Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.28 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------------------

DƢƠNG PHI HÙNG

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT KHI
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN
XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------------------

DƢƠNG PHI HÙNG

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT KHI
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN
XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự


Mã số: 60380104

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thị Minh Sơn

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.

Tác giả luận văn

Dƣơng Phi Hùng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS:

Bộ luật hình sự

BLTTHS:

Bộ luật tố tụng hình sự


CQĐT:

Cơ quan điều tra

ĐTBS:

Điều tra bổ sung

KSV:

Kiểm sát viên

TTHS :

Tố tụng hình sự

THQCT:

Thực hành quyền công tố

VAHS:

Vụ án hình sự

VKS:

Viện kiểm sát

VKSND:


Viện kiểm sát nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Số hiệu

Tên bảng

bảng,biểu
Bảng 2.1

Bảng 2.2

Số liệu án hình sự VKSND thành phố Hà Nội thụ lý, thực
hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm
Kết quả thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm
án hình sự VKSND thành phố Hà Nội

Trang

60

61

Số liệu kháng nghị, kiến nghị, thông báo rút kinh nghiệm Tòa
Bảng 2.3

án trong công tác xét xử sơ thẩm của VKSND thành phố Hà


64

Nội
Bảng 2.4
Biểu 2.1
Biểu 2.2
Biểu 2.3
Biểu 2.4

Kết quả xét xử phúc thẩm án hình sự VKSND thành phố Hà
Nội
Số vụ án Tòa án trả hồ sơ Viện kiểm sát điều tra bổ sung
Số vụ án Tòa án trả hồ sơ Viện kiểm sát điều tra bổ sung
có lỗi của Viện kiểm sát
Số vụ án kháng nghị phúc thẩm của VKSND thành phố Hà
Nội
Cơ cấu kết quả xét xử phúc thẩm án hình sự của
VKSND thành phố Hà Nội

66
62
63
64
66


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1.NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
CỦA VIỆN KIỂM SÁT KHI THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ

TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ................. 9
1.1. Khái niệm nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành
quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm.............................................. 9
1.2. Đặc điểm nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành
quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ................... 15
1.3. Vai trò của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. ............................................................. 17
1.4. Nội dung thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ....................................................................... 18
1.4.1. Quyết định truy tố ................................................................................. 18
1.4.2. Xét hỏi ................................................................................................... 19
1.4.3. Luận tội ................................................................................................. 21
1.4.3. Tranh luận ............................................................................................. 23
1.4.4. Kháng nghị phúc thẩm. ......................................................................... 25
Chƣơng 2.QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN
HÀNH VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT KHI
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ
THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ............................................................................. 27
2.1. Những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực
hành quyền công tố trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự. .................................................................................................................... 27
2.1.1. Rút quyết định truy tố ........................................................................... 28
2.1.2. Giải quyết việc Tòa án trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để điều tra bổ
sung. ................................................................................................................ 30


2.2. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về nhiệm
vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố tại phiên
tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ................................................................. 31
2.2.1. Đọc bản cáo trạng.................................................................................. 32

2.2.2. Tham gia xét hỏi.................................................................................... 32
2.2.3 Xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ....................................................... 34
2.2.4. Luận tội ................................................................................................. 34
2.2.5. Tranh luận tại phiên tòa......................................................................... 35
2.3. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về nhiệm
vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai
đoạn sau khi kết thúc phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ................ 37
2.3.1. Kháng nghị phúc thẩm .......................................................................... 37
2.4. Đánh giá quy định của pháp luật tố tụng hình sự về về nhiệm vụ,
quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự .............................................................. 43
2.4.1. Những bất cập trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về
nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đã được khắc phục trong Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2015 .................................................................................... 43
2.4.2. Những vấn đề chưa được khắc phục ..................................................... 50
Chƣơng 3.THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT KHI
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ
THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................... 55
3.1. Thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực
hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trên
địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................................ 55
3.1.1. Vài nét về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thành phố
Hà Nội ............................................................................................................. 55


3.1.2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân
thành phố Hà Nội khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự từ năm 2012-2016.................................................................... 58

