Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.97 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGÔ THANH PHONG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2011


NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH TIỀN GIANG

NGÔ THANH PHONG

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

TS. THÁI ANH HÒA
Đại học Nông Lâm TP. HCM

2. Thư ký:

TS. NGUYỄN HỮU DŨNG
Đại học Kinh Tế TP. HCM


3. Phản biện 1:

TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN
Đại học Kinh Tế TP. HCM

4. Phản biện 2:

TS. TRẦN ĐẮC DÂN
Đại học Nông Lâm TP. HCM

5. Ủy vên:

TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Đại học Nông Lâm TP. HCM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Ngô Thanh Phong


ii


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba, mẹ và các anh/chị/em
trong gia đình, những người đã tạo mọi điều kiện để tôi có được ngày hôm nay.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến:
Thầy TS. Lê Quang Thông, người đã tận tình hướng dẫn và tạo cơ hội cho
tôi hoàn thành luận văn này.
Quý Thầy/Cô Khoa Kinh tế, Phòng ĐT Sau Đại học đã truyền đạt những
kiến thức quý báu và đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành
chương trình Cao học.
Và tôi cũng xin chân thành cám ơn đến bạn đồng sự đã hết lòng giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tác giả luận văn

iii


TÓM TẮT

Đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp
tỉnh Tiền Giang” được tiến hành nghiên cứu từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 3 năm
2011. Nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập từ Niên giám Thống kê tỉnh Tiền Giang
và số liệu thu thập từ 160 nông hộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Đề tài đã sử dụng
phương pháp phân tích thống kê mô tả và phương pháp phân tích hồi quy đa biến để
xác định tác động của các yếu tố đến sản lượng ngành nông nghiệp của nông hộ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành ở tỉnh
Tiền Giang trong những năm qua thay đổi theo hướng tiến bộ. Mức độ tác động của

các yếu tố đầu vào đến sản lượng ngành nông nghiệp là chi phí sản xuất, lao động,
áp dụng khoa học kỹ thuật và thị trường.

iv


ABSTRACT
This thesis of “Researching on the situation and proposing solutions to
develop the agricultural production in Tien Giang province” was undertaken from
September, 2010 to March, 2011. The data of this study was both from Tien Giang
Statistical Yearbooks and collected from 160 households representing four
communes of Tien Giang province. The descriptive statistical and multi variables
regression analysis methods were used to identify the impacts of factors on
household agricultural production.
The results of this research showed that the structure of output value of
agriculture in Tien Giang province in previous years has been changing in the
direction of industry, services and agriculture.
Each input was to present its impact level on household agricultural
production in descending order according to its importance: production cost, labor,
scientific and technical application and market.

v


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii

LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ iii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iv
ABSTRACT ................................................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH .........................................................................................x
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
TỔNG QUAN ............................................................................................................4
1.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu .......................................................................4
1.1.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu .......................................................................4
1.1.2 Phương hướng phát triển nông nghiệp Tiền Giang............................................6
1.1.2.1 Nông nghiệp ....................................................................................................6
1.1.2.2 Lâm nghiệp......................................................................................................8
1.1.2.3 Thuỷ sản ..........................................................................................................9
1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu......................................................................9
1.2.1 Vị trí địa lý và các đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên .....................................9
1.2.1.1 Vị trí địa lý kinh tế - chính trị .........................................................................9
1.2.1.2 Đặc điểm tự nhiên .........................................................................................10
1.2.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội ................................................................................12
1.2.2.1 Đặc điểm về kinh tế.......................................................................................12
1.2.2.2 Đặc điểm về xã hội ........................................................................................13
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................15
2.1 Cơ sở lý luận .......................................................................................................15
2.1.1 Vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với phát triển kinh tế ............................15
2.1.1.1 Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người ...........15
2.1.1.2 Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác ...........15
2.1.1.3 Nguồn lao động từ nông thôn có thể bổ sung vào các ngành phi nông nghiệp
trong quá trình công nghiệp hóa ................................................................................15
vi



2.1.1.4 Nông nghiệp nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho công nghiệp .....16
2.1.2 Xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay .......................................16
2.1.2.1 Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ...................16
2.1.2.2 Phát triển sản xuất nông nghiệp từ thuần nông sang phát triển nông nghiệp
tổng hợp.....................................................................................................................17
2.1.3 Nhân tố tác động đến sự phát triển sản xuất nông nghiệp ...............................17
2.1.3.1 Nhóm các nhân tố kinh tế..............................................................................17
2.1.3.2 Nhóm nhân tố phi kinh tế ..............................................................................21
2.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................22
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ..........................................................................22
2.2.1.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp ...............................................................................22
2.2.1.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp .................................................................................22
2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................23
2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả.........................................................................23
2.2.2.2 Phương pháp phân tích hồi quy đa biến ........................................................23
2.3 Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất nông nghiệp.................................................24
Chương 3 ...................................................................................................................26
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................................26
3.1 Thực trạng nền nông nghiệp Tiền Giang giai đoạn 2006 – 2009 .......................26
3.1.1 Thay đổi cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006 – 2009 .....................26
3.1.1.1 Thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) .........................................................26
3.1.1.2 Thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ....................................................................27
3.1.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ................................................................28
3.1.3 Sự thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp Tiền Giang giai đoạn 2006 – 2009 ...29
3.1.3.1 Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất khu vực I (nông – lâm – thủy sản).........29
Bảng 3.4: GTSX, cơ cấu và tăng trưởng GTSX khu vực I tỉnh Tiền Giang.............30
3.1.3.2 Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ các ngành trong khu vực I ..........30
3.2 Phân tích tác động của các nhân tố chủ yếu đến sản xuất nông nghiệp..............34

