Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Thỏa thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại so sánh pháp luật của nước CHDCND lào với pháp luật của nước CHXHCN việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.98 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

SAISAMONE VORAVONGSA

THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP THƢƠNG MẠI – SO SÁNH PHÁP LUẬT CỦA NƢỚC
CHDCND LÀO VỚI PHÁP LUẬT CỦA NƢỚC CHXHCN VIỆT
NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

SAISAMONE VORAVONGSA

THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI TRONG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI – SO SÁNH PHÁP LUẬT
CỦA NƢỚC CHDCND LÀO VỚI PHÁP LUẬT CỦA
NƢỚC CHXHCN VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60380107

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VIẾT TÝ

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
i i
gi

i

h

g h
g

g
g
Nh

h

h

g


h ghi

i

g ghi
h

h

h

i
h

g
i

g

h

XÁC NHẬN CỦA

TÁC GIẢ LUẬN VĂN TỐT

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN

NGHIỆP

PGS.TS. NGUYỄN VIẾT TÝ


SAISAMONE VORAVONGSA

g


LỜI CẢM ƠN
gh i
ã

h

i h

h

L

g


ỏ ò g ả

H Nội Kh

H Nội Đặ
cho tác giả

ại


g

i

ờ g Đại h
ờ g gi

i

ờ g Đại h

ơ
h



L
Kh

hầ PGS.TS. Ng ễ Vi
gq

hh

H Nội
h

giả

Vi


N

H Nội
hể

Ki h

L


g ời Vi

h
h

h

hỏi

i h
h

h

N

giả

ã


giả

i

ộ giả g i
S

Đại h
ý ãh

V i ò g

ờ g Đại h
ờ g Đại h

g

h

hỉ ả

L
h

ghi

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

SAISAMONE VORAVONGSA



MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU

1
CHƢƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRỌNG TÀI VÀ THOẢ THUẬN
TRỌNG TÀI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI

5

1.1. Khái quát về trọng tài thƣơng mại

5

1.1.1. Khái niệm trọng tài thƣơng mại

5

1.1.2. Đặc điểm trọng tài thƣơng mại

10

1.2. Khái quát về thoả thuận trọng tài

12


1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của thoả thuận trọng tài

12

1.2.2. Ý nghĩa của thoả thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp thƣơng
mại

20

1.3. Sơ lƣợc sự phát triển của pháp luật về thoả thuận trọng tài của
Cộng hoà DCND Lào và Cộng hoà XHCN Việt Nam

21

1.3.1. Sơ lƣợc sự phát triển của pháp luật về thoả thuận trọng tài tại Cộng
hoà DCND Lào

21

1.3.2. Sơ lƣợc sự phát triển của pháp luật về thoả thuận trọng tài tại Cộng
hoà XHCN Việt Nam

26

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

31
CHƢƠNG 2

SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI CỦA

NƢỚC CỘNG HOÀ DCND LÀO VÀ NƢỚC CỘNG HOÀ XHCN VIỆT
NAM
2.1. Sự tƣơng đồng giữa pháp luật của Lào và Việt Nam về thoả thuận
trọng tài trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại

32

32


2.2. Những khác biệt giữa pháp luật của Lào và Việt Nam về về thoả
thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại
2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thoả thuận trọng tài ở nƣớc Cộng

34

53

hoà DCND Lào
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

53

2.3.2. Những hạn chế

56

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

57


KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

59
CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

60

KINH DOANH THƢƠNG MẠI Ở CỘNG HOÀ DCND LÀO
3.1. Những yêu cầu cải cách tƣ pháp đối với việc hoàn thiện pháp luật
về thoả thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại ở

60

Cộng hoà DCND Lào
3.2. Những giải pháp nh m hoàn thiện về thoả thuận trọng tài trong
giải quyết tranh chấp thƣơng mại
3.2.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế về
thoả thuận trọng tài tại Lào
3.2.2. Nhóm giải pháp chung nhằm hoàn thiện pháp luật về thoả thuận
trọng tài trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại ở Lào

64

64

66


KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

82

KẾT LUẬN

83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. DCND

: Dân chủ nhân dân

2. CHDCND

: Cộng hoà dân chủ nhân dân

3. CHXHCN

: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

4. VIAC

: Trung tâm trọng tài thƣơng mại quốc tế Việt
Nam


5. TTTM

: Trọng tài thƣơng mại

6. HĐTP

: Hội đồng thẩm phán

7. CEDR

: Trung tâm giải quyết tranh chấp kinh tế Lào

8. OEDR

: Văn phòng giải quyết tranh chấp kinh tế Lào


1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Cộng hòa DCND Lào và Cộng hòa XHCN Việt Nam là hai nƣớc trong khối
ASEAN có cùng các điều kiện chính trị, kinh tế, cùng có nhu cầu mở cửa, đổi mới,
hội nhập và phát triển, vì vậy pháp luật nói chung và pháp luật về trọng tài thƣơng
mại nói riêng có nhiều điểm tƣơng đồng.
Pháp luật về thoả thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại của
Cộng hòa DCND Lào và Cộng hòa XHCN Việt Nam có nhiều ƣu điểm và thành
công, nhƣng cũng còn một số khiếm khuyết, nhƣợc điểm, bất cập cần khắc phục.
Nghiên cứu pháp luật của Cộng hòa DCND Lào về thoả thuận trọng tài trong
giải quyết tranh chấp thƣơng mại cần đƣợc đặt trong mối quan hệ so sánh pháp luật

với pháp luật của Việt Nam về vấn đề này để khẳng định những thành công và chỉ
ra những nhƣợc điểm, bất cập nhằm khắc phục, hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này.
Thỏa thuận trọng tài là yếu tố cơ bản cần thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận
và thực tiễn. Hiệu quả của hoạt động tố tụng trọng tài phụ thuộc một phần không
nhỏ vào thỏa thuận trọng tài. Sự cần thiết hoàn thiện các chế định pháp lý về thỏa
thuận trọng tài do đó cũng là một yêu cầu tất yếu và là hạt nhân quan trọng trong
việc hoàn thiện hành lang pháp lý về Trọng tài thƣơng mại. Do đó, tác giả đã lựa
chọn đề tài: “ h ả h
h h
N

g

i

HD ND L

g giải q
i h

h h

h ơ g

ại – so

HXH N Vi

” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Pháp luật về thoả thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại là

một vấn đề rộng và luôn là vấn đề mang tính thời sự. Vấn đề thoả thuận trọng tài
trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại đƣợc đề cập đến trong một số công trình
nghiên cứu khoa học:
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu có giá trị nhƣ: “Thoả thuận
trọng tài trong thƣơng mại quốc tế” của Nguyễn Thị Thuý Hằng, luận văn thạc sĩ
luật học, Đại học Luật Hà Nội, năm 2004; “Giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc


