Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG TRÊN THỎ Ở HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỀN GIANG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA MỘT SỐ THUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

******************

TRẦN HOÀNG DIỆP

TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG TRÊN THỎ
Ở HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỀN GIANG
VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA MỘT SỐ THUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 11/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

******************

TRẦN HOÀNG DIỆP

TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG TRÊN THỎ
Ở HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỀN GIANG
VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA MỘT SỐ THUỐC

Chuyên ngành : Thú y
Mã ngành

: 60.62.50



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ HỮU KHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 11/2010


ABSTRACT
The survey of “Situation of coccidiose infection on rabbits in Chau Thanh
district Tien Giang province and the efficiency of some anticoccidial drugs” was
carried out from February 2007 to August 2008 in Chau Thanh district of Tien
Giang province. By the survey method of interview and examination of 500 rabbit
fecal samples at the four group of ages, necropsy of 20 rabbits which were infected
and usage of sulfaquinoxaline and toltrazuril for 60 rabbits from 1 to 2 months old.
The rabbits raising in Chau Thanh district were mainly cross bred rabbits.
The rabbits were fed with raw feedings and fine sharps. The rabbits are kept in
rabbitry withtrough which was convenient for cleaning. However, the sterilization
was not performed on a regular basis.
11 species of Eimeria were found including E. piriformis, E. flavescens,
E.vejdovskyi, E. coecicola, E. intestinalis, E. media, E. exigua, E. irresidua,
E.magna, E. perforans and E. stiedai. The highest rate of infection is E. perforans
(53.60%) and the lowest is E. piriformis (11.40%). The total prevalance is 81.20%,
the young rabbits are the higher rate of infection, the younger rabbits have the more
severe detected infection than the older rabbits. The rabbits fewer than 1 month old
have species mixed infection from 4 to 6 and at the other age ranges from 1 to 3.
The higher rate of infection falls into rainy season (80.53%) while it is 70.50% in
the dry season.
Macrocopie lesion in liver and intestine was not clear. Microcopie lesion was

light.
Toltrazuril at a single doses of 25mg/kg was efficacy againt coccidiosis
(97,25%) and sulfaquinoxaline at the doses of 30mg/kg twice a day on three days
was effective to treatment (83,35%).

vi


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Trần Hoàng Diệp sinh ngày 20 tháng 11 năm 1977 tại huyện Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang. Con Ông Trần Văn Long và Bà Phạm Thị Hưng
Tốt nghiệp PTTH tại Trường Trung học phổ thông Vĩnh Kim, huyện Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang, 1995.
Tốt nghiệp Đại học ngành Thý y tại Đại học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí
Minh, 2003.
Quá trình công tác:
Từ tháng 4 năm 2001 đến tháng 4 năm 2005: công tác tại xí nghiệp bò sữa
An Phước – xã Tam Phước huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai. Chức vụ: cán bộ kỹ
thuật.
Từ tháng 8 năm 2006 đến nay công tác tại Trường Đại học Tiền Giang. Chức
vụ: Giảng viên.
Tháng 9 năm 2006 theo học Cao học ngành thú y tại trường đại học Nông
Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: vợ Đàm Thị Kim Yến kết hôn năm 2003, các con Trần
Thanh Thảo Nguyên – sinh 2003, Trần Hoàng Bách – sinh 2005.
Điạ chỉ liên lạc: khoa Nông Nghiệp trường Đại học Tiền Giang.
Điện thoại: 0988331406 – 073.6545400.
Email:

ii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Trần Hoàng Diệp

iii


LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Phòng Đào Tạo
Sau Đại Học, đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, hoàn thành đề
tài nghiên cứu này.
Chân thành cảm ơn TS. LÊ HỮU KHƯƠNG đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn và chia sẻ những thành quả đạt được với: BS Dưu Thị
Mai Phương, BS Nguyễn Thị Như Nguyện.

iv


TÓM TẮT
Đề tài "Tình hình nhiễm cầu trùng trên thỏ ở huyện Châu Thành tỉnh Tiền
Giang và hiệu quả điều trị của một số thuốc" được thực hiện từ tháng 2 năm 2007
đến tháng 8 năm 2008 tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang. Bằng phương pháp
điều tra qua phỏng vấn và xét nghiệm 500 mẫu phân thỏ ở 4 lứa tuổi, mổ khám 20
thỏ và sử dụng sulfaquinoxaline, toltrazuril tẩy trừ cho 60 thỏ từ 1 đến 2 tháng tuổi.

Giống thỏ được nuôi chủ yếu ở huyện Châu Thành là thỏ lai. Thỏ được cho
ăn cả thức ăn xanh và thức ăn tinh. Đa số là chuồng lồng có máng ăn nên vệ sinh
tương đối thuận lợi, tuy nhiên việc sát trùng chưa thường xuyên.
Có 11 lòai cầu trùng được định danh:

