Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GÂY HẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CHÍNH CỦA MỌT BẮP, Sitophilus zeamays Motschulsky (COLEOPTERA : CURCULIONIDAE) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
*************************

VÕ KHOA CHI

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GÂY HẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CHÍNH CỦA MỌT BẮP, Sitophilus zeamays Motschulsky
(COLEOPTERA : CURCULIONIDAE)
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số

: 60.62.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN THỊ THIÊN AN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11/2011

i


NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GÂY HẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CHÍNH CỦA MỌT BẮP, Sitophilus zeamays Motschulsky
(COLEOPTERA : CURCULIONIDAE)


TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VÕ KHOA CHI

Hội đồng chấm luận văn
1. Chủ tịch:

PGS. TS. NGUYỄN THỊ CHẮT
Đại học Nông Lâm TP. HCM

2. Thư ký:

TS. VÕ THỊ THU OANH
Đại học Nông Lâm TP. HCM

3. Phản biện 1:

PGS. TS. NGUYỄN VĂN HUỲNH
Đại học Cần Thơ

4. Phản biện 2:

PGS. TS. TRẦN VĂN HAI
Đại học Cần Thơ

5. Ủy viên:

TS. TỪ THỊ MỸ THUẬN
Đại học Nông Lâm TP. HCM


ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Võ Khoa Chi, sinh ngày 19 tháng 06 năm 1986, tại huyện Phù Cát,
tỉnh Bình Định. Con Ông Võ Thiên Long và Bà Nguyễn Thị Diệm.
Tốt nghiệp Tú tài tại trường Trung Học Phổ Thông Phù Cát 2, tỉnh Bình Định,
năm 2004
Tốt nghiệp Đại học ngành Bảo Vệ Thực Vật hệ Chính Quy tại trường Đại Học
Tây Nguyên, tỉnh Đăk Lăk, năm 2008.
Tháng 10 năm 2009 theo học Cao Học ngành Bảo Vệ Thực Vật tại trường Đại
Học Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Độc thân.
Địa chỉ liên lạc: Thôn An Nhuệ, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Điện thoại: 056 3690 329 – 0982 375 066.
Email:

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Võ Khoa Chi

iv



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, thầy cô, bạn bè.
Cho phép tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến:
Đầu tiên, con xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến Ba Mẹ, những người thân
trong gia đình đã nuôi dưỡng, dạy dỗ, động viên và luôn sát cánh bên con để con có
được thành quả như ngày hôm nay.
Xin gửi lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến Cô – TS. Trần Thị Thiên An
người đã rất quan tâm, tận tình dìu dắt, hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học
Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Phòng Đào Tạo Sau Đại Học, Ban Chủ Nhiệm khoa
Nông Học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong và ngoài trường Đại học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức
khoa học và thực tế vô cùng quý báu.
Chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Liên Hoa và các anh chị ở trạm Kiểm
Dịch Thực Vật Nội Địa đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và định danh mẫu.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các anh chị trong lớp Cao học BVTV09 và bạn bè
đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2011
Võ Khoa Chi

v


TÓM TẮT

Đề tài “Nghiên cứu khả năng gây hại và đặc điểm sinh học chính của mọt bắp,
Sitophilus zeamays Motschulsky (Coleoptera : Curculionidae) tại thành phố Hồ Chí
Minh” được thực hiện trong phòng thí nghiệm thuộc Bộ môn Bảo vệ Thực vật, khoa
Nông học, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11 năm
2010 đến tháng 6 năm 2011. Đề tài nhằm tìm hiểu khả năng gây hao hụt trọng
lượng bắp hạt và một số đặc điểm sinh học chính của mọt S. zeamays. Kết quả thu
được như sau:
Nghiên cứu khả năng gây hao hụt trọng lượng bắp hạt của mọt S. zeamays
với số mọt thí nghiệm tăng từ 1 – 15 cặp, sau thời gian ba tháng trọng lượng bắp
hao hụt là 23,7 – 69g. Trọng lượng bắp hao hụt tăng theo sự gia tăng của số cặp
mọt thí nghiệm.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, khi nuôi mọt trên các thức ăn là bắp hạt, gạo,
thóc và sắn lát thì vòng đời của mọt S. zeamays tương ứng là 29,5; 41,8; 48,1 và 53,7
ngày. Tuổi thọ trung bình của mọt trưởng thành nuôi trên bắp hạt từ 25 – 32 ngày,
một mọt trưởng thành cái đẻ trung bình từ 65 – 102 trứng trong suốt đời sống của nó.
Mọt bắp S. zeamays có tiềm năng phát triển quần thể tương đối cao với hệ số
nhân một thế hệ (R0) của chúng biến động từ 34,53 – 67,28 và chỉ số tăng tự nhiên
(r) trung bình qua 3 thế hệ là 0,0985.