3.1.3. Nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc ................................................. 71
3.2. Một số kiến nghị bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện
kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................ 76
3.2.1. Tăng cường triển khai các biện pháp thi hành Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2015 bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi
thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trên địa
bàn thành phố Hà Nội ..................................................................................... 76
3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về nhiệm vụ, quyền hạn
của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự .......................................................................................... 78
3.2.3. Các giải pháp khác ................................................................................ 83
KẾT LUẬN .................................................................................................... 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan giữ vai trò quan trọng trong hệ
thống các cơ quan tiến hành tố tụng, trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân, bảo
vệ an ninh trật tự xã hội. Để thực hiện vai trò quan trọng đó, pháp luật đã quy
định cho Viện kiểm sát nhân dân các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể.
Hiện nay, lý luận về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực
hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự vẫn còn có
nhiều quan điểm khác nhau, chưa có tính thống nhất, thiếu đồng bộ. Thực tiễn
tổng kết thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cho thấy vẫn còn tồn tại
nhiều hạn chế vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm

sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Đến nay, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã được Quốc hội thông qua và
đang chờ hiệu lực thi hành, tuy nhiên qua nghiên cứu cho thấy bộ luật này vẫn
còn nhiều quy định liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát có
sự bất cập, cần được làm rõ để có cách hiểu thống nhất. Điều này chưa đáp
ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp và cải cách Viện kiểm sát
nhân dân của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, tiến tới xây dựng thành công
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng nền tư pháp
trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước
hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chủ trương này cũng đã được thể hiện cụ thể trong các Nghị quyết của Đảng.
Theo Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/1/2002 của Bộ Chính trị về một
số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã xác định:
“Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện tốt chức năng thực
hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật hoạt động tư pháp.
Hoạt động công tố phải được tiến hành ngay từ khi khởi tố vụ án và trong


2

suốt quá trình tố tụng nhằm đảm bảo không bỏ lọt tội phạm và người phạm
tội, không làm oan người vô tội, xử lý kịp thời những sai phạm của những
người tiến hành tố tụng khi thi hành nhiệm vụ. Nâng cao chất lượng công tố
của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư,
người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác.. tổ chức sắp xếp lại
các đơn vị Viện kiểm sát nhân dân các cấp để thực hiện tốt chức năng thực
hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp”. 1
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định:
“Trước mắt, Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện

nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát
nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án. Nghiên cứu
việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường trách nhiệm của
công tố trong hoạt động điều tra.”2
Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, đặc biệt là
trong bối cảnh kể từ khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) và đang trong tiến trình đàm phán ký kết
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), việc giao lưu, ảnh hưởng
giữa các nền kinh tế thế giới tất yếu dẫn đến sự ảnh hưởng đan xen lẫn nhau
về văn hóa, chính trị, xã hội trong đó có pháp luật. Quá trình hội nhập quốc tế
ít nhiều có sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới
đến hệ thống pháp luật nước ta. Bởi vậy hệ thống pháp luật nước ta nói chung
và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng phải tự hoàn thiện dần để phù hợp với
hệ thống pháp luật chung của thế giới.
Để đáp ứng yêu cầu của chiến lược cải cách tư pháp, yêu cầu hội nhập
quốc tế, việc nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và những hạn chế,
1

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số
nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, Hà Nội.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, Hà Nội.


3

thiếu sót trong các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về nhiệm
vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là cần thiết. Trên cơ sở thực tiễn áp dụng pháp

luật để tìm ra những hạn chế, thiếu sót từ đó đề ra những phương hướng, giải
pháp khắc phục để nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Qua đó góp phần giúp cho Viện kiểm sát
nhân dân ngày một nâng cao vị thế của ngành trong hệ thống các cơ quan tiến
hành tố tụng và trong hoạt động đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm,
bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích của tổ chức, công
dân. Vì những lý do nêu trên, em chọn đề tài: "Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện
kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội " làm luận văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về nhiệm vụ,
quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố như sau:
Luận văn thạc sĩ “Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự taị thành phố Hải Phòng – Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2012)
thực hiện tại Đại học Luật Hà Nội. Luận văn làm sáng tỏ một số lý luận về
chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự. Tổng kết, phân tích, đánh giá, nhận xét thực tiễn hoạt
động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải
Phòng từ năm 2004 đến năm 2011; đề xuất các phương hướng, xây dựng các
giải pháp để khắc phục những hạn chế của Viện kiểm sát trong quá trình thực
hiện chức năng, nhiệm vụ để nâng cao chất lượng của hoạt động này trong
thời gian tới đồng thời cũng nhằm nâng cao vị thế của ngành kiểm sát trong
hoạt động bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích công dân.