E. piriformis, E. flavescens, E.

vejdovskyi, E. coecicola, E. intestinalis, E. media, E. exigua, E. irresidua, E. magna,
E. perforans và E. stiedae. Tỷ lệ nhiễm cao nhất là loài E. perforans (53,60%) và
thấp nhất là E. piriformis (11,40%). Tỷ lệ nhiễm cầu trùng toàn đàn là 81,2%, tỷ lệ
và cường độ nhiễm tỷ lệ nghịch với tuổi thỏ. Thỏ dưới 1 tháng tuổi thường nhiễm
ghép từ 4 – 6 loài và các lứa tuổi còn lại thường nhiễm từ 1 – 3 loài. Mùa mưa tỷ lệ
nhiễm cầu trùng cao hơn (80,53%), mùa khô (70,50%).
Bệnh tích đại thể không biểu hiện rõ. Bệnh tích vi thể nhẹ (50% trên gan và
53,33% trên ruột.
Tottrazuril uống 1 liều duy nhất, 25mg/kg thể trọng có hiệu quả tẩy trừ tốt
(tỷ lệ giảm noãn nang (97,25%). Sulfaquinoxaline liều 30mg/kg thể trọng, uống 2
lần liên tục trong 3 ngày cũng có kết quả tốt (tỷ lệ giảm noãn nang chỉ đạt 83,35%).

v


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, nghề nuôi thỏ ở huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang
phát triển rất nhanh, nhất là sau khi dịch cúm gia cầm xuất hiện. Sở Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn có nhiều chủ trương phát triển đàn thỏ ở tỉnh nhà, cụ thể
là đã kết hợp với dự án Heifer nhập một số giống thỏ thuần từ nước ngoài về để lai
tạo với giống thỏ địa phương nhằm nâng cao năng suất trong chăn nuôi thỏ. Trung

Tâm Khuyến Nông khuyến khích hộ chăn nuôi thỏ bằng nhiều hình thức như: hỗ trợ
chi phí mua giống thỏ; cung cấp cỏ giống; tập huấn cho nông dân cách chăm sóc và
phòng trị bệnh cho thỏ. Vì vậy, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng
quy mô chăn nuôi thỏ và xem chăn nuôi thỏ là nguồn thu nhập chính của gia đình.
Bên cạnh những thuận lợi trên, nghề chăn nuôi thỏ hiện nay cũng gặp không
ít khó khăn, nhất là việc phòng và trị các bệnh trên thỏ. Trong đó, bệnh do cầu trùng
gây ra là một trong những bệnh gây thiệt hại nặng cho nghề chăn nuôi thỏ.
Cho đến hiện nay, người ta đã định danh được 14 loài cầu trùng ở thỏ, đa số
ký sinh ở ruột chỉ có một loài Eimeria stiedae gây bệnh ở trên gan. Tuy nhiên,
không phải loại cầu trùng nào cũng gây bệnh nặng, mức độ bệnh phụ thuộc vào độc
lực của từng loài và cường độ nhiễm của chúng. Do đó, thỏ nhiễm cầu trùng thường
ít có biểu hiện lâm sàng rõ rệt nhất là thỏ lớn. Tình hình trên không những gây thiệt
hại nặng cho các nhà chăn nuôi mà còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển mở rộng
thị trường tiêu thụ thỏ ở nước ta.
Một trong những vấn đề cần được quan tâm đối với bệnh cầu trùng là biện
pháp phòng và trị bệnh. Ngoài vệ sinh chuồng trại, nâng cao sức đề kháng nhằm
giảm thiểu tỷ lệ bệnh thì việc sử dụng thuốc để phòng và trị là quan trọng. Bệnh cầu
trùng trên thỏ ở Việt Nam nói chung và ở Tiền Giang nói riêng ít được nghiên cứu.

1


Hiện nay thuốc đặc trị cầu trùng thỏ không nhiều cũng như liều lượng và thời gian
sử dụng thuốc chưa được nghiên cứu kỹ. Hộ chăn nuôi thỏ thường sử dụng thuốc trị
cầu trùng của các loài gia súc, gia cầm để điều trị nên kết quả điều trị chưa cao. Do
đó, việc lựa chọn loại thuốc và liều lượng để đạt hiệu quả nhất là vấn đề cần được
quan tâm và nghiên cứu.
Để giúp cho nghề chăn nuôi thỏ ở huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang phát
triển cần phải có những nghiên cứu và điều tra về tình hình nhiễm cầu trùng cũng
như biện pháp điều trị bệnh hiệu quả.

Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “ Tình hình
nhiễm cầu trùng trên thỏ ở huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang và hiệu quả
điều trị của một số thuốc”
1.2 Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
Đánh giá tình hình nhiễm cầu trùng thỏ ở các hộ chăn nuôi huyện Châu
Thành tỉnh Tiền Giang và hiệu quả của một số loại thuốc để có biện pháp phòng
ngừa bệnh cầu trùng thích hợp, giúp nâng cao năng suất trong chăn nuôi thỏ thúc
đẩy nghề chăn nuôi thỏ ở Tiền Giang phát triển tốt hơn.
1.2.2 Yêu cầu
- Định danh các loại cầu trùng nhiễm trên thỏ.
- Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo tuổi, mùa, quy mô chăn
nuôi trên đàn thỏ ở huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang.
- Khảo sát bệnh tích đại thể và vi thể trên gan, ruột bị nhiễm cầu trùng.
- Đánh giá hiệu quả phòng trị của sulfaquinoxaline và toltrazuril.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình nuôi thỏ tại Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền
Giang.
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Tiền Giang là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nằm cách
Thành Phố Hồ Chí Minh khoảng 75 km về phía Tây Nam. Tiền Giang có 2 trung
tâm hành chính là Thị xã Gò Công và Thành Phố Mỹ Tho với 7 huyện thị: Châu
Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Tân Phước, Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phú Đông. Tiền
Giang có diện tích không lớn (2366,6 km2) trải dài từ Tây sang Đông dọc theo tả
ngạn sông Tiền. Với số dân khoảng 1.6 triệu, phần lớn làm nông nghiệp (88,5%),