3.2.1 Tác động của các nhân tố kinh tế .....................................................................34
3.2.1.1 Yếu tố vốn đầu tư ..........................................................................................34
3.2.1.2 Yếu tố lao động .............................................................................................36
3.2.1.3 Yếu tố đất đai ................................................................................................38
3.2.1.4 Yếu tố khoa học và công nghệ ......................................................................40
vii


3.2.2 Tác động của các nhân tố phi kinh tế ...............................................................40
3.2.2.1 Cơ chế chính sách trong nông nghiệp ...........................................................40
3.2.2.2 Tập quán sản xuất của nông dân ...................................................................42
3.2.3 Mô hình thực tiễn phân tích tác động của các nhân tố đến giá trị sản lượng
ngành nông nghiệp ....................................................................................................42
3.2.3.1 Tóm tắt kết quả phân tích của 3 mô hình ......................................................42
3.2.3.2 Một số nhận xét rút ra từ kết quả mô hình phân tích ....................................44
3.2.3.3 Đánh giá mặt thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.................45
3.3 Những giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất nông nghiệp Tiền Giang ..............47
3.3.1 Quan điểm phát triển nông nghiệp Tiền Giang trong thời gian tới ..................47
3.3.2 Giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất nông nghiệp Tiền Giang ......................48
3.3.2.1 Đẩy mạnh thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ....48
3.3.2.2 Mở rộng quy mô đất sản xuất cho người sản xuất, tăng cường liên kết sản
xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa ...........................................................................51
3.3.2.3 Nâng cao vai trò của công tác khuyến nông trong sản xuất nông nghiệp.....55
3.3.2.4 Giải pháp về thị trường .................................................................................56
3.3.2.5 Giải pháp về vốn ...........................................................................................58
3.3.2.6 Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn ............................................59
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................63
PHỤ LỤC


viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ: Bình quân
CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
CSPT: Chỉ số phát triển
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐVT: Đơn vị tính
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội
GTSX: Giá trị sản xuất
GTSL: Giá trị sản lượng
KCN: Khu công nghiệp
LĐ: Lao động
NTTS: Nuôi trồng Thủy sản
NSLĐ: Năng suất Lao động
NN & PTNT: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
SS: So sánh
SX: Sản xuất
SXKD: Sản xuất Kinh doanh
TT: Thực tế
TTTH: Tính toán tổng hợp
UBND: Ủy ban Nhân dân
VĐT: Vốn đầu tư
VKTTĐPN: Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH

TRANG

Hình 3.1: Sơ đồ kênh phân phối

63

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 1.1: Dự kiến diện tích – năng suất – sản lượng một số cây trồng chủ yếu .......7
Bảng 2.1: Phân bố các huyện và huyện được chọn nghiên cứu ở Tiền Giang .........22
Bảng 2.2: Phân bổ mẫu điều tra tại các xã nghiên cứu ............................................23
Bảng 2.3: Các biến và hệ số dùng trong mô hình phân tích .....................................24
Bảng 3.1: Cơ cấu và tăng trưởng tổng sản phẩm của tỉnh Tiền Giang ....................26
Bảng 3.2: Cơ cấu và tăng trưởng giá trị sản xuất tỉnh Tiền Giang...........................27
Bảng 3.3: So sánh diện tích các loại đất nông nghiệp (năm 2009 so với năm 2006)
...................................................................................................................................29
Bảng 3.5: GTSX, cơ cấu và tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang ........30
Bảng 3.6: GTSX, cơ cấu và tăng trưởng GTSX trồng trọt tỉnh Tiền Giang ............31
Bảng 3.7: GTSX, cơ cấu và tăng trưởng GTSX chăn nuôi tỉnh Tiền Giang............32
Bảng 3.8: GTSX, cơ cấu và tăng trưởng GTSX ngành lâm nghiệp tỉnh Tiền Giang
...................................................................................................................................33
Bảng 3.9: GTSX, cơ cấu và tăng trưởng GTSX ngành thủy sản tỉnh Tiền Giang ...34

