Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Thành ngữ có yếu tố mặt trong tiếng việt (có đối chiếu với tiếng thái)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.92 KB, 117 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

WATCHAREE PROMUBON

THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ “MẶT” TRONG TIẾNG VIỆT
(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG THÁI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

WATCHAREE PROMUBON

THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ “MẶT” TRONG TIẾNG VIỆT
(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG THÁI)
Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 8 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PSG.TS. Nguyễn Thị Nhung

THÁI NGUYÊN - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số tài
liệu, kết quả đưa ra là hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học nêu trong
luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu phát hiện có sự giân lận, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung
luận văn của mình./.
Tác giả luận văn

Watcharee Promubon

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với cô Nguyễn Thị Nhung,
người đã tận tình hướng dẫn viết luận văn này. Em cũng gửi lời cảm ơn các
thầy, cô giáo đã giảng dạy, tổ bộ môn Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn, khoa Sau đại
học đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong học tập và nghiên cứu. Cuối cùng,
tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, học viên lớp Cao học
Ngôn ngữ khóa 24 đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn./.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Watcharee Promubon

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phạm vi khảo sát.......................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
5. Đóng góp mới của luận văn............................................................................. 3
6. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................... 5
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lí luận về thành ngữ và thành ngữ trong tiếng
Việt, tiếng Thái .................................................................................................... 5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu đối chiếu thành ngữ tiếng Việt và tiếng Thái
với thành ngữ trong các ngôn ngữ khác .............................................................. 8
1.2. Một số khái niệm ngôn ngữ học có liên quan đến đề tài ............................
11
1.2.1. Ẩn dụ tu từ ............................................................................................... 11
1.2.2. So sánh tu từ ............................................................................................ 12
1.3. Khái quát về thành ngữ tiếng Việt.............................................................. 13
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm của thành ngữ tiếng Việt, giá trị của thành ngữ ....
13
1.3.2. Phân loại thành ngữ tiếng Việt ................................................................ 15
1.4. Khái quát về thành ngữ tiếng Thái ............................................................. 22
1.4.1. Khái niệm và đặc điểm của thành ngữ tiếng Thái ...................................
22
3



1.4.2. Phân loại thành ngữ tiếng Thái................................................................ 23
1.5. Vấn đề nghiên cứu đối chiếu từ và thành ngữ ............................................ 25
1.5.1. Nghiên cứu đối chiếu về từ...................................................................... 25
1.5.2. Nghiên cứu đối chiếu về nghĩa của từ ..................................................... 25
1.5.3. Nghiên cứu đối chiếu từ và thành ngữ trong luận văn ............................ 26
1.6. Tiểu kết chương một ................................................................................... 27
Chương 2: CÁC THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ “MẶT”

TRONG

TIẾNG VIỆT XÉT VỀ SỐ LƯỢNG VÀ CẤU TRÚC ................................ 29
2.1. Giới thiệu chung ......................................................................................... 29
2.2. Nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa trong tiếng Việt ..
31
2.2.1. Tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối
xứng trong tiếng Việt ......................................................................................... 31
2.2.2. Tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi
đối xứng trong tiếng Việt................................................................................... 39
2.3. Các thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh trong tiếng Việt ... 43
2.3.1. Tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh đối
xứng trong tiếng Việt ......................................................................................... 43
2.3.2. Tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh phi đối
xứng trong tiếng Việt ......................................................................................... 45
2.4. Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 49
Chương 3: CÁC THÀNH NGỮ CÓ YẾU TỐ “MẶT” TRONG TIẾNG
VIỆT XÉT VỀ Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ BIỂU HIỆN (CÓ ĐỐI CHIẾU
VỚI TIẾNG THÁI) ......................................................................................... 52
3.1. Đặc trưng ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt....... 52

3.1.1. Nhận xét chung ........................................................................................ 52
3.1.2. Miêu tả các nhóm nghĩa........................................................................... 54
3.2. Đặc trưng ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái ...... 59
3.2.1. Nhận xét chung ........................................................................................ 59
iv


3.2.2. Miêu tả các nhóm nghĩa........................................................................... 60
3.3. Sự tương đồng và khác biệt về nghĩa của từ mặt và nghĩa của các thành
ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái .......................................... 64
3.3.1. Sự tương đồng và khác biệt về nghĩa của từ “mặt” trong tiếng Việt và
tiếng Thái ............................................................................................................
64
3.3.2. Sự tương đồng và khác biệt về nghĩa của các thành ngữ có yếu tố
“mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái ................................................................. 66
3.4. Một số đặc điểm về tư duy, ngôn ngữ và văn hóa biểu thị qua các thành
ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái .......................................... 68
3.5. Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 76
KẾT LUẬN....................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 82
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Phân loại các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt về mặt
cấu trúc............................................................................................. 29
Bảng 2.2. Phân loại các thành ngữ có yếu tố “mặt”mang cấu trúc ẩn dụ

hóa đối xứng trong tiếng Việt .......................................................... 33
Bảng 2.3. Các thành ngữ có yếu tố “mặt” ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết, hội
nghĩa trong tiếng Việt ...................................................................... 35
Bảng 2.4. Các thành ngữ có yếu tố “mặt” ẩn dụ hóa đối xứng phi đẳng kết,
không hội nghĩa trong tiếng Việt ..................................................... 38
Bảng 2.5. Phân loại thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa
phi đối xứng trong tiếng Việt........................................................... 40
Bảng 2.6. Các mô hình cấu tạo của thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu
trúc so sánh phi đối xứng trong tiếng Việt ...................................... 46
Bảng 3.1. Các nhóm ngữ nghĩa của những thành ngữ có yếu tố “mặt” trong
tiếng Việt.......................................................................................... 53
Bảng 3.2. Các nhóm ngữ nghĩa của những thành ngữ có yếu tố “mặt” trong
tiếng Thái ......................................................................................... 59