4

Luận văn thạc sĩ “Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai

đoạn điều tra vụ án hình sự” của tác giả Nguyễn Văn Thực (2014) thực hiện
tại Đại học luật Hà Nội. Luận văn làm rõ một số vấn đề chung như: khái niệm
về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát và vấn đề thực hành
quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật; nghiên cứu một cách khái
quát những quy định của pháp luật tố tụng hình sự và những văn bản pháp
luật có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn
khởi tố vụ án hình sự; phân tích những kết quả đạt được cũng như những
vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm
sát trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự và đưa ra những giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động của Kiểm sát viên trong giai đoạn khởi tố vụ
án hình sự.
Luận văn thạc sĩ “Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự” của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân (2010) thực hiện tại Đại
học luật Hà Nội. Luận văn làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận như: khái niệm
về quyền công tố, thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm;
nghiên cứu một cách khái quát những quy định của pháp luật tố tụng hình sự
và những văn bản pháp luật có liên quan về thực hành quyền công tố và kiểm
sát xét xử sơ thẩm trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; phân tích
những kết quả đạt được cũng như những vướng mắc, bất cập còn tồn tại trong
việc thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự và đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật tố
tụng hình sự để nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Luận văn thạc sĩ “Thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và thưc tiễn áp dụng tại thành
phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thu Dung (2016) tại Đại học quốc gia Hà
Nội. Luận văn làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận như : khái niệm thực hành
quyền công tố, vấn đề thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp



5

luật của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự;
nghiên cứu khái quát những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành
về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự; tổng hợp, phân tích, đánh giá thực tiễn thực hành
quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự tại thành phố Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2015, phân tích những
kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và đưa ra một số giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự và nâng cao hiệu quả thực hành quyền
công tố của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự tại thành phố Hà Nội.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nâng cao chất lượng thực hành
quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự” của Viện kiểm
sát nhân dân Tối cao (2011). Đề tài đã khái quát một số quy định của pháp
luật, đánh giá kết quả thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm các
vụ án hình sự, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc và
nguyên nhân dẫn đến hạn chế, vướng mắc. Đề tài cũng đã đưa ra một số giải
pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ
thẩm các vụ án hình sự .
Cùng với các công trình nêu trên còn có một số bài đăng trên tạp chí
chuyên môn như: “Về thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử” của
tác giả Lý Văn Chính, tạp chí Tòa án nhân dân số 12/2006; “Cơ quan thực
hành quyền công tố trong cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay” của tác giả
Đỗ Văn Đương, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 7/2006; “Bàn về tranh tụng
tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự” của tác giả Nguyễn Đức Mai, tạp chí Tòa
án nhân dân, số 17/2007; “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng luận
tội, tranh luận của kiểm sát viên tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư
pháp” , Nguyễn Xuân Khánh, Tạp chí Kiểm sát, số 05/2012…
Trên cơ sở kết quả khảo sát trên cho thấy, việc nghiên cứu về nhiệm vụ,

quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự


6

chưa mang tính hệ thống, chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể.
Những nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu chung, khái quát về chức
năng, nhiệm vụ, thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung
làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và phân tích những quy định của pháp luật
tố tụng hình sự hiện hành về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực
hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, nêu ra
những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 còn bất cập mà Bộ luật
tố tụng hình sự năm 2015 chưa giải quyết. Trên cơ sở thực tiễn của Viện kiểm
sát nhân dân thành phố Hà Nội từ năm 2012 đến năm 2016, luận văn tiến
hành phân tích, đánh giá công tác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Viện kiểm
sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
để tìm ra các tồn tại, hạn chế, từ đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp,
kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện và hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về
nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật về
nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, trên cơ sở đối chiếu với thực tiễn
thực hiện của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội từ năm 2012 đến
năm 2016.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật và thực
tiễn thực hiện, đánh giá những thành tựu đã đạt được, chỉ ra những tồn tại,

vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khi thực hành quyền công tố
trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất giải pháp bảo đảm thực hiện và hoàn