Bảng 3.10: Tổng đầu tư xã hội và khu vực I (giá thực tế) tỉnh Tiền Giang .............34
Bảng 3.11: Vốn đầu tư cho nông – lâm – ngư nghiệp do nhà nước quản lý ............35
Bảng 3.12: Sử dụng vốn đầu tư sản xuất của hộ ở tỉnh Tiền Giang .........................36
Bảng 3.13: Quy mô lao động và GTSX khu vực I tỉnh Tiền Giang........................37
Bảng 3.14: Sử dụng lao động của hộ ở Tiền Giang .................................................38
Bảng 3.15: Quy mô và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Tiền Giang ...............39
Bảng 3.16: Diện tích gieo trồng nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Tiền Giang .....39
Bảng 3.17: Một số chỉ tiêu về hạ tầng nông thôn tỉnh Tiền Giang đến năm 2009...41
Bảng 3.18: Kết quả ước lượng biến giá trị sản lượng ngành nông – lâm – ngư nghiệp
...................................................................................................................................42
Bảng 3.19: Kết quả ước lượng biến giá trị sản lượng ngành nông – lâm nghiệp.....43
Bảng 3.20: Kết quả ước lượng biến giá trị sản lượng ngành thủy sản .....................44
Bảng 3.21: Hình thức tiêu thụ nông sản ở tỉnh Tiền Giang .....................................57

xi


MỞ ĐẦU

Việt Nam là nước đang phát triển có trên 70% dân số nông thôn và khoảng
65% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, chính vì vậy nông nghiệp có vai
trò hết sức quan trọng về mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường sinh thái.
Nông nghiệp không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu
cho công nghiệp,… mà còn là ngành chủ yếu tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho đa
số dân cư nước ta.
Nằm ở vị trí trọng yếu của đồng bằng sông Cửu Long và vùng Kinh tế trọng
điểm phía Nam, tỉnh Tiền Giang là cửa ngõ giao thương quan trọng về nông – thủy
sản hàng hóa giữa các vùng nhất là đối với thành phố Hồ Chí Minh, là tỉnh trọng
điểm về sản xuất lượng lương thực, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đồng thời
đây cũng là địa bàn thuận lợi trong phát triển kinh tế thủy sản.

Xuất phát từ địa thế đặc biệt đó và để phát huy tốt lợi thế của tỉnh, những
năm qua, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Tiền Giang thực hiện nhiều
chương trình để phát triển nông nghiệp, nông thôn, mang lại nhiều kết quả khả quan
như cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng và từng bước hoàn thiện, giảm
số hộ nghèo. Nhiều trang trại sản xuất mới hình thành với quy mô và chất lượng
ngày một tốt hơn, chất lượng cuộc sống của nông dân được nâng lên rõ rệt và xu
hướng đó ngày càng lan tỏa rộng hơn trên địa bàn tỉnh (Trần Khánh Minh, 2009).
Với tổng diện tích đất trên 248.400 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp
của Tiền Giang chiếm 77%, tình hình chung theo Ủy ban Nhân dân tỉnh đánh giá,
cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ
tăng, sản xuất các ngành đang từng bước phát triển theo hướng hàng hóa. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế năm 2009 tăng 9,2% (kế hoạch tăng 9%), trong đó khu vực
nông – lâm – ngư nghiệp tăng 4,9% (kế hoạch tăng 4,5%), khu vực công nghiệp và
xây dựng tăng 28,3% và khu vực dịch vụ tăng 13,1%. Tuy nhiên, tỉ trọng cơ cấu
1


GDP khu vực I còn cao, chiếm 48,3% (khu vực II là 23,4%; khu vực III là 28,3%),
trong đó, tỉ trọng ngành thủy sản chiếm 18,9% trong giá trị sản xuất khu vực I.
Phấn đấu đến năm 2015, tỉ trọng khu vực I giảm xuống còn 22,8% (khu
vực II là 42,9%; khu vực III là 34,3%), giá trị sản xuất khu vực I tăng bình quân
4%/năm và tỉ trọng ngành thủy sản chiếm 22,5% giá trị sản xuất khu vực I, giá trị
sản lượng thủy sản tăng bình quân giai đoạn 2011 – 2015 là 5,1%/năm (Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Tiền Giang đến năm 2020).
Để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu thực trạng sản
xuất nông nghiệp sẽ xác định được thế mạnh và hạn chế trong sản xuất tại địa
phương, từ đó đưa ra giải pháp phát triển phù hợp. Đề tài: “Nghiên cứu thực trạng
và giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Tiền Giang” được thực hiện nhằm
tìm ra những giải pháp thích hợp để thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất nông
nghiệp tỉnh Tiền Giang.