2

tế tại trọng tài Việt Nam” của Trần Minh Ngọc, luận văn thạc sĩ luật học, Đại học
Luật Hà Nội, năm 2004; “Sự hỗ trợ của cơ quan Tƣ pháp đối với hoạt động của
trọng tài thƣơng mại” của Nguyễn Thị Yến, luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật
Hà Nội, năm 2005; “Pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hình thức
trọng tài” của Phạm Thị Hƣơng Thuỷ, luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà
Nội, năm 2005; “Pháp luật Việt Nam về thoả thuận trọng tài thƣơng mại trong giải
quyết tranh chấp thƣơng mại” của Tống Thị Lan Hƣơng, luận văn thạc sĩ luật học
khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011; các tạp chí thí dụ nhƣ: Tạp chí
khoa học pháp lý Đại học Luật Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2008 :“Giải
quyết tranh chấp bằng phƣơng thức trọng tài ở Việt Nam” - Đỗ Văn Đại; Trang điện
tử Net Luat, ngày 06 tháng 08 năm 2014 : “Ƣu tiên Tòa án hay Trọng tài thƣơng
mại khi giải quyết tranh chấp?”– Đỗ Văn Đại; Trang điện tử Toà án nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh: “Tranh chấp trong kinh doanh thƣơng mại và các hình thức giải
quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại” – Phan Thông Anh; “Phân biệt thẩm
quyền các vụ giải quyết tranh chấp thƣơng mại giữa trọng tài thƣơng mại và toà án”
– Đặng Xuân Trƣờng; “Thực trạng sử dụng trọng tài thƣơng mại tại Việt Nam” –
Nguyễn Mạnh Dũng & Nguyễn Thị Thu Trang; Đỗ Văn Đại, Trần Hoàng Hải –
Pháp luật Việt Nam về trọng tài thƣơng mại, Nxb. CTQG 2011; Trung tâm thƣơng

mại quốc tế UNCTAD/WTO, Trọng tài và các phƣơng thức giải quyết tranh chấp
đƣợc lựa chọn (Geneva 2001) Dịch và Hiệu đính bởi VIAC năm 2008
Ngoài ra, còn có Luận văn thạc sĩ luật học của Phut Sa Đy u Đa Ph t năm
2005: “Pháp luật về trọng tài thƣơng mại trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại
quốc tế - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” – Trƣờng Đại học Quốc Gia Lào; Luận
văn thạc sĩ của Phon Sa Đy: “Hoàn thiện pháp luật thƣơng mại quốc tế về tổ chức và
hoạt động trọng tài năm 2007” – Khoa Luật Học viện an ninh nhân dân Lào. Tuy
nhiên chƣa có công trình so sánh pháp luật của các nhà khoa học hai nƣớc Việt Nam
và Lào về thoả thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại hai nƣớc.
Các nghiên cứu và các ý kiến nêu trên chƣa nhiều nhƣng đã có những cách
tiếp cận dƣới các góc độ khác nhau, có những giá trị khoa học nhất định, là nguồn
tài liệu tham khảo cho việc xây dựng các nội dung về Thoả thuận trọng tài trong


3

giải quyết tranh chấp thƣơng mại. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này còn có
những vấn đề chƣa đƣợc đề cập một cách đầy đủ và toàn diện dƣới giác độ luật học
so so sánh.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về trọng tài thƣơng mại
và thoả thuận trọng tài, các quy định của pháp luật về thoả thuận trọng tài trong giải
quyết các tranh chấp thƣơng mại của Lào và so sánh với Việt Nam, thực tiễn thi
hành các quy định này của pháp luật Lào hiện hành.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Khi nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn sử dụng phƣơng pháp luận biện
chứng duy vật và các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ phân tích, diễn giải,
chứng minh, đối chiếu, so sánh pháp luật, quy nạp, hệ thống hóa.
5. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
- Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là đƣa ra phƣơng hƣớng và những giải

pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về Thoả thuận trọng tài trong giải quyết
tranh chấp thƣơng mại ở CHDCND Lào.
- Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài là:
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận về Thoả thuận trọng tài trong giải quyết
tranh chấp thƣơng mại Lào và Việt Nam;
+ Nghiên cứu và so sánh các quy định pháp luật hiện hành của Lào và Việt
Nam về Thoả thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại theo pháp luật;
+ Đƣa ra những nguyên tắc, phƣơng hƣớng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn
thiện pháp luật về Thoả thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại ở
Cộng hòa DCND Lào.
6. Những đóng góp mới của Luận văn
- Luận văn đã hệ thống hóa đƣợc những vấn đề lý luận cơ bản về Thoả thuận
trọng tài trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại ở Lào và ở Việt Nam;


4

- Luận văn đã nghiên cứu và so sánh một cách đầy đủ, có hệ thống các quy
định pháp luật hiện hành của Lào và Việt Nam về Thoả thuận trọng tài trong giải
quyết tranh chấp thƣơng mại;
- Luận văn đã trình bày đƣợc những nguyên tắc, phƣơng hƣớng và các giải
pháp cụ thể, thiết thực, có tính khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật về Thoả thuận
trọng tài trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại ở Cộng hòa DCND Lào.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc
kết cấu gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1. Những vấn đề lý luận về trọng tài và thoả thuận trọng tài trong
giải quyết tranh chấp thƣơng mại;
Chƣơng 2. So sánh quy định của pháp luật về thoả thuận trọng tài trong giải
quyết tranh chấp thƣơng mại của nƣớc Cộng hoà DCND Lào và nƣớc Cộng hoà

XHCN Việt Nam;
Chƣơng 3. Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thoả thuận
trọng tài trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại ở Cộng hòa DCND Lào.