điều đó nói lên rằng kinh tế của Tiền Giang hiện nay chủ yếu vẫn là kinh tế nông
nghiệp.
Huyện Châu Thành nằm ở phía Tây của Tỉnh Tiền Giang cách thành phố Mỹ
Tho 12 km và cách Thành Phố Hồ Chí Minh 60 km. Phía Đông giáp thành phố Mỹ
Tho và huyện Chợ Gạo, phía Tây giáp huyện Cai Lậy, phía Bắc giáp huyện Tân
Phước và tỉnh Long An, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, ngăn cách bởi sông Cửu Long.
Huyện Châu Thành có 25 đơn vị hành chính với 24 xã và thị trấn, có quốc lộ
1A chạy dài xuyên từ Đông sang Tây dài khoảng 27,54 km nối thành phố Hồ Chí
Minh với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Huyện có diện tích tự nhiên là 2.257
km2, dân số: 252.122 người.
Điều kiện khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm hai mùa rõ rệt là mùa
mưa và mùa nắng. Lượng mưa hàng năm vào khoảng 1.400 - 1.450 mm kéo dài từ
tháng 4 đến tháng 11, tập trung nhiều nhất từ tháng 8 đến tháng 10 nên nhiệt độ
luôn ổn định vào khoảng 27 - 29oC, ẩm độ vào khoảng 70,8%.

3


2.1.2 Tình hình chăn nuôi thỏ tại huyện Châu Thành
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hợp tác với chương trình Hiefer
nhập một số giống thỏ thuần từ nước ngoài về để lai tạo cho đàn thỏ địa phương.
Trong đó trang trại chăn nuôi thỏ Thái Hòa đóng trên địa bàn Huyện Châu Thành là
nơi nhận thỏ để nhân giống cung cấp giống cho thị trường. Trung tâm Khuyến
Nông chọn huyện Châu Thành là nơi trình diễn mô hình chăn nuôi thỏ nhằm phát
triển mô hình này cho các huyện lân cận.
Huyện đã xây dựng được lò mổ thỏ tập trung, đây là nơi tập trung thu mua và
giết mổ lớn nhất tỉnh, được sự kiểm soát chặt chẻ của cơ quan thú y từ lúc thỏ nhập
đến giết thịt nên được các nhà hàng có uy tín ở Thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận.
Được sự khuyến khích và nhận thức được hiệu quả chăn nuôi thỏ, nhiều hộ
nông dân đã chuyển từ chăn nuôi gia cầm sang nuôi thỏ, đặc biệt là sau dịch cúm

gia cầm. Một nông hộ đã đầu tư với quy mô lớn trên 1.000 thỏ nhằm cung cấp thỏ
giống cho các hộ chăn nuôi và tổ chức thu mua, giết mổ thỏ thịt để phân phối cho
thị trường.
2.2 Bệnh cầu trùng thỏ
Bệnh cầu trùng là một bệnh do nguyên sinh động vật gây ra thuộc
Ngành Protozoa
Lớp Sporozoa
Bộ Coccidia
Họ Eimeriidae
Giống Eimeria
Cầu trùng là một bệnh gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi thỏ. Bệnh có
thể gây chết 50% trong tổng số thỏ bệnh. Nhiều tác giả cho rằng có 25 loài cầu
trùng nhiễm trên thỏ, nhưng thực tế chỉ có 14 loài đã được định danh. Dựa vào vị trí
ký sinh và bệnh tích do cầu trùng gây ra, cầu trùng trên thỏ được chia làm 2 loại:
cầu trùng ở gan và cầu trùng ở ruột danh.
Cầu trùng ở ruột
-

Eimeria perforans (Leuckart, 1897) Sluiter and Swellengrebel, 1912

4


-

E. magna Pérard, 1925

-

E. irresidua Kessel and Jankiewicz, 1931


-

E. flavescens

-

E. media Kessel, 1929

-

E.intestinalis Cheissin, 1948

-

E. piriformis Kotla1n và Pospesch, 1934

-

E.coecicola Cheissin, 1947

-

E. exigua Yakimoff, 1934

-

E. vejdovskyi

Cầu trùng ở gan

Eimeria stiedae (Lindenmann, 1865) Kisskalt và Hartmann, 1907
Eimeria là loại động vật đơn bào chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. Dựa
vào hình dạng, màu sắc, kích thước, cấu tạo của phôi bào bên trong người ta có thể
phân biệt được các loài Eimeria.
Oocyst của Eimeria được cấu tạo bởi 2 lớp vỏ, với nhiều hình dạng khác
nhau: hình bầu dục, hình tròn, hình ellip, hình thoi… có hay không có thể cặn.