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong vốn từ vựng của mỗi
ngôn ngữ, có số lượng phong phú, cấu tạo đa dạng, có giá trị tăng cường tính
nghệ thuật cho câu nói, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hằng ngày. Thành
ngữ góp phần làm phong phú hóa vốn từ vựng, góp phần tăng cường hiệu quả
giao tiếp. Thành ngữ của mỗi dân tộc còn có thể phản ánh đặc trưng ngôn ngữ,
tư duy, văn hóa của dân tộc đó. Tìm hiểu thành ngữ của mỗi cộng đồng, có thể
thấy được những đặc trưng của ngôn ngữ, tư duy, cảm xúc, đặc điểm môi
trường thiên nhiên, phong tục, tôn giáo, ... của dân tộc đó nữa
1.2. Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ giữa các dân tộc có vai trò quan
trọng. Nó giúp người nghiên cứu có thể phát hiện ra những điểm thống nhất và
khác biệt về tư duy, ngôn ngữ, văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc. Đó là việc
làm cần thiết với xu thế hiện nay - xu thế của hợp tác và phát triển, khi ranh
giới văn hóa giữa các quốc gia đang dần xích lại gần nhau.

1.3. Tuy vậy, thành ngữ thường không giành được sự quan tâm đáng kể
trong các công trình về từ vựng học hay định danh học, và cũng ít được bàn đến
với tư cách một đối tượng nghiên cứu trong các công trình tìm hiểu về văn học
dân gian. Việc nghiên cứu nhóm thành ngữ cùng có chung một yếu tố ngôn ngữ
nào đó cũng chưa được quan tâm nhiều. Trong khi những nghiên cứu về các
thành ngữ cùng nhóm như vậy có thể giúp nắm được cách dùng một yếu tố
ngôn ngữ nào đó trong thành ngữ, ảnh hưởng của yếu tố đó trong việc tạo nên ý
nghĩa của thành ngữ, việc phản chiếu những đặc trưng về cấu trúc của thành
ngữ nói chung trong nhóm thành ngữ đó. Việc đối chiếu nhóm thành ngữ có
cùng một yếu tố ngôn ngữ đó với nhóm tương ứng trong ngôn ngữ khác có thể
giúp thấy được phần nào những tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ, tư duy,
văn hóa giữa các dân tộc.

1


Vì vậy, trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi đã chọn đề tài
“Thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt (có đối chiếu với tiếng Thái )”. Hi
vọng, công trình sẽ góp phần giúp hiểu sâu hơn về thành ngữ tiếng Việt, tiếng
Thái cũng như văn hóa, tư duy của hai dân tộc Việt Nam, Thái Lan.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Qua việc làm rõ các đặc điểm về các mặt số lượng, cấu tạo của nhóm
thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt; đối chiếu làm rõ những điểm
tương đồng và khác biệt giữa nhóm thành ngữ đó với nhóm thành ngữ tương
ứng trong tiếng Thái về mặt ngữ nghĩa; có thể nắm vững hơn về cách tạo lập và
gián trị của thành ngữ tiếng Việt, tiếng Thái; đồng thời việc phân tích, đối chiếu
nhằm có thêm hiểu biết về ngôn ngữ, tư duy, văn hóa của hai cộng đồng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Các mục tiêu trên đã đặt ra những nhiệm vụ chính cho người nghiên cứu

đề tài là:
Thứ nhất, xác định tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận cho
việc nghiên cứu đề tài.
Thứ hai, phân tích đặc điểm về số lượng, cấu trúc của nhóm thành ngữ
có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt.
Thứ ba, phân tích, đối chiếu đặc điểm ý nghĩa và giá trị biểu hiện các đặc
trưng ngôn ngữ, tư duy, văn hóa của nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” trong
tiếng Việt và tiếng Thái.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phạm vi khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thành ngữ có yếu tố “mặt” trong
tiếng Việt và tiếng Thái
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những phương diện: số lượng, cấu trúc,
ý nghĩa và giá trị biểu hiện đặc trưng ngôn ngữ, tư duy, văn hóa của các thành
ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái.

2


3.3. Phạm vi khảo sát
Các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt đã được Hoàng Văn
Hành sưu tập trong cuốn sách Thành ngữ học tiếng Việt (NXB Khoa học Xã
hội, 2008) và bổ sung thêm một số ít thành ngữ có yếu tố “mặt” ở các cuốn từ
điển khác.
Các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái đã được Khun Vijit
Matra sưu tập trong cuốn sách Sum Nuôn Thai (Thành ngữ tiếng Thái), NXB
Khạ- nạ Wattanatham lệ Pha - Sa, Bangkok (2000).
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp miêu tả