Nghiên cứu này nhằm phân tích thực trạng sản xuất nông nghiệp ở Tiền Giang
trong giai đoạn 2006 – 2009, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất
nông nghiệp tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới. Với những mục tiêu cụ thể như sau:
- Phân tích thực trạng sản xuất nông nghiệp tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn
2006 – 2009.
- Đánh giá tác động của các nhân tố đến sản xuất nông nghiệp tỉnhTiền Giang.
- Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Tiền Giang trong
thời gian tới.
Nghiên cứu sẽ đưa ra cơ sở để đánh giá thực trạng nền nông nghiệp tỉnh
Tiền Giang trong giai đoạn 2006 – 2009; kết hợp giữa phân tích tổng hợp với ứng
dụng mô hình phân tích giá trị sản lượng ngành nông nghiệp theo hàm sản xuất, làm
rõ mức độ tác động của từng nhân tố đến sản lượng ngành nông nghiệp của tỉnh
Tiền Giang. Đề tài phân tích những mặt thuận lợi, khó khăn của Tiền Giang trong
quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, nhằm phát huy hơn nữa những tiềm năng
và thế mạnh của nông nghiệp Tiền Giang.
Thực hiện nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất nông
nghiệp được thực hiện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Thực trạng nền nông nghiệp
2


được theo dõi và phân tích trong khoảng từ năm 2006 đến năm 2009, trên cơ sở đó,
đề ra phương hướng và giải pháp triển sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới.

3


Chương 1
TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Phát triển nền nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH đã được Đảng và Nhà
nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc
hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại. Phát triển nông
nghiệp nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu cải thiện đời sống nông
dân luôn là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm và đã có khá nhiều công trình
nghiên cứu.
Đào Thế Anh (2005) đã nghiên cứu đề tài: “Luận cứ khoa học của chuyển
đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn: Hiện trạng và các yếu tố tác động ở Việt
nam”, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
ở nước ta trong thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy
cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng chuyển dịch nhanh hơn theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời gian tới, đã hệ thống hóa các vấn đề về thay đổi
cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phân tích bằng các phương pháp phân tích đa yếu tố
cho thấy rằng thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhìn chung diễn ra chậm và chưa
thật sự rõ nét, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy cơ cấu kinh tế
nông nghiệp chuyển dịch nhanh hơn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong thời gian tới.
Nguyễn An Tiêm (2004) với bài viết: “Thay đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn Đồng Bằng Sông Cửu Long” đã phân tích thực trạng thay đổi cơ
cấu kinh tế nông nghiệp và những vấn đề cấp bách đang đặt ra, với những lý giải

4


làm thế nào có thể nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho nông dân,
bước đầu khởi động được quá trình chuyển đổi, phá thế độc canh cây lúa.
Lê Đình Khánh (2006) với đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong phát
triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010”, trên cơ sở phân tích hiện
trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh, tác giả đã chỉ ra những tồn tại trong quá trình

chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, từ đó đề xuất một số giải pháp để chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đúng mục tiêu.
Trần Tuấn Anh (2007), với đề tài: “Phương hướng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành tỉnh Trà Vinh đến năm 2015”, Luận án tiến sĩ. Trên cơ sở nghiên cứu
lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tính đến kinh nghiệm của một số
nước và thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Trà Vinh để xác định
phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh đến năm 2015. Với
phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2015 là: khu vực II tăng 18,3% từ
năm 2006 đến năm 2006, tưng ứng tăng khu vực III là 7,8% và sẽ giảm khu vực I là
10,5%.
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2007) đã nghiên cứu đề tài “Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa”, Luận văn thạc sĩ. Hệ thống hóa cơ sở lý luận,
phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa. Với phương pháp thống
kê mô tả, so sánh và chuyên gia để đưa ra cái nhìn tổng quát, xác thực và đo lường
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động, các kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội
do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang lại.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp được thể hiện qua các tỷ lệ về số lượng và chất
lượng của các ngành nghề, các bộ phận cấu thành nền nông nghiệp. Xu hướng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện nay là giảm dần tỷ trọng giá trị nông –
lâm – thủy sản, tăng dần giá trị công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên, việc
giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp không có nghĩa là vai trò của nông nghiệp bị
giảm sút mà ngược lại, vai trò của nó được nâng lên một tầm cao mới, với sự hạn chế
về quy mô sản xuất nông nghiệp nhưng phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đề tài “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp
tỉnh Tiền Giang” là cơ sở đề ra định hướng và giải pháp phát triển sản xuất nông
5


nghiệp tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới. Để hoàn thành nghiên cứu này, trước hết