5


2.2.1 Hình thái

Hình 2.1 Hình dạng một số noãn nang của cầu trùng
(Eckert, 1995)

6


Bảng 2.1. Đặc điểm noãn nang của các loài cầu trùng phổ biến trên thỏ
Đặc điểm Oocyst

Stt

Loài

1

E. stiedae

Vàng cam


Trứng, elip

2

E. perforans

Không màu

3

E. magna

4
5

Màu sắc

Hình dạng

Kích thước (µm)

Micropile

OR

30 – 40 x G – 25

Không rõ


Không



Hình Elip

15 – 29 x 11 – 17

Không rõ





Vàng nâu

Trứng

31 – 40 x 22 – 26

Dày





E. irresidua

Vàng nhạt


Trứng

30 – 43 x 22 – 27

Rộng

Không



E. flavescens

Vàng nhạt

Hình trứng

25-35 x 18-24

Rất rộng

Không



27 – 36 x 15 – 22

Khối

Lớn,


chóp lồi

Trung bình



Có, lớn



Không







Không







6

E. media


Sáng hồng

Elip, trứng

7

E. intestinalis

Vách vàng

Hình quả lê

23 – 30 x 15 – 21

8

E. piriformis

Vàng nâu

Hình quả lê

23 – 30 x 15 – 21 Rõ, nhô cao

9

E. coecicola

Không rõ


Trụ dài

10

E. exigua

Không màu

11

E. vejdovskyi

Không rõ

Tròn,
gần tròn

33 – 44 x 16 – 23

10 – 18 x 11 – 16

Trứng,

25-38 x 16-22

trứng dài

Cổ áo mỏng
lồi
Không rõ

Không
lồi lên

(Eckert, 1995)
OR: Oocyst residua. (thể cặn trong noãn nang)
SR: Sporocyst residua. (thể cặn trong bào tử)
2.2.2 Dịch tễ
Mầm bệnh được truyền trực tiếp qua đường tiêu hóa. Noãn nang gây nhiễm
từ môi trường ngoài theo thức ăn, nước uống vào đường tiêu hóa và phát triển ở
thành tế bào biểu mô ruột hoặc ống dẫn mật của thỏ. Các yếu tố như điều kiện chăn
nuôi, lứa tuổi của thỏ, mùa vụ chăn nuôi ... đều có ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh và tỷ lệ
chết do bệnh cầu trùng trên thỏ. Theo Gill và Gay (1960), bệnh cầu trùng là bệnh
quan trọng đối với thỏ, có tỷ lệ chết cao đặc biệt là trong và sau mùa mưa. Thỏ lớn
và thỏ sinh sản, khi bị nhiễm cầu trùng tuy không biểu hiện triệu chứng rõ ràng

7

SR




nhưng chúng có vai trò quan trọng trong việc lây truyền bệnh, nhất là cho thỏ con
mới đẻ. Thỏ con chết vì bệnh cầu trùng phụ thuộc vào mức độ nhiễm nặng hay nhẹ
của thỏ trưởng thành. Theo Bull (1958), Wang và Tsai (1991), thỏ trưởng thành bị
bệnh không nặng nhưng chúng là nguồn gây bệnh và làm tăng tỷ lệ chết ở thỏ non.
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), nếu đàn thỏ lớn mắc bệnh nhẹ thì tỷ lệ
thỏ con chết là 6%; nếu đàn thỏ lớn mắc bệnh trung bình, tỷ lệ thỏ con chết là 17%
và đàn thỏ lớn mắc bệnh nặng thì tỷ lệ thỏ con chết là 78%. Một số loài động vật
(ruồi, mèo, chuột…) là vật trung gian làm lây lan bệnh cầu trùng từ đàn thỏ này

sang đàn thỏ khác. Thức ăn, dụng cụ chăn nuôi như chổi quét chuồng, máng ăn,
máng uống đóng vai trò nhất định trong việc truyền bệnh … Chuồng thỏ có đáy
lồng bằng lưới lỗ quá nhỏ làm cho phân không thể lọt hết xuống nền chuồng nên
các noãn nang có thể dính và tồn tại. Thỏ là động vật gậm nhấm, hay cắn phá nên dễ
nhiễm bệnh. Ngoài ra khi thức ăn rơi vãi xuống đáy lồng, thỏ ăn lại cũng có thể
nhiễm bệnh. Người trực tiếp chăn nuôi cũng có vai trò phát tán mầm bệnh. Khi
chăm sóc thỏ, nhất là những thỏ bệnh hoặc đi từ chuồng này sang chuồng khác mà
không vệ sinh sát trùng chân tay. Một số trường hợp xét nghiệm đã tìm thấy noãn
nang trong nước rữa tay của công nhân nuôi thỏ.
2.2.3 Vòng đời
Theo Kolapxki và Paskin (1980), cầu trùng gây bệnh có vòng đời phức tạp
đặc trưng qua 3 giai đoạn phát triển: sinh sản vô tính (Schizogony), sinh sản hữu
tính (Gametogony) và sinh sản bào tử (Sporogony). Hai giai đoạn đầu phát triển
trong tế bào biểu bì ruột gọi là chu kỳ nội sinh, giai đoạn thứ 3 diễn ra ở bên ngoài
môi trường gọi là chu kỳ ngoại sinh.
Giai đoạn sinh sản vô tính
Khi con vật ăn phải oocyst gây nhiễm, vỏ noãn nang bị tiêu hủy ở ruột và
giải phóng sporocyst. Các sporozoite bên trong được kích hoạt khi được hoạt hóa
bởi dịch mật và trypsin. Các sporozoite thoát ra khỏi sporocyst và xâm nhập vào tế
bào biểu mô rồi tiến hành sinh sản vô tính. Sporozoite cuộn tròn để tạo thành
schizont chứa nhiều meroite.