7

thiện pháp luật tố tụng hình sự về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi
thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự .
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên Cơ sở lý luận Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng cải
cách tư pháp trong thời kỳ đổi mới liên quan đến Nhiệm vụ, quyền hạn của
Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố nói chung và trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự nói riêng.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng kết
hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp so sánh, phân tích,
tổng hợp thống kê... để giải quyết vấn đề.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6.1.Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận như : khái quát khái
niệm quyền công tố, thực hành quyền công tố và xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
, xây dựng khái niệm nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành
quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ; đặc điểm nhiệm
vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; vai trò của Viện kiểm sát khi thực hành quyền
công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; nội dung hoạt động
thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự.
6.2.Ý nghĩa thực tiễn

Trên cơ sở những phân tích, đánh giá quy định của pháp luật tố tụng
hình sự hiện hành, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và từ thực tiễn thực hiện
của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, luận văn đã tổng hợp, đề xuất
cho cơ quan lập pháp các định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng
hình sự và nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền và


8

cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, luận văn đã đóng góp cho
ngành Kiểm sát nhân dân nói chung, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà
Nội nói riêng những hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong
công tác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khi thực hành quyền công tố ở giai
đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, đưa ra những giải pháp khắc phục, nâng
cao chất lượng thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự của ngành Kiểm sát nhân dân.
Luận văn là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà lập pháp, các
nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, học viên và sinh viên của các
cơ sở đào tạo pháp luật. Bên cạnh đó, luận văn cũng bổ sung kiến thức lý luận
và thực tiễn không chỉ đối với các cán bộ Viện kiểm sát làm công tác xét xử
thực tiễn mà còn là tài liệu tham khảo đối với các cán bộ công tác tại các cơ
quan tư pháp, các cán bộ làm công tác pháp luật tại các sở ban ngành, góp
phần giúp cho việc giải quyết vụ án hình sự trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
được thống nhất, khách quan, toàn diện, có căn cứ và đúng pháp luật.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện
kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án

hình sự.
Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về nhiệm
vụ , quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện và giải pháp bảo đảm thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở thành phố Hà Nội.


9

Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA
VIỆN KIỂM SÁT KHI THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG
GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực
hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm.
- Khái niệm quyền công tố và thực hành quyền công tố
Trên thế giới, khái niệm quyền công tố và thực hành quyền công tố
(THQCT) đã xuất hiện từ rất sớm, gắn liền với lịch sử ra đời và phát triển của
nhà nước và pháp luật. Ở nước ta dưới góc độ lập pháp, Hiến pháp năm 1980
là văn bản pháp lý đầu tiên đưa ra thuật ngữ “Thực hành quyền công tố” khi
đề cập đến chức năng của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND)3. Thuật ngữ này
được nhắc lại ở Luật tổ chức VKSND năm 19814. Như vậy, hoạt động của
Viện kiểm sát (VKS) bên cạnh khái niệm truyền thống “kiểm sát việc tuân
theo pháp luật” đã xuất hiện khái niệm “quyền công tố” và “ thực hành quyền
công tố”. Từ đó đến nay đã có nhiều tài liệu giảng dạy, nhiều bài viết trên các
tạp chí khoa học đề cập đến khái niệm này.
Dưới góc độ nghiên cứu ngôn ngữ học, “Công tố” là một từ ghép Hán –
Việt được hình thành bởi hai từ đơn “Công” và “Tố”. Theo Từ điển Tiếng

Việt: “Tố” có nghĩa là “nói công khai cho mọi người biết việc làm sai trái,
phạm pháp của người khác”, “Công” có nghĩa là “thuộc về nhà nước chung
cho mọi người, khác với tư”, “Công tố” là “điều tra, truy tố, buộc tội kẻ phạm
pháp và phát biểu ý kiến trước Tòa án”5.
Hiện nay ở nước ta vẫn tồn tại những quan điểm khác nhau về khái
niệm quyền công tố, nổi bật lên là các nhóm quan điểm chính sau:

3

Điều 137 Hiến pháp năm 1980.
Điều 1 và Điều 3 Luật Tổ chức VKSND năm 1981.
5
Viện ngôn ngữ học (1994),Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 200,204,973.
4