Để nghiên cứu đề tài, phương pháp chủ yếu được chúng tôi vận dụng là
phương pháp miêu tả với các thủ pháp sau: thủ pháp thống kê toán học; thủ
pháp phân loại và hệ thống hóa; thủ pháp phân tích nghĩa tố; thủ pháp chuyển
đổi, bổ sung.
Các thủ pháp này sẽ giúp làm rõ các đặc trưng về mặt số lượng, cấu trúc,
ý nghĩa và giá trị biểu hiện của các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt;
và ý nghĩa, giá trị biểu hiện của các thành ngữ tương ứng trong tiếng Thái.
4.2. Phương pháp so sánh đối chiếu
Nhằm tìm ra sự thống nhất và khác biệt giữa các thành ngữ có yếu tố
“mặt” trong tiếng Việt và bộ phận tương ứng trong tiếng Thái về ý nghĩa, giá
trị biểu hiện.
5. Đóng góp mới của luận văn
5.1. Về lý luận
Góp phần làm rõ đôi nét về cơ chế tạo lập thành ngữ trong tiếng Việt,
tiếng Thái cùng một số đặc trưng về ngôn ngữ, tư duy, văn hóa của người Việt
Nam và người Thái Lan.
5.2. Về thực tiễn
Công trình có thể trở thành tài liệu tham khảo cho việc dạy và học về
thành ngữ, tài liệu tham khảo cho những người làm công tác dịch thuật và
những người muốn tìm hiểu ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam – Thái Lan.

3


6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn
gồm 3 chương như dưới đây:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt xét về số
lượng và cấu trúc

Chương 3: Các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt xét ý nghĩa
và giá trị biểu hiện (có đối chiếu với tiếng Thái)

4


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lí luận về thành ngữ và thành ngữ trong tiếng
Việt, tiếng Thái
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu lí luận về thành ngữ và thành ngữ trong tiếng Việt
Đã có một số công trình đề cập đến thành ngữ tiếng Việt một cách khái
quát hoặc chỉ đi sâu tìm hiểu một phương diện nào đó của thành ngữ.
Việc tìm hiểu khái quát về thành ngữ thường là một bộ phận nội dung
trong những công trình nghiên cứu về từ vựng tiếng Việt. Các công trình này đề
cập đến thành ngữ như một bộ phận của cụm từ/ ngữ cố định. Và ngữ cố định
nằm trong vốn từ vựng (bên cạnh vốn từ). Chẳng hạn, Từ vựng - ngữ nghĩa
học tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu (NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1981) đã
quan tâm đến khái niệm, đặc trưng, vai trò của thành ngữ, sự phân loại thành
ngữ (dựa vào nguồn gốc và kết cấu ngữ pháp). Cuốn Từ và Từ vựng học tiếng
Việt của Nguyễn Thiện Giáp (NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009) cùng đề cập tới
thành ngữ ở những vấn đề cơ bản như định nghĩa, phân loại thành ngữ (theo cơ
chế cấu tạo hòa kết, hợp kết), phân biệt thành ngữ với ngữ định danh và cụm từ
tự do.
Đề cập một phương diện nào đó của thành ngữ thường là nội dung của
các bài báo khoa học.
Có bài góp phần giúp nhận diện thành ngữ trong sự phân biệt với các
đơn vị khác như: “Bàn thêm về ranh giới giữa thành ngữ, tục ngữ” của Phạm

Thuận Thành (Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 1+2 (87+88), 2003). Một số
bài báo của tác giả Nguyễn Thị Tân thì giúp nhận diện, tìm hiểu một bộ phận
của thành ngữ gốc Hán- bộ phận khó nắm bắt hơn cả trong thành ngữ tiếng Việt
như: “Nhận diện thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt” (Tạp chí Ngôn ngữ, số

5


12 (175), 2003); “Thành ngữ Hán Việt: Khái niệm và phân loại” (Tạp chí Ngôn
ngữ & đời sống, 6/2015). Vấn đề nguồn gốc của thành ngữ cũng được quan tâm
qua “Về cơ sở hình thành thành ngữ tiếng Việt” của Đỗ Thị Thu Hương (Tạp
chí Ngôn ngữ, số 7 (175), 2017). Ngữ nghĩa và việc sử dụng thành ngữ tiếng
Việt thì được đề cập tới trong những công trình như: “Thử phân tích ba thành
ngữ đồng nghĩa trong tiếng Việt” của Phan Hồng Liên (Ngữ học trẻ 2006, NXB
ĐH Quốc gia Hà Nội); “Giá trị biểu đạt của thành ngữ trong truyện ngắn đồng
bằng sông Cửu Long” của Nguyễn Thụy Thùy Dương, (Tạp chí Ngôn ngữ &
đời sống, Số 8/2016).
Nhưng tiêu biểu nhất trong số các công trình nghiên cứu về thành ngữ
tiếng Việt phải kể đến là các chuyên luận
Công phu và toàn diện hơn cả có lẽ là chuyên luận Thành ngữ học tiếng
Việt (NXB. Khoa học xã hội, 2008) của tác giả Hoàng Văn Hành. Với gần 300
trang, chuyên luận đã đề cập nhiều vấn đề sâu sắc về sự nhận diện, nguồn gốc,
sự phân loại thành ngữ tiếng Việt. Đặc biệt, chuyên luận đã đi sâu miêu tả các
nhóm thành ngữ tiếng Việt phân loại theo phương thức tạo nghĩa (phép so sánh,
phép ẩn dụ) và theo tính đối xứng. Bên cạnh đó, chuyên luận cũng dành hơn
nửa số trang cho việc sưu tập 3 kiểu thành ngữ là thành ngữ ẩn dụ hóa đối
xứng, thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng và thành ngữ so sánh. Có hai chuyên
luận tập trung vào những câu chuyện về nguồn gốc, sự hình thành của một số
câu thành ngữ trong tiếng Việt là Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ Việt Nam
(Hoành Văn Hành, NXB. KHXH, 2002); và Những câu chuyện thành ngữ (Cao

