Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP HỘ NÔNG DÂN SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP HỘ NÔNG DÂN SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*******************************
*******************************

NGUYỄN VIẾT ĐẤU
NGUYỄN VIẾT ĐẤU

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP HỘ
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP HỘ
NÔNG DÂN SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI HUYỆN
NÔNG DÂN SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI HUYỆN
TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI
TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số

: 60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Ts. TRẦN ĐẮC DÂN

NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 
 



 

 

 

 

 
 

  
 

Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 4/2011
Tháng 4/2011 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*******************************

NGUYỄN VIẾT ĐẤU

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP HỘ
NÔNG DÂN SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI HUYỆN
TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI


Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số

: 60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:
Ts. TRẦN ĐẮC DÂN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 4/2011


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP HỘ
NÔNG DÂN SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI HUYỆN
TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

NGUYỄN VIẾT ĐẤU

Hội đồng chấm luận văn:
Chủ tịch:

TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Đại học Nông Lâm TP. HCM

Thư ký:

TS. NGUYỄN HỮU DŨNG

Đại học Kinh Tế TP. HCM

Phản biện 1:

TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN
Đại học Kinh Tế TP. HCM

Phản biện 2:

TS. THÁI ANH HÒA
Đại học Nông Lâm TP. HCM

Ủy viên:

TS. NGUYỄN NGỌC THÙY
Đại học Nông Lâm TP. HCM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tên tôi là Nguyễn Viết Đấu, sinh ngày 22 tháng 6 năm 1965, tại huyện Yên
Thành, tỉnh Nghệ An.
Tốt nghiệp PTTH năm 1982 tại trường Trung học phổ thông Yên Thành I,
tỉnh Nghệ An. Tốt nghiệp Đại học ngành Kinh tế nông nghiệp hệ Chính quy năm
1988, tại trường Đại học Nông nghiệp II - Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Quá trình công tác:
Từ năm 1988 đến năm 2001, công tác tại nông trường cà phê 715A - Đắk
Lắc. Năm 1993 đến 1995: Trưởng ban khoán, Phó bí thư đoàn cơ sở, đoàn thanh

niên Nông trường cà phê 715A. Năm 1995 -1988: Trưởng ban khoán, Bí thư đoàn
cơ sở, đoàn thanh niên Nông trường cà phê 715A. Năm 1988 - 2001: Kỷ sư trưởng,
Trưởng ban khoán nông trường cà phê 715A.
Năm 2002 - năm 2003: Công tác tại Công ty Nguyên liệu giấy Miền Nam.
Năm 2004 đến nay, công tác tại Văn Phòng HĐND - UBND huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai; từ năm 2005 là Phó chánh Văn phòng HĐND - UBND huyện.
Tháng 9 năm 2008 học Cao học ngành kinh tế nông nghiệp tại trường Đại
học Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: Nhà số 7, ấp Tân Đạt, xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, tỉnh
Đồng Nai.
Điện thoại: CĐ: 0613.538051 hoặc DĐ: 0937.620.066
Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các dữ liệu thu thập từ những nguồn hợp pháp. Nội dung và kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 4 năm 2011
Học viên

Nguyễn Viết Đấu

iii



LỜI CẢM ƠN
Quá trình học tập cho tới khi hoàn thành Chương trình Cao học và bảo vệ
thành công Luận văn Thạc sỹ Kinh tế Nông nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
của Nhà trường, các cơ quan, thầy giáo và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Trường Đại học Nông Lâm - Thủ
Đức - TP. HCM; phòng Sau Đại học và Khoa Kinh tế của Trường đã tạo cơ hội cho
tôi học Chương trình Sau đại học;
Xin được khắc sâu lòng biết ơn đến thầy giáo hướng dẫn khoa học Trần Đắc
Dân, người đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn;
Xin ghi nhớ Cha, Mẹ, Vợ và Anh, Chị, Em của tôi đã luôn động viên tinh
thần, ủng hộ tôi trong suốt quá trình dùi mài kinh sử;
Xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Trảng Bom, các cơ
quan của huyện và Sở Khoa học công nghệ tỉnh Đồng Nai đã luôn tạo điều kiện cho
tôi về thời gian, kinh phí và tài liệu nghiên cứu.
Một lần nữa, xin gửi tới Nhà trường, các cơ quan, thầy giáo và gia đình lời tri
ân sâu sắc!

iv


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp nâng cao thu nhập hộ nông dân
sau khi bị thu hồi đất tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai” được tiến hành tại
huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, thời gian từ tháng 02 năm 2010 đến tháng 4 năm
2011. Mục tiêu nghiên cứu là: (i) đánh giá những yếu tố tác động đến thu nhập của
hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất (ii) đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm,
nâng cao thu nhập của nông dân bị thu hồi đất. Đề tài thực hiện tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu, trong đó có phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê
mô tả, phương pháp hồi quy tương quan.