8


Mỗi meroite chứa khoảng 900 merozoite, sau đó chúng phá vỡ tế bào ruột
hoàn thành giai đoạn sinh sản thế hệ 1. Các merozoite được sinh ra xâm nhập vào
một tế bào mới lại tiếp tục sinh sản vô tính cho ra nhiều merozoite thế hệ 2. Một số
merozoite thế hệ 2 xâm nhập vào tế bào biểu mô mới và tiến hành sinh sản vô tính
tạo thành các merozoite thế hệ 3. Quá trình sinh sản vô tính có thể lặp lại nhiều lần

và xảy ra kế tiếp nhau. Số thế hệ merozoite hình thành tùy từng loài cầu trùng. Phần
lớn merozoite thế hệ 2 xâm nhập vào tế bào biểu mô lân cận và bắt đầu quá trình
sinh sản hữu tính.
Giai đoạn sinh sản hữu tính
Merozoite sẽ phát triển thành macrogametocyte (macrogamont) tiền giao tử
cái. Mỗi một merozoite tạo ra một macrogamont nằm dưới nhân tế bào biểu mô sau
đó phát triển thành giao tử cái (macrogamete). Số khác xâm nhập vào biểu mô ruột
tạo thành microgamont sau đó phát triển thành microgamete (giao tử đực). Có rất
nhiều các giao tử đực sinh ra từ các mirogamont, giao tử đực có 2 roi phá vỡ tế
bào, xâm nhập vào tế bào có giao tử cái và thụ tinh tạo thành hợp tử (zygote). Hợp
tử phát triển thành noãn nang (Oocyst) và phá vỡ tế bào biểu mô của vật chủ theo
phân ra ngoài.
Giai đoạn hình thành bào tử
Các noãn nang cùng với phân ra ngoài cơ thể và phát triển ở môi trường bên
ngoài. Ở môi trường bên ngoài khi gặp những điều kiện thuận lợi nhất định như
nhiệt độ, ẩm độ, oxy … tế bào chất của noãn nang trứng bắt đầu phân chia và phát
triển sporocyst. Bên trong sporocyst lại hình thành 2 sporozoite dạng lưỡi liềm. Như
vậy trong quá trình sinh sản bào tử trong noãn nang, cầu trùng giống Eimeria tạo ra
4 sporocyst và mỗi bào tử có 2 sporozoite.

9


Sinh sản vô tính
Sinh sản vô tính

Sinh bào tử

Hình 2.2: Vòng đời của cầu trùng
(www.inra.fr/these/theseintegrale/these/renaux/html)

Thời gian nung bệnh và vị trí kí sinh của các loài cầu trùng trên thỏ
-

Eimeria coecicola: Thời kỳ nung bệnh là 7 - 9 ngày, kí sinh ở hồi tràng
và manh tràng.

-

Eimeria flavescens kí sinh manh tràng và kết tràng, thời gian nung bệnh
là 7 ngày.

-

Eimeria intestinalis kí sinh tại hồi tràng và manh tràng, thời gian nung
bệnh từ 6 đến 10 ngày.

-

Emeria irresidua kí sinh tại ruột non, thời gian nung bệnh từ 8 đến 10
ngày.

-

Eimeria magna thời kỳ nung bệnh từ 9 đến 21 ngày.

-

Eimeria media kí sinh ở hồi tràng và manh tràng, thời gian nung bệnh từ

10



6 đến 18 ngày.
-

Eimeria perforans kí sinh ở ruột non, thời gian nung bệnh từ 6 đến 32
ngày.

-

Eimeria stiedae thời gian nung bệnh từ 14 đến 30 ngày, kí sinh ở gan.

2.2.4 Triệu chứng
Tùy thuộc vào mức độ nhiễm cầu trùng trên thỏ khác nhau nên quá trình sinh
bệnh cũng khác nhau, do đó triệu chứng lâm sàng cũng khác nhau.
Thỏ nhiễm cầu trùng nặng thường biểu hiện ăn ít, nằm lì, ít hoạt động, mệt
mỏi, thỏ con chậm lớn. Dấu hiệu kế tiếp là thỏ bị tiêu chảy, táo bón xen kẽ nhau,
kiết lỵ, bụng to sệ xuống, niêm mạc hoàng đản.
Ở kỳ cuối thỏ con thường có triệu chứng thần kinh, 4 chân bị run giật và sau
đó tê liệt, chân sau cứng thẳng, chân trước vận động không theo ý muốn, đầu quay
về sau. Triệu chứng này kéo dài cho đến khi thỏ chết.
* Cầu trùng đường ruột
Bệnh cầu trùng đường ruột tác động chủ yếu lên thỏ con từ 4 tuần đến 5
tháng tuổi. Triệu chứng thường gặp là lông xù, chậm lớn, bệnh nặng có thể dẫn đến
tiêu chảy.
E. coecicola và E. exigua không sinh bệnh, không thể tìm thấy dấu hiệu lâm sàng
mặc dù trong phân có chứa hàng ngàn oocyst. Khả năng sinh bệnh của E. perforans
rất yếu, loài này không phải là nguyên nhân gây tiêu chảy hoặc tử vong, nếu thỏ
nhiễm nặng (106 oocyst), cơ thể yếu ớt, giảm tăng trưởng.
E. irresidua, E. magna, E. media và E. piriformis là những loài sinh bệnh và