phải tìm hiểu những thay đổi trong sản xuất nông nghiệp tỉnh, xác định mức độ tác
động của một số nhân tố chủ yếu đến giá trị sản lượng của các ngành nông nghiệp
thông qua điều tra nông hộ. Một số tài liệu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu
của đề tài:
- Báo cáo tình hình phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Tiền Giang trong khoảng
thời gian từ năm 2006 – 2009: tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế về công – nông nghiệp,
các chỉ tiêu về xã hội,…
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm
2020: mô tả tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội, các chỉ tiêu về quy
hoạch phát triển các ngành công – nông nghiệp và dịch vụ đến năm 2020.
- Niên giám Thống kê tỉnh Tiền Giang các năm 2006 – 2009: tổng hợp các
số liệu về giá trị sản lượng của các ngành nông – lâm – ngư nghiệp.
Từ các nguồn số liệu này sẽ tiến hành tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu của
ngành nông – lâm – ngư nghiệp trong khoảng thời gian 2006 – 2009. Qua đó cho
phép đánh giá khái quát sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp tỉnh. Nhận định về
những tiềm năng và lợi thế trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, kết hợp với việc
đánh giá các hàm sản xuất để có thể đề xuất các giải pháp thực hiện mục tiêu phát
triển sản xuất nông nghiệp tỉnh trong thời gian tới.
1.1.2 Phương hướng phát triển nông nghiệp Tiền Giang
1.1.2.1 Nông nghiệp
Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,0%/năm, trồng trọt tăng
3,1%/năm, chăn nuôi tăng 6,9%/năm; nâng tỷ trọng chăn nuôi từ 21,3% (năm 2010)
lên trên 24,5% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp năm 2015. Các chỉ tiêu lớn năm
2015 cần đạt được gồm: ổn định sản lượng lúa khoảng 1 triệu tấn, song có giá trị và
lợi nhuận bằng 1,5 triệu tấn lúa thường, sản lượng cây ăn quả đạt 900.000 – 950.000
tấn, tổng đàn heo trên 655.000 con và gia cầm trên 5,3 triệu con. Giai đoạn 2011 –
2020, giá trị sản xuất trồng trọt tăng 2,7%/năm, chăn nuôi tăng 6,5%/năm, tỷ trọng
chiếm 32,1% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp. Mục tiêu đến năm 2020, sản lượng
lúa đạt khoảng 900.000 tấn, sản lượng trái cây đạt 1 – 1,1 triệu tấn, đàn heo 1 triệu
con và đàn gia cầm trên 8 triệu con.

6


Về trồng trọt:
- Lương thực: vẫn chiếm vị trí quan trọng góp phần giải quyết vấn đề an ninh
lương thực, tiếp tục đầu tư thâm canh và diện tích canh tác lúa đến năm 2020
khoảng 63.000 ha. Nghiên cứu phát triển cây màu thực phẩm, đặc biệt là cây khoai
mì để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển
diện tích rau các loại để cung cấp cho các đô thị như thành phố Mỹ Tho, TP. HCM
đến năm 2020 diện tích gieo trồng đạt trên 46.000 ha.
- Cây ăn quả: Tiếp tục nghiên cứu, phát triển mạnh các giống cây ăn quả có
giá trị kinh tế cao và đẩy mạnh tiến độ cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên, tạo nguồn
nguyên liệu hàng hóa, đáp ứng yêu cầu về lượng và chất, về quy cách, giá thành sản
phẩm cho công nghiệp chế biến, cho tiêu dùng và cho xuất khẩu. Đến năm 2015, diện
tích cây ăn quả chuyên canh khoảng 74 ngàn ha và năm 2020 khoảng trên 76,7 ngàn
ha. Tiếp tục đầu tư khai thác phát triển vùng Đồng Tháp Mười hình thành vùng
chuyên canh cây khóm của tỉnh, với diện tích định hình khoảng trên 10.000 ha để
đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy chế biến rau quả của tỉnh.
- Cây công nghiệp: chủ yếu là cây dừa, ổn định diện tích khoảng 10.000 ha.
Bảng 1.1: Dự kiến diện tích – năng suất – sản lượng một số cây trồng chủ yếu
Cây trồng
1. Lúa cả năm
- Diện tích gieo trồng
Trong đó, lúa đặc sản
- Năng suất bình quân
- Sản lượng lúa
2. Cây ăn trái (kể cả cây khóm)
- Diện tích
+ Trong đó: DT chuyên canh
- Năng suất bình quân

- Sản lượng
3. Rau đậu các loại
Trong đó, rau đặc sản
- Năng suất bình quân
- Sản lượng
4. Dừa
- Sản lượng

Đơn vị

2010

2015

Ha
Ha
Tấn/ha
Tấn

251.890
32.500
5,1
1.296.715

193.519
36.600
5,4
1.045.000

165.200

40.000
5,5
908.600

65.451
57.444
10,8
704.225
29.101
1.600
16,0
464.751
9.805
69.925

83.149
73.891
11,4
947.911
37.810
5.200
16,4
619.588
10.330
78.201

78.705
76.705
14,9
1.172.396

46.322
6.500
17,9
827.351
11.394
85.120

Ha
Tấn/ha
Tấn
Ha
Ha
Tấn/ha
Tấn
Ha
103 quả

2020

Nguồn: Quy hoạch phát triển KT – XH Tiền Giang đến năm 2020
7


Về chăn nuôi:
- Phát triển đàn gia súc, gia cầm mà Tỉnh có lợi thế như: heo, gà, vịt,... theo
hướng công nghiệp hóa để tăng chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất. Chú
trọng cải tạo đàn giống để nâng cao chất lượng thịt nhằm đáp ứng nhu cầu của thị
trường nội địa, đồng thời làm nền tảng cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Bên
cạnh chú ý phát triển chăn nuôi khác có hiệu quả cao và đang tăng nhanh như bò,
dê, baba, cá sấu,...