vi


ABSTRACT
Thesis “Study the capacity of damage and biological characteristics of the
maize weevil Sitophilus zeamays Motschulsky (Curculionidae – Coleoptera) in Ho
Chi Minh city” was done at Laboratory of Plant Protection Department under Nong
Lam University in Ho Chi Minh City from November 2010 to June 2011. The
purpose of the research was to explore the potential to cause weight loss of corn
grain and some biological characteristics of S. zeamays. The results as follow:
To study potential weight loss of maize weevil S. zeamays with an

experiment increases from 1 to 15 pairs during 3 months, loss corn weight were
from 23.7 to 69.0g. The weight loss of corn increases with the increase in the
number of pairs weevil.
In laboratory conditions, when raised on corn grain, rice grain, paddy rice
and cassava, the life cycle of S. zeamays was 29.5, 41.8; 48.1 and 53.7 days,
respectively. The average longevity of weevil adult when raised on corn was
from 25 to 32 days, each female adult laid an average from 65 to 102 eggs
during its life time.
Maize weevil S. zeamays potentially high population growth with its net
reproductive rate (R0) ranges from 34.5 to 67.3 and the intrinsic rate of natural
increase (r) averaged over three generations is 0.0985.

vii


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ...................................................................................................... i
TRANG CHUẨN Y ........................................................................................... ii
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ......................................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. iv
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................v
TÓM TẮT ......................................................................................................... vii
ABSTRACT ....................................................................................................... vi
MỤC LỤC ........................................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG .............................................................................. xii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .............................................................................. xiii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1

Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3
Yêu cầu.......................................................................................................... 3
Giới hạn của đề tài......................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................4
1.1. Tổn thất do côn trùng gây ra trong quá trình bảo quản lương thực ......... 4
1.2. Thành phần côn trùng trong kho bảo quản lương thực ........................... 6
1.2.1. Thành phần côn trùng trong kho bảo quản lương thực trên thế giới .........6
1.2.2. Thành phần côn trùng trong kho bảo quản lương thực trong nước ...........7
1.3. Một số nghiên cứu về mọt S. zeamays .................................................... 8
1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới.............................................................................8

viii


1.3.2. Nghiên cứu ở Việt Nam............................................................................13
1.3.2.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt S. zeamays .................................13
1.3.2.2. Biện pháp phòng trừ mọt S. zeamays ....................................................15
1.4. Tiềm năng phát triển quần thể của côn trùng ........................................ 19
Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................21
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 21
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 21
2.3. Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm ............................................................. 21
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 22
2.4.1. Phương pháp nhân nuôi mọt S. zeamays ..................................................22
2.4.2. Thí nghiệm nghiên cứu khả năng gây hao hụt trọng lượng bắp hạt của
mọt S. zeamays...............................................................................................22
2.4.3. Thí nghiệm nghiên cứu một số đặc điểm sinh học chính của mọt
S. Zeamays .....................................................................................................24
2.4.3.1. Quan sát tập tính sinh sống và cách gây hại của mọt S. zeamays .........24

2.4.3.2. Thí nghiệm nghiên cứu thời gian phát triển các pha cơ thể, vòng đời và
tuổi thọ của mọt S. zeamays trên bắp hạt .......................................................24
2.4.3.3. Thí nghiệm nghiên cứu khả năng đẻ trứng và phát triển sau đẻ trứng
của mọt S. zeamays ........................................................................................25
2.4.3.4. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thức ăn đến sự phát
triển của mọt S. zeamays ................................................................................26
2.4.3.5 Phương pháp nghiên cứu tiềm năng phát triển quần thể của mọt
S. zeamays trong phòng thí nghiệm ...............................................................28
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................30
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................31
3.1. Khả năng gây hao hụt trọng lượng bắp hạt của mọt S. zeamays ........... 31
3.2. Đặc điểm sinh học chính của mọt S. zeamays ....................................... 34
3.2.1. Tập quán sinh sống và cách gây hại của mọt S. zeamays ........................34
3.2.2. Thời gian phát triển các pha và vòng đời của mọt S. zeamays ................37

ix


3.2.3. Tuổi thọ và khả năng đẻ trứng của mọt S. zeamays .................................41
3.2.4. Khả năng phát triển sau đẻ trứng của mọt S. zeamays .............................42
3.2.5. Ảnh hưởng của thức ăn đến sự phát triển của mọt S. zeamays ................43
3.2.5.1. Ảnh hưởng thức ăn đến thời gian vòng đời của mọt S. zeamays ..........44
3.2.5.2. Ảnh hưởng thức ăn đến tuổi thọ của mọt S. zeamays trưởng thành .....45
3.2.5.3. Khả năng nhịn đói của mọt S. zeamays trưởng thành ...........................47
3.2.5.4. Sự lựa chọn thức ăn của mọt S. zeamays ..............................................48
3.3. Tiềm năng phát triển quần thể của mọt S. zeamays trong phòng thí
nghiệm..................................................................................................... 49
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..............................................................................54
Kết luận ....................................................................................................... 54
Đề nghị ........................................................................................................ 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................55
PHỤ LỤC ..........................................................................................................61

x


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CH3Br

Methyl Bromide

CO2

Carbon dioxide

ctv

Cộng tác viên

FAO

Food and Agriculture Organization

ICM

Intergrated Commodities Management

NT

Nghiệm thức


NST

Ngày sau thả

PH3

Phosphine

TB

Trung bình

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSXH

Tần số xuất hiện

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3.1. Trọng lượng bắp hạt hao hụt do mọt S. zeamays gây ra .................... 31

