Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM XUÂN DUY

ĐỀ TÀI
KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ
THEO THỦ TỤC PHÚC THẨM DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành:

Luật Dân sự và tố tụng dân sự

Mã số:

60380103

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được


trích dẫn theo đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.

Tác giả luận văn

Phạm Xuân Duy


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLTTDS

: Bộ luật Tố tụng Dân sự

BLTTDS năm 2011

: Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung
năm 2011)

BLTTDS năm 2015

: Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

LTCTAND

: Luật Tổ chức Toà án nhân dân

LTCVKSND

: Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân


TAND

: Toà án nhân dân

TANDTC

: Toà án nhân dân tối cao

TTDS

: Tố tụng dân sự

VADS

: Vụ án dân sự

VKS

: Viện kiểm sát


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHÁNG

10


CÁO, KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC PHÚC THẨM DÂN SỰ
1.1. Khái niệm,

c i m và ý nghĩa của kháng cáo, kháng nghị

10

theo thủ tục phúc thẩm dân sự
hái niệm, đ c điểm của kháng cáo theo thủ tục phúc th m

10

1.1.2. hái niệm, đ c điểm của kháng nghị theo thủ tục phúc th m

26

1.1.3. Ý nghĩa của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m

30

1.2. Cơ sở của việc quy ịnh kháng cáo, kháng nghị theo

34

1.1.1.
dân sự
dân sự
dân sự


thủ tục phúc thẩm dân sự
1.2.1. Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong hoạt động

34

tố tụng dân sự
1.2.2. Bảo đảm nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự

35

1.2.3. Bảo đảm tranh tụng trong xét xử và Tòa án ra các phán

35

quyết chính xác và đúng pháp luật
1.3. Các yếu tố chi phối việc thực hiện kháng cáo, kháng

36

nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự
1.3.1. Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về kháng cáo,

36

kháng nghị theo thủ tục phúc th m
1.3.2. Trình độ hiểu biết pháp luật tố tụng dân sự về quyền

37

kháng cáo theo thủ tục phúc th m của đương sự

1.3.3. Trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ kiểm sát của kiểm sát

38

viên
1.3.4. Trách nhiệm của Tòa án trong việc tạo điều kiện cho chủ thể
có quyền kháng cáo thực hiện việc kháng cáo

38


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

40

TỐ TỤNG DÂN SỰ HIỆN HÀNH VỀ KHÁNG CÁO, KHÁNG
NGHỊ THEO THỦ TỤC PHÚC THẨM
2.1. Chủ th có quyền kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục

40

phúc thẩm dân sự
2.1.1. Chủ thể có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc th m dân sự

40

2.1.2. Chủ thể có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc th m

45


2.2. Đối tƣợng, phạm vi của kháng cáo, kháng nghị theo thủ

46

tục phúc thẩm
2.2.1. Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc

46

2.2.2. Phạm vi của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m

48

2.3. Hình thức, thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục

50

th m

phúc thẩm
2.3.1. Hình thức kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m

50

2.3.2. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m

52

2.3.3.


háng cáo, kháng nghị quá hạn và giải quyết kháng cáo,

56

kháng nghị quá hạn
2.4. Thủ tục kháng cáo, kháng nghị; tiếp nhận kháng cáo,

57

kháng nghị và thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
2.4.1. Thủ tục kháng cáo, kháng nghị phúc th m

57

2.4.2. Thủ tục tiếp nhận kháng cáo, kháng nghị phúc th m

58

2.4.3. Thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị phúc th m

58

2.5. Thay ổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm

59

2.5.1. Thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị phúc th m

59


2.5.2. Rút kháng cáo, kháng nghị phúc th m

61

2.6. Kháng cáo, kháng nghị không hợp lệ và giải quyết kháng

63

cáo, kháng nghị không hợp lệ
2.7. Hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm

65


CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN

69

SỰ VIỆT NAM VỀ KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ THEO THỦ
TỤC PHÚC THẨM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về

69

kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
3.1.1. Thực trạng kháng nghị theo thủ tục phúc th m

69

3.1.2. Thực trạng kháng cáo theo thủ tục phúc th m


70

3.1.3. Một số bất cập trong thực tiễn thực hiện quyền kháng cáo

72

3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy ịnh của pháp luật tố

72

tụng dân sự Việt Nam về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật tố

72

tụng dân sự Việt Nam về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m
3.2.2. Những phương hướng cơ bản của việc hoàn thiện các quy

74

định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về kháng cáo, kháng nghị
theo thủ tục phúc th m
3.2.3. Các kiến nghị cụ thể
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

76
87



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của ề tài
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Tòa án nhân dân (TAND) là cơ
quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư
pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân. Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật sẽ được
đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế Nhà nước. Do vậy, việc đề ra những
phương thức để đảm bảo các bản án, phán quyết của Tòa án khi được đưa ra thi
hành phải là những bản án, phán quyết chính xác, công minh và đúng quy định pháp
luật có ý nghĩa chính trị, pháp lý và xã hội hết sức to lớn. Một trong những phương
thức đó là kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m dân sự.
Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m dân sự là căn cứ phát sinh thủ
tục phúc th m dân sự, giúp Tòa án cấp phúc th m có cơ sở pháp lý để xem xét lại
tính hợp pháp, hợp lý trong phán quyết của Tòa án cấp sơ th m, từ đó khắc phục kịp
thời các sai lầm, vi phạm pháp luật có thể có trong các bản án, quyết định của Tòa
án cấp sơ th m, giúp đảm bảo những bản án, quyết định của Tòa án được thi hành là
những bản án, quyết định chính xác, công minh và đúng quy định pháp luật, qua đó
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ
chức, góp phần đảm bảo công bằng xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao
sự tin tưởng và tự nguyện chấp hành của nhân dân đối với đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước.
M c dù có ý nghĩa đ c biệt quan trọng như vậy nhưng hiện nay thủ tục này
vẫn chưa được quan tâm đúng mức ở cả góc độ lý luận lẫn thực trạng quy định và
áp dụng trong thực tiễn.
nước ta, m c dù kháng cáo theo thủ tục phúc th m đã được ghi nhận ngay từ

những văn bản đầu tiên của Nhà nước ta về tố tụng dân sự (TTDS) khi nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa ra đời, còn kháng nghị theo thủ tục phúc th m dân sự của
Viện kiểm sát (VKS) được ghi nhận kể từ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
(LTCVKSND) năm 1960, khi V S thành lập thay cho viện công tố. Đến nay, đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên các công trình nghiên cứu