Kết quả đạt được: đề tài tổng hợp, chắt lọc kết quả của các công trình nghiên
cứu trước đây; phân tích số liệu và thực trạng địa bàn nghiên cứu, từ đó chỉ ra
những ưu điểm cũng như những vấn đề còn thiếu sót, hạn chế trong công tác quy
hoạch, đền bù, tái định cư, đào tạo nghề, giải quyết việc làm của cơ quan quản lý
nhà nước, của doanh nghiệp sử dụng đất; những hạn chế trong sử dụng tiền đền bù
của các hộ dân. Đề tài phân tích cơ cấu lao động, cơ cấu thu nhập và làm rõ mối
quan hệ và xu hướng vận động của cơ cấu lao động, ngành nghề với thu nhập. Đề
tài sử dụng mô hình hồi quy để lượng hóa các yếu tố đầu tư, lao động tác động lên
thu nhập của hộ gia đình. Đề tài đề xuất các giải pháp và một số kiến nghị về chính
sách liên quan để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của hộ nông dân sau khi bị
thu hồi đất sản xuất nông nghiệp.

v


ABSTRACT
The thesis "The situation and solutions to improve household income after
land recovery in Trang Bom District, Dong Nai Province," was conducted in Trang
Bom District, Dong Nai province, period from february 2010 to march 2011.
Research objectives are: (i) to assess the factors affecting the change of household
income after land recovery, (ii) to propose measures to create jobs and to raise
incomes of farmers whose land is recovered. The study used integratedly several
research methods, including historical methods, descriptive statistical methods,
regression correlation method.
Results achieved: the study generalized, refined the results of previous
research; analysed data and actual situation of the study area, and consequently
showed the advantages and the issues regarding activities of the government
agencies such as planning, compensation, resettlement, vocational training, job
creation as well as households issues regarding the use of compensation. The study
also analysed the labor structure, the income structure and clarified the relationship

and the mechanism of the relation between the labor/job structure and income. The
study used regression models to quantify investment and labor factors impacting on
household income. The study proposed some solutions and recommendations
against policies relating to job creation and income raise for farmers after
agricultural land recovery.