5

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRỌNG TÀI VÀ THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI
TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI
1.1. Khái quát về trọng tài thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm trọng tài thương mại
Ở tất cả các nƣớc trên thế giới, các tranh chấp dân sự dù có hay không có yếu
tố nƣớc ngoài đều đƣợc giải quyết không chỉ bằng toà án mà bằng cả trọng tài.
Trọng tài thƣơng mại là một cơ chế giải quyết tranh chấp độc lập và ngày càng đƣợc
sử dụng rộng rãi trong thực tiễn x t xử quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực quan hệ
kinh tế quốc tế nói chung và lĩnh vực thƣơng mại nói riêng.
Trong khoa học pháp lý, trọng tài thƣơng mại đƣợc nghiên cứu dƣới nhiều
bình diện khác nhau và thƣờng đƣợc các học giả tìm hiểu dƣới khái niệm chung là
trọng tài. Do đó, để tìm hiểu khái niệm về trọng tài thƣơng mại, trƣớc hết phải tìm
hiểu khái niệm trọng tài nói chung.
Trong cuốn Lịch sử luật pháp Anh, nhà nghiên cứu luật học ngƣời Anh,
Holdsworth cho rằng khái niệm trọng tài nhƣ là một phƣơng thức giải quyết tranh
chấp đƣợc định nghĩa đơn giản: “D

i



h h

q
h h

g

h ỷ;
ộ g

h h

i h

ại

”1



i h

iễ

hi

i
h h ạ

hể

g


g
q

ã

hi

i

i

ơ giả hơ

ở h

h




í

i ã
gi

h ơ g h

h


hi
h
giải q

h h
é



i i

i

giải
giải q

Cuối thế kỷ 19, ngƣời ta đã cố gắng hợp thức hoá tính cách pháp lý cho hình
thức trọng tài qua hai Hội nghị Quốc tế, đó là Hội nghị Hoà bình tổ chức tại La Hay Hà Lan vào năm 1899 và 1907. Hai hội nghị này đã soạn thảo quy chế và thủ
tục và nỗ lực hƣớng dẫn các quốc gia áp dụng triệt để các hiệp ƣớc trọng tài.

1

Holdsworth (1964), Lịch sử luật pháp Anh, tập XIV, tr.187.


6

Cũng nhƣ các thuật ngữ khoa học pháp lý khác, khái niệm "Trọng tài" đƣợc
đề cập nhiều trong luật quốc tế. Định nghĩa sớm nhất về trọng tài đƣợc nêu trong
Công ƣớc La - Hay năm 1988, theo đó: "

g gi

h



g

h

gq



g

g
q

h h
gi

hằ

g ời h

ể giải q

h


hí h

h

gi

q

gi q

h h

h



g

iq

i

ơ

hi

h

g giải q
g


ơ ở

g

g

giải q

h h

i ) hẩ q ề giải q

he
h h

gi
h

i h gi

h
h


i h

i i
h


Theo giáo sƣ Ph.Farrchar thuộc trƣờng đại học Paris II thì: "
h ơ g h

g

".

Hiệp định La - Hay 1907 qui định: "
h

i

g
h

".

i
(


g

i

".

Luật sƣ Toà thƣợng thẩm Paris Didier Skonicki định nghĩa ngắn gọn: "
i


ý hí

i

h h

N

ũ g é

ử h

g
h

".
Nhƣ vậy, có thể thấy có rất nhiều quan niệm khác nhau về trọng tài. Tuy
nhiên khi nghiên cứu khái niệm này ta thƣờng xem x t dƣới hai góc độ chủ yếu: là
cơ quan giải quyết tranh chấp (tổ chức trọng tài) và là một hình thức giải quyết
tranh chấp (hình thức trọng tài)
Từ những phân tích trên và rằng trọng tài thƣơng mại là một khái niệm phái
sinh từ khái niệm trọng tài, do đó nó mang đầy đủ những thuộc tính của trọng tài
nói chung do đó, chúng ta có thể tiếp cận vấn đề khái niệm trọng tài thƣơng mại
dƣới hai góc độ trên nhƣ là một cơ quan giải quyết tranh chấp thƣơng mại và là một
hình thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại:


g

i h ơ g ại


ộ ơq

giải q

h h

h ơ g ại

Trọng tài thƣơng mại đƣợc hiểu là cơ quan tài phán, có thẩm quyền giải
quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thƣơng mại. Trọng tài thƣơng mại
đƣợc luật pháp các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng thừa nhận là một cơ quan tài phán
độc lập, tồn tại song song với Tòa án. Pháp luật tôn trọng quyền tự do lựa chọn của
các bên, khi có tranh chấp trong thƣơng mại phát sinh, các chủ thể có thể lựa chọn


7

hoặc Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết tranh chấp cho mình. Nếu các bên đã có thỏa
thuận trọng tài có hiệu lực, đƣa tranh chấp ra Trọng tài giải quyết mà sau đó các bên
lại đƣa đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án không đƣợc thụ lý và sẽ trả lại đơn
kiện và vụ tranh chấp đó sẽ do trọng tài giải quyết.
Trong tƣơng quan so sánh với Tòa án, cơ quan giải quyết tranh chấp thƣơng
mại thuộc hệ thống cơ quan Nhà nƣớc, Trọng tài thƣơng mại có những đặc trƣng
riêng khác hẳn với Tòa án, cụ thể là :
Mộ

với hình thức là một Trung tâm Trọng tài thì trọng tài là tổ chức xã

hội - nghề nghiệp do các trọng tài viên tự thành lập nên để giải quyết tranh chấp

phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại; còn với hình thức là trọng tài vụ
việc (ad- hoc) thì trọng tài là một tổ chức lâm thời do các bên tranh chấp thoả thuận
thành lập để giải quyết một vụ việc tranh chấp cụ thể. Trọng tài không phải là cơ
quan x t xử của Nhà nƣớc, không do Nhà nƣớc thành lập nên và cũng không hoạt
động bằng ngân sách Nhà nƣớc. Các trọng tài viên không phải là viên chức Nhà
nƣớc và cũng không hƣởng lƣơng từ ngân sách Nhà nƣớc. Khi x t xử, trọng tài
không nhân danh Nhà nƣớc để ra các phán quyết.
Hai là, thẩm quyền giải quyết của trọng tài đối với tranh chấp thƣơng mại cụ
thể không tự nhiên mà có, không do pháp luật ấn định mà còn phụ thuộc vào sự
thỏa thuận của các chủ thể tranh chấp. Pháp luật quy định, trọng tài chỉ có thẩm
quyền giải quyết vụ tranh chấp khi các bên tranh chấp có thỏa thuận lựa chọn trọng
tài giải quyết. Nếu không có thỏa thuận trƣớc hoặc sau khi xảy ra tranh chấp về việc
lựa chọn trọng tài hoặc có nhƣng thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì trọng tài không có
thẩm quyền giải quyết. Có thể nói, chính các chủ thể tranh chấp với việc lựa chọn
trọng tài giải quyết tranh chấp của mình đã trao quyền đƣợc x t xử vụ việc cho
trọng tài.
Ba là, phán quyết trọng tài vừa là sự kết hợp giữa ý chí, sự thỏa thuận của
các bên, vừa mang tính tài phán của cơ quan có thẩm quyền x t xử. Tuy nhiên, do
trọng tài không phải là cơ quan x t xử của Nhà nƣớc nhƣ Tòa án nên phán quyết
của trọng tài không mang tính quyền lực nhà nƣớc. Phán quyết của trọng tài có giá
trị ràng buộc đối với các bên tranh chấp mà không có giá trị ràng buộc với bên thứ


8

ba. Ngay cả khi một hoặc các bên tranh chấp không tôn trọng phán quyết trọng tài,
không tự nguyện thi hành phán quyết thì trọng tài cũng không có cơ quan cƣỡng
chế của riêng mình để cƣỡng chế thi hành. Phán quyết trọng tài do các bên đƣơng
sự tự nguyện thi hành hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của cơ quan Nhà nƣớc để cƣỡng chế
thi hành.

Nhƣ vậy, với tƣ cách là cơ quan tài phán, trọng tài không nằm trong hệ thống
cơ quan quản lý nhà nƣớc, tồn tại độc lập, song song với Tòa án và có thẩm quyền
giải quyết các tranh chấp khi đƣợc các bên lựa chọn.
Với tƣ cách là tổ chức giải quyết tranh chấp trọng tài thƣờng đƣợc biết đến
với hai hình thức phổ biến là trọng tài vụ việc (trọng tài ad-hoc) và trọng tài thƣờng
trực (trọng tài quy chế).
*

g

i ụ i

(

g

i

-hoc)

Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài do các bên có tranh chấp thỏa thuận
thành lập để giải quyết một vụ việc tranh chấp cụ thể giữa các bên và sẽ tự giải thể
khi vụ việc đã giải quyết xong. Đặc điểm của loại trọng tài này là không có trụ sở,
không phụ thuộc vào bất kỳ quy tắc x t xử nào. Do đó các bên phải tự chịu trách
nhiệm thành lập Hội đồng trọng tài, quy tắc tố tụng dành riêng cho mình; phải thỏa
thuận trực tiếp vấn đề thù lao và chi phí với các trọng tài viên.
Ƣu điểm của hình thức Trọng tài vụ việc so với trọng tài quy chế là là quyền
tự định đoạt của các bên lớn hơn, chi phí cho tố tụng trọng tài thấp và thời gian giải
quyết nhanh. Tuy nhiên, trọng tài vụ việc cũng có những hạn chế nhất định, hạn chế
lớn nhất là phải phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của các bên. Nếu một bên không

có thiện chí quá trình tố tụng sẽ luôn có nguy cơ bị trì hoãn, và nhiều khi không thể
thành lập đƣợc Hội đồng Trọng tài bởi vì không có quy tắc tố tụng nào đƣợc áp
dụng. Mặt khác trong quá trình tố tụng cũng không có tổ chức nào giám sát nên kết
quả phần lớn phụ thuộc vào việc tiến hành tố tụng và khả năng kiểm soát quá trình
tố tụng của các trọng tài viên. Trọng tài viên và các bên sẽ không có cơ hội nhận
đƣợc sự ủng hộ và trợ giúp đặc biệt từ một tổ chức Trọng tài thƣờng trực trong
trƣờng hợp phát sinh sự kiện không dự kiến trƣớc và trong trƣờng hợp các trọng tài


9

viên không thể giải quyết đƣợc vụ việc. Sự hỗ trợ duy nhất mà các bên có thể nhận
đƣợc là sự hỗ trợ của Tòa án.
*

g

i h ờ g

(

g

iq

h )

Trọng tài thƣờng trực là hình thức trọng tài có tổ chức, hoạt động thƣờng
xuyên, có điều lệ, quy tắc tố tụng riêng và có danh sách trọng tài viên. Trọng tài
thƣờng trực đƣợc tổ chức dƣới những hình thức đa dạng nhƣ: các trung tâm trọng

tài, các hiệp hội trọng tài hay các viện trọng tài, nhƣng chủ yếu và phổ biến vẫn là
các Trung tâm Trọng tài. Có thể kể tên các Trung tâm Trọng tài nổi tiếng nhƣ: Toà
án trọng tài quốc tế (IAC) thuộc Phòng Thƣơng mại quốc tế (ICC) có trụ sở tại Paris
(Pháp); Hiệp hội trọng tài Mỹ (AAA); Trọng Tài quốc tế Singapore; Trọng Tài quốc
tế Hồng Kong; ở Việt Nam có Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam – VIAC v.v..
Có thể nói ƣu điểm lớn nhất trọng tài quy chế so với trọng tài vụ việc là có
quy tắc tố tụng chi tiết từ khi bắt đầu đến khi kết thúc quá trình giải quyết tranh
chấp. Điều này đảm bảo trong mọi trƣờng hợp tranh chấp sẽ đƣợc giải quyết, không
phụ thuộc vào việc một bên có tham gia vào quá trình tố tụng trọng tài hay không.
Ƣu điểm thứ hai là hầu hết các tổ chức trọng tài đều có những chuyên gia hỗ trợ cho
quá trình trọng tài. Họ đảm bảo cho Hội đồng Trọng tài sẽ đƣợc thành lập, các
khoản phí trọng tài sẽ đƣợc nộp đủ, đôn đốc đúng thời hạn... ên cạnh đó, trọng tài
quy chế cũng có những hạn chế nhất định, mà hạn chế lớn nhất đó là tốn k m nhiều
chi phí vì ngoài việc phải trả chi phí thù lao cho các trọng tài viên, các bên còn phải
trả thêm các chi phí hành chính để nhận đƣợc sự hỗ trợ của các Trung tâm trọng tài.
Nhƣợc điểm thứ hai của Trọng tài quy chế là với những vụ việc cần giải quyết
nhanh chóng hoặc vụ việc đơn giản thì quá trình tố tụng thƣờng bị k o dài mà các
bên tranh chấp và Hội đồng trọng tài vẫn bắt buộc phải tuân theo do phải tuân thủ
các thời hạn theo quy định của Quy tắc tố tụng.