10

Nhóm quan điểm thứ nhất cho rằng, Quyền công tố là quyền của Nhà
nước giao cho Viện kiểm sát đưa vụ án ra Tòa xét xử để bảo vệ lợi ích Nhà
nước, lợi ích chung và bảo vệ lợi ích của công dân được thực hiện trong tố
tụng hình sự, tố tụng dân sự và trong các lĩnh vực tố tụng khác. Theo tác giả
quan điểm trên đã mở rộng nội dung và phạm vi quyền công tố khi cho rằng
quyền công tố có cả trong lĩnh vực tố tụng hình sự (TTHS), dân sự, kinh tế;
quan điểm đã đồng nhất quyền công tố với những quyền năng khác của VKS
trong quá trình kiểm sát việc tuần theo pháp luật của các hoạt động tư pháp
(giải quyết các vụ án dân sự, hành chính, kinh tế, lao động )6...
Nhóm quan điểm thứ hai cho rằng, Quyền công tố là quyền của Nhà
nước giao cho Viện kiểm sát truy tố người phạm tội ra Tòa án và thực hiện sự
buộc tội tại phiên tòa. Quan điểm trên cho rằng chỉ có duy nhất VKS có

quyền công tố và chỉ thực hiện quyền này tại phiên tòa xét xử sơ thẩm.7 Theo
tác giả quan điểm trên đã thu hẹp khái niệm, nội dung, phạm vi quyền công tố
và không phản ánh được đầy đủ bản chất của quyền này. Bởi vì, hoạt động
truy tố và buộc tội của VKS tại phiên tòa chỉ là một trong các nội dung của
thực hành quyền công tố.
Nhóm quan điểm thứ ba cho rằng, Quyền công tố là quyền Nhà nước
giao cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc truy cứu trách nhiệm hình
sự và áp dụng các chế tài hình sự đối với người phạm tội 8. Theo quan điểm
trên, quyền công tố được các cơ quan tiến hành tố tụng cụ thể là Cơ quan điều
tra (CQĐT), VKS và Tòa án thực hiện trong các giai đoạn tố tụng điều tra,
truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Nếu hiểu quyền công tố theo quan điểm
nêu trên dễ dẫn đến sự nhầm lẫn về chức năng, quyền hạn của các cơ quan
tiến hành tố tụng, có thể hiểu rằng cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án đều là
chủ thể của thực hành quyền công tố.
6

Lê Thị Tuyết Hoa, (2002), “Quyền công tố ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, trường Đại học luật Hà Nội, tr.29.
Lê Cảm (2001), “Một số vấn đề lý luận cơ bản về quyền công tố”, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội,
tr 40.
8
Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2002), Tờ trình số 07/VKH ngày 11/3/2002 về dự án Luật tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân (sửa đổi), Hà Nội, tr 10.
7


11

Nhóm quan điểm thứ tư cho rằng, Quyền công tố là quyền nhân danh
Nhà nước thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Quyền này thuộc về Nhà nước và nhà nước giao cho một cơ quan chuyên

trách- Cơ quan công tố thực hiện (ở nước ta cơ quan này là Viện kiểm sát).
Để thực hiện quyền này, Cơ quan công tố phải có trách nhiệm bảo đảm việc
thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội trên cơ sở
đó quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó trước
phiên tòa9. Theo quan điểm này, Quyền công tố là quyền buộc tội (quyền truy
cứu trách nhiệm hình sự) nhân danh nhà nước đối với người phạm tội.
Có thể thấy, về khái niệm quyền công tố có rất nhiều quan điểm khác
nhau, mỗi quan điểm trong số đó đều có những hạt nhân hợp lý. Tác giả đồng
tình với nhóm quan điểm thứ tư vì thấy rằng quan điểm này đã thể hiện được
hầu hết nội dung của quyền công tố đó là quyền truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với người phạm tội ra trước Tòa án. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan
duy nhất ở nước ta được nhà nước trao quyền nhân danh nhà nước truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi phạm tội ra trước Tòa án. Điều
này được quy định tại Điều 107, Hiến pháp 2013 “ Viện kiểm sát nhân dân
thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp” và được cụ thể hóa
tại Điều 2, Luật tổ chức VKSND năm 2014, Điều 23 Bộ luật tố tụng hình sự
(BLTTHS) năm 2003.
Từ những phân tích trên có thể đưa ra “khái niệm quyền công tố” như
sau: Quyền công tố là quyền của nhà nước giao cho Viện kiểm sát nhân dân
truy cứu trách nhiệm hình sự và thực hiện việc buộc tội đối với người phạm
tội.
Bản chất của quyền công tố là quyền nhân danh nhà nước truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội ra trước Tòa án và chủ thể duy
nhất được ở nước ta được nhà nước trao quyền là Viện kiểm sát nhân dân.
9

Lê Hữu Thể (2005), Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giải đoạn điều tra,
NXB Tư pháp Hà Nội, Hà Nội, tr40.