là nguyên nhân gây ra tiêu chảy, chậm tăng trưởngđối với thỏ từ 15% đến 20%
trọng lượng, khi thỏ bị nhiễm khoảng 0,5x105 đến 105 oocyst. Khi thỏ bị nhiễm 1
trong số các loài trên thì thỏ có thể bệnh nặng nhưng ít khi chết.
E. intestinalis và E. flavescens là những loài cầu trùng gây bệnh nặng nhất.
Chúng là nguyên nhân gây tiêu chảy và tử vong mặc dù cường độ nhiễm rất thấp (từ
103 oocyst trở lên). Nếu trọng lượng giảm 20% thì thỏ có thể chết sau 24 giờ, trước
khi chết thường xảy ra co giật, bại liệt. Giải phẫu tử thi cho thấy viêm sưng ở hồi

11


tràng và không tràng, thỉnh thoảng có vết loét nhầy máu.
* Cầu trùng gan
Bệnh tác động lên thỏ mọi lứa tuổi. Biểu hiện các triệu chứng khát nước, liệt
vai và chi dưới, bụng to và sệ xuống. Chụp tia X thấy gan và túi mật to. Khám tử
thi thấy gan, túi mật nở to phồng lên. Các nốt màu trắng bao quanh bề mặt gan. Có
thể tìm thấy cầu trùng trong các nốt màu trắng trên gan và mật bằng cách phết kính
xem tươi.
2.3.5 Bệnh tích
Bệnh tích biến đổi tùy theo giống, loài cầu trùng, nơi ký sinh và mức độ
nhiễm bệnh. Khi nhiễm cầu trùng ruột thì mạch máu ở thành ruột thỏ sung huyết,
niêm mạc viêm cata, có nhiều điểm tụ huyết, tá tràng dãn rộng và dầy lên, trong
ruột non chứa đầy khí và có nhiều niêm dịch.

Hình 2.3 Vị trí gây bệnh của một số loài cầu trùng
(Nguồn: Coudert, 2000)

12



Đối với cầu trùng ký sinh ở gan, trên mặt gan và bên trong gan có nhiều
điểm màu trắng hoặc vàng nhạt, những điểm hoại tử hình tròn to bằng hạt đậu xanh
phần nhiều ở dọc theo ống dẫn mật. Những tổn thương này sau ít ngày sẽ bị vôi
hóa. Ngoài ra niêm mạc ống dẫn mật bị viêm cata, dịch mật đặc lại, trong có tế bào
biểu mô. Theo Barriga và Arno mô. Theo Barriga va Arnoni (1979), kích thước và
trọng lượng của gan tăng là bệnh tích đặc trưng của bệnh cầu trùng gan. Thỏ bị
nhiễm cầu trùng gan thì biểu mô ống dẫn mật tăng sinh

Hình 2.4: Gan thỏ bị nhiễm cầu trùng E. stiedae
www.radil.missouri.edu/info/para/protozoa

2.2.6 Phương pháp phòng trị
Trong chăn nuôi vấn đề vệ sinh cần được chú trọng để hạn chế sự tồn tại của
mầm bệnh. Do oocyst có khả năng đề kháng mạnh với ngoại cảnh nên khả năng lây
truyền bệnh rất nhanh, do vậy nên kết hợp giữa vệ sinh và phòng trị bằng thuốc để
có được kết quả khả quan trong việc khống chế bệnh cầu trùng.

13


* Vệ sinh
Khi thiết kế chuồng thỏ phải chú ý đến kích thước lưới của đáy lồng, đảm
bảo khi thỏ đi phân phải lọt hết xuống nền. Hàng ngày, chuồng phải được quét dọn,
phân thỏ và nước tiểu sau khi được hứng phải tập trung để ủ. Thỏ là động vật dễ bị
tác động của môi trường như tiếng ồn, mùi của thuốc sát trùng .... vì vậy việc sát
trùng chuồng trại và lồng thỏ phải hết sức thận trọng. Nên xịt thuốc sát trùng
chuồng nuôi thỏ lúc chuồng trống, trường hợp cần thiết phải chọn những loại thuốc
không mùi để sát trùng. Thiết kế máng ăn và máng uống đảm bảo không để phân
lẫn vào thức ăn. Diệt ruồi, chuột ở trại để tránh sự phát tán của cầu trùng trong trại
thỏ. Công nhân chăn nuôi thỏ phải sát trùng kỹ khi đi từ chuồng này sang chuồng