g

i h ơ g

ại

i

h


h h h

giải q

h h

h ơ g ại
Với tính chất là một phƣơng thức giải quyết tranh chấp, trọng tài thƣơng mại
đƣợc hiểu là phƣơng thức, trong đó các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận với


10

nhau để ủy thác việc giải quyết tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ cho trọng
tài; và trọng tài, trên cơ sở các tình tiết khách quan của tranh chấp, đƣợc quyền đƣa
ra quyết định cuối cùng để giải quyết tranh chấp và quyết định này có giá trị bắt
buộc thi hành đối với các bên.
Trọng tài, với tƣ cách là phƣơng thức giải quyết tranh chấp đã xuất hiện trên
thế giới từ năm 1800 trƣớc công nguyên, từ cuối thế kỉ 18 - 19 luật tố tụng các nƣớc
Châu Âu đã công nhận hoạt động trọng tài nhƣ một biện pháp giải quyết tranh chấp;
còn tại Việt Nam, trọng tài theo đúng nghĩa là phƣơng thức giải quyết tranh chấp
chỉ ra đời từ năm 1993 trên cơ sở Quyết định số 204-TTg của thủ tƣớng Chính phủ
ngày 28/4/1993 về việc thành lập Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC ).
Với tƣ cách là một hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động
kinh doanh thƣơng mại, trọng tài có những đặc trƣng cơ bản sau:
Mộ

trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của


bên thứ ba - một Hội đồng trọng tài hoặc một trọng tài viên duy nhất. Trọng tài do
chính các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn trƣớc hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Trọng tài là ngƣời hoàn toàn độc lập với các bên, đứng giữa để giải quyết tranh
chấp, đƣa ra các phán quyết bắt buộc để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên.
Hai là, trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua một thủ tục tố
tụng chặt chẽ. Đối với trọng tài thƣờng trực trong quá trình giải quyết tranh chấp,
trọng tài viên và các bên tranh chấp phải tuân thủ đúng trình tự tố tụng mà pháp luật
trọng tài, điều lệ và quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài đó quy định. Còn đối với
trọng tài vụ việc, các bên có thể thỏa thuận thủ tục tố tụng riêng, ngoài ra, các trọng
tài viên và các bên cũng phải tuân thủ đúng thủ tục tố tụng trọng tài mà mình đặt ra.
Ba là, kết quả của việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài là phán quyết do
trọng tài tuyên đối với các bên đƣơng sự của vụ tranh chấp. Phán quyết có giá trị bắt
buộc thi hành đối với các bên.
1.1.2. Đặc điểm trọng tài thương mại
●V i
h ơ g ại

h
g

i

h h h
h

g ặ

giải q
iể


h h
:

h

i h

gh ạ

ộ g


11

h

h

trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên

thứ ba - một trọng tài viên duy nhất hoặc Hội đồng trọng tài. Trọng tài do các bên
tranh chấp thỏa thuận lựa chọn trƣớc hoặc sau khi xảy ra tranh chấp sẽ hoàn toàn
độc lập với các bên, đƣa ra phán quyết có tính bắt buộc bảo vệ quyền lợi các bên.
h h i trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua một thủ tục tố
tụng chặt chẽ. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các trọng tài viên và các bên
đƣơng sự phải tuân thủ đúng trình tự tố tụng mà pháp luật trọng tài, Điều lệ và Quy
tắc tố tụng của tổ chức trọng tài đó quy định.
h

kết quả của việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài là phán quyết do


trọng tài tuyên đối với các đƣơng sự của vụ tranh chấp. Phán quyết của trọng tài vừa
là sự kết hợp của yếu tố thỏa thuận (các đƣơng sự có thể thỏa thuận về nội dung
tranh chấp, cách thức giải quyết tranh chấp, luật áp dụng đối với vụ tranh chấp) vừa
là sự kết hợp của yếu tố tài phán (có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên).
●V i
Mộ

h

ơq

giải q

h h

g i

h

g ặ

iể

:

trọng tài là tổ chức xã hội - nghề nghiệp do các trọng tài viên tự

thành lập nên để giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh, thƣơng
mại. Trọng tài không phải là cơ quan x t xử của Nhà nƣớc, không do Nhà nƣớc

thành lập nên, không hoạt động bằng ngân sách Nhà nƣớc. Các trọng tài viên không
phải là các viên chức Nhà nƣớc, không do Nhà nƣớc bổ nhiệm và cũng không
hƣởng lƣơng từ ngân sách. Khi x t xử trọng tài không nhân danh Nhà nƣớc để ra
phán quyết.
Hai là, quyền lực của trọng tài không tự nhiên mà có mà xuất phát từ sự thỏa
thuận của các chủ thể tranh chấp đối với trọng tài. Trong tố tụng trọng tài, trọng tài
chỉ có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp khi các bên tranh chấp có thỏa thuận lựa
chọn trọng tài giải quyết. Nếu không có thỏa thuận trọng tài trƣớc hoặc sau khi xảy
ra tranh chấp về việc lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp cho mình hoặc có
nhƣng thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì trọng tài không có thẩm quyền giải quyết.
Chính các chủ thể tranh chấp, với việc lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp cho
mình đã trao quyền lực x t xử cho trọng tài. Nói cách khác, giải quyết tranh chấp


12

bằng trọng tài nhân danh ý chí tối cao của chủ thể tranh chấp mà không nhân danh
quyền lực Nhà nƣớc.
Ba là, phán quyết của trọng tài vừa là sự kết hợp giữa ý chí, sự thỏa thuận
của các bên, vừa mang tính tài phán của cơ quan có thẩm quyền x t xử. Tuy nhiên,
do trọng tài không phải là cơ quan x t xử của Nhà nƣớc nhƣ tòa án nên phán quyết
trọng tài không mang tính quyền lực Nhà nƣớc. Phán quyết trọng tài chỉ có giá trị
ràng buộc đối với các bên tranh chấp mà không có giá trị ràng buộc với bên thứ ba.
Ngay cả khi một bên tranh chấp không tôn trọng phán quyết trọng tài, không tự
nguyện thi hành phán quyết thì trọng tài cũng không có cơ chế cƣỡng chế thi hành.
Phán quyết trọng tài do các bên đƣơng sự tự nguyện thi hành hoặc nhờ đến sự hỗ
trợ của cơ quan Nhà nƣớc để cƣỡng chế thi hành.
Nhƣ vây, với tƣ cách là cơ quan tài phán, trọng tài tồn tại độc lập, song song
với tòa án và có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp khi đƣợc các bên đƣơng sự
lựa chọn.

