV2a): gồm những dòng PCV2 ở Mỹ,

Canada, một số nước châu Âu và châu Á
PCV2a và PCV2b tương đồng khoảng 95,7 % trình tự bộ gen. Sự tương đồng
về trình tự nucleotide và axit amin giữa PCV2a và PCV2b lần lượt là 92,2 % và
93 % (Opriessnig và ctv, 2008). Độ dài bộ gen của PCV2b là 1767 bp và của
PCV2a là 1768 bp (Cheung và ctv, 2007b).

PCV2a và PCV2b phân lập được cả ở những ca có dấu hiệu lâm sàng cũng
như không có dấu hiệu lâm sàng PMWS (Grau-Roma và ctv, 2007; Wiederkehr
và ctv, 2007). Các nghiên cứu về dịch tễ học phân tử cho rằng kiểu di truyền
PCV2b có mối liên quan gần với sự phát triển PMWS trên đàn heo do PCV2a
thường được phân lập từ đàn heo khỏe.
Ngoài ra còn có hai kiểu di truyền khác cũng được xác định:
 Kiểu di truyền 3 (“3-2-1 cũ”, PCV2c): được mô tả và chỉ tìm thấy
tại Đan Mạch. PCV2c có độ tương đồng về trình tự nucleotide với PCV2b
khoảng 95 % cao hơn so với PCV2a (khoảng 91 – 93,6 %) (Dupont và ctv,
2007).
 Kiểu di truyền 4 (PCV2d): có độ dài bộ gen là 1766 bp và có sự
đột biến mất 1 base (C hoặc G) tại các vị trí khác nhau trên bộ gen (Long
và ctv, 2009).

6


2.2 Hội chứng PMWS (postweaning multisystemic wasting syndrome)
2.2.1 Lịch sử phát hiện bệnh
Hội chứng còi cọc sau cai sữa PMWS được mô tả đầu tiên bởi Harding (1997)
và Clark (1997) tại Canada do những tổn thất nặng trên heo sau cai sữa. Những
năm tiếp theo, hội chứng này xuất hiện với phạm vi ảnh hưởng lớn tại nhiều quốc
gia như Mỹ (1996), Anh (1998), Đức (2000) (Meehan và ctv, 1998) kể cả các
quốc gia Châu Á: Đài Loan (1995), Thái Lan (1999)… với số ca bệnh không
ngừng tăng.
Opriessnig (2007) đã tổng hợp các nghiên cứu về PCV2 từ các mẫu huyết
thanh và mẫu mô lưu trữ bằng kỹ thuật ISH hoặc IPMA cho thấy PCV2 đã hiện
diện trước năm 1969 ở Bỉ, 1970 ở Anh, 1985 ở Canada.
PCV2 liên quan đến nhiều hội chứng bệnh trên heo như PMWS, PNP, PRDC,
PDNS (Allan và McNeilly, 2006). Ngày nay, tất cả các hội chứng này được gọi

chung là bệnh kết hợp với PCV2 (PCVAD: porcine circovirus-associate disease).
2.2.2 Hội chứng còi trên heo sau cai sữa do PCV2
Hội chứng còi trên heo sau cai sữa xảy ra do nhiều yếu tố bao gồm: sự nhiễm
PCV2 trên heo, những tác nhân đồng nhiễm (vi khuẩn hay vi-rút) hoặc các yếu tố
bất lợi khác (stress, điều kiện quản lí không tốt). Lứa tuổi mắc bệnh của heo từ 4 16 tuần tuổi nhưng tập trung nhiều nhất lứa tuổi từ 8 - 10 tuần, tỷ lệ chết có thể
lên đến 30 % ở một số đàn.
PMWS gây thiệt hại kinh tế đáng kể và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đàn heo;
PMWS có chiều hướng lây lan rộng trên thế giới nhưng những hiểu biết về bệnh
còn hạn chế, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu trong nổ lực nhằm
khống chế bệnh này.

7


2.2.3 Sự truyền lây
Người ta đã chứng minh có sự truyền lây ngang PCV2 qua tiếp xúc trực tiếp
miệng-mũi của những heo còn nhỏ. Các chuồng lân cận có thể lan truyền vi-rút
PCV2 qua khí dung. Thực nghiệm đã cho thấy, trộn lẫn những heo khỏe với heo
bệnh PMWS hoặc nuôi trong những ô chuồng cạnh nhau chỉ sau 3 - 4 tuần sẽ phát
hiện những heo khỏe đều mắc bệnh PMWS (Kristensen và ctv, 2006). Hình thức
lan truyền ngang xảy ra ngay cả khi heo nhiễm PCV2 không biểu hiện triệu chứng
lâm sàng và bệnh tích liên quan.
Truyền dọc được chứng minh trên những cá thể nái trong tự nhiên cũng như
trong thí nghiệm (Johnson và ctv, 2002). West và ctv (1999), Meehan và ctv
(2001) nhận thấy rằng có sự lây nhiễm PCV2 từ tử cung heo mẹ bị nhiễm qua heo
con ngay khi sinh bằng cách phân lập PCV2 từ mẫu mô thai chết. PCV2 cũng
được phát hiện trong tinh dịch những heo đực nhiễm bệnh và sẽ truyền lây khi
giao phối (Kim và ctv, 2001).
Ngoài ra, PMWS còn có thể truyền lây thông qua động vật trung gian như
chim, chuột (Mackinnon, 2000), qua thức ăn có chứa sản phẩm từ heo nhiễm