- Củng cố các trại chăn nuôi heo giống, các nhà máy chế biến thức ăn gia súc
và hệ thống thú y cơ sở.
- Phát triển chăn nuôi gia đình, đồng thời chú trọng phát triển chăn nuôi theo
hình thức trang trại vừa và nhỏ để dễ có điều kiện đầu tư chiều sâu về giống, thức
ăn, vệ sinh phòng bệnh và gắn với công nghiệp chế biến.
- Phấn đấu năm 2015, đàn heo trên 655.000 con, gia cầm trên 5,3 triệu con, đàn
bò tăng nhanh đạt khoảng 82.000 con, đàn dê đạt 73.000 con,... Đến năm 2020, đàn
heo đạt trên 1 triệu con, đàn gia cầm 8 triệu con, đàn bò 270 ngàn con, đàn dê 150 ngàn
con, thỏ 150 ngàn con... Đưa giá trị chăn nuôi chiếm khoảng 24,5% năm 2015 so với
tổng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp và đến năm 2020 tỷ trọng này chiếm khoảng
32,1% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
1.1.2.2 Lâm nghiệp
Đặt trọng tâm phát triển lâm nghiệp vào việc phòng hộ, bảo tồn môi trường
sinh thái, tăng cường độ che phủ. Đến năm 2020, tổng diện tích rừng đạt 9.053 ha,
trong đó, 101 ha rừng đặc dụng, 4.902 ha rừng phòng hộ (gồm rừng phòng hộ ven
biển và rừng tràm vùng Đồng Tháp Mười) và khoảng 4.050 ha rừng sản xuất. Bên
cạnh việc trồng rừng tập trung, phấn đấu phát triển các loại cây cho gỗ xây dựng,
dưới dạng cây phân tán trồng theo các trục giao thông và đất thổ cư hộ gia đình bình
quân trên 6 triệu cây/năm. Nâng độ che phủ bằng cây rừng và cây lâu năm lên 40%
– 41,5 % tổng diện tích tự nhiên.
Gắn định cư với việc khoanh nuôi bảo vệ, chăm sóc rừng. Tăng cường các
biện pháp chọn giống và các kỹ thuật khác, bảo đảm cây rừng trồng và cây phân tán
có tỷ lệ sống cao. Tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ phòng chống cháy
rừng và chặt phá rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ ven biển.
8


1.1.2.3 Thuỷ sản
Đặt trọng tâm phát triển thuỷ sản vào việc nuôi trồng, khai thác biển xa, phục
vụ cho chế biến và xuất khẩu. Giá trị sản lượng tăng bình quân hàng năm 6,2%/năm

giai đoạn 2010 – 2015; 5,2%/năm giai đoạn 2015 – 2020, đến năm 2020 chiếm tỷ
trọng khoảng 23,5% giá trị sản xuất khu vực I và nuôi trồng chiếm 65,3% giá trị sản
lượng ngành thuỷ sản (theo giá so sánh 94).
Phát triển nuôi trồng các loại thuỷ sản có giá trị tiêu dùng nội địa và xuất
khẩu như cá, tôm, nghêu, cá bè, sò, cua... trên Sông Tiền, các cồn, bãi bồi ven biển,
diện tích nuôi trồng khoảng 14.500 ha năm 2015; năm 2020 là 16.500 ha và trên
800 lồng bè (thể tích 88 m3/bè) năm 2020.
Củng cố và phát triển các trung tâm giống thuỷ sản phục vụ cho tỉnh và vùng.
Củng cố, nâng cấp và xây dựng mới các cụm cảng cá, bến cá ở Mỹ Tho và Gò Công
gắn với việc đầu tư phát triển các chợ đầu mối về thuỷ sản và các dịch vụ hậu cần
nghề cá. Xây dựng Khu neo đậu trú bão tàu thủy sản tại Tiền Giang.
Tiếp tục hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thuỷ sản. Cải
thiện việc cung cấp tín dụng cho ngành ngư nghiệp, nhằm phát triển ngành thuỷ sản
nói chung, đặc biệt mở rộng đội tàu đánh bắt vùng biển sâu.
Khuyến khích đầu tư nâng cấp và phát triển mới các nhà máy chế biến thuỷ
sản hiện đại, nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Khuyến khích và tổ chức phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác trong các hoạt động
nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản nhằm thuận lợi trong đầu tư phát triển hạ tầng, nâng
cao hiệu quả công tác khuyến ngư, chuyển giao công nghệ và tiếp cận thị trường.
1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.2.1 Vị trí địa lý và các đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên
1.2.1.1 Vị trí địa lý kinh tế - chính trị
Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),
vừa nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam; nằm trải dài trên bờ Bắc Sông
Tiền với chiều dài trên 120 km; có tọa độ địa lý 105o49'07'' đến 106o48'06'' kinh độ
Đông và 10o12'20'' đến 10o35'26'' vĩ độ Bắc.
9