1.2. Khái quát về thoả thuận trọng tài
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của thoả thuận trọng tài
Thỏa thuận trọng tài đƣợc quy định khá toàn diện trong Luật mẫu về Trọng
tài Thƣơng mại quốc tế của Ủy ban pháp luật thƣơng mại quốc tế Liên Hợp Quốc
(sau đây gọi là "Luật mẫu"). Trên cơ sở các quy định của Luật Mẫu về thỏa thuận
trọng tài, các quốc gia kế thừa và quy định cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở
quốc gia mình.
Điều 7.1, Luật Mẫu quy định: “Thoả thuận trọng tài là thoả thuận mà các bên
đƣa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh
giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là
quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dƣới hình thức Điều khoản
trọng tài trong hợp đồng hoặc dƣới hình thức thoả thuận riêng”.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, bản chất của trọng tài là phƣơng thức giải quyết
tranh chấp dựa trên sự thỏa thuận của các bên tranh chấp. Điều này khác với việc
các bên tranh chấp yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án, cơ quan đƣơng nhiên


13

có thẩm quyền x t xử bất kỳ tranh chấp trong nƣớc nào (chỉ trừ khi các bên có thỏa
thuận khác). Trọng tài chỉ có thẩm quyền x t xử khi các bên tranh chấp có thỏa
thuận chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp, điều này đồng nghĩa với việc thỏa
thuận trọng tài là điều kiện tiên quyết để tiến hành tố tụng trọng tài.

ên cạnh đó,

Luật mẫu không chỉ ghi nhận thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận của các bên đƣa ra
trọng tài để giải quyết các tranh chấp đã phát sinh hoặc có thể phát sinh mà còn bao
gồm cả nội dung về những tranh chấp đƣợc thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài và
hình thức xác lập của thỏa thuận trọng tài.

Trong khi đó, pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ ghi nhận thỏa thuận trọng tài
là sự thỏa thuận của các bên về việc đƣa các tranh chấp đã phát sinh hoặc có thể
phát sinh ra giải quyết bằng trọng tài, còn các nội hàm về các tranh chấp đƣợc thỏa
thuận giải quyết bằng trọng tài là những tranh chấp nào? Chủ thể của tranh chấp là
những ai? Thỏa thuận trọng tài đƣợc xác lập dƣới những hình thức nào? lại đƣợc
quy định riêng tại các điều luật khác.
Khoản 2, Điều 3, Luật Trọng tài Thƣơng mại Việt Nam năm 2010 quy định:
"Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài
tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh"
Theo quy định của Luật Trọng tài Thƣơng mại Việt Nam (2010), thỏa thuận
trọng tài là thỏa thuận của các bên về việc giải quyết các tranh chấp có thể sẽ xảy ra
trong tƣơng lai hoặc tranh chấp đã xảy ra bằng con đƣờng Trọng tài Thƣơng mại.
Ở Lào, hiện nay chƣa có khái niệm thỏa thuận trọng tài riêng. Giáo trình
Luật Kinh doanh Lào định nghĩa: “ h ả h
h
h

giải q
giải

gh

h h

giải q
i h

h h
ằ g


g

i h
ih ặ

h ả
h

gq

g”2. Nhƣ vậy, thoả thuận trọng tài có thể đƣợc hiểu là các

cam kết giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đƣợc các bên tự nguyện đồng ý trong
hợp đồng.
Trong lịch sử tồn tại và phát triển của pháp luật về trọng tài Lào, lần đầu tiên
khái niệm “thoả thuận giải quyết tranh chấp kinh tế” đƣợc quy định trong một văn
2

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Viêng Chăn, Gi
tr.124-125.

hL

Ki h

hL

, NX . Chính trị quốc gia Lào,



14

bản pháp luật. Trƣớc đây, đã có rất nhiều các văn bản pháp luật đƣợc ban hành, nhƣ
Nghị định số 106/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 1994 của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động của trung tâm giải quyết tranh chấp kinh tế hay Pháp lệnh số 146/PLUBTVQH ngày 28 tháng 12 năm 1989 về tổ chức và hoạt động của Trung tâm giải
quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế Lào (Lào gia nhập Công ƣớc về công nhận và
thi hành các quyết định trọng tài nƣớc ngoài. New York, ngày 10 tháng 8 năm 1958
và cho công nhận các phán quyết trọng tài nƣớc ngoài tại Lào ngày 15 tháng 06
năm 19983). Tuy nhiên, vấn đề thỏa thuận trọng tài, một vấn đề cốt yếu4 . Thiếu nó,
không có một thoả thuận trọng tài có hiệu lực đóng vai trò quan trọng trong hoạt
động của trọng tài, lại chƣa đƣợc quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật này.
Điều 3, về tổ chức và hoạt động của trung tâm giải quyết tranh chấp kinh tế trong
Pháp lệnh giải quyết tranh chấp kinh tế quy định: “1h

g

h h

giải q

g hụ h ộ

giải q

h h
q

h h
ơi ặ


i h

ụ ởh ặ

hỉ h

ơ

hí h

h ả h
g

giải q

ằ g

ơi

ú
h ặ


h h

ể giải q

ề i
i h




h ả h
h h

h

2- Trung tâm

ầ giải q

ị h ại Điề 1 Nghị ị h
ã

i h

q ề

h h
hi ả
h h

i h
h h

giải q

ại

” Nhƣ vậy, thỏa thuận trọng tài


mới chỉ đƣợc tiếp cận ở khía cạnh quyền của các bên tranh chấp hoặc dƣới khía
cạnh là cơ sở cho thẩm quyền của trọng tài. Đây là một điểm thiếu sót trong hệ
thống pháp luật về trọng tài, việc hiểu rõ về thỏa thuận trọng tài là bƣớc cần thiết
đầu tiên để các bên trong quan hệ thƣơng mại có thể định hƣớng nhằm xây dựng
đƣợc điều khoản trọng tài hợp lý và có hiệu quả. Điều 16, Luật Giải quyết tranh
chấp kinh tế Lào năm 2010 quy định về điều kiện giải quyết tranh chấp kinh tế
trong trƣờng hợp là các tranh chấp đã đƣợc các bên thoả thuận trong hợp đồng bằng
hoà giải hoặc trọng tài. Với quy định thỏa thuận trọng tài tại Điều 16 thì Luật Giải
quyết tranh chấp kinh tế năm 2010 đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động tố tụng trọng
tài tại Lào.