2

này về cơ bản mới chỉ phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật TTDS về kháng
cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m dân sự, những vấn đề có tính lý luận về vấn
đề này hầu như không được đề cập đến, khái niệm kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục
phúc th m và nhiều vấn đề khác mang tính lý luận xung quanh kháng cáo, kháng nghị
phúc th m dân sự vẫn chưa được nghiên cứu sâu sắc, toàn diện.
Trước năm 2004, các quy định về kháng cáo, kháng nghị phúc th m dân sự nằm
rải rác ở nhiều văn bản như Luật tổ chức Tòa án nhân dân (LTCTAND) năm 1981,
LTCV SND năm 1992, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989,
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các tranh chấp lao động năm 1996, LTCV SND năm 2002, LTCTAND năm
2002... Từ Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2004 thì kháng cáo, kháng nghị
theo thủ tục phúc th m dân sự đã được các nhà làm luật ghi nhận một cách tập trung
thống nhất. Sau đó, các quy định về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m
dân sự tiếp tục được nghiên cứu, kế thừa và phát triển tại Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của BLTTDS năm 2011 và BLTTDS năm 2015.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp
dụng các quy định về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m dân sự trong
BLTTDS năm 2015, cụ thể như: có chấp nhận kháng nghị quá hạn của V S hay
không? Tòa án giải quyết thế nào đối với trường hợp Quyết định kháng nghị do
người không có th m quyền ký ho c nội dung không phù hợp quy định của pháp
luật? Hiểu như thế nào là vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu? VKS

kháng nghị trong trường hợp đương sự đều thống nhất với bản án sơ th m và bản án
đó không gây thiệt hại gì đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng thì có vi phạm
nguyên tắc bảo đảm quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự không? Tòa án
ban hành văn bản hay chỉ cần thông báo miệng đối với trường hợp trả lại đơn kháng
cáo, nếu là văn bản thì văn bản đó được xây dựng dưới hình thức Thông báo hay
Quyết định? Việc khiếu nại của người kháng cáo, kiến nghị của V S đối với trường
hợp trả lại đơn kháng cáo được giải quyết như thế nào?... Đây đều là những vấn đề
phát sinh trong thực tiễn, nhưng chưa được quy định đầy đủ trong BLTTDS năm
2015 dẫn đến việc các cơ quan tiến hành tố tụng g p lúng túng khi giải quyết những
trường hợp này.
Nói tóm lại, kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m dân sự có ý nghĩa
rất quan trọng trong pháp luật TTDS của nước ta. Thế nhưng, thủ tục này chưa được


3

nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc về m t lý luận; quy định của pháp luật còn chưa đầy đủ,
một số điểm bất cập, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước. Vì vậy, tác giả
chọn Đề tài “Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự” làm luận
văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu ề tài
Vấn đề kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m dân sự luôn thu hút
được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các
cán bộ thực tiễn… Trong thời gian vừa qua, ở Việt Nam nhiều công trình nghiên
cứu đã đề cập đến các khía cạnh ở mức độ khác nhau của kháng cáo, kháng nghị
theo thủ tục phúc th m dân sự:
- Công trình nghiên cứu cấp Bộ “Những quan điểm cơ bản về BLTTDS Việt
Nam” do Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật thuộc Trung tâm


hoa học Xã

hội và Nhân văn Quốc gia thực hiện năm 2001. Tuy nhiên, đề tài này mới chỉ đề cập
kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m dưới góc độ là một nội dung của
nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử; Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ
“Thực trạng hoạt động xét xử phúc thẩm và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động xét xử phúc thẩm của các tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao”
của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) thực hiện năm 2006. Đề tài này đề cập đến
khái niệm, vị trí, vai trò của xét xử phúc th m nói chung nhưng chưa đưa ra khái
niệm cũng như vị trí, vai trò của kháng cáo, kháng nghị phúc th m dân sự nói riêng.
- Công trình nghiên cứu cấp cơ sở “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn
thiện một số chế định cơ bản của pháp luật TTDS Việt Nam” mã số

H - 001 - 08

do Trường Đại học Luật Hà Nội thực hiện năm 2002. Đề tài này đã phân tích cơ sở
lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện một số chế định cơ bản trong pháp luật
TTDS trong đó có chế định kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m dân sự.
Tuy nhiên, đề tài được tiến hành trước khi ban hành BLTTDS nên một số phân tích
về quy định của pháp luật không còn phù hợp và một số kiến nghị trong đề tài đã
được sửa đổi, bổ sung trong BLTTDS năm 2004.
- Luận án tiến sĩ luật học “Phúc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam” năm
2011 do tác giả Nguyễn Thị Thu Hà thực hiện, luận án này có đề cập đến cơ sở lý
luận và thực tiễn của việc hoàn thiện một số chế định cơ bản trong pháp luật TTDS
trong đó có chế định kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m. Tuy nhiên, luận


4

án này được tiến hành trước khi ban hành BLTTDS năm 2015 nên một số phân tích

về quy định của pháp luật không còn phù hợp và một số kiến nghị trong đề tài đó đã
được sửa đổi, bổ sung trong BLTTDS năm 2015.
- Luận văn thạc sĩ luật học “Chuẩn bị xét xử phúc thẩm VADS” năm 2010 của
tác giả Nguyễn Thị Thúy Hòa. Tác giả nghiên cứu các hoạt động TTDS diễn ra
trong giai đoạn chu n bị xét xử phúc th m trong đó có một số vấn đề liên quan đến
luận văn như việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị. Tuy nhiên, các vấn
đề này mới chỉ được trình bày một cách đơn giản, bằng việc nêu các quy định của
BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS, chưa đi sâu phân tích các
vấn đề.
-

hóa luận tốt nghiệp “Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân

sự” năm 2010 của tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc và khóa luận tốt nghiệp “Kháng
cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm” năm 2012 của tác giả Nguyễn Thị huyên.
Các khóa luận này có đề cập đến một số vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn của
việc hoàn thiện một số quy định về kháng cáo, kháng nghị phúc th m. Tuy nhiên
các vấn đề mới chỉ được trình bày một cách đơn giản, được tiến hành trước khi
BLTTDS năm 2015 ban hành nên nhiều kiến nghị không còn phù hợp.
- Các giáo trình về luật TTDS của các trường đại học và học viện như giáo
trình Luật TTDS của

hoa Luật, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội xuất bản năm

1995; Giáo trình Luật TTDS Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội do Nhà
xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2017; Giáo trình Luật TTDS của Học viện tư pháp
do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2007. Các giáo trình này mới chỉ
dừng lại ở mức cung cấp các kiến thức cơ bản cho sinh viên mà chưa có sự phân
tích, đánh giá các quy định của pháp luật TTDS về kháng cáo, kháng nghị theo thủ
tục phúc th m.