PCV2 chưa được làm chín (Opriessnig, 2006a).
Trong các trại chăn nuôi, PMWS có thể tồn tại rất dai dẳng từ 4 - 18 tháng.
Virút PCV2 có thể tồn tại trong heo mang trùng từ 5 - 6 tháng.
2.2.4 Bệnh học
Cơ chế gây bệnh của PCV2 cũng như loại tế bào hỗ trợ cho sự nhân lên của
virút vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên qua phương pháp gây nhiễm trên heo sống,
Misinzo và ctv (2006) đã phát hiện PCV2 có trong nhiều loại tế bào như tế bào
gan, lympho bào, tế bào cơ trơn và sợi nguyên bào (trích dẫn bởi Lê Tiến Dũng,

8


2006). Krakowka và ctv (2001) gây nhiễm qua đường mũi hay tiêm tĩnh mạch của
heo thí nghiệm, các tác giả nhận thấy có sự hiện diện của bạch cầu đơn nhân và
đại thực bào trong phổi, hạch hạnh nhân, hạch lympho, lách và những cơ quan
khác trong hệ thống miễn dịch. Kháng nguyên của virus PCV2 có thể được phát
hiện trong mô lympho vào ngày thứ 7 sau gây nhiễm; còn tại phổi, gan, thận, dạ
dày-ruột và lách vào khoảng ngày 14 – 21 sau gây nhiễm. Tình trạng nhiễm vi-rút
huyết xuất hiện lúc 14 ngày sau gây nhiễm và kéo dài 2 – 4 tuần.
Đối với hệ thống miễn dịch, PCV2 tấn công vào tế bào đích là các tế bào hình
sao và tương tác với các tế bào dòng tủy (tế bào lympho B, tế bào lympho T, tế
bào NK) làm giảm bạch cầu lympho tại hạch hạnh nhân và hạch lympho để lại
bệnh tích vi thể đặc trưng. Mức độ cấp tính của bệnh tích vi thể và số lượng
PCV2 trong bệnh tích có liên quan chặt chẽ với mức độ nghiêm trọng của biểu
hiện lâm sàng. PCV2 có thể làm hư hại hệ thống miễn dịch bằng cách ức chế
miễn dịch.
Ngoài ra, vi-rút PCV2 còn tác động làm giảm tiểu cầu nghiêm trọng gây xuất
huyết mô kéo dài. Sự tấn công của virus vào gan khởi đầu làm các tế bào gan, tế
bào Kupffer, tế bào nội mô bị sưng và triển dưỡng nên gan to ra; sau đó các tế bào
này sẽ bị dung giải nên giảm số lượng và kích thước gan teo lại.

Theo Opriessnig (2007), những yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện nhiễm PCV2
được chia thành 4 nhóm chính:
- Sự khác biệt về tính gây bệnh giữa các dòng PCV2
Biểu hiện hô hấp, triển dưỡng hạch bạch huyết, thiếu hụt lymphoid đã được
ghi nhận khi thực hiện thí nghiệm gây bệnh trên heo bằng dòng PCV2 đột biến 2
axít amin trên protein capsid (McKeown và ctv, 2006).