12

Phạm vi thực hiện quyền này được bắt đầu từ giai đoạn tiền khởi tố tức là giai
đoạn xác minh tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố và kết thúc
khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Để đảm bảo cho việc THQCT của
VKSND, nhà nước ban hành các văn bản pháp luật trong đó quy định về các
quyền năng pháp lý thuộc về quyền công tố giao cho VKS thực hiện để truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Có quan điểm cho rằng
“Thực hành quyền công tố là việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý
thuộc nội dung quyền công tố để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người
phạm tội trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử ”10. Khái niệm trên còn
mang tính khái quát, chưa thể hiện hết được phạm vi và nội dung thực hành
quyền công tố của Viện kiểm sát.
Tác giả đồng tình với quan điểm cho rằng: “Thực hành quyền công tố
là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện
việc buộc tội của nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ
khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá
trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự” .11
- Khái niệm nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành
quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 không có một điều luật nào quy định
cụ thể về các giai đoạn tố tụng nhưng căn cứ vào bố cục của BLTTHS đã thể
hiện sự phân chia các giai đoạn tố tụng một cách rõ nét việc giải quyết một vụ
án hình sự (VAHS) trải qua các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và
thi hành án. Trong các giai đoạn tố tụng giải quyết VAHS, có thể nói giai
đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có vai trò rất quan trọng. Tại phiên tòa,
trên cơ sở những chứng cứ đã được kiểm tra công khai, Tòa án ra bản án xác
định bị cáo có tội hay không có tội. Nếu bị cáo là người thực hiện hành vi
phạm tội thì đó là tội gì, được quy định tại điều, khoản nào của Bộ luật hình
10


Lê Hữu Thể (1999), Những vấn đề lý luận về quyền công tố và việc tổ chức thực hiện quyền công tố ở Việt
Nam từ 1945 đến nay, Đề tài khoa học cấp bộ, VKSNDTC, Hà Nội, tr 19-21,tr 27.
11
Xem Điều 3 Luật Tổ chức VKSND năm 2014.


13

sự (BLHS). Ngoài việc ra bản án, Tòa án còn có quyền ra các quyết định cần
thiết khác nhằm giải quyết vụ án hình sự. Theo nguyên tắc thực hiện chế độ
hai cấp xét xử, bản án và quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo,
kháng nghị theo quy định của pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị
kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn pháp luật quy định thì có hiệu lực pháp
luật, nhưng nếu bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc
thẩm. Như vậy có thể nói xét xử sơ thẩm là xét xử lần đầu do Tòa án có thẩm
quyền tiến hành theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp khác theo
quy định của pháp luật12. Theo Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam của
trường Đại học Luật Hà Nội thì, Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn tố
tụng hình sự trong đó Tòa án có thẩm quyền tiến hành xem xét, giải quyết vụ
án, ra bản án, quyết định tố tụng theo quy định của pháp luật” 13.
Dưới góc độ ngôn ngữ học, “nhiệm vụ” là “công việc phải làm, phải
gánh vác”. Theo cách giải nghĩa này thì “nhiệm vụ” nói chung là công việc
mang tính bắt buộc đối với chủ thể phải thực hiện. Nhiệm vụ của một chủ thể
xuất phát từ tư cách của chủ thể đó trong mối quan hệ xã hội tham gia và
được pháp luật quy định. Như vậy, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước nói chung
và cơ quan tư pháp nói riêng được hiểu là những hoạt động cụ thể của từng cơ
quan đó, trong một thời gian nhất định nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của ngành để cùng thực hiện nhiệm vụ chung của cả bộ máy nhà nước là bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình

đẳng giữa các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật chống mọi hành vi phạm tội;
đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng
ngừa và chống tội phạm.