vi


MỤC LỤC
TRANG
Trang chuẩn y

i

Lý lịch cá nhân

ii

Lời cam đoan

iii

Lời cảm ơn

iv

Tóm tắt

v


Mục lục

vii

Danh sách các bảng

xi

Danh sách các hình

xiii

MỞ ĐẦU

1

1. Sự cần thiết của đề tài

1

2. Mục tiêu nghiên cứu

3

2.1. Mục tiêu tổng quát

3

2.2. Mục tiêu cụ thể


3

3. Đối tượng nghiên cứu

3

4. Cấu trúc của đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu

3

Chương 1: TỔNG QUAN

5

1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

5

1.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

12

1.2.1. Tổng quan kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai

12

1.2.2. Tổng quan kinh tế - xã hội huyện Trảng Bom

15


1.2.2.1. Dân số, lao động

17

1.2.2.2. Tình hình sử dụng đất tại huyện Trảng Bom

19

vii


1.2.2.3. Tình hình thu hồi đất, đền bù, tái định cư, đào tạo nghề

21

1.2.2.4 Một số kết quả về kinh tế - xã hội của huyện Trảng Bom
(2005– 2010)

21

1.3. Nhận xét chung

26

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Cơ sở lý luận

27


2.1.1. Một số khái niệm

27

2.1.2. Một số chính sách về thu hồi đất, bồi thường, tái định cư

29

2.1.3. Xu hướng biến động đất nông nghiệp

31

2.1.4. Đô thị hóa và phát triển công nghiệp vùng nông thôn

33

2.2. Nội dung nghiên cứu

35

2.3. Phạm vi nghiên cứu

35

2.3.1. Phạm vi nghiên cứu về không gian

35

2.3.2. Phạm vi nghiên cứu về thời gian


36

2.4. Đối tượng nghiên cứu

36

2.5. Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích

37

2.5.1. Chỉ tiêu về lao động, việc làm

37

2.5.2. Chỉ tiêu về thu nhập

37

2.5.3. Chỉ tiêu về chi tiêu

37

2.6 . Phương pháp nghiên cứu

37

2.6.1. Thu thập số liệu

37


2.6.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

37

2.6.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

38

2.6.1.3. Phiếu điều tra

39

2.6.2. Phương pháp phân tích

39

viii


2.6.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

39

2.6.2.2. Phương pháp lịch sử

40

2.6.2.3. Phương pháp hồi quy tương quan

40


2.6.2.4. Phương pháp phỏng vấn và chuyên gia

43

2.6.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

43

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

44

3.1. Tổng quan về mẫu điều tra

44

3.2. Thảo luận về những vấn đề ảnh hưởng chung

44

3.2.1. Về công tác quy hoạch

44

3.2.2. Về công tác thu hồi đất, đền bù đất

48

3.2.2.1. Quyết định thu hồi đất


48

3.2.2.2. Tiến độ thực hiện đền bù đất

50

3.2.2.3. Giá đền bù đất

52

3.2.3. Về công tác tái định cư

56

3.2.3.1. Tái định cư tập trung

57

3.2.3.2. Tái định cư phân tán

58

3.2.3.3. Tái định cư kết hợp giải quyết việc làm

60

3.2.3.4. Tái định cư tại chỗ

60


3.2.4. Về công tác đào tạo nghề

61

3.3. Kết quả thảo luận về biến động lao động, thu nhập

62

3.4. Kết quả thảo luận về thu hồi đất, nguồn thu nhập chính
sau thu hồi đất

64

3.5. Kết quả thảo luận về sử dụng tiền đền bù đất

66

3.6. Kết quả thảo luận về tác động của đầu tư, lao động
đến thu nhập của hộ

68

3.6.1. Phân tích thống kê mô tả

68

ix



3.6.2. Phân tích theo mô hình kinh tế lượng

70

3.7. Giải pháp về làm, nâng cao thu nhập của hộ nông dân
bị thu hồi đất

75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

78

Kết luận

78

Kiến nghị

79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

80

PHỤ LỤC

83

BẢNG CÂU HỎI


86

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 1.1. Mức thay đổi thu nhập của các hộ dân trước thu hồi đất
9

so với sau thu hồi đất
Bảng 1.2. Tỷ trọng các ngành trong GDP (%)

12

Bảng 1.3. Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Đồng Nai từ năm 2005 đến 2008,
quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2009 - 2010

14

Bảng 1.4. Thu nhập bình quân đầu người/năm, 2005 – 2008

15

Bảng 1.5. Mức sống (tiêu dùng bình quân một người/ tháng) năm 2009


18

Bảng 1.6. Tình hình biến động đất đai huyện Trảng Bom

20

Bảng 1.7. Giá trị sản xuất nông – lâm - thủy sản (giá 1994)

22

Bảng 1.8. Khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Trảng Bom 24
Bảng 2.1. Chỉ số giá tiêu dùng từ năm 2000 đến năm 2009

29

Bảng 2.2. Kỳ vọng dấu của các biến độc lập (Xi) với biến phụ thuộc (Y)

42

Bảng 3.1. Đánh giá thời gian thu hồi đất

50

Bảng 3.2. Phản ứng của các hộ bị thu hồi đất về giá đền bù đất nông nghiệp

53

Bảng 3.3. Giá đất nông nghiệp tại km 2 đường Trảng Bom - An Viễn

54


Bảng 3.4. Đánh giá về khu tái định cư tập trung

57

Bảng 3.5. Đánh giá về tái định cư phân tán

58

Bảng 3.6. Nhân khẩu, lao động của hộ gia đình trước và sau khi thu hồi đất

63

Bảng 3.7. Đánh giá về thu nhập của hộ hiện nay so với trước thu hồi đất

64

Bảng 3.8. Diện tích đất nông nghiệp trước và sau khi thu hồi đất

64

xi


Bảng 3.9. Ngành thu nhập chính của hộ nông dân trước và sau thu hối đất

65

Bảng 3.10. Tổng hợp hộ nghèo của huyện và trên địa bàn nghiên cứu
đến cuối năm 2009


66

Bảng 3.11. Tổng hợp giá trị đền bù khi thu hồi đất của 124 hộ dân

66

Bảng 3.12. Sử dụng tiền đền bù vào tiêu dùng và chi tiêu khác

67

Bảng 3.13. Sử dụng tiền đền bù vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu

68

Bảng 3.14. Bình quân thu nhập của nhóm 10 hộ cao nhất
và nhóm 10 hộ thấp nhất

69

Bảng 3.15. Cơ cấu lao động của 2 nhóm hộ có thu nhập cao nhất và thấp nhất

69

Bảng 3.16. Ước lượng tham số mô hình thu nhập - mô hình 1B

71

Bảng 3.17. Ước lượng tham số mô hình thu nhập - mô hình 2


75

xii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH

TRANG

Hình 1.1. Cơ cấu ngành nghề của hộ nông thôn
Việt Nam năm 2001, 2006
Hình 1.2. Bản đồ hành chính huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

5
16

Hình 1.3. Cơ cấu các ngành sản xuất trong GDP
năm 2000 và năm 2010

17

Hình 1.4. Mức sống dân cư (tiêu dùng bình quân
một người/ tháng) năm 2009

19

Hình 3.1. Vị trí quy hoạch Tổng kho trung chuyển Miền Đông
tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai


46

Hình 3.2. Biểu đồ so sánh giá đất quy định và giá đất thị trường
tại km số 2 đường Trảng Bom - An Viễn

xiii

55


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Đất đai và sử dụng đất đai luôn là vấn đề cơ bản trong lịch sử phát triển của
Việt Nam. Sự phát triển nông nghiệp Việt Nam phụ thuộc vào sự sử dụng có hiệu
quả hay không nguồn lực đất đai. Điều này có liên quan đến những chính sách về
đất đai, thị trường đất đai, những đầu vào và nguồn lực liên quan.
Xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp với đa số dân số sống ở vùng nông
thôn, nước ta đang phấn đấu thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào
năm 2020. Để đạt mục tiêu này, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở nước ta đã
và đang diễn ra mạnh mẽ; quá trình này đòi hỏi phải chuyển đổi một số lượng lớn
diện tích đất sản xuất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp. Với khoảng
70% dân số vẫn còn sống ở vùng nông thôn thì chính sách thu hồi đất nông nghiệp
phục vụ cho quá trình phát triển công nghiệp, đô thị luôn là vấn đề được xã hội quan tâm.
Thực tế, do tính chất phức tạp và tầm quan trọng của nó, chính sách thu hồi
đất những năm gần đây có nhiều thay đổi và được quan tâm rộng rãi. Việc thu hồi
một số lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp phục vụ quá trình công nghiệp hóa,
đô thị hóa đã đang và sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến việc làm, đời sống của rất nhiều
người nông dân bị thu hồi đất.
Để bảo đảm ổn định và tạo được đồng thuận cao trong xã hội, huy động được

nguồn lực xã hội tham gia tích cực vào quá trình phát triển đất nước một cách mạnh
mẽ, bền vững đòi hỏi phải có những nghiên cứu khoa học, nghiêm túc về những tác
động của việc thu hồi đất đến những người dân có đất bị thu hồi, trên cơ sở đó đề ra
những chính sách thu hồi đất phù hợp với tình hình chung, cũng như những giải
pháp cụ thể, sát thực cho từng địa phương.

1


Cùng với những công trình nghiên cứu chung trên phạm vi cả nước, đã có
những công trình nghiên cứu về đời sống của nông dân trước và sau khi bị thu hồi
đất, trong những phạm vi cụ thể; những nghiên cứu này với những cách tiếp cận
khác nhau đã có những đề xuất tháo gở những vướng mắc về khó khăn trong đời
sống của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn nghiên cứu.
Huyện Trảng Bom nói riêng và tỉnh Đồng Nai có điều kiện vị trí thuận lợi để
phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng giao lưu thương mại; là địa phương có tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao, với cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công
nghiệp, dịch vụ. Do vậy, tốc độ đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất
kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng, cũng như quá trình phát triển đô thị diễn ra
rất mạnh mẽ; sự chuyển dịch nhanh với diện tích lớn đất sản xuất nông nghiệp sang
đất phi nông nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ. Từ đó, làm cho điều kiện sản xuất kinh
doanh, đời sống của người dân có đất bị thu hồi có nhiều thay đổi. Đối với các hộ
nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp càng chịu nhiều biến động lớn về chổ
ở, tập quán sinh hoạt, sản xuất và đời sống. Những sự thay đổi đó đã làm ảnh hưởng
không nhỏ đến tình hình kinh tế - xã hội, an ninh trật tự ở địa phương.
Trước những vấn đề nêu trên, việc cần thiết phải tìm ra những mâu thuẩn của
sự việc, xác định mức độ và xu hướng vận động của các yếu tố tác động đến đời
sống của người dân sau thu hồi đất để có chính sách và giải pháp phù hợp đảm bảo
sự phát triển bền vững là việc làm cần thiết.
Tuy đã có một số công trình nghiên cứu ảnh hưởng thu hồi đất đến đời sống