Bảng 3.2. Thời gian phát dục các pha cơ thể và vòng đời của mọt S. zeamays .. 38
Bảng 3.3. Tuổi thọ và khả năng đẻ trứng của mọt S. zeamays ............................ 41
Bảng 3.4. Thời gian vòng đời của mọt S. zeamays trên các loại thức ăn thí
nghiệm ........................................................................................................... 44
Bảng 3.5. Tuổi thọ của mọt S. zeamays trưởng thành trên các loại thức ăn thí
nghiệm ........................................................................................................... 45
Bảng 3.6. Sự lựa chọn thức ăn của mọt S. zeamays ............................................ 48
Bảng 3.7. Bảng sống của mọt S. zeamays qua 3 thế hệ ....................................... 50
Bảng 3.8. Các chỉ tiêu sinh học đánh giá tiềm năng phát triển quần thể của mọt
S. zeamays qua 3 thế hệ nhân nuôi trong phòng thí nghiệm ......................... 52

xii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 1.1. Thiệt hại do mọt bắp gây hại trên bắp hạt ............................................. 5
Hình 1.2. Dạng vòi của mọt S. zeamays ............................................................... 9
Hình 1.3. Mảnh thuần trên để phân biệt mọt gạo và mọt bắp ............................ 14
Hình 2.1. Thí nghiệm nghiên cứu khả năng gây hao hụt trọng lượng bắp hạt của
mọt S. zeamays .............................................................................................. 23
Hình 2.2. Thí nghiệm lựa chọn thức ăn mọt S. zeamays ..................................... 28
Hình 2.3. Thí nghiệm nghiên cứu sự phát triển quần thể mọt S. zeamays .......... 30
Hình 3.1. Phương trình hồi quy giữa trọng lượng bắp hạt hao hụt và số cặp mọt
thí nghiệm ...................................................................................................... 33
Hình 3.2. Mọt S. zeamays đang bắt cặp............................................................... 35
Hình 3.3. Tập tính sinh sống của mọt bắp S. zeamays ........................................ 36

Hình 3.4. Triệu chứng gây hại của mọt S. zeamays............................................. 37
Hình 3.5. Các giai đoạn phát dục của sâu non mọt S. zeamays........................... 39
Hình 3.6. Vòng đời của mọt S. zeamays .............................................................. 40
Hình 3.7. Khả năng phát triển sau đẻ trứng của mọt S. zeamays ........................ 43
Hình 3.8. Khả năng nhịn đói của mọt S. zeamays trưởng thành ......................... 47
Hình 3.9. Tỷ lệ sống tự nhiên (lx) của mọt S. zeamays ....................................... 51
Hình 3.10. Sức sinh sản (mx) của mọt S. zeamays .............................................. 51

xiii


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Ở nước ta, bắp là cây lương thực được trồng với diện tích lớn và đứng thứ 2
sau lúa gạo. Những năm gần đây diện tích trồng bắp ở nước ta ngày càng mở rộng,
theo niên giám thống kê (2010), trong năm 2010 diện tích trồng bắp của cả nước là
1126,9 nghìn ha với sản lượng đạt 4606,8 nghìn tấn. Năng suất và sản lượng bắp
ngoài đồng ruộng liên tục tăng lên không những đáp ứng đủ nhu cầu của địa
phương mà còn đưa vào dự trữ và chuyển đi các vùng khác.
Ngoài vai trò là cây lương thực, bắp còn là một trong những nguyên liệu chính
để chế biến thức ăn hỗn hợp cung cấp cho ngành chăn nuôi. Vì vậy, để chủ động
trong quá trình sản xuất, hàng năm sản lượng bắp đưa vào bảo quản trong các kho là
rất lớn. Song song với việc chế biến thì khâu bảo quản cũng quan trọng không kém.
Nếu phương pháp bảo quản không tốt sẽ gây nên những tổn thất hư hỏng trong quá
trình tồn trữ bắp. Theo kết quả thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(2002) tổn thất về sản lượng trong và sau thu hoạch đối với bắp từ 13% đến 15%.
Nguyên nhân gây thất thoát trong quá trình bảo quản chủ yếu là do các loài
sâu mọt gây ra. Theo Nguyễn Thị Chắt (2000), sâu mọt hại kho không những gây
hại trực tiếp làm thất thoát về số lượng nông sản, làm giảm chất lượng, giảm giá trị
thương phẩm, gây mùi khó chịu, màu sắc không bình thường mà còn là nguyên

nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và động vật khi sử dụng nông sản.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều các công ty và xí nghiệp sản
xuất, chế biến thức ăn gia súc, vì vậy hàng năm lượng bắp từ các vùng lân cận nhập
về khu vực thành phố rất lớn. Việc đảm bảo nguyên liệu trong quá trình sản xuất là
cần thiết nên hầu hết các xí nghiệp phải tồn trữ bắp với khối lượng lớn trong thời
gian dài. Từ đó làm xuất hiện nhiều loài côn trùng gây hại bắp trong kho và chúng
gây hại rất nghiêm trọng quá trình bảo quản.