12
13

Xem Điều 250, 287, 300 Bộ luật TTHS năm 2003.
Trường Đại học Luật hà Nội (2015), NXB Công an nhân dân, Giáo trình Luật TTHS Việt Nam, tr,345


14

Quyn hn c hiu l quyn theo cng v, chc v cho phộp14.
Quyn hn ca mt c quan, t chc hoc cỏ nhõn c xỏc nh theo
phm vi, ni dung, lnh vc hot ng, cp v chc v, v trớ cụng tỏc v trong
phm vi khụng gian, thi gian nht nh theo quy nh ca phỏp lut 15.
Theo quy nh ti iu 107 Hin phỏp nm 2013, iu 2 Lut T chc
VKSND nm 2014, chc nng ca VKSND l thc hnh quyn cụng t, kim
sỏt hot ng t phỏp ca nc Cng hũa xó hi ch ngha Vit Nam. Trong
giai on xột x s thm v ỏn hỡnh s, VKS thc hin c hai chc nng
THQCT v kim sỏt vic tuõn theo phỏp lut nhm m bo vic truy cu
trỏch nhim hỡnh s i vi b can trc Tũa ỏn l cú cn c, ỳng phỏp lut.
Để đảm bảo việc thực hiện chức năng THQCT của VKS , Bộ luật tố tụng hình sự
và các văn bản pháp luật TTHS quy định cụ thể những nhiệm vụ, quyền hạn của
VKS khi thực hành quyền công tố. Xut phỏt t chc nng ca Vin kim sỏt
trong giai on xột x s thm, tỏc gi a ra khỏi nim nhim v, quyn hn
ca Vin kim sỏt khi thc hnh quyn cụng t trong giai on xột x s thm
v ỏn hỡnh s nh sau:

Nhim v, quyn hn ca Vin kim sỏt khi thc hnh quyn cụng t
trong giai on xột x s thm v ỏn hỡnh s l h thng nhng hot ng
Vin kim sỏt phi tin hnh v nhng quyn nng phỏp lý c phỏp lut
quy nh nhm m bo cho vic truy cu trỏch nhim hỡnh s v buc ti i
vi ngi phm ti trc Tũa ỏn l cú cn c, ỳng phỏp lut.
Nhim v v quyn hn tuy l hai khỏi nim c lp song cú th thy
gia hai khỏi nim ny vn cú mi quan h cht ch, khụng tỏch ri. Bn thõn
trong nhim v ó cha ng quyn hn v ngc li. Khi phỏp lut trao cho
VKS mt nhim v no ú thc hin thỡ cng trao cho c quan ny nhng
quyn hn nht nh m bo vic thc hin nhim v ú.

14

Vin ngụn ng hc (1999), i t in Ting Vit, NXB Vn húa- thụng tin- trung tõm ngụn ng v vn
húa Vit Nam, H Ni, tr 1251, 1384.
15
Vin ngụn ng hc (2006), T in lut hc, NXB T in bỏch khoa ,H Ni, tr 254, 459.


15

Nhim v, quyn hn c th ca VKS khi THQCT trong giai on xột
x s thm VAHS c c th thụng qua cỏc hot ng t tng sau: Rỳt
quyt nh truy t trc khi m phiờn tũa; x lý nhng trng hp Tũa ỏn tr
h s TBS; c bn cỏo trng ti phiờn tũa; tham gia xột hi b cỏo v
nhng ngi liờn quan; Xem xột vt chng, xem xột ti ch; Lun ti, tranh
lun, rỳt mt phn hoc ton b quyt nh truy t; kt lun v ti khỏc bng
hoc nh hn; phỏt biu quan im ca VKS v vic gii quyt v ỏn ti
phiờn tũa; Khỏng ngh bn ỏn, quyt nh ca Tũa ỏn.
1.2. c im nhim v, quyn hn ca Vin kim sỏt khi thc

hnh quyn cụng t trong giai on xột x s thm v ỏn hỡnh s
Trong giai on xột x s thm v ỏn hỡnh s, nhim v, quyn hn ca
Vin kim sỏt khi thc hnh quyn cụng t cú nhng c im nh sau :
Th nht, nhim v v quyn hn ca Vin kim sỏt khi thc hnh
quyn cụng t trong giai on xột x s thm v ỏn hỡnh s ch c quy nh
ti phỏp lut t tng hỡnh s
Theo quy định tại điều 107, Hiến pháp 2013 Vin kim sỏt nhõn dõn
thc hnh quyn cụng t, kim sỏt hot ng t phỏp. Nh- vậy, VKS là cơ
quan duy nhất có chức năng thực hành quyền công tố. Để đảm bảo việc thực hiện
chức năng THQCT của Viện kiểm sát , BLTTHS và các văn bản pháp luật tố tụng
hình sự quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyền
công tố. Với nhiệm vụ, quyền hạn pháp luật quy định, VKS thực hiện quyền lực
nhà n-ớc, trực tiếp thực hành quyền công tố góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ
nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài
sản của nhà n-ớc; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân
phẩm của công dân; bảo đảm mọi hành vi xâm phạm tới lợi ích của nhà n-ớc,
của tập thể và lợi ích hợp pháp của công dân phải đ-ợc phát hiện kịp thời, xử lý
nghiêm minh theo quy định của pháp luật.