khác để hạn chế việc lây lan bệnh cho thỏ. Khi thỏ bệnh phải cách ly và nên nuôi
riêng thỏ con với thỏ trưởng thành.
* Phòng trị bằng thuốc
Ngoài việc ngăn ngừa bệnh bằng cách tăng cường vệ sinh sát trùng thì sử
dụng thuốc để trị là không thể thiếu khi muốn khống chế bệnh. Hiện nay, theo một
số công trình nghiên cứu được công bố thì sulfamide là nhóm có tác dụng tốt trên
bệnh cầu trùng thỏ. Một số thuốc có thể sử dụng như: sulfaquinoxaline, toltrazuril,
sulphadimerazine, sulphadimethozine.
Theo Peeters và Geeroms (1986), Lindansay và Blagburn (1995), và Sanh,
(1999), toltrazuril dùng để trị cầu trùng trên thỏ, thuốc có tác động trên tất cả các
giai đọan phát triển của cầu trùng. Theo Heberkoorn và Mundt (1988), Zurliiski và
Vladiminova (1988), cho rằng toltrazuril có hiệu quả tốt đối với cầu trùng thỏ. Theo
Lindansay và Blagburn (1995), Sanh (1999), Singla và ctv (2000), và Karaer
(2001), thì liều sử dụng để trị cầu trùng thỏ là 25mg pha vào nước uống, sử dụng 2
ngày liên tục và nếu cần thiết thì lập lại sau 5 ngày. Tuy nhiên Arafa và Wanas
(1996), sử dụng toltrazuril để điều trị ký sinh đường ruột hoặc cầu trùng trên thỏ thì
chỉ cho uống 1 liều duy nhất.
Việc phòng trị nhằm hạn chế sự bài xuất noãn nang ra môi trường ngoài, thu
ngắn thời gian bệnh và hạn chế sự lây lan mầm bệnh.

14


2.3 Một số đặc tính của thuốc sulfaquinoxaline và toltrazuril
2.3.1 Toltrazuril
Công thức hóa học

Hình 2.5 Công thức hóa học của toltrazuril
(C18H14F3N3O4)
Cơ chế tác động

Thuốc tác động bên trong tế bào trên tất cả các giai đoạn phát triển của cầu
trùng, hạn chế khả năng bài xuất của noãn nang và giúp thú nhanh khỏi bệnh bằng
cách ngăn trở sự phân chia của nhân và hoạt động của ty thể là cơ quan đảm nhận
sự trao đổi chất và hô hấp của cầu trùng. Ngoài ra, nó không gây trở ngại đến các
tiến trình sinh miễn dịch. Theo Võ Thị Trà An (2010), thuốc bài thải chậm ra khỏi
mô cơ sau 24 ngày nên thời gian ngưng thuốc cần 19 ngày.

Sơ đồ 2.1: Cơ chế tác động của toltrazuril
(www.animalhealth.bayer.com)

15


Liều sử dụng
Liều : 25 mg/kg P, uống 1 lần duy nhất.
2.3.2 Sulfaquinoxaline
Công thức hóa học

Hình 2.6 Công thức hóa học của sulfaquinoxaline
(C14H12N4O2S)
Cơ chế tác động
Do cấu trúc tương tự PABA (para aminobenzoic acid) nên sulfaquinoxaline
cạnh tranh với PABA trong quá trình tổng hợp acid folic
Liều sử dụng
Liều: 30mg/1kg trọng lượng. Uống 2lần/ngày, liên tục 3 ngày
2.4 MỘT VÀI NGHIÊN CỨU VỀ CẦU TRÙNG TRÊN THỎ
Những nghiên cứu ngoài nước
Jithendran và Bhat (1994) khi nghiên cứu về bệnh cầu trùng thỏ ở Himachal
Pradesh Ấn Độ, cho thấy tỷ lệ nhiễm chung là 57,3%. Có 8 loại cầu trùng quan sát
được, thỏ nhiễm ghép từ 2 – 4 loại cầu trùng là 82%. Các loại cầu trùng Eimeria

magna, E. perforans, E. media thường gặp hơn các loài E. irresidua, E. stiedae và
E. intestinalis; 2 loài E. piriformis và E. coecicola thì hiếm thấy. Cường độ nhiễm
ở trang trại tư nhân cao hơn các trang trại quốc doanh do khâu quản lý chăm sóc.
Licois và ctv (1994) khuyến cáo dùng nhóm sulfamide để phòng và trị bệnh
cầu trùng trên thỏ, cấp thuốc bằng đường uống. Nhóm tác giả đã sử dụng
sulphadimethoxine với liều 0,08%; sulfaquinoxaline liều 0,3% rất có hiệu quả,
ngược lại sulfadimerazine 0,2% có kết quả điều trị không cao. Nhóm tác giả không
thử nghiệm toltrazuril (Baycox) nhưng cho rằng chúng sẽ có tác dụng tốt đối với

16


cầu trùng. Liệu trình: khi dùng sulfamides để điều trị cầu trùng phải dùng liên tục 3
ngày.
Finzi và Mordacchini (1995) thí nghiệm trên thỏ 35 ngày tuổi, thỏ được chia
làm 3 lô (mỗi lô 7 thỏ), lô 1 sử dụng robenidine 66 ppm được trộn vào thức ăn, 2 lô
còn lại không sử dụng thuốc. Sau 4 ngày sử dụng thuốc tiến hành lấy mẫu phân và
kiểm tra lại để đánh giá hiệu quả của thuốc (lịch lấy: 2-3 ngày/lần). Kết quả cho
thấy lô đối chứng (không sử dụng robenidine) sau 4 tuần tỷ lệ noãn nang giảm 55%.
Lô sử dụng thuốc sau 1 tuần tỷ lệ giảm noãn nang là 44% và sau 4 tuần thì gần như
không tìm thấy noãn nang trong phân. Về chỉ tiêu tăng trọng, nhóm thỏ không dùng
robenidin lúc 80 ngày tuổi đạt trọng lượng 2,11kg, nhóm dùng thuốc là 2,25kg
(P<0,05). Tăng trọng/ngày: đối chứng 14-20g, nhóm sử dụng thuốc là 37-39g.
Gres (1997) điều tra dịch tễ trong vòng 1 năm trên đàn thỏ hoang tại 6 vùng
(Arjuzanx, Donzère – Mondragon, Massereau, Gerstheim) thuộc đảo Béniguer đã
phát hiện ra loài cầu trùng mới Eimeria roobrouckin.sp. Tỷ lệ nhiễm của loài cầu
trùng này thấp, biến động từ 4 – 14%, nhiễm cao vào mùa đông. Cường độ nhiễm
thấp, biến động từ 2 – 23 oocyst/g phân và cao hơn vào mùa xuân. Oocyst của loài
này có kích thước lớn 55 ± 2,7 x 33,7 ± 1,3 µm, thiếu thể cặn ở oocyst và chứa thể
cặn trong sporocyst.