- Các bài viết của các tác giả đăng trên các tạp chí có nghiên cứu về những vấn
đề riêng lẻ của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m như “Kháng cáo,
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự” của Th.S Trần Phương Thảo đăng trên
Tạp chí Luật học số đ c san góp ý Dự thảo BLTTDS năm 2004; “Về quyền kháng
nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự của VKS” của Th.S Nguyễn Thị Thu Hà đăng
trên Tạp chí Luật học số 11/2009; “Việc thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị
theo thủ tục phúc thẩm dân sự” của Th.S Nguyễn Thị Thu Hà đăng trên Tạp chí Tòa
án nhân dân số 8/2010; “Phúc thẩm dân sự và vấn đề kháng cáo, kháng nghị bản


5

án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm” của tác giả Duy

iên đăng trên Tạp chí

Tòa án nhân dân số 15/2012; “Một số vấn đề về chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo
BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011” của tác giả Duy

iên đăng trên Tạp chí Tòa

án nhân dân kỳ II tháng 9 năm 2012; “Người có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc
thẩm dân sự và trách nhiệm của người kháng cáo” của TS. Nguyễn Thị Thu Hà
đăng trên Tạp chí Luật học số 5/2014; “Một số kiến nghị giải pháp nâng cao chất
lượng kháng nghị phúc thẩm dân sự” của Th.S Nguyễn Thị Thúy Hằng đăng trên
Tạp chí

iểm sát số 07, tháng 4/2015; “Một số kinh nghiệm rút ra từ công tác

kháng nghị phúc thẩm án dân sự ở Tây Ninh” của tác giả Nguyễn hánh Bình đăng

trên Tạp chí

iểm sát số 18, tháng 9/2015; “Những sửa đổi, bổ sung về kháng cáo,

kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong BLTTDS năm 2015”, TS. Nguyễn Thị Thu
Hà đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6/2016;“Phạm vi xét xử phúc thẩm
từ thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà ở” của PGS.TS Nguyễn Minh
Hằng và tác giả Vũ Thị Hồng Nguyên đăng trên Tạp chí

iểm sát số 18, tháng

9/2016; “Thủ tục kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm theo quy định của BLTTDS
năm 2015” của tác giả Vũ Hoàng Anh đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 5
năm 2017... Các bài viết này đề cập đến các vấn đề khác nhau của kháng cáo, kháng
nghị theo thủ tục phúc th m trong TTDS cũng như phân tích các vấn đề này dưới
các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, các bài viết này mới chỉ là những nghiên cứu
mang tính chất nhỏ lẻ, chủ yếu là phân tích, đánh giá từng mảng nhỏ của kháng cáo,
kháng nghị theo thủ tục phúc th m trong TTDS, hầu như không đề cập đến những
vấn đề có tính lý luận về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m dân sự, một
số vấn đề có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn có được đề cập đến nhưng lại chưa
được lý giải một thỏa đáng và cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu sắc và toàn diện hơn.
Do đó, có thể nói luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu chuyên
sâu và có hệ thống về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m dân sự theo
quy định của BLTTDS năm 2015.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của ề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về kháng cáo,
kháng nghị theo thủ tục phúc th m trong TTDS; các quy định của pháp luật TTDS
Việt Nam về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m; những khó khăn,
vướng mắc trong thực tiễn thi hành các quy định về kháng cáo, kháng nghị theo thủ
tục phúc th m của BLTTDS năm 2015 tại Tòa án trong những năm gần đây.



6

háng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m trong TTDS là vấn đề lớn,
được hiểu trên nhiều phương diện khác nhau và có nhiều nội dung khác nhau cả về
lý luận và thực tiễn. Do đó, để nghiên cứu chuyên sâu về kháng cáo, kháng nghị
theo thủ tục phúc th m trong TTDS cũng như do giới hạn về số trang và thời gian
nghiên cứu nên trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung vào
những vấn đề chủ yếu sau:
- Luận văn chỉ nghiên cứu về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm ối với vụ án dân sự (VADS) theo thủ tục thông thƣờng. Đối với các vấn
đề khác như kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m đối với VADS giải
quyết theo thủ tục rút gọn; kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m đối với
việc dân sự luận văn chưa nghiên cứu và sẽ tiếp tục giải quyết ở các công trình
khác.
- Luận văn đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật TTDS về kháng cáo, kháng
nghị theo thủ tục phúc th m.
4. Mục ích và nhiệm vụ nghiên cứu của ề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản của kháng cáo, kháng nghị theo thủ
tục phúc th m dân sự;
- Làm rõ những điểm hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật TTDS
Việt Nam hiện hành về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m và những
vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định đó trong thực tiễn xét xử tại Tòa
án;
- Tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật TTDS về kháng cáo,
kháng nghị theo thủ tục phúc th m và giải pháp để bảo đảm thực hiện pháp luật
TTDS về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m.
Để thực hiện được mục đích nêu trên, việc nghiên cứu đề tài phải làm rõ

những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về kháng cáo, kháng nghị
theo thủ tục phúc th m trong TTDS;
- Đánh giá đúng thực trạng các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam hiện
hành về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m và việc áp dụng các quy định
đó trong thực tiễn xét xử của Tòa án.
- Xác định những yêu cầu và đề xuất những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện


7

pháp luật TTDS về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ề tài
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về
cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài luận văn cũng sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học chuyên ngành như phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê,
so sánh, lịch sử...
Phương pháp phân tích, tổng hợp mang lại cho luận văn cái nhìn tổng quát vấn
đề cần nghiên cứu cũng như làm cho luận văn có chiều sâu hơn.
Phương pháp lịch sử, so sánh luôn được sử dụng song hành trong nghiên cứu
đề tài. Luận văn khi phân tích một nội dung của phúc th m trong TTDS đều có sự
so sánh giữa pháp luật thực định với pháp luật thời kì trước đó. Từ đó, luận văn có
được những bình luận và đánh giá chính xác về những điểm tiến bộ, hạn chế của
vấn đề đồng thời đưa ra được những kiến nghị giúp hoàn thiện pháp luật TTDS về
kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m.
Phương pháp thống kê được sử dụng khi xử lý các số liệu về kháng nghị theo
thủ tục phúc th m, thực tiễn xét xử các vụ án phúc th m dân sự cũng như xét xử các
vụ án phúc th m dân sự có kháng nghị theo thống kê của ngành kiểm sát nhân dân

năm 2014, 2015 và 2016. Từ đó, luận văn mang tính chân thực và có tính thuyết
phục cao.
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương pháp luận
chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin, chúng tôi sử dụng phương pháp
nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp
lịch sử và tiếp cận thực tiễn… để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đ t ra.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách chuyên sâu và
có hệ thống về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m dân sự.
hái niệm và các đ c điểm cơ bản của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục
phúc th m trong TTDS được phát hiện và phân tích sâu sắc, qua đó là cơ sở cho
việc luận giải những vấn đề liên quan đến nội dung các quy định về kháng cáo,
kháng nghị theo thủ tục phúc th m trong TTDS, đồng thời thấy được những điểm
khác biệt giữa kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m trong TTDS với kháng