Minh Đức chủ biên, NXB. Văn hóa dân tộc, 2000).
1.1.1.2. Các công trình sưu tầm thành ngữ tiếng Việt
Bên cạnh tác giả Hoàng Văn Hành (với “Thành ngữ học tiếng Việt”,
NXB Khoa học xã hội, 2008), đã có nhiều tác giả khác quan tâm tới việc sưu
tầm thành ngữ tiếng Việt. Đó là Nguyễn Lân với “Từ điển thành ngữ và tục
ngữ Việt Nam” (NXB Khoa học xã hội, 1989); Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn

6


Khang, Phan Văn Thành với Từ điển thành ngữ Việt Nam (NXB Văn hoá, Hà
Nội, 1994); Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào với Từ điển thành ngữ và
tục ngữ Việt Nam (NXB Văn hoá, Hà Nội, 1995); Viện ngôn ngữ học với Từ
điển giải thích thành ngữ tiếng Việt (NXB Giáo dục, 1998); Nguyễn Lực,
Lương Văn Đang với Thành ngữ Việt Nam (NXB Văn hoá- Thông tin, Hà Nội,
2002); ...Một tác phẩm dày dặn cũng rất đáng chú ý là Từ điển thành ngữ, tục
ngữ Việt Nam trong hành chức (trên tư liệu truyện ngắn và tiểu thuyết) (Đỗ Thị
Kim Liên chủ biên, NXB KHXH, HN, 2015). Với hơn 800 trang, cuốn sách
không chỉ giúp người đọc tìm thấy hầu hết các câu thành ngữ của người Việt
mà còn nắm được ngữ nghĩa và học được cách sử dụng chúng qua những ví dụ
về sự vận dụng thành ngữ của các tác giả văn học hiện đại.
1.1.1.3. Tình hình nghiên cứu lí luận về thành ngữ trong tiếng Thái
Đã có một số công trình nghiên cứu sâu về thành ngữ tiếng Thái. Đó là
công trình Sự thay đổi của lời nói và thành ngữ tiếng Thái (NXB Đại học
Chulalongkon, Bangkok, 1996) của Khaisiri Pramot Na Ayutthaya. Công trình
đã đề cập đến sự hình thành, khái niệm, đặc điểm và sự phân loại thành ngữ
tiếng Thái. Bên cạnh đó có công trình “Thành ngữ tiếng Thái để phát triển kỹ
năng ngôn ngữ giao tiếp” (Tạp chí Trường Đại học Narathiwat
Ratchanakharin, số 2, 5/ 2010) của tác giả Sahathai Chaiyapan, M.A. Công
trình đã đề cập đến lịch sử thành ngữ tiếng Thái, sự xuất hiện của thành ngữ

tiếng Thái, đặc điểm, sự phân loại, giá trị của thành ngữ tiếng Thái. Ngoài ra,
người đọc sẽ có sự hiểu biết về cách sử dụng thành ngữ tiếng Thái trong mọi kỹ
năng, đặc biệt là kỹ năng nói trong giao tiếp hàng ngày.
Tìm hiểu về sức hấp dẫn trong sử dụng của thành ngữ tiếng Thái có bài
báo “Hàng trăm thành ngữ Thái” (Tạp chí Ngôn ngữ tiếng Thái, số 3(1):88
(1996) của tác giả Sỉikan.
1.1.1.4. Các công trình sưu tầm thành ngữ tiếng Thái
Đã có một số công trình sưu tầm thành ngữ tiếng Thái. Chẳng hạn, Sum
Nuôn Thai (Thành ngữ tiếng Thái) (NXB Khạ- nạ Wattanatham lệ Pha - Sa,

7


Bangkok, 2000) của tác giả Khun Vijit Matra (Sanga Kanjanakphan) đã sưu
tầm và giải nghĩa 1500 câu thành ngữ tiếng Thái. Công trình còn giúp người
đọc có thể tìm thấy được đôi nét về đặc điểm, sự xuất hiện thành ngữ tiếng Thái
và phân loại thành ngữ tiếng Thái. Bên cạnh đó là cuốn Sum Nuôn Thai (Thành
ngữ tiếng Thái) (NXB Ratchabunđịt Sa - Than, Bangkok 2010) của
Ratchabunđịt Sa – Than. Với 123 trang, cuốn sách đã sưu tầm 644 câu thành
ngữ tiếng Thái.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu đối chiếu thành ngữ tiếng Việt và tiếng Thái với
thành ngữ trong các ngôn ngữ khác
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu đối chiếu thành ngữ tiếng Việt với thành ngữ của
một số ngôn ngữ khác
Thành ngữ tiếng Việt đã được nghiên cứu đối chiếu với thành ngữ của
một số ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Thái.
Phổ biến nhất là những công trình nhỏ nghiên cứu đối chiếu một bộ phận
thành ngữ tiếng Việt với bộ phận thành ngữ tương ứng trong tiếng Anh. Chẳng
hạn, “Thành ngữ chứa động từ biểu thị hoạt động cơ bản của mắt/eyes trong
tiếng Việt và tiếng Anh” của Trần Thị Hải Bình (Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống,