16

Th hai, Kim sỏt viờn l ngi i din cho Vin kim sỏt thc hin
nhim v, quyn hn khi thc hnh quyn cụng t trong giai on xột x s
thm v ỏn hỡnh s.
Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Kiểm sát viên (KSV) là
ng-ời đại diện cho VKS thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đ-ợc pháp luật TTHS
quy định. Đó là thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong hoạt động xét xử của Tòa án. Kiểm sát viên l ngi đ-ợc bổ nhiệm theo
quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm

sát các hoạt động t- pháp16. Quỏ trỡnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khi
THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, KSV phải thực hiện đầy
đủ, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của BLTTHS v quy ch ca ngnh.
Th ba, nhim v v quyn hn ca Vin kim sỏt khi thc hnh quyn
cụng t trong giai on xột x s thm v ỏn hỡnh s c thc hin thụng
qua quyt nh t tng hoc hnh vi t tng.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và sau khi kết thúc phiên tòa xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự, VKS thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thông qua các quyết
định tố tụng nh- : quyết định truy tố (bản cáo trạng), quyết định rút quyết định
truy tố, quyết định kháng nghị phúc thẩm ... Tất cả các quyết định tố tụng trên
đều thể hiện d-ới hình thức văn bản theo quy định pháp luật tố tụng hình sự.
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, KSV đại diện cho VKS thực
hành quyền công tố thông qua các hành vi tố tụng nh- công bố các quyết định
,yêu cầu, tham gia xét hỏi và tranh luận công khai tại phiên tòa đ-ợc thể hiện
d-ới dạng lời nói. Là ng-ời đại diện cho VKS thực hành quyền công tố tại
phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nên lời nói của KSV tại phiên tòa chính
là quan điểm giải quyết của VKS và có hiệu lực thi hành ngay nh- quyết định
của KSV thực hành quyền công tố tại phiên toà về việc luận tội, truy tố bị cáo ở
điểm, khoản, điều nào của BLHS và đề nghị mức hình phạt, khung hình phạt,
hình phạt bổ sung, xử lý vật chứng... hoặc quyết định rút một phần hoặc toàn bộ
cáo trạng đã truy tố của Viện kiểm sát tr-ớc đó.
16

Xem iu 75 Lut t chc VKSND nm 2014.


17

1.3. Vai trò của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Viện kiểm sát nhân dân là Cơ quan duy nhất được Hiến pháp và pháp
luật TTHS quy định có chức năng thực hành quyền công tố. Trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, VKS sử dụng những quyền năng pháp lý mà
Nhà nước giao cho để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội và thực
hiện việc buộc tội trước Tòa án, là cơ sở để Tòa án đưa ra bản án, quyết định
khách quan, toàn diện, đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật,
góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và bảo vệ pháp chế
xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự, Viện kiểm sát có những vai trò sau:
- Bảo đảm cho việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng quy định của
pháp luật, không bỏ lọt tội phạm,làm oan người vô tội. Việc truy tố của VKS
phải dựa trên cơ sở kết quả điều tra của CQĐT trong suốt quá trình điều tra và
kết quả xét hỏi, tranh luận công khai tại phiên tòa của Hội đồng xét xử. Từ đó,
VKS đưa ra quyết định buộc tội chính thức và cuối cùng đối với người phạm
tội trước Tòa án.
- Bảo đảm cho việc tranh luận được bình đẳng, dân chủ, công khai.
Trách nhiệm của VKS là phải đối đáp lại các ý kiến của những người tham
gia tố tụng trong quá trình giải quyết VAHS công khai tại tòa. Khi tranh luận
các bên có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với nhau. Chỉ tranh luận những vấn
đề liên quan đến vụ án. Những nội dung đưa ra tranh luận đều phải được đối
đáp lại.
- Bảo đảm tính hợp pháp và có căn cứ của các bản án, quyết định của
Tòa án trước khi được đưa ra thi hành. Nếu phát hiện bản án, quyết định của
Tòa án có sai sót, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, VKS ra quyết định kháng
nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án
cùng cấp và cấp dưới trực tiếp để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại
theo thủ tục phúc thẩm.



×