8

nghị theo thủ tục giám đốc th m, tái th m trong TTDS. Trên cơ sở nghiên cứu các
quan điểm, luận cứ khoa học về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m
trong TTDS, luận văn đã làm sáng tỏ thêm hệ thống lý luận khoa học về kháng cáo,
kháng nghị theo thủ tục phúc th m trong TTDS như chủ thể có quyền kháng cáo,
kháng nghị phúc th m; thời hạn kháng cáo, kháng nghị phúc th m; đối tượng của
kháng cáo, kháng nghị phúc th m; phạm vi kháng cáo, kháng nghị phúc th m; hiệu
lực của kháng cáo, kháng nghị phúc th m. Những vấn đề lý luận này là cơ sở để
đánh giá thực trạng pháp luật TTDS về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc
th m cũng như làm định hướng cho việc kiến nghị hoàn thiện pháp luật TTDS về
kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m.
Luận văn phân tích, đánh giá một cách tương đối toàn diện và sâu sắc các quy
định của pháp luật TTDS Việt Nam về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc

th m và thực tiễn áp dụng các quy định về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc
th m của BLTTDS năm 2015 tại Tòa án trong những năm gần đây. Từ những
nghiên cứu này luận văn đã chỉ rõ những hạn chế, bất cập trong các quy định của
BLTTDS năm 2015 về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m, những vướng
mắc trong quá trình áp dụng các quy định này trong thực tiễn xét xử tại Tòa án đồng
thời các nguyên nhân của thực trạng này cũng được luận giải một cách cụ thể.
Luận văn kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLTTDS năm 2015
về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m nhằm hoàn thiện pháp luật TTDS
Việt Nam về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m, đảm bảo việc thực hiện
quyền kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m cũng như giải quyết kháng
cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m đạt hiệu quả cao như: bổ sung quy định về
trách nhiệm của người kháng cáo để có căn cứ xử lý đối với những trường hợp lạm
quyền kháng cáo; xác định lại phạm vi kháng nghị theo thủ tục phúc th m cho phù
hợp hơn với nguyên tắc bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự; sửa đổi lại quy
định về đối tượng kháng cáo, kháng nghị cho phù hợp hơn với lý luận; bổ sung quy
định về quyền khiếu nại, kiến nghị đối với việc trả lại đơn kháng cáo để tránh tình
trạng trả lại đơn kháng cáo tùy tiện; bổ sung hình thức trả lại đơn kháng cáo; bổ
sung việc giải quyết đối với quyết định kháng nghị quá hạn cho triệt để tránh sự tùy
tiện trong áp dụng; sửa đổi, bổ sung quy định về thời hạn kháng cáo cho rõ ràng,
minh bạch; sửa đổi, bổ sung các quy định về thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng
nghị cho áp dụng thống nhất... Những kiến nghị này được đưa ra dựa trên cơ sở


9

khoa học và thực tiễn, phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng về cải cách tư
pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa cũng như đáp
ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Luận văn góp phần vào việc nâng cao nhận thức khoa học về kháng cáo,
kháng nghị theo thủ tục phúc th m trong TTDS ở Việt Nam. Những kiến thức khoa

học của luận văn có giá trị tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập
Luật TTDS ở Việt Nam.
ết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu hướng dẫn trong việc
áp dụng pháp luật TTDS về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m, đảm bảo
tính thống nhất và chính xác trong thực tiễn giải quyết các VADS theo thủ tục
TTDS. Đồng thời, luận văn cũng đóng góp các ý kiến cho cơ quan lập pháp trong
quá trình sửa đổi, bổ sung BLTTDS năm 2015.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
được thể hiện trong ba chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục
phúc th m dân sự.
Chương 2: Thực trạng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về
kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m và một số kiến nghị.


10

Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHÁNG CÁO,
KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC PHÚC THẨM DÂN SỰ
1.1. Khái niệm,

c i m và ý nghĩa của kháng cáo, kháng nghị theo thủ

tục phúc thẩm dân sự
1.1.1. Khái ni m,


c i m củ kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm dân sự

1.1.1.1. Khái niệm kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm dân sự
Bản án, quyết định sơ th m m c dù đã dựa trên các chứng cứ, tài liệu được
tranh tụng công khai, minh bạch tại phiên tòa và các quy định của pháp luật nhưng
do nguyên nhân khách quan ho c chủ quan thì bản án, quyết định sơ th m vẫn có
thể có những thiếu sót, sai lầm. Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, cơ quan, tổ chức, đồng thời khắc phục những sai lầm có thể có trong các bản
án, quyết định của Tòa án cấp sơ th m thì pháp luật TTDS của các nước đều quy
định cho các chủ thể có quyền và lợi ích liên quan ho c chủ thể theo quy định của
pháp luật có quyền yêu cầu xét xử lại vụ án dân sự theo thủ tục phúc th m trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, có thể nói cơ sở làm phát sinh thủ
tục phúc th m dân sự phải dựa trên yêu cầu của các chủ thể. Các yêu cầu này được
gọi là kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m dân sự.
Phúc th m là một thủ tục có tính truyền thống lâu đời của TTDS, nó được áp
dụng ngay từ thời La Mã cổ đại. “Theo trình tự tố tụng đ c biệt (cognitio
extraordinaria), các quyết định do các quan tòa cấp dưới đưa ra không phải lúc nào
cũng có hiệu lực, do vậy nếu các bên không thỏa mãn thì được quyền kháng cáo lên
Tòa án cấp trên”1. Tuy nhiên, kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m được
quy định đầu tiên ở quốc gia nào là một vấn đề khó có thể xác định một cách chính
xác. Theo các tác giả Frederick Pollock and Frederic William Maitland: Vào thế kỷ
thứ mười hai dưới ảnh hưởng của giáo luật khái niệm kháng cáo trở nên quen thuộc
hơn đối với người Anh. Cụ thể, họ kháng cáo từ phó giáo chủ đến giám mục, từ
giám mục đến tổng giám mục, từ tổng giáo mục đến giáo hoàng. Thủ tục này của
Tòa án giáo hội ngày càng được công nhận là một mô hình hấp dẫn. Tòa án của nhà
1

Nguyễn Ngọc Đào (2000), Luật La Mã, Nxb tổng hợp Đồng Nai, tr. 254 – 258, trích trong tài liệu: “Nguyễn
Thị Thu Hà (2011), Phúc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, tr. 14”.