của người nông dân, nhưng các nghiên cứu thực hiện trên những địa bàn và điều
kiện tương đối đặc thù, vì vậy cần có chắt lọc, bổ sung và nghiên cứu mới, mới đem
lại hiệu quả kỳ vọng khi thực hiện vào các địa bàn khác.
Đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp nâng cao thu nhập hộ nông dân
sau khi bị thu hồi đất tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai” kỳ vọng giải đáp những
vấn đề bức thiết nêu trên.

2


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là chọn lọc kết quả những nghiên cứu trước
đây, phân tích thực tế địa bàn nghiên cứu, trên cơ sở đó đánh giá các yếu tố tác
động làm thay đổi thu nhập của hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất; từ đó, đưa ra giải
pháp và các kiến nghị về chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân bị thu hồi
đất.
2.2. Mục tiêu cụ thể
1. Đánh giá những yếu tố tác động đến thu nhập của hộ nông dân sau khi bị
thu hồi đất.
2. Đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của hộ nông
dân bị thu hồi đất.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ nông dân có đất nông nghiệp bị thu hồi, các
doanh nghiệp liên quan đến các dự án sử dụng đất thu hồi trên địa bàn huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai và cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp, công nghiệp, dân
số, lao động, về công tác đền bù, tái định cư của huyện.
4. Cấu trúc đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu
Cấu trúc đề tài chia làm có 5 phần chính, nhiệm vụ cụ thể của đề tài theo các
phần, chương như sau:

Mởi đầu: xác định sự cần thiết của đề tài, tên đề tài, mục tiêu đề tài nghiên
cứu, nhiệm vụ đề tài, đối tượng nghiên cứu.
Chương 1 - Tổng quan: thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài, nhận xét,
đánh giá các tài liệu đó đối với những vấn đề cần nghiên cứu. Tổng quan địa bàn
nghiên cứu với những nội dung liên quan đến đề tài, nhận xét và nêu những vấn đề
thực tiễn đặt ra cần giải quyết.

3


Chương 2 - Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: trình bày được cơ
sở lý luận đề tài thực hiện, trình bày các nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu. Thiết kế bảng câu hỏi điều tra và thực hiện điều tra tại các xã của huyện Trảng
Bom; hoàn chỉnh số liệu và xử lí số liệu theo các phương pháp nghiên cứu.
Chương 3 - Kết quả và thảo luận: khái quát những kết quả đã đạt được
trong các công trình nghiên cứu trước đây. Khái quát phát hiện những đóng góp mới
về những vấn đề liên quan đến thu nhập và đời sống của hộ nông dân bị thu hồi đất
sản xuất nông nghiệp.
Kết luận và kiến nghị: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất những giải
pháp và kiến nghị những chính sánh về thu hồi, đền bù, giải tỏa đất; về đào tạo, giải
quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của nông dân có đất nông
nghiệp bị thu hồi cho quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa.

4


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nhiều tài liệu thống kê, nghiên cứu về công nghiệp hóa, đô thị hóa tác động

đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó vấn đề sụt giảm diện tích nông
nghiệp; mức sống, thu nhập, phân hóa giàu nghèo của các hộ gia đình trong vùng đô
thị hóa và công nghiệp hóa như một hệ quả khách quan.
Theo kết quả tổng điều tra về nông nghiệp, nông thôn và thủy sản, thì cơ cấu
ngành nghề ở khu vực nông thôn có sự thay đổi nhanh theo hướng tích cực. Sự
chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn thời kỳ 2001 - 2006 diễn ra nhanh và rõ nét hơn so
với các thời kỳ trước đây (Tổng cục thống kê, 2006). Xem hình 1.1.