Về ranh giới hành chính, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh
Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, phía Bắc và Đông Bắc giáp
tỉnh Long An và TP.Hồ Chí Minh.
Diện tích tự nhiên là 2.481,77 km2, chiếm khoảng 6% diện tích Đồng bằng
sông Cửu Long, 8,1% diện tích vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, 0,7% diện tích
cả nước.
Tiền Giang có vị trí địa lý kinh tế – chính trị khá thuận lợi, nằm trên các trục
giao thông – kinh tế quan trọng như quốc lộ 1A, quốc lộ 50, quốc lộ 60, quốc lộ 30,
đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương (Mỹ Tho) – Cần Thơ,... nối thành
phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ với các tỉnh ĐBSCL, tạo cho Tiền Giang vị
thế của một cửa ngõ của các tỉnh miền Tây về thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam.
Nhìn chung, với các điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế và giao thông thủy bộ,
Tiền Giang có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển sản
xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng hợp tác,
giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch với các tỉnh trong vùng,... đặc biệt là thành phố Hồ
Chí Minh và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam.
1.2.1.2 Đặc điểm tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc hình thành các hệ sinh
thái nông nghiệp khác nhau. Nền tảng cho việc hình thành các cơ cấu cây trồng, vật
nuôi trên một vùng lãnh thổ gồm có: khí hậu, nguồn nước, đất đai và hệ sinh vật.
Khí hậu: Tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung
của Đồng bằng sông Cửu Long với đặc điểm: nền nhiệt cao và ổn định quanh năm,
khí hậu phân hóa thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với
mùa gió Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với mùa gió Đông Bắc.
Tài nguyên nước:
- Tài nguyên nước mặt: Tiền Giang có hai sông lớn chảy qua là sông Tiền,
sông Vàm Cỏ Tây và hệ thống kênh ngang, dọc tương đối phong phú, rất thuận lợi
cho việc đi lại bằng phương tiện đường thủy và sử dụng nguồn nước mặt phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp.

10


- Tài nguyên nước dưới đất: Tiền Giang có nguồn nước ngầm ngọt có chất
lượng khá tốt ở khu vực phía Tây và một phần khu vực phía Đông của Tỉnh, nhưng
phải khai thác ở độ sâu khá lớn (từ 200 – 500 m). Đây là một trong những nguồn
nước sạch quan trọng, góp phần bổ sung nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất
của nhân dân, đặc biệt đối với những vùng bị nhiễm mặn, phèn...
Tiềm năng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản: Tiền Giang là tỉnh ở cuối
nguồn sông Cửu Long, có khoảng 32 km bờ biển, có hệ thống sông rạch đặc trưng
của đồng bằng sông Cửu Long và khoảng 120 km sông Tiền đổ ra biển qua 2 cửa
Tiểu và cửa Đại, có nguồn lợi thủy sản phong phú.
Tiền Giang có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, có điều kiện để phát
triển nuôi trồng thủy sản, trong đó vùng ven biển Gò Công có khoảng 7.500 ha nuôi
thủy sản nước mặn, lợ với các loài có giá trị kinh tế như nghêu, sò huyết, tôm sú.
Vùng nước ngọt ở các huyện phía tây thuận lợi cho việc nuôi tôm càng xanh, nuôi cá
ao, nuôi cá trên ruộng lúa và nuôi cá bè dọc sông Tiền, nếu khai thác triệt để có khả
năng đưa diện tích nuôi thủy sản nước ngọt lên khoảng 10.000 ha với các mô hình
như nuôi ao, mương vườn, nuôi trên ruộng lúa.
Tài nguyên đất đai: Theo các chương trình điều tra thổ nhưỡng, Tiền Giang
có các nhóm đất chính như sau:
- Nhóm đất phù sa: Chiếm 54,9% diện tích tự nhiên, chiếm phần lớn diện
tích các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho và một
phần huyện Gò Công Tây thuộc khu vực có nguồn nước ngọt. Đây là nhóm đất
thuận lợi nhất cho nông nghiệp, đã được sử dụng toàn bộ diện tích, thích hợp cho
trồng cây ăn trái.
- Nhóm đất mặn: Chiếm 14,6% diện tích tự nhiên, chiếm phần lớn diện tích
huyện Gò Công Đông, Thị xã Gò Công, Gò Công Tây, Tân Phú Đông và một phần
huyện Chợ Gạo. Loại đất này khi có điều kiện rửa mặn sẽ trở nên rất thích hợp cho
sản xuất nông nghiệp với chủng loại cây trồng tương đối đa dạng.

Chương trình ngọt hóa Gò Công bằng biện pháp ngăn mặn và đưa nguồn
nước ngọt dồi dào về đã mở ra một diện tích lớn đất tăng vụ mùa khô hoặc đầu mùa
khô. Riêng đất ven biển là thích nghi cho rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản.