3

ngày truy cập 20 tháng 06 năm 2017.
Alan Redfern, Martin Hunter, Nigel Blackaby, Constantine partasides (2004), Pháp luật và thực tiễn trọng
tài thƣơng mại quốc tế, NX , Sweet & Maxwell, tr.9
4


15

Tuy nhiên, nhƣ chúng ta đã biết quan hệ thƣơng mại rất đa dạng và phong
phú. Do đó, quy định trên cũng đã bộc lộ những hạn chế, theo quy định tại Điều 16
Luật Giải quyết tranh chấp kinh tế, có thể hiểu rằng, chỉ những tranh chấp kinh tế
phát sinh từ trong hợp đồng mới là đối tƣợng điều chỉnh của Luật Giải quyết tranh
chấp kinh tế. Trong khi đó, những tranh chấp phát sinh từ quan hệ thƣơng mại đƣợc
giải quyết bằng trọng tài có thể là quan hệ phát sinh từ hợp đồng nhƣng cũng có thể
là quan hệ ngoài hợp đồng, ví dụ tranh chấp phát sinh do việc đòi bồi thƣờng thiệt
hại ngoài hợp đồng nhƣ tàu đâm va cầu cảng, tàu đâm va nhau v.v…Hiểu theo định

nghĩa trên thì các tranh chấp không có quan hệ hợp đồng sẽ không đƣợc giải quyết
bằng Trọng tài nếu các bên không có thỏa thuận đƣa tranh chấp ra giải quyết tại
Trọng tài. Do đó, để hạn chế tối đa những rủi ro trong việc áp dụng luật, Luật Giải
quyết tranh chấp kinh tế cần cụ thể hóa việc xác định thẩm quyền của Trọng tài
tƣơng thích với Luật Mẫu. “ hỏ
g
q

h

i

i
h

h h
ý

h

ị h

ù

h

g

ị h h


i hh ặ

q

i

h h

hỏ

h

hể h
gh

h

i h gi
g hải


q

h h

g …” (Điều 7 Khoản 1). Công ƣớc New York 1958 về công nhận và thi hành
quyết định của trọng tài nƣớc ngoài cũng quy định rất rõ về vấn đề này “M i q
gi

h h i

g

quan h
g

h
hả



g h

i é ử
ý

ị h
g giải q

ộ hỏ
i

h

h h
ù

q

ằ g


ãh ặ
h h

h h


hể h

gh
ằ g

h
g

he
i h gi
g i

ừ ộ
q



i

i” (Điều II). Luật Trọng tài

của hầu hết các nƣớc trên thế giới nhƣ Luật Trọng tài Anh, Luật Trọng tài Đức,
Luật Trọng tài Hàn Quốc, Luật Trọng tài Nga, Luật Trọng tài Nhật ản v.v… đều
quy định các tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng đều

đƣợc giải quyết bằng Trọng tài. Tuy nhiên, trong điều kiện của Lào sự hiểu biết
pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh còn hạn chế, với định nghĩa không rõ
ràng nhƣ trên thì tranh chấp đƣợc giải quyết bằng trọng tài thƣờng chỉ đƣợc hiểu
theo nghĩa là quan hệ phát sinh từ hợp đồng. Điều này khiến cho thẩm quyền giải
quyết tranh chấp của trọng tài trên thực tế bị thu hẹp, ngoài ra còn gây khó khăn cho
việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài.


16

Theo quy định của pháp luật hầu hết các quốc gia trên thế giới, thỏa thuận
trọng tài có những đặc điểm sau:
* Đặ

iể

ề ội

g

hỏ

h

g

i

Nội dung của thỏa thuận trọng tài chính là việc xác định cách thức, trình tự,
thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm của các bên liên quan khi cần giải quyết những

tranh chấp, bất đồng phát sinh hay liên quan đến hợp đồng chính. Việc xác lập nội
dung các điều khoản trong thỏa thuận trọng tài đều phụ thuộc vào sự tự nguyện thỏa
thuận của các bên mà không chịu sự can thiệp của của pháp luật. Tuy nhiên, để
tránh những rắc rối mà các bên có thể gặp phải và nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp, pháp luật có quy định một
số điều khoản mang tính cơ bản trong một thỏa thuận trọng tài nhƣ: phƣơng thức
trọng tài, tổ chức trọng tài, ngôn ngữ trọng tài, luật áp dụng, địa điểm trọng tài, chi
phí trọng tài, cam kết thi hành quyết định trọng tài. Ngoài ra, các bên có thể lựa
chọn thỏa thuận thêm các điều khoản khác nhằm tạo điều kiện cho việc giải quyết
tranh chấp hiệu quả nhất.
Một thỏa thuận trọng tài chỉ có giá trị pháp lý khi đáp ứng đƣợc những yêu
cầu của pháp luật về nội dung. Hầu hết pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều
yêu cầu nội dung của thỏa thuận trọng tài phải rõ ràng, chính xác, có thể dễ dàng
xác định thẩm quyền của một Hội đồng trọng tài cụ thể và quy tắc tố tụng nhất định.
* Đặ

iể

ềh h h

hỏ

h

g

i

Trong hầu hết các trƣờng hợp thỏa thuận trọng tài phải đƣợc thể hiện dƣới
hình thức văn bản. Điều này đảm bảo cho thỏa thuận trọng tài có giá trị nhƣ một

chứng cứ xác định ý chí của các bên muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Pháp luật của hầu hết các nƣớc đều quy định thỏa thuận trọng tài phải bằng văn bản,
điều khoản trọng tài cũng có thể bằng miệng, nhƣng trƣờng hợp này là rất hiếm hoi.
Thông thƣờng có hai cách để thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài:
Mộ