Hình 1.1. Cơ cấu ngành nghề của hộ nông thôn Việt Nam năm 2001, 2006
Nguồn: Tổng cục thống kê

5


So với năm 2001, tỷ trọng hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản khu vực nông
thôn giảm từ 81% xuống còn 71,1% (- 9,9%), tỷ trọng hộ công nghiệp và xây dựng
tăng từ 5,8% lên 10,2%; tỷ trọng hộ dịch vụ từ 10,6% lên 14,9%. Tỷ trọng cả hai
nhóm hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã tăng 8,8%, tỷ trọng nhóm hộ khác
(hộ không hoạt động kinh tế) tăng 1,1%.
Các khu công nghiệp cũng phát triển mạnh, năm 1991 cả nước mới có 1 khu
công nghiệp mới nhưng đến năm 2003 cả nước đã thành lập thêm 82 khu công
nghiệp. Năm 1997, cả nước có 688 cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng, trong đó
có 195 cơ sở trên địa bàn nông thôn, chiếm 28,3%. Nhiều cơ sở công nghiệp đóng
trên địa bàn nông thôn đã có những đóng góp đáng kể trong phát triển kinh tế. Hầu
hết các cơ sở chế biến nông lâm sản đều có nguyên liệu sản xuất tại nông thôn, nên
có tới 80% cơ sở được xây dựng ở nông thôn; tốc độ tăng trưởng công nghiệp nông
thôn từ 1991 – 1996 tăng liên tục: năm 1991: 9%; năm 1992: 14%; năm 1993:
13,1%; năm 1994: 14%; năm 1995: 13,9% và năm 1996: 15,6% (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, 2001- trích dẫn bởi Nguyễn Văn Thành, 2007).
Ngành Thống kê, hàng năm và 5 năm tổ chức các cuộc điều tra kinh tế - xã

hội hộ gia đình và mức sống dân cư. Trong đó, Tổng cục thống kê có cuộc Tổng
điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006 đã được tiến hành trên phạm
vi cả nước vào thời điểm 1/7/2006; theo đó đã khái quát khá toàn diện về thực trạng
và chuyển biến của nông thôn, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Việt Nam; về
tình hình cơ bản và kết cấu hạ tầng nông thôn về sách gồm những thông tin về lao
động, đất đai.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội thảo "Thu hồi đất
của nông dân - thực trạng và giải pháp" vào tháng 7/2008 ; trong hội thảo này đã chỉ
ra những bất cập trong chính sách thu hồi đất, việc thực thi pháp luật của cơ quan
quản lí Nhà nước và những ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của người dân bị thu
hồi đất vv... Tuy vậy, tại hội thảo chưa có kết luận về đề xuất những giải pháp khắc
phục thực tiễn đang đặt ra.

6


Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm dân số và phát triển Pháp
đã có công trình “Những con đường về thành phố” nghiên cứu khá đầy đủ đặc điểm
người di chuyển đến thành phố, sự thay đổi trong cuộc sống của họ, những tác động
đến việc làm, thu nhập của người dân di cư đến thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó,
kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ những hộ gia đình có người di chuyển vào sống tại
thành phố Hồ Chí Minh có nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp cao hơn
tỷ lệ các hộ thu nhập chính từ sản xuất phi nông nghiệp; và sự khan hiếm đất canh
tác không phải là nguyên nhân chính cho sự di chuyển đến thành phố Hồ Chí Minh
(Vũ Thị Hồng, 2001).
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Cành đã tổng quan về thực trạng mức
sống dân cư theo các giai đoạn, diễn biến mức sống dân cư, phân hóa giàu nghèo và
những kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam. Theo đó, tiêu chí phân loại
mức sống để điều tra được chia làm 5 nhóm hộ từ thấp đến cao. Nhóm hộ nông dân
có mức thu nhập, tích lũy, chi tiêu thấp; học vấn thấp chiếm tỷ lệ cao nhất; về nhân