9


Nghiên cứu của Opriessnig (2006b) xác định sự khác biệt rất nhỏ về bộ gen ở
PCV2 phân lập có thể gây ra sự khác biệt lớn về độc lực.
- Yếu tố đồng nhiễm
Mối quan hệ giữa PCV2 và các yếu tố đồng nhiễm như porcine reproductive
and respiratory syndrome virus (PRRSV), porcine parvovirus (PPV) đã được đề
cập nhiều. Theo Neuman và ctv (2002), những heo nuôi thí nghiệm khi gây
nhiễm một mình với PCV2 sẽ không chắc chắn gây ra triệu chứng lâm sàng.
Qua thực nghiệm, các nhà nghiên cứu kết luận rằng dấu hiệu lâm sàng của
những heo đồng nhiễm PCV2 và PRRSV hay PCV2 và PPV sẽ nặng hơn khi
nhiễm một mình PRRSV hay PPV (Kennedy và ctv, 2000; Harm và ctv, 2001;
Cheung và ctv, 2007a). Kết luận cũng tương tự cho những khảo sát ngoài thực địa
(Ellis và ctv, 2004; Wellenberg và ctv, 2004). PPV không phải là yếu tố gây bệnh
chính ở lứa tuổi heo nhạy cảm PMWS, virus này có thể gây nhiễm trong đại thực
bào làm cho PCV2 có thể nhân lên ở mức cao hoặc nó có thể gây ức chế miễn
dịch tạo cơ hội cho PCV2 phát triển (Krakowka và ctv, 2000).
- Tình trạng miễn dịch
Các khảo sát trên những đàn heo bị PMWS đã cho thấy sự thiếu hụt miễn dịch
có thể là yếu tố cơ bản làm bùng phát PMWS ở những đàn heo nhiễm PVC2
(Segalés và ctv, 1997; Allan và ctv, 1998).
Thời điểm tiêm vaccine, lứa tuổi heo và mối liên quan với sự nhiễm PCV2 là

yếu tố quan trọng có thể làm bùng phát các dấu hiệu lâm sàng PMWS. Opriessnig
và Halbur (2006) xác định mối quan hệ giữa thời gian chủng ngừa và biểu hiện
bệnh bằng thí nghiệm cho heo đã chủng vaccine tiếp xúc với PCV2 ngay cùng

10


thời điểm thì dấu hiệu lâm sàng PMWS rất nặng, ngược lại, heo tiếp xúc với
PCV2 sau khi chủng ngừa 2-4 tuần có biểu hiện lâm sàng rất ít.
- Sự nhạy cảm của vật chủ
Một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến tỷ lệ heo mắc hội chứng PMWS là
gen nhạy cảm với yếu tố stress (nhạy cảm halothane).
Sự khác biệt về giống, dòng di truyền trong giống có thể có sức đề kháng
PMWS khác nhau. Barton và ctv (1998) nhận định những giống có cơ bắp phát
triển như Landrace, Pietrain có tần số nhạy cảm với halothane cao hơn so với các
giống có khối cơ ít như Duroc và Yorkshire (trích dẫn bởi Lê Tiến Dũng, 2006).
Opriessnig (2006c) cũng nhận định Landrace thuần là giống nhạy cảm nhất với
PMWS.

Sơ đồ 2.1: Sinh bệnh học PMWS (Opriessnig, 2007)

11


2.2.5 Miễn dịch liên quan PCV2
PMWS chỉ xảy ra trên đàn heo sau cai sữa, đây là thời điểm heo con hết nhận
được miễn dịch từ heo mẹ và trở nên nhạy cảm với bệnh (Allan và ctv, 2002;
Ostanello và ctv, 2005). Kháng thể mẹ truyền kháng PCV2 biến mất lúc 8 - 9 tuần
sau khi sinh và kháng thể huyết thanh tái xuất hiện lúc 13 – 15 tuần tuổi tương
ứng với thời điểm chuyển heo sang khu vực nuôi vỗ trong cùng trại (Allan và ctv,

1999b)
McKeown và ctv (2005) cho biết những heo con 3 tuần tuổi có kháng thể mẹ
truyền cao khi công cường độc PCV2 thì tăng trọng hằng ngày vẫn cao hơn nhóm
có kháng thể mẹ truyền thấp, đồng thời có rất ít biểu hiện lâm sàng của PMWS so
với nhóm cùng lứa tuổi nhưng có kháng thể mẹ truyền thấp.
Theo Darwich (2002), những triệu chứng lâm sàng ở những heo nhiễm PCV2
có biểu hiện hội chứng PMWS cho thấy có sự rối loạn bệnh lí miễn dịch đặc biệt
là các hạch lympho sưng lớn và có sự xâm nhập của các bạch cầu đơn nhân ái
kiềm. Đặc trưng của những heo có triệu chứng PMWS là giảm bạch cầu, tuy
nhiên, không phải tất cả heo nhiễm PVC2 đều dẫn đến PMWS (trích dẫn bởi Lê
Tiến Dũng, 2006).
2.2.6 Triệu chứng
Biểu hiện lâm sàng thường xảy ra trên heo sau 1 - 2 tuần cai sữa với diễn biến
chậm và có thể kéo dài trong nhiều tháng (Harding, 1997). Heo mắc PMWS
thường gặp nhất là còi cọc và viêm phổi mãn tính (thở gấp, khó thở). Heo đang
bình thường trở nên xanh xao, gầy ốm nhanh trong vòng 3 - 7 ngày và xuất hiện
những con gầy nhất đàn. Một số heo ho nhẹ, sốt, biếng ăn, khó thở, hoàng đản, rối
loạn thần kinh trung ương, viêm kết mạc và tiêu chảy nhẹ. Heo bệnh có thể chết

12


×