1


Trong các loài côn trùng gây hại trên bắp bảo quản, mọt bắp Sitophilus
zeamays được đánh giá là một trong các loài côn trùng kho nguy hiểm, gây thất
thoát lớn trong quá trình bảo quản. Theo Jacobs và Calvin (2001), mọt bắp là sâu
hại sơ cấp với khả năng ăn tạp, thích nghi cao với các điều kiện sinh thái, sinh
trưởng và phát triển nhanh, phân bố rộng, gây khó khăn cho công tác phòng trừ.
Tiến hành phòng trừ sâu mọt gây hại nông sản lưu trữ trong kho là một nhiệm
vụ quan trọng của công tác bảo quản. Nhiệm vụ này chỉ có thể thực hiện tốt, đảm
bảo hiệu quả kinh tế cao khi có những hiểu biết đầy đủ và chính xác về thành phần
các loài dịch hại trong kho, đặc điểm sinh học sinh thái và quy luật phát sinh gây hại
của chúng, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý một cách hiệu quả.
Hiện nay, ở nước ta đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh chưa có các công trình
nghiên cứu chi tiết và hệ thống về sự gây hại, đặc điểm sinh học, sinh thái cũng như
các biện pháp phòng trừ mọt bắp hiệu quả. Trước tình hình đó, để cung cấp cơ sở
khoa học và thực tiễn cho công tác phòng trừ mọt bắp, đề tài: “Nghiên cứu khả
năng gây hại và đặc điểm sinh học chính của mọt bắp, Sitophilus zeamays
Motschulsky (Coleoptera: Curculionidae) tại thành phố Hồ Chí Minh” đã được
thực hiện.

2



Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng gây hại, đặc điểm sinh học chính của mọt bắp (S.
zeamays) làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng biện pháp quản lý mọt
bắp hiệu quả trong các kho bảo quản tại khu vực TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mọt bắp S. zeamays.
Yêu cầu
-

Xác định được khả năng gây hao hụt trọng lượng bắp hạt của mọt S. zeamays.

-

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học chính của mọt S. zeamays.

Giới hạn của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng gây hao hụt trọng lượng bắp hạt và một
số đặc điểm sinh học chính của mọt S. zeamays trong phòng thí nghiệm.

3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổn thất do côn trùng gây ra trong quá trình bảo quản lương thực
Theo kết quả điều tra của FAO (1994), hàng năm trên thế giới, mức tổn thất
lương thực trong kho bảo quản từ 6 – 10% so với tổng số lương thực sản xuất. Ở
các nước châu Á, châu Mỹ La Tinh và châu Phi, mức thiệt hại này là 10%, riêng các

nước nghèo có trình độ bảo quản nông sản còn thấp và ở vùng khí hậu nóng ẩm thì
mức tổn thất lương thực lên đến 20%. Sự tổn thất lương thực trong kho phần lớn là
do các loài sâu mọt gây ra.
Barak và Harein (1981), ở Hoa Kỳ lương thực trong kho tổn thất hơn 500.000
đô la mỗi năm, nguyên nhân chủ yếu là do côn trùng và nấm bệnh gây hại. Hầu hết
các loài côn trùng gây hại trong kho là các loài gây hại sơ cấp như Crypotelestes
ferrugineus (Stephens), Ahasverus advena (Waltl), Typhaea stercorea (Linnaeus).
Cũng ở nước này, theo USDA (2005) đã ước tính thất thoát sau thu hoạch do côn
trùng gây ra trên bắp và lúa mì khoảng 1,25 – 2,5 tỷ USD, chiếm 5 – 10% tổng giá
trị xuất khẩu bắp và lúa mì.
Theo FAO (1994), một số côn trùng trước đây được coi là những loài gây hại
thứ yếu nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thì chúng trở thành
hiểm họa, như loài mọt đục hạt lớn Postephanus truncatur Horn, trước đây tồn tại
như một loài gây hại thứ yếu ở Trung Mỹ, Brazin, Columbia và miền Nam nước Mỹ,
nhưng sau đó tại châu Phi chúng gây ra những thảm cảnh lớn cho các kho dự trữ
bắp. Các thông báo chính thức cho biết sự thiệt hại về trọng lượng lên đến 34% ở
các kho trữ bắp và khoảng 70% ở các kho bảo quản ngũ cốc.