Diehlj nghiên cứu sự ảnh hưởng của bệnh cầu trùng trên gan đến hàm lượng
vitamin A và vitamin E, tác giả nhận thấy hàm lượng vitamin E ở cơ và xương của
thỏ nhiễm cầu trùng gan thì thấp hơn nhiều so với thỏ không nhiễm. Thỏ nhiễm cầu
trùng tuy bệnh tích không nặng nhưng hàm lượng dự trữ vitamin ở gan vẫn thấp.
Thỏ bị nhiễm cầu trùng gan với bệnh tích nặng thì hàm lượng vitamin A trên gan
thấp. (nguồn: www.ji.nutrition.org).
Singla và Sandhu (2000) nghiên cứu bệnh cầu trùng gan cho thấy thỏ nhiễm
cầu trùng có biểu hiện biếng ăn, ít vận động, chết trong vòng 3 – 4 ngày. Quan sát
trên gan thấy có những nốt trắng nằm rải rác trên bề mặt và sâu trong nhu mô,
đường kính của các nốt này có kích thước từ 0,2 – 0,5cm. Lấy dịch từ các nốt này
đem quan sát dưới kính hiển vi tác giả thấy có sự hiện diện của các nõan nang E.

17


stiedae. Tác giả dùng Baycox 2,5% với liều 25ppm cho uống liên tục 2 ngày để
điều trị. Kết quả 100% thỏ hết bệnh sau 7 ngày điều trị. Thuốc không những ngăn
chặn các triệu chứng lâm sàng và tỷ lệ chết mà còn ngăn cản được sự thải các noãn
nang trong phân, trong khi đó nhóm thỏ đối chứng không điều trị có tỷ lệ chết 100%
sau 7 ngày.
Singla (2000) thí nghiệm được thực hiện tại Phòng ký sinh trùng trường Đại
học Nông Nghiệp Punjab – Ludhiana. Tác giả chọn 24 thỏ từ 1-2 tháng tuổi có
trọng lượng từ 2 -3 kg bị nhiễm E.stidae. Thỏ được chia làm 2 lô: lô 1 có 18 thỏ
được điều trị bằng toltrazuril (Baycox , Bayer India., Bombay) với liều 25ppm,
dùng 2 ngày liên tục bằng đường uống. Sau đó lấy phân kiểm tra lại ở các ngày 0, 7,
14, 21 và 28 ngày sau khi điều trị; lô 2: 6 thỏ không sử dụng thuốc để điều trị. Kết
quả điều trị cho thấy thỏ không còn triệu chứng bệnh, số lượng Oocyst giảm dần và
đến ngày thứ 6 thì không tìm thấy oocyst trong phân. James và Champbell (1999)
cũng sử dụng toltrazuril với liều lượng là 25 ppm/2 ngày, kết quả sau 5 ngày đều trị
đã không tìm thấy noãn nang trong phân và đến ngày thứ 40 mới có sự tái nhiễm

cầu trùng gan và cầu trùng ruột.
Farougou và ctv (2003) nghiên cứu về nội, ngoại ký sinh trên 8 trại thỏ ở
miền Nam Benin cho thấy tất cả các trại thỏ đều bị nhiễm cầu trùng. Có 11 loài cầu
trùng được tìm thấy là: E. perforans, E. exigua, E. media, E. flavescens, E.
piriformis, E. coecicola, E. vejdovskyi, E. stiedae, E. magna, E. intestinalis, E.
irressidua. Tỷ lệ nhiễm của E. magna và E. media là cao nhất (30,25% và 27,25%),
thấp nhất là E. flavescens (0,75%). Kết quả trên cho thấy các loài E. magna, E.
media, E. perforans thường nhiễm nhất, trong đó E. perforans có tỷ lệ nhiễm cao
nhất. E. magna, E. media là những loài có khả năng gây bệnh nặng.
Bao và ctv (2005) khảo sát trên 4932 thỏ ở nhóm tuổi từ 1 – 3 tháng, thí
nghiệm được chia làm 3 lô, lô 1 (1884 thỏ) sử dụng thuốc để phòng mà nhóm tác
giả đang nghiên cứu gọi là “kill coccidiosis’; lô 2 (1586 thỏ) sử dụng Robenidine; lô
3 (1462 thỏ) sử dụng Coyden. Sau 6 tuần khảo sát thì tỷ lệ chết do bệnh cầu trùng ở
lô 1 là 2,9%; lô2: 22,9%; lô 3: 18,4%. Sự khác biệt giữa thuốc thử nghiệm và 2 loại

18


×