11

vua được hưởng lợi từ ý tưởng mới này. Tòa án của nhà vua đã thiết lập với các Tòa
án địa phương theo cách mà viện nguyên lão dưới thời La mã đã thiết lập với các
Tòa án của giám mục. Sau đó, phải mất một thời gian, ý tưởng này được áp dụng ở
nước Anh theo trình tự từ Tòa án đến Tòa án2. Các tác giả Serge Guinchard and
Frédérique Ferrand khi trình bày về luật TTDS của Cộng hòa Pháp có viết rằng,
kháng án phúc th m phát sinh từ việc khẳng định quyền lực của nhà Vua đối với
công lý lãnh chúa và sau này đã được duy trì trong lĩnh vực dân sự ở thời Đại cách
mạng Pháp, dưới thể thức kháng án chu luân (appel circulaire) theo danh nghĩa của
nguyên tắc bình đẳng3. Cụ thể hơn TS. Nguyễn Đăng Dung khi nghiên cứu về hệ
thống tư pháp của Pháp có nói rằng: “Nước Pháp, ở nền cộng hòa thứ nhất cũng đã
thử nghiệm chế độ kháng cáo chuyển ngang hay kháng cáo chu luân. Sau khi tuyên
xử, nếu đương sự không tâm phục kh u phục thì vụ án sẽ được chuyển sang Tòa án
khác cùng cấp ở địa hạt bên cạnh để phúc th m…”4.
Có thể thấy, cùng với thời gian, kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th m
ngày càng được phát triển và từng bước được khẳng định.

háng cáo, kháng nghị

theo thủ tục phúc th m được áp dụng tương đối phổ biến với nội dung và mức độ
khác nhau trong khoa học luật TTDS ở các nước thuộc hệ thống pháp luật dân sự
cũng như hệ thống pháp luật án lệ.

các nước theo truyền thống pháp luật dân sự

như Cộng hòa Pháp, Liên bang Nga… thì các đương sự, VKS (Viện công tố) có
quyền kháng cáo, kháng nghị về vấn đề sự kiện và luật pháp5.


các nước theo

truyền thống pháp luật án lệ như Anh, Mĩ… thì các bản án, quyết định sau khi ban
hành sẽ m c nhiên được thừa nhận là giải pháp cuối cùng và có hiệu lực pháp luật
ngay. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự thì VKS không được
kháng nghị phúc th m mà chỉ có đương sự mới có quyền kháng cáo phúc th m để
yêu cầu Tòa án cấp trên sửa chữa những sai lầm có thể có của Tòa án cấp dưới.
Nhưng các đương sự chỉ được kháng cáo về khía cạnh pháp lý bởi ở giai đoạn sơ
2

International Bar Association Series, Charles platto (Editor) (1992), Civil Appeal Procedures Worldwide,
Graham and Trotman, London, U , tr. 4, trích trong tài liệu: “Nguyễn Thị Thu Hà (2011), Phúc thẩm trong
tố tụng dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, tr. 15”.
3
Serge Guinchard, Frédérique Ferrand (2006), Procédure civile Droit interne et droit communautaire,
édition Dalloz, tr. 1166, trích trong tài liệu: “Nguyễn Thị Thu Hà (2011), Phúc thẩm trong tố tụng dân sự
Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, tr. 15”.
4
Nguyễn Đăng Dung (2001), Luật hiến pháp đối chiếu, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 268, trích trong tài
liệu: “Nguyễn Thị Thu Hà (2011), Phúc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, tr.
15”.
5
Tòa án nhân dân tối cao (2000), Về pháp luật tố tụng dân sự, ỷ yếu Dự án VIE/95/017 Tăng cường
năng lực xét xử tại Việt Nam, Hà Nội, tr. 67.


12

th m các bên đương sự đã có cơ hội như nhau trong việc cung cấp chứng cứ và bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình6.

Việt Nam, việc kháng cáo, kháng nghị được thực hiện khác nhau ở từng giai
đoạn lịch sử. Nhưng, hiện nay theo quy định tại Điều 17 của BLTTDS năm 2015,
chúng ta áp dụng nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ th m, phúc th m. Theo đó,
các bản án, quyết định sơ th m của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ
tục phúc th m theo quy định của BLTTDS.

hi đương sự kháng cáo, VKS kháng

nghị đối với bản án, quyết định sơ th m chưa có hiệu lực pháp luật thì Tòa án cấp
phúc th m sẽ xét xử lại VADS theo thủ tục phúc th m.
Vậy, về m t lý luận, khái niệm kháng cáo theo thủ tục phúc th m dân sự được
hiểu như thế nào?
háng cáo (theo tiếng la tinh là apelatio) được các nhà khoa học pháp lý ở
nhiều nước trên thế giới nghiên cứu, đề cập đến. Theo tác giả Serge Guinchard and
Frédérique Ferrand của Pháp thì “ háng cáo phúc th m (appel) là một hình thức
kháng cáo theo thông luật (thông thường) và là hình thức kháng cáo nhằm cải sửa
ho c huỷ bỏ, theo đó bên tự cho là bị thương tổn bởi một phán quyết, đưa vụ kiện và
phán quyết ra trước các Th m phán ở một cấp cao hơn”. GS, TS H Н. М.
Коршунов thì cho rằng: “kháng cáo (Апелляция) là hoạt động tố tụng của các chủ
thể làm phát sinh quyền Tòa án cấp cao hơn xem xét lại vụ việc đã được giải quyết
ở Tòa án cấp dưới và trên cơ sở đó Tòa án cấp cao hơn có quyền ra quyết định mới
về vụ việc ho c chấm dứt hoạt động tố tụng đối với vụ việc”7. Ho c trong cuốn
Luận điểm về luật pháp của Anh có khẳng định rằng: “ háng cáo (appeal) là việc
gửi đơn đến một Tòa án ho c trọng tài cấp cao hơn để yêu cầu huỷ bỏ, thay đổi
ho c xem xét lại một bản án, quyết định của Tòa án ho c trọng tài cấp dưới theo thủ
tục của hệ thống của Tòa án ho c trọng tài trên cơ sở là bản án, quyết định của Tòa
án cấp dưới đã được quyết định sai ho c do vấn đề tư pháp ho c luật pháp cần phải
được xem xét lại cho chính xác”8.
Như vậy, có thể thấy ở hầu hết các nước trên thế giới với mục đích đảm bảo
6


Nguyễn Thị Thu Hà (2011), Phúc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội, tr.
13.
7
Н. М. Коршунов (2005) Гражданский Процесс, Учебник, Издательство Эксмо, Mocквa, tr 475, trích
trong tài liệu: “Nguyễn Thị Thu Hà (2011), Phúc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật
học, tr.43”.
8
Halsbury’s Laws of England (1991), 4th edition, Volume 37, Lexis Nexis Butterworths, UK, tr. 677, trích
trong tài liệu: “Nguyễn Thị Thu Hà (2011), Phúc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật
học, tr.43”.