4


Hình 1.1. Thiệt hại do mọt bắp gây hại trên bắp hạt
(Nguồn: />
Theo Ukeh và ctv. (2009), trên toàn cầu, sâu bệnh hại sau thu hoạch gây tổn
thất ước tính khoảng 10% tổng sản lượng và tổn thất trọng lượng (chất khô) từ 0,5 –
17%. Tuy nhiên ở các nước châu Phi mức tổn thất này rất cao, đặc biệt bắp tổn thất
lên đến 30% sau vài tháng bảo quản.
Theo kết quả ghi nhận của Mulungu và ctv. (2007), ở Đông Phi mọt bắp gây
thất thoát bắp bảo quản khoảng 10 – 15%, riêng vùng Tanzania, thiệt hại bắp sau thu
hoạch khoảng 18%.

Ở Ethiopia trong năm 2007, khoảng 20 – 30% bắp dự trữ bị thiệt hại do mọt
bắp xâm nhiễm, riêng vùng Bako thiệt hại lên tới 100% sau 6 tháng bảo quản
(Demissie và ctv., 2008a).
Ở Việt Nam, theo kết quả thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (2002) tổn thất về sản lượng trong và sau thu hoạch đối với lúa từ 11% đến
13%, bắp từ 13% đến 15%, tập trung ở các khâu thu hoạch, phơi sấy, bảo quản, xay
xát và chế biến.
Năm 1995 sản lượng lúa ở nước ta thiệt hại khoảng 10%, ước tính khoảng 2,3
triệu tấn. Đối với các loại rau củ khoảng 20%, khoai lang thiệt hại sản lượng 2,005

5


triệu tấn, 722.000 tấn khoai tây và khoảng 3,112 triệu tấn khoai mì. Đối với bắp số
lượng hao hụt hàng năm có thể lên đến 100.000 tấn (Trần Minh Tâm, 2000).
1.2. Thành phần côn trùng trong kho bảo quản lương thực
1.2.1. Thành phần côn trùng trong kho bảo quản lương thực trên thế giới
Theo Haines và Pranata (1982), đã ghi nhận có 53 loài côn trùng và nhện trong
các kho bán lẻ ở Indonesia, trong đó có 29 loài được xem là dịch hại. Các loài được
ghi nhận là dịch hại quan trọng ảnh hưởng kinh tế là Sitophilus oryzae, Sitophilus
zeamays, Dinoderus bifoveolatus và Tribolium castaneum.
Haines (1997) đã xác định được 265 loài chân đốt trong tổng số 1.235 mẫu vật
côn trùng và nhện hại kho ở Indonesia, trong đó tần số xuất hiện loài Tribolium
castaneum cao nhất chiếm 40%.
Roesli và ctv. (2003) đã điều tra 8 kho bảo quản thức ăn gia súc ở Kansas, thu
được 30 loài côn trùng thuộc 20 họ, 4 bộ; bộ Coleoptera có 24 loài, bộ
Hymenoptera có 3 loài, bộ Lepidoptera có 1 loài, và bộ Psocoptera có 2 loài. Các
loài mọt Sitophilus spp.; bướm Indianmeal Plodia interpunctella; Oryzaephilus
mercator, là loài phổ biến trong hầu hết các cửa hàng.
Theo điều tra của Chomchalow (2003), thành phần côn trùng hại bắp bảo quản

ở Thái Lan gồm có 12 loài thường xuyên xuất hiện và gây hại là Corcyra
cephalonica, Cryptolestes ferrugineus, Cryptolestes pusillus, Ephestia cautella,
Latheticus oryzae, Oryzaephilus Mercator, Rhizopertha dominica, Sitophilus
granaries, Sitophilus oryzae, Sitophilus zeamays, Sitotroga cerealella và Tribolium
confusum.
Theo Demissie và ctv. (2008b), trong quá trình điều tra kho ở Bako phát hiện
bắp bảo quản bị nhiễm mọt bắp khoảng 11 – 59%, và chúng đã gây ra những tổn
thất rất lớn về khối lượng hạt.
Theo điều tra của Herbert (2010), trên thế giới có hơn 60 loài côn trùng gây
hại ngũ cốc trong các loại hình kho bảo quản. Các loài xuất hiện phổ biến là
Rhyzopertha dominica, Sitophilus oryzae, Sitophilus zeamays, Tenebriodes

6


mauritanicus, Oryzaephilus surinamensis, Tenebrio sp., Tribolium castaneum,
Cryptolestes spp., Ahasverus advena, Tribolium confusum, Plodia interpunctella và
Liposcelis spp..
1.2.2. Thành phần côn trùng trong kho bảo quản lương thực trong nước
Dương Quang Diệu và Nguyễn Thị Giáng Vân (1976) đã phát hiện được 51
loài côn trùng hại kho trên 113 mặt hàng xuất khẩu. Gần đây, Bùi Công Hiển (1995)
đã công bố có 55 loài bọ cánh cứng gây hại các nông sản bảo quản trong kho.
Hà Thanh Hương (1993, 2001) đã thống kê có 70 loài côn trùng trên các mặt
hàng xuất nhập khẩu ở vùng I (Hải Phòng) và vùng II (Thành phố Hồ Chí Minh).
Điều tra ở các kho dự trữ lương thực Quốc Gia, các công ty giống cây trồng và kho
thức ăn gia súc tại 17 tỉnh phía Bắc Việt Nam, đã phát hiện có 56 loài côn trùng và 1
loài nhện thuộc 26 họ, 4 bộ và 2 lớp (lớp côn trùng và lớp nhện). Các loài xuất hiện
với tần số trên 50% là Rhyzopertha dominica, Cryptolestes pusillus, Sitophilus
oryzae, Tribolium castaneum và Lophocateres pusillus.
Theo ghi nhận của Trần Văn Mì (2004), thành phần sâu mọt trong kho lúa gạo