Số 2/ 2016); và “Thành ngữ so sánh có yếu tố chỉ động vật biểu thị hoạt động
ăn và uống trong tiếng Anh và tiếng Việt” của Lê Văn Thanh (Tạp chí Từ điển
học & Bách khoa thư, Số 3, 5/ 2015). Một số bài báo thì tập trung tìm hiểu ngữ
nghĩa của các thành ngữ được đối chiếu như: “Một số đặc trưng ngữ nghĩa của
thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt chứa từ chỉ kim loại” của Lương Quý
Khương, Võ Ngọc Ánh (Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, Số 3, 5/ 2013);
“Thành tố ngữ nghĩa của thành ngữ đối xứng trong tiếng Anh và tiếng Việt”
của Đặng Nguyên Giang, Nguyễn Văn Minh (Tạp chí Từ điển học & Bách
khoa thư, Số 3, 5/ 2015). Bên cạnh đó là những bài báo hướng tới việc tìm hiểu
giá trị văn hóa dân tộc qua hoạt động nghiên cứu, đối chiếu thành ngữ. Đó là 2
bài báo: “Nét văn hóa dân tộc trong thành ngữ so sánh ngang bằng tiếng Anh

8


(đối chiếu với tiếng Việt)” (Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, Số 9/ 2014) và “Đặc
trưng văn hóa dân tộc trong thành ngữ so sánh ngang bằng tiếng Anh và tiếng
Việt có chứa yếu tố chỉ động vật” (Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, Số 6,
11/ 2014) của Hoàng Tuyết Minh.
Thành ngữ tiếng Việt cũng được nghiên cứu đối chiếu với thành ngữ
tiếng Nga và tiếng Nhật qua công trình của Nguyễn Xuân Hòa và Nguyễn Tô
Chung. Nguyễn Xuân Hòa có “Tiếp cận nguồn gốc và cách sử dụng nhóm
thành ngữ phản ánh nền văn hóa dân tộc, lịch sử và phong tục tập quán dân tộc
(trên cứ liệu thành ngữ Nga và thành ngữ Việt)”, (Tạp chí Ngôn ngữ, (số 3
(178), 2004). Nguyễn Tô Chung có “Một số nhận xét về thành ngữ đối bốn
thành tố Nhật gốc Hán” (qua so sánh với thành ngữ Việt)” (Tạp chí Ngôn ngữ
& đời sống, số 9 (95), 2003) và “Một số nhận xét về thành ngữ đối bốn thành tố
Nhật gốc Hán (qua so sánh với thành ngữ Việt)” (Tạp chí Ngôn ngữ & đời
sống, số 9 (95), 2003).
Và một bộ phận không thể không quan tâm tới, đó là bộ phận nghiên cứu

đối chiếu thành ngữ tiếng Việt với thành ngữ tiếng Thái. Trong phạm vi bao
quát của chúng tôi, tác giả Nguyễn Thị Vân Chi đã có bài báo “Tìm hiểu về con
người Thái Lan thông qua thành ngữ, tục ngữ”, (Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống
số 11/ 2014). Tác giả cho rằng; nghiên cứu thành ngữ, có thể hiểu được phần
nào về tính cách, lối sống hay nói rộng hơn chính là cách ứng xử của người
Thái Lan với môi trường xã hội. Con người Thái Lan với tính cách hiền hòa,
linh hoạt, mềm dẻo giúp cho mọi người giữ được hòa khí nhưng cũng có mặt
hạn chế là sự không thành thật, thẳng thắn, hay có thái độ né tránh khiến cho
đối phương không hiểu được thực chất và dễ hiểu lầm. Đây là tính hai mặt
trong tính cách và lối sống của người Thái Lan. Việc hiểu được các đặc điểm
về văn hóa, đất nước, con người của Thái Lan sẽ giúp chúng ta có những cách
thức tiếp tiếp cận, giao lưu với đối tác một cách thuận lợi. Điều này sẽ góp
phần thúc đẩy các hoạt động hợp tác về mọi lĩnh vực giữa Việt Nam và Thái

9


Lan để tiến tới sự hội nhập toàn diện trong khu vực. Điều này thực sự cần thiết
trong bối cảnh cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập trong năm 2015.
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu đối chiếu thành ngữ tiếng Thái với thành ngữ
trong các ngôn ngữ khác
Thành ngữ tiếng Thái đã được nghiên cứu đối chiếu với thành ngữ của
một số ngôn ngữ khác như tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng
Khmer.
Một công trình nghiên cứu đối chiếu thành ngữ tiếng Thái với thành ngữ
tiếng Trung Quốc là Thành ngữ tiếng Trung Quốc và thành ngữ tiếng Thái:
Nghiên cứu đối chiếu (luận văn thạc sĩ của Chin Ying Lin Đại học
Julalongkron, Bangkok, 1983). Luận văn đã đề cập khái niệm thành ngữ, đối
chiếu sự khác nhau và giống nhau của thành ngữ tiếng Trung Quốc với thành
ngữ tiếng Thái về mặt ý nghĩa và cấu trúc.