13

tối đa quyền của các bên tham gia tố tụng nên các bên đương sự có quyền kháng
cáo đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới hay kháng cáo được hiểu rộng
hơn, không chỉ là việc chống lại các bản án, quyết định sơ th m mà bao gồm cả việc
chống lại các bản án, quyết định phúc th m để yêu cầu Tòa án cấp trên xem xét lại
vụ án.

một số nước như Cộng hòa Pháp, Cộng hòa liên bang Nga thì không phân

ra kháng cáo của đương sự và kháng nghị của V S mà dù là đương sự hay V S thì
đều có quyền chống lại bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới để yêu cầu Tòa án
cấp trên xem xét lại theo thủ tục phúc th m, thủ tục phá án (giám đốc th m) ho c
thủ tục tái th m và gọi chung là kháng cáo. Như vậy, các đương sự, V S có quyền
kháng cáo phúc th m, kháng cáo phá án (giám đốc th m) và kháng cáo tái th m.
Ngoài ra, pháp luật TTDS của Cộng hòa Pháp còn quy định về kháng án vắng m t
(opposition) và kháng tố của người thứ ba.


háng án vắng m t là việc đương sự bị

xử vắng m t yêu cầu Tòa án rút lại bản án đã xét xử vắng m t (Điều 571 BLTTDS
Pháp).

háng tố là việc người thứ ba có lợi ích liên quan đến vụ án nhưng không

phải là đương sự ho c không phải là người đại diện trong vụ án đã được Tòa án xét
xử yêu cầu Tòa án thu hồi ho c sửa lại bản án vì lợi ích của người thứ ba (Điều 582,
583 BLTTDS Cộng hòa Pháp)9. Cộng hòa Liên bang Nga cũng có quy định về việc
bị đơn có quyền yêu cầu Tòa án ra bản án vắng m t hủy bỏ bản án đó (Điều 237
BLTTDS Nga)10.
Việt Nam, về khái niệm kháng cáo phúc th m, dưới góc độ ngôn ngữ học,
theo Từ điển Tiếng Việt thì từ kháng cáo được hiểu là “chống án, yêu cầu tòa cấp
trên xét xử”11.
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, khái niệm kháng cáo theo thủ tục phúc th m
trong TTDS được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Có quan điểm cho rằng,
kháng cáo bản án, quyết định dân sự là “hoạt động của đương sự, người đại diện
của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện chống lại bản án, quyết định dân sự của
Tòa án cấp sơ th m chưa có hiệu lực pháp luật, yêu cầu Tòa án cấp trên một cấp xét
xử lại vụ án theo trình tự phúc th m”12. Có quan điểm lại cho rằng, kháng cáo là
“một quyền quan trọng của đương sự và của những chủ thể khác theo quy định của
9

Bộ luật Tố tụng dân sự Cộng hoà Pháp (1998), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Bộ luật tố tụng dân sự của Cộng hòa Liên bang Nga (2005), Nxb tư pháp, Hà Nội.
11
Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam - Bộ giáo dục và đào tạo, Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa –
Thông tin, Tr. 888

12
Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp, Từ điển Luật học, Nxb Từ điển bách khoa và Nxb Tư pháp, Tr. 418.
10


14

pháp luật trong việc bày tỏ quan điểm, thái độ không đồng ý với kết quả xét xử Tòa
án sơ th m, yêu cầu Tòa án có th m quyền xem xét lại vụ án”13. Ho c, kháng cáo là
“hoạt động tố tụng của đương sự và các chủ thể khác theo quy định của pháp luật
trong việc yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa
án chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ th m theo thủ tục phúc th m”.14
hi đi sâu phân tích về kháng cáo theo thủ tục phúc th m ta thấy, kháng cáo
theo thủ tục phúc th m chính là một quyền tố tụng quan trọng mà pháp luật quy
định cho những chủ thể có quyền kháng cáo để những chủ thể này chống lại hành vi
xâm hại sự vi phạm từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, đảm
bảo bản án, quyết định được thi hành phải là bản, quyết định khách quan, công
minh, đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để thực hiện quyền này, chủ thể có
quyền kháng cáo phải thực hiện những thủ tục theo quy định của pháp luật TTDS
như phải làm đơn kháng cáo, xuất trình các tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để
chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp, phải nộp tạm ứng án
phí phúc th m…; kháng cáo chính là cơ sở để phát sinh thủ tục phúc th m.
Do vậy, m c dù các quan điểm nêu trên tiếp cận kháng cáo theo các góc độ
khác nhau, quan điểm thứ nhất tiếp cận dưới góc độ là hành vi tố tụng, quan điểm
thứ hai tiếp cận dưới góc độ là quyền tố tụng, còn quan điểm thứ ba tiếp cận dưới
góc độ là hoạt động tố tụng nhưng đều có những điểm hợp lý của mình và về cơ bản
đều đã chỉ ra được bản chất của kháng cáo theo thủ tục phúc th m chính là sự phản
đối của chủ thể có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc th m đối với bản án, quyết
định của Tòa án sơ th m để yêu cầu Tòa án có th m quyền xét xử lại.
Tuy nhiên, trong các quan điểm nêu trên, quan điểm thứ nhất mới chỉ ra được

chủ thể có quyền kháng cáo, đối tượng của kháng cáo và Tòa án có th m quyền xét
xử phúc th m nhưng chưa chỉ ra được thủ tục kháng cáo, lý do kháng cáo và phạm
vi kháng cáo; quan điểm thứ hai mới chỉ ra được chủ thể có quyền kháng cáo, chưa
chỉ ra được đối tượng của kháng cáo, lý do của kháng cáo, phạm vi kháng cáo và
Tòa án có th m quyền xét xử phúc th m; còn quan điểm thứ ba tương đối đầy đủ
khi đã chỉ ra được chủ thể có quyền kháng cáo, thủ tục kháng cáo, đối tượng của
kháng cáo và Tòa án có th m quyền xét xử phúc th m, nhưng chưa chỉ ra được
13

Học viện Tư pháp (2007), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, Tr. 395.
Trường Đại học luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, Tr.
309.
14