tại tỉnh An Giang có 32 loài, với 20 họ, 7 bộ. Trong đó có 24 loài thuộc bộ Coleoptera,
1 loài thuộc bộ Psocoptera, 1 loài thuộc bộ Hymenoptera, 2 loài thuộc bộ Hemiptera,
1 loài thuộc bộ Blattoptera, 1 loài thuộc bộ Lepidoptera và 2 loài thuộc bộ Acarina.
Kết quả nghiên cứu của chi cục KDTV vùng II (1998) tại thành phố Hồ Chí
Minh, Ðồng Nai, Long An, Sóc Trăng, Ðồng Tháp và Bình Dương ghi nhận trên
bắp chỉ có 4 loài gây hại là Sitophilus oryzae, Sitophilus zeamays, Rhizopertha
dominica và Arecerus fasculatus.
Theo Nguyễn Thị Chắt (1999), thành phần côn trùng hại bắp bảo quản sau thu
hoạch ở 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Kiên Giang gồm có 13 loài, thuộc 9 họ và 3
bộ, trong đó bộ Coleoptera có 10 loài, Lepidoptera có 2 loài, bộ Psocoptera có 1 loài.
Các loài mọt bắp (Sitophilus zeamays), mọt đục thân nhỏ (Rhizopertha dominica),
mọt thóc đỏ (Tribolium castaneum), mọt gạo (Sitophilus oryzae), mọt gạo dẹt
(Ahasverus advena) có tần số xuất hiện cao lần lượt là: 100%, 86%, 78%, 67%, 58%.

7


Nguyễn Thị Chắt (2000) đã ghi nhận thành phần sâu mọt hại bắp trong kho
thức ăn gia súc tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tp. HCM gồm 13 loài, trong đó
có 5 loài mọt thường xuyên xuất hiện và gây hại là mọt bắp, mọt gạo, mọt đục thân
nhỏ, mọt gạo dẹt và mọt thóc đỏ. Trong các loài trên thì mọt bắp là loài xuất hiện
phổ biến nhất và gây hại nặng trên hạt bắp.
Trần Văn Mì (2004) đã phát hiện 20 loài với 16 họ, 6 bộ xuất hiện trên bắp bảo
quản tại An Giang, trong đó có 16 loài gây hại và 4 loài thiên địch. Một số loài gây
hại quan trọng, xuất hiện với tần suất và mật số cao là mạt Liposcelis spp. (90%; 48
con/kg), Mọt râu dài Cryptyolestes minutus (100%; 19,66 con/kg), Mọt thóc đỏ
Tribolium castaneum (100%; 17,44 con/kg), Mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica
(90%; 12,43 con/kg) và Mọt bắp Sitophilus zeamays (50%, 64,20 con/kg). Ở Thành
phố Cần Thơ phát hiện có 17 loài, với 12 họ, thuộc 6 bộ gây hại trên bắp. Một số loài
gây hại quan trọng xuất hiện với tần số và mật số cao: Tribolium castaneum (100%;

17,11 con/kg), Cryptolestes minutus (100%; 19,67 con/kg), Rhizopertha dominica
(90,0%; 11,0 con/kg), Liposcelis spp. (90,0%; 48,0 con/kg).
Theo Đào Thị Hằng và Nguyễn Thị Minh Thu (2011), thành phần côn trùng
trong kho bảo quản bắp ở Nghệ An gồm có 16 loài, trong đó loài mọt Sitophilus
zeamays có tần suất xuất hiện cao nhất.
1.3. Một số nghiên cứu về mọt S. zeamays
1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới
Vị trí phận loại
Theo khóa phân loại của Haines (1991), mọt bắp có vị trí phân loại như sau:
Ngành: Arthropoda
Lớp: Hexapoda
Bộ: Coleoptera
Họ: Curculionidae
Giống: Sitophilus
Loài: Sitophilus zeamays

8


Một số đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của mọt S. zeamays
Theo nghiên cứu của Throne (1994), Jacobs và Calvin (2001), mọt S. zeamays
là loài côn trùng đa thực, chúng có thể gây hại trên nhiều loại hạt ngũ cốc, thức ăn
mà chúng ưa thích nhất là bắp hạt. Trên bắp hạt bảo quản trong các kho, mọt bắp
luôn là loài gây hại quan trọng gây thiệt lại lớn cho quá trình bảo quản bắp, đặc biệt
là trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Haines (1991), trưởng thành mọt S. zeamays có kích thước dài 3 – 3,5 mm,
hình bầu dục dài, có màu nâu đỏ đến nâu đen. Hình dạng mọt cái và mọt đực rất khó
phân biệt, chủ yếu dựa vào cơ quan sinh dục và dạng vòi (phần mũi kéo dài) để
nhận dạng mọt đực và mọt cái. Mọt cái có vòi thon dài và nhỏ (hẹp), các chấm lõm
trên vòi được xếp theo hàng, nhỏ và không chạm vào nhau. Mọt đực có vòi ngắn và

lớn hơn mọt cái, có các chấm lõm lớn, các chấm này không xếp theo hàng và chạm
vào nhau (hình 1.2).