Công trình Thành ngữ liên quan đến động vật trong tiếng Thái và tiếng
Anh (Đại học Tecnologyratchamongkol, Bangkok, 2009) của Khoa Ngữ Văn,
chuyên ngành tiếng Thái, Đại học Tecnologyratchamongkol đã nghiên cứu đối
chiếu thành ngữ tiếng Thái với thành ngữ tiếng Anh liên quan đến động vật về
ý nghĩa và cấu trúc ngữ pháp. Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ tiếng Thái và
thành ngữ tiếng Khmer có luận văn tốt nghiệp đại học Sự so sánh thành ngữ
tiếng Khmer và tiếng Thái (NXB. Đại học Sinlapakon, Bangkok, 2015) của
Pitchada Phakakrong. Công trình đã so sánh đặc điểm, cấu trúc, ý nghĩa giá trị
sử dụng của thŕnh ngữ tiếng Khmer với tiếng Thái.
Bŕi báo “Nghięn cứu so sánh hěnh ảnh, khái niệm của con người trong
thành ngữ tiếng Thái và tiếng Pháp” (Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn,
Đại học Srinakharin Tharavirot, Bangkok, số 1+20, 2013) của Chanikan
Wongpiya thì nghiên cứu đối chếu thành ngữ tiếng Thái với thành ngữ tiếng
Pháp. Ở đây, công trình đã nghiên cứu đối chiếu về hình ảnh của con người, và
khái niệm con người trong thành ngữ tiếng Thái và tiếng Pháp.
Tuy vậy, chưa có công trình nào nghiên cứu thành ngữ có yếu tố mặt
trong tiếng Việt và đối chiếu với thành ngữ có yếu tố mặt trong tiếng Thái về
ngữ nghĩa.
10


1.2. Một số khái niệm ngôn ngữ học có liên quan đến đề tài
1.2.1. Ẩn dụ tu từ
Ẩn dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này
(B) dùng để gọi thay cho đối tượng kia (A) dựa trên cơ sở của mối quan hệ liên
tưởng về nét tương đồng giữa hai đối tượng.
“Ẩn dụ thực chất là sự so sánh ngầm, trong đó vế so sánh giản lược đi chỉ
còn lại vế so sánh. Như vậy, phép ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa để gọi
tên của đối tượng này thay cho đối tượng khác khi hai đối tượng có một nét
nghĩa tương đồng nào đó” [33, tr. 194-196].

Ví dụ: Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông dường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu…
(Xuân Quỳnh)
Các nét tương đồng giữa hai đối tượng có thể là màu sắc, tính chất,
trạng thái,…Trong ví dụ trên, thuyền được sử dụng để gọi thay cho người con
trai vì giữa chúng có điểm tương đồng về tính chất linh hoạt. Biển được sử
dụng để gọi thay cho người con gái vì giữa chúng có điểm tương đồng về trạng
thái tĩnh.
Ẩn dụ không chỉ có giá trị hình tượng, là phương tiện xây dựng hình
tượng mà còn hàm chứa sức mạnh biểu cảm.
Ẩn dụ tu từ cần được phân biệt với ẩn dụ từ vựng, đó là hình thức chuyển
đổi tên gọi (gọi tên lại, định danh lại) cho sự vật, hiện tượng trên cơ sở so sánh
ngầm, trong đó các sự vật, hiện tượng có thể giống nhau về vị trí, hình thức,
chức năng, cảm giác.
VD: cổ chai; chân bàn; lá phối, tay quay…
Ẩn dụ từ vựng không phải là đối tượng nghiên cứu của đề tài.

11


1.2.2. So sánh tu từ
So sánh nói tới ở đây là “phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật nay
đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó,
để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người
đọc, người nghe” [33, tr. 189].
Ví dụ:
Tình anh như nước dâng cao
Tình em như dải lụa đào tẩm hương.

“So sánh tu từ học khác với so sánh lôgic ở tính hình tượng, tính biểu
cảm và tính dị loại (không cùng loại) của sự vật” [33, tr. 189].
Cũng theo Đinh Trọng Lạc [33, tr. 190- 191], hình thức đầy đủ nhất
của phép so sánh tu từ gồm bốn yếu tố như sau:
1. Cái so sánh
Gái

2. Cơ sở so sánh
có chồng

3. Từ so sánh
4. Cái được so sánh
như
gông đeo cổ.

Các chóp mái

đều lượn rập rờn

như

các nếp sóng bạc đầu.
(Nguyễn Tuân)

Tùy từng trường hợp có thể hoặc đảo trật tự so sánh, hoặc bớt một số
yếu tố trong mô hình trên:
a) Đảo ngược trật tự so sánh:
Chồng chành như nón không quai
Như thuyền không lái như ai không chồng.
b) Bớt cơ sở (thuộc tính) so sánh:

Ai về ai ở mặc ai
Ta như dầu đượm thắp hoài năm canh.
c) Tỉnh lược từ so sánh
Gái thương chồng, đương đông buổi chợ…
d) Thêm “bao nhiêu”, “bấy nhiêu”:
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu.

12


e) Dùng “là” làm từ so sánh
Đây là loại so sánh ẩn dụ. Gọi như vậy là vì “là” có chức năng liên hệ
so sánh ngầm mà không phải “là” trong kiểu câu tường giải khái niệm:
Gió thổi là chổi trời; Nước mưa là cưa trời.
Theo Cù Đình Tú, “so sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay
nhiều đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau) nhằm
diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng. Trong so sánh luận lý,
cái được so sánh và cái so sánh là các đối tượng cùng loại và mục đích của sự
so sánh là xác lập sự hơn, kém giữa hai đối tượng” [70, tr. 272],
Trong so sánh tu từ, các đối tượng được đưa ra so sánh là khác loại và
mục đích của phép so sánh là nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của
một đối tượng. (theo [70, 272]).
1.3. Khái quát về thành ngữ tiếng Việt
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm của thành ngữ tiếng Việt, giá trị của thành ngữ
1.3.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thành ngữ tiếng Việt
Ngoài các từ đơn và từ phức, từ vựng tiếng Việt còn có những kết cấu ổn
định về cấu tạo, có nghĩa và được dùng như một đơn vị để tạo thành phần câu,
tức có chức năng như từ. Đó là những ngữ cố định (cụm từ có cố định).
Ngữ cố định có hai loại: quán ngữ và thành ngữ.