khẩu nhiều, nhóm hộ nông dân có tỷ lệ cao nhất; về diện tích nhà ở cao, nhóm hộ
nông dân có cao hơn các nhóm hộ khác, tuy nhiên chỉ tiêu diện tích/nhân khẩu cao
thì nhóm hộ nông dân lại có tỷ lệ thấp; nhóm hộ nông dân có tỷ lệ có nhà cho thuê
là rất nhỏ so với nhóm hộ giàu. Tỷ lệ hộ nông dân có đời sống khá lên theo thời
gian thấp hơn các nhóm khác. Kết quả điều tra cũng cho thấy sử dụng thời gian lao
động nông nghiệp ở các vùng nông thôn Việt Nam chỉ chiếm từ 40% đến 60% thời
gian làm việc quy đổi (8 giờ/ngày và 6 ngày/tuần). Công trình nghiên cứu đã đề ra
một số giải pháp nhằm nâng cao mức sống dân cư và giảm khoảng cách phân hóa
giàu nghèo; tuy vậy các giải pháp còn ở tầm rộng, chưa cụ thể đi sâu vào đối tượng
người nông dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa,
đô thị hóa (Nguyễn Thị Cành, 2001).
Trên cả nước, trong 5 năm 2001 - 2005 đã thu hồi 366,4 ngàn ha, trong đó
nhiều địa phương thu hồi diện tích lớn như Tiền Giang 20.308 ha, Đồng Nai 19.752
ha, Quảng Nam 11.812 ha, Hà Nội 7.776 ha. Việc thu hồi đất nông nghiệp trong 5
năm (2001 - 2005) đã tác động đến đời sống của trên 627.000 hộ gia đình với

7


khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu người. Mặc dù quá trình thu hồi đất, các địa
phương đã ban hành nhiều chính sách cụ thể đối với người dân bị thu hồi đất về các
vấn đề như bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ
tái định cư... Tuy nhiên, trên thực tế có tới 67% lao động nông nghiệp vẫn giữ
nguyên nghề cũ sau khu bị thu hồi đất, 13% chuyển sang nghề mới và khoảng 20%
không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định. Thực trạng này cũng là
nguyên nhân dẫn đến kết quả 53% số hộ dân bị thu hồi đất có thu nhập giảm so với
trước đây, chỉ có khoảng 13% số hộ có thu nhập tăng hơn trước (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông, 2008).
Theo kết quả điều tra của trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, tại các
vùng mất đất do đô thị hóa và xây dựng khu công nghiệp ở vùng đồng bằng sông

Hồng, tỷ lệ lao động không được đào tạo nghề, không có chuyên môn rất cao: Hà
Nội 76,2%, Hải Phòng 89%, Bắc Ninh 87%. Do đó, số lao động không có việc
làm sau khi bị thu hồi đất tăng nhanh. Tại Hà Nội, tỷ lệ lao động không có việc
làm trước khi thu hồi đất là 4,7% tăng lên 12,4% sau khi thu hồi đất. Số người
thất nghiệp ngày càng tăng, cơ cấu nghề nghiệp cũng thay đổi: số người chuyển
sang buôn bán tăng 2,72%, chuyển sang làm xe ôm tăng 3,64%, số người làm
công việc khác tăng 4,1%, trong khi số người làm ở các khu công nghiệp chỉ
tăng 2,79% . Vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong quản lý nhà nước về chuyển đổi
nghề nghiệp cho nông dân mất đất. Tại Hà Nội, một số lao động mất đất được đào
tạo bằng nguồn vốn của Nhà nước, tỷ lệ sau đào tạo được nhận vào làm việc là
33%, trong lúc đào tạo bằng vốn của gia đình là 45,6%. Kế quả điều tra về mức thay
đổi thu nhập của các hộ dân ở 3 địa phương sau khi thu hồi đất so với trước có xu
hướng giảm (Báo kinh tế đầu tư, 2009). Xem bảng 1.1.
Loạt bài điều tra của báo nông nghiệp Việt Nam ở một số tỉnh phía bắc
(tháng 3/2008) về sự tương phản giữa mất việc làm, giảm thu nhập người nông dân
khi mất đất với việc thu hồi đất nông nghiệp để quy hoạch các khu công nghiệp với
tỷ lệ sử dụng đất (thường gọi là tỷ lệ lấp đầy) rất thấp (Mai Xuân Nghiên, 2008).

8


Bảng 1.1. Mức thay đổi (%) thu nhập của các hộ dân trước thu hồi đất so với
sau thu hồi đất
Tăng thêm