Hình 1.2. Dạng vòi của mọt S. zeamays
(Nguồn: Haines, 1991)

Theo Demissie và ctv. (2008a), thức ăn có vai trò quan trọng đối với mọt bắp,
độ cứng của vỏ bắp và thành phần các chất bên trong hạt bắp là điều kiện quan
trọng để mọt bắp lựa chọn thức ăn. Các giống bắp có lớp vỏ cứng, có mày dài mọt
bắp ít gây hại.

9


Ukeh và ctv. (2009) nghiên cứu sự kích thích từ các chất bay hơi của sản phẩm
lưu trữ ảnh hưởng tới hành vi của mọt bắp, kết quả cho thấy mọt bắp đã bị thu hút
bởi các chất bay hơi của hạt bắp, lúa mì, gạo và bị xua đuổi bởi các chất bay hơi có
mùi hôi của cây gừng (Zingiber officinale) và cây tiêu (Piper guineense).
Theo Adedire và Lajide (2003), mọt bắp xâm nhiễm và đẻ trứng lên hạt bắp
khi bắp còn ở ngoài đồng, trước thu hoạch khoảng 1 vài tuần, khi vào trong kho bảo
quản chúng tiếp tục nhân mật số và gây hại. Ước tính rằng 1 sâu non mọt bắp có thể
tiêu thụ khoảng 7% trọng lượng hạt bắp, sâu non phát triển và gây hại bên trong hạt,
chúng hóa nhộng trong hạt sau đó vũ hóa và đục lỗ chui ra ngoài.
Mọt S. zeamays là một dịch hại quan trọng xuất hiện phổ biến ở các kho lưu
trữ ngũ cốc, đặc biệt là bắp hạt. Chúng có thể xâm nhập và phá hoại bắp ngay
khi bắp chưa thu hoạch ở ngoài đồng ruộng và kéo dài trong suốt thời gian lưu
trữ (Rees, 1996).
Các loại mọt cánh cứng, nhất là mọt bắp có thể đẻ nhiều trứng trên 1 hạt bắp,
tuy nhiên chỉ có một trưởng thành vũ hóa chui ra ngoài (Danho và ctv., 2002;
Danho & Haubruge, 2003). Để nghiên cứu sự cạnh tranh diễn ra giữa các sâu non

bên trong hạt Guedes và ctv. (2009) đã dùng tia X để quan sát số lượng trứng và sự
phát triển sâu non bên trong hạt, cho 20 con cái đẻ trứng lên 20 hạt bắp chứa trong
lọ thủy tinh; mọt bắp có thể đẻ 1 – 7 trứng/ hạt, trứng nở, xảy ra cạnh tranh giữa các
sâu non về thức ăn và không gian sinh sống, cuối cùng chỉ còn một hoặc hai sâu non
phát triển đến trưởng thành.
Mọt bắp trưởng thành cái đẻ trứng kéo dài trong suốt thời gian sống của nó,
tuy nhiên khoảng 50% số trứng được đẻ trong 4 – 5 tuần đầu. Mọt cái dùng vòi đục
một lỗ nhỏ trên hạt và đẻ trứng vào những lỗ này, sau đó, mọt tiết ra dịch nhầy bịt
kín lỗ lại để bảo vệ trứng. Trứng được đẻ trên hạt có ẩm độ lớn hơn 10%, nhiệt độ
thích hợp nhất cho mọt đẻ trứng khoảng 250C. Ở nhiệt độ 250C và ẩm độ 70%, thời
gian ủ trứng 6 ngày, sâu non phát triển trong 25 ngày, hóa nhộng bên trong hạt, tổng
thời gian vòng đời khoảng 35 ngày (Haines, 1991).