Quán ngữ là những ngữ cố định có cấu tạo và ngữ nghĩa không khác gì
ngữ tự do, nhưng được dùng nhiều trong lời nói như những “công thức” có sẵn.
Ví dụ: rõ ràng là; nghĩ cho cùng; của đáng tội; nói toám lại; chẳng
qua là…
Thành ngữ là “là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái - cấu
trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp
hằng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ” [18, tr. 31]. Ví dụ: cò bay thẳng cánh;
nhắm mắt xuôi tay; nát như tương; ngang như cua,…

13


Theo Bùi Tất Tươm [72, tr.150- 151], nghĩa của thành ngữ nói chung là
nghĩa toàn khối chứ không phải nghĩa hợp kết của các thành tố. Ngay trong
những thành ngữ như rách như tổ đỉa; gạo trắng nước trong cũng không thể
chỉ hiểu nghĩa đen như thế. Nghĩa toàn khối càng rõ hơn ở những thành ngữ
như chuột sa chĩnh gạo; rán sành ra mỡ trong đó phép ẩn dụ và phép thậm
xưng là điểm nổi bật của phương thức tạo nghĩa. Nhận xét này về đặc điểm ngữ
nghĩa của thành ngữ cũng là một căn cứ quan trọng để phân biệt thành ngữ với
ngữ tự do.
Cấu tạo của thành ngữ có thể là một đoản ngữ (múa tay trong bị), một
kết cấu chủ - vị (chuột sa chĩnh gạo) hoặc một liên hợp đoản ngữ (xanh vỏ đỏ
lòng), liên hợp kết cấu chủ - vị (quýt làm càm chịu). Cấu tạo của đoản ngữ có
tính gọt giũa, thể hiện ở số lượng yếu tố chọn lọc và cách tổ chức vần và đối.
Thành ngữ là những cụm từ cố định có kết cấu vững chắc, ổn định.
Nghĩa của thành ngữ không phải là nghĩa của các yếu tố cấu thành lại mà
thường mang tính hình tượng, tính bóng bẩy và gợi cảm. Các đặc tính này
khiến cho thành ngữ trở thành đơn vị tương đương với từ, có chức năng như từ,
có thể thay thế từ. Thành ngữ gồm có những đơn vị mang nghĩa hình tượng
chung, trong đó tất cả các từ vị tạo ra nó đều mất nghĩa đen (như tuần trăng

mật; há miệng mắc quai; đèn nhà ai nấy rạng,…) và những đơn vị mang nghĩa
hình tượng bộ phận, trong đó có một phần mất nghĩa đen và một phần vẫn giữ
được nghĩa đen (như giết thời gian; sách gối đầu giường;...)
1.3.1.2. Giá trị của thành ngữ
Cũng theo Bùi Tất Tươm [72, tr.198- 199], thành ngữ góp phần giải
quyết mâu thuẫn giữa cái vô hạn của những sự vật, hiện tượng trong thực tế
khách quan cần ngôn ngữ biểu thị, với cái hữu hạn của những phương tiện
ngôn ngữ. Mặt khác thành ngữ còn là loại phương tiện khắc phục tính thiếu
hàm súc, không cô đọng của các phương tiện lời nói khi biểu thị thực tế khách
quan, biểu thị tình cảm cảm xúc con người.

14


Bên cạnh đó, mỗi thành ngữ như một bức tranh nho nhỏ về các sự vật, sự
việc cụ thể được nân lên để nói cái phổ biến, khái quát trừu tượng bằng các
biện pháp như ẩn dụ, so sánh. Như vậy nghĩa của thành ngữ có tính biểu trưng
cao. Một đặc điểm khác cũng rất nổi bật của thành ngữ là tính hình tượng và
tính bóng bẩy, giàu màu sắc văn chương, giúp gây ấn tượng mạnh mẽ ở
người đọc, người nghe. Nó còn giúp người sử dụng ngôn ngữ bày tỏ tình
cảm, thái độ của mình một cách thích hợp, đúng lúc bởi các thành ngữ
thường kèm theo thái độ, cảm xúc, sự đánh giá,...của người sử dụng với sự vật
hiện tượng được nói tới.
Tóm lại thành ngữ là một mảng không thể thiếu góp phần đáng kể vào
vốn từ vựng của một ngôn ngữ, mang đến sự súc tích, sự sinh động, tính biểu
cảm tạo sức sống, sức hấp dẫn, tính thuyết phục cho lời nói.
1.3.2. Phân loại thành ngữ tiếng Việt
1.3.2.1. Phân loại thành ngữ tiếng Việt dựa vào cách thức cấu tạo
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp [15, tr. 589] đặt thành ngữ trong tương quan
với cách thức cấu tạo từ ghép và phân thành ngữ thành các loại: thành ngữ kết