Tăng không

Không

lớn


giảm

Giảm

Giảm nhiều

Hà Nội

4,5

13,3

54,5

17,8

9,9

Hải Phòng

5,5

23,0

24,5

24,5

22,5


Bắc Ninh

0,4

8,0

35,3

33,6

22,7

Nguồn: Điều tra của trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, năm 2007.
Nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội: “Hậu
giải phóng mặt bằng ở Hà Nội – Vấn đề và giải pháp”; theo đó kết quả cuộc điều tra
ở một số địa phương đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu
Long năm 2006 cho thấy, hầu hết các địa phương không còn lao động dưới 40 tuổi.
Riêng tỉnh Thái Bình có 45% lao động đã rời khỏi nông nghiệp, 20 vạn người đi
làm ăn xa, chỉ còn lại phụ nữ và người già ở nhà. Tỉnh Bắc Ninh sau khi thu hồi
rộng đất chỉ có 5 - 6% người tìm được việc làm, còn 94% người thất nghiệp. Nghiên
cứu có đưa ra 5 giải pháp đối với nông dân mất đất nông nghệp. Tuy nhiên, các giải
pháp này mang tính định hướng chung chung khó áp dụng (Nguyễn Chí Mì và
Hoàng Xuân Nghĩa, 2009).
Luận văn thạc sỹ kinh tế với đề tài “Đời sống của nông dân sau khi bị thu hồi
đất nông nghiệp do đô thị hoá và phát triển công nghiệp tại huyện Thuận An, tỉnh
Bình Dương” đã nghiên cứu khá sâu về mối quan hệ giữa việc thu hồi đất phát triển
công nghiệp với việc làm, thu nhập, đời sống của nông dân; theo nghiên cứu này thì
công nghiệp và đô thị hóa ở địa bàn nghiên cứu đã làm thu nhập và chi tiêu các hộ
gia đình tăng lên, tỷ lệ người lao động thất nghiệp thấp, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Các

nông hộ giảm đất nông nghiệp tiếp tục sản xuất nông nghiệp hoặc chuyển đổi nghề
nhìn chung có mức thu nhập cao hơn trước, nhưng có thu nhập thấp hơn so với các
hộ không bị giảm đất nông nghiệp (Nguyễn Văn Thành, 2007).

9


Đề tài đã nêu được một số kiến nghị khoa học, thiết thực. Tuy vậy, sự so sánh
thu nhập giữa hộ giảm đất nông nghiệp và hộ không bị giảm đất nông nghiệp là rất
khó chính xác vì quá trình xác định các điều kiện khác là của 2 nhóm hộ gia đình
này như nhau là rất khó. Yếu tố giảm đất trong đề tài có việc bán, cho, tặng đất. Đây
là sự chủ động của hộ dân vì các mục đích khác nhau; vì vậy, đề tài đưa yếu tố này
vào đồng nhất với nhóm hộ bị thu hồi đất để phân tích là chưa chính xác. Đề tài
cũng chưa đánh giá, tổng kết được các nghiên cứu trước đó nên chưa kế thừa, phát
huy được các giải pháp có thể áp dụng vào địa bàn nghiên cứu.
Trong quá trình thu hồi đất để phục vụ quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa,
nhiều địa phương đã năng động trong giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho
người bị thu hồi đất; kết quả thu được khá tích cực.
Tỉnh Vĩnh Phúc, ngoài cách làm chung, Tỉnh đã bố trí ngân sách hỗ trợ cho
phát triển làng nghề từ đó góp phần tích cực vào giải quyết việc làm cho người lao
động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giai đoạn 2002 - 2003 Tỉnh Vĩnh Phúc đã thực
hiện đề án đào tạo cung ứng lao động cho các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh
với kinh phí là 3,5 tỷ đồng. Giai đoạn 2006 - 2010 tỉnh đã ban hành đề án có gia trị
87 tỷ đồng để đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động vùng dành cho
phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh liên kết
chặt chẽ với các doanh nghiệp để gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Tỉnh đã
có chính sách ưu đãi với doanh nghiệp sử dụng lao động chưa qua đào tạo (người
Vĩnh Phúc) là 500.000 đồng/lao động. Kinh phí đào tạo được thanh toán cho doanh
nghiệp sau 12 tháng trên cơ sở số lao động thực tế mà chủ lao động sử dụng.
Ngoài phát triển làng nghề, đào tạo nghề, tỉnh Vĩnh Phúc đã dành một phần

đất dự án hoặc gần dự án cho mỗi hộ không quá 100 m2 (đối với các hộ có diện tích
đất bị thu hồi đất từ 40% trở lên - nếu bị thu hồi 360 m2 thì chỉ được cấp không quá
20 m2) để phát triển dịch vụ phục vụ khu công nghiệp, khu đô thị mới.
Tỉnh Bắc Ninh, trước khi dạy nghề, lao động được các cơ quan chức năng và
các doanh nghiệp tư vấn các nghề mà các khu công nghiệp, làng nghề có nhu cầu,

10


×