, các bên dự đoán trƣớc và thỏa thuận ngay từ khi bắt đầu quan hệ

thƣơng mại việc sẽ đƣa ra trọng tài giải quyết các tranh chấp phát sinh trong tƣơng


17

lai. Sự thỏa thuận này thƣờng đƣợc thể hiện thành một điều khoản trọng tài trong
hợp đồng xác lập quan hệ thƣơng mại giữa hai bên. Điều khoản này thƣờng nằm
cuối hợp đồng sau khi các bên đã thỏa thuận xong các điều khoản chính. Điều
khoản trọng tài chỉ mang tính dự liệu, các bên đều không mong muốn tranh chấp sẽ
xảy ra nên thƣờng ngắn gọn.
Hai là, sau khi tranh chấp phát sinh, các bên mới thỏa thuận đƣa tranh chấp
ra giải quyết bằng trọng tài. Thỏa thuận này thƣờng dƣới hình thức một văn bản
thỏa thuận riêng và đƣợc coi nhƣ gắn liền với hợp đồng chính hay còn gọi là thỏa
thuận đƣa các tranh chấp hiện thời ra giải quyết theo phƣơng thức trọng tài, do đó,
thỏa thuận trọng tài này thƣờng biên soạn đầy đủ, có tính khả thi cao. Tuy nhiên,
trên thực tế hình thức thỏa thuận trọng tài này thƣờng ít đƣợc sử dụng vì sau khi đã
xảy ra tranh chấp thì việc các bên ngồi lại với nhau để thỏa thuận cách thức giải
quyết tranh chấp là không dễ dàng, trong trƣờng hợp đó, vụ việc thƣờng đƣợc giải
quyết theo con đƣờng Tòa án.
*M iq


h gi

hỏ

h

g

i

h

g hí h

Dù thỏa thuận trọng tài đƣợc thể hiện dƣới hình thức một điều khoản nằm
trong hợp đồng chính hay dƣới hình thức văn bản riêng đi kèm hợp đồng chính thì
thỏa thuận trọng tài thực chất chính là một hợp đồng nhỏ có nội dung khác biệt và
giá trị độc lập với hợp đồng chính. Nhƣ vậy, ngay cả khi hợp đồng bị thay đổi, hủy
bỏ, bị hết hiệu lực thì thỏa thuận trọng tài vẫn có giá trị.
Sở dĩ, ngay cả khi thỏa thuận trọng tài là một điều khoản nằm trong hợp
đồng chính thì nó vẫn mang tính độc lập với hợp đồng chính vì thỏa thuận trọng tài
có đối tƣợng pháp lý là xác định thủ tục tố tụng sẽ đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp
có tranh chấp phát sinh giữa các bên, hoàn toàn khác so với đối tƣợng của hợp đồng
chính là xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong một quan hệ pháp luật nhất
định. Do đó, việc pháp luật trọng tài xác định hiệu lực độc lập của thỏa thuận trọng
tài là hoàn toàn hợp lý, nó biểu hiện nguyên tắc tôn trọng ý chí của các bên, mà ở
đây là tôn trọng sự thỏa thuận về việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp của
các bên. Tuy nhiên, đối với trƣờng hợp hợp đồng chính bị vô hiệu thì tính độc lập
về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài chỉ là tƣơng đối. Việc xác định thỏa thuận trọng



18

tài có vô hiệu hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân hợp đồng chính bị vô hiệu.
Nếu nguyên nhân dẫn đến hợp đồng chính và thỏa thuận trọng tài vô hiệu là trùng
nhau thì khi đó, đƣơng nhiên cả hai cùng vô hiệu, ví dụ nhƣ trƣờng hợp thỏa thuận
trọng tài tồn tại dƣới dạng điều khoản trọng tài trong hợp đồng chính do một bên
không có hoặc không có đủ thẩm quyền ký kết hoặc vi phạm các nguyên tắc tự
nguyện khi kí kết hợp đồng thì cả hợp đồng chính và thỏa thuận trọng tài đều vô hiệu.
* Đặ

iể

ề iề

i

hi

hỏ

h

g

i

Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài có liên quan chặt chẽ đến các điều kiện
luật định về năng lực chủ thể tham gia thỏa thuận trọng tài, thẩm quyền của trọng
tài, ý chí tự nguyện của các chủ thể và hình thức của thỏa thuận trọng tài, chỉ khi

một thỏa thuận trọng tài đáp ứng đủ các điều kiện trên thì nó mới có hiệu lực.
h

h

điều kiện về năng lực chủ thể

Có thể nói năng lực chủ thể là vấn đề đầu tiên mà các bên cần quan tâm khi
tiến hành đàm phán thỏa thuận trọng tài vì nếu một bên không có năng lực chủ thể
sẽ khiến điều khoản này vô hiệu. Đối với mỗi loại chủ thể thì nội dung pháp lý điều
chỉnh lại có những quy định khác nhau phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng
loại chủ thể. Chủ thể ở đây gồm ba dạng : cá nhân, pháp nhân và quốc gia (hoặc các
cơ quan nhà nƣớc), đối với mỗi loại chủ thể pháp luật các nƣớc đều có những quy
định về cách xác định luật áp dụng riêng. Ví dụ nhƣ, theo quy định của ộ luật Dân
sự Việt Nam 2015, năng lực của cá nhân đƣợc xác định theo luật quốc tịch, hoặc
nếu là ngƣời không quốc tịch hoặc ngƣời có nhiều quốc tịch thì áp dụng luật nơi cƣ
trú. Đối với pháp nhân, năng lực của pháp nhân đƣợc xác định theo luật nơi pháp
nhân thành lập (trừ trƣờng hợp pháp nhân nƣớc ngoài xác lập và thực hiện giao dịch
tại Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam), tức là áp dụng hệ thuộc luật nơi thực
hiện hành vi.
h h i, điều kiện về thẩm quyền của trọng tài
Mặc dù phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có nhiều ƣu điểm và
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế phát triển. Tuy vậy, không phải
mọi tranh chấp đều có thể giải quyết đƣợc bằng trọng tài, ngay cả khi giữa các bên


×