hợp và thành ngữ hòa kết.
a) Thành ngữ hợp kết
Cơ chế cấu tạo của loại này cũng tương tự như cơ chế cấu tạo của các
ngữ định danh hợp kết. Nghĩa là:
+ Nó cũng được hình thành do sự kết hợp của một thành tố biểu thị
thuộc tính chung của đối tượng với các thành tố khác biểu thị thuộc tính riêng
của đối tượng. Ví dụ, trong thành ngữ rách như tổ đỉa; rách biểu thị một thuộc
tính chung về tính chất, còn tổ đỉa phản ánh một thuộc tính riêng về mức độ
của tính chất đó.
+ Nó cũng được hình thành nhờ sự kết hợp của hai thành tố nghĩa biểu
thị những mặt riêng của một đối tượng chung hơn cần diễn đạt. Ví dụ: áo mảnh
quần manh; mẹ góa con côi; mẹ vò con nhện; ông chẳng bà chuộc;…

15


Cơ chế cấu tạo của những thành ngữ kiểu này tương tự với các cơ chế
cấu tạo của các ngữ định danh kiểu như: vui sướng, thành bại; cay đắng;
gặt hái; rau quả…
b) Thành ngữ hòa kết
Cơ chế cấu tạo của loại này tương tự như cơ chế cấu tạo của các ngữ
định danh hòa kết. Nghĩa là nó cũng được hình thành trên cơ sở của một ẩn dụ
toàn bộ. Ví dụ, thành ngữ chó ngáp phải ruồi có ý nghĩa chung, biểu thị sự gặp
may. Có thể nói ý nghĩa của từng từ đã hòa vào nhau để biểu thị một khái niệm
mới, vì thế thành ngữ có tính tổng hợp về nghĩa.
1.3.2.2. Cách phân loại thành ngữ tiếng Việt dựa vào phương thức tạo nghĩa và
tính đối xứng
Theo Hoàng Văn Hành [18, tr. 52- 115], dựa vào phương thức có thể
chia thành ngữ tiếng Việt thành 2 nhóm lớn là thành ngữ ẩn dụ hóa và thành
ngữ so sánh.

A. Thành ngữ ẩn dụ hóa
a. Khái quát về thành ngữ ẩn dụ hóa
* Khái niệm, đặc điểm:
Thành ngữ ẩn dụ hóa là nhóm thành ngữ có nghĩa biểu trưng được tạo
thành nhờ phép ẩn dụ. Đây là nhóm thành ngữ phổ biến nhất trong thành ngữ
tiếng Việt.
Chẳng hạn, lá ngọc cành vàng là thành ngữ chỉ những người thuộc họ
nhà vua, dòng dõi quý tộc nhờ phép ẩn dụ. Tức ở đây có việc sử dụng tên gọi
của yếu tố B là lá ngọc và cành vàng để gọi thay cho yếu tố A họ nhà vua,
dòng dõi quý tộc bởi giữa B và A có điểm tương đồng: đều có tính cao sang,
quyền quý.
* Phân loại: Dựa vào tính đối xứng, có thể chia thành ngữ ẩn dụ hóa
thành hai nhóm nhỏ là thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng và thành ngữ ẩn dụ hóa
phi đối xứng.

16


b. Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng
* Khái niệm, đặc điểm:
- Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng là loại thành ngữ ẩn dụ, đồng thời được
cấu tạo theo quy tắc đối và điệp giữa các thành tố như: một nắng hai sương; ba
cọc ba đồng. Nhóm thành ngữ này phổ biến nhất, chiếm tới 2/3 tổng số thành
ngữ tiếng Việt.
- Quan hệ đối xứng giữa hai vế của thành ngữ đối xứng được thiết lập
nhờ vào những thuộc tính nhất định về ngữ nghĩa, ngữ pháp giữa các yếu tố
được đưa vào trong hai vế đó. Phép đối xứng ở đây được xây dựng dựa trên cả
hai bình diện, bình diện đối ý và đối lời. Đối ý là sự đối xứng giữa hai vế của
thành ngữ với nhau về ý. Ví dụ, đó là sự đối xứng giữa đầu voi và đuôi chuột
trong thành ngữ đầu voi đuôi chuột.

Quan hệ đối xứng về ý có được và thể hiện ra được là nhờ có các quan
hệ đối xứng giữa các yếu tố trong hai vế của thành ngữ. Quan hệ này được gọi
là quan hệ đối lời. Trong thành ngữ mẹ tròn con vuông, sở dĩ ta nhận ra quan hệ
đối ý (sau khi sinh) mẹ khỏe khoắn, vẹn toàn, con lành lặn, kháu khỉnh là nhờ
có quan hệ đối xứng giữa các yếu tố mẹ với con; tròn với vuông.
* Phân loại: Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng có thể được chia thành các
kiểu nhỏ dựa vào kiểu quan hệ: đẳng kết hay phi đẳng kết.
- Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng mà hai vế có quan hệ đẳng kết được gọi
là thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết. Ví dụ: đầu trâu mặt ngựa; xương
đồng da sắt. Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng mà hai vế có quan hệ phi đẳng kết
được gọi là thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng phi đẳng kết.
- Các thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết đồng thời cũng có đặc điểm
hội nghĩa, tức hai vế đẳng lập có thể đảo trật tự, có sự hợp nhất các nét nghĩa
tương đồng tạo nên tính khái quát về nghĩa. Vì vậy, các thành ngữ này còn
được gọi là thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết hội nghĩa. Kiểu này lại bao
gồm 3 kiểu nhỏ:

17


×