15

phạm vi kháng cáo và lý do kháng cáo.
Về cơ bản, bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ th m sau khi tuyên chưa có
hiệu lực pháp luật thì đương sự và các chủ thể khác (người đại diện hợp pháp của
đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện…) có quyền kháng cáo bản án, quyết định của
Tòa án cấp sơ th m khi các chủ thể này không đồng ý với bản án, quyết định sơ
th m cũng như cho rằng bản án, quyết định sơ th m đã xâm phạm đến quyền và lợi
ích của đương sự. Như vậy, đối tượng của kháng cáo là bản án, quyết định của Tòa
án cấp sơ th m chưa có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đ c
biệt thì bản án, quyết định m c dù đã có hiệu lực pháp luật vẫn có thể trở thành đối
tượng của kháng cáo. Pháp luật TTDS của nước ta đã có quy định về kháng cáo quá
hạn và về nguyên tắc sẽ chấp nhận kháng cáo quá hạn trong trường hợp người
kháng cáo vì lý do bất khả kháng, trở ngại khách quan theo quy định của pháp luật
mà không thể nộp đơn kháng cáo trong thời hạn kháng cáo, tại thời điểm đó nếu bản

án, quyết định của Tòa án cấp sơ th m đã được xác định là có hiệu lực pháp luật thì
kháng cáo vẫn được giải quyết theo quy định của pháp luật.

hi các chủ thể có

quyền kháng cáo theo thủ tục phúc th m thực hiện quyền kháng cáo của mình thì
phải thực hiện một loạt các hoạt động tố tụng như gửi đơn kháng cáo đến Tòa án có
th m quyền để bày tỏ quan điểm, thái độ không đồng ý với phần nào trong bản án,
quyết định của Tòa án cấp sơ th m chưa có hiệu lực pháp luật; trình bày các yêu cầu
kháng cáo của mình; xuất trình các tài liệu, chứng cứ, căn cứ pháp lý, lý lẽ và lập
luận để chứng minh cho yêu cầu kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp; nộp
tiền tạm ứng án phí phúc th m… Ngoài ra, chủ thể kháng cáo khi thực hiện các hoạt
động tố tụng này còn phải tuân theo các điều kiện về nội dung và thủ tục do pháp
luật quy định như thỏa mãn điều kiện về chủ thể có quyền kháng cáo, hình thức
kháng cáo, phạm vi kháng cáo, thời hạn kháng cáo, phải nộp tiền tạm ứng án phí
phúc th m, tài liệu chứng cứ bổ sung (nếu có) phải thực hiện trong thời hạn mà
pháp luật quy định…
Do vậy, khái niệm kháng cáo theo thủ tục phúc th m có thể được định nghĩa
một cách khái quát hơn như sau: “kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm là hoạt động tố
tụng của đương sự và các chủ thể khác theo quy định của pháp luật trong việc
không đồng ý với toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ
thẩm chưa có hiệu lực pháp luật do cho rằng toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết
định bị kháng cáo đó đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự để


16

yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại VADS theo thủ tục phúc thẩm dân sự ”.
1.1.1.2. Đặc điểm của kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm
Thứ nhất, kháng cáo là cơ sở làm phát sinh thủ tục phúc thẩm và là căn cứ

xác định phạm vi xét xử phúc thẩm
Thủ tục phúc th m là một trong những thủ tục TTDS quan trọng, giúp khắc
phục được những sai lầm, vi phạm pháp luật có thể có trong các bản án sơ th m.
Tuy nhiên để đảm bảo quyền tự định đoạt của các đương sự, tính nhanh chóng của
TTDS và tính ổn định của bản án, quyết định thì không phải mọi bản án, quyết định
sơ th m đều m c nhiên được xem xét theo thủ tục phúc th m mà chỉ có những bản
án, quyết định sơ th m chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ
tục phúc th m mới được xem xét theo thủ tục phúc th m.
hi giải quyết vụ án theo trình tự phúc th m, Tòa án cấp phúc th m chỉ được
xem xét trong phạm vi những nội dung đã được giải quyết ở Tòa án cấp sơ th m,
không được giải quyết những nội dung mới để đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét xử.
Tuy nhiên, không phải mọi phần của bản án, quyết định sơ th m đều m c nhiên
được Tòa án cấp phúc th m xem xét lại theo trình tự phúc th m mà để đảm bảo
quyền tự định đoạt của các đương sự, đảm bảo quyền tranh tụng của đương sự thì
Tòa án cấp phúc th m chỉ có quyền xem xét lại những phần của bản án, quyết định
sơ th m có kháng cáo, kháng nghị ho c có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo,
kháng nghị. Theo đó, kháng cáo chính là một trong những cơ sở làm phát sinh thủ
tục phúc th m đồng thời cũng chính là một trong những căn cứ để xác định phạm vi
xét xử phúc th m.
Thứ hai, chủ thể có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm chỉ bao gồm một
số người tham gia tố tụng nhất định.
háng cáo theo thủ tục phúc th m là một cơ chế pháp lý giúp đảm bảo quyền
con người, quyền công dân trong giải quyết VADS tại Tòa án. Tuy nhiên không
phải mọi chủ thể đều có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc th m mà chỉ có một số
chủ thể nhất định mới có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc th m, bởi lẽ nếu quy
định chủ thể có quyền kháng cáo quá rộng sẽ không đảm bảo được nguyên tắc hai
cấp xét xử là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật TTDS, không đảm
bảo được tính nhanh chóng, kịp thời của pháp luật TTDS, tính ổn định của bản án,
quyết định, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, lợi ích công cộng,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.



17

Về m t nguyên tắc, chủ thể có quyền kháng cáo chỉ bao gồm những người có
quyền và lợi ích liên quan đến VADS đã được Tòa án cấp sơ th m xác định là
đương sự trong VADS đó ho c người đại diện hợp pháp cho những người này. Bản
án, quyết định của Tòa án liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ
ho c của người họ đại diện, nên việc quy định những chủ thể này có quyền kháng
cáo là phù hợp.
Còn đối với những người có quyền và lợi ích liên quan đến VADS nhưng
không được Tòa án cấp sơ th m triệu tập tham gia tố tụng thì có quan điểm cho
rằng, “cần để cho người có quyền và lợi ích liên quan không phải là đương sự hoặc
người đại diện hợp pháp ở Tòa án cấp sơ thẩm có quyền chống án nếu bản án,
quyết định sơ thẩm xâm phạm đến quyền lợi của họ”15. Tuy nhiên, đây là những chủ
thể không tham gia tố tụng ở giai đoạn sơ th m, nếu quy định những chủ thể này có
quyền kháng cáo theo thủ tục phúc th m thì họ sẽ chỉ được tham gia tố tụng ở giai
đoạn phúc th m, những nội dung chủ thể này trình bày là nội dung mới chưa được
xem xét tại cấp sơ th m, trong khi bản án phúc th m có hiệu lực pháp luật ngay, sẽ
không đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét xử. Ngoài ra, các chủ thể này dù không có
quyền kháng cáo theo thủ tục phúc th m, nhưng họ vẫn có quyền khiếu nại, kiến
nghị đến những người có th m quyền để yêu cầu những người này kháng nghị bản
án, quyết định sơ th m theo thủ tục phúc th m nếu bản án, quyết định sơ th m chưa
có hiệu lực pháp luật ho c kháng nghị theo thủ tục giám đốc th m, kháng nghị theo
thủ tục tái th m nếu bản án, quyết định sơ th m đã có hiệu lực pháp luật.
Ho c đối với một số chủ thể như người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự, người làm chứng, người phiên dịch, người giám định m c dù họ cũng
được Tòa án cấp sơ th m triệu tập tham gia tố tụng nhưng họ không có quyền và
nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết VADS, không phải là đối tượng thi hành của
bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ th m, nên cũng sẽ không có quyền kháng cáo

theo thủ tục phúc th m. Nếu mở rộng quyền kháng cáo theo thủ tục phúc th m cho
những chủ thể này sẽ không đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời của pháp luật
TTDS, tính ổn định của bản án, quyết định, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của các đương sự.
Ngoài ra, các chủ thể có quyền kháng cáo muốn thực hiện quyền kháng cáo
15

Nguyễn Thị Thu Hà (2011), Phúc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, tr. 85.


18

của mình thì phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự. “Năng lực hành vi TTDS của
đương sự là khả năng bằng hành vi của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ
TTDS”16. Cá nhân, khi có năng lực hành vi TTDS thì có quyền tự mình kháng cáo
ho c ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi TTDS đại diện mình kháng cáo.
Còn trong trường hợp cá nhân là người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành
vi dân sự ho c người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì do họ
không thể tự mình khởi kiện VADS, tham gia tố tụng và cũng không thể tự mình
kháng cáo nên người đại diện hợp pháp của họ sẽ thực hiện việc kháng cáo, trừ
trường hợp pháp luật quy định khác. Riêng đối với người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự thì người này có quyền tự mình kháng cáo hay không còn có những ý kiến
khác nhau.
Ý kiến thứ nhất cho rằng, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chỉ không
có quyền tự mình kháng cáo trong lĩnh vực mà họ bị Tòa án tuyên bố hạn chế, còn
lĩnh vực mà họ không bị Tòa án tuyên bố hạn chế thì vẫn có quyền tự mình kháng
cáo. Ví dụ anh A nghiện ma túy dẫn tới phá tán tài sản của gia đình và đã có quyết
định của Tòa án tuyên bố anh A bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng anh A
vẫn có quyền tự mình khởi kiện yêu cầu xin ly hôn và kháng cáo bản án ly hôn của
Tòa án cấp sơ th m.

Ý kiến thứ hai cho rằng, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn có
quyền tự mình kháng cáo kể cả trong lĩnh vực mà bị Tòa án tuyên bố hạn chế để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo quan điểm của chúng tôi, chỉ nên quy định việc hạn chế quyền kháng cáo
của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trong những lĩnh vực họ bị Tòa án
tuyên bố hạn chế, còn đối với những lĩnh vực khác vẫn nên quy định quyền kháng
cáo của họ. Bởi lẽ, về m t lý luận người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người
thành niên có năng lực hành vi dân sự, tuy nhiên do họ bị nghiện ma túy ho c các
chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình nên họ có thể bị yêu cầu
tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Việc xác lập, thực hiện các
giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của họ phải có sự đồng ý của người đại diện
theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày ho c luật
liên quan có quy định khác. Do vậy, trong những lĩnh vực không bị hạn chế năng
16

Trường Đại học luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,
Tr.111.


19

lực hành vi dân sự, những người này vẫn có quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự bình thường nên cũng có quyền kháng cáo. Còn trong những lĩnh vực họ đã bị
tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì việc xác lập, thực hiện các giao dịch
dân sự của họ phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Do vậy, việc
tham gia tố tụng cũng như kháng cáo của họ nên do người đại diện theo pháp luật
thực hiện, như vậy sẽ bảo vệ hơn quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ cũng như
những người tham gia tố tụng khác.
Như vậy, chủ thể của quyền kháng cáo theo thủ tục phúc th m khác với chủ
thể có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc th m, tái th m, đó là những người

m c dù không có quyền và lợi ích liên quan đến việc giải quyết VADS và không
được Tòa án xác định là đương sự để tham gia tố tụng trong vụ án đó nhưng họ là
người có th m quyền, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có quyền kháng nghị theo
thủ tục giám đốc th m, tái th m để hạn chế những bản án, quyết định của Tòa án
trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức,
lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước.
Thứ ba, đối tượng của kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm là bản án, quyết định
sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật
Trong quá trình giải quyết VADS, Tòa án ban hành rất nhiều văn bản tố tụng
khác nhau như: quyết định áp dụng biện pháp kh n cấp tạm thời, quyết định công
nhận sự thoả thuận của đương sự, quyết định chuyển vụ án, quyết định trả lại đơn
khởi kiện, chuyển đơn khởi kiện, quyết định hoãn phiên toà, bản án sơ th m, quyết
định tạm đình chỉ giải quyết VADS, quyết định đình chỉ giải quyết VADS… Tuy
nhiên, không phải mọi văn bản tố tụng do Tòa án cấp sơ th m ban hành đều là đối
tượng của kháng cáo theo thủ tục phúc th m mà đối tượng của kháng cáo theo thủ
tục phúc th m chỉ là những văn bản tố tụng chưa có hiệu lực pháp luật ngay sau khi
ban hành và có nội dung quyết định pháp lý liên quan đến việc giải quyết về nội
dung vụ án, quyết định trực tiếp đến quyền và lợi ích của các đương sự.
Bản án dân sự sơ th m là “văn bản tố tụng rất quan trọng, là kết tinh của toàn
bộ hoạt động của Tòa án, V S, những người tham gia tố tụng”17, nó có nội dung
giải quyết dứt điểm tất cả các vấn đề của VADS, xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ
của các bên. Còn quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, là “một trong những cách
17

Trường đào tạo các chức danh tư pháp (2001), Giáo trình kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự, Tập II,
Phần kỹ năng, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, Tr. 196.


×