10


Theo Arbogast (1991), Danho và ctv. (2002), trưởng thành mọt bắp có thời
gian sống rất dài từ vài tháng đến 1 năm. Một mọt cái trong suốt đời sống có thể đẻ
trên 150 trứng. Trưởng thành cái đục 1 lỗ trên hạt và đẻ trứng vào bên trong lỗ này,
sau đó trứng được che phủ bằng 1 lớp sáp. Ở nhiệt độ 250C trứng nở sau 6 ngày, sâu
non đục hạt ăn và phát triển hoàn toàn bên trong hạt. Sâu non mọt bắp phát triển qua
4 tuổi, hóa nhộng bên trong hạt, trưởng thành vũ hóa đục lỗ chui ra khỏi hạt, để lại
các lỗ trên hạt và kéo theo các bột và phân sâu non đổ ra bên ngoài. Theo Sharifi và
Mills (1971), sâu non mọt bắp có 4 tuổi, thời gian trung bình để hoàn thành phát
dục pha sâu non là 18,1 ngày.
Theo Arthur và ctv. (2001); Danho và ctv. (2002), mọt S. zeamays bắt đầu phát
triển ở nhiệt độ 150C, thích hợp nhất ở 280C. Tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ và
ẩm độ tương đối của môi trường mà vòng đời mọt bắp có thể kéo dài từ 4 – 16 tuần.
Ở điều kiện nhiệt độ 300C, ẩm độ không khí 70% thời gian thực hiện vòng đời của
mọt bắp khoảng 28 ngày.

Theo nghiên cứu của các tác giả Fields (1992), Throne (1994), Yigezu và ctv.
(2009) cho thấy mọt bắp bắt đầu phát triển ở nhiệt độ từ 10 – 150C, nhiệt độ tối ưu
cho sự tăng trưởng và phát triển của mọt từ 25 – 330C. Ở nhiệt độ dưới 130C và trên
350C vượt quá ngưỡng tối ưu cho sự phát triển của mọt.
Arthur và ctv. (1998) nghiên cứu vòng đời mọt bắp trong phòng thí nghiệm ở
nhiệt độ 270C và ẩm độ không khí 60%, thời gian hoàn thành vòng đời của mọt bắp
khoảng 6 tuần.
Theo kết quả ghi nhận của Sharifi và Mills (1971), mọt S. zeamays có vòng
đời trung bình 36 ngày ở 27 ± 10C và ẩm độ 69 ± 3%. Thời gian vòng đời này gần
giống với S. oryzae và nhanh hơn so với S. granaries khoảng 7 ngày trong điều
kiện tương tự.
Theo nghiên cứu của Rees (1996), mọt bắp phát triển nhanh ở hạt bắp có ẩm
độ từ 14 – 16%, tỷ lệ tử vong của sâu non tăng khi ẩm độ hạt dưới 13% và trứng
thường không được đẻ trên hạt có ẩm độ dưới 10%.

11


Biện pháp phòng trừ mọt S. zeamays
Moreno-Martinez và ctv. (2000) đã nghiên cứu điều kiện bảo quản đối với mọt
bắp, sử dụng 150g hạt bắp với 20 mọt bắp chứa trong bình thủy tinh 250 ml, có máy
phân tích oxy. Lọ chứa ở nhiệt độ 260C, thủy phần hạt 16%, ẩm độ không khí 70%
thì hàm lượng oxy cạn kiệt 0% ở 6 – 9 ngày trong điều kiện bảo quản kín hoàn toàn
và 8,4 % trong 30 ngày bảo quản không kín. Trong điều kiện kín thì khi nhiệt độ
cao và thủy phần hạt thấp thì tỷ lệ tử vong của mọt bắp đạt 100% sau 6 ngày.
Theo Navarro và ctv. (1994), biện pháp quan trọng để quản lý các loài côn
trùng gây hại nông sản sau thu hoạch là bảo quản các loại nông sản này trong các
kho kín, hoàn toàn cách ly với môi trường bên ngoài. Khi các loài côn trùng, cũng
như hạt hô hấp sẽ làm giảm khí O2 tích tụ khí CO2, gây ngạt thở và mất nước cuối
cùng gây chết đối với các loài côn trùng.

Hagstrum và Subramanyam (2006), các biện pháp để phòng trừ côn trùng hại
bắp bảo quản trong kho gồm: chọn giống bắp, biện pháp sinh học, biện pháp vật lý
và hóa học. Theo Yigezu và ctv. (2009), để quản lý côn trùng hại kho cần có biện
pháp quản lý tổng hợp, đây là một chiến lược đảm bảo mật số côn trùng kho thấp và
các điều kiện sinh lý trong kho không phù hợp với dịch hại. Quan trọng nhất là giữ
cho sản phẩm trong kho có ẩm độ thấp khoảng 12%.
Trước khi xuất hiện các hóa chất tổng hợp, con người đã biết sử dụng các loại
cây và các vật liệu khác trong việc bảo vệ các sản phẩm lưu trữ tránh việc gây hại
của các loài sâu mọt. Danjumma và ctv. (2009) đã sử dụng bột của cây thuốc lá
(Nicotiana tabacum), cây tỏi (Allium sativum) và cây tiêu (Zingiber officinale) với
liều lượng từ 0,5 – 2 g, trộn đều với 50 g hạt bắp có hiệu quả trừ mọt bắp từ 85 –
100%.
Theo Santos (1992), để hạn chế dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên bắp bảo
quản cần có các biện pháp sau:
Thay thế thức ăn cho gia súc bằng thức ăn được ủ chua, thức ăn ủ chua có
nhiều chất dinh dưỡng và không bị nấm mốc và côn trùng gây hại.

12


×