11


- Nhóm đất phèn: Chiếm 19,4% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở khu
vực trũng thấp Đồng Tháp Mười thuộc phía Bắc 3 huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân
Phước. Hiện nay, ngoài tràm và bàng là 2 cây cố hữu trên đất phèn nông, đã tiến
hành trồng khóm và mía có hiệu quả ổn định trên diện tích đáng kể.
- Nhóm đất cát giồng: Chỉ chiếm 3% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở
các huyện Cai Lậy, Châu Thành, Gò Công Tây và tập trung nhiều nhất ở huyện Gò
Công Đông. Do đất cát giồng có địa hình cao, thành phần cơ giới nhẹ, nên chủ yếu
sử dụng làm thổ cư và canh tác cây ăn trái, rau màu.
Nhìn chung, đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa (chiếm 55%),
thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành
vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh; còn lại 19,4% là
nhóm đất phèn và 14,6% là nhóm đất phù sa nhiễm mặn.
1.2.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội
1.2.2.1 Đặc điểm về kinh tế
Tiền Giang là một trong các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam. Kinh tế Tiền Giang trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng bình
quân hàng năm trên 10%/năm. Tình hình chung theo Ủy ban Nhân dân tỉnh đánh giá,
cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ
tăng, sản xuất các ngành đang từng bước phát triển theo hướng hàng hóa. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế năm 2009 tăng 9,2% (kế hoạch tăng 9%), trong đó khu vực nông
– lâm – ngư nghiệp tăng 4,9% (kế hoạch tăng 4,5%), khu vực công nghiệp và xây
dựng tăng 28,3% và khu vực dịch vụ tăng 13,1%. Tuy nhiên, tỉ trọng cơ cấu GDP
khu vực I còn cao, chiếm 48,3% (khu vực II là 23,4%; khu vực III là 28,3%), trong

đó, tỉ trọng ngành thủy sản chiếm 18,9% trong giá trị sản xuất khu vực I.
Phấn đấu đến năm 2015, tỉ trọng khu vực I giảm xuống còn 22,8% (khu
vực II là 42,9%; khu vực III là 34,3%), giá trị sản xuất khu vực I tăng bình quân
4%/năm và tỉ trọng ngành thủy sản chiếm 22,5% giá trị sản xuất khu vực I, giá trị
sản lượng thủy sản tăng bình quân giai đoạn 2011 – 2015 là 5,1%/năm (Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Tiền Giang đến năm 2020).
Để đẩy mạnh thu hút đầu tư, tỉnh đã có nhiều giải pháp về cơ chế chính sách,
về đầu tư hạ tầng, đào tạo nghề... nhằm tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, minh
12


bạch và có sức hấp dẫn. Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng ĐBSCL, vừa thuộc vùng
kinh tế trọng điểm phía nam, là 2 vùng kinh tế đang phát triển mạnh. Do nằm giữa 2
vùng kinh tế nên Tiền Giang rất thuận lợi trong việc tiếp cận với nhiều dự án, lĩnh
vực ngành nghề đầu tư, tiếp thu kiến thức khoa học, nâng cao trình độ công nghệ sản
xuất, quản lý, điều hành sản xuất... Tiền Giang đã và đang hình thành là một tỉnh
công nghiệp có tốc độ phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng khá cao với nhiều KCN
tập trung với quy mô lớn và làm ăn có hiệu quả như: KCN Mỹ Tho, KCN Tân
Hương, KCN Long Giang, KCN đóng tàu thủy Xoài Rạp,...
1.2.2.2 Đặc điểm về xã hội
Dân số: Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2008 là 1.749.992 người, mật độ
704 người/km². Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 72,9% dân số. Hơn
83% dân số sống ở nông thôn. Mật độ dân số tỉnh khá cao (cao gấp 1,6 lần Đồng
bằng sông Cửu Long và 3 lần so với trung bình cả nước).
Lao động: Trong thời gian qua có sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp
sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, nhưng nhìn chung còn chậm và lao động khu
vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trên 68% lực lượng lao động ngành nghề.
Tỷ lệ lao động chưa có việc làm khu vực thành thị tuy có giảm nhưng
không lớn do lao động mới không ngừng tăng lên; tỷ lệ thời gian lao động chưa
được sử dụng khu vực nông thôn còn khoảng 20% – tương đương với khoảng

120.000 người không có việc làm, khoảng 14% lực lượng lao động ngành nghề, đây
chính là lực lượng lao động thất nghiệp tiềm tàng trong nông nghiệp.
Lực lượng lao động kỹ thuật có sự chuyển biến tích cực, góp phân nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực của địa phương và đáp ứng phần nào nhu cầu lao động
kỹ thuật của xã hội. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo vẫn còn thấp so mục tiêu
đề ra đến năm 2008 là 25%. Bên cạnh đó, lực lượng lao động ngành nghề tuy có
tăng lên đáng kể, nhưng nhìn chung lực lượng lao động không có chuyên môn kỹ
thuật vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trên 77% lực lượng lao động xã hội, là một thách thức
cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong việc tăng năng suất lao động,
tăng thu nhập và chuyển dịch lao động nông nghiệp – nông thôn.
Cơ sở hạ tầng:
- Có mạng lưới viễn thông hiện đại, đảm bảo thông tin liên